Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu luận tình huống quản lý nhà nướcMột số vấn đề về nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật (thông qua tình huống về việc chấp hành quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng, công sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.52 KB, 19 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Nhà nước là chủ thể đại diện đương nhiên trong xã hội có giai cấp thực hiện vai
trò quản lý (cai trị) và cung ứng dịch vụ công cộng cho xã hội công dân. Để quản lý
mọi mặt của xã hội, nhà nước sử dụng các công cụ hỗ trợ như: pháp luật, kế hoạch,
chính sách,... nhằm định hướng, điều tiết, bảo đảm và bảo vệ các quan hệ xã hội theo
định hướng đã đặt ra. Trong đó, công cụ pháp luật được coi là công cụ hữu hiệu do
nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, những
hạn chế về năng lực, khả năng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ
chức thực hiện của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền không những không đảm
bảo được mục tiêu mà nhà nước đặt ra mà còn gây tác động xấu đến các quan hệ xã
hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó.
Thực trạng hoạt động chấp hành và điều hành của cơ quan hành pháp trong điều
kiện của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay, phản ánh khả
năng, kỹ năng và năng lực trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được nhà nước
giao trên các mặt, các lĩnh vực quản lý còn hạn chế, như: Điều tiết, định hướng, hoạch
định để bảo vệ thị trường còn mang tính đối phó; bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp
của chủ thể hay duy trì trật tự, kỷ cương còn yếu và kém nên hiệu quả chưa cao. Đặc
biệt, khi triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện những
cam kết khung của Công ước quốc tế nhằm cắt giảm thuốc lá ở Việt Nam, trong đó có
việc cấm hút thuốc lá nơi công cộng, công sở,... cho thấy năng lực và khả năng thực tế
của các cơ quan quản lý nhà nước. Bởi, sau gần 1 tháng thực hiện, nhưng tình hình hút
thuốc vẫn không có sự chuyển biến ở những nơi nhạy cảm như: công sở, nhà ga, bến
xe, bệnh viện, trường học,... Điều này phản ánh hiệu quả thực thi các văn bản quy
phạm pháp luật trong thực tế còn thấp, chưa tạo được sự chuyển biến trong nhận thức
và ý thức tự giác chấp hành nghiêm minh của các chủ thể trong xã hội.
Để nâng cao hiệu lực thực thi của các văn bản quy phạm pháp luật trong thực
tế, đòi hỏi phải nâng cao khả năng ban hành và kỹ năng, biện pháp tổ chức thực hiện
của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, nhất là các lĩnh vực có liên quan
đến việc bảo đảm và bảo vệ sức khoẻ của con người trong giai đoạn hiện nay. Với
những lý do đó, tiểu luận lựa chọn vấn đề “Một số vấn đề về nâng cao hiệu lực,
1




hiệu quả trong tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật (thông qua tình
huống về việc chấp hành quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng, công sở)” làm
nội dung cơ bản để viết bài tiểu luận cuối khoá.
I. GIỚI THIỆU TÌNH HUỐNG
1.1. Hoàn cảnh ra đời
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về “Chính sách quốc gia
phòng chống tác hại của thuốc lá” trong giai đoạn 2001-2010 đã không đạt được các
chỉ tiêu đặt ra về các tỷ lệ người hút thuốc; cắt giảm các sản phẩm thuốc lá; quảng
cáo thuốc lá;... Do vậy, để tiếp tục thực hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội
công dân và những cam kết quốc tế về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban
hành Quyết định số 1315/QĐ-TTg ngày 21/08/2009 về việc Phê duyệt Kế hoạch thực
hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá trong đó xác định lộ trình thực hiện việc
cắt giảm như: Cấm hút thuốc lá nơi công cộng; giá thuế đối với thuốc lá; các biện
pháp cai nghiện và buôn bán sản phẩm thuốc lá;... Song, khi tổ chức thực hiện Quyết
định này từ ngày 01/01/2010 về cấm hút thuốc lá, thuốc lào nơi công cộng, công sở
thì dường như không có sự chuyển biến trong xã hội.
1.2. Diễn biến của tình huống
Có thể thấy diễn biến tình hình chấp hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ và các Bộ có liên quan về việc cấm hút thuốc nơi công cộng, công sở
thông qua ký sự ở hàng loạt các báo (báo hình, nói, viết và báo điện tử), trong đó có
bài viết đáng chú ý được đăng tải trên Báo điện tử Việt Nam ngày 07/01/2010 như
sau: “Sau gần một tuần Quyết định 1315 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấm hút
thuốc lá nơi công cộng có hiệu lực, tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, việc thực hiện
vẫn không nghiêm. Ngày 7-1, chúng tôi có mặt ở các điểm công cộng như bệnh viện,
bến xe khách, nhà ga... ở hai thành phố lớn thì tại Thành phố Hồ Chí Minh dường
như quy định cấm hút thuốc lá chỉ có hiệu lực trên giấy: Tại bến xe Miền Đông (TP.
Hồ Chí Minh) hay bến xe Giáp Bát Thành phố Hà Nội, rất nhiều biển báo, áp phích
cấm hút thuốc lá được treo tại các điểm tập trung đông người, song tình trạng xả khói

vẫn diễn ra phổ biến mà không hề có lực lượng nào nhắc nhở hay xử phạt hành vi vi
phạm. Ngay cả ga TP. Hồ Chí Minh, nơi chờ lên tàu vẫn có nhiều người thản nhiên
2


