Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

SKKN Sử dụng phần mềm imindmap 9 để vẽ BĐTD trong dạy học sinh học 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 31 trang )

Sử dụng phần mềm iMindmap 9 để vẽ BĐTD trong dạy học Sinh học 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7

Chữ viết tắt
GV
HS
BĐTD
THCS
SKKN
VD
Y/c

Chữ viết đầy đủ
Giáo viên
Học sinh
Bản đồ tư duy
Trung học cơ sở
Sáng kiến kinh nghiệm
Ví dụ
Yêu cầu



Sử dụng phần mềm iMindmap 9 để vẽ BĐTD trong dạy học Sinh học 6

MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................................2
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................1
II. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI.............................................................................1
III. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI........................................................................1
IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI:.................................................2
V. PHƯƠNG PHÁP, KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:.....................................2
5.1. Phương pháp nghiên cứu:...........................................................................................2
5.2. Kế hoạch nghiên cứu:....................................................................................................2

VI. ĐIỂM MỚI, TÍNH SÁNG TẠO CỦA ĐỀ TÀI.......................................3
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...............................................................................4

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ................................................................4
1.2. Cách sử dụng bản đồ tư duy........................................................................................4
1.3 Những lưu ý khi sử dụng bản đồ tư duy......................................................................5

II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ..................................................................7
2.1. Khó khăn.........................................................................................................................7
2.2. Thuận lợi.........................................................................................................................7

III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.......9
3.1. Sử dụng BĐTD trong việc kiểm tra kiến thức cũ......................................................9

..........................................................................................................................10
3.2. Sử dụng BĐTD trong việc dạy kiến thức mới.........................................................14

3.3. Sử dụng BĐTD trong việc củng cố kiến thức..........................................................21
3.4. Sử dụng BĐTD trong việc dạy tiết ôn tập, tổng kết kiến thức..............................24

1. Kết luận.......................................................................................................26
2. Kiến nghị.....................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................28
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………….36
PHỤ LỤC ……………………………………………………………….......37


Sử dụng phần mềm iMindmap 9 để vẽ BĐTD trong dạy học Sinh học 6

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Hiện nay, nền giáo dục của Việt Nam đang từng bước cải cách theo hướng phát
huy tính tích cực sáng tạo trong học tập của học sinh. Lấy HS là trọng tâm. Trong
quá trình giảng dạy cần nhận thấy được sự tiến bộ của mỗi HS trong từng tiết dạy
chứ không đem so sánh HS này với HS kia.
Trong thực tế hiện nay, còn nhiều HS học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần
là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kĩ năng tư duy. HS chỉ học
bài nào biết bài đấy, cô lập nội dung của các môn, phân môn mà chưa có sự liên hệ
kiến thức với nhau vì vậy mà chưa phát triển được tư duy logic và tư duy hệ thống.
Sử dụng bản đồ tư duy (BĐTD) giúp các em giải quyết được các vấn đề trên và
nâng cao hiệu quả học tập.
Mặt khác học sinh khối 6 các em còn rất nhỏ, rất khó khăn trong việc nhớ nhiều
nội dung kiến thức cùng một lúc.
Từ những lí do trên, tôi hình thành ý tưởng đó là ứng dụng BĐTD trong các nội
dung bài học để có thể phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân cũng như hiệu quả
học tập. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài “Sử dụng phần mềm iMindmap 9 để vẽ BĐTD
trong dạy học Sinh học 6” trong các tiết dạy của mình nhằm nâng cao kết quả dạy

- học.
II. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học:
Đề tài được thực hiện nhằm nâng cao chất lượng dạy học, cũng như phát huy
tính sáng tạo trong việc dạy và học. Kết quả của đề tài sẽ góp phần phát triển tư duy
của GV và HS .
Ý nghĩa thực tiễn:
Góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Sinh học nói riêng và các môn
học khác nói chung. Đề tài cũng góp phần phát huy tính chủ động, tích cực, sáng
tạo trong học tập của người học.
III. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm tâm lí của HS THCS, khả năng tư duy logic,
khả năng ghi nhớ, phương pháp học bài thật tốt,… mà đề ra các biện pháp tổ chức
dạy và học nhằm phát triển sự ghi nhớ, vận dụng kiến thức cho HS.
1/29


