Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

GIAO AN SINH HOC 10 THEO CHU DE CHU DE 6 - VI SINH VẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.02 KB, 21 trang )

CHỦ ĐỀ 6: VI SINH VẬT
------------------------------Số tiết: 6
Tiết chương trình: từ 24-29
1. Xác định vấn đề cần giải quyết của chuyên đề:
-Khái niệm VSV
-Môi trường nuôi cấy và các kiểu dinh dưỡng của VSV
-Quá trình phân giải các chất nhờ VSV và những ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống
-Đặt được thí nghiệm và quan sát hiện tượng lên men
-Làm sữa chua, muối chua rau quả
-Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy liên tục và không liên tục
2. Nội dung kiến thức cần xây dựng trong chuyên đề:
2.1. Nội dung 1: dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
I. Kháí niệm VSV :
- Là những sinh vật nhỏ bé
-Cấu tạo: phần lớn là đơn bào nhân sơ hay nhân thực, 1 số là tập hợp đơn bào
-Gồm nhiều nhóm phân loại khác nhau, phân bố rộng
-VSV hấp thu và chuyển hoá các chất nhanh, sinh trưởng và sinh sản nhanh
II. Môi trường và các kiểu dinh dưỡng:
1.Các loaị môi trưòng cơ bản:
-Môi trường tự nhiên gồm các chất tự nhiên
-Môi trường tổng hợp: gồm các chất đã biết thành phần hoá học và số lượng
-Môi trường bán tổng hợp :gồm các chất tự nhiên và các chất hoá học
2.Các kiểu dinh dưỡng :
-Tiêu chí phân biệt các kiểu dinh dưỡng:
+Nhu cầu về năng lượng
+Nguồn cacbon
-Có 4 kiểu dinh dưỡng :
+Quang tự dưỡng: ánh sáng, CO2. VD: vk lam, tảo đơn bào, vk S màu tía và màu lục
+Hoá tự dưỡng : chất vô cơ, CO2. VD: vk nitrat hóa, vk oxh hidro, oxh S
+Quang dị dưỡng : ánh sáng, chất hữu cơ.VD: vk không chứa S màu lục và màu tía
+Hóa dị dưỡng : chất hữu cơ, chất hữu cơ. VD: nấm, ĐVNS, phần lớn vk không quang hợp


2.2. Nội dung 2: Thực hành: lên men rượu etilic và lên men lactic
I.Thí nghiệm lên men lactic:
cho vào ống nghiệm 2 và 3 1gam bột nấm men hoặc nấm men thuần khiết.
-Đổ nhẹ 10ml dung dịch đường vào ống nghiệm 1và 2.
-Đổ nhẹ 10ml nước lã đun sôi để nguội vào ống nghiệm 3.
SINH HỌC 10

1


-Sau đó để các ống nghiệm trên ở nhiệt độ 30-320 C, quan sát hiện tượng xảy ra trong các ống
nghiệm.
II.Thí nghiệm lên men lactic:
1.Làm sữa chua:
-Pha sữa với nước đun sôi để nguội khỏang 400 C
-Cho sữa chua vào khuấy nhẹ tay rồi đổ ra cốc nhỏ hoặc cho vào bịt
-Ủ trong hộp xốp đậy kín thời gian 3-4 giờ sau đó bảo quản trong tủ lạnh.
2.Muối chua rau quả:
-Rửa sạch rau quảa, phơi cho khô héobớt nước, để khô
-Cắt thành các đọan nhỏ hay cắt khúc với quả.
-Cho rau quả vào trong bình, vại đổ ngập nước muối 6% đậy kín để nơi ấm thời gian 2-3 ngày
III. Hô hấp và lên men:
1.Hô hấp:
HH hiếu khí
HH kị khí
Khái niệm
là quá trình OXH các phân là quá trình phân giải cacbohidratđể thu năng
tử hưũ cơ
lượng cho tế baò
Chất nhận

Ôxi phân tử
điện tử cuối -SV nhân thực chuỗi truyền - phân tử vô cơ (NO2 ,SO4)
cùng
điện tử ở màng ti thể
-Sv nhân sơ diễn ra trên
màng sinh chất
Sản phẩm
CO2, H2O VÀ ATP
CO2, H2O VÀ ATP và sản phẩm trung gian
taọ thành
2.Lên men: là quá trình chuyển hoá kị khí diễn ra trong tế baò
-Chất cho và nhận điện tử là các phân tử hữu cơ
-sản phẩm taọ thành: rượu, giấm….
IV. Quá trình phân giải:
1. Phân giải prôtêin và ứng dụng:
- Quá trình phân giải các prôtêin phức tạp thành các axit amin diễn ra bên ngoài tế bào nhờ vsv tiết
prôtêaza ra môi trường. Các axit amin này được vsv hấp thu và phân giả đểtạo thành năng lượng
cho hoạt động sống của tế bào.
- Ứng dụng: phân giải prôtêin của cá và đậu tương để làm nước mắm, nước chấm …
2. Phân giải polisccharit và ứng dụng:
A. Lên men êtilic:
-Tinh bột Nấm (đường hoá) Glucôzơ Nấm men rượu Êtanol + CO2
-Ứng dụng: sản xuất rượu, bia, làm nở bột mì
B. Lên men lactic:
-Tinh bột Vi khuẩn lactic đồng hình Axit lactic
-Tinh bột Vi khuẩn lactic dị hình Axit lactic + CO2 + Êtanol + Axit axêtic …
- Ứng dụng: làm sữa chua, muối chua, ủ chua các loại rau quả, thức ăn gia súc
C. Phân giải xenlulôzơ:
SINH HỌC 10


2


- Vi sinh vât có khả năng tiết ra hệ enzim phân giải xenlulôzơ để phân giải xác thực vật làm cho
đất giàu dinh dưỡng và tránh ô nhiễm môi trường.
2.3. Nội dung 3: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật
I. Khái niệm sinh trưởng:
1. Định nghĩa:
- Tăng số lượng tế bào trong quần thể
- Nhờ sự phân chia của tế bào (của cá thể) trong quần thể
2. Các chỉ số sinh trưởng:
- Thời gian thế hệ (g): thời gian từ khi sinh ra một tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số
lượng tế bào trong quần thể tăng gấp đôi
- Số lượng tế bào N sau thời gian t: Nt = N0 x 2n
Nt: số tế bào trong quần thể sau thời gian t
N0: số tế bào ban đầu
n: số lần phân chia
II. Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật:
1. Nuôi cấy không liên tục:
* Môi trường nuôi cấy không liên tục:
Môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm huyển
hoá vật chất
* Các pha của đồ thị sinh trưởng:
- Pha tiềm phát (pha lag):
+ Vi khuẩn thích nghi với môi trường
+ Số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng
+ Enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất
- Pha luỹ thừa (pha log):
+ Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi
+ Số lượng tế bào trong quần thể vi khuẩn tăng lên rất nhanh

- Pha cân bằng:
+ Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại, không đổi theo thời gian
+ Số lượng tế bào sinh ra bằng với số lượng tế bào chết đi
- Pha suy vong:
Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do bị phân huỷ, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại
tích luỹ
2. Nuôi cấy liên tục:
* Môi trường nuôi cấy liên tục: là môi trường nuôi cấy được liên tục bổ sung chất dinh dưỡng và
lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương
* Ứng dụng: sản xuất sinh khối prôtêin đơn bào, axit amin, enzim, kháng sinh, hoocmôn
SINH HỌC 10

