Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ và công nghệ thông tin đến hiệu quả quản lý nguồn thu của các bệnh viện công lập trực thuộc sở y tế thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 174 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HẢI DƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ NGUỒN THU CỦA CÁC BỆNH VIỆN
CÔNG LẬP TRỰC THUỘC SỞ Y TẾ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HẢI DƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ NGUỒN THU CỦA CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP
TRỰC THUỘC SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. MAI THỊ HOÀNG MINH

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Ảnh hưởng của hệ thống kiểm
soát nội bộ và công nghệ thông tin đến hiệu quả quản lý nguồn thu của các bệnh
viện công lập trực thuộc Sở y tế thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi, được thực hiện và hoàn thành với sự góp ý của PGS.TS
Mai Thị Hoàng Minh.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu là trung thực. Tôi cam đoan luận văn này chưa
từng công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 09 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Hải Dương


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu: ........................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu: ..........................................................................................3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ...................................................................3
4.1 Đối tượng nghiên cứu: ....................................................................................3
4.2 Phạm vi nghiên cứu: .......................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................3
6. Đóng góp của nghiên cứu: ................................................................................4
7. Cấu trúc của luận văn: ......................................................................................5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ..............................6
1.1. Các nghiên cứu trước trên thế giới : ..............................................................6
1.1.1. Các nghiên cứu có liên quan về hệ thống kiểm soát nội bộ: ..................... 6
1.1.2. Ảnh hưởng của KSNB đến hiệu quả quản lý tài chính : ........................... 7
1.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc ứng dụng CNTT đến hiệu quả hoạt động
của đơn vị:............................................................................................................ 9
1.2. Các nghiên cứu trong nước liên quan : ........................................................10
1.3. Nhận xét về các nghiên cứu trước và xác định khe hổng nghiên cứu: ........12
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .....................................................................15
2.1. Tổng quan hệ thống KSNB..........................................................................15
2.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của kiểm soát nội bộ trong khu vực công: .. 15
2.1.2. Khái niệm kiểm soát nội bộ ..................................................................... 16
2.1.3. Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ theo Intosai GOV 9100 ........... 16
2.1.4. Lợi ích và hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ................................... 17


2.1.5. Các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ theo Intosai GOV 9100 . 18
2.2. Công nghê thông tin và mối quan hệ với hiệu quả quản lý của đơn vị. ......29
2.3. Tính hiệu quả quản lý nguồn thu bệnh viện ................................................30
2.4. Mối quan hệ gữa hệ thống KSNB và công tác quản lý nguồn thu bệnh viện.
.............................................................................................................................33
2.5. Lý thuyết nền ...............................................................................................34
2.5.1. Lý thuyết Chaos : ..................................................................................... 34
2.5.2. Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory): ..................................................... 35

2.5.3. Lý thuyết quyền biến (Contingency Theory): ......................................... 36
2.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất: .......................................................................37
2.7. Xây dựng giả thiết nghiên cứu:....................................................................38
2.7.1. Môi trường kiểm soát : ............................................................................ 39
2.7.2. Đánh giá rủi ro: ........................................................................................ 39
2.7.3. Hoạt động kiểm soát ................................................................................ 40
2.7.4. Thông tin và truyền thông........................................................................ 40
2.7.5. Giám sát ................................................................................................... 41
2.7.6. Công nghệ thông tin................................................................................. 41
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................44
3.1. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................44
3.1.1. Phương pháp định tính ............................................................................. 45
3.1.2. Phương pháp định lượng: ........................................................................ 45
3.2. Quy trình nghiên cứu: ..................................................................................45
3.3. Thiết kế bảng câu hỏi trong nghiên cứu định lượng ....................................48
3.4. Xác định kích thước mẫu nghiên cứu ..........................................................48
3.5. Xây dựng Thang đo .....................................................................................49
3.5.1. Thang đo Môi trường kiểm soát .............................................................. 50
3.5.2. Thang đo đánh giá rủi ro .......................................................................... 51
3.5.3. Thang đo Hoạt động kiểm soát ................................................................ 51
3.5.4. Thang đo Thông tin và truyền thông ....................................................... 52
3.5.5. Thang đo Giám sát ................................................................................... 52


3.5.6. Thang đo Công nghệ thông tin ................................................................ 53
3.5.7. Thang đo hiệu quả quản lý nguồn thu bệnh viện ..................................... 54
3.6. Thu thập dữ liệu ...........................................................................................54
3.7. Phân tích dữ liệu ..........................................................................................56
3.8. Phương trình hồi quy bội: ............................................................................57
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ...............................59

4.1. Sơ lược hệ thống các bệnh viện công lập trực thuộc Sở y tế Tp.HCM .......59
4.2. Thực trạng nguồn thu của các bệnh viện công lập trực thuộc Sở y tế TPHCM
giai đoạn từ năm 2015-2017 ...............................................................................61
4.3. Kết quả nghiên cứu định tính .......................................................................66
4.4. Kết quả nghiên cứu định lượng ...................................................................67
4.4.1. Thống kê mô tả mẫu: ............................................................................... 67
4.4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Crobach’s Alpha .............. 69
4.4.3. Đánh giá giá trị thang đo - phân tích nhân tố khám phá EFA ................. 77
4.4.4. Kiểm định tương quan PEARSON .......................................................... 89
4.4.5. Kiểm định phương sai ANOVA .............................................................. 90
4.4.6. Kiểm định các giả định mô hình hồi quy bội: ......................................... 92
4.4.7. Kiểm định hồi quy bội ............................................................................. 94
4.5. Bàn luận kết quả nghiên cứu: ......................................................................97
4.6. So sánh với kết quả nghiên cứu trước..........................................................99
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................101
5.1. Kết luận ......................................................................................................101
5.2. Kiến nghị....................................................................................................102
5.2.1. Đối với các bệnh viện công lập trực thuộc Sở y tế Tp.HCM ................ 102
5.2.2. Đối với cơ quan Sở y tế thành phố Hồ Chí Minh .................................. 107
5.3. Hạn chế đề tài ............................................................................................107
5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ......................................................108
5.5. Kết luận chung ...........................................................................................108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
INTOSAI

