Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

Đồ án phân tích thiết kế hệ thống quản lý điểm sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (834.58 KB, 94 trang )

Hệ thống quản lý điểm sinh viên

M ục L ục
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................. 3
CHƯƠNG I: KHẢO SÁT HỆ THỐNG...........................................................4
I. Mô tả hệ thống.........................................................................................4
1. Nhiệm vụ cơ bản...................................................................................4
2. Cơ cấu tổ chức và sự phân công trách nhiệm....................................... 4
3. Quy trình xử lý..................................................................................... 5
4. Quy tắc quản lý.....................................................................................7
5. Mẫu biểu............................................................................................. 10
II. Mô hình tiến trình nghiệp vụ của hệ thống............................................16
1. Các kí hiệu sử dụng trong mô hình.....................................................16
2. Vẽ mô hình......................................................................................... 17
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ CHỨC NĂNG......................19
I. Sơ đồ phân rã chức năng........................................................................19
1. Các bước xây dựng: Bao gồm 3 bước................................................ 19
2. Kí hiệu sử dụng...................................................................................19
3. Áp dụng bài toán.................................................................................20
II. Sơ đồ luồng dữ liệu(DFD).....................................................................26
1. Các bước xây dựng............................................................................. 26
2. Kí hiệu sử dụng trong sơ đồ............................................................... 26
3. Áp dụng bài toán.................................................................................28
a) Sơ đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh( mức 0).................................28
b) Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh( mức 1)............................................29
c) Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh( mức 2)....................................30
III.
Đặc tả chức năng chi tiết....................................................................32
1. Kế hoạch giảng dạy trong kỳ..............................................................32
2. Quản lý hồ sơ sinh viên...................................................................... 33
3. In thẻ SV.............................................................................................34


4. Lập danh sách sinh viên......................................................................34
5. Cập nhật điểm thi kết thúc Học phần................................................. 35
6. In phiếu điểm...................................................................................... 35
7. Cập nhật điểm rèn luyện.....................................................................36
8. In bảng điểm cá nhân của sinh viên....................................................37
9. Tổng kết tính điểm..............................................................................37
10.
Thống kê sinh viên thi lại................................................................38
11.
Thống kê sinh viên nợ môn.............................................................38
12.
Thống kê sinh viên học bổng.......................................................... 39
13.
Thống kê sinh viên sinh viên bị cảnh cáo....................................... 39
14.
Lập kế hoạch thi lại, học lại............................................................ 40
Sinh viên: Nguyễn Thị Thơ

1


Hệ thống quản lý điểm sinh viên

In bảng điểm cá nhân cho sinh viên tốt nghiệp............................... 40
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ DỮ LIỆU............................41
I. ER mở rộng............................................................................................41
1. Xác định kiểu thực thể và kiểu thuộc tính.......................................... 41
2. Xác định kiểu liên kết.........................................................................43
3. ER mở rộng........................................................................................ 44
a) Định nghĩa các kí hiệu sử dụng trong mô hình ER mở rộng...........44

b) Vẽ ER mở rộng................................................................................46
15.

Chuẩn hoá dữ liệu...............................................................47
Chuyển đổi từ mô hình ER mở rộng sang mô hình ER kinh
điển.....................................................................................47
a) Các quy tắc chuyển đổi......................................................47
b) Vẽ mô hình ER kinh điển....................................................49
2. Chuyển đổi từ mô hình ER kinh điển sang mô hình ER hạn
chế......................................................................................50
a) Các quy tắc chuyển đổi......................................................50
b) Vẽ mô hình ER hạn chế......................................................53
3. Chuyển đổi từ mô hình ER hạn chế sang mô hình quan hệ54
a) Các quy tắc chuyển đổi......................................................54
b) Vẽ mô hình quan hệ............................................................57
III.
Đặc tả bảng dữ liệu trong mô hình quan hệ........................................58
CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ HỆ THỐNG........................................................63
I. Thiết kế tổng thể.................................................................63
1. Phân tích các hệ con..........................................................63
2. Phân định công việc giữa người và máy............................63
a) Phân định công việc giữa người và máy trong hệ con quản lý
kế hoạch đào tạo.................................................................64
b) Phân định công việc giữa người và máy trong hệ con quản lý
hồ sơ sinh viên....................................................................66
c) Phân định công việc giữa người và máy trong hệ con quản lý
điểm....................................................................................67
3. Vẽ DFD hệ thống................................................................69
II. Thiết kế giao diện...............................................................71
1. Thiết kế menu chương trình...............................................71

2. Thiết kế form nhập, báo cáo...............................................72
a) Thiết kế form nhập..............................................................72
b) Thiết kế form báo cáo.........................................................75
III.
Thiết kế kiểm soát...............................................................................78
1. Xác định nhu cầu bảo mật của hệ thống.............................78
2. Phân định các Lớp người dùng...........................................78
3. Quy định quyền hạn cho các Lớp người dùng...................79
II.
1.