3


III. Sinh sản ở vi sinh vật:
1. Sinh sản của VSV nhân sơ:
- Phân đôi
- Nảy chồi và tạo thành bào tử
2. Sinh sản ở VSV nhân thực:
- Sinh sản bằng nảy chồi và phân đôi
- Sinh sản hữu tính và vô tính
2.4. Nội dung 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
I. Chất hóa học:
1. Chất dinh dưỡng:
-Là những chất giúp VSV đồng hóa, tăng sinh khối hoặc sản sinh năng lượng, cân bằng áp suất
thẩm thấu, hoạt hóa aA...gồm: chất hữu cơ và chất vô cơ
-Nhân tố sinh trưởng: là chất hữu cơ như: aa, vitamin...hàm lượng ít và rất gần cho sự sinh trưởng
nhưng vsv không tự tổng hợp từ chất vô cơ
+VSV nguyên dưỡng: vsv tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng

+VSV khuyết dưỡng: vsv không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng
2. Chất ức chế sự sinh trưởng:
- Sinh trưởng của vi sinh vật có thể bị ức chế bởi nhiều loại hoá chất tự nhiên cũng như nhân tạo,
con người đã lợi dụng các hoá chất này để bảo quản thực phẩm cũng như các vật phẩm khác và để
phòng trừ các vi sinh vật gây bệnh.
- Một số chất diệt khuẩn thường gặp như các halogen: flo, clo, brom, iod; các chất oxy hoá:
perocid, ozon, formalin…
II. Các yếu tố lí học:
1. Nhiệt độ
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ các phản ứng sinh hoá bên trong tế bào do đó cũng ảnh hưởng
đến tốc độ sinh trưởng của VSV.
- Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt chia thành 4 nhóm VSV: ưa lạnh (< 15 oC), ưa ấm (20 - 40oC), ưa
nhiệt (55 - 65oC), ưa siêu nhiệt (85 - 110oC).
2. Độ ẩm
- Nước cần thiết cho sinh trửơng và chuyển hoá vật chất của VSV. Nước là dung môi hòa tan các
enzyme, các chất dinh dưỡng và tham gia trong nhiều phản ứng chuyển hoá vật chất quan trọng.
3. Độ pH
- Độ pH ảnh hưởng đến tính thấm của màng, hoạt động chuyển hoá vật chất, hoạt tính enzyme, sự
hình thành ATP.

SINH HỌC 10

4


- Dựa vào pH thích hợp chia vi sinh vật thành 3 nhóm: nhóm ưa axít (pH = 4 - 6), nhóm ưa trung
tính (pH = 6 - 8), nhóm ưa kiềm (pH > 9).
4. Ánh sáng
- Ánh sáng có tác dụng chuyển hoá vật chất trong tế bào và ảnh hưởng đến các hoạt động sinh
trưởng của VSV.

- Các bức xạ ánh sáng có thể tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật như: tia tử ngoại, tia gamma, tia X.
5. Áp suất thẩm thấu
- Sự chênh lệch nồng độ của một chất giữa 2 bên màng sinh chất gây nên áp suất thẩm thấu. Vì vậy
khi đưa vi sinh vật vào trong môi trường có nồng độ cao thì vi sinh vật sẽ bị mất nước dẫn đến
hiện tượng co nguyên sinh làm chúng không phân chia đượC.
2.5. Nội dung 5: Thực hành: quan sát một số vi sinh vật
I. Nhuộm đơn phát hiện vi sinh vật trong khoang miệng:
Tiến hành :
- Nhỏ 1 giọt nước cất lên phiến hình
- Dùng tăm tre lan lấy một ít bựa răng ở trong miệng
- Đặt bựa răng vào cạnh giọt nước làm thành dịch huyền phù, dãn mỏng
- Hong khô
- Đặt giấy lọc lên tiêu bản nhỏ một giọt thuốc nhuộm lên giấy lọc từ 15 đến 20 giây rồi lấy giấy ra
- Rửa nhẹ tiêu bản bằng nước cất, hong khô
- Quan sát dưới kính hiển vi, vẽ hình
II. Nhuộm đơn phát hiện tế bào nấm men:
Tiến hành:
- Lấy 1 giọt dung dịch đường có ngâm váng dưa, cà hay bánh men nhỏ lên lam kính hong khô
- Đặt giấy lọc lên tiêu bản, nhỏ 1 giọt thuốc nhuộm lên giấy lọc, sau 20 giây lấy giấy ra
- Rửa nhẹ tiêu bản bằng nước cất hong khô
- Quan sát dưới kính hiển vi rồi vẽ hình
3. Xác định mục tiêu chuyên đề (hoặc bài học)
3.1. Kiến thức:
-Chỉ ra được những đặc điểm cơ bản cuả VSV
-Nêu được 3 loại môi trường nuôi cấy,đặc điểm cơ bản cuả các kiểu dinh dưỡng và tiêu chí phân
chia của các kiểu dinh dưỡng ở VSV
-Xác định được đặc điểm cơ bản của của chuyển hoá vật chất và năng lượng ở VSV thông qua hô
hấp hiếu khí, kị khí, lên men
-Nêu được sơ đồ tổng hợp các chất ở VSV
-Phân biệt được sự phân giải trong và sự phân giải ngoài tế bào ở VSV nhờ enzim

-Nêu được những ứng dụng của quá trình phân giải và tổng hợp
-Biết làm thí nghiệm lên men rượu, quan sát hiện tượng lên men.
-Nắm được các bước làm sữa chua và muối chua rau quả.
SINH HỌC 10

5


-Chỉ ra được các ý cơ bản của các khái niệm: sinh trưởng ở vi sinh vật, thời gian thế hệ, môi
trường nuôi cấy liên tục và môi trường nuôi cấy không liên tục
- Nêu và giải thích được đặc điểm sinh trưởng của quần thể vi sinh vật: các pha của quá trình sinh
trưởng ở vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy không liên tục và môi trường nuôi cấy liên tục
- Trình bày được cách nuôi cấy liên tục, cách tạo môi trường nuôi cấy để có sinh khối vi sinh vật
cao
- Chỉ ra được các ý cơ bản của khái niệm sinh sản ở vi sinh vật
- Phân biệt được các hình thức sinh sản chủ yếu của VSV đó là: phân đôi, ngoại bào tử, bào tử đốt
nảy chồi.
- Trình bày được cách phân đôi ở vi khuẩn.
- Nắm được cách sinh sản ở VSV nhân thực: sinh sản bằng cách phân chia nguyên nhiễm hoặc
sinh sản bằng bào tử vô tính hay hữu tính.
- Nhận biết được các yếu tố hoá học ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
- Biết được ảnh hưởng của các chất độc lên sinh trưởng của vi sinh vật
- Nêu được đặc điểm của một số chất hoá học ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.
- Trình bày được ảnh hưởng của các yếu tố vật lí đến sinh trưởng của VSV.
- Quan sát ( nhận dạng ) và vẽ được hình dạng một số loại vi khuẩn trong khoang miệng và nấm
trong váng dưa chua để lâu ngày hay nấm men rượu
- Quan sát một số hình ảnh về các bào tử nấm
3.2. Kĩ năng:
- Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn
- Kỹ năng thực hành, thí nghiệm

- Kỹ năng quan sát, tìm kiếm, xử lí và phân tích thông tin
- Kỹ năng phân tích hình ảnh, sơ đồ.
- Kỹ năng tư duy phân tích tổng hợp để nắm vững kiến thức trong bài
- Kỹ năng đọc - hiểu
- Kỹ năng diễn đạt
- Rèn luyện kỹ năng: thao tác thực hành như đặt thí nghiệm, đong dung dịch, quan sát, so sánh
- Rèn đức tính tỉ mỉ, kiên trì, ngăn nắp khi làm thí nghiệm
3.3. Thái độ:
- Sống hoà hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên; có ý thức tìm hiểu và sẵn
sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; phê phán những hành vi
phá hoại thiên nhiên, …
- Biết xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập cho bản thân.
- Yêu mến, quan tâm, giúp đỡ các bạn trong lớp.
- Sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, hoà nhập, hợp tác với các bạn trong học tập.
- Ý thức được thuận lợi, khó khăn trong học tập và sinh hoạt của bản thân và chủ động khắc phục
khó khăn để vượt quA.
3.4. Năng lực có thể phát triển:
SINH HỌC 10

6


- Năng lực chung:
+ Tự giác, chủ động xác định nhiệm vụ học tập
+ Tích cực, tự lực thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao và lựa chọn các nguồn tài liệu đọc
phù hợp, tìm kiếm, chọn lọc và ghi chép được thông tin cần thiết; ghi được nội dung thảo luận;
nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học
tập; tự đặt ra yêu cầu và vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích cực, chủ động tìm kiếm thông tin
bổ sung và mở rộng thêm kiến thứC.
+ Xác định được trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm; tự đánh giá khả năng của mình và

đánh giá khả năng của các thành viên trong nhóm để phân công công việc phù hợp; chủ động hoàn
thành phần việc được giao; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm; khiêm tốn,
lắng nghe tích cực trong giao tiếp, học hỏi các thành viên trong nhóm.
+ Sử dụng đúng cách các thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông; bước đầu biết khai thác, sử
dụng máy vi tính và mạng internet trong học tập.
- Năng lực chuyên biệt:
A. Năng lực tự học:
Mục tiêu học tập chủ đề là:
-Chỉ ra được những đặc điểm cơ bản và các hình thức dinh dưỡng chủ yếu của VSV
-Xác định được đặc điểm cơ bản của của chuyển hoá vật chất và năng lượng ở VSV thông qua hô
hấp hiếu khí, kị khí, lên men
-Nêu được sơ đồ tổng hợp các chất ở VSV
-Nêu được những ứng dụng của quá trình phân giải vào thực tiễn cuộc sống
-Biết làm thí nghiệm lên men rượu, quan sát hiện tượng lên men.
-Nắm được các bước làm sữa chua và muối chua rau quả.
-Trình bày được cách nuôi cấy liên tục, cách tạo môi trường nuôi cấy để có sinh khối vi sinh vật
cao
- Chỉ ra được các ý cơ bản của khái niệm sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
- Phân biệt được các hình thức sinh sản chủ yếu của VSV đó là: phân đôi, ngoại bào tử, bào tử đốt
nảy chồi.
- Nhận biết được các yếu tố hoá học ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
- Biết được ảnh hưởng của các chất độc lên sinh trưởng của vi sinh vật
- Nêu được đặc điểm của một số chất hoá học ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.
- Trình bày được ảnh hưởng của các yếu tố vật lí đến sinh trưởng của VSV.
- Quan sát và vẽ được hình dạng một số loại vi khuẩn trong khoang miệng và nấm trong váng dưa
chua để lâu ngày hay nấm men rượu
- Quan sát một số hình ảnh về các bào tử nấm
B. Năng lực giải quyết vấn đề:
-Biết được vì sao trước khi ăn rau sống cần ngâm trong nước muối pha loãng hoặc thuốc tím
- Biết được lợi ích của việc ăn sữa chua

SINH HỌC 10

7


- Xác định những giải pháp cần làm để bảo vệ môi trường
- Biết được bản thân cần làm gì để bảo vệ sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh
- Biết cách tiến hành làm sữa chua, muối dưa các loại rau củ
- Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau: báo, đài, internet, thư viện, thực địa
C. Năng lực tư duy sáng tạo: học sinh đặt ra được nhiều câu hỏi
- Tại sao hiện nay lại có nhiều người tử vong do uống rượu
- Tại sao hiện nay có rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trong cantin của trường học và ở các
khu công nghiệp
- Tại sao thực phẩm để trong tủ lạnh vẫn có thể bị oi thiu.
D. Năng lực tự quản lý
Quản lí bản thân:
+ Thời gian: lập thời gian biểu cá nhân (nhóm) dành cho chủ đề và các nội dung học tập
khác phù hợp
+ Biết cách thực hiện các biện pháp an toàn và bảo vệ sức khỏe khi đi thu thập thông tin
thực địa và xử lí mẫu nước tại phòng thí nghiệm
+ Kinh phí: chủ động thu chi trong quá trình thu thập tài liệu, in ấn tài liệu, liên hệ các
phòng thí nghiệm,
+ Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề: chủ động thực hiện nhiệm vụ phân
công, tích cực đóng góp ý kiến xây dựng, nhắc nhở và động viên bạn cùng nhóm cùng hoàn thành
nhiệm vụ.
Quản lí nhóm:
+ Phân công công việc phù hợp với năng lực, điều kiện cá nhân.
e. Năng lực giao tiếp
Sử dụng ngôn ngữ nói phù hợp trong các ngữ cảnh giao tiếp giữa HS với HS (thảo luận),
HS với GV (thảo luận, hỗ trợ kiến thức), HS với người dân (khảo sát thông tin), HS với cán bộ

quản lí môi trường (thu thập tài liệu); Sử dụng ngôn ngữ trong phiếu khảo sát, trong báo cáo.
f. NL hợp tác
Hợp tác với bạn cùng nhóm, với GV, với cán bộ phòng thí nghiệm, cán bộ quản lí môi
trường, người dân địa phương. Biết lắng nghe, chia sẻ quan điểm và thống nhất với kết luận.
g. Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông
+ Sử dụng sách, báo, internet tìm kiếm thông tin liên quan
+ Sử dụng các phần mềm: exel, powpoint để trình chiếu sản phẩm, word trình bày báo cáo.
h. Năng lực sử dụng ngôn ngữ
+ Sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành
+ Trình bày bài báo cáo đúng văn phong khoa học, rõ ràng, logic
k. Năng lực tính toán
- Thành thạo các phép tính cơ bản
* Các kỹ năng chuyên biệt: Quan sát, Đo lường, Phân loại hay sắp xếp theo nhóm, Tìm mối liên
hệ, Tính toán, Xử lí và trình bày các số liệu, Đưa ra các tiên đoán, nhận định, Hình thành giả
SINH HỌC 10

8


thuyết khoa học, Đưa ra các định nghĩa, Xác định được các biến và đối chứng, Thí nghiệm, Xác
định mức độ chính xác của các số liệu
4. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
4.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị day học:
+ Tranh sơ đồ chuyển hóa các chất
+ Kính hiển vi, lam kính
+Tranh hình sơ đồ thí nghiệm lên men rượu, hình dạng nấm men rượu
+ Ống nghiệm, ống đong

+ Tranh quá trình phân đôi ở vi khuẩn, tranh hình SGK phóng to

+ Hình 28 SGK phóng to
- Học liệu (tài liệu học tập):
4.2. Chuẩn bị của học sinh:
- Tài liệu học tập (SGK)
- Tham khảo tài liệu có liên quan
- Chuẩn bị bài ở nhà
5. Tiến trình dạy học
• Ổn định lớp


Kiểm tra bài cũ



Giới thiệu bài học (chú ý việc tạo tình huống vào bài): Vi sinh vật đã có những lợi ích cũng như tác

hại nào trong đời sống hằng ngày? Con người đã lợi dụng sự sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật
vào những mục đích gì?  CĐ 6
5.1. Nội dung 1: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
5.1.1. Hoạt động 1: Khái niệm vi sinh vật
STT

Bước

1

Chuyển giao nhiệm vụ

2


Thực hiện nhiệm vụ

Nội dung
- Các em hãy nêu hiểu biểt cuả mình về VSV?
- VSV sống được ở môi trường nào?
- Đặc điểm nào là quan trọng nhất của VSV?
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao

- Cá nhân học sinh trình bày
- Các học sinh khác lắng nghe và nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề
Đánh giá kết quả thực
4
- Nhận định các kết quả và rút ra kết luận
hiện nhiệm vụ học tập
- Củng cố
5.1.2. Hoạt động 2: Môi trường và các kiểu dinh dưỡng
3

STT
1

Báo cáo, thảo luận

Nội dung
Chuyển giao nhiệm vụ -Môi trường sau đây thuộc lọai môi trường nào?
+1 lit dung dịch khoai tây nghiền
+1 lit dịch khoai tây + 20g glucôzơ
+1 lit dịch đường glucô 20%


SINH HỌC 10

Bước

9


-Nêu những tiêu chí cơ bản để phân thành các kiểu dinh
dưỡng?
-Dựa vào nguồn năng lượng hấp thu thì VSV được chia
thành các nhóm nào?
-Dựa vaò nguồn cacbon thì VSV được chia thành các nhóm
nào?
- HS nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm 4 HS
2
Thực hiện nhiệm vụ
- Ghi nhận kết quả
- GV gọi 2 nhóm bất kì lên bảng trình bày
3
Báo cáo, thảo luận
- GV gọi các nhóm khác nhận xét
Đánh giá kết quả thực - Giáo viên đánh giá kết quả
4
hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh ghi bài
5.2. Nội dung 2: Thực hành: lên men etilic và lactic
5.2.1. Hoạt động 1: Lên men etilic
STT

1


2
3
4

STT
1

Bước

Nội dung
GV treo trực quan hình 24 SGK.
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
-GV giới thiệu cách tiến hành thí nghiệm như trong SGK và
Chuyển giao nhiệm vụ làm từng thao tác 1 để HS theo dõi
-Quan sát quá trình lên men cần điều kiện gì?
*Ứng dụng: trong sản xuất con người dựa trên nguyên lý
lên men êtylic để làm gì?
- HS nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm 4 HS
Thực hiện nhiệm vụ
- Ghi nhận kết quả
- GV gọi 2 nhóm bất kì lên bảng trình bày
Báo cáo, thảo luận
- GV gọi các nhóm khác nhận xét
Đánh giá kết quả thực - Giáo viên đánh giá kết quả
hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh ghi bài
5.2.2. Hoạt động 2: Lên men Lactic
Nội dung
Chuyển giao nhiệm vụ -GV trình bày cách làm sữa chuA.
Sau đó yêu cầu các nhóm tự làm theo các bước trên
-Vì sao sữa đang từ trạng thái lỏng trở thành sệt?

-Vì sao sữa chua là lọai thực phẩm rất bổ dưỡng?
-GV hỏi: trong sản xuất để hạ giá thành sữa chua người ta
làm gì?
-GV: để sữa chua không có tinh thể đá đông thì làm gì?
-GV cho HS xem mẫu cải dưa đã làm sẳn.
-Gọi HS nêu cách làm dưa cải ở gia đình.
-GV nêu những yêu cầu của sản phẩm: Dưa phải giòn,
vàng, không thối.
-Tại sao sản phẩm rau quả muối lại có vị chua?
-Vì sao mùa hè dưa muối hay bị nhớt?
-Tại sao dưa muối chua ngon lại có váng và bị hỏng?
-Theo em muốn muối dưa đạt yêu cầu em có bí quyết gì
không?

SINH HỌC 10

Bước

10


-GV trình bày cách làm.
-GV yêu cầu HS về nhà làm 4 ngày sau nộp sản phẩm.
-GV giới thiệu cách tiến hành thí nghiệm như trong SGK và
làm từng thao tác 1 để HS theo dõi
Sau đó yêu cầu các nhóm tự làm theo các bước trên
- HS nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm 4 HS
2
Thực hiện nhiệm vụ
- Ghi nhận kết quả

- GV gọi 2 nhóm bất kì lên bảng trình bày
3
Báo cáo, thảo luận
- GV gọi các nhóm khác nhận xét
Đánh giá kết quả thực - Giáo viên đánh giá kết quả
4
hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh ghi bài
5.2.3. Hoạt động 3: Hô hấp và lên men
STT

1

Bước

Nội dung
-Các chất sau khi dược hấp thu vaò trong tế bào VSV thì se
được làm gì?
-Thế naò là quá trình chuyển hóa vật chất? Gồm những quá
trình nào?
-Thế naò là hô hấp?
-Có mấy lọai hô hấp?
-GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập :phân biệt hô hấp
Chuyển giao nhiệm vụ hiếu khí và kị khí
-Nêu ví dụ về từng loại hô hấp ?
-Taị sao nước sông có màu đen và có mùi?
-Thế naò là lên men?
-Chất cho và nhận điện tử là gì?
sản phẩm taọ thành là gì?

- HS nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm 4 HS

- Ghi nhận kết quả
- GV gọi 2 nhóm bất kì lên bảng trình bày
3
Báo cáo, thảo luận
- GV gọi các nhóm khác nhận xét
Đánh giá kết quả thực - Giáo viên đánh giá kết quả
4
hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh ghi bài
5.2.4. Hoạt động 4: Quá trình phân giải
2

Thực hiện nhiệm vụ

STT

1

2

Bước

Nội dung

-Protein được phân giải như thế nào?
-Tại sao quá trình phân giải protein ở VSV lại trải qua 2 giai
đoạn?
-Con người ứng dụng được gì?
Chuyển giao nhiệm vụ
-Quá trình phân giải polisaccarit có các dạng nào?
-Tại sao gọi là lên men lactic đồng hình, lên men lactic dị

hình?
-Các sản phẩm sản xuất từ quá trình lên men có ý nghĩa gì?
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao
Thực hiện nhiệm vụ

SINH HỌC 10

11


3
4

- Cá nhân học sinh trình bày
- Các học sinh khác lắng nghe và nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề
Đánh giá kết quả thực
- Nhận định các kết quả và rút ra kết luận
hiện nhiệm vụ học tập
- Củng cố
Báo cáo, thảo luận

5.3. Nội dung 3: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật
5.3.1. Hoạt động 1: Khái niệm sinh trưởng
STT

1

2
3

4

STT

1

Bước

Nội dung
- Sự sinh trưởng của vi sinh vật khác gì với sinh trưởng ở
động vật bậc cao?
- Tại sao không nghiên cứu sinh trưởng của cá thể vi sinh
vật mà lại nghiên cứu sinh trưởng của quần thể vi sinh vật?
- Sau thời gian của một thế hệ, số tế bào trong quần thể
biến đổi như thế nào?
Chuyển giao nhiệm vụ - Thế nào là thời gian thế hệ?
- Nếu số lượng tế bào ban đầu (N0) không phải lá 1 tế bào
mà là 105 thì sau 2 giờ số lượng tế bào trong bình (N) là bao
nhiêu?
 Có thể tính thời gian thế hệ của một loài vi sinh vật theo
công thức nào?
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao
Thực hiện nhiệm vụ
- Cá nhân học sinh trình bày
Báo cáo, thảo luận
- Các học sinh khác lắng nghe và nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề
Đánh giá kết quả thực
- Nhận định các kết quả và rút ra kết luận
hiện nhiệm vụ học tập

- Củng cố
5.3.2. Hoạt động 2: Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn
Nội dung
Thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập sau:
- Nuôi cấy không liên tục khác nuôi cấy liên tục như thế
nào?
Quan sát hình 25/100
- Ở mỗi pha, sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật diễn ra
thế nào?
- Vì sao trong mỗi pha, sự sinh trưởng của quần thể vi sinh
vật lại diễn ra như vậy?
Chuyển giao nhiệm vụ
 Dựa vào đường cong sinh trưởng trong nuôi cấy không
liên tục, để thu được số lượng vi sinh vật tối đa thì nên dừng
lại ở pha nào? Vì sao?
- Làm thế nào để không có pha cân bằng và pha suy vong?
- Tại sao trong nuôi cấy liên tục chỉ có 1 pha luỹ thừa?
- Tại sao nói quá trình tiêu hoá từ dạ dày đến ruột của người
là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật?
- Ứng dụng của nuôi cấy liên tục?

SINH HỌC 10

Bước

12


- HS nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm 4 HS
- Ghi nhận kết quả

- GV gọi 2 nhóm bất kì lên bảng trình bày
3
Báo cáo, thảo luận
- GV gọi các nhóm khác nhận xét
Đánh giá kết quả thực - Giáo viên đánh giá kết quả
4
hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh ghi bài
5.3.3. Hoạt động 3: Sinh sản của vi sinh vật
2

Thực hiện nhiệm vụ

STT

1

2
3
4

Bước

Nội dung

-Vi sinh vật nhân sơ có những hình thức sinh sản nào?
- Nội bào tử khác gì với ngoại bào tử?
- Nội bào tử ở vi khuẩn có ý nghĩa như thế nào đối với vi
Chuyển giao nhiệm vụ khuẩn?
- Hình thành nội bào tử ở vi khuẩn gây hại ảnh hưởng như
thế nào đối với đời sống con người?

- Vi sinh vật nhân thực có những hình thức sinh sản nào?
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao
Thực hiện nhiệm vụ
- Cá nhân học sinh trình bày
Báo cáo, thảo luận
- Các học sinh khác lắng nghe và nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề
Đánh giá kết quả thực
- Nhận định các kết quả và rút ra kết luận
hiện nhiệm vụ học tập
- Củng cố

5.4. Nội dung 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
5.4.1. Hoạt động 1: Chất hóa học
STT

1

2
3
4

Nội dung
- Kể tên các hợp chất hữu cơ, vô cơ chủ yếu cần thiết cho sự
sinh trưởng và phất triển của vi sinh vật?
- Các chất ấy ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV như thế
nào?
Chuyển giao nhiệm vụ - Chất dinh dưỡng là gì?
- Nhân tố sinh trưởng là gì? Căn cứ vào NTST chia vsv
thành những nhóm nào?

- Có các chất ức chế nào ảnh hưởng đến st của vsv? Cơ chế
tác dụng và ứng dụng của chúng như thế nào?
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao
Thực hiện nhiệm vụ
- Cá nhân học sinh trình bày
Báo cáo, thảo luận
- Các học sinh khác lắng nghe và nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề
Đánh giá kết quả thực
- Nhận định các kết quả và rút ra kết luận
hiện nhiệm vụ học tập
- Củng cố
5.4.2. Hoạt động 2: Các yếu tố vật lí

STT
SINH HỌC 10

Bước

Bước

Nội dung

13


1

2
3

4

STT

1

2
3
4

- Các yếu tố vật lí ảnh hưởng đến sinh trưởng như thế nào?
Vận dụng kiến thức để giải thích:
1. Hãy kể tên các chất diệt khuẩn thưởng sử dụng trong
trường họC. bệnh viện và gia đình?
2. Vì sao khi rữa rau sống nên ngâm trong nước muối hay
thuốc tím pha loãng 5 – 10 phút
3. Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không?
4. Tại sao muối dưa cà lại bảo quản được lâu?
Chuyển giao nhiệm vụ 5. Dựa vào phạm vi nhiệt độ ưa thích, vi sinh vật được chia
làm mấy nhóm?
6. Tại sao trong quá trình bảo quản cất giữa quần áo, chăn
màn và các loại hạt giống vào những ngày nắng to người ta
phải mang ra phơi?
7. Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây
bệnh?
8. Vì sao nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi lưu giữ
trong tủ lạnh?
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao
Thực hiện nhiệm vụ
- Cá nhân học sinh trình bày

Báo cáo, thảo luận
- Các học sinh khác lắng nghe và nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề
Đánh giá kết quả thực
- Nhận định các kết quả và rút ra kết luận
hiện nhiệm vụ học tập
- Củng cố
5.5. Nội dung 5: Thực hành: quan sát một số vi sinh vật
5.5.1. Hoạt động 1: Nhuộm đơn và phát hiện VSV trong khoang miệng

Nội dung
Vi sinh vật ở khắp nơi có lợi và gây hại, phần lớn vi sinh vật
này có lợi cho cơ thể.
Nhấn mạnh 2 nội dung đó là:
+ Làm thành dịch huyền phù
+ Nhỏ thuốc nhuộm
Chuyển giao nhiệm vụ - Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm-->quan sát và vẽ
hình?
- Quan sát và giúp đỡ các nhóm yếu
- Nhắc nhở các nhóm giữ cẩn thận dụng cụ
- Kiểm tra mẫu của nhóm và lưu lại để nhận xét
- HS nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm 4 HS
Thực hiện nhiệm vụ
- Ghi nhận kết quả
- GV gọi 2 nhóm bất kì lên bảng trình bày
Báo cáo, thảo luận
- GV gọi các nhóm khác nhận xét
Đánh giá kết quả thực - Giáo viên đánh giá kết quả
hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh ghi bài
5.5.2. Hoạt động 2: Nhuộm đơn phát hiện tế bào nấm men


SINH HỌC 10

Bước

14


STT

1

2
3
4

Bước

Nội dung
- Yêu cầu học sinh trình bầy cách tiến hành nhuộm đơn để
phát hiện nấm men
-Yêu cầu : Các nhóm tiến hành thực nghiệm
Chuyển giao nhiệm vụ - Quan sát và giúp đỡ các nhóm
- Kiểm tra tiêu bản của các nhóm
- Yêu cầu học sinh quan sát thêm nấm mốc ở quả quýt
- HS nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm 4 HS
Thực hiện nhiệm vụ
- Ghi nhận kết quả
- GV gọi 2 nhóm bất kì lên bảng trình bày
Báo cáo, thảo luận

- GV gọi các nhóm khác nhận xét
Đánh giá kết quả thực - Giáo viên đánh giá kết quả
hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh ghi bài

6. Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học
6.1. Hình thức kiểm tra, đánh giá
- Kiểm tra miệng
- Bài tập
- Đưa ra các tình huống
6.2. Công cụ kiểm tra, đánh giá (câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá năng lực)

A. Câu hỏi trắc nghiệm:
1. Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật đối với nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu, người ta
phân chia làm mấy nhóm vi sinh vật? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
2. Các vi sinh vật có hình thức quang tự dưỡng là :
A. Tảo, các vi khuẩn chứa diệp lục
B. Nấm và tất cả vi khuẩn
C. Vi khuẩn lưu huỳnh
D. Cả a,b,c đều đúng
3. Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cac bon chủ yếu là CO2, và năng lượng của ánh sáng được
gọi là: A. Hoá tự dưỡng C. Quang tự dưỡng B. Hoá dị dưỡng D. Quang dị dưỡng
4. Vi khuẩn lam dinh dưỡng dựa vào nguồn nào sau đây ?
A. Ánh sáng và chất hữu cơ
B. CO2 và ánh sáng
C. Chất vô cơ và CO2
D. Ánh sáng và chát vô cơ
5. Quang dị dưỡng có ở :
A. Vi khuẩn màu tía
C. Vi khuẩn sắt
B. Vi khuẩn lưu huỳnh