hút thuốc. Đặc biệt, ngay cả nơi nhạy cảm với việc hút thuốc như bệnh viện vẫn tràn
ngập khói thuốc. Trong khuôn viên Bệnh viện Chợ Rẫy, một người đàn ông chừng 50
tuổi vừa “soi” tấm phim chụp X- quang vừa phì phèo thuốc lá. Ngay tại cổng khu vực
nhà xe có treo tấm biển lớn “Không hút thuốc trong khu vực nhà xe” nhưng chính
nhân viên trông giữ xe của Bệnh viện cũng điềm nhiên hút thuốc. Bước vào Bệnh
viện K, cơ sở điều trị bệnh nhân ung thư lớn nhất cả nước, ai cũng nhìn thấy ngay
tấm biển rất to với dòng chữ “Không hút thuốc lá”, kèm theo dòng phụ đề “Hút thuốc
lá là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư”. Thế nhưng chỉ trong chưa đầy một giờ
quan sát tại khu vực ngồi chờ của người nhà bệnh nhân, chúng tôi đã gặp hàng chục
người đứng hút thuốc lá ngay dưới tấm biển “Cấm hút thuốc lá”. Thậm chí, một số
nhân viên y tế mặc áo blouse trắng cũng vừa đi vừa hút thuốc ngay trong khuôn viên
Bệnh viện....; Một điều đáng ngạc nhiên, khi chúng tôi đi qua một ngôi trường có bề
dày truyền thống hiếu học như Trường Chu Văn An, mặc dù có nhiều biển báo cấm
hút thuốc nhưng trong sân, ngoài cổng trường vẫn nghi ngút khói thuốc do các thầy
“xả tự nhiên” trước mặt biết bao nhiêu học sinh đang vui chơi trên sân trường. Khi
hỏi, Cô Hiệu phó cho biết: Đối với học sinh tuyệt nhiên không có hiện tượng hút
thuốc lá ở trong Trường vì đã phổ biến quy định cấm và xử lý hạ hạnh kiểm nếu vi
phạm, còn việc Thầy giáo hút thuốc trước học sinh thì còn chưa có quy định để xử lý
nên chỉ nhắc nhở các thầy nên hạn chế hút thuốc,...”[1]. Đây cũng chính là thực trạng
chung trong cả nước trong thời gian qua.
II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1. Cơ sở phân tích tình huống
Tình huống trên có thể được phân tích, đánh giá dưới nhiều góc độ, tiêu chí
khác nhau, chẳng hạn như: Căn cứ vào góc độ pháp lý có thể đánh giá về tình hình vi
phạm quy định của pháp luật của người dân, cán bộ, công chức, viên chức; dưới góc

độ xã hội học sẽ chỉ ra tỷ lệ % con người, nhóm người, lứa tuổi, giới tính,.. trong xã
hội hút thuốc hay bị hút thuốc lá một cách thụ động ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống hoặc dưới góc độ quản lý nhà nước nhằm chỉ ra về tính không hiệu lực, hiệu quả
của hoạt động quản lý nhà nước trong việc tổ chức thực hiện Quyết định này. Dù
3


dưới góc độ nào, thì chúng đều có một điểm chung là đều nhằm ngăn chặn tác hại của
thuốc lá đối với cộng đồng, bảo đảm và bảo vệ sức khoẻ của con người. Để đánh giá
đúng tính chất, mức độ và diễn biến của tình huống nhằm tìm ra nguyên nhân, hậu
quả và xác định biện pháp xử lý, tiểu luận căn cứ vào các cơ sở như:
Cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện việc cắt giảm tác hại của thuốc lá ở
Việt Nam theo lộ trình và cam kết gồm có các văn bản quy phạm pháp luật như: Cho
đến thời điểm hiện nay, các văn bản trước và sau Quyết định số 1315/QĐ-TTg ngày
21/08/2009 về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước khung về kiểm soát
thuốc lá của Thủ tướng Chính phủ bao gồm: Nghị quyết của Chính phủ về “Chính
sách quốc gia phòng chống tác hại của thuốc lá” trong giai đoạn 2001-2010; Nghị
định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong
lĩnh vực y tế; Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành kèm theo Quy chế về văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà
nước; Chỉ thị số 12/2007/CT-TTg ngày 10/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tăng
cường các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá; Chỉ thị số 08/2001/CT-BYT
ngày 03/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc đẩy mạnh hoạt động phòng, chống tác
hại của thuốc lá trong ngành y tế; Quyết định số 02/2007/QĐ-BYT ngày 15/01/2007
của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy định về vệ sinh an toàn đối với sản phẩm
thuốc lá; Quyết định số 5281/QĐ-BYT ngày 31/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định số 1315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt kế hoạch thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá trong ngành
y tế;... là các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nhằm điều chỉnh hành vi
sản xuất, kinh doanh, buôn bán và sử dụng thuốc lá trong xã hội.

Bên cạnh đó, các văn bản của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nước như: Nghị quyết số 17-TW, Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa X ngày 1/8/2007 về “Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước” và các văn bản quy phạm pháp
luật khác quy định về cải cách hành chính, phân cấp chức năng, nhiệm vụ, thẩm
quyền trong lĩnh vực y tế,...
2.2. Mục tiêu phân tích tình huống
4


Với những vấn đề mà diễn biến tình huống đề cập, có thể thấy hàng loạt câu
hỏi được đặt ra: Tại sao một văn bản của Chính phủ có sự chuẩn bị về thời gian và lộ
trình lại không được người hút thuốc lá, thuốc lào chấp hành nghiêm chỉnh? các cơ
quan có chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện và bảo đảm cho môi trường công
cộng không còn khói thuốc lại không thể làm gì được đối với các hành vi vi
phạm ?...là những câu hỏi cần phải được giải quyết một cách triệt để nhằm làm sáng
tỏ nguyên nhân của tình trạng hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện văn bản quy phạm
pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong giai đoạn hiện nay.
2.3. Nguyên nhân và hậu quả của tình trạng trên
Tình huống chỉ ra một thực trạng thường thấy trong hoạt động quản lý nhà
nước nói chung và việc tổ chức thực hiện ở các lĩnh vực nói riêng, trong đó có lĩnh
vực y tế. Lý giải hiện tượng này, có thể đánh giá dựa trên các nguyên nhân khách
quan và chủ quan như:
Thứ nhất, nguyên nhân khách quan là những nhân tố không phụ thuộc vào ý
chí chủ quan của con người, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự kém hiệu
quả của hoạt động tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động
quản lý nhà nước về y tế. Về cơ bản:
Một là, do điều kiện của nền kinh tế thị trường đã tạo ra thị trường hàng hoá đa
dạng, nhất là thị trường các sản phẩm thuốc lá. Bên cạnh các sản phẩm thuốc lá trong
nước thì các sản phẩm thuốc lá ngoại nhập ngày càng tràn lan và có nhiều sản phẩm