International organisation of Supreme Audit Institution- Tổ chức

quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao

EFA

Explootary Factor Analysis- phân tích nhân tố khám phá

COSO

Committee of Sponsor Organization – Uỷ ban Treaway về chống
gian lận trên báo cáo tài chính

AICPA

American Institute of Certificated Public Accountant – Viện kiểm
toán độc lập tối cao Hoa Kỳ

KSNB

Kiểm soát nội bộ

HTKSNB

Hệ thống kiểm soát nội bộ

BV

Bệnh viện

ĐVSNC


Đơn vị sự nghiệp công

HCSN

Hành chính sự nghiệp

NSNN

Ngân sách nhà nước

BCTC

Báo cáo tài chính

KCB

Khám chữa bệnh

BHYT

Bảo hiểm y tế

VP

Viện phí

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


UBND

Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

SYT

Sở y tế

MTKS

Môi trường kiểm soát

HĐKS

Hoạt động kiểm soát

ĐGRR

Đánh giá rủi ro

TTTT

Thông tin và truyền thông

GS

Giám sát

CNTT


Công nghệ thông tin


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2-1. Vận dụng các lý thuyết nền ......................................................................37
Bảng 2-2. Tóm tắt các giả thiết nghiên cứu ..............................................................42
Bảng 3-1. các biến quan sát của thang đo Môi trường kiểm soát .............................50
Bảng 3-2. Các biến quan sát của thang đo Đánh giá rủi ro .......................................51
Bảng 3-3. Các biến quan sát của thang đo Hoạt động kiểm soát ..............................51
Bảng 3-4. Các biến quan sát của thang đo Thông tin và truyền thông .....................52
Bảng 3-5. Các biến quan sát của thang đo Giám sát .................................................53
Bảng 3-6.Các biến quan sát của thang đo CNTT ......................................................53
Bảng 3-7. Các biến quan sát của thang đo HQ .........................................................54
Bảng 3-8. Tổng hợp các thang đo và số lượng biến quan sát ...................................54
Bảng 3-9. Tổng hợp thu thập số phiếu khảo sát ........................................................55
Bảng 4-1. Tổng hợp số liệu nguồn thu giai đoạn 2015-2017 (Đvt: triệu đồng) .......62
Bảng 4-2. Phân loại theo giới tính ............................................................................68
Bảng 4-3. Phân loại theo thâm niên ..........................................................................68
Bảng 4-4. Phân loại theo chức vụ .............................................................................68
Bảng 4-5. Phân loại theo trình độ chuyên môn .........................................................69
Bảng 4-6. Độ tin cậy của thang đo MTKS ................................................................70
Bảng 4-7. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ĐGRR .................................................71
Bảng 4-8. Đánh giá độ tin cậy của thang đo HĐKS .................................................72
Bảng 4-9. Đánh giá độ tin cậy của thang đo TT ......................................................73
Bảng 4-10. Đánh giá độ tin cậy của thang đo GS .....................................................74
Bảng 4-11. Đánh giá độ tin cậy của thang đo CNTT ................................................74
Bảng 4-12. Đánh giá độ tin cậy cua thang đo hiệu quả quản lý nguồn thu bệnh viện
.................................................................................................................................75
Bảng 4-13. Tổng hợp đánh giá độ tin cậy các thang đo ............................................76
Bảng 4-14. KMO and Barlett's Test ..........................................................................78

Bảng 4-15. Total Variance Explained (lần 1) ...........................................................79
Bảng 4-16. Ma trận xoay các biến ............................................................................80
Bảng 4-17. KMO and Barlett's test (lần 2)................................................................82


Bảng 4-18. Total Variance Explained ( lần 2) ..........................................................82
Bảng 4-19. Ma trần xoay ( lần 2) ..............................................................................83
Bảng 4-20. KMO and Barlett's Test ..........................................................................85
Bảng 4-21. Total Variance Explained .......................................................................85
Bảng 4-22. Ma trận xoay ( lần 3) ..............................................................................86
Bảng 4-23. KMO and Barlett's ( biến phụ thuộc) .....................................................88
Bảng 4-24. Initial Eigenvalues (biến phụ thuộc) ......................................................88
Bảng 4-25. Ma trận nxoay ( Hiệu quả nguồn thu) ....................................................88
Bảng 4-26. Kiểm định tương quan từng nhân tố.......................................................89
Bảng 4-27. Kiểm định phương sai ANOVA .............................................................91
Bảng 4-28. Kiểm định Durbin-Watson .....................................................................91
Bảng 4-29. Bảng tương quan hồi quy chuẩn hóa ......................................................95
Bảng 4-30. Tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu ..................................96


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2-1. Mô hình HTKSNB – Intosai GOV 9100. .....................................20
Hình 2-2. Quy trình quản lý nguồn thu ..........................................................33
Hình 2-3. Mô hình nghiên cứu đề xuất ..........................................................38
Hình 3-1. Quy trình nghiên cứu .....................................................................47
Hình 4-1. Sơ đồ tổ chức bệnh viện ................................................................60
Hình 4-2. Mô hình nghiên cứu chính thức của tác giả ...................................67
Hình 4-3. Biểu đồ Histogram .........................................................................92
Hình 4-4. Biểu đồ Normal P-P LOT ..............................................................93
Hình 4-5.Biểu đồ SCATTER ........................................................................94



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Với mục tiêu xóa bỏ cơ chế cấp phát theo kiểu “xin cho”, tăng cường trao

quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị để nâng cao hiệu quả hoạt động thì
kể từ ngày 01/10/2017, các bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
chuyển sang thực hiện cơ chế tự chủ tài chính hoàn toàn. Đó là cơ hội và cũng là
thách thức đối với các bệnh viện có nguồn thu chưa ổn định, trước đây còn phải dựa
vào nguồn NSNN cấp. Từ nay, bài toán tự tính toán cân đối nguồn thu chi, đảm bảo
quỹ lương trả cho nhân viên sẽ là vấn đề nan giải đối với các lãnh đạo bệnh viện, nhất
là trong những năm đầu thực hiện cơ chế tự chủ tài chính hoàn toàn.
Quản lý tài chính y tế của bệnh viện trong bối cảnh hiện nay là vấn đề cấp thiết
và luôn được các cấp lãnh đạo đặc biệt quan tâm thể hiện qua việc chỉ đạo triển khai
phần mềm cảnh báo tự chủ tài chính tại các bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh để có biện pháp can thiệp hỗ trợ kịp thời.
Một nội dung trọng tâm của công tác quản lý tài chính chính là quản lý, khai
thác và sử dụng có hiệu quả nguồn thu bệnh viện. Bởi nguồn thu bệnh viện là sự sống
còn, là chìa khóa dẫn đến thành công hay thất bại trong việc thực hiện nhiệm vụ. Tự
chủ tài chính không có nghĩa là các bệnh viện tận thu người bệnh mà là phải đảm bảo
các nguồn thu luôn tuân thủ đúng quy định, chính sách của pháp luật và Nhà nước,
đảm bảo thu đúng, thu đủ và đảm bảo không ngừng gia tăng nguồn thu một cách hợp
pháp, tăng cường kiểm tra giám sát tránh gây thất thoát nguồn kinh phí đơn vị.
Các nghiên cứu trước trên thế giới như (Amudo, 2009), (Babatundea, 2014),
(Kiplangat, 2016), (Ndungu, 2013), (Ibrahim, 2017), (Muhibat, 2016), (Njoki, 2015)

và trong nước như (Võ Thu Phụng, 2016), (Hồ Tuấn Vũ, 2017), (Lê Đoàn Minh Đức,
2016), (Nguyễn Ngọc Tuyền, 2017), ( Nguyễn Hữu Bình, 2014) cho rằng hệ thống
kiểm soát nội bộ và việc đầu tư đẩy mạnh ứng dụng CNTT là biện pháp hết sức quan
trọng trong công tác quản lý nói chung và quản lý nguồn thu của các đơn vị nói riêng.
Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ giúp bệnh viện đảm bảo tính chính xác,


2

trung thực và báo cáo tài chính đáng tin cậy, giảm bớt rủi ro, gian lận hoặc thất thoát
nguồn thu đối với bệnh viện do bên thứ ba hoặc nhân viên bệnh viện gây ra.
Tuy nhiên, qua khảo sát các công trình nghiên cứu trong nước, tác giả nhận
thấy có rất ít nghiên cứu đầy đủ về hệ thống KSNB tại các đơn vị sự nghiệp y tế, chưa
phát hiện nhân tố nào là nhân tố chủ chốt thuộc hệ thống KSNB có tác động mạnh
nhất đến tính hiệu quả công tác quản lý tài chính bệnh viện nói chung hay hiệu quả
quản lý nguồn thu tại các bệnh viện nói riêng. Vấn đề này đã được các tác giả trên
thế giới nghiên cứu như (Babatunde, 2013), (Widyaningsih, 2015), (Kiplangat, 2016),
(Mary, 2017). Ngoài ra, có rất ít nghiên cứu trong nước xem xét vai trò và đánh giá
mức độ ảnh hưởng của việc ứng dụng CNTT đến hiệu quả quản lý tài chính tại các
bệnh viện công lập.
Do đó, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát
nội bộ và công nghệ thông tin đến hiệu quả quản lý nguồn thu tại các bệnh viện công
lập trực thuộc Sở y tế thành phố Hồ Chí Minh ” để thực hiện đề tài nghiên cứu luận
văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chung của nghiên cứu là kiểm tra xem các nhân tố gồm 5 thành phần
thuộc hệ thống KSNB và nhân tố công nghệ thông tin có tác động đến hiệu quả quản
lý nguồn thu tại các bệnh viện công lập trực thuộc Sở y tế Tp.Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể:



Nhận diện và đo lường mức độ ảnh hưởng của năm nhân tố thuộc hệ thống

KSNB (gồm môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin
truyền thông và giám sát) đến hiệu quả quản lý nguồn thu của các bệnh viện công lập
trực thuộc Sở y tế thành phố Hồ Chí Minh.


Nhận diện và đo lường mức độ ảnh hưởng của nhân tố công nghệ thông

tin đến hiệu quả quản lý nguồn thu của các bệnh viện công lập trực thuộc Sở y tế
thành phố Hồ Chí Minh.


3

3. Câu hỏi nghiên cứu:
Để đạt được hai mục tiêu nghiên cứu nêu trên, hai câu hỏi nghiên cứu sau giúp
xác lập quy trình nghiên cứu của luận văn:
Câu hỏi 1: Nhận diện các nhân tố thuộc hệ thống kiểm soát nội bộ và nhân tố
CNTT có ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nguồn thu tại các bệnh viện công lập trực
thuộc Sở y tế thành phố Hồ Chí Minh hay không ?
Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố thuộc HTKSNB và nhân tố
công nghệ thông tin đến hiệu quả quản lý nguồn thu bệnh viện công lập trực thuộc
Sở y tế Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năm nhân tố thuộc hệ thống KSNB và nhân
tố công nghệ thông tin có ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nguồn thu của các bệnh
viện công lập trực thuộc Sở y tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Đối tượng khảo sát là những người có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh
vực tài chính và kế toán của bệnh viện, gồm trưởng phó phòng TCKT và chuyên viên
kế toán tại một số bệnh viện công lập trực thuộc Sở y tế Thành phố Hồ Chí Minh.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài là các bệnh viện công lập trực thuộc
Sở y tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn năm
2015-2017. Dữ liệu sơ cấp được thông qua trả lời câu hỏi khảo sát được thu thập từ
tháng 1/7/2018 đến 31/7/2018.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng của luận văn là phương pháp thiết kế
hỗn hợp khám phá, kết hợp phương pháp định tính với phương pháp định lượng.
Lý do luận văn sử dụng phương pháp hỗn hợp là vì nghiên cứu này không thể
sử dụng nguyên mẫu các nhân tố và các điểm trọng tâm của báo cáo Intosai GOV
9100 và các nghiên cứu trước trên thế giới, mà cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp


4

môi trường Việt Nam, cụ thể trong môi trường đặc thù tại các bệnh viện công lập trên
địa bàn Thành phồ Hồ Chí Minh.
Phương pháp định tính:
Dựa trên kết quả lược khảo lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan đến
đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng một trong ba kỹ thuật thu thập thông tin trong
nghiên cứu định tính là thảo luận tay đôi với chuyên gia dựa trên dàn bài thảo luận
được thiết kế sẵn. Đối tượng thảo luận là những người có kiến thức và nhiều năm
kinh nghiệm như kế toán trưởng hoặc phó trưởng phòng TCKT nhằm điều chỉnh các
thành phần của thang đo và hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát.
Phương pháp định lượng:
Khảo sát các đối tượng là những người có kiến thức chuyên môn và nhiều năm

kinh nghiệm trong công tác kế toán thông qua bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên
thang đo Likert với 5 mức độ nhằm đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố
thuộc kiểm soát nội bộ và nhân tố ứng dụng CNTT có tác động đến hiệu quả công tác
quản lý nguồn thu tại các bệnh viện công lập trực thuộc Sở y tế Thành phố Hồ Chí
Minh.
Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0 đề đánh giá giá trị và độ tin cậy của các
thang đo bằng việc ứng dụng hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá
EFA.
Dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát sẽ được dùng để kiểm định các giả thiết
nghiên cứu thông qua mô hình hồi quy bội.
6. Đóng góp của nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện với hy vọng giúp các bệnh viện công lập trực thuộc
Sở y tế thành phố Hồ Chí Minh nhận biết và kiểm soát các nhân tố thuộc KSNB ảnh
hưởng như thế nào đến hiệu quả quản lý nguồn thu của mình, nói rộng ra là hiệu quả
công tác quản lý tài chính của các bệnh viện. Nghiên cứu cũng cho thấy vai trò của
việc đầu tư đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý bệnh viện.
Từ đó lãnh đạo có sự quan tâm đúng mức trong việc đầu tư một hệ thống KSNB thực
sự hữu hiệu, hiệu quả và đầu tư ứng dụng CNTT ngày càng mạnh mẽ và toàn diện


5

nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính của bệnh viện nói chung và quản
lý nguồn thu bệnh viện nói riêng.
Nghiên cứu cũng mong muốn đóng góp vào nguồn tài liệu tham khảo cho các
đối tượng quan tâm và cần nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực hệ thống KSNB ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động tại các đơn vị sự nghiệp y tế.
7. Cấu trúc của luận văn:
Luận văn gồm năm chương, được trình bày theo thứ tự và nội dung chính như
sau:

Phần mở đầu: Trình bày về vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp
mới cũng như ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước liên quan
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục đính kèm


6

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, có nhiều tác giả đã nghiên cứu về các khía
cạnh khác nhau của hệ thống kiểm soát nội bộ. Ở chương này, tác giả sẽ lược khảo
các nghiên cứu trước liên quan đến HTKSNB, ảnh hưởng của HTKSNB và CNTT
đến hiệu quả quản lý tài chính của đơn vị nói chung và hiệu quản quản lý nguồn thu
bệnh viện nói riêng. Qua đó xác định khe hổng nghiên cứu và đưa ra các định hướng
nghiên cứu tiếp theo của luận văn.
1.1. Các nghiên cứu trước trên thế giới :
1.1.1. Các nghiên cứu có liên quan về hệ thống kiểm soát nội bộ:
Angella Amudo & Eno L. Inanga (2009) đã thực hiện một nghiên cứu đánh
giá tính hữu hiệu của HTKSNB trong các dự án khu vực công được Uganda tài trợ
bởi Ngân hàng Phát triển Châu Phi, bao gồm các biến độc lập là các thành phần của
KSNB (bổ sung thêm biến công nghệ thông tin theo COBIT): (1) môi trường kiểm
soát, (2) đánh giá rủi ro, (3) hệ thống thông tin truyền thông, (4) các hoạt động kiểm
soát, (5) giám sát, (6) công nghệ thông tin. Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự thiếu
hụt một số thành phần của KSNB dẫn đến kết quả vận hành của HTKSNB chưa đạt

được sự hữu hiệu.
Babatunde S.A & Dandago K.I. (2014) phân tích tác động của sự thiếu hụt hệ
thống kiểm soát nội bộ đối với việc quản lý dự án vốn trong khu vực công của Nigeria.
Tác giả kiểm định mẫu nghiên cứu gồm 228 dự án vốn thuộc khu vực công và cho
thấy sự thiếu hụt hệ thống KSNB có tác động tiêu cực đến hiệu quả quản lý dự án
vốn thuộc khu vực công Nigeria. Tác giả khuyến cáo tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống
KSNB để bảo đảm lợi ích của cộng đồng.
Adebiyi Ifeoluwa Mary (2017) đã kiểm tra tác động của kiểm soát nội bộ hữu
hiệu trong việc quản lý tại bệnh viện mẹ và trẻ em, Oke-Aro, Akure, bang Ondo. Kết
quả cho thấy một hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết lập ở bệnh viện mẹ và trẻ em,
OkeAro, Akure, Ondo State và có tác động đáng kể đến việc quản lý, tăng trưởng và
tồn tại của bệnh viện.


7

1.1.2. Ảnh hưởng của KSNB đến hiệu quả quản lý tài chính :
Một số nghiên cứu tiêu biểu trước của (Fadzil, 2005), (Brown, 2008) cho rằng
có quan hệ thuận chiều giữa hệ thống KSNB đối với thu nhập của doanh nghiệp (lợi
nhuận sau thuế).
Những năm gần đây nhất, có thể kế đến vài nghiên cứu điển hình sau:
Ahiabor & Collins Christian Yaw Mensah (2013) nghiên cứu ảnh hưởng của
hệ thống KSNB đến hiệu quả tài chính của các nhà thờ ở Greater Accra, Ghana. Kết
quả nghiên cứu cho thấy sự tồn tại của các hoạt động kiểm soát nội bộ trong nhà thờ
và điều này ảnh hưởng đến việc quản lý và sử dụng hiệu quả các quỹ tài chính nhà
thờ.
Nghiên cứu của Babatunde & Shakirat Adepeju (2013), về “Stakeholders
perception on the effectiveness of internal control system on financial accountability
in the Nigerian public sector”. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy hệ thống kiểm soát
nội bộ trong khu vực công của Nigeria ảnh hưởng tích cực đến trách nhiệm giải trình

tài chính. Và khuyến nghị Chính phủ nên áp dụng hình phạt nghiêm ngặt nhằm gia
tăng tính hiệu quả của hệ thống KSNB trong khu vực công của Nigeria.
Ndembu Zipporah Njoki (2015), nghiên cứu “The effect of internal controls
on the financial performance of manufacturing firms in Kenya” đã đo lường tác động
của KSNB đến hiệu quả hoạt động tài chính của các doanh nghiệp tại Nairobi, Kenya.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các thành phần môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro,
hoạt động kiểm soát, thông tin truyền của hệ thống KSNB có tác động tích cực đối
với ROA, trong khi giám sát lại có tác động ngược chiều với ROA.
Christanti Widyaningsih (2015) về “The Influence of Internal Control System
on the Financial Accountability of Elementary Schools in Bandung, Indonesia” thông
qua phân tích hồi quy đa biến, với biến độc lập là năm thành phần của hệ thống KSNB
(MTKS, ĐGRR, HĐKS, TTTT, GS) và biến phụ thuộc là trách nhiệm giải trình tài
chính tại các trường tiểu học ở Bandung, Indonesia. Kết quả cho thấy, môi trường
kiểm soát, hoạt động kiểm soát và giám sát ảnh hưởng đáng kể đến trách nhiệm giải
trình tài chính. Trong khi các đánh giá rủi ro, thông tin và thông tin truyền thông


8

không ảnh hưởng đáng kể. Kết quả chỉ ra rằng một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu
quả của các trường học có thể làm tăng chất lượng và trách nhiệm giải trình tài chính.
Cornelius Kipkemboi Lagat (2016) về “Effect of internal controls systems on
financial management in Baringgo County Government, Kenya”. Nghiên cứu này
nhằm xác định tính hiệu quả của các hệ thống kiểm soát nội bộ về quản lý tài chính
tại chính quyền Quận Baringo ở Kenya. Nghiên cứu kết luận rằng, trong 5 thành phần
của hệ thống KSNB thì các hoạt động kiểm soát, giám sát có ảnh hưởng đáng kể đến
quản lý tài chính. Trong khi môi trường kiểm soát và thông tin và truyền thông không
dự đoán được những thay đổi đáng kể trong quản lý tài chính.
Daniel Kiplangat Sigilai (2016), với đề tài “Assessment of internal control
systems effects on revenue collection at nakuru level five hospital”. Nghiên cứu này

tìm cách xác định ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ trong tạo nguồn thu ở Bệnh viện
Nakuru cấp 5. Nghiên cứu này thiết lập nếu sự vắng mặt của các thành phần trên góp
phần vào việc kết hợp với gian lận, mất doanh thu và tham ô thu nhập. Nghiên cứu
đã chỉ ra rằng môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin truyền thông, hoạt động
kiểm soát và giám sát và đánh giá ảnh hưởng đáng kể đến nguồn thu ở bệnh viện cấp
5 Nakuru ở Kenya.
Mahmoud Ibrahim (2017), với đề tài “Internal Control and Public Sector
Revenue Generation in Nigeria: an Empirical Analysis”. Các kết quả đã cho thấy
rằng các thành phần của môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát,
thông tin và thông tin truyền thông có tác động tích cực đến việc tạo nguồn thu khu
vực công tăng lên. Nghiên cứu khuyến cáo FIRS nuôi dưỡng các giá trị toàn vẹn và
đạo đức của người quản lý và nhân viên. Người lãnh đạo nên thành lập bộ phận kiểm
toán nội bộ trong các tổ chức. Nên thiết kế các biện pháp kiểm soát nội bộ để đảm
bảo tính hữu hiệu và hiệu quả, độ tin cậy của báo cáo tài chính cũng như tuân thủ các
quy định và pháp luật. Điều này sẽ cải thiện việc tạo doanh thu sẽ đảm bảo tăng
trưởng và phát triển kinh tế bền vững của Nigeria.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu khoa học trên được đăng trên những tạp
chí khoa học có uy tín trên thế giới và đều cho thấy rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa


9

KSNB và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hay của các đơn vị thuộc khu vực
công. Trong đó, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đo lường bằng lợi nhuận,
doanh thu, tính thanh khoản, ROI, ROA [Beeler cùng các cộng sự (1999), Jensen
(2003), Ittner (2003), Fadzil cùng các cộng sự. (2005), Kenyon và Tilton (2006),
Brown cùng các cộng sự (2008), Mawanda (2008), Ndungu (2013), Nyakundi cùng
các cộng sự (2014) Zipporah (2015)]. Sự yếu kém hay thiếu sót của hệ thống KSNB
đều ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của đơn vị.
1.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc ứng dụng CNTT đến hiệu quả quản

lý tài chính của đơn vị:
Ngày nay, việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT có tác động mạnh mẽ đến sự phát
triển mọi mặt của đơn vị, tổ chức và nhất là tại các bệnh viện, trường học. Trên thế
giới đã có nhiều công trình nghiên cứu kết luận việc đẩy mạnh ứng dụng công nghê
thông tin góp phần tích cực vào hiệu quả công tác quản lý tài chính đơn vị, có thể kế
đến một vài công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
Nghiên cứu của (Sarv Devaraj, 2003), với đề tài “Performance Impacts of
Information Technology: Is Actual Usage the Missing Link?” Kết quả nghiên cứu
cho thấy việc sử dụng công nghệ thực tế càng lớn thì hiệu suất tài chính và chất lượng
của bệnh viện càng tốt. Nghiên cứu được thực nghiệm tại các bệnh viện là thành viên
của một hệ thống y tế tư nhân trên khắp Hoa Kỳ với quy mô hơn 4.000 giường và
20.000 nhân viên;
Nghiên cứu của (Ivana Mamić Sačer, 2013), đề tài “ Information Technology
and Accounting Information Systems’ Quality in Croatian Middle and Large
Companies” Kết quả nghiên cứu cho thấy ứng dụng công nghệ thông tin có ảnh hưởng
tích cực đến cách thức hoạt động của hệ thống thông tin kế toán; góp phần vào sự thu
thập, xử lý, trình bày và cung cấp chính xác thông tin kế toán. CNTT góp phần đáng
kể và tính chính xác và kịp thời của hệ thống thông tin kế toán
Nghiên cứu của (Michele Rubino, 2016) phân tích khung COBIT được tích
hợp trong khuôn khổ kiểm soát nội bộ, cho phép cải thiện chính sách các điều khoản
trong quá trình xử lý hoặc loại bỏ các yếu kém (MW) của kiểm soát nội bộ đối với


10

báo cáo tài chính (ICFR). Phân tích chỉ ra rằng việc thực hiện khuôn khổ COBIT,
hoặc nói chung là việc áp dụng các biện pháp kiểm soát CNTT hiệu quả, mang lại lợi
ích quan trọng cho toàn bộ công ty hoặc tổ chức.
Một nghiên cứu của tác giả (Collum TH1, 2016), Does electronic health record
(HER) use improve hospital financial performance? Evidence from panel data. Với

mục tiêu là đo lường mức độ sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử có nâng cao hiệu quả tài chính
của bệnh viện. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng lợi nhuận của các bệnh viện khảo sát

đã được cải thiện đáng kể, sau 2 năm, ở các bệnh viện chuyển từ không có EHR để
có EHR toàn diện ở tất cả các khu vực của bệnh viện.
Một nghiên cứu của tác giả (Mark F. Thouin, 2008), The effect of information
technology investment on firm-level performance in the health care industry. Với
mục đích là nghiên cứu ảnh hưởng của 3 đặc điểm CNTT cấp doanh nghiệp khác
nhau đến hiệu quả tài chính trong ngành y tế được nghiên cứu. Cụ thể, tác động của
ngân sách CNTT, gia công phần mềm CNTT và số lượng nhân viên CNTT về hiệu
suất tài chính doanh nghiệp được phân tích. Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy
dữ liệu khảo sát được thu thập tại 914 hệ thống phân phối chăm sóc sức khỏe. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, để tăng khả năng sinh lời, các lãnh đạo CNTT nên tăng chi
phí đầu tư ngân sách CNTT cùng với mức gia công CNTT. Các quản trị viên CNTT
trong ngành chăm sóc sức khỏe có thể sử dụng những phát hiện này trong các chu kỳ
ngân sách để giải trình cho các khoản đầu tư gia tăng vào CNTT như ngân sách trung
lập trong khi tăng năng lực tổ chức.
1.2. Các nghiên cứu trong nước liên quan :
Tại Việt Nam, nghiên cứu ứng dụng hệ thống KSNB trong một đơn vị cụ thể,
các ngành đã được nhiều tác giả quan tâm. Theo tìm hiểu của tác giả, những năm gần
đây có nhiều công trình khoa học trong nước nghiên cứu đánh giá tác động của hệ
thống KSNB đến tính hiệu quả hoạt động của đơn vị, có thể tóm tắt vài nghiên cứu
tiêu biểu sau đây:
Luận án tiến sĩ của tác giả Võ Thu Phụng (2016), với đề tài “Tác động của các
nhân tố cấu thành hệ thống KSNB đến hiệu quả hoạt động của tập đoàn điện lực Việt