Sử dụng phần mềm iMindmap 9 để vẽ BĐTD trong dạy học Sinh học 6

- Giúp cho các em hiểu một cách sâu sắc hơn về khả năng ghi nhớ của bản thân,
đồng thời tìm ra phương pháp dạy và học thích hợp với chương trình học hiện nay,
phù hợp với xu hướng học tập ngày càng đổi mới và nâng cao chất lượng của HS
trong tương lai.
IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI:
- Đề tài này được viết trong quá trình tôi dạy học, rút ra một số kinh nghiệm từ
công tác giảng dạy tại trường Trung học cơ sở (THCS). Đối tượng được áp dụng
trong đề tài này rất rộng rãi, từ HS trung bình khá đến đối tượng HS giỏi các lớp, vì
đây là phương pháp dạy - học. Tuỳ theo đối tượng của HS mà việc tổ chức, hướng
dẫn, giao việc tìm ra kiến thức mới cho phù hợp, giúp các em hứng thú học tập hơn
khi học thực nghiệm với đề tài này.

- GV dạy môn Sinh học.
- Nhận thức, thái độ, khả năng ghi nhớ vận dụng kiến thức của HS khi học môn
Sinh học.
- Chương trình sách giáo khoa, sách GV Sinh học THCS.
- Phần mềm BĐTD iMindmap 9.
V. PHƯƠNG PHÁP, KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
5.1. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
- Phân tích – tổng hợp
- Đối chiếu – so sánh
- Khảo sát thực tế
- So sánh
- Phương pháp định tính
- Phương pháp định lượng
5.2. Kế hoạch nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu trong 1 năm học: Bắt đầu từ tháng 8 năm 2016 và kết
thúc là tháng 4 năm 2017.
- Kế hoạch nghiên cứu :
+ Tháng 8/2016, tôi nhận lớp và tiến hành điều tra cơ bản ban đầu, ra đề thi
khảo sát chất lượng đầu năm.

2/29


Sử dụng phần mềm iMindmap 9 để vẽ BĐTD trong dạy học Sinh học 6

+ Từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017: Xây dựng và triển khai thực hiện các
biện pháp của đề tài. Qua kết quả các bài kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra
học kì, tiến hành thu thập số liệu, phân tích các sự việc có liên quan đến đề tài và
xác định các biện pháp tiếp theo cho phù hợp.

+ Tháng 4/2017, tôi kết thúc đề tài, xử lí các kết quả thu hoạch được và viết
SKKN.
VI. ĐIỂM MỚI, TÍNH SÁNG TẠO CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài áp dụng kinh nghiệm giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động dạy và học ở trường THCS.
- Kết hợp với các phương tiện dạy học truyền thống, phương tiện hiện đại cho
hiệu quả rõ rệt. Đây là một chủ đề rất mới trong những năm học gần đây.
- HS hứng thú học tập, công tác giảng dạy, giáo dục của GV trở nên nhẹ nhàng
hơn vì phần chủ yếu hướng dẫn cho HS tìm ra kiến thức.
- Đề tài hướng dẫn chi tiết cách sử dụng phần mềm, chia sẻ, áp dụng cho nhiều
đối tượng, áp dụng rộng rãi cho nhiều công việc (học tập, lập kế hoạch, …)

3/29


Sử dụng phần mềm iMindmap 9 để vẽ BĐTD trong dạy học Sinh học 6

PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ.
1.1 Giới thiệu vài nét về bản đồ tư duy
Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện
mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ
chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ
phân nhánh.
Sử dụng BĐTD giúp GV chủ nhiệm, cán bộ quản lí nhà trường lập kế hoạch
công tác và có cái nhìn tổng quát toàn bộ kế hoạch từ chỉ tiêu, phương hướng, biện
pháp,…và dễ theo dõi quá trình thực hiện đồng thời có thể bổ sung thêm các chỉ
tiêu, biện pháp,…một cách rất dễ dàng so với việc viết kế hoạch theo cách thông
thường thành các dòng chữ.
1.2. Cách sử dụng bản đồ tư duy

1.2.1. Đối với giáo viên
Để thiết kế một bản đồ tư duy đối với một bài học, chúng ta có thể thiết kế bằng
bảng vẽ trên giấy, hoặc hệ thống kiến thức bằng sơ đồ trên bảng, hoặc có thể dùng
phần mềm Mindmap trên vi tính giáo viên có thể thực hiện thành một giáