Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống kế toán quản trị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại các bệnh viện công lập trực thuộc sở y tế thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

---------------------

LÊ CHÂU XUÂN MAI

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC
SỬ DỤNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TẠI
CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TRỰC THUỘC
SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

---------------------

LÊ CHÂU XUÂN MAI

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC
SỬ DỤNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TẠI
CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TRỰC THUỘC
SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kế toán


Mã ngành: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. TRẦN VĂN THẢO

Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Các nhân tố ảnh hưởng đến
việc sử dụng hệ thống kế toán quản trị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại các
bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên
cứu của riêng tác giả, không sao chép bất kỳ ai, với sự hỗ trợ từ người hướng dẫn
khoa học là TS. Trần Văn Thảo. Các tài liệu, đoạn trích dẫn được sử dụng trong
luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết
của tác giả.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2017
Tác giả luận văn

Lê Châu Xuân Mai


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1.

Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu .............................................................1

2.


Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................2

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................2

4.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................3

5.

Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................3

6.

Kết cấu của luận văn ...................................................................................3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ......................... 5
1.1.

Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài .......................................................5

1.2.

Các bài nghiên cứu tại Việt Nam ...............................................................9

1.3.


Xác định khe hổng nghiên cứu .................................................................10

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ TRONG BỆNH VIỆN CÔNG LẬP .................................................. 14
2.1.

Tổng quan về KTQT .................................................................................14

2.1.1. Khái niệm về KTQT................................................................................. 14
2.1.2. Vai trò và chức năng của KTQT .............................................................. 15
2.2.

Tổng quan về đơn vị sự nghiệp y tế công lập ..........................................16

2.2.1. Khái niệm đơn vị sự nghiệp y tế công lập................................................ 16
2.2.2. Đặc điểm của bệnh viện công lập ............................................................ 16
2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện công lập ......................................... 16
2.2.4. Phân loại đơn vị sự nghiệp y tế ................................................................ 17
2.2.5. Cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp ............................................................ 18
2.3.

Việc sử dụng hệ thống kế toán quản trị trong các bệnh viện công lập .21


2.3.1. Sự cần thiết của việc sử dụng hệ thống KTQT vào các bệnh viện công lập21
2.3.2. Sử dụng hệ thống KTQT trong việc lập dự toán ...................................... 21
2.3.3. Sử dụng KTQT trong quá trình thực hiện kế hoạch, dự toán .................. 22
2.3.4. Sử dụng hệ thống KTQT kiểm tra đánh giá thực hiện dự toán ................ 22
2.3.5. Sử dụng hệ thống KTQT trong việc ra quyết định................................... 23
2.4.


Yêu cầu về quản lý tài chính bệnh viện ...................................................23

2.5.

Các nhân tố tác động đến việc sử dụng hệ thống KTQT nhằm nâng cao

hiệu quả quản lý tại các bệnh viện công lập ......................................................24
2.6.

Lý thuyết nền về việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng .....................28

2.6.1. Lý thuyết dự phòng (Contingency theory) ............................................... 28
2.6.2. Lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí (Cost benefit theory) ........................ 29
2.6.3. Lý thuyết lợi ích xã hội (public interest theory) ...................................... 29
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 31
3.1

Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu ................................31

3.1.1. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 31
3.1.2. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 32
3.1.3. Quy trình nghiên cứu................................................................................ 32
3.2

Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu........................................34

3.3.1. Mô hình nghiên cứu ................................................................................. 34
3.3.2. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 35
3.3


Phương pháp nghiên cứu định tính .........................................................36

3.4

Phương pháp nghiên cứu định lượng ......................................................37

3.4.1 Xây dựng thang đo ................................................................................... 37
3.4.2 Xây dựng bảng câu hỏi............................................................................. 39


3.4.3 Phương pháp đo lường và tính toán dữ liệu ............................................. 40
3.4.4 Thiết kế nghiên cứu định lượng ............................................................... 41
3.4.5 Mô hình hồi quy ....................................................................................... 42
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 44
4.1
4.2

Mẫu nghiên cứu .........................................................................................44
Thực trạng việc sử dụng hệ thống KTQT nhằm nâng cao hiệu quả quản

lý tại các bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y tế TP. HCM qua phân tích thống

4.3

44
Đo lường độ tin cậy của thang đo.............................................................47

4.3.1 Xây dựng thang các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống KTQT
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại các bệnh viện công lập ............................. 47

4.3.2 Đo lường độ tin cậy thang đo với từng nhân tố cấu thành ....................... 48
4.4

Phân tích nhân tố khám phá EFA............................................................52

4.5

Phân tích hồi quy đa tuyến tính ...............................................................62

4.6

Những phân tích thống kê bổ sung ..........................................................68

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP....................................... 73
5.1.

Kết luận ......................................................................................................73

5.2.

Giải pháp đề xuất .......................................................................................73

5.2.1. Đối với nhân tố môi trường triển khai sử dụng hệ thống KTQT ............. 74
5.2.2. Đối với nhân tố vai trò của lãnh đạo trong quan tâm, tổ chức triển khai sử
dụng hệ thống KTQT ......................................................................................... 75
5.2.3. Đối với nhân tố mức độ phân quyền trong tổ chức triển khai sử dụng hệ
thống KTQT ....................................................................................................... 76
5.3.

Hạn chế của đề tài và định hướng nghiên cứu trong tương lai .............76


5.3.1. Hạn chế của đề tài .................................................................................... 76


5.3.2. Hướng nghiên cứu trong tương lai ........................................................... 77


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
ĐVSN

Nội dung
Đơn vị sự nghiệp

IFAC

International Federation of Accountants
Liên đoàn kế toán quốc tế

KTQT

Kế toán quản trị

KTT

Kế toán trưởng

KTTC


Kế toán tài chính

HTTT

Hệ thống thông tin

NSNN

Ngân sách nhà nước

OECD

Organization for Economic Co-operation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC BẢNH BIỂU, SƠ ĐỒ
Danh mục bảng biểu
Bảng số

Tên bảng

Bảng 1.1

Tổng hợp kết quả của các nghiên cứu liên quan


Bảng 3.1

Bảng tổng hợp biến phụ thuộc và các biến độc lập

Bảng 3.2

Kết quả khảo sát chuyên gia

Bảng 3.3

Thang đo khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng KTQT
nhằm đạt hiệu quả quản lý tại các bệnh viện công lập trực thuộc Sở
Y tế Tp. HCM

Bảng 3.4

Cấu trúc bảng câu hỏi khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến việc
sử dụng KTQT nhằm đạt hiệu quả quản lý tại các bệnh viện công
lập trực thuộc Sở Y tế Tp. HCM

Bảng 4.1

Kết quả khảo sát chức danh người trả lời phỏng vấn

Bảng 4.2

Kết quả khảo sát loại hình bệnh viện

Bảng 4.3


Kết quả khảo sát triển khai “Kế toán quản trị”

Bảng 4.4

Phân tích đánh giá nhân tố sự hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện

Bảng 4.5

Phân tích đánh giá nhân tố Hiệu quả kỹ thuật của thông tin KTQT

Bảng 4.6

Phân tích đánh giá nhân tố Mức độ phân quyền trong tổ chức

Bảng 4.7

Phân tích đánh giá nhân tố Nhận thức về môi trường không chắc
chắn

Bảng 4.8

Phân tích đánh giá nhân tố Quy mô bệnh viện

Bảng 4.9

Kiểm định KMO and Bartlett's Test của phân tích nhân tố lần 1

Bảng 4.10

Lượng biến thiên giải thích bởi các nhân tố (phân tích lần 1)


Bảng 4.11

Ma trận nhân tố (Component Matrixa)

Bảng 4.12

Kiểm định KMO lần thứ 2 (KMO and Bartlett's Test)

Bảng 4.13

Lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố (phân tích lần hai)

Bảng 4.14

Bảng xoay ma trận nhân tố (Rotated Component Matrixa)