Sinh viên: Nguyễn Thị Thơ

2


Hệ thống quản lý điểm sinh viên

Quy định quyền hạn về dữ liệu...........................................79
Quy định quyền hạn về chức năng.....................................80
IV.
Thiết kế CSDL vật lý..........................................................................80
1. Thiết kế thêm những bảng dữ liệu phục vụ nhu cầu bảo mật
............................................................................................80
2. Mô tả chi tiết các bảng trong mô hình dữ liệu....................82
V. Thiết kế modun chương trình.............................................97
1. Menu hệ thống....................................................................97
2. Các modun thực hiện một số chức năng chính của hệ thống
............................................................................................98
ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC VÀ KẾT LUẬN..............................................100

a)
b)

Sinh viên: Nguyễn Thị Thơ

3


Lời cảm ơn

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Dương Thị Hiền Thanh đã hướng dẫn và
giúp đỡ chúng em trong quá trình làm đồ án này. Nếu không có sự chỉ dẫn của cô
thì chúng em nghĩ bài đồ án này rất khó có thể hoàn thiện được.
Bước đầu đi vào thực tế tìm hiểu về lĩnh vực phân tích thiết kế hệ thống, kiến
thức của chúng em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi
những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
quý báu của cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của chúng em được hoàn
thiện hơn.
Sau cùng, em xin kính chúc cô thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục
thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn cô.
Hà Nội, tháng 12 năm 2016
Trân trọng.


LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay công nghệ thông tin đã được ứng dụng rất rộng rãi và phổ
biến trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Hầu như tất cả các cơ quan
đơn vị từ lớn đến nhỏ đều cố gắng đưa công nghệ thông tin vào hỗ trợ trong
công việc của mình. Trong bối cảnh công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông

tin ngày càng phát triển như vũ bão, thay đổi

trong khoảng thời gian rất

ngắn thì ở nước ta càng cần phải đẩy nhanh tốc độ của việc áp dụng công
nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực của cuộc sống. Công nghệ thông tin cũng là
một trong những tiêu chí để đánh giá sự phát triển của một xã hội. Qua đó ta
cũng thấy được tầm quan trọng trong chiến lược công nghệ thông tin ở nước
ta.
Trong những năm gần đây, các chương trình quản lý không còn xa lạ
với các cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp …Quản lý đã xâm
nhập vào lĩnh vực đời sống xã hội như: Quản lý nhân sự , quản lý lương …
trong các cơ quan, quản lý chương trình đào tạo, quản lý điểm học sinh sinh
viên , quản lý thư viện trong các trường đại học cao đẳng và trung học phổ
thông…
Đặc biệt trong giáo dục & đào tạo, công tác quản lý điểm sinh viên
trong quá trình học tập là rất phức tạp và đòi hỏi độ chính xác cao. Đảm bảo
khi mỗi sinh viên tốt nghiệp cũng như sinh viên đang học tập thì điểm học tập
các Học phầnphản ánh cả một quá trình phấn đấu rèn luyện. Trong suốt quá
trình học tập điểm học tập của các Học phầnvà điểm thi tốt nghiệp là cơ sở
để xếp loại đánh giá chất lượng sinh viên. Do đó công tác quản lý điểm sinh
viên đòi hỏi phải có sự thống nhất và tuyệt đối chính xác giúp cho các cơ quan
quản lý có điều chỉnh hợp lý, kịp thời về phương pháp quản lý và kế hoạch
đào tạo.Hệ thống quản lý điểm sinh viên này sẽ giúp công tác quản lý điểm
sinh viên ở các trường đại học giải quyết được những khó khăn nêu trên và
tăng tính hiệu quả của công tác quản lý.


CHƯƠNG I: KHẢO SÁT HỆ THỐNG
I. Mô tả hệ thống

Trường đại học mỗi một năm phải tiếp một số lượng sinh viên lớn. Một
trong những khó khăn mà phòng đào tạo của trường gặp phải đó là quản lý
điểm của sinh viên, không chỉ những sinh viên mới nhập học mà còn có nhiều
sinh viên hiện đang học tập tại trường, việc quản lý này gặp khó khăn nhất là
trong những đợt tổng kết học kì và tổng kết cuối năm. Vì vậy yêu cầu của
trường là cần phải có một bộ phận quản lý điểm của từng sinh viên, của từng
lớp cũng như của từng khoa để không có sự sai sót trong quá trình nhập điểm,
in điểm….
1.

Nhiệm vụ cơ bản

Theo dõi toàn bộ quá trình học tập của sinh viên trong suốt quá trình học
ở trong trường từ khi nhập học cho đến khi ra trường, đảm bảo không xảy ra
sai sót trong quá trình nhập điểm và in điểm. Hệ thống này giúp cho phòng
đào tạo theo dõi, đánh giá kết quả học tập của sinh viên một cách nhanh nhất
và chính xác nhất. Nó sẽ làm giảm đáng kể công sức, giấy tờ, sổ sách lưu trữ.
Ngoài việc cập nhật điểm của từng sinh viên, hệ thống cũng có thể tra
cứu một số thông tin cần thiêt về sinh viên như ngày sinh, quê quán…
Hệ thống lưu trữ, xử lý kết quả học tập của sinh viên theo quy chế của
trường đại học. Kiểm soát thống kê việc khen thưởng, xét học bổng, xét sinh
viên bị cảnh cáo, thi lại, học lại của sinh viên một cách nhanh chóng và chính
xác. Thông qua công tác quản lý mà có thể có hồ sơ cụ thể vể kết quả học tập
rèn luyên của sinh viên khi ra trường.
2.

