Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Đánh giá thực trạng sử dụng phân bón, thuốc BVTV trong sản xuất lúa tại thị trấn trâu qùy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.09 KB, 66 trang )

MỤC LỤC

1

1


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

2

BVTV

: Bảo vệ thực vật

HCBVT

: Hóa chất bảo vệ thực vật

IPM

: Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp

K2O%

( Integrated Pests Management)
: Hàm lượng kali tổng số

N%

: Hàm lượng đạm tổng số



OC%

: Hàm lượng cacbon hữu cơ tổng số

OM%

: Hàm lượng mùn

P2O5%

: Hàm lượng lân tổng số

SXNN

: Sản xuất nông nghiệp

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

UBDN

: Uỷ ban nhân dân

2


DANH MỤC BẢNG


3

3


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu 1: Cơ cấu hộ của thị trấn Trâu Quỳ năm 2013
Biểu 2: Thời điểm phun thuốc45

4

4


MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Bước vào thế kỷ 21, với sự phát triển vũ bão của nền kinh tế thế giới,
nền kinh tế Việt Nam đang ngày một đi lên sánh vai với các cường quốc trên
thế giới. Sự chuyển đổi mạnh sang nền kinh tế thị trường cùng với việc mở
mang các khu công nghiệp đã và đang nảy sinh vấn đề trong an ninh lương
thực. Bên cạnh đó, sự bùng nổ dân số trong những năm qua đã làm tăng sức
ép lên các vùng đất nông nghiệp làm diện tích đất nông nghiệp đang ngày một
thu hẹp. Vậy làm thế nào để đáp ứng đủ nhu cầu của con người đang là một
vấn đề đặt ra cho thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Một trong những
biện pháp đó là sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất.
Trong vài thập kỷ gần đây năng xuất cây trồng không ngừng tăng lên, không
chỉ có sự đóng góp to lớn của công tác giống mà còn có vai trò quan trọng của
phân bón. Giống mới chỉ phát huy được tiềm năng năng xuất khi được bón
phân đầy đủ và cân đối. Sự ra đời của phân bón đã làm năng xuất cây trồng
của các nước Tây Âu tăng 50% so với luân canh với cây họ đậu. Theo FAO

(1989), cứ mỗi tấn dinh dưỡng sẽ sản xuất được 10 tấn ngũ cốc.Bón phân đầy
đủ và cân đối không những làm tăng năng suất mà còn tăng chất lượng sản
phẩm . Theo Phùng Minh Phong (2002) nhờ sử dụng HCBVTV mà ít nhất
20% sản phẩm nông nghiệp ở các nước phát triển và 40-50% ở các nước
chậm phát triển không bị phá hoại bởi các loại côn trùng, vi sinh vật gây bệnh
và cỏ dại.
Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong những cây trồng cung cấp nguồn
lương thực quan trọng nhất của loài người, với 40% dân số thế giới sử dụng
lúa gạo làm thức ăn chính và có ảnh hưởng đến đời sống của ít nhất 65% dân
số thế giới. Ở Việt Nam, lúa phải đảm bảo an ninh lương thực cho gần 90
triệu dân và đóng góp vào việc xuất khẩu gạo. Năm 1997 Việt Nam đã trở
thành quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Có được thành tựu trên
là nhờ biết ứng dụng tiến bộ khoa học vào trong sản xuất và sự thay đổi cơ
chế chính sách quản lý của nhà nước.

5

5


Tuy nhiên, do điều kiện sống, điều kiện lao động và nhận thức của
người dân còn thấp nên phân bón, thuốc BVTV đã bị lạm dụng quá mức,
nhiều loại thuốc đã bị cấm sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc vẫn được lưu
hành và sử dụng một cách tùy tiện. Chính những điều đó đã dẫn đến hậu quả
làm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái một cách nghiêm trọng, làm
cho đất bị chua hóa, mặn hóa, mất khả năng sản xuất. Đối với cây trồng, nông
sản việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV với liều lượng lớn, không đảm bảo
thời gian cách ly đã tạo ra dư lượng thuốc và phân bón trong rau quả, thực
phẩm và tồn đọng lại trong đất theo chuỗi thức ăn nó ảnh hưởng tới sức khỏe
con người, động vật, thủy sản.

Thị trấn Trâu Qùy là một thị trấn cũng có nền sản xuất nông nghiệp từ
lâu với mức đầu tư phân bón, thuốc BVTV cao. Sản phẩm nông nhiệp mà thị
trấn sản xuất ra không chỉ phục vụ nhu cầu cho người dân trong vùng mà còn
phục vụ nhu cầu cho các vùng lân cận. Vì vậy, tình hình sử dụng phân bón,
thuốc BVTV là vấn đề cần được quan tâm. Xuất phát từ vấn đề đó tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài:
“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHÂN BÓN HÓA HỌC
VÀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI THỊ
TRẤN TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI”
Mục đích
Đánh giá thực trạng sử dụng phân bón, thuốc BVTV trong sản xuất lúa
tại thị trấn Trâu Qùy. Từ đó, đề xuất sử dụng phân bón và hóa chất BVTV hợp
lý để góp phần vào phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường.
Yêu cầu
Tìm hiểu thực trạng sử dụng phân bón, thuốc BVTV trong sản xuất lúa
tại thị trấn Trâu quỳ.
Đánh giá được ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV
trong sản xuất lúa tới môi trường đất nông nghiệp tại thị trấn Trâu Qùy.
Đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý phân bón, thuốc BVTV nhằm
bảo vệ môi trường tại địa phương.