11

Nam”. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố thuộc

kiểm soát nội bộ tác động đến hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Trong đó, nhân tố “Vai trò và quyền hạn của hội đồng thành viên” đóng vai trò quan
trọng nhất, kế đến là, nhân tố “Người quản lý chịu trách nhiệm nhận định và phân
tích rủi ro” và nhân tố “Truyền thông bên ngoài của Tập đoàn Điện lực Việt Nam” là
các nhân tố có xu hướng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện
lực Việt Nam.
Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thu Hoài (2015), “Hoàn thiện hệ thống
kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công
nghiệp Xi măng Việt Nam” Tác giả đã làm rõ bản chất của hệ thống kiểm soát nội
bộ, các nhân tố ảnh hưởng tới việc thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ,
trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động.
Một nghiên cứu cũng được xem xét đến là nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị
Thanh Huyền (2015) với đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế “Các nhân tố của hệ thống
kiểm soát nội bộ ảnh hưởng tới hoạt động thu thuế tại Chi cục Thuế quận 9” cho thấy
cả 5 nhân tố đều có tác động thuận chiều đến hiệu quả hoạt động thu thuế, trong đó
nhân tố thông tin và truyền thông có tác động mạnh nhất.
Tác giả Nguyễn Hữu Bình với đề tài “Ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội
bộ và công nghệ thông tin đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán của các doanh
nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh” được đăng trên tạp chí Phát triển KH & CN, tập
19, số q4 – 2016. Kết quả cho thấy rằng, chất lượng hệ thống thông tin kế toán chịu
ảnh hưởng bởi sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như mức độ ứng dụng
CNTT trong công tác kế toán. Kết quả này giúp các nhà quản lý có cơ sở để xây dựng
một hệ thống thông tin kế toán có chất lượng đảm bảo việc cung cấp thông tin kế toán
có chất lượng cho người dùng, đặc biệt là trong môi trường CNTT.
Ngoài ra, còn có khá nhiều luận văn thạc sĩ với các đề tài nghiên cứu ứng dụng
hoàn thiện hệ thống KSNB tại các bệnh viện công lập như nghiên cứu của tác giả
Phạm Hồng Thái (2011), đề tài “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại các bệnh viện công
lập trên địa bàn tỉnh Long An”, Cao Thị Thanh Tâm (2014), đề tài “Hoàn thiện hệ



12

thống KSNB tại các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh tỉnh Tiền Giang”, Vũ Thị
Thanh Thủy (2016), với đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ về hoạt động
kinh doanh dịch vụ tại Bệnh viện Nhi Đồng 1”. Kết quả của các công trình nghiên
cứu này đều cho rằng hệ thống KSNB hữu hiệu sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động của đơn vị nói chung và hiệu quả tài chính nói riêng tại các đơn vị là doanh
nghiệp cũng như đơn vị sự nghiệp thuộc khu vực công.
1.3. Nhận xét về các nghiên cứu trước và xác định khe hổng nghiên cứu
Sau khi tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học trước liên quan đến đề
tài KSNB có tác động đến hiệu quả hoạt động của đơn vị, tác giả có vài nhận xét cơ
bản sau:
Một là, các nghiên cứu trước như (Njoki, 2015), (Widyaningsih, 2015), (Lagat,
2016), (Ibrahim, 2017) đã chứng minh KSNB ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và
trách nhiệm giải trình tài chính của các đơn vị thuộc khu vực công đồng thời thừa
nhận vai trò của bộ phận kiểm toán nội bộ, vai trò của việc phân tích rủi ro, thông tin
thích hợp cũng như hiệu quả của kiểm soát phòng ngừa đối với hiệu quả hoạt động
tài chính của các tổ chức.
Một số nghiên cứu như (Babatunde, 2013), (Babatundea, 2014), (Mary, 2017)
cho thấy các đơn vị khu vực công có khiếm khuyết về KSNB sẽ ảnh hưởng tiêu cức
đến hiệu quả quản lý tài chính và khuyến cáo nên tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống
KSNB để đảm bảo lợi ích của cộng đồng.
Hai là, tác giả nhận thấy chỉ có ít tác giả trong nước nghiên cứu ảnh hưởng của
hệ thống KSNB đến hiệu quả hoạt động như (Võ Thu Phụng, 2016) (Nguyễn Thị
Thanh Huyền, 2015), (Nguyễn Hồng Nga, 2016) nhưng các nghiên cứu này chỉ mới
tập trung nghiên cứu trong phạm vi là các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp. Còn một
số nghiên cứu như Vũ Thị Thanh Thủy (2016), Phạm Hồng Thái (2011), Cao Thị
Thanh Tâm (2014) thì nghiên cứu ứng dụng nhằm đánh giá thực trạng, nêu hạn chế
và đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống hệ thống KSNB tại các bệnh viện thuộc
ngành y tế các tỉnh lân cận thành phồ Hồ Chí Minh, chưa thấy nghiên cứu nào xem

xét tác động của từng nhân tố thuộc hệ thống KSNB ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt


13

động và cụ thể là hiệu quả hoạt động quản lý tài chính của các bệnh viện công lập
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Ba là, các nghiên cứu trong nước (Trịnh Phú Cường, 2017), (Nguyễn Thị Ngọc
Hà, 2013), (Phạm Văn Hoàng Sơn, 2016), (Nguyễn Hữu Bình, 2014) cho thấy ứng
dụng CNTT có tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Qua tìm hiểu, tác
giả thấy có rất ít công trình nghiên cứu xem xét mức độ ảnh hưởng của ứng dụng
CNTT đến hiệu quả quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập như hiện nay,
Xác định khe hổng nghiên cứu
Qua kết quả phân tích, tác giả đã cho thấy vai trò và tầm ảnh hưởng của các
thành phần thuộc HTKSNB và CNTT có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của
đơn vị. Nhưng qua khảo sát các nghiên cứu trong nước, tác giả thấy có rất ít nghiên
cứu nào xem xét và đo lường mức độ ảnh hưởng của các thành phần thuộc HTKSNB
và CNTT có tác động đến hiệu quả quản lý nguồn thu tại các đơn vị sự nghiệp y tế
công lập trực thuộc Sở y tế thành phố Hồ Chí Minh quản lý.
Do vậy, việc xác định và đo lường mức độ tác động của từng nhân tố thuộc hệ
thống KSNB và mức độ ảnh hưởng của việc đầu tư đẩy mạnh ứng dụng CNTT đến
hiệu quả hoạt động quản lý tài chính nói chung và quản lý nguồn thu của các bệnh
viện công lập nói riêng là vấn đề mới và cần thiết cho hướng nghiên cứu của luận
văn.


14

Tóm tắt chương 1
Mục tiêu của đề tài là hướng tới việc xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức

độ ảnh hưởng của từng nhân tố đó đến hiệu quả quản lý nguồn thu tại các bệnh viện
công lập trực thuộc Sở y tế thành phố Hồ Chí Minh. Những nhân tố này có ý nghĩa
quan trọng có thể giúp người quản lý căn cứ vào đó để đưa ra những giải pháp phù
hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý về mặt tài chính nói chung và quản lý nguồn thu
nói riêng tại bệnh viện mình quản lý. Bởi hiệu quả tài chính là mục tiêu quan trọng
mà các bệnh viện đều hướng đến trong bối cảnh phải thực hiện tự chủ tài chính hoàn
toàn.
Qua chương 1, tác giả đã tóm tắt kết quả nghiên cứu của một số công trình
nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề
tài này. Dựa vào đó, tác giả kế thừa các nhân tố ảnh hưởng để làm cơ sở cho việc thiết
kế nghiên cứu cho đề tài này ở chương 2 &3.


15

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này bao gồm: Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ; các nhân tố
cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ theo Intosai GOV 9100; lý thuyết nền; mô hình
và giả thiết nghiên cứu đề xuất; kết luận chương 2.
2.1. Tổng quan hệ thống KSNB
2.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của kiểm soát nội bộ trong khu vực
công:
Trong lĩnh vực khu vực công, KSNB rất được xem trọng. Kiểm toán viên đặc
biệt quan tâm đến hệ thống KSNB của một đơn vi trước khi tiến hành kiểm toán. Một
số quốc gia như Mỹ, Canada đã có những công bố chính thức về KSNB sử dụng cho
các cơ quan, tổ chức công lập. Chuẩn mực về kiểm toán của Tổng kế toán nhà nước
Hoa Kỳ GAO 1999 có đề cập vấn đề KSNB đặc thù trrong các tổ chức hành chính sự
nghiệp.
Năm 1953, Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao gọi tắt là INTOSAI
(International Organisation of Supreme Audit Institutions ) được thành lập. Hiện nay,

INTOSAI có 192 thành viên chính thức và 5 thành viên dự bị. Với vai trò là hiệp hội
nghề nghiệp của các cơ quan kiểm toán tối cao SAI, INTOSAI đã góp phần quan
trọng trong việc giúp các thành viên hoàn thành hiệm vụ của mình. Ngoài ra,
INTOSAI còn là diễn đàn về kiểm toán viên nhà nước trên toàn thế giới trao đổi
những vấn đề cùng quan tâm và cập nhật những tiến bộ mới nhất của các chuẩn mực
kiểm toán và các quy định về nghề nghiệp cũng như các thông lệ tốt nhất.
Năm 2004, INTOSAI đã ban hành “ Hướng dẫn về kiểm soát nội bộ dánh cho
khu vực công”. Tài liệu này được xây dựng dựa trên nền tảng của báo cáo INTOSAI
1992 về kiểm soát nội bộ với những điều chỉnh: xác định KSNB là một bộ phận, quy
trình không thể thiếu trong một đơn vị nhằm đảm bảo tính hiệu quả của các hoạt động
trong đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của các báo cáo tài chính , tránh sự thất thoát tài sản
cũng như đảm bảo các cá nhân và tổ chức luôn tuân thủ pháp luật và các quy định.
Hệ thống KSNB theo tài liệu hướng dẫn này cũng bao gồm năm thành phần đó là:
môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền


×