Cơ cấu tổ chức và sự phân công trách nhiệm

Hệ thống quản lý điểm sinh viên bao gồm 3 bộ phận, hoạt động có mối
liên quan chặt chẽ với nhau



-Bộ phận quản lý đào tạo: Cập nhật Học phần, xây dựng chương trình
đào tạo toàn khóa, lập thời khóa biểu cho từng khóa và phân công giáo viên
giảng dạy cho từng lớp đảm bảo các Học phầnkhông bị chồng chéo.

Bộ phận quản lý sinh viên: bộ phận này có nhiệm vụ quản lý hồ sơ
sinh viên trong suốt quá trình sinh viên học tập tại trường, đảm bảo các công
việc có liên quan đến sinh viên như khi có khóa học mới nhập trường thì bộ
phận này tiến hành cập nhật danh sách sinh viên khóa mới, danh sách ngành
học, khóa học,hệ đào tạo cho sinh viên, thực hiện việc cập nhật chuyển lớp,
tách lớp, dừng học, thôi học. Đồng thời bộ phận này cũng làm nhiệm vụ lưu
hồ sơ của những sinh viên đã ra trường và lưu lại vào máy tính. Bộ phận này
được sử dụng một hệ chương trình gọi là Hồ sơ sinh viên(HSSV) trợ giúp các
việc như cập nhật viêc thêm sửa. xóa thông tin của sinh viên
-Bộ phận quản lý điểm: Cập nhật điểm từng môn khi kết thúc Học phần,
học kỳ khi cập nhật có kiểm tra Học phầnđó. Cập nhật điểm rèn luyện của
sinh viên. Tính điểm trung bình chung học tập của mỗi học kỳ, của cả năm
học. Sau đó bộ phận này sẽ thống kê toàn bộ kết quả học tập của các sinh viên
theo từng học kỳ và toàn khóa học. Đồng thời thống kê báo cáo danh sách
sinh viên thi lại, học lại, thôi học, học bổng…dựa trên các quy định của phòng
đào tạo và điểm trung bình chung của sinh viên. Chuyển kết quả cho các cán
bộ khác và sinh viên. Bộ phận này cũng sử dụng hệ chương trình Nhập điểm
trợ giúp việc cập nhật điểm và in ra các phiếu điểm cho từng lớp và cho từng
cá nhân
3.

Quy trình xử lý

Khi sinh viên mới nhập trường thì bộ phận quản lý sinh viên tiến hành

cập nhật hồ sơ sinh viên mới, lưu các thông tin chi tiết về sinh viên trong tệp
Hồ sơ sinh viên. Để

làm việc này bộ phận quản lý sinh viên phải căn cứ


vào hồ sơ dự tuyển và hồ sơ nhập học lấy những thông tin cần thiết lưu vào
bảng HSSV(Hồ sơ sinh viên) và tiến hành làm thẻ SV cho sinh viên . Sau
khi đã có đầy đủ thông tin của từng sinh viên,bộ phận này sẽ tiến hành phân
lớp tách lớp theo các chuyên ngành đã đăng kí từ đầu , in danh sách sinh
viên của từng lớp và gửi danh sách đó cho bộ phận quản lý sinh viên cập
nhật danh sách lớp cho các sinh viên. Đồng thời bộ phận này sẽ cập nhật
danh mục Học phần, cập nhật danh mục khoa, lớp học, loại hình đào tạo.
Sau khi đã phân lớp, tách lớp xong bộ phận đào tạo lập kế hoạch đào tạo
toàn khoá và kế hoạch giảng dạy từng kỳ cho từng lớp như: phân công lớp
quản lý sinh viên , các Học phầntrong học kỳ, giáo viên giảng dạy cho từng
Học phần, phân công phòng học và khu vực học cho từng Học phần.
Mỗi giáo viên bộ môn sẽ phụ trách một số lớp học phần, giáo viên có
thế làm cố vần học tập cho nhiều lớp hoặc không làm cố vấn học tập cho lớp
nào. Kết thúc Học phầngiáo viên trực tiếp ra đề hoặc thông qua bộ môn ra đề
thi. Sau khi tổ chức thi xong giáo viên đánh giá cho điểm từng sinh viên và
ghi vào phiếu điểm của lớp học phầnđó, kí xác nhận và gửi cho bộ phận quản
lý điểm. Bộ phận quản lý điểm tiến hành cập kiểm tra xem xét, nếu không
có gì sai sót sẽ cập nhật từng điểm từng môn cho từng sinh viên vào bảng
DSSV(bảng điểm sinh viên). Điểm này sẽ được ghi là điểm lần 1 của sinh
viên với Học phầnđó. Đối với các sinh viên có điểm chưa đạt hay muốn cải
thiện điểm phải thi tiếp theo kế hoạch của phòng đào tạo. Giáo viên tiến hành
đánh giá cho điểm vào phiếu điểm gửi cho bộ phận quản lý điểm để bộ phận
này cập nhật lại điểm vào cột điểm thi lần 2 cho các sinh viên đó. Đối với
các sinh viên thi lần 2 chưa đạt thì phải học lại Học phầnđó. Kế hoạch học lại