D. Vi khuẩn nitrat
hoá
6. Hiện tường có ở lên men mà không có ở hô hấp là :
A. Có chất nhận điện tử là ôxi phân tử B. Có chất nhận điện tử là chất vô cơ
C. Không giải phóng ra năng lượng
D. Không có chất nhận điện tử từ bên ngoài
7. Nguồn chất hữu cơ được xem là nguyên liệu trực tiếp của hai quá trình hô hấp và lên men là :
A. Prôtêin C. Photpholipit
B. Cacbonhidrat
D. axit béo
8. Vi sinh vật vào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại ?
A. Tảo đơn bào B. Vi khuẩn nitrat hoá C. Vi khuẩn lưu huỳnh D. Vi khuẩn sắt
9. Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn cacbon CO2, được gọi là
A. Quang dị dưỡng
B. Hoá dị dưỡng
C. Quang tự dưỡng
D. Hoá tự dưỡng
10. Tự dưỡng là :
A. Tự dưỡng tổng hợp chất vô cơ từ chất hữu cơ B. Tự dưỡng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ
C. Tổng hợp chất hữu cơ này từ chất hữu cơ khác D. Tổng hợp chất vô cơ này từ chất vô cơ khác
SINH HỌC 10

15


11. Vi sinh vật sau đây có lối sống tự dưỡng là :
A. Tảo đơn bào B. Vi khuẩn lưu huỳnh C.Vi khuẩn nitrat hoá D. Cả a,b,c đều đúng
12. Vi sinh vật sau đây có lối sống dị dưỡng là :
A.Vi khuẩn chứa diệp lục B. Tảo đơn bào
C. Vi khuẩn lam

D. Nấm
13. Quá trình oxi hoá các chất hữu cơ mà chất nhận điện tử cuối cùng là ôxi phân tử, được gọi là
A. Lên men
B. Hô hấp hiếu khí
C. Hô hấp
D. Hô hấp kị khí
14. Quá trình phân giải chất hữu cơ mà chính những phân tửu hữu cơ đó vừa là chất cho vừa là
chất nhận điện tử ; không có sự tham gia của chất nhận điện tử từ bên ngoài được gọi là :
A. Hô hấp hiếu khí B. Đồng hoá C. Hô hấp kị khí
D. Lên men
15. Trong hô hấp kị khí , chất nhận điện tử cuối cùng là :
A.Ôxi phân tử
B.Một chất vô cơ như NO2, CO2
C.Một chất hữu cơ D.Một phân tử cacbonhidrat
16.Giống nhau giữa hô hấp, và lên men là :
A. Đều là sự phân giải chất hữu cơ
B. Đều xảy ra trong môi trường có nhiều ôxi
C. Đều xảy ra trong môi trường có ít ôxi D. Đều xảy ra trong môi trường không có ôxi
18. Loại vi sinh vật tổng hợp axit glutamic từ glucôzơ là :
A. Nấm men
C. Xạ khuẩn B. Vi khuẩn D. Nấm sợi
19.Vi khuẩn axêtic là tác nhân của quá trình nào sau đây ?
A.Biến đổi axit axêtic thành glucôzơ
B.Chuyển hoá rượu thành axit axêtic
C.Chuyển hoá glucôzơ thành rượu
D.Chuyển hoá glucôzơ thành axit axêtic
20. Quá trình biến đổi rượu thành đường glucôzơ được thực hiện bởi
A. Nấm men
B. Vi khuẩn
C. Nấm sợi

D. Vi tảo
21.Cho sơ đồ tóm tắt sau đây : (A) --> xit lactiC. (A) là :
A. Glucôzơ B. Tinh bột
C. Prôtêin D. Xenlulôzơ
22. Sản phẩm nào sau đây được tạo ra từ quá trình lên men lactic?
A. Axit glutamic
B. Pôlisaccarit
C. Sữa chua
D.Đisaccarit
23. Trong gia đình, có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện quá trình nào sau
đây? A. Làm tương
C. Muối dưa
B. Làm nước mắm D. Làm giấm
24. Cho sơ đồ phản ứng sau đây : Rượu êtanol + O2 --> (X) + H2O + năng lượng. (X) là :
A. Axit lactic
B. Dưa chua
C. Sữa chua
D. Axit axêtic
25. Cũng theo dữ kiện của câu 24 nêu trên; quá trình của phản ứng được gọi là :
A. Sự lên men
C. Ô xi hoá B. Sự đồng hoá
D. Đường phân
26.Quá trình nào sau đây không phải là ứng dụng lên men
A. Muối dưa, cà
B. Tạo rượu
C. Làm sữa chua
D. Làm dấm
29.Thời gian cần thiết để một tế bào vi sinh vật phân chia được gọi là
A. Thời gian một thế hệ
B. Thời gian sinh trưởng

C. Thời gian sinh trưởng và phát triển
D. Thời gian tiềm phát
30.Có một tế bào vi sinh vật có thời gian của một thế hệ là 30 phút. Số tế bào tạo ra từ tế bào nói
trên sau 3 giờ là bao nhiêu? A. 64
B.32 C.16 D.8
31.Trong thời gian 100 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới. Hãy
cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu?
A. 2 giờ
B. 60 phút C. 40 phút D. 20phút
32 . Số tế bào tạo ra từ 8 vi khuẩn E. Coli đều phân bào 4 lần là :
A. 100
B.110
C.128
D.148
33. Trong môi trường cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng thì quá trình sinh trưởng của vi
sinh vật biểu hiện mấy pha?
A. 3
B.4
C.5
D.6
34. Thời gian tính từ lúc vi khuẩn được nuôi cấy đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng được gọi là :
A. Pha tiềm phát
B. Pha cân bằng động
C. Pha luỹ thừa
D. Pha suy vong
35.Biểu hiện của vi sinh vật ở pha tiềm phát là:
A. Vi sinh vật trưởng mạnh
B. Vi sinh vật trưởng yếu
SINH HỌC 10


16


C. Vi sinh vật bắt đầu sinh trưởng
D. Vi sinh vật thích nghi dần với môi trường nuôi cấy
36. Hoạt động nào sau đây xảy ra ở vi sinh vật trong pha phát?
A. Tế bào phân chia
B. Có sự hình thành và tích luỹ các enzim
C. Lượng tế bào tăng mạnh mẽ D. Lượng tế bào tăng ít
37. Trong môi trường nuôi cấy, vi sinh có quá trình trao đổi chất mạnh mẽ nhất ở :
A. Pha tiềm phát
B. Pha cân bằng động
C. Pha luỹ thừa
D. Pha suy vong
38. Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vật ở pha cân bằng động là :
A. Số được sinh ra nhiều hơn số chết đi
B. Số chết đi nhiều hơn số được sinh ra
C. Số được sinh ra bằng với số chết đi
D. Chỉ có chết mà không có sinh rA.
40. Pha log là tên gọi khác của giai đoạn nào sau đây?
A. Pha tiềm phát
C. Pha cân bằng
B. Pha luỹ thừa
D. Pha suy vong
41. Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vât ở pha suy vong là :
A. Số lượng sinh ra cân bằng với số lượng chết đi
b Số chết đi ít hơn số được sinh ra
C.Số lượng sinh ra ít hơn số lượng chết đi
D. Không có chết, chỉ có sinh.
43. Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng cách :

A. Phân đôi B. Tiếp hợp
C. Nẩy chồi
D. Hữu tính
44. Hình thức sinh sản của xạ chuẩn là :
A. Bằng bào tử hữu tính B. Bằng bào tử vô tính C. Đứt đoạn
D. Tiếp hợp
45. Phát biểu sau đây đúng khi nói về sự sinh sản của vi khuẩn là :
A. Có sự hình thành thoi phân bào
B. Chủ yếu bằng hình thức giảm phân
C. Phổ biến theo lối nguyên phân
D. Không có sự hình thành thoi phân bào
46. Trong các hình thức sinh sản sau đây thì hình thức sinh sản đơn giản nhất là :
A. Nguyên phân
B. Phân đôi
C. Giảm phân
D. Nẩy chồi
47. Sinh sản theo lối nẩy chồi xảy ra ở vi sinh vật nào sau đây ?
A. Nấm men
C. Trực khuẩn
B. Xạ khuẩn
D. Tảo lục
48. Hình thức sinh sản có thể tìm thấy ở nấm men là :
A. Tiếp hợp và bằng bào tử vô tính
B. Phân đôi và nẩy chồi
C. Tiếp hợp và bằng bào tử hữu tính
D. Bằng tiếp hợp và phân đôi
49. Vi sinh vật nào sau đây có thể sinh sản bằng bào tử vô tính và bào tử hữu tính ?
A. Vi khuẩn hình que
B. Vi khuẩn hình cầu
C. Nấm mốc