được sản xuất bằng công nghệ cao nhằm thu hút, hấp dẫn người tiêu dùng. Do vậy,
khi nhà nước đánh thuế cao đối với sản phẩm thuốc trong nước và ngoại nhập thì số
lượng thuốc lá nhập lập gia tăng tạo ra những hạn chế trong lộ trình tăng thuế đối với
thuốc lá-mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng. Trên thị trường, một bao thuốc lá
nhập lậu có chất lượng hơn hẳn thuốc lá sản xuất trong nước lại có giá rẻ hơn nhiều
so với sản phẩm thuốc lá trong nước nên không thể hạn chế được sản phẩm này đối
với người tiêu dùng ở Việt Namhiện nay. Nguyên nhân này tạo ra hệ quả của việc nếu
quản lý không tốt sẽ không những không kiểm soát nổi tình trạng buôn bán thuốc lá
lậu mà còn tạo ra nhiều tiêu cực trong hoạt động quản lý nhà nước ở các địa phương.
5


Hai là, sự thay đổi giữa cơ chế quản lý “quan liêu bao cấp” sang cơ chế thị
trường ở Việt Nam còn non, yếu và thiếu kinh nghiệm. Thời gian thực hiện chuyển
đổi kinh tế, cơ chế ở Việt Nam mới chỉ được 23 năm, so với các nước phát triển còn
quá trẻ nên chưa thể tạo ra được tính đồng bộ trong công tác quản lý, tổ chức thực
hiện và điều kiện vật chất để thực hiện. Điều này phản ánh tính manh mún, chắp vá
và thiếu nguồn lực (nguồn lực vật chất và nguồn nhân lực) cả về số; lượng và chất
lượng trong tổ chức, thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước. Do đó, dễ tạo
ra tính mâu thuẫn, tính thiếu hiệu quả hay thậm chí cả những lãng phí phải trả cho
những hoạt động quản lý “đi” đúng hướng.
Thứ hai, những nguyên nhân chủ quan là những nguyên phụ thuộc vào ý chí
chủ quan của con người làm phát sinh tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật
về cấm hút thuốc lá nơi công cộng (giá trị của văn bản không đạt được kết quả) trong
thời gian qua. Về cơ bản có thể thấy những nguyên nhân chủ quan như:
Một là, về thể chế pháp luật. Xét hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt
Nam hiện nay cho thấy, tính nhiều cấp của văn bản quy phạm pháp được thể hiện rõ
trong tính chất pháp lý, thể thức, tên gọi và cấp ban hành. Do đó, văn bản quy phạm
để tác động được đến các quan hệ xã hội (thuộc đối tượng điều chỉnh của nó) cần
phải qua nhiều khâu, cấp có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn thực hiện. Hệ thống

văn bản quy phạm quy định về lộ trình cắt giảm tác hại thuốc lá ở Việt Nam như trên
đã trình bày, mặc dù do cơ quan quản lý cao nhất ban hành (Chính phủ, các Bộ và cơ
quan ngang bộ) nhưng hầu như vẫn mang tính chất chung chung, tính định hướng mà
chưa có quy định áp dụng cụ thể. Điều này tạo ra những kẽ hở trong quá trình chấp
hành và điều hành của chính quyền địa phương các cấp. Do vậy, hậu quả là tình trạng
hút thuốc lá nơi công cộng không được các cấp, ngành và địa phương tổ chức thực
hiện dẫn đến người hút cứ hút và không hề có biện pháp tác động nào từ phía cơ quan
hay người có thẩm quyền.
Hai là, hoạt động kiểm soát văn bản quy phạm pháp luật. Hoạt động kiểm soát
văn bản của Việt Nam hiện nay mang tính “hậu kiểm”-tức khi văn bản ra đời và tổ
chức thực hiện mới được cơ quan “Tư pháp” xem xét tính hiệu quả, hiệu lực và hợp
pháp, hợp hiến của văn bản. Do vậy, sự kiểm soát này rất khó trong thực tiễn khi văn
6


bản quy phạm lại do nhiều cơ quan thuộc các lĩnh vực khác nhau ban hành và tổ chức
thực hiện. Sự khó kiểm soát về thể thức, nội dung và tính khả thi của nó đã tạo ra hậu
quả là nhiều văn bản được ban hành nhưng không có sự kiểm soát, hoặc kiểm soát
một cách qua loa, đại khái,... dẫn đến khó thực hiện hoặc thậm chí gặp phải sự lên án
của dư luận (không thực thi được, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng dân cư). Tình
trạng văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ về cấm hút thuốc lá
nơi công cộng trên đã chứng minh khả năng kiểm soát tính hiệu quả của văn bản
trong thực tế còn nhiều hạn chế. Do đó, khi văn bản có nhưng thiếu các quy định cần
và đủ để áp dụng các quy định này đối với người hút thuốc không chấp hành các quy
định của Nhà nước.
Ba là, năng lực tổ chức thực hiện và quản lý của Thủ trưởng các cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị-xã hội,... Năng lực tổ chức thực hiện của cơ quan quản lý nhà
nước và người có thẩm quyền các cấp, ngành và địa phương mà tình huống nêu lên
đã cho thấy nhiều vấn đề về tính chủ động, sáng tạo và năng lực tổ chức và quản lý
cụ thể. Chẳng hạn, nếu trong lĩnh vực giáo dục, từ Bộ trưởng Bộ giáo dục cho đến

các Sở, Phòng hay thậm chí là Ban giám hiệu Nhà trường có thể tổ chức bảo đảm cho
quy định “cấm hút thuốc lá ở trường học” có thể được thực hiện dựa trên cơ sở chức
năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của mình,... nhưng thời gian qua hầu như những cơ
quan và người có thẩm quyền này không có động thái gì để đưa ra biện pháp cụ thể
phản ánh tính chủ động được phân cấp quản lý. Do vậy, hậu quả mà chúng ta vẫn
thấy là “học sinh thì cấm hút thuốc nếu hút thuốc thì bị xử lý hạnh kiểm còn giáo viên
thì vẫn hút thuốc trước mặt học sinh mà không có biện pháp xử lý nào, có chăng cũng
chỉ là “nhắc nhở, động viên”,... Điều này phản ánh khá rõ tính lệ thuộc của cơ quan
cấp dưới vào cơ quan cấp trên và tính thụ động, trông chờ, ỷ lại của các cấp trong quá
trình tổ chức thực hiện và xây dựng các biện pháp quản lý cụ thể theo thẩm quyền
được phân cấp.
Bốn là, ý thức của người hút thuốc và người dân. Ý thức của cá nhân trong xã
hội trong việc chủ động bảo vệ mình và bảo vệ những người xung quanh còn dè dặt.
Điều này thể hiện khá phổ biến trong các mối quan hệ đan xen phức tạp như: Mối
quan hệ giữa cấp trên, cấp dưới; lãnh đạo và nhân viên; đồng chí, đồng nghiệp và mối
7


quan hệ con người trong xã hội... Nếu những chủ thể này có tinh thần trách nhiệm, có
ý thức bảo vệ mình và người xung quanh thì việc nhắc nhở, ngăn chặn kiên quyết sẽ
có thể được tiến hành ngay với người đang hút thuốc. Nhưng ngược lại, thường là
“bỏ mặc” theo kiểu “ai có thân thì người nấy lo”, “tranh voi trả xấu mặt nào”,... nên
không muốn tự gây rắc rối cho mình. Điều này dẫn đến tình trạng, người hút thuốc
vẫn có thể hút ở những nơi cấm mà không bị xã hội, dư luận lên án. Đồng thời,
những người xung quanh như gia đình, bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp,... thường
“ngại va chạm” nên không muốn nhắc nhở mà chủ yếu “bỏ mặc” người hút thuốc. Sự
thiếu phản ứng “cương quyết” của những người này đã tạo thêm động lực cho thói
quen hút thuốc của người nghiện thuốc mà không thể hạn chế, ngăn cản được người
nghiện thuốc lá...
Đối với những người nghiên thuốc lá: Đa số những người hút thuốc thường có

thói quen lâu năm nên họ chỉ chủ yếu thoả mãn nhu cầu của mình mà bỏ qua những
người sung quanh và sức khoẻ của họ. Đây là một thói quen khó bỏ nhất là những
người thiếu niềm tin, ý chí và nghị lực. Nếu thói quen này không có sự tác động bằng
các biện pháp cứng rắn, như việc bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy trong
lĩnh vực giao thông đường bộ thì cũng khó có thể hạn chế, kiểm chế và tiến tới ngăn
chặn được những tình trạng hút thuốc là của người nghiện.
2.4. Đánh giá tình huống
Như vậy, tình huống chỉ ra những động thái không đáng có trong hoạt động
quản lý nhà nước ở nước ta hiện nay. Điều này phản ánh tính hình thức trong phân
cấp chức năng, nhiệm vụ và tính mệnh lệnh hành chính “một chiều” thẳng đứng.
Thực tế, việc tổ chức thực hiện Nghị định của Chính phủ và Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ trong lĩnh vực “cắt giảm tác hại của thuốc lá” thời gian qua đã
chứng minh việc phân công, phân cấp chỉ dừng lại ở việc “giao cho quyền hạn” mà
thiếu đi “tính trách nhiệm và phải chịu trách nhiệm” của cơ quan, người có thẩm
quyền hay sự thụ “động chờ” có văn bản thì làm còn không có văn bản thì thôi. Do
đó, tình trạng hút thuốc công khai không có người xử phạt, thậm chí những người có
khả năng xử phạt vi phạm hành chính thì là “nghiện thuốc” hoặc “ngại va chạm”....
Đánh giá vấn đề mà tình huống nêu có thể thấy:
8


Thứ nhất, đánh giá về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành:
- Xét về mặt hình thức pháp lý trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 ở Việt Nam hiện nay thì các
văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành là các văn
bản mang tính chấp hành (văn bản dưới luật) các văn bản của cơ quan lập pháp (văn
bản luật) nên giá trị pháp lý của nó còn hạn chế. Nếu có Luật phòng, chống thuốc lá
thì có thể bảo đảm về tính thống nhất về hình thức pháp lý của văn bản sẽ cao hơn.
- Xét về nội dung quy định của các văn bản trên, tuy có văn bản quy định về
nội dung các hành vi sản xuất, quảng cáo, kinh doanh, buôn bán, tàng trữ và sử

dụng,... và các quy định về thủ tục tố tụng: trình tự thủ tục xử phạt hành chính trong
lĩnh vực y tế hay trách nhiệm của cơ quan chủ quản: Bộ y tế và các cơ quan có liên
quan như: Các bộ, các cơ quan ngang bộ; chính quyền địa phương các cấp trong việc
tổ chức thực hiện các quy định trên;... Mặc dù các quy định này mang tính cụ thể hoá,
hướng dẫn tổ chức thực hiện nhưng vẫn mang tính “chung chung” chưa phải là các
quy định để bảo đảm có thể thực hiện được. Chẳng hạn như, lộ trình thực hiện Công
ước về cắt giảm thuốc lá; mục tiêu cắt giảm thuốc lá nơi công cộng, công sở;... nhưng
thiếu đi những giải pháp mang tính cần thiết. Chủ yếu các quy định được bảo đảm
bằng “giáo dục, thuyết phục” mà chưa có sự gắn kết với “cưỡng chế”. Theo Nghị
định số 45/2005/NĐ-CP được Chính phủ ban hành về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực y tế, quyền xử phạt hút thuốc lá nơi công cộng thuộc về thanh tra
chuyên ngành của các bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp nhưng lực lượng này
quá mỏng, lại phải chuyên trách nhiều việc. Dù Chính phủ đã bổ sung một Nghị định
về cấm hút thuốc lá nơi công cộng nhằm siết chặt hành vi này nhưng việc xử phạt có
lẽ vẫn quá khó đối với các cơ quan chức năng. Vì thế sau 4 năm thực thi Nghị định số
45 vẫn chưa có một trường hợp nào bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
này.
Do vậy, hình thức và nội dung của các văn bản quy định về việc triển khai thực
hiện cấm hút thuốc nơi công cộng, công sở chưa đảm bảo về giá trị pháp lý, hiệu lực
thực thi. Thậm chí, chưa có sự đồng bộ trong hệ thống văn bản của toàn bộ các cơ
quan quản lý nhà nước. Bởi lẽ, việc cấm hút thuốc lá nơi công cộng, công sở có liên
9


quan đến cá nhân ở mọi nơi, cấp và ngành trong khi đó chỉ có văn bản của cơ quan
chủ quản mà không có những văn bản phối hợp mang tính “liên tịch” hay văn bản
riêng lẻ của các bộ, ngành và địa phương khác. Điều này, tạo ra nhiều mâu thuẫn về
thể thức và nội dung quy định của văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Thứ hai, hiệu quả và hiệu lực tổ chức thực hiện các văn bản trên của các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền. Thực tế tổ chức triển khai từ ngày 01/01/2010 nhưng

hiệu lực, hiệu quả của nó còn có nhiều vướng mắc, khó khăn. Cụ thể:
Một là, công tác tổ chức tuyên truyền, phổ biến đã được tổ chức triển khai đa
dạng, dưới nhiều hình thức khác nhau như: Hệ thống Panô áp phích ghi “cấm hút
thuốc” tại các nơi công cộng hay “thuốc lá có thể gây ung thư”, “thuốc lá có hại cho
sức khoẻ”; các phương tiện thông tin đại chúng (báo hình, báo nói, báo viết) và các
cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội; tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế,... đều tổ
chức các buổi sinh hoạt phổ biến về các quy định của Chính phủ,.. Như vậy, công tác
tuyên truyền, phổ biến để mọi người dân, cán bộ, công chức, viên chức biết được lộ
trình và quy định của Nhà nước về cấm hút thuốc lá được tiến hành trước ngày có
hiệu lực của văn bản nên được mọi người biết đến và có tác dụng sâu rộng. Tuy
nhiên, các buổi tuyên truyền và các hình thức phổ biến vẫn chỉ dừng lại ở việc “thông
báo” cho chủ thể biết ngày cấm hút thuốc mà không hề tuyên truyền, phổ biến về
hình thức xử lý vi phạm đối với cá nhân có hành vi vi phạm hay cơ quan có thẩm
quyền về xử phạt vi phạm hành chính trong hút thuốc lá nơi công cộng, công sở.
Hai là, công tác tổ chức thực thi bảo đảm môi trường công cộng không có khói
thuốc ở các đơn vị hành chính lãnh thổ theo khu vực đã được giới hạn “cấm hút
thuốc”. Tình huống trên chỉ ra một thực tế là người hút vẫn cứ hút, bỏ qua các biển
quảng cáo, Panô áp phích có quy định cấm. Thực tế, bản thân các chính quyền địa
phương trong phạm vi, quyền hạn của mình nhất là cấp tỉnh cần phải chủ động xây
dựng quy trình, thủ tục nhằm đảm bảo cho các quy định của Chính phủ đi vào thực tế
thì dường như không có cấp chính quyền nào có động thái này mà chỉ dừng lại ở việc
tuyên truyền, phổ biến là chính. Điều này dẫn đến một thực trạng các quy định không
những không được chấp hành thực hiện mà còn bị người dân “coi thường”. Có thể
thấy, không thấy bóng dáng của cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng trình tự xử
10


phạt hành chính đối với những người vi phạm tại nơi công cộng, công sở mà thay vào
đó chỉ có lực lượng kiêm nhiệm của các cơ quan, tổ chức đứng ra để nhắc nhở người
vi phạm. Chẳng hạn tại xe Miền Tây nơi cấm hút thuốc lá nhưng nhân viên kiểm soát

bén xe cũng chỉ được phép nhắc nhở nhở hành khách ra vào không hút thuốc, trong
khi đó ở bến xe khách ra vào nườm nượp, lại đủ hạng người nên nhắc nhở rất khó
khăn. Thậm chí, việc nhắc nhở không khéo thì chính nhân viên kiểm soát cũng sẽ bị
người hút thuốc sừng sộ hay lờ đi. Rõ ràng, các biện pháp tiến hành vẫn chỉ là “nhắc
nhở” chứ chưa phải là “cưỡng chế bằng xử phạt hành chính” nên hiệu lực thực thi
không có hiệu quả. Đối với bệnh viện, thì đội bảo vệ của bệnh viện cũng nằm trong
tình trạng chung như đội kiểm soát bến xe tức là chỉ được phép nhắc nhở mà không
có quyền xử phạt hành chính. Đối với cán bộ, công chức, viên chức hay công nhân
lao động thì có thể xử lý được dưới hình thức là xử lý kỷ luật, trừ lương,... nhưng cái
khó vẫn là cơ sở pháp lý cho thủ trưởng các cơ quan này có thẩm quyền xử lý. Do
vậy, tình trạng các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức kinh tế,... vẫn
chỉ tổ chức “vận động” nhân viên của mình mà không có biện pháp để xử lý một cách
cương quyết.
Ba là, lực lượng tổ chức thực hiện quá mỏng không đảm bảo đủ để có thể kiểm
soát các khu vực công cộng, công sở. Hiện tại, chỉ có thanh tra chuyên ngành của các
bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp mới là cơ quan chức năng có thẩm quyền xử
phạt hành chính theo Nghị định số 45/2005/NĐ-CP, nhưng sự mâu thuẫn giữa khối
lượng công việc được giao và số lượng biên chế cán bộ, công chức thực hiện khó có
thể tiến hành kịp thời tại mọi địa bàn theo quy định cấm. Hành vi hút thuốc lá thường
diễn ra bất chợp ở mỗi cá nhân (người nghiện thuốc) ở mọi lúc, mọi nơi nên không
thể theo dõi, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời.
Do vậy, từ thời điểm triển khai cho đến nay, trong cả nước chưa có một quyết
định xử phạt hành chính nào được Thanh tra chuyên ngành hay của Uỷ ban nhân dân
các cấp thực hiện về vấn đề này. Điều này đồng nghĩa với việc, văn bản này không hề
có sự tác động nào đến hành vi vi phạm của người hút thuốc nơi công cộng, công sởcó nguy cơ “chết yểu”.
III. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
11