Bảng 4.15

Rút trích nhân tố mới

Bảng 4.16

Kiểm định KMO của phân tích nhân tố chung


Bảng 4.17

Hệ số tải nhân (Component Matrixa) của nhân tố chung


Bảng 4.18

Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy

Bảng 4.19

Đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy

Bảng 4.20

Phân tích hệ số hồi quy

Bảng 4.21

Kiểm định sự khác biệt trung bình của HTKTQT với loại hình bệnh
viện

Bảng 4.22

Kiểm định phương sai của HTKTQT với chức danh công việc

Bảng 4.23

Phân tích One Way Anova của HTKTQT với chức danh công việc

Bảng 4.24

Bảng điểm đánh giá các yếu tố cấu thành nhân tố F1

Bảng 4.25


Bảng điểm đánh giá các yếu tố cấu thành nhân tố F2

Bảng 4.26

Bảng điểm đánh giá các yếu tố cấu thành nhân tố F3


Danh mục sơ đồ, biều đồ
Sơ đồ/biều
đồ số

Tên

Sơ đồ 3.1

Quy trình nghiên cứu

Sơ đồ 3.2

Mô hình nghiên cứu

Biểu đồ 4.1

So sách tỷ lệ các chức danh người trả lời phỏng vấn

Biểu đồ 4.2

So sách tỷ lệ loại hình bệnh viện khảo sát


Biểu đồ 4.3

Triển khai “Kế toán quản trị”

Biểu đồ 4.4

Biểu đồ phân tán giá trị phần dư

Biểu đồ 4.5

Biểu đồ Histogram thể hiện phân phối chuẩn của phần dư

Biểu đồ 4.6

Normal P-P Plot of Regression Standardized Residual


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế, để nền kinh tế phát triển
vươn đến tầm cao thì không thể nào thiếu được nguồn nhân lực có chất lượng, với
đầy đủ thể lực và trí tuệ. Nhận thấy được tầm quan trọng đó Đảng và Nhà nước đã
tập trung phát triển, nâng cao chất lượng y tế tại các bệnh đa khoa, chuyên khoa đầu
ngành…trên cả nước để phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Trong
những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách mới đối
với hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn ngân sách nhà nước, tạo hành lang pháp lý cho các đơn vị sự nghiệp phát huy
quyền tự chủ để phát triển đơn vị và giảm dần sự phụ thuộc vào ngân sách nhà

nước. Đầu năm 2015, Chính phủ ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày
14/02/2015, quy định quyền tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và xác định
rõ lộ trình thực hiện cơ chế tự chủ của các đơn vị này. Tự chủ tài chính là xu thế tất
yếu của xã hội phát triển và các đơn vị sự nghiệp công lập có thu buộc phải thích
nghi. Trong môi trường mới này các đơn vị sự nghiệp công lập có thu nói chung và
bệnh viện công lập nói riêng sẽ có nhiều cơ hội để tự khẳng định mình nhưng cũng
phải chịu không ít áp lực cạnh tranh vốn có của kinh tế thị trường.
Kế toán quản trị công là một phân hệ trong hệ thống kế toán có chức năng
tính đúng, tính đủ các yếu tố đầu vào và tổ chức công tác thu thập, xử lý, phân tích,
cung cấp thông tin để phục vụ yêu cầu quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
của các bệnh viện công lập có thu. Ở Việt Nam, kế toán quản trị trong đơn vị sự
nghiệp công lập nói chung và bệnh viện công lập nói riêng chưa phát triển mạnh và
chỉ dừng lại ở giai đoạn lập kế hoạch, kiểm soát chi phí là chủ yếu. Vận dụng kế
toán quản trị sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các đơn vị, giúp các đơn vị có thêm
thông tin để ra quyết định tài chính, lập kế hoạch hoạt động, kiểm soát ngân sách
nhưng việc vận dụng đó còn chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau từ các
nhân tố bên trong lẫn bên ngoài.


2

Để làm sáng tỏ phần nào tình hình sử dụng hệ thống KTQT và nhận diện các
nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống KTQT nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý tại các bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh nói riêng
cũng như ở Việt Nam nói chung, từ đó đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy việc sử
dụng hệ thống KTQT trong các bệnh viện công lập hiện nay. Vì vậy tác giả đã lựa
chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống kế toán quản trị
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại các bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y tế
thành phố Hồ Chí Minh” để làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ
ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc sử dụng hệ thống KTQT nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý tại các bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y tế TPHCM. Từ việc nhận
diện nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng, tác giả đề xuất một số giải
pháp nhằm tăng tính khả thi của việc sử dụng KTQT nhằm nâng cao hiệu quả công
tác quản lý, hoạch định tài chính, hỗ trợ nâng cao chất lượng y tế.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Trên nền tảng các mục tiêu nghiên cứu, tác giả đặt ra câu hỏi nghiên cứu như
sau:
Thứ nhất, nhân tố nào ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống KTQT tại các
bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y tế TPHCM?
Thứ hai, mức độ tác động của từng nhân tố đến việc sử dụng hệ thống KTQT
tại các bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y tế TPHCM?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu


3

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố có khả năng ảnh hưởng
đến việc sử dụng hệ thống KTQT nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại các bệnh viện
công lập trực thuộc Sở Y tế TPHCM.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu tại các bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y tế TP. HCM.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 11 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017.
Thời gian khảo sát được tiến hành trong vòng 2 tháng kể từ tháng 01 năm
2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã nêu trên, tác giả đã sử dụng phương

pháp nghiên cứu định tính và định lượng, trong đó phương pháp chính là phương
pháp nghiên cứu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
việc sử dụng hệ thống KTQT.
Phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định lại các nhân tố tác
động và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến việc sử dụng hệ thống
KTQT.
5. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu trong luận văn này nếu được các bệnh viện công lập
quan tâm sử dụng có thể thúc đẩy việc sử dụng hệ thống KTQT trong đơn vị từ đó
nâng cao chất lượng quản lý và phục vụ người bệnh.
Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất các giải pháp góp phần làm
tăng tính khả thi của việc sử dụng hệ thống KTQT trong bệnh viện công lập và
mang lại những đóng góp cho các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phụ lục, bố cục của bài nghiên cứu gồm 5 chương:


4

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước đây
Chương 2: Cở sở lý thuyết về kế toán quản trị và lý thuyết nền
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và đề xuất giải pháp


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Trên thế giới KTQT hình thành và phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo đó cũng
có rất nhiều những nghiên cứu về KTQT được thực hiện. Phần lớn các các bài
nghiên cứu về kế toán quản trị trong lĩnh vực doanh nghiệp, những nghiên cứu để
hoàn thiện hệ thống KTQT cho đến những hạn chế còn tồn tại trong các doanh
nghiệp ảnh hưởng đến công tác tổ chức thực hiện kế toán quản trị. Ngoài ra còn có
rất nhiều nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng kế
toán quản trị cũng như mức ảnh hưởng của từng nhân tố trong doanh nghiệp. Mặc
dù trước đây chưa có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến thực trạng vận dụng
KTQT trong khu vực công nói chung và bệnh viện công nói riêng, tuy nhiên với xu
hướng thương mại hóa trong khu vực công, ngày càng có nhiều các nghiên cứu về
thực trạng vận dụng KTQT lĩnh vực y tế công ở các nước đã và đang phát triển. Các
khảo sát nghiên cứu không những đã chỉ ra mức độ vận dụng cũng như các công cụ
kỹ thuật được sử dụng trong các bệnh viện mà bên cạnh đó, bằng các phương pháp
định tính và định lượng, cũng đã chỉ ra một số các nhân tố tác động đến việc sử
dụng hệ thống KTQT vào khu vực công nói chung và các bệnh viện công nói riêng.
Để có cái nhìn tổng quát hơn về các nghiên cứu này, tác giả tổng hợp những nghiên
cứu trong nước và trên thế giới như sau:
1.1.

Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài
Theo thống kê chi phí chăm sóc sức khỏe đã tăng gấp 3 lần ở các nước trong

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) trong 30 năm qua (OECD 2011) đã
khuyến khích tập trung vào nền kinh tế (Ashton 2001; Bates và Brignall 1993;
Bourn và Ezzamel 1986; Covaleski và Dirsmith 1983; Groot 1999; Lowe 2000;
Preston et al. 1992) với định hướng nhấn mạnh hiệu quả của KTQT, kiểm soát chi
phí, ngân sách và kiểm soát quản lý (Hood 1995; Jackson và Lapsley 2003; Lapsley
và Wright 2004; Pettersen 2001, 2004). Đồng thời mức sống và hiểu biết của bệnh
nhân nâng cao làm cho nhu cầu được chăm sóc sức khỏe tăng. Điều này đã dẫn đến
xu hướng thương mại hóa trong khu vực công (Walker et al. 2011). Kết quả là các



6

nhà hoạch định đã không ngừng theo đuổi các giải pháp quản lý tốt hơn trong lĩnh
vực y tế công, đồng nghĩa với vai trò của KTQT ngày càng được mở rộng và đa
đạng hóa (Baldvinsdottir et al. 2009; Baldvinsdottir et al. 2010; Jeacle 2008; Pierce
and Odea 2003).
Bài nghiên cứu thứ nhất, Salah A. Hammad và cộng sự (2010)
“Management accounting system for hospitals: a research framework”
Cho đến nay, rất ít nghiên cứu thực nghiệm để kiểm chứng mối quan hệ giữa
các biến theo ngữ cảnh với hệ thống KTQT và tác động của chúng lên tổ chức hoặc
hiệu quả của nhà quản lý trong bệnh viện (Abernethy và Brownell, 1999; Abernethy
và Lillis, 2001; Cardinaels et al, 2004; Count và Glandon, 1988; Devaraj và Kohli,
2000; Hill 2000; Hill và Johns, 1994; Kim, 1988, Lawrence, 1990; Pizzini, 2006).
Chính vì vậy tác giả đã đề xuất khuôn mẫu nghiên cứu để giúp các học viên phát
triển các phương pháp tiếp cận mới trong việc thiết kế các hệ thống KTQT trong
lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Bằng phương pháp định tính và lý thuyết dự phòng tác
giả đã đề xuất một khuôn mẫu thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố ngữ cảnh, hệ
thống kế toán quản trị và hiệu quả quản lý trong bệnh viện Hy Lạp. Tác giả đã đề
xuất 5 nhân tố tác động đến hiệu quả quản lý thông qua việc thiết kế hệ thống
KTQT:
-

Chiến lược;

-

Kỹ thuật;


-

Cấu trúc tổ chức;

-

Mô trường bên ngoài;

-

Quy mô bệnh viện.


7

Chiến lược
Công nghệ
Cấu trúc tổ chức

Hệ thống KTQT

Hiệu quả

(MAS)

quản lý

Môi trường bên ngoài

Quy mô bệnh viện

Tác giả mô tả mối quan hệ giữa các biến độc lập (chiến lược, công nghệ, cơ cấu
tổ chức, môi trường bên ngoài và quy mô bệnh viện) và biến trung gian (hệ thống
kế toán quản trị), quan hệ giữa biến trung gian và biến phụ thuộc (hiệu quả quản lý).
Tác giả cho rằng mối quan hệ trực tiếp giữa các biến độc lập và hiệu quả quản lý sẽ
không đáng kể nếu như sử dụng hệ thống kế toán quản trị là biến trung gian. Bằng
phương pháp nghiên cứu định tính và lý thuyết dự phòng tác giả đã đề xuất khuôn
mẫu lý thuyết về hệ thống kế toán quản trị cho bệnh viện làm tiền đề cho các nghiên
cứu thực nghiệm trong tương lai nhằm khắc phục hạn chế ở các nghiên cứu trước
trong bối cảnh ở các nước đang phát triển.
Bài nghiên cứu thứ hai, Salah A.Hammad và cộng sự (2013)
“Decentrallization, perceived environmental uncertainty, managerial performance
and management accounting system information in Egyptian hospitals.”
Phát triển từ nghiên cứu của chính tác giả và cộng sự (2010) và thừa kế từ
các nghiên cứu trước, Salah A. Hammad đã đưa ra mô hình và cung cấp bằng chứng
thực nghiệm về mối quan hệ giữa phân quyền trong tổ chức, nhận thức về sự bất ổn
của môi trường với hệ thống kế toán quản trị và mối quan hệ giữa hệ thống kế toán
quản trị và với hiệu quả quản lý trong bệnh viện ở Ai Cập. Tác giả đã đưa ra 2 nhân
tố tác động đến đặc điểm thông tin (phạm vi, tính kịp thời, tổ hợp và tích hợp) của
thiết kế hệ thống kế toán quản trị và những đặc điểm này ảnh hưởng đến hiệu quả


8

quản lý trong bệnh viện Ai Cập là (1) phân quyền trong tổ chức và (2) nhận thức về
sự không chắc chắn của môi trường.