D. Vi khuẩn hình sợi
50. Ở nấm rơm, bào tử sinh sản được chứa ở :
A. Trên sợi nấm
B. Mặt dưới của mũ nấm C. Mặt trên của mũ
D. Phía dưới sợi nấm
51. Vi sinh vật nào sau đây không sinh sản bằng bào tử
A. Nấm mốc B. Xạ khuẩn
C. Nấm rơm
D. Đa số vi khuẩn
52. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các nguyên tố : C, H, O
A. Là những nguyên tố vi lượng B. Cần cho cơ thể sinh vật với một lượng rất ít
C. Có trong thành phần của cacbonhidrat, lipit, prôtêin và axitnuclêic
D. Cả a, b, c đều đúng
53. Nhóm nguyên tố nào sau đây không phải là nguyên tố đại lượng ?
A. C,H,O
B. P,C,H,O C. H,O,N
D. Zn,Mn,Mo
54. Các nguyên tố cần cho hoạt hoá các enzim là :
A. Các nguyên tố vi lượng ( Zn,Mn,Mo...)
B. C,H,O
C. C,H,O,N
D. Các nguyên tố đại lượng
55. Hoá chất nào sau đây có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật ?
A. Prôtêin C. Pôlisaccarit
B. Mônôsaccarit
D. Phênol
56.Chất sau đây có nguồn gốc từ hoạt động của vi sinh vật và có tác dụng ức chế hoạt động của
vi sinh vật khác là :
A. Chất kháng sinh
B. Alđêhit C. Các hợp chất cacbonhidrat

D. Axit amin
57. Chất nào sau đây có tác dụng diệt khuẩn có tính chọn lọc ?
A. Các chất phênol B. Chất kháng sinh
C. Phoocmalđêhit D. Rượu
SINH HỌC 10

17


59. Chất kháng sinh có nguồn gốc chủ yếu từ dạng vi sinh vật nào sau đây?
A. Vi khuẩn hình que
B. Vi rut
C. Xạ khuẩn
D. Nấm mốc
60. Phát biểu sau đây có nội dung đúng là :
A. Các nguyên tố đại lượng cần cho cơ thể với một lượng rất nhỏ
B. Cácbon là nguyên tố vi lượng
C. Kẽm là nguyên tố đại lượng
D. Hidrô là nguyên tố đại lượng
61. Ngoài xạ khuẩn dạng vi sinh vật nào sau đây có thể tạo ra chất kháng sinh?
A. Nấm
B. Tảo đơn bào
C. Vi khuẩn chứa diệp lục
D. Vi khuẩn lưu huỳnh
62. Dựa trên nhiệt độ tối ưu của sự sinh trưởng mà vi sinh vật được chia làm các nhóm nào
sau đây ?
A. Nhóm ưa nhiệt và nhóm kị nhiệt
B. Nhóm ưa lạnh, nhóm ưa ấm và nhóm ưa nhiệt
C. Nhóm ưa lạnh, nhóm ưa nóng
D. Nhóm ưa nóng, nhóm ưa ấm

63. Khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của các vi sinh vật thuộc nhóm ưa ấm là :
A. 5-10 độ C
C. 20-40 độ C
B.10-20 độ C
D. 40-50 độ C
64.Có một dạng vi sinh vật sinh trưởng rất mạnh ở nhiệt độ môi trường dưới 10 độ C. Dạng
vi sinh vật đó thuộc nhóm nào sau đây ?
A. Nhóm ưa lạnh
C. Nhóm ưa ấm
B. Nhóm ưa nóng D. Nhóm ưa nhiệt
65. Mức nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng vi sinh vật là mức nhiệt độ mà ở đó :
A. Vi sinh vật bắt đầu sinh trưởng
B. Vi sinh vật bắt đầu giảm sinh trưởng
C. Vi sinh vật dừng sinh trưởng
D. Vi sinh vật sinh trưởng mạnh nhất
67. Phần lớn vi sinh vật sống trong nước thuộc nhóm vi sinh vật nào sau đây?
A. Nhóm ưa lạnh B. Nhóm ưa ấm
C. Nhóm kị nóng
D. Nhóm chịu nhiệt
68. Đặc điểm của vi sinh vật ưa nóng là :
A. Rất dễ chết khi môi trường gia tăng nhiệt độ
B. Các enzim của chúng dễ mất hoạt tính khi gặp nhiệt độ cao
C. Prôtêin của chúng được tổng hợp mạnh ở nhiệt độ ấm
D. Enzim và prôtêin của c húng thích ứng với nhiệt độ cao
69. Dựa trên tác dụng của độ pH lên sự sinh trưởng của vi sinh vật , người ta chia vi sinh
vật làm các nhóm là :
A. Nhóm ưa kiềm và nhóm axit B. Nhóm ưa axit và nhóm ưa trung tính
C. Nhóm ưa kiềm nhóm ưa axit và nhóm ưa trung tính
D. Nhóm ưa trung tính và nhóm ưa kiềm
70. Đa số vi khuẩn sống kí sinh được xếp vào nhóm :

A. Ưa kiềm B. Ưa axit C. Ưa trung tính D. Ưa kiềm và axít
71. Vi sinh vật nào sau đây là nhóm ưa axit?
A. Đa số vi khuẩn B. Động vật nguyên sinh C. Xạ khuẩn
D. Nấm men, nấm mốc
72. Vi sinh vật sau đây trong hoạt động sống tiết ra axit làm giảm độ PH của môi trường là :
A. Xạ khuẩn
C. Vi khuẩn lam
B. Vi khuẩn lăctic D. Vi khuẩn lưu huỳnh
73. Môi trường nào sau đây có chứa ít vi khuẩn ký sinh gây bệnh hơn các môi trường còn lại ?
A. Trong đất ẩm
B. Trong máu động vật
C. Trong sữa chua D. Trong không khí
74.Nhóm vi sinh vật sau đây có nhu cầu độ ẩm cao trong môi trường sống so với các nhóm
vi sinh vật còn lại là : A. Vi khuẩn
B. Nấm men
C. Xạ khuẩn D. Nấm mốc

B. Câu hỏi tự luận:
Câu 1. Trình bày khái niệm vi sinh vật? Kể tên một số đại diện của vi sinh vật mà em biết?
Câu 2. Trình bày các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật cơ bản?
Câu 3. Trình bày các kiểu dinh dưỡng cơ bản của vi sinh vật?
Câu 4. Vì sao không nên bón phân đạm cùng với phân chuồng trên những ruộng lúa ngập nước?
Câu 5. Căn cứ vào đâu để chia các hình thức dinh dưỡng của vi sinh vật?
SINH HỌC 10

18


Câu 6. Các VSV thường gặp trong đời sống hàng ngày thuộc nhóm dinh dưỡng nào? Tại sao? VK
lam tổng hợp các chất hữu cơ của chính mình từ nguồn cacbon nào? kiểu dinh dưỡng của chúng là

gì?
Câu 7. Vi sinh vật quang tự dưỡng và hóa dị dưỡng khác nhau như thế nào?
Câu 8. Hãy trình bày kiểu dinh dưỡng của vi khuẩn không quang hợp và vi khuẩn nitrat hóa? (kiểu
dinh dưỡng, nguồn năng lượng, nguồn C)
Câu 9. Hô hấp là gì? So sánh đặc điểm giữa hô hấp hiếu khí, kị khí và lên men?
Câu 10. Trình bày nội dung và cánh tiến hành làm sữa chua? Vì sao sữa đang từ trạng thái lỏng trở
thành sệt? VÌ sao sữa chua là loại thực phẩm rất bổ dưỡng?
Câu 11. Cho các ví dụ về môi trường tự nhiên có vi sinh vật phát triển.
Câu 12. Nêu những tiêu chí cơ bản để phân thành các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật.
Câu 13. Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với
thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4 – 1,5; KH2PO4 – 1,0; MgSO4 – 0,2;
CaCl2 – 0,1; NaCl – 0,5
A. Môi trường trên là môi trường loại gì?
B. Vi sinh vật phát triển trên môi trường này có kiểu dinh dưỡng gì?
C. Nguồn cacbon, nguồn năng lượng và nguồn nitơ của vi sinh vật này là gì?
Câu 14. Căn cứ vào nguồn cacbon, vi sinh vật được chia thành những nhóm nào? Căn cứ vào
nguồn năng lượng, vi sinh vật được chia thành những nhóm nào
Câu 15. Căn cứ vào thành phần của các loại môi trường, người ta chia môi trường sống của VSV
trong phòng thí nghiệm gồm những loại nào?
Câu 16. Xác định kiểu dinh dưỡng, nguồn năng lượng và cacbon của các vi sinh vật sau đây: vi
khuẩn lam, vi khuẩn nitrat, vi khuẩn lục, nấm men.
Câu 17. Tại sao khi nướng bánh mì lại trở lên xốp?
Câu 18. Kể tên những ứng dụng của quá trình phân giải prôtêin và pôlisaccarit trong đời sống?
Câu 19. Kể tên một số loại enzim tham gia phân giải các chất ở vi sinh vật?
Câu 20. Trình bày quá trình tổng hợp các chất trong tế bào vi sinh vật và ứng dụng của chúng
trong đời sống con người?
Câu 21. Tại sao nói: tổng hợp (đồng hóa) và phân giải (dị hóa) là hai quá trình ngược chiều nhau,
nhưng thống nhất trong hoạt động sống của tế bào?
Câu 22. Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm
phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này?

Câu 23. Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong
nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra?
Câu 24. Vẽ đồ thị đường cong sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục
và trình bày đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn?
Câu 25. Trình bày các khái niệm: sinh trưởng của vi sinh vật, thời gian thế hệ, nuôi cấy không liên
tục, nuôi cấy liên tục?
Câu 26. So sánh nuôi cấy liên tục và không liên tục?
Câu 27. Dựa trên cơ sở khoa học nào để người ta thu được lượng sinh khối lớn khi nuôi VSV?
Câu 28. Trong môi trường tự nhiên (đất, nước) pha lũy thừa có xảy ra không? Tại sao?
Câu 29. Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn
Câu 30. Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm
phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này?
Câu 31. Thời gian thế hệ là gì? Nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vk trong nuôi cấy
không liên tục?
Câu 32. Tại sao trong nuôi cấy không liên tục phải trải qua pha tiềm phát? Đặc điểm của pha này
là gì? Và tại trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này?
Câu 33. Trong nuôi cấy không liên tục nguyên nhân nào dẫn đến pha suy vong? Tại sao nuôi cấy
liên tục không có pha này?
SINH HỌC 10

19


Câu 34. Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong
nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra?
Câu 35. Có phải pha suy vong vẫn còn các tb sống tiến hành TĐC và phân chia không?
Câu 36. Trong đường ruột cơ thể người giàu chất dinh dưỡng nhưng các VK vẫn không thể ST với
tốc độ cực đại? Vì sao? Tại sao nói: “ Dạ dày – ruột ở người là hệ thống nuôi cấy liên tục đối với
VSV”?
Câu 37. Sinh trưởng ở VSV khác với sinh trưởng ở cơ thể đa bào như thế nào?

Câu 38. Hình thức nuôi cấy liên tục và không liên tục có ý nghĩa gì?
Câu 39. Nếu không diệt hết nội bào tử, hộp thịt hộp để lâu ngày sẽ bị phồng, bị biến dạng, vì sao?
Câu 40. Trình bày các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ?
Câu 41. Trình bày các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân thực?
Câu 42. Nêu những điểm khác biệt chính giữa hình thức sinh sản phân đôi ở vi khuẩn với nguyên
phân?
Câu 43. Trình bày cấu tạo và chức năng của nội bào tử? VSV có những hình thức sinh sản nào?
Câu 44. VK sinh sản như thế nào? Vai trò của nội bào tử ở vi khuẩn? Nếu không diệt hết nội bào
tử, hộp thịt lâu ngày sẽ bị phòng, bị biến dạng, vì sao?
Câu 45. Phân biệt nội bào tử và nội bào tử?
Câu 46. Nêu đặc điểm của các hình thức sinh sản của nấm? Quá trình nảy chồi ở nấm men diễn ra
như thế nào? Mô tả sự tạo thành bào tử ở nấm men?
Câu 47. Cá biển và cá sông để lâu trong tủ lạnh, loại cá nào mau bị hư hơn?
Câu 48. Một chủng tụ cầu vàng được cấy lên 3 loại môi trường sau
- MT a gồm: nước, muối khoáng, nước thịt
- MT b gồm: nước, muối khoáng, glucozo và tiamin (vitamin B1)
- MT c gồm: nước, muối khoáng, glucozo
Sau khi nuôi cấy ở tủ ấm 37oC trong một thời gian, môi trường a, b trở nên đục trong khi môi
trường c vẫn trong suốt.
A. Môi trường a, b, c là môi trường gì?
B. Hãy giải thích kết quả thí nghiệm
C. glucozo, tiamin, nước thịt có vai trò gì đối với vi khuẩn?
Câu 49. Vì sao nên đun sôi lại thức ăn trước khi lưu trữ trong tủ lạnh?
Câu 50. Chất dinh dưỡng là gì? Cho ví dụ?
Câu 51. Nhân tố sinh trưởng là gì? Đựa vào nhân tố sinh trưởng thì vi sinh vật được chia thành
những nhóm nào?
Câu 52. Tại sao có thể dùng vi sinh vật khuyết dưỡng để kiểm tra thực phẩm có triptophan hay
không?
Câu 53. Hãy kể tên các chất diệt khuẩn thưởng sử dụng trong trường họC. bệnh viện và gia đình?
Câu 54. Vì sao khi rữa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 5 – 10 phút

Câu 55. Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không?
Câu 56. Tại sao muối dưa cà lại bảo quản được lâu?
Câu 57. Dựa vào phạm vi nhiệt độ ưa thích, vi sinh vật được chia làm mấy nhóm?
Câu 58. Dựa vào pH thích hợp vi sinh vật được chia thành mấy nhóm?
Câu 59. Tại sao trong quá trình bảo quản cất giữa quần áo, chăn màn và các loại hạt giống vào
những ngày nắng to người ta phải mang ra phơi?
Câu 60. Trình bày cơ chế tác động và ứng dụng của một số hóa chất ức chế sinh trưởng đối với vi
sinh vật trong đời sống?
Câu 61. Thế nào là nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật khuyết dưỡng, vi sinh vật nguyên dưỡng?
Câu 62. Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh?
Câu 63. Vì sao nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi lưu giữ trong tủ lạnh?
Câu 64. Cho biết đặc điểm về nguồn dinh dưỡng của vi sinh vật
SINH HỌC 10

20


Câu 65. Các chất ức chế có ảnh hưởng như thế nào đến vi sinh vật? Người ta đã ứng dụng các chất
ức chế như thế nào?

SINH HỌC 10

21



×