Mục tiêu mà tình huống đặt ra là phải giải quyết triệt để tình trạng hút thuốc lá

nơi công cộng-tức là không để những nơi này có khói thuốc gây ảnh hưởng đến sức
khoẻ của con người. Để đạt được thì cần xây dựng giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực
của văn bản quy định hiện hành bằng hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền.
* Phương án 1: Phân loại đối tượng người hút thuốc để xây dựng biện pháp
xử lý.
- Mục tiêu của phương án: Đảm bảo xây dựng các biện pháp xử lý phù hợp với
từng loại đối tượng hút thuốc, góp phần nâng cao hiệu quả thực thi của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
- Nội dung thực hiện: Để thực hiện được phương án trên, cần tiến hành:
+ Xây dựng văn bản nhằm phân loại các đối tượng hút thuốc. Đối tượng là cán
bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính-sự nghiệp,
doanh nghiệp của nhà nước; đối tượng là nhân viên trong các tổ chức chính trị-xã hội;
tổ chức xã hội; đối tượng là nhân viên trong các tổ chức kinh tế (người lao động); đối
tượng là người khác.
+ Tiến hành xây dựng các biện pháp xử lý phù hợp: Đối với đối tượng hoạt
động trong các cơ quan nhà nước giao cho thủ trưởng cơ quan và đồng nghiệp theo
dõi, phát hiện và xử lý với hình thức xử lý theo trách nhiệm kỷ luật hoặc trừ lương;
đối với nhân viên trong các tổ chức thì giao cho thủ trưởng các cơ quan này phát
hiện, báo cho cơ quan có thẩm quyền ngoài các biện pháp có thể áp dụng theo Điều lệ
của tổ chức thì phải báo cho cơ quan có thẩm quyền (Thanh tra chuyên ngành hoặc
Uỷ ban nhân dân) để tiến hành xử phạt; đối với đối tượng khác có thể sử dụng biện
pháp vừa động viên vừa xử lý hành chính theo quy định hiện hành.
- Nguồn lực thực hiện phương án:
+ Cơ quan thực hiện: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật chỉ đạo cho các bộ, ngành và địa phương chủ động xây dựng kế
hoạch và tổ chức thực hiện.
+ Kinh phí thực hiện: Do các bộ, ngành và địa phương tổ chức thực hiện xác
định cụ thể.
12



* Phương án 2: Tăng cường lực lượng cho Thanh tra chuyên ngành và Uỷ
ban nhân dân các cấp để tổ chức triển khai thực hiện xử phạt hành chính theo
quy định của Nghị định số 45/2005/NĐ-CP
- Mục tiêu của phương án: Phương án này nhằm đảm bảo số lượng cho cơ
quan có thẩm quyền có đủ số lượng, cơ cấu, tổ chức để thực hiện xử phạt hành chính
đối với những người vi phạm quy định tại nơi cấm hút thuốc.
- Nội dung thực hiện: Để thực hiện được phương án này cần tiến hành:
+ Xây dựng văn bản để kiện toàn tổ chức, cơ quan và bố trí nhân sự hợp lý
theo bộ, ngành và địa phương tiến tới xây dựng lực lượng chuyên trách trong xử phạt
hành chính trong lĩnh vực y tế.
+ Chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổ chức và bảo đảm thực hiện.
- Nguồn lực thực hiện phương án:
+ Cơ quan thực hiện: Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành và chỉ đạo
các bộ, ngành, địa phương xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện.
+ Kinh phí thực hiện: Kinh phí chi cho khảo sát, thiết kế và trả lương lớn nên
cần có ngân sách của Trung ương chi cho các bộ, ngành và địa phương khi tổ chức
thực hiện.
* Phương án 3: Phân cấp cho Thủ trưởng các cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế có thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính đối với người vi phạm quy định hút thuốc nơi công cộng, công sở.
- Mục tiêu của phương án: Bảo đảm mọi hành vi hút thuốc đều được nhắc nhở
và xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của Chính phủ.
- Nội dung thực hiện:
+ Tiến hành xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo phân công,
phân cấp trách nhiệm thực hiện.
+ Chỉ đạo và tổ chức thực hiện ở các cơ quan được phân cấp.
- Nguồn lực thực hiện phương án:
+ Cơ quan thực hiện: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xây dựng văn bản pháp

lý và các cơ quan được phân cấp tổ chức thực hiện.
13


+ Nguồn lực thực hiện phương án: Kinh phí chi cho các cơ quan theo sự phân
cấp ngân sách nhà nước.
IV. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT
Ba phương án nêu trên đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Song, để lựa
chọn được phương án tối ưu nhằm giải quyết vấn đề trong quản lý nhà nước về môi
trường có thể so sánh các ưu, nhược điểm của mỗi phương án theo bảng sau:
PHƯƠNG ÁN
ƯU ĐIỂM
Phương án 1
Tạo ra tính chủ động trong việc

NHƯỢC ĐIỂM
Khó áp dụng các quy

xây dựng các biện pháp ngăn chặnđịnh xử phạt hành chính đối
cụ thể theo từng đối tượng áp dụngvới những đối tượng không
thuộc thẩm quyền quản lý; Dễ tiến phải là nhân viên trong các tổ
hành các hoạt động nhằm tránhchức vì lực lượng mỏng như
được sự chồng chéo chức năng; đỡhiện nay.
lãng phí nguồn nhân lực tổ chức
thực hiện và có tính khả thi cao
nhất là đối với đối tượng là cán bộ,
công chức thuộc các cơ quan nhà
Phương án 2

nước.