Cấu trúc
tổ chức
Phân
quyền


Hệ thống KTQT
(MAS)
Hợp lệ

Kịp thời

Nhận thức
về môi
trường
không chắc
chắn

Hiệu quả
quản lý

Tích hợp

Tổ hợp

Nghiên cứu đã đưa ra những bằng chứng thực nghiệm rằng phân quyền và
nhận thức về sự không chắc chắn của môi trường là những yếu tố quan trọng trong
việc thiết kế hệ thống KTQT hiệu quả. Bệnh viện với cấu trúc phân quyền tốt hơn
sẽ sử dụng thông tin hệ thống KTQT kịp thời, tổng hợp và tích hợp. Môi trường
bệnh viện hoạt động ảnh hưởng không đáng kể đến loại thông tin mà hệ thống
KTQT cung cấp. Các nghiên cứu hiện nay cung cấp cho các nhà quản lý bệnh viện
một khía cạnh hữu ích liên quan đến các chức năng thông tin của hệ thống KTQT
để nâng cao hiệu quả quản lý. Việc cung cấp thông tin KTQT trên phạm vi rộng và
kịp thời giúp cho việc ra quyết định quản lý hiệu quả hơn. Tác giả cũng nhấn mạnh
về phân quyền ra quyết định bằng cách ủy quyền đầy đủ cho các nhà quản lý cấp

dưới càng nhiều càng tốt. Bên cạnh đó bài nghiên cứu còn tồn tại hạn chế như đối
tượng khảo sát là cá nhân những nhà quản lý bệnh viện dẫn đến mẫu bị hạn chế và
không đảm bảo tính đại diện.


9

1.2.

Các bài nghiên cứu tại Việt Nam
Bài nghiên cứu thứ nhất, Nguyễn Phong Nguyên và cộng sự (2016)

“Factor affecting the use of costing systems toward managerial performance in
Vietnamese public hospitals”
Tác giả nghiên cứu các nhân tố theo ngữ cảnh và hành vi ảnh hưởng đến việc
sử dụng các hệ thống chi phí đối với hiệu quả quản lý trong các bệnh viện công lập
tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu PLS – SEM dựa trên dữ liệu khảo sát 262 nhà
quản lý cấp trung của các phòng ban khác nhau cho thấy các nhân tố hỗ trợ của lãnh
đạo, phân cấp việc ra quyết định, nhận thức về hiểu quả của kỹ thuật và nhận thức
về sự không chắc chắn của môi trường là những nhân tố thúc đẩy việc sử dụng các
hệ thống chi phí, từ đó tăng hiệu suất công việc. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng
bệnh viện công lập tại Việt Nam không nên đánh giá thấp các nhân tố ngữ cảnh và
hành vi liên quan đến việc tạo điều kiện cho hoạt đổng của hệ thống chi phí để đạt
kết quả tốt hơn. Nghiên cứu này đã khắc phục được hạn chế về kế toán hành vi
trong các bệnh viện công lập tại Việt Nam. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng tồn tại
những hạn chế sau: thứ nhất, kết quả bị hạn chế do sử dụng các biện pháp chủ quan
và tự báo cáo. Thứ hai, tồn tại hạn chế phương pháp luận về phát triển quy mô. Và
hạn chế cuối cùng, một số biến có thể đã bị bỏ qua đáng chú ý là các yếu tố tổ chức.
Bài nghiên cứu thứ hai, Nguyễn Thị Lan Anh (2016) “Vận dụng kế toán
trách nhiệm trong các bệnh viện công lập”. Trong bài nghiên cứu tác giả đã khái

quát bản chất kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của KTQT, là quá trình
thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích và cung cấp các thông tin tài chính, phi tài chính
dưới dạng báo cáo, việc vận dụng kế toán trách nhiệm sẽ mang lại hiệu quả cao hơn
nữa trong việc quản lý tài chính tại bệnh viện nếu bệnh viện đó có sự kết hợp giữa
kế toán tài chính và KTQT. Khi vận dụng kế toán trách nhiệm trong bệnh viện công
lập trực thuộc Bộ Y tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc cẩn phải đảm bảo các yệu cầu
về (1) hệ thống kế toán trách nhiệm cần phải xem xét mô hình tổ chức bộ máy quản
lý bệnh viện, (2) hệ thống kế toán trách nhiệm đặc biệt chú trọng đến yếu tố nguồn


