Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TẬP HUẤN ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC THEO THÔNG TƯ 302014BGDĐT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.55 KB, 12 trang )

TẬP HUẤN ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC
THEO THÔNG TƯ 30/2014-BGDĐT
1. Quan điểm chỉ đạo của Bộ, Sở.
- Thông tư đã ban hành, có hiệu lực từ
15/10/2014 song yêu cầu các đơn vị triển khai ngay
từ đầu năm học; Chỉ đạo của Sở GD: quay lại vào sổ
từ đầu năm học, không kẹp 2 loại sổ.
- Đánh giá theo Thông tư 30 không đánh giá
bằng điểm số mà đánh giá bằng lời nhận xét trừ bài
kiểm tra định kỳ cuối kì I, cuối năm.
- Đảm bảo tất cả học sinh đều được đánh giá qua
từng bài học, từng tuần, từng tháng, từng học kì và
trong cả năm học.
2. Nguyên tắc đánh giá:
- Đánh giá vì sự tiến bộ của tất cả học sinh: tất cả
những biểu hiện tiến bộ của học sinh đều được được
ghi lại bằng lời nhận xét, học sinh còn hạn chế, yếu ở
điểm nào giáo viên phải ghi cụ thể biện pháp hỗ trợ,
tư vấn để học sinh đạt được yêu cầu chuẩn.
3. Nội dung đánh giá: Gồm các lĩnh vực:
- Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ của học
sinh thông qua các môn học và hoạt động giáo dục
theo Chuẩn KT-KN.
- Đánh giá về năng lực của học sinh, bao gồm:
+ Tự phục vụ, tự quản.
+ Giao tiếp, hợp tác.
+ Tự học, tự giải quyết vấn đề.
- Đánh giá về phẩm chất, bao gồm:
+ Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các
hoạt động giáo dục.
+ Tự tin tự trọng, tự chịu trách nhiệm;


+ Trung thực, kỉ luật, đoàn kết.
+ Yêu gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước.
4. Sự khác nhau giữa Đánh giá học sinh theo TT
30 và TT 32:
* Sử dụng cụm từ:
- TT 32: Đánh giá và xếp loại.
- TT 30: Đánh giá nhưng không xếp loại.
* Nguyên tắc đánh giá:
- TT 32: Giáo viên đánh giá học sinh, học sinh
đánh giá học sinh; Thông tư 32: Chỉ ghi nhận kết quả
cuối cùng của học sinh.
- TT 30: Giáo viên đánh giá học sinh, học sinh
đánh giá học sinh; phụ huynh tham gia vào đánh giá
học sinh (Giáo viên đánh giá học sinh là chủ đạo);
Thông tư 30: Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh, có
biện pháp hỗ trợ, tư vấn không phải chỉ dừng lại ở kết
quả cuối cùng của học sinh; TT 30 không đánh giá
bằng điểm số nên không gây áp lực cho học sinh, phụ
huynh và giáo viên.
* Nội dung đánh giá:
- TT 32: Đánh giá hạnh kiểm, học lực của học
sinh.
- TT 30: Đánh giá trên 3 lĩnh vực: Môn học và
các hoạt động giáo dục; Năng lực; Phẩm chất. Thể
hiện nội dung đánh giá toàn diện hơn.
5. Cách thức đánh giá:
5.1. Đánh giá thường xuyên:
+ Đánh giá thường xuyên ở tất cả các môn học
và hoạt động giáo dục, không đánh giá bằng điểm số,
chỉ đánh giá bằng lời nhận xét.

- Để đưa ra được lời nhận xét, cần:
+ Thu thập thông tin, dữ liệu (việc thu thập thông
tin, dữ liệu từ quá trình học tập của học sinh bao gồm
các hoạt động: quan sát, theo dõi, kiểm tra, phỏng
vấn…
+ Đưa ra lời nhận xét: biểu hiện tiến bộ hay hạn
chế ở nội dung nào, hoạt động nào.
+ Tư vấn, hỗ trợ và giúp đỡ: từ biểu hiện của học
sinh giáo viên cần phải đưa ra được biện pháp hỗ trợ,
tư vấn phù hợp giúp học sinh đạt được những yêu cầu
cơ bản (đây là bước hết sức quan trọng, là điểm mới
so với cách đánh giá trước đó: đánh giá theo Thông
tư 32 chỉ dừng lại ở kết quả nhận xét cuối cùng mà
chưa nêu được biện pháp hỗ trợ, tư vấn, giúp đỡ học
sinh).
* Làm thế nào để đưa ra được lời nhận xét qua
mỗi bài học? Đây là việc mà tất cả giáo viên đều hết
sức quan tâm, vậy làm thế nào để đưa ra được lời
nhận xét có giá trị?
- Thứ nhất: Giáo viên cần xác định được nội
dung nhận xét của bài học đó là gì? (điều này cần
bám sát vào mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng của
bài học, tiết học).
- Thứ hai: dựa vào sản phẩm thực tế của học sinh
(thông qua quan sát, theo dõi, kiểm tra, phỏng vấn…)
giáo viên đưa ra lời nhận xét phù hợp (ngắn gọn
nhưng hiệu quả).
* Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc “Có công mài sắt,
có ngày nên kim” lớp 2 để đưa ra được lời nhận xét,
cần:

- Xác định nội dung nhận xét:
+ Đọc đúng, đọc to rõ ràng, phát âm chuẩn, ngắt
nghỉ hơi hợp lí, bước đầu thể hiện giọng đọc diễn
cảm…
+ Hiểu nội dung bài tập đọc.
- Từ việc xác định được nội dung nhận xét, dựa
vào thực tế của học sinh giáo viên có thể đưa ra lời
nhận xét (yêu cầu phải kèm theo biện pháp hỗ trợ đối
với những học sinh chưa hoàn thành nội dung bài
học), cụ thể như sau (lời nhận xét phải thể hiện được
các đối tượng học sinh: hoàn thành tốt nội dung bài
học; hoàn thành bài học nhưng còn hạn chế ở nột vài
nội dung; chưa hoàn thành nội dung bài học…)
+ Em đọc đúng, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi hợp lí,
hiểu nội dung bài.
+ Em đã đọc to, rõ ràng nhưng những từ ngữ như
quyển, nguệch ngoạc em còn phát âm chưa đúng, em
cần nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc những từ ngữ đó rồi
đọc lại.
+ Em đã cố gắng nhưng cần luyện đọc nhiều hơn
để phát âm, ngắt nghỉ đúng nhé.