sinh viên tự đăng kí Học phầnở các kỳ sau đó.Và sau khi sinh viên có điểm
đạt môn thi thì điểm đó sẽ được cập nhật vào cột điểm thi lần 3.
Mỗi một kỳ trường sẽ tổ chức thi và học thành 2 đợt, sau mỗi một đợt
bộ phận quản lý điểm đều tính điểm trung bình của đợt đó để đánh giá sơ bộ


kết quả học tập của từng sinh viên, từng lớp, từng khoa và phục vụ một số
công tác khác. Cuối mỗi kỳ học, bộ phận quản lý điểm lại tính điểm trung
bình chung học kỳ cho từng sinh viên, thực hiện thống kê kết quả học tập của
từng sinh viên. Đồng thời bộ phận này sẽ nhận phiếu điểm rèn luyện từ Lớp
quản lý sinh viên để sau đó dựa vào các quy tắc tính toán và tiêu chuẩn xét mà
phòng đào tạo đưa ra để xét việc: học bổng, thi lại. Thống kê các sinh viên
học lại. thi lại gửi cho phòng đào tạo để có kế hoạch học lại, thi lại cho các
sinh viên đó. Kết thúc năm học bộ phận quản lý điểm sẽ đưa ra danh sách
những sinh viên được học bổng, bị học lại và cảnh báo kết quả học tập hay
buộc thôi học. Các sinh viên bị cảnh báo phải chủ động đăng ký học cải thiện
điểm.
Sau khi hoàn thành khóa học bộ phận quản lý điểm sẽ dựa vào điểm
học tập và điểm rèn luyện của các sinh viên mà lập ra danh sách những sinh
viên được làm luận văn tốt nghiệp và thi tốt nghiệp. Sau khi có điểm bảo vệ
luận văn và điểm thi tốt nghiệp thì bộ phận này sẽ cập nhật điểm này vào bảng
điểm của từng sinh viên, sau đó sẽ tính điểm trung bình chung và cuối cùng sẽ
xem xét sinh viên tốt nghiệp loại gì, và những sinh viên nào còn bị nợ môn
hay không đủ điều kiện thi tốt nghiệp. Sau đó gửi cho phòng đào tạo cấp bằng
cho các sinh viên đủ điều kiện ra trường. Các sinh viên không đủ điều kiện ra
trường phải chủ động kế hoạch học để trả nợ các môn và đủ điều kiện ra
trường. Đối với các sinh viên tốt nghiệp ra trường, bộ phận quản lý điểm in
bảng điểm cá nhân. tổng kết toàn bộ kết quả học tập trong từng khoá học
gửi cho từng sinh viên. Đồng thời in bằng tốt nghiệp ra trường cho các sinh
viên theo kết quả xét của ban cán bộ

4.Quy tắc quản lý
Đối với các học phầnchỉ có lý thuyết: Tùy theo tính chất của học phần,
điểm tổng hợp đánh giá học phần( sau đây gọi tắt là điểm học phần) được tính
căn cứ vào một phần hoặc tất cả các điểm đánh giá nhận thức và thái đội tham


gia thảo luận; điểm đánh giá phần thực hành; điểm chuyên cần; điểm thi giữa
học phần; điểm tiểu luận và điểm thi kết thúc học phần, trong đó điểm thi kết
thúc học phầnlà bắt buộc cho mọi trường hợp và có trọng số là 0,6.
Việc lựa chọn các hình thức đánh giá bộ phận và trọng số của các điểm
đánh giá bộ phận, cũng như cách tính điểm tổng hợp đánh giá học phầndo giáo
viên đề xuất, được Hiệu trưởng phê duyệt và phải được quy định trong đề
cương chi tiết của học phần, hoặc theo quy định chung của trường, cụ thể như
sau:
- Điểm đánh giá học phần= 0,6A+0,3B+0,1C
Trong đó:
A là điểm thi kết thúc học phần;
B = (b1+b2 + b3+…)/3
Trong đó: b1 la điểm kiểm tra thường xuyên; b2 là điểm kiểm tra giữa học
kỳ; b3 là điểm tiểu luận( hay bài tập lớn hoặc điểm học phầnthí nghiệm…)
C = (c1+c2)/2
Trong đó: c1 là điểm đánh giá nhận thức và thái đô tham gia thảo luận cho
theo thang điểm 10; c2 là điểm chuyên cần được xác định như sau:
+ Đi học đầy đủ c2 =10 điểm;
+ Bỏ học 2% số giờ quy định bị trừ đi 1 điểm, bỏ học 20% số giờ quy định
có c2=0
+ Số sinh viên bỏ học trên 20% số giờ quy định sẽ bị cấm thi, nhận 0 điểm
và phải học lại.
B,C là các giá trị trung bình cộng của các điểm thành phần. Trường hợp thi
lần 2 thì lấy kết quả thi lần 2 để thay điểm thi kết thúc học phầnlần 1.

Trường hợp học lại, các điểm thành phần phải xác định lại từ đầu.
Các điểm thành phần A,b1, b2, b3…, c1, c2 và điểm đánh giá học phầnddeu
cho theo thang điểm 10 và làm tròn đến một chữ số thập phân.
Đối với các học phầnvừa có thực hành vừa có lý thuyết: Sinh viên không
hoàn thành phần thực hành sẽ không được thi phần lý thuyết và nhận điểm đánh
giá học phần0 điểm. Sinh viên sau khi hoàn thành phần thực hành sẽ được thi lý
thuyết và tính thi lần hai.
Đối với các học phầnthực tập sản xuất và tốt nghiệp, Bộ môn tổ chức
nghiệm thu thực tập và đánh giá kết quả đạt hay không đạt. Sinh viên không đạt
thực tập sản xuất hay tốt nghiệp phải đi thực tập lại.
Sinh viên chỉ được phép thi kết thúc học phầnsau khi đã hoàn thành việc đóng
học phí của kỳ học theo quy định.
Sau khi thi và có điểm của các môn thi. Điểm của các môn thi được
chuyển tới phòng lớp quản lý sinh viên, nhiệm vụ của phòng là nhập điểm từng
Học phầnđó vào cơ sở dữ liệu.
- Sinh viên sẽ đương nhiên bị điểm 0 đối với mỗi môn thi nếu:
+ Không dự thi, xin hoãn thi.


+ Không thuộc điên được học hai trường, được nghỉ học một số môn mà
nghỉ quá 20% số giờ của học phần( dù được phép hay không có phép).
Thang điểm tối đa của mỗi Học phầnlà thang điểm 10. Sau mỗi học kỳ
thì lớp quản lý sinh viên sẽ tiến hành sắp xếp phân loại sinh viên. Đối với sinh
viên khá giỏi thì khen thưởng. Tổ chức thi lại, thi cải thiện đối với sinh viên có
điểm tổng kết môn (4,0-5,4). Đối với sinh viên có điểm tổng kết môn dưới điểm
4 thì sinh viên đó phải đăng ký học lại Học phầnđó.Điểm đánh giá bộ phận và
điểm thi kết thúc học phầnđược chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10) làm tròn
đến một chữ số thập phân
Điểm học phầnlà tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học
phầnnhân với trọng số tương ứng. Điểm học phầnlàm tròn đến chữ số thập

phân, sau đó được chuyển thành điểm chữ như sau:
Loại đạt:
Loại Đạt
A
B+
B
C+
C
D+
D
Loại không đạt
Loại không đạt
F
Cách tính điểm trung bình chung
Để tính điểm chung bình chung học kì và điểm chung bình chung tích lũy, mức
điểm chữ của mỗi học phầnphải được quy đổi qua điểm số như sau:
A: tương ứng với 4
B+: tương ứng với 3,5
B: tương ứng với 3
C+: tương ứng với 2,5
C: tương ứng với 2
D+: tướng ứng với 1,5
D: tương ứng với 1
F: tương ứng với 0
Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo
công thức sau, lấy đến 2 số thập phân:
Công thức :
A=



Trong đó:
A là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình tích lũy
ai: Điểm học phầnthứ i
ni: Số tín chỉ của học phầnthứ i
N: Tổng số học phần
Điểm trung bình chung học kỳ để xét học bổng khen thưởng sau mỗi
học kỳ chỉ tính theo kết quả thi kết thúc học phầnở lần thi thứ nhất. Điểm
trung bình chung học kỳ và điểm trung bình tích lũy để xét thôi học, xếp hạng
học lực sinh viên và xếp hạng tốt nghiệp được tính theo điểm thi kết thúc học
phầncao nhất trong các lần thi.
- Xét học bổng: Việc xét học bổng được căn cứ vào các tiêu chuẩn sau:


Điểm chung bình chung bình chung thi lần 1 của học kỳ

 Các học phầnkhông bị D, F
 Điểm rèn luyện
 Không vi phạm kỷ luật, đăng ký đủ số tín chỉ theo quy định

của nhà trường
Căn cứ vào các chỉ tiêu trên, cuối học kỳ nhà trường dựa vào kết quả
học tập của sinh viên để xét các mức học bổng:
 Loại 1 : Điểm trung bình chung học kỳ được 3,2 trở lên( số

tiền học bổng loại một bằng 130% số tiền học bổng loại 2)
 Loại 2:Điểm trung bình chung học kỳ được 2,5 trở lên ( số

tiền học bổng bằng số tiền học phí theo quy định của nhà
trường)
-Xét cảnh cáo sinh viên : Sinh viên bị cảnh cáo trong các trường hơp

sau:


 Có điểm trung bình chung tích lũy dưới 1,2 dối với sinh viên

năm thứ nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên năm thứ hai, dưới 1,6
đối với sinh viên năm thứ ba hoặc 1,8 đối với sinh viên các
năm tiếp theo và cuối khóa.
 Điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ

đầu của khóa học; dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo
 Nếu chưa đạt điểm trung bình cộng tích lũy các năm học 1,8

sinh viên sẽ không được đi thực tập tốt nghiệp. Nếu điểm
trung bình cộng tích lũy toàn khóa chưa đạt 2,0 thì sinh viên
sẽ không được xét tốt nghiệp và phải tiếp tục học tập để cải
thiện điểm. Thời gian học kéo dài tối đa theo quy định của
nhà trường.
- Xét thôi học: Sinh viên tự ý bỏ học, vi phạm nghiêm trọng các quy chế
của nhà trường hoặc vượt quá thời gian tối đa được phép học tại trường
- Bằng tốt nghiệp: Cấp theo ngành đào tạo, trên ngành có ghi rõ tên ngành
đào tạo, loại hình đào tạo và hạng tốt nghiệp. Hạng tốt nghiệp của những sinh
viên có kết quả học tập toàn khoá loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức, nếu
rơi vào một trong các trường hợp sau:
a) Có khối lượng của các học phầnphải thi lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ
quy định cho toàn chương trình;
b) Đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.
Tỉ lệ % xét hạ bậc không tính thi cải thiện, Chỉ tính học và thi lại.
Xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3.60 đến 4.00
 Giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3.20 đến 3.59

 Khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2.50 đến 3.19
 Trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2.00 đến 2.49

II. Mô hình tiến trình nghiệp vụ của hệ thống


Các kí hiệu sử dụng trong mô hình
Dùng kí hiệu hình chữ nhật để mô tả chức năng của hệ thống, tên của
1.

chức năng ghi bên trong. Ví dụ như: bộ phận quản lý điểm, bộ phận quản
lý sinh viên
Bộ phận quản lý điểm
-In phiếu điểm
-Cập nhật điểm MH
-……..

Dùng mũi tên chỉ hướng của luồng dữ liệu, tên luồng dữ liệu ghi trên mũi
tên
Phiếu điểm

Dùng kí hiệu hình elíp để miêu tả tác nhân bên ngoài của hệ thống,
tên tác nhân ghi bên trong
Sinh viên


2.Vẽ mô hình

Kết quả học tập


Lớp


CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ CHỨC NĂNG

I. Sơ đồ phân rã chức năng
Các bước xây dựng: Bao gồm 3 bước
Xác định các chức năng chi tiết của hệ thống

1.

Gom Lớp các chức năng chi tiết thành các chức năng to hơn: Gồm 5
bước


Bước 1: Trong bảng khảo sát chi tiết hệ thống hiện tại gạch chân
tất cả các động từ+bổ ngữ liên quan đến công việc của hệ thống



Bước 2: Trong danh sách các chức năng được chọn ở bước 1 tìm
và loại bỏ những chức năng trùng lặp



Bước 3: Trong những danh sách được chọn ở bước 2, gom Lớp
những chức năng do 1 người thực hiện lại




Bước 4: Trong những danh sách những chức năng được chọn ở
bước 3, loại bỏ những chức năng không có ý nghĩa với hệ thống



Bước 5: Chỉnh sửa lại tên các chức năng được chọn ở bước 4
cho hợp lý


Vẽ sơ đồ chức năng
Kí hiệu sử dụng
Sử dụng hình chữ nhật đễ biểu diễn chức năng chi tiết của hệ thống.
2.

Chức năng là công việc mà tổ chức cần làm và được phân theo nhiều mức từ
tổng hợp đến chi tiết

Mỗi chức năng được phân rã thành các chức năng con. Các chức
năng con có quan hệ phân cấp với chức năng cha. Biểu diễn:


Áp dụng bài toán
Từ quy trình quản lý gạch chân tất cả các động từ+ bổ ngữ liên quan đến

3.

công việc của hệ thống
Khi sinh viên mới nhập trường thì bộ phận quản lý sinh viên tiến hành
cập nhật hồ sơ sinh viên mới, lưu các thông tin chi tiết về sinh viên trong tệp
Hồ sơ sinh viên. Để làm việc này bộ phận quản lý sinh viên phải căn cứ vào

hồ sơ dự tuyển và hồ sơ nhập học lấy những thông tin cần thiết lưu vào bảng
HSSV và tiến hành làm thẻ SV cho sinh viên . Sau khi đã có đầy đủ thông
tin của từng sinh viên,bộ phận này sẽ tiến hành phân lớp tách lớp theo các
chuyên ngành đã đăng kí , in danh sách sinh viên của từng lớp và gửi danh
sách đó cho bộ phận quản lý sinh viên cập nhật danh sách lớp cho các sinh
viên. Đồng thời bộ phận này sẽ cập nhật danh mục Học phần, cập nhật danh
mục khoa, lớp học. Sau khi đã phân lớp, tách lớp xong bộ phận đào tạo lập kế
hoạch đào tạo toàn khoá và kế hoạch giảng dạy từng kỳ cho từng lớp như:
phân công lớp quản lý sinh viên , các Học phầntrong học kỳ, giáo viên giảng
dạy cho từng Học phần, phân công phòng học và khu vực học.
Mỗi giáo viên bộ môn sẽ phụ trách một số lớp, giáo viên có thế làm cố
vần học tập cho nhiều lớp hoặc không làm cố vấn học tập cho lớp nào. . Kết
thúc Học phầngiáo viên trực tiếp ra đề hoặc thông qua bộ môn ra đề thi. Giáo
viên ra đề sau đó đưa cho bộ phận đào tạo để kiểm duyệt đề. Sau khi tổ chức
thi xong giáo viên đánh giá cho điểm từng sinh viên và ghi vào phiếu điểm
của lớp đó, kí xác nhận và gửi cho bộ phận quản lý điểm. Bộ phận quản lý
điểm tiến hành cập kiểm tra xem xét, nếu không có gì sai sót sẽ cập nhật
từng điểm từng môn cho từng sinh viên vào bảng DSSV. Điểm này sẽ được
ghi là điểm lần 1 của sinh viên với Học phầnđó. Đối với các sinh viên có điểm
chưa đạt hay muốn cải thiện điểm phải thi tiếp theo kế hoạch tổ chức thi lại
của phòng đào tạo. Giáo viên tiến hành đánh giá cho điểm vào phiếu điểm gửi