10

nhân lực cụ thể là trình độ quản lý của nhà quản trị bệnh viện, (3) vận dụng linh
hoạt các thông tin kế toán tài chính phục vụ cho nội dung của kế toán trách nhiệm,
(4) chi phí bỏ ra và lợi ích có được từ việc sử dụng hệ thống kế toán trách nhiệm,
(5) hệ thống kế toán trách nhiệm cần đảm bảo tính so sánh, (6) sự ràng buộc bởi cơ
chế quản lý của nhà nước.
Bài nghiên cứu thứ ba, Chu Thị Thanh Huyền (2013) “Hoàn thiện kế toán
quản trị chi phí tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An”
Tác giả đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi
phí trong các đơn vị sự nghiệp có thu lý thuyết về kế toán quản trị cũng như kế toán
quản trị chi phí. Bằng phương pháp khảo sát thực tế, phân tích, đánh giá thực trạng
kế toán quản trị chi phí tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An. Từ đó đưa ra các
giải pháp hoàn thiện về kế toán quản trị chi phí tại bệnh viện để phục vụ cho công
tác kiểm soát chi phí và phân tích đánh giá các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Bên
cạnh đó cũng bài nghiên cứu cũng tồn tại hạn chế như chưa sử dụng phương pháp
nghiên cứu định lượng để đưa ra bằng chứng thực nghiệm, chưa nghiên cứu và
kiểm chứng về các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng kế toán quản trị chi phí từ
đó đưa ra đề xuất nhằm thúc đẩy việc sử dụng kế toán quản trị chi phí rộng rãi và có
hiệu quả hơn.

1.3.

Xác định khe hổng nghiên cứu
Từ những bài nghiên cứu trên đã phần nào mang lại cái nhìn tổng quát về các

nghiên cứu liên quan đến kế toán quản trị. Nhìn chung những nghiên cứu về các
nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống KTQT nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý trên thế giới rất nhiều nhưng chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp. Những
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống KTQT nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý sử dụng phương pháp định lượng để kiểm định, đưa ra bằng chứng
thực nghiệm còn rất ít. Tại Việt Nam, theo hiểu biết của tác giả thì có một số nghiên
cứu thực hiện, tuy nhiên đa phần chỉ mới tập trung vào việc định hướng, xây dựng
mô hình hệ thống KTQT dựa trên quan điểm của tác giả chứ chưa đưa ra bằng


11

chứng thực nghiệm. Bài nghiên cứu của Nguyễn Phong Nguyên và cộng sự (2016)
đã đưa ra bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố tác động đến hệ thống chi phí
hướng đến hiệu quả quản lý, mà kế toán chi phí là một phần của hệ thống KTQT.
Từ đó, trên quan điểm thừa kế, tác giả tiếp tục nghiên cứu rộng hơn về các nhân tố
tác động đến việc sử dụng hệ thống KTQT nhằm nâng cao hiệu quản quản lý tại các
bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y tế Tp.HCM, luận văn sẽ nghiên cứu một cách
trực tiếp và có hệ thống, đầy đủ về các nhân tố tác động đến việc sử dụng hệ thống
KTQT nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại các bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y
tế Tp.HCM. Bên cạnh đó tác giả cũng tiến hành đo lường mức độ tác động của từng
nhân tố.
Bảng 1.1: Tổng hợp kết quả của các nghiên cứu liên quan
Tác giả/năm
nghiên cứu


Các nhân tố đề xuất

Kết quả nghiên cứu

Salah A.

Tác giả đề xuất mô hình gồm các

Chưa có bằng

Hammad và

nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả

chứng thực nghiệm

cộng sự

quản lý trong bệnh viện thông qua

(2010)

hệ thống KTQT:

Các

(1) Chiến lược

nghiên


(2) Công nghệ

cứu

(3) Cấu trúc tổ chức

nước

(4) Môi trường bên ngoài

ngoài

(5) Quy mô bệnh viện
Salah

Các nhân tố tác động đến hiệu quả

Cả 2 nhân tố đều ảnh

A.Hammad

quản lý thông qua các đặc tính của

hưởng

và cộng sự

hệ thống KTQT:



12

(2013)

(1) Cấu trúc phân quyền của tổ
chức
(2) Nhận thức về sự không chắc
chắn của môi trường

Nguyễn

Các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng

Cả 5 nhân tố đều ảnh

Phong

hệ thống chi phí hướng tới hiệu quả

hưởng

Nguyên và

quản lý trong bệnh viện công lập tại

công sự

VN:


(2016)

(1) Hỗ trợ từ lãnh đạo
(2) Hiệu quả kỹ thuật
(3) Phân quyền
(4) Nhận thức về sự không chắc
chắn của môi trường

Các
nghiên
Nguyễn Thị

Những yêu cầu cần đảm bảo khi vận

trong

Lan Anh

dụng kế toán trách nhiệm trong bệnh

nước

(2016)

viện công lập:

cứu

(1)


Mô hình tổ chức bộ máy

quản lý bệnh viện
(2)

Trình độ quản lý của nhà

quản trị bệnh viện
(3)

Thông tin kế toán tài chính

(4)

Chi phí bỏ ra và lợi ích đạt

được
(5)

Đảm bảo tính so sánh


13

(6)

Cơ chế quản lý của nhà nước

Chu Thị


Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về

Thanh Huyền

kế toán quản trị chi phí, khảo sát

(2013)

thực trạng. Từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm thúc đẩy việc sử dụng kế
toán quản trị chi phí trong bệnh viện
đa khoa Nghệ An

Kết luận chương 1: Tác giả trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu liên quan đến
chủ đề nghiên cứu đã lựa chọn. Những nghiên cứu về tình hình áp dụng kế toán
quản trị trong doanh nghiệp và trong lĩnh vực y tế ở các quốc gia có nền kinh tế
phát triển mạnh cũng như các nước đang phát triển. Từ những nghiên cứu đó, tác
giả đã xác định khe hổng nghiên cứu và nêu ra những hạn chế trong các nghiên cứu
đó để minh chứng cho sự cần thiết đối với việc tiếp tục nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến việc sử dụng hệ thống KTQT nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại các
bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y tế Tp.HCM.


14

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ TRONG BỆNH VIỆN CÔNG LẬP
2.1.

Tổng quan về KTQT

2.1.1.

Khái niệm về KTQT

Kế toán quản trị đã xuất hiện từ rất lâu trong hệ thống kế toán doanh nghiệp
ở các nước có nền kinh tế thị trường. Các tổ chức, đơn vị với những mục tiêu và lợi
ích khác nhau có những nhu cầu về thông tin cũng khác nhau. Do đó, đã hình thành
nên những nhận thức khác nhau về KTQT:
Theo Ronald W. Hilton, Giáo sư Đại học Cornell (1991): “Kế toán quản trị
là một bộ phận của hệ thống thông tin quản trị trong một tổ chức mà nhà quản trị
dựa vào đó để hoạch định và kiểm soát các hoạt động của tổ chức.”
Theo Ray H. Garrison (1997): “Kế toán quản trị có liên hệ với việc cung cấp
tài liệu cho các nhà quản lý là những người bên trong tổ chức kinh tế và có trách
nhiệm trong việc điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức đó.”
Theo khoản 10 điều 3 Luật kế toán Việt Nam năm 2015, kế toán quản trị
được định nghĩa như sau: “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và
cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài
chính trong nội bộ đơn vị kế toán.”
Ngày nay, khoa học quản lý ngày càng phát triển, nhu cầu thông tin đối với
KTQT không chỉ dừng lại ở mặt định lượng mà còn ở cả mặt định tính. KTQT trong
lĩnh vực công gắn chặt với mục tiêu của tổ chức công trong khu vực nhà nước và
nhiệm vụ của mỗi tổ chức công.
Khác biệt lớn giữa KTQT công và KTQT doanh nghiệp là do bản chất hoạt
động của hai khu vực này. Mục đích hoạt động của doanh nghiệp là vì lợi nhuận do
đó KTQT doanh nghiệp cung cấp thông tin phục vụ ra quyết định phần lớn là đảm
bảo tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí, giá thành cạnh tranh, chiếm lĩnh thị
phần trong thị trường… KTQT công cũng cung cấp thông tin cho nhà quản lý,



×