6

6


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1Tình hình sử dụng phân bón
1.1.1 Những khái quát chung về phân bón
1.1.1.1 Khái niệm

Phân bón là các chất hữu cơ hoặc vô cơ chứa các nguyên tố dinh dưỡng
cần thiết cho cây trồng, được bón vào đất hay hòa vào nước phun, xử lý hạt
giống, rễ và cây con nhằm tăng năng xuất và cải thiện chất lượng nông sản.
1.1.1.2Phân loại phân bón
Phân vô cơ: Phân vô cơ hay phân hóa học là các loại phân có chứa yếu
tố dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng ( vô cơ) thu được nhờ các quá trình vật
lý, hóa học. Một số phân bón vô cơ thông dụng hiện nay:
Phân đạm vô cơ gồm có:




Phân Urea [CO(NH2)2] có 46%N
Phân đạm Sunphat còn gọi là đạm SA [(NH4)2SO4] chứa 21%N
Phân Clorua Amon [NH4Cl] có chưá 24-25%N
Phân Lân:






Phân Super Lân [Ca(H2PO4)2] có chứa 16-20% P2O5
Phân Lân nung chảy chứa 16% P2O5
Phân Kali:
Phân Clorua Kali (KCl) có chứa 60% K2O
Phân Sunphat Kali (K2SO4) có chứa 48-50% K2O
Phân NPK hỗn hợp
Phân hữu cơ: Phân hữu cơ bao gồm các chất hữu cơ khi vùi vào đất
được vi sinh vật phân giải và có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

( ví dụ: Phân bắc, nước giải, phân gia súc, phân gia cầm, phân xanh...khi vùi
trực tiếp vào đất).
Phân vi lượng gồm các nguyên tố: Cu, Zn, Mn, B, Mo, Fe, Co... chúng
được bón ở dạng đơn hoặc hỗn hợp.
Phân phức hợp vi sinh: gồm chế phẩm vi sinh, phân vi sinh, phân hữu
cơ vi sinh và phân phức hợp hữu cơ vi sinh.

7

7


Phân bón lá: là hỗn hợp của một số phân đa lượng, phân vi lượng và
một số chất điều hòa sinh trưởng. Loại phân này dùng để phun lên lá, hoa quả
và thân cây.
1.1.2Vai trò của phân bón trong sản xuất nông nghiệp
Phân bón là yếu tố quan trọng và là nguồn cung cấp chủ yếu dinh
dưỡng vô cơ cho cây trồng thông qua quá trình hấp thụ của bộ rễ. Nhưng cấu
tạo đất không giống nhau, đất ở mỗi vùng khác nhau. Vì vậy cải tạo đất chính
là bổ sung chất dinh dưỡng vào trong đất để cho cây trồng hấp thụ chất dinh
dưỡng nuôi thân cây, lá, hoa quả một cách phù hợp, làm cho cây trồng phát
triển tốt và sản phẩm đạt năng suất cao.


Việc bón phân hợp lý cho cây trồng vừa nhằm đạt năng suất cây trồng cao
thoả đáng với chất lượng tốt, hiệu quả sản xuất cao, đồng thời để ổn định và
bảo vệ được đất trồng trọt. Bên cạnh đó bón phân còn có thể làm môi trường
tốt hơn, cân đối hơn.
- Phân hữu cơ và vôi là các phương tiện cải tạo môi trường đất toàn
diện và hiệu quả:

+ Phân hữu cơ về lâu dài có tác dụng làm cho đất có điều kiện tích luỹ
nhiều mùn, dinh dưỡng, nâng cao độ phì của đất, cải thiện tính chất lý, hoá
sinh của đất trên cơ sở đó có thể tăng lượng phân hoá học để thâm canh đạt
hiệu quả cao.
+ Bón vôi có tác dụng cải tạo hoá tính, lý tính, sinh tính, giúp cây có
thể hút được nhiều dinh dưỡng từ đất, tạo môi trường pH thích hợp cho cây
trồng hút thức ăn cũng như sinh trưởng và phát triển...
-Bón phân hoá học: với liều lượng thích đáng làm tăng cường hoạt
động của vi sinh vật có ích, do đó làm tăng cường sự khoáng hoá chất hữu cơ
có sẵn trong đất, chuyển độ phì tự nhiên của đất thành độ phì thực tế.
+ Bón lân làm tăng cường độ phì một cách rõ rệt, đồng thời lại đảm bảo
giữ cho đất khỏi bị hoá chua, vì hầu hết các loại phân lân thông thường đều có
chứa một lượng canxi cao.
8

8


+ Bón kali có tác dụng cải tạo hàm lượng kali cho đất và tăng cường
hiệu quả của phân kali bón về sau.


ảnh hưởng gián tiếp của phân bón tới các biện pháp kỹ thuật trồng trọt làm
tang năng suất cây trồng: sử dụng phân bón hợp lý luôn là cơ sở quan trọng
cho việc phát huy hiệu quả của các biện pháp kỷ thuật khác( làm đất, giống,

-

mật độ gieo trồng,tưới tiêu, bào vệ thực vật…)
Làm đất: Để việc cầy sâu trong làm đất đạt hiệu quả cần quan tâm bón phân

phù hợp với sự phân bố dinh dưỡng trong các tầng đất. Trên đất bạc màu, sự
trênh lệch về độ phì giữa tầng canh tác và các tầng dưới rất lớn, cầy sâu mà
bón ít phân và không bón vôi, không những không làm tang năng suất mà còn

-

làm giảm năng suất khá rõ so với cây trồng.
Giống cây trồng: Các giống cây trồng khác nhau thì có nhu cầu chất dinh
dưỡng khác nhau (theo Viện Thổ nhưỡng- Nông hóa 2003. Lúa thường có
năng suất 5,0- 5,5 tấn/ha lượng hút dinh dưỡng chính N là 100-120kg/ha, P2O5
là 40-50kg/ha, K2O là 100-120kg/ha còn đối với Lúa lai có năng suất 6,5- 7,0
tấn/ha lượng hút dinh dưỡng chính N là 150-180kg/ha, P 2O5 là 70-80kg/ha,
K2O là 180-200kg/ha) do vậy cần phải bón phân cân đối theo yêu cầu mới

-

phát huy hết tiềm năng năng suất của giống.
Mật độ gieo trồng và chế độ bón phân có quan hệ rất mật thiết và phức tạp,

-

phải được xây dựng một cách thích hợp đối với mỗi cây.
Tưới tiêu: Đất được tưới tiêu chủ động làm tang hiệu quả phân bón, có khả
năng bón nhiều phân để đạn hiệu quả sản xuất cao hơn. Yêu cầu về phân bón
ở các vùng có tưới và không tưới khác nhau. Đồng thời phân bón làm giảm
lượng nước cần thiết để tạo nên một đơn vị chất khô nên tiết kiệm được lượng

-

nước cần tưới.