* Một số lưu ý khi đưa ra lời nhận xét:
- Lời nhận xét phải nắng gọn nhưng cụ thể tráng
chung chung (VD: em hoàn thành tốt bài học, học
tốt…), lời nhận xét cần tập trung vào những biểu hiện
nổi bật hay những hạn chế của học sinh và biện pháp
hõ trợ, tư vấn, giúp đỡ.
- Nhận xét có thể bằng lời hoặc ghi vở học sinh;
việc ghi lời nhận xét trong vở học sinh được thực

hiện như sau:
+ Môn Toán: 1 lần/tuần.
+ Môn Tiếng Việt:
. Tập làm văn: Tất cả các bài văn viết đều được
ghi nhận xét.
. Chính tả, tập viết, LT-C: 1 lần/tháng.
. Kể chuyện, tập đọc: Chỉ nhận xét bằng lời,
trong trường hợp cần thiết phải ghi lời nhận xét: ghi
vào vở Tổng hợp.
. Khoa học, LS&ĐL…1 lần/tháng.
- Đối với những học sinh chưa hoàn thành bài
học hoặc một phần nội dung bài học giáo viên phải
đưa ra được biện pháp hỗ trợ, tư vấn, giúp đỡ.
- Đối với môn Toán: Giáo viên vẫn ghi Đ, S
trong bài làm của học sinh, không ghi điểm mà ghi
bằng lời nhận xét.
* Nhận xét cuối tuần:
- Căn cứ vào nội dung kiến thức – kĩ năng của
tuần, giáo viên ghi lời nhận xét cụ thể, nếu học sinh
chưa hoàn thành nội dung nào cần đưa ra biện pháp
hỗ trợ tiếp theo.
* Nhận xét cuối tháng:
- Nhận xét cuối tháng phải đảm bảo 3 lĩnh vực:
+ Môn học và các hoạt động giáo dục: Căn cứ
vào chuẩn KT-KN của tháng, GV cần ghi lời nhận xét
cụ thể (trong sổ theo dõi của giáo viên).
+ Nhận xét về Năng lực: Lưu ý: trong mỗi tháng
học sinh chưa thể hiện hết năng lực của mình vì vậy
giáo viên cần ghi lời nhận xét những biểu hiện tốt của
học sinh, những biểu hiện chưa đạt cần ghi biện pháp

khắc phục (không ghi hạn chế).
+ Nhận xét về Năng lực: Lưu ý: trong mỗi tháng
học sinh chưa thể hiện hết Phẩm chất của mình vì vậy
giáo viên cần ghi lời nhận xét những biểu hiện tốt của
học sinh, những biểu hiện chưa đạt cần ghi biện pháp
khắc phục (không ghi hạn chế).
- Để lời nhận xét cuối tháng, cuối kì và cuối năm
có giá trị giáo viên cần phải trao đổi, thống nhất
trong tổ, nhóm chuyên môn trước khi đưa ra lời nhận
xét cụ thể.
- Đối với việc đánh giá thường xuyên: tất cả các
giáo viên có vai trò như nhau, dạy môn nào đánh giá
môn đó, dạy học sinh nào phải đánh giá học sinh đó.
5.2. Đánh giá định kì:
- Đánh giá định kì cuối học kì I và cuối năm đối
với các môn: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử &
Địa lý, Ngoại ngữ, Tin học. Học sinh được 5 điểm trở
lên được công nhận đạt.
-Yêu cầu về đề kiểm tra: Sở sẽ Hướng dẫn cụ thể
sau.
- Đối với giữa học kì I, giữa học kì II:
+ Tất cả những tiết kiểm tra chuyển thành tiết ôn
tập; Có thể vẫn tiến hành kiểm tra, các trường chủ
động: Hiệu trưởng chỉ đạo và giao cho giáo viên ra đề
và tiến hành kiểm tra nhưng không thông báo kết quả
tới học sinh, phụ huynh. Không tiến hành kiểm tra
đồng loạt theo đề chung của trường…
6. Sử dụng kết quả để đánh giá học sinh:
6.1. Xét hoàn thành chương trình lớp học,
chương trình tiểu học (nội dung này trong Thông tư

nêu rất cụ thể).
6.2. Khen thưởng:
- Học sinh xuất sắc toàn diện: có thành tích xuất
sắc toàn diện.
- Học sinh có thành tích nổi bật ở môn học nào
đó.
- Học sinh có thành tích nổi bật ở một hoạt động
giáo dục nào đó
7. Hướng dẫn thực hiện ghi các loại sổ (đ/c
Trọng).
- Sổ theo dõi chất lượng giáo dục của GVCN.
- Sổ theo dõi chất lượng giáo dục của GV bộ
môn.
- Sổ học bạ của học sinh.
* Việc ghi nhận xét trong sổ theo dõi học sinh
hàng tháng:
- Nếu học sinh có sự trùng lặp: có thể bỏ trống
nhưng không thể 2 tháng liền nhau đều bỏ trống.

×