Nếu có đủ cơ cấu, lực lượng đểHạn chế về kinh phí chi trả
kiểm soát hành vi hút thuốc lá ởlương, gia tăng biên số cán
mọi lúc, mọi nơi thì phương ánbộ, công chức nhà nước và
này có nhiều ưu điểm trong việc ápkhó khăn trong tổ chức lực
dụng Nghị định số 45 của Chínhlượng ở các địa bàn, địa
phủ về xử phạt vi phạm hành chínhphương,...

Phương án 3

trong lĩnh vực y tế.
Dễ dàng nhắc nhở và xử lý ngườiKhó khăn trong công tác ban
vi phạm ở mọi nơi.

hành các loại văn bản để
phân định chức năng, nhiệm
vụ, thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính; Dễ tạo ra
sự trùng lặp, lẫn lộn giữa cơ
14


quan công quyền và cơ quan
ngoài nhà nước, thậm chí
một số bộ phận, tổ chức, cá
nhân được hành chính hoá có
thể lạm quyền, lộng quyền.
Từ những so sánh trên, cho ta thấy phương án 1 là phương án có nhiều ưu điểm để
tổ chức thực hiện. Bởi lẽ, trong điều kiện nền hành chính công truyền thống như ở nước
ta hiện nay rất khó để có thể thực hiện một cách triệt để khi không có đủ nguồn lực và
kinh nghiệm. Mặt khác, phương án 1 là phương án có nhiều ưu điểm và hạn chế có thể

khắc phục được. Do vậy, tiểu luận lựa chọn phương án 1 là phương án tối ưu để giải
quyết tình huống này.
V. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Biện pháp tổ chức thực hiện phương án tối ưu
Để thực hiện được phương án 1 (phương án tối ưu), trên cơ sở những nội dung
đã được đề cập ở trên, tiểu luận xác định các bước tiến hành cụ thể như sau:
Bước 1: Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Chính phủ chỉ đạo cho cơ quan chủ quản là Bộ Y tế, phối hợp với các cơ quan,
ban, ngành khác tiến hành khảo sát thực tế, phân loại đối tượng để từ đó soạn thảo
văn bản trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định. Nghị định phải thể hiện được
các nội dung cơ bản như: Đối tượng và phạm vi áp dụng; thẩm quyền và trách nhiệm
của các cơ quan thực hiện; khen thưởng và xử phạt. Thời gian để tiến hành khảo sát,
phân loại và ban hành Nghị định khoảng 3 tháng.
Bộ y tế, các bộ, ngành, địa phương chủ động xây dựng văn bản dưới dạng Chỉ
thị sau khi có văn bản của Chính phủ để xác định đối với từng đối tượng cụ thể thuộc
lĩnh vực mình quản lý; cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và
các biện pháp bảo đảm thực hiện cụ thể. Cơ quan nào thì quản lý nhân viên của cơ
quan đó và áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định chung. Các văn bản của Trung
ương phải đảm bảo tính tạo ra cơ sở pháp lý pháp lý thống nhất cho các chính quyền
địa phương (cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn có thẩm quyền

15


riêng), các cơ quan, đơn vị, hành chính sự nghiệp của nhà nước xác định rõ trách
nhiệm và biện pháp tổ chức thực hiện. Thời gian thực hiện có thể là 2 tháng.
Bước 2: Chỉ đạo và tổ chức thực hiện
Sau khi có văn bản của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương theo sự chỉ
đạo của Chính phủ để tiến hành tổ chức chỉ đạo thực hiện trong ngành, lĩnh vực và
địa phương mình quản lý.

Công tác chỉ đạo phải thực sự kiên quyết, bám sát theo từng hoạt động của mỗi
đầu mối cơ quan được giao. Đặc biệt, phải đảm bảo sự thống nhất chỉ đạo giữa cơ
quan có thẩm quyền chung với cơ quan có thẩm quyền riêng trong hoạt động quản lý
nhà nước. Trong mỗi thời gian, giai đoạn tổ chức thực hiện cần có tổng kết rút kinh
nghiệm theo từng quý, tháng theo hình thức giao ban tại cơ quan và giao ban giữa các
cơ quan.
Công tác tổ chức thực hiện cần nhanh chóng tổ chức nghiêm túc và đồng loạt
tại các cơ quan đã được phân định. Mỗi cơ quan, đơn vị cụ thể cần xây dựng các kế
hoạch phân công theo dõi, kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở vi phạm và tiến hành xử lý
hoặc bàn giao những trường hợp vi phạm cho người có thẩm quyền (Thủ trưởng cơ
quan). Hàng tuần, tháng, quý và năm tổ chức sinh hoạt công khai, dân chủ (có thể tổ
chức một buổi riêng hoặc lồng ghép với các buổi sinh hoạt khác của cơ quan) để tiến
hành nêu gương những cán bộ, công chức, viên chức bỏ thuốc; những trường hợp cố
tình vi phạm bị xử lý;...
5.2. Một số kiến nghị
Đối với Trung ương:
- Chính phủ trình báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc trình Quốc hội (tại
kỳ họp gần nhất) để tiến hành đưa vào kế hoạch làm Luật phòng chống thuốc lá (Luật
phòng, chống tác hại của thuốc lá) làm cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và tổ chức
thực hiện vấn đề này trong điều kiện ở Việt Nam trong thời gian tới.
- Chính phủ cần kiên quyết chỉ đạo và giám sát thực hiện một cách nghiêm túc
nhằm tạo ra tính ổn định và bền vững về thời gian và quy mô. Tránh tình trạng “Đáng
trống bỏ rùi”; “hình thức, qua loa, đại khái”;... để mọi quy định đều được làm triệt để
và đến nơi, đến chốn.
16