Trong công tác bảo vệ thực vật: bón phân cân đối và hợp lý là cơ sở quan
trọng cho việc quản lý dịch hại tổng hợp đạt hiệu quả tốt tạo cho cây trồng
khỏe mạnh ít sâu bệnh hại, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, đem lại thu
nhập cao cho người trồng trọt. Các loại phân lân và kali còn có tác dụng làm
tang tính chống chịu( chịu hạn, chịu rét) cho cây.
Vậy: có thể dung chế độ bón phân tốt để khắc phục những nhược điểm
của kỷ thuật trồng trọt. Ngược lại, các biện pháp kỹ thuật khác cũng ảnh
9
9


hưởng đến hiệu lực của phân bón.(theo Nguyễn Văn Bộ, 2003- giám đốc viện
khoa học Việt Nam bón phân không cân đối làm giảm 20-50%, kỹ thuật gieo
cây kém và thời vụ gieo cây không thích hợp làm giảm 20-40%, kỹ thuật làm


đất kém và chế độ nước không hợp lý làm giảm 10-20%).
Bón phân gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng sản phẩm: thực tế sản xuất đã cho
thấy rằng việc bón thiếu, thừa hay bón phân không cân đối đều làm giảm chất

-

lượng nông sản. Điều này thấy rõ nhất với yếu tố N.
Nếu bón quá nhiều đạm: có thể dẫn đến nhiều bất lợi cho cây trồng và ảnh
hướng xấu tới chất lượng nông sản: làm tang tỉ lệ nước trong cây, tang hàm
lượng NO3- trong rau gây tác hại cho người sử dụng, làm giảm tỉ lệ Cu trong
chất khô của cơ thể gây vô sinh cho bò, cây trồng dễ bị sâu bệnh, kéo dài thời

-


gian sinh trưởng gây ô nhiễm môi trường…
Bón thiếu đạm: cây trồng rút ngắn thời gian sinh trưởng, năng suất phẩm chất

-

giảm. Ví dụ tỉ lệ vitamin B2 trong rau giảm.
Bón thừa kali: làm giảm hàm lượng magie trong cỏ làm thức ăn gia súc, làm
độc vật nhai lại đễ mắc bệnh co cơ đồng cỏ.
Vậy: Bón phân không cân đối cho cây trồng tạo ra thức ăn không cân
đối, thiếu các vitamin, thiếu nguyên tố vi lượng, khiến người và động vật dù
ăn nhiều vẫn không tang trọng được và vẫn mắc các bệnh suy dinh dưỡng,
thiếu máu, vô sinh…
Vậy: Bón phân hoá học cân đối và hợp lý kết hợp bón phân hữu cơ vừa
tạo được năng suất và chất lượng nông sản tốt, vừa làm đất trở nên tốt hơn.

10

10


1.1.3 Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.3.1Trên thế giới


Thực trạng sản xuất và sử dụng phân hóa học
Phân bón là một yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp, từ
khi biết sản xuất nông nghiệp loài người đã biết sử dụng phân bón và cây họ
đậu để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Trong mấy thập kỷ vừa qua, năng
suất cây trồng không ngừng được tăng lên, ngoài vai trò của giống mới còn
có tác dụng quyết ðịnh của phân bón. Giống mới chỉ phát huy ðýợc tiềm nãng

của mình – cho năng suất cao khi được bón đủ phân và hợp lý.
Theo FAO (2008), dự báo nhu cầu phân bón trong các năm 2008-2009
sẽ tăng 1,9% trong đó đạm tăng 1,4%, lân tăng 2,0% và kali tăng 2,4% nhưng
thực tế thh́ trong giai đoạn này lượng phân bón tiêu thụ toàn cầu lại giảm
mạnh, cùng với khủng khoảng kinh tế tại nhiều nước. Mức tiêu thụ phân bón
đạt gần 173 triệu vào năm 2007, sau đó giảm mạnh xuống còn 155,3 triệu tấn
vào năm 2008/2009 và tăng trở lại từ cuối năm 2009 lên 163,5 triệu tấn, đạt
172,6 triệu tấn năm 2010/2011 và 176,8 triệu tấn năm 2011/2012 (Bảng 1.1).
Bảng 1.1: Lượng phân bón tiêu thụ toàn cầu
Đơn vị: triệu tấn
Năm
2007/2008
2008/2009
2009/2010
2010/2011
2011/2012(ước tính)

N
100,8
98,3
102,2
104,3
107,5

P2O5
38,5
33,8
37,6
40,6
41,1


K2O
Tổng
29,1
168,4
23,1
155,3
23,6
163,5
27,6
172,6
28,2
176,6
Nguồn: IFA 11/2012.
Trong các nước tiêu thụ phân bón trên thế giới Trung Quốc là nước tiêu

thụ phân bón lớn nhất, tiếp đến Ấn Độ, Mỹ, Braxin…nhóm 10 nước này
chiếm trên 74% sản lượng tiệu thụ toàn cầu(Bảng 1.2).
Bảng 1.2: Nhóm 10 nước tiêu thụ phân bón lớn nhất toàn cầu năm
2010/2011
Đơn vị: triệu tấn
Nước
Trung
Quốc

11

N
34,10


Nước
Trung

P2O5
11,70

Nước
Trung Quốc

Quốc

K2O
5,30

Nước
Trung
Quốc

11

Tổng
51,10


Ân Độ
Mỹ
Indonesia
Pakistan
Braxin
Pháp

Canada
Đức
Nga
Tổng cộng

16,15
11,93
3,35
2,93
2,70
2,12
1,94
1,70
1,38
78,30

Ân Độ
Mỹ
Braxin
Pakistan
Uc
Canada
Thỗ nhĩ kỳ
Nga
Indonesia

8,00
3,99
3,30
0,80

0,74
0,65
0,54
0,54
0,50
30,76

Mỹ
Braxin
Ân Độ
Indonesia
Malaysia
Pháp
Đức
Nga
Canada

4,26
3,80
3,80
1,05
1,00
0,48
0,38
0,35
0,32
20,73

Ấn Độ
Mỹ

Braxin
Indonesia
Pakisatn
Pháp
Cannada
Đức
Nga

27,95
20,18
9,80
4,90
3,76
3,05
2,91
2,33
2,26
128,24

Nguồn: IFA, 2011
Nhu cầu về phân bón vi sinh vật trên thế giới là rất lớn. Đây là phương
hướng tương lai của nông nghiệp để nhằm giảm bớt tác hại của việc sử dụng
không cân đối các loại phân hóa học, việc làm ô nhiễm môi trường và việc chi
phí quá nhiều ngoại tệ để nhập khẩu phân bón vô cơ ,trên thế giới hiện nay sử
dụng phân bón hữu cơ và phân bón hóa học .


Thực trạng sản xuất sử dụng phân hữu cơ trên thế giới
Hiện nay các nước trên thế giới đang quan tâm đến việc sử dụng phân
hữu cơ bao gồm phân chuồng, phân ủ, phân xanh các loại và phân vi sinh.

Ấn Độ hàng năm sản xuất khoảng 286 triệu tấn phân ủ (compost) từ các
chất thải nông thôn và thành phố ước tính tương đương 3,5-4,0 triệu tấn NPK.
Có khoảng 6,7 triệu ha cây phân xanh, mỗi ha thu được tương đương 40-50
kg N. Ước tính thu được 0,3 triệu tấn N.(Theo FAO 1990)
Trung quốc sử dụng phân hữu cơ từ nguồn phân xanh, phân chuồng,
rơm rạ, khô dầu. Ước tính tương đương 9,8 triệu tấn NPK nguyên chất. Phân
sinh học sử dụng cho 1ha tương đương 65kg (N+P2O5+K2O).
Cả hai nước Trung Quốc và Ấn Độ có truyền thống sử dụng phân sinh
học, sau nhiều năm gần đây cũng rút ra kết luận: dinh dưỡng từ phân hữu cơ
không đáp ứng đủ nhu cầu cho cây trồng đạt năng xuất cao, mà phải dùng
phân bón hóa học bổ sung.
1.1.3.2Ở Việt Nam



Thực trạng sản xuất và sử dụng phân bón hóa học

12

12


Theo số liệu của vụ Khoa Học Công Nghệ và chất lượng sản phẩm –
Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, hiện có khoảng 1420 loại phân
bón gồm 6 nhóm chính:
Bảng 1.3 : các loại phân bón hóa học được sử dụng ở Việt Nam
Nhóm
1
2
3

4
5
6

Loại
Số lượng
Phân đơn
17
NPK
1084
Hữu cơ khoáng
79
Vi sinh vật
20
Trung lượng- vi lượng 60
Khác
160
Nguồn:Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

Ta thấy nước ta phân bón hóa học, phân vô cơ(NPK) đang tràn lan trên
thị trường với 1084 loại trong đó có cả phân bón giả đang được bầy bán trên
thị trường khá nhiều chưa kiểm soát được (theoPGS. TS. Nguyễn Kim Vân,
Hội Khoa học Kỹ thuật Bảo vệ thực vật Việt Nam). Nhóm phân bón NPK
( thành phần chủ yếu là nito, photpho và kali) được bà con nông dân sử dụng
nhiều trong sản xuất nông nghiệp vì có giá thành rẻ, hầu như thích hợp với tất
cả các loại cây trồng( tất cả các loại cây trồng đều không thể thiếu N, K, P),
hiệu quả mang lại cao, giúp cây trồng hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn.
Loại phân hữu cơ khoáng (79 loại) là loại phân bón được sản xuất từ
phân hữu cơ chế biến công nghiệp hoặc hữu cơ sinh học trộn thêm một hoặc
một số yếu tố dinh dưỡng vô cơ, trong đó có ít nhất một yếu tố dinh dưỡng vô

cơ đa lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Loại phân trung lượng-vi sinh(60 loại) gồm :


Phân trung lượng
Là loại phân chứa một loại chất dinh dưỡng chính mà cây trồng sử
dụng với lượng trung bình như: Canxi (Ca), Magiê (Mg), Lưu huỳnh (S) và
Silic (SiO2).



Phân vi lượng

13

13


Là loại phân chưa những yếu tố dinh dưỡng mà cây trồng sử dụng với
lượng ít gồm: sắt (Fe), kẽm (Zn), đồng (Cu), bo (B), môlipđen (Mo) mangan
(Mn) và clo (Cl);...Phân vi lương tuy cây trồng cần một lường rất nhỏ nhưng
lại ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây và đặc
biệt là chất lượng của nông sản phẩm vì vậy cần lưu ý bổ sung đầy đủ các yếu
tố vi lượng cho cây để đảm bảo năng suất và tăng tính cạnh tranh cho nông
sản phẩm.
Loại phân vi sinh vật (20 loại) là sản phẩm chứa vi sinh vật (VSV)
sống, đã được tuyển chọn có mật độ phù hợp với tiêu chuẩn ban hành, thông
qua các hoạt động sống của chúng tạo nên các chất dinh dưỡng mà cây trồng
có thể sử dụng được (N, P, K, S, Fe...) hay các hoạt chất sinh học, góp phần
nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Phân vi sinh phải bảo đảm không

gây ảnh hưởng xấu đến người, động vật, thực vật, môi trường sinh thái và
chất lượng nông sản (theo TCVN 6168-1995).
Loại phân đơn (17 loại) là loại trong thành phần chỉ chứa một yếu tố
dinh dưỡng đa lượng N hoặc P2O5 hữu hiệu hoặc K2O hữu hiệu.
Loại phân khác (160 loại) như phân than bùn: như Biomix, Biofer,
Komix, Compomix, lân hữu cơ sinh học sông Gianh… Phân tro, phân dơi.
Theo ông Nguyễn Văn Bộ, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt
Nam: Mỗi năm Việt Nam sử dụng khoảng 2 triệu tấn phân ure, khoảng 600
nghìn tấn DAP và một lượng gần tương đương như vậy với các loại phân bón
khác. Tổng lượng phân bón các loại sử dụng ở Việt Nam xấp xỉ 7,7 triệu tấn.
Tuy nhiên thực tế cho thấy việc sử dụng phân bón chỉ đạt được hiệu xuất
40%.Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế cho thấy dânsố toàn cầu là 7.100.649.960
người, sống trên 8.538.843.863 ha đấtsản xuất nông nghiệp. Như vậy, trung
bình trên thế giới có 1,2 hađất sản xuất nông nghiệp/đầu người, trong khi con
số này ở ViệtNam chỉ là 0,104 ha, bằng 8,7% trung bình thế giới (tính toán
theo số liệu thống kê đất đai của Viện QH-TKNN, 2011 trong Báo cáo: hiện
trạng sử dụng đấtđến 31/12/2010)Để nuôi sống dân số đang tăng lên, mỗi
quốc gia có thể ápdụng một hoặc nhiều biện pháp sau đây:
14
14





Tăng diện tích thông quakhai hoang các vùng đất mới;
Tăng vụ và Thâm canh (giốngmới, bón phân, quản lý sâu bệnh và áp dụng các
biện pháp thuỷnông thích hợp).
Tuy nhiên với Việt Nam, đất sản xuất nông nghiệpnói chung và đất sản
xuất cây lương thực cây thực phẩm nói riêngkhông những không tăng mà còn