cho bộ phận quản lý điểm để bộ phận này cập nhật lại điểm vào cột điểm thi
lần 2 cho các sinh viên đó. Đối với các sinh viên thi lần 2 chưa đạt thì phải
học lại Học phầnđó. Kế hoạch học lại sinh viên tự đăng kí Học phầnở các kỳ
sau đó.Và sau khi sinh viên có điểm đạt môn thi thì điểm đó sẽ được cập nhật
vào cột điểm thi lần 3.
Mỗi một kỳ trường sẽ tổ chức thi và học thành 2 đợt, sau mỗi một đợt
bộ phận quản lý điểm đều tính điểm trung bình của đợt đó để đánh giá sơ bộ

kết quả học tập của từng sinh viên, từng lớp, từng khoa và phục vụ một số
công tác khác. Cuối mỗi kỳ học, bộ phận quản lý điểm lại tính điểm trung
bình chung học kỳ cho từng sinh viên, thực hiện thống kê kết quả học tập của
từng sinh viên. Đồng thời bộ phận này sẽ nhận phiếu điểm rèn luyện từ Lớp
quản lý sinh viên để sau đó dựa vào các quy tắc tính toán và tiêu chuẩn xét mà
phòng đào tạo đưa ra để xét việc: học bổng, bị cảnh cáo. Thống kê các sinh
viên học lại, thi lại gửi cho phòng đào tạo để lập kế hoạch thi lại cho các sinh
viên đó. Kết thúc năm học bộ phận quản lý điểm sẽ đưa ra danh sách những
sinh viên được học bổng, bị học lại và cảnh báo kết quả học tập hay buộc thôi
học. Các sinh viên bị cảnh báo phải chủ động đăng ký học cải thiện điểm.
Sau khi hoàn thành khóa học bộ phận quản lý điểm sẽ dựa vào điểm học
tập và điểm rèn luyện của các sinh viên mà lập ra danh sách những sinh viên
được làm luận văn tốt nghiệp và thi tốt nghiệp. Sau khi có điểm bảo vệ luận văn
và điểm thi tốt nghiệp thì bộ phận này sẽ cập nhật điểm này vào bảng điểm của
từng sinh viên, sau đó sẽ tính điểm trung bình chung và cuối cùng sẽ xem xét sinh
viên tốt nghiệp loại gì, và những sinh viên nào còn bị nợ môn hay không đủ điều
kiện thi tốt nghiệp. Sau đó gửi cho phòng đào tạo cấp bằng cho các sinh viên đủ
điều kiện ra trường. Các sinh viên không đủ điều kiện ra trường phải chủ động kế
hoạch học để trả nợ các môn và đủ điều kiện ra trường. Đối với các sinh viên tốt
nghiệp ra trường, bộ phận quản lý điểm in bảng điểm cá nhân. tổng kết toàn bộ
kết quả học tập trong từng khoá học gửi cho từng sinh viên. Đồng thời in bằng
tốt nghiệp ra trường cho các sinh viên theo kết quả xét của ban cán bộ.
Sau khi gạch chân được các động từ + bổ ngữ như sau:
(1) Tiến hành cập nhật hồ sơ sinh viên
(2) Lưu thong tin sinh viên


(3) In thẻ SV
(4) Tiến hành phân và tách lớp
(5) In danh sách sinh viên

(6) Gửi danh sách sinh viên
(7) Cập nhật danh sách lớp
(8) Lập kế hoạch đào tạo toàn khoá
(9) Lập kế hoạch giảng dạy trong kỳ
(10) Cập nhật danh mục Học phần
(11) Cập nhật danh mục khoa
(12) Cập nhật danh mục lớp
(13) Cập nhật danh mục loại hình đào tạo
(14) Tổ chức thi
(15) Đánh giá cho điểm
(16) Ghi phiếu điểm
(17) Gửi phiếu điểm
(18) Cập nhật điểm từng môn
(19) Cập nhật điểm thi lại
(20) Tính điểm trung bình chung
(21) Nhận phiếu điểm rèn luyện
(22) Thống kê kết quả học tập từng kỳ
(23) Xét học bổng, thi lại. học lại
(24) Thống kê sinh viên học lại
(25) Thống kê sinh viên thi lại
(26) Đưa ra danh sách sinh viên được học bổng
(27) Đưa ra danh sách sinh viên bị cảnh cáo
(28) Lập ra danh sách sinh viên làm luận văn
(29) Cập nhật điểm tốt nghiệp
(30) Lập kế hoạch thi lại
(31) In bảng điểm
(32) Tổng kết kết quả học tập toàn khoá học