- Bộ Y tế cần chủ động, phối hợp, hiệp đồng với các bộ, ngành ở Trung ương
để bảo đảm việc xây dựng và tổ chức thực hiện theo đúng lộ trình, nội dung thống
nhất trong phạm toàn quốc. Đồng thời, tạo ra kênh thông tin trao đổi kinh nghiệm, kỹ

năng và phối hợp nhịp nhàng trong phát hiện và xử lý các đối tượng.
Đối với địa phương:
- Chính quyền địa phương các cấp cần thấy rõ trách nhiệm của mình trong tổ
chức thực hiện các quy định ở công sở và chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn tiến hành
thực hiện tốt các quy định được giao.
- Ủy ban nhân dân các cấp cần chỉ đạo và phối hợp với các tổ chức chính trị-xã
hội, tổ chức xã hội, đoàn thể, tổ chức kinh tế,... nhằm tổ chức tuyên truyền, vận động
nâng cao ý thức tự giác và phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm để tiến hành xử
lý hoặc giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý.
KẾT LUẬN
Hiệu lực và hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, trong đó có cơ quan quản
lý nhà nước được xác định trong Nghị quyết số 17/NQ-TW, Hội nghị lần thứ 5 Ban
chấp hành Trung ương Đảng khoá X ngày 01/8/2007 về “Đẩy mạnh cải cách hành
chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước”. Theo đó, khẳng
định mối quan hệ biến chứng giữa hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước
trong điều kiện ở nước ta hiện nay. Nếu hiệu lực của quản lý nhà nước là sự tác động
của chủ thể có thẩm quyền được pháp luật xác định một cách rành mạch (tính trách
nhiệm và phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động công vụ được giao) thì hiệu quả
của hoạt động quản lý nhà nước được thể hiện thông qua sự chấp hành, đồng thuận và
hợp tác trong mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các đối tượng
thuộc khách thể của hoạt động quản lý. Do vậy, xét dưới khía cạnh này, thì việc
Chính phủ, các cơ quan thuộc Chính phủ, Bộ, và chính quyền địa phương các cấp
thực hiện chức năng chấp hành và điều hành đã không đạt được mục tiêu đặt ra nên
hiệu quả thực tế của nó thấp. Chẳng hạn như, tình trạng người hút thuốc vẫn ngang
nhiên, cơ quan có thẩm quyền thì “làm ngơ”, “bỏ mặc” hay thậm chí “coi như không
biết, không liên quan”,... đã phản ánh những thiếu sót từ khâu ban hành văn bản,
chuẩn bị và tổ chức thực hiện các quy định trong thực tế. Mặt khác, hiệu lực, hiệu quả
17



trong hoạt động quản lý nhà nước là cơ sở quan trọng để xây dựng nền pháp chế xã
hội chủ nghĩa. Những biểu hiện cơ bản: Thứ nhất, pháp luật được ban hành ra nếu
không được tổ chức thực hiện hoặc thực hiện không có hiệu lực thực thi thì vô hình
dung pháp luật đó chỉ tồn tại trên “giấy”. Pháp luật chỉ khi nó được tồn tại và phát
huy hiệu lực trong thực tế thì mới đảm bảo các mục tiêu, nhiệm vụ mà pháp luật đặt
ra theo đó tình hình chấp hành pháp luật sẽ được đảm bảo thực hiện một cách nghiêm
minh, bình đẳng và thống nhất. Ngược lại, nếu không được tổ chức thực hiện hoặc
thực hiện không có hiệu quả làm nảy sinh tình trạng vi phạm, trật tự kỷ cương bị đảo
lộn theo đó nền pháp chế bị suy giảm. Như vậy, việc tổ chức thực hiện tốt pháp luật
trong các lĩnh vực quản lý là một tất yếu khách quan nhằm xây dựng nền pháp chế xã
hội chủ nghĩa. Thứ hai, pháp chế xã hội chủ nghĩa là môi trường ưu việt để hoạt động
quản lý nhà nước tiến hành một cách hiệu quả nhất. Pháp chế xã hội chủ nghĩa chính
là sự đòi hỏi các chủ thể phải tuân thủ pháp luật nghiêm minh đồng nghĩa với việc
pháp chế nhằm thúc đẩy xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện và đồng bộ theo
đó là cơ sở pháp lý vững chắc để củng cố, tăng cường và bảo đảm cho các hoạt động
quản lý nhà nước được phát huy hiệu lực, hiệu quả trong thực tế.
Thực hiện chính sách cắt giảm thuốc lá, trong đó có việc hút thuốc lá nơi công
cộng là chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo
đảm sức khoẻ cho con người và phát triển kinh tế xã hội bền vững. Bởi lẽ, ngoài
những tác hại đối với sức khoẻ, hút thuốc lá còn gây ra những tổn thất lớn về kinh tế
cho từng gia đình và toàn xã hội. Do vậy, cần chủ động xây dựng các biện pháp tổng
hợp một mặt nhằm nâng cao ý thức bảo vệ của cộng đồng và mặt khác, bảo đảm duy
trì pháp chế xã hội chủ nghĩa trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Làm tốt
các vấn đề trên vừa là cơ sở để tăng cường hiệu lực của các văn bản quản lý vừa là cơ
sở thực hiện tốt các cam kết của Việt Nam và trách nhiệm của Nhà nước đối với công
dân trong điều kiện ở nước ta hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

01. Bộ trưởng Bộ Y tế, Chỉ thị số 08/2001/CT-BYT ngày 03/8/2001 về việc
18



đẩy mạnh hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá trong ngành y tế.
02. Bộ trưởng Bộ Y tế, Quyết định số 02/2007/QĐ-BYT ngày 15/01/2007
về việc ban hành quy định về vệ sinh an toàn đối với sản phẩm thuốc lá.
03. Bộ trưởng Bộ Y tế, Quyết định số 5281/QĐ-BYT ngày 31/12/2009 về
việc ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định số 1315/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch thực hiện Công ước khung về
kiểm soát thuốc lá trong ngành y tế
04. Chính phủ, Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 về xử phạt
hành chính trong lĩnh vực y tế.
05. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 17/NQ-TW ngày 01/8/2007
về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
của bộ máy nhà nước.
06. Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 12/2007/CT-TTg ngày 10/5/2007 về
tăng cường các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá.
07. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày
02/8/2007 ban hành kèm theo Quy chế về văn hoá công sở tại các cơ
quan hành chính nhà nước.
08. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1315/QĐ-TTg ngày 21/08/2009
về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước khung về kiểm soát
thuốc lá.

19



×