đang giảm đi nhanh chóng cả vềsố lượng và chất lượng. Trong giai đoạn năm
2000 - 2007, diện tíchđất trồng lúa đã giảm đi 361.935 ha(Báo Nông nghiệp
Việt Nam, 11/07/2008). Còn theo báo cáo của các địaphương, từ 2004 đến
2009 thì 29 ngàn dự án đã thu hồi gần750.000 ha, trong đó trên 80% là đất
nông nghiệp(thời báo kinh tế VN,15/5/2009)Việc mở rộng diện tích canh tác
gần như là không thể, cảnước hiện chỉ còn 327 ngàn ha đất bằng chưa sử
dụng( Báo cáo: Hiện trạng sử dụng đất đến31/12/2010. Viện QHTKNN,
2011) song phầnlớn lại nằm vùng ven biển, hoặc nhiễm mặn hoặc là cồn cát
nênkhai thác cho nông nghiệp rất khó khăn. Việc tăng vụ cũng khôngkhả thi,
nhiều nơi đã trồng 2-3 vụ lúa/năm; một số vùng trồng raumàu đã đạt 4-5
vụ/năm. Hệ số sử dụng đất đã tăng từ 1,49 năm1990 lên 1,92 năm 2007 (Theo
niên giám thống kê, 2010). Do vậy,giải pháp gần như duy nhất để tăng sản
lượng chỉ có thể là tăngnăng suất thông qua thâm canh, mà trước hết là sử
dụng phân bón.Có thể thấy ngay rằng sản lượng nhiều loại cây trồng ở Việt
Nam tăng đáng kể trong thời gian qua (nhất là cây lương thực) chủyếu là do
năng suất cây trồng tăng. Lấy 4 cây trồng đại diện cho 2nhóm cây lương thực
và cây công nghiệp, có diện tích lớn và tiêuthụ nhiều phân bón để làm ví dụ,
đó là cây lúa, ngô, cà phê và chè.Bốn cây trồng này phủ 9,65 triệu ha gieo
trồng (chiếm 66% tổngdiện tích gieo trồng cây nông nghiệp) và tiêu thụ gần
90% lượngphân bón toàn quốc (Phụ lục 1). Tính từ 1921-2012 (91 năm),diện
tích gieo trồng lúa tăng 1,64 lần, sản lượng tăng 7,07 lần, trong đónăng suất
tăng 4,35 lần. Với các cây trồng khác cũng có chung quiluật: Ngô năng suất
tăng 3,75 lần trong 36 năm; cà phê tăng 2,88lần trong 22 năm; còn chè tăng
14,1 lần trong 68 năm (Bảng 1.4).
15

15


Bảng 1.4: Biến động diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng

chính tại Việt Nam
Cây trồng

Thời gian

Diện tích

(1000ha)
1921
4.732
Lúa
2012
7.769
2012 vs 1921, lần
1,64
1976
337
Ngô
2012
1.140
2012vs 1976, lần
3,38
1976
119
Cà phê
2012
614
2012 vs 1990, lần
5,15
1944

16
Chè
2012
131
2012 vs 1944 , lần
8,18
* Cà phê nhân và chè búp tươi

Năng suất

Sản lượng

(tấn /ha)
1,31
5,66
4,35
1,15
4,32
3,75
0,77*
2,22*
2,88
0,49*
6,92*
14,1

(1000 tấn)
6.211
43.965
7,07

387
4.925
12,7
92
1.366
14,8
8
905
11,3

Nguồn: Số liệu thống kê Việt Nam thế kỷ 20, cuốn 1,2. NXB Thống kê,
năm 2004. Niên giám thống kê hàng năm. 2011, 2012: Báo cáo tổng kết Bộ
Nông nghiệp và PTNT và tính toán của tác giả.
Thời gian tới, khi dân số tăng lên, trung bình 1 triệu người/năm (Phụ
lục 4), trong khi diện tích đất canh tác thu hẹp lại do công nghiệp hóa, giao
thông, đô thị, bình quân diện tích đất trên đầu người giảm (Phụ lục 2) thì tăng
năng suất là con đường duy nhất để đảm bảo an ninh lương thưc và an sinh xã
hội.Theo Balu L. Bumb and Carlos A. Banante (1996), năng suất đóng góp
trên 80% sản lượng cây trồng, 20% còn lại là do tăng diện tích. Hiện nay, gần
như 100% sản lượng tăng thêm của các cây trồng chính tại Việt Nam là nhờ
tăng năng suất.
Có 3 con đường để tăng năng suất, đó là:




Cải thiện giống.
Tăng cường đầu tư, trong đó chủ yếu là hệ thống thủy lợi vàphân bón
Cải tiến kỹ thuật canh tác.
Với Việt Nam, chúng tôi cho rằng phân bón đóng góp cao hơn bởi vì

trong 40 năm (1970-2010), năng suất lúa (Cây trồng chiếm đến 33 triệu ha tại
16
16


Trung Quốc) tăng có 1,92 lần còn ở Việt Nam tăng tương ứng 2,66 lần (Bảng
5). Tốc độ tăng năng suất của Việt Nam cao hơn trung bình của thế giới và
hầu hết các nước trồng lúa (Bảng 2.5, Phụ lục 3).

17

17


Bảng 1.5: Sử dụng phân hoá học và năng suất lúa tại một số nước
Nước
Trung
Quốc
Nhật
Bản
Hàn
Quốc
Thái
Lan
Việt
Nam