(33) In bằng tốt nghiệp


Trong các chức năng trên, sau khi tìm và loại bỏ những chức năng trùng
lặp. những chức năng không có ý nghĩa với hệ thống và gom Lớp những chức
năng do 1 người thực hiện lại ta được những chức năng chi tiết sau:
(1) Cập nhật hồ sơ sinh viên
(2) In thẻ SV
(3) Phân lớp, tách lớp
(4) Lập danh sách sinh viên
(5) Lập kế hoạch đào tạo toàn khoá
(6) Lập kế hoạch giảng dạy trong kỳ
(7) In phiếu điểm
(8) Cập nhật điểm thi kết thúc Học phần
(9) Tổng kết tính điểm
(10) Cập nhật điểm rèn luyện
(11) Thống kê kết quả học tập từng kỳ
(12) Thống kê sinh viên nợ môn
(13) Thống kê sinh viên thi lại
(14) Thống kê sinh viên học bổng
(15) Thống kê sinh viên bị cảnh cáo
(16) Lập kế hoạch thi lại
(17) In bảng điểm cá nhân của sinh viên
(18) Tổng kết kết quả học tập toàn khoá
(19) In bảng điểm cá nhân của sinh viên tốt nghiệp


Gom Lớp chức năng
(5) Lập kế hoạch đào tạo toàn khoá
(6) Lập kế hoạch giảng dạy trong kỳ

(16) Lập kế học thi lại

(1) Cập nhật hồ sơ sinh viên
(2) In the sinh viên
(3) Phân lớp, tách lớp

Quản lý đào
tạo

Quản lý sinh
viên

(4) Lập danh sách sinh viên từng lớp
(7) In phiếu điểm

Quản lý
điểm

(8) Cập nhật điểm thi kết thúc Học

phần

sinh viên

(9) Tổng kết tính điểm
(10) Cập nhật điểm rèn luyện
(11) Thống kê kết quả từng kỳ

(13) Thống kê sinh viên thi lại
(12) Thống kê sinh viên nợ môn
(14) Thống kê sinh viên học bổng
(15) Thống kê sinh viên bị cảnh cáo

(17) In bảng điểm cá nhân của sinh

viên
(18) Thống kê kết quả học tập toàn

khoá

Quản lý điểm


Vẽ sơ đồ phân rã chức năng

Quản lý điểm sinh viên

bị cảnh cáo


II. Sơ đồ luồng dữ liệu(DFD)
Các bước xây dựng
Bước 1: Xây dựng DFD mức khung cảnh(mức 0) xác định giới hạn của
1.

hệ thống. Biểu đồ luồng dữ liệu mức 0 gồm một chức năng duy nhất biểu thị
toàn bộ hệ thống đang nghiên cứu, chức năng này được nối với mọi tác nhân
ngoài của hệ thống. Các luồng dữ liệu giữa chức năng và tác nhân ngoài chỉ
thông tin vào ra của hệ thống
Bước 2: Xây dựng DFD mức đỉnh(mức 1) với mức đỉnh các tác nhân
ngoài của hệ thống ở mức khung cảnh được giữ nguyên với các luồng thông
tin vào ra. Hệ thống được phân rã thành các tiến trình mức đỉnh là các chức
năng chính bên trong hệ thồng theo biểu đồ phân cấp chức năng mức 1. Xuất

hiện thêm các kho dữ liệu va luồng thông tin trao đổi giữa các chức năng
mức đỉnh
Bước 3: Xây dựng DFD mức dưới đỉnh( mức 2 và mức dưới 2) thực
hiện phân rã đối với mỗi tiến trình của mức đỉnh. Khi thực hiện phân rã ở mức
này vẫn phải căn cứ vào biểu đồ phân cấp chức năng để xác định các tiến
trình con sẽ xuất hiện trong biểu đồ luồng dữ liệu
Kí hiệu sử dụng trong sơ đồ
Tiến trình: là một hoạt động có liên quan đến sự biến đổi hoặc tác động
2.

của thông tin được biểu diễn bằng hình ôvan, bên trong có tên của chức năng
Tên chức năng

đó
Luồng dữ liệu: luồng thông tin vào hoặc ra khỏi tiến trình, được biểu
diễn bằng mũi tên trên đó có ghi thông tin di chuyển
Tên luồng dữ liệu


Kho dữ liệu: Biểu diễn thông tin cần cất giữ, tên kho chỉ dữ liệu trong
kho. Biểu diễn bằng cặp đường thẳng song song chứa tên của thông tin cần
cất giữ

Tên kho dữ liệu
Một số quy tắc
Đưa dữ liệu vào kho

Lấy dữ liệu ra khỏi
kho


Tác nhân bên ngoài
Tên tác nhân

Tác nhân bên trong

Cập nhật dữ liệu


×