Năng suất lúa, tạ/ha

Kg N+P2O5+K2O/ha canh tác

1970

1980

1990

2000

2007

1970 1980 1990 2000 2010

44,0

158,2 220,4 256,9

366,9

3,42

4,14

5,72

6,26

6,55

376,3 372,6 385,5 324,5


272,1

5,63

5,13

6,38

6,70

6,51

261,9 351,4 418,7 301,1

257,9

4,55

4,31

6,21

6,71

6,51

133,4

2,02


1,89

1,96

2,61

2,88

2,01

2,08

3,19

4,24

5,34

6,6

16,7

59,7

99,7

55,2

26,1


104,9 365,6

400,3
*

* Số liệu 2010
Nguồn: Tiêu thụ phân bón: FAOSTAT Database, (1961-2001 data:FAO
update 06 Sept 2006/30 Aug 2007). Patrick Heffer, 2008. IFA,
2008.Assessment of Fertilizer Use by Crop at the Global Level. Năng suất
lúa:: 8080/wrs/
Theo số liệu thống kê.( báo cáo khoa hoc – nâng cao hiệu quả sử dụng
phân bón ở Việt Nam – Nguyễn Văn Bộ- giám đốc Viện Khoa Học Nông
Nghiệp Việt Nam). Năng suất và sản lượng các cây trồngchính tại Việt Nam có
mối quan hệ chặt chẽ với lượng phân bón sửdụng. Quy luật tương tự cũng
xảy ra với các nước trồng lúa chủ yếuở khu vực châu Á (Bảng 2.5và2.6). Một
điều lý thú là, những nước có nền thâm canh sớm như Nhật Bản, Hàn Quốc
đều đã sử dụng phân bón rất cao, đạt 300 - 400 kg N+P 2O5 +K2O /ha canh tác
từ những năm 70-80 của thế kỷ 20. Hàn Quốc đã từng bón 418 kg chất dinh
dưỡng/ha canh tác cách đây 23 năm, khi đó lượng bón của Việt Nam mới chỉ
đạt 104 kg/ha. Tuy nhiên các nước thâm canh sớm như Nhật Bản, Hàn Quốc
lại đang giảm nhanh lượng phân bón sử dụng/ha canh tác. Một phần do chi
phí cao, song phần lớn do công nghệ phân bón và kỹ thuật bón phân được cải
18

18


thiện nên hiểu quả sử dụng tang và có thể giảm lượng bón. Lượng bón của
Việt Nam năm 2010 thuộc loại cao trên thế giới, song chúng ta có hệ số sử
dụng đất đạt gần 2 lần, do vậy, thực chất lượng dinh dưỡng bón cho cây trồng

cũng chỉ khoảng 200kg N+P2O5 +K2O /ha/vụ. Lượng bón của Thái Lan hiện
thuộc loại thấp, chủ yếu do nước này có trên 10 triệu ha lúa sử dụng giống
chất lượng cao nên không chịu thâm canh.
Bảng 1.6: Sử dụng phân bón và năng suất cây trồng ở Việt Nam.
Đơn vị: 1000 tấn N+P2O5 +K2O
Tiêu thụ phân bón
Năm

Toàn cầu

Năng suất cây trồng , tấn /ha

Việt Nam

Lúa

Ngô

1961
31.182
89
1,34
1965
47.003
78
1,90
1970
69.308
311
2,01

1975
91.399
330
2,12
1,15
1980
116.720
155
2,08
1,10
1985
129.490
469
2,78
1,48
1990
137.829
560
3,19
1,55
1995
129.681
1.224
3,68
2,11
2000
135.198
2.267
4,24
2,75

2005
161.358
1.985
4,89
3,60
2010
163.500
2.582
5,34
4,11
2011
172.600
2.935
5,53
4,29
2012
176.600
2.774
5,66
4,32
2012
vs 566
3.116
422
375*
1961,%
* So với năm 1970; ** So với 1990 và *** so với 1980

Cà Phê


0,77
1,16
1,42
1,56
1,98
2,04
1,97
255**

Chè

2,01
2,43
2,41
2,71
3,58
4,51
6,42
7,03
7,80
388**
*

Nguồn: IFA, 2012;( Số liệu thống kê Việt Nam thế kỷ 20), cuốn 1,2.
NXB Thống kê, năm 2004. Niên giám thống kê hàng năm. Báo cáo tổng kết
Bộ Nông nghiệp và PTNT
Việt Nam là nước sử dụng phân bón tương đối cao so với những năm
trước đây do người dân áp dụng được nhiều biện pháp kỹ thuật trong thâm
canh. Theo Nguyễn Văn Bộ (Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt
Nam(VAAS) ), mỗi năm nước ta sử dụng 1.202.140 tấn đạm, 456.000 tấn lân

19

19


và 402.000 tấn kali, trong đó sản xuất lúa chiếm 62%. Song do điều kiện khí
hậu còn gặp nhiều bất lợi cho nên kỹ thuật bón phân mới chỉ phát huy được
30% hiệu quả đối với đạm và 50% hiệu quả đối với lân và kali. Nhưng hiệu
quả bón phân đối với cây trồng lại tương đối cao, do vậy mà người dân ngày
càng mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ngành sản xuất phân
hóa học nước ta mới đáp ứng được khoảng 45% nhu cầu của nông nghiệp,
còn lại phải nhập khẩu gần như toàn bộ phân đạm urê, kali và phân phức hợp
DAP, một lượng khá lớn phân hỗn hợp NPK với tổng số trên 3 triệu tấn/năm.
Riêng đối với phân khoáng kali, do phải nhập khẩu hoàn toàn nên tiêu thụ kali
ở nước ta bị phụ thuộc thị trường nước ngoài.


Thực trạng sản xuất và sử dụng phân hữu cơ
Ở Việt Nam, theo ông Nguyễn VănBộ (Giám đốc Viện Khoa học
Nôngnghiệp Việt Nam (VAAS)) cách đây hơn 20 năm, bình quân bón mỗi vụ
cho 1ha gieo trồng khoảng 5-6 tấn phân hữu cơ. Hiện nay ước tính cũng chỉ
được 5-6 tấn, trừ một số vùng thâm canh cao lượng bón đạt 10 tấn/ha gieo
trồng. Ngược lại, ở một số vùng , do chăn nuôi giảm sút lượng phân chuồng
không có hoặc có ít thì số lượng bón lại thấp hơn nhiều hoặc có ít thì số lượng
bón lại thấp hơn nhiều hoặc có hiện tượng cấy chay- không phân chuồng.
Những năm qua, để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và giảm bớt khó
khăn cho nông dân một số nhà sản xuất phân bón đã cùng với những nhà khoa
học nghiên cứu sản xuất nhiều loại phân hữu cơ sinh học và được đưa vào sử
dụng nhiều nơi, nhiều vùng trong cả nước, qua thực tế sử dụng cho thấy, phân
bón hữu cơ chế biến từ các nguồn phế phẩm vi sinh là một trong những loại

phân bón có chất lượng tốt. Ngoài các nguyên tố đa lượng quan trọng như
đạm, lân, kali nó còn có nhiều nguyên tố vi lượng khác giúp cho cây trồng
sinh trưởng và phát triển bền vững.Phân hữu cơ chế biến từ các nguồn phế
thải hữu cơ và các chế phẩm vi sinh không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây
trồng mà còn có tác dụng phòng chống thoái hóa, ô nhiễm đất đai và góp
phần bảo vệ môi trường.
1.1.4Ảnh hưởng của phân bón
20

20


Phân bón chính là những loại hóa chất nếu được sử dụng đúng theo
quy định sẽ phát huy được những ưu thế, tác dụng đem lại sự màu mỡ cho đất
đai, đem lại sản phẩm trồng trọt nuôi sống con người và gia súc. Ngược lại
nếu không được sử dụng đúng theo quy định, phân bón lại chính là một trong
những tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và môi
trường sống.
Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI) số liệu
tính toán trong lĩnh vực nông hóa học ở Việt Nam, hiện nay hiệu xuất sử dụng
phân đạm mới chỉ đạt được từ 30-45%, lân từ 40-45%, kali từ 40-50%, tùy
theo chân đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón, loại phân bón...
Như vậy, cc̣n 60-65% lương đạm tương đương với 1,77 triệu tấn ure, 55-60%
lượng lân tương đương 2,07 triệu tấn supe lân và 55-60% lượng kali tương
đương với 344 nghìn tấn Kali Clorua được bón vào đất nhưng chưa được cây
trồng sử dụng.(theo báo Nông Nghiệp Việt Nam 12/7/2013)
Trong số phân bón chưa được cây trồng sử dụng, một phần còn lại ở
trong đất, một phần được rửa trôi theo nước mặt do mưa, theo các công trình
thủy lợi ra các ao, hồ, sông, suối gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Một phần bị
rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng nước ngầm và một phần bị bay hơi do tác

động của nhiệt độ hay quá trình phản nitrat hóa gây ô nhiễm không khí. Trong
số đó phân do sản xuất lúa gây ra đối với việc ô nhiễm môi trường là vấn đề
đáng được quan tâm nhất, vì hàng năm một lượng lớn phân bón được dành
cho sản xuất lúa.
Theo FAO, những vấn đề toàn cầu 2000-2020: Diện tích đất canh tác
chỉ có thể tăng 4%, trong khi đó 45 năm qua 11% diện tích đất trên hành tinh
bị tàn phá, gần 2 tỷ hecta đất đai mất đi thảm thực vật, 30% đất bị xói mòn...
nhiều nguyên nhân do thiên tai, do chiến tranh... Đặc biệt nguyên nhân quan
trọng là do con người nhiều nơi trên thế giới đã lạm dụng quá nhiều phân bón
hóa học đưa xuống đồng ruộng hàng trăm triệu tấn mỗi năm. Các công trình
nghiên cứu của FAO và WHO (World Health Organization) cho biết chưa có
một loại phân bón hóa học nào dùng đúng liều lượng hoặc quá liều lượng
21
21


trong lĩnh vực nông nghiệp mà không độc cho người, ô nhiễm môi trường...
nhiều loại cây bị đột biến gen, làm thay đổi cơ chế di truyền, đối với con
người gây nhiễm sắc thể, bệnh ngoài da, dị ứng và nhiều bệnh khác...
Đối với thảm thực vật, khi có một lượng dư thừa phân bón hóa học hàm
lượng qui định (theo qui định của khối EC 50mg/l trong nước), nếu quá vào
lòng đất sẽ làm thay đổi độ toan, cũng như những chỉ số lý hóa khác của dung
dịch đất, từ đó sẽ làm thay đổi cả một cộng đồng của nó, và kết quả dẫn đến
sự thay đổi những quá trình sinh hóa diễn ra trong đất. Nó còn kìm hãm sự
tiết ra chất Polyxacaxit (một chất dính) có tác dụng liên kết các hạt đất lại, do
đó đã làm tăng sự xói mòn của thảm đất và chính các yếu tố trên là tác nhân
góp phần làm lu mờ thực trạng của thảm thực vật đất tự nhiên.
Ông Will - chuyên gia cây nhiệt đới của FAO, chuyến đi điều tra và
khảo sát những năm trước ở nước ta cho biết: Đất ở nhiều vùng nước ta đã có
xu hướng bị thoái hóa, xói mòn như ở Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) vùng

2, Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) vùng 4, 5, 6 và một số vùng khác ở
Trung Bộ gần 20% thảm thực vật đã và gần bị thay đổi... Nếu không có các
biện pháp can thiệp hợp lý, phân hữu cơ, vô cơ thì vài chục năm tới khó phục
hồi được độ phì nhiêu ban đầu của đất. Đặc biệt là chỉ dùng phân bón vô cơ,
hóa học và nếu không đẩy mạnh dùng phân bón đồng bộ hữu cơ và phân sản
xuất công nghệ cao hài hòa thì cũng chừng 15-20 năm nữa không có loại phân
bón nào có thể bón nâng cao được năng suất cây trồng.


Ảnh hưởng tới khí quyển
Ngoài những ảnh hưởng của công nghiệp, giao thông,.... hoạt động
nông, lâm nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ tới khí quyển. Hiệu ứng lớn nhất
mà nông, lâm nghiệp tác động vào khí quyển là các khí thải CO, NO, CH4.

22

22




Làm thay đổi tính chất vật lý của đất
Bón phân hóa học liên tục trong nhiều năm sẽ dẫn tới hàm lượng mùn
trong đất giảm xuống, phá vỡ kết cấu viên của đất. Bởi vì kết cấu viên đất
được hình thành do sự gắn kết các hạt đất lại với nhau bởi các axit mùn như
humic và fulvic. Kết cấu viên đất bị phá vỡ sẽ làm cho đất không còn tơi xốp,
mất dần khả năngthấm nước, thấm khí và chai cứng lại. Đây cũng là một yếu
tố dẫn tới sa mạc hóa đất nông nghiệp.




Làm đất bị chua hóa
Một số loại phân trong thành phần của chúng có chứa một lượng axit
dư tự do (như supe lân, hoặc sulfat đạm có chứa axit sulfuric dư), khi bón vào
đất cũng gây chua cho đất. Ngoài ra khi tăng cường bón phân hóa học, rễ cây
phải hô hấp mạnh để hấp thu dinh dưỡng, như vậy sẽ giải phóng nhiều CO 2,
từ đó hình thành H2CO3, H+ ở bề mặt lông hút sẽ trao đổi vớ các catrion của
dung dịch đất như K+, NH4+, hoặc Ca++ từ đó nó kết hợp với gốc sulfat hoặc
Clo của phân để hình thành lên axit gây chua cho đất.



Làm thay đổi tính chất sinh học của đất
Bón phân hóa học cùng với việc sử dụng nhiều thuốc trừ sâu trừ cỏ sẽ
dẫn tới hủy diệt hệ thống sinh học sống trong đất. Các sinh vật sống trong đất
như giun đất, vi sinh vật đất có vai trò cực kì quan trọng đối với các tính chất
hóa học và lý học của đất.



Khả năng xấu của phân bón ảnh hưởng tới môi trường
Các loại phân bón có thể tạo ra các chất gây ô nhiễm môi trường nếu
chúng ta bón phân không hợp lý và đúng kỹ thuật.- Khả năng gây ô nhiễm
môi trường từ phân hữu cơ có khi còn cao hơn cả phân hoá học. Việc sử dụng
không hợp lý cộng với khả năng chuyển hoá của phân ở các điều kiện khác
các loại phân hữu cơ có thể tạo ra nhiều chất khí CH4, CO2, H2S… các ion
khoáng NO3 vd: Ở Việt Nam do sử dụng phân bắc tươi trong trồng rau đã gây
ô nhiễm môi trường đồng thời ảnh hưởng tới sức khoẻ của người sử dụng.

23


23


Các loại phân hoá học (đặc biệt là phân đạm) có thể làm ô nhiễm nitrat
nguồn nước ngầm, hiện tượng phản đạm hoá dẫn đến mất đạm, gây ô nhiễm
không khí, làm đất hoá chua, hiện tượng tích đọng kim loại nặng Cu, Pb, Zn,
Cd ... trong nước và đất, hiện tượng phú dưỡng nguồn nước mặt, liên quan
đến quá trình tích luỹ lân và đạm.Việc sử dụng các loại phân bón chua với
lượng lớn và liên tục có thể làm đất bị chua, ảnh hưởng trực tiếp đến cây
trồng và còn làm cho đất tăng tích luỹ các yếu tố độc hại như sắt, nhôm,
mangan di động.
Ngoài ra việc bón phân không đủ trả lại lượng chất dinh dưỡng mà cây
trồng lấy đi theo sản phẩm thu hoạch, làm suy thoái đất trồng đang là vấn đề
môi trường không nhỏ ở Việt Nam cũng như nhiều nơi trên thế giới.


Tác động của phân bón tới môi trường
Phân bón gây nên tác động ô nhiễm môi trường do lượng dư thừa và
lượng tôn dư không hấp thụ hết trong đất. Phân bón đi vào nguồn nước mặt
làm tăng nồng độ nitrat trong nước( phân đạm chứa Nitrat) dẫn đến ngộ
độc( tiềm tang của các bệnh ung thư). Một phần bị rữa trôi xuống phần nước
ngầm làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Phần bị bay hơi do tác động của nhiệt
độ hay quá trình phản nitrat hóa gây ô nhiễm không khí( mùi hôi của khí
amniac, phá vỡ tầng ozon, gây mưa axit). Đối với đất thành phần để sản xuất
phân bón chủ yếu là Flo gây độc hai khi hàm lượng của nó trong đất là
10mg/kg đất. Do tập quán bón phân của bà con nông dân thiếu hiểu biết gây
dư thừa lượng phân bón quá nhiều trong đất.
Phân bón trong quá trình bảo quản hoặc bón vãi trên bề mặt gây ô
nhiễm không khí do bị nhiệt làm bay hơi khí amoniac có mùi khai, là hợp chất

độc hại cho người và động vật. Mức độ gây ô nhiễm không khí trường hợp
này nhỏ, hẹp không đáng kể so với mức độ gây ô nhiễm của các nhà máy sản
xuất phân đạm nếu như không xử lý triệt để. Phân bón ảnh hưởng đến môi
trường chủ yếu là do con người gây ra: Bón dư thừa các yếu tố dinh dưỡng
hoặc bón phân không đúng cách Phân bón gây ô nhiễm môi trường là do
lượng dư thừa các chất dinh dưỡng do cây trồng chưa sử dụng được hoặc do
24

24


bón không đúng cách… Nguyên nhân chính là do chưa nắm bắt được số
lượng , chất lượng và cách bón phân đúng cách để cây cối hấp thụ. Phần lớn
bà con nông dân sử dụng phân đạm (urê) là chính với số lượng lớn... mà
không cân đối với kali, lân… nên hiện tượng lúa lốp, cây dễ nhiễm sâu bệnh,
dễ bị đổ ngã, mía dể đỗ ngã... Nếu sử dụng bảng so màu lá thì sẽ sớm được
khắc phục. Cách bón phân hiện nay chủ yếu là bón vãi trên mặt đất, phân bón
ít được vùi vào trong đất. Xét về mặt hoá học đất, các keo đất là những keo
âm (-) còn các yếu tốdinh dưỡng hầu hết là mang điện tích dương (+). Khi
bón phân vào đất, được vùi lấp cẩn thận thì các keo đất sẽ giữ lại các chất
dinh dưỡng và nhả ra từ từ tuỳ theo yêu cầu của cây trồng theo từng thời kỳ
sinh trưởng của cây. Như vậy, bón phân có vùi lấp không chỉ có tác dụng hạn
chế sự mất dinh dưỡng, tăng hiệu suất sử dụng phân bón mà còn làm giảm bớt
ô nhiễm môi trường. Các yếu tố vi lượng như Đồng (Cu), Kẽm (Zn)… rất cần
thiết cho cây trồng sinh trưởng và phát triển và có khả năng nâng cao khả
năng chống chịu cho cây trồng. Tuy nhiên khi lạm dụng các yếu tố trên lại trở
thành những loại kim loại nặng khi vượt quá mức sử dụng cho phép và gây
độc hại cho con người và gia súc.
Nhà máy sản xuất phân bón nếu không có biện pháp xử lý ô nhiễm triệt
để sẽ gây ô nhiễm đến môi trường xung quanh. Đây là nguyên nhân gây ảnh

hưởng đến môi trường tập trung và đe dọa trực tiếp nhất, tuy nhiên ở một
“tình huống cố định”, căn cứ vào các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường mà
nhà quản lý có biện pháp cụ thể. Mỗi nhà máy, hàng năm đều có chương trình
quan trắc môi trường để kiểm tra và có hướng khắc phục cụ thể.
1.2Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và hóa chất bảo vệ
thực vật(HCBVTV)
1.2.1 Khái quát chung về BVTV và HCBVTV
1.2.1 Khái niệm
Thuốc BVTV là những hợp chất hoá học (vô cơ, hữu cơ), những chế
phẩm sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tuyến trùng,
…), những chất có nguồn gốc thực vật, động vật, được sử dụng để bảo vệ cây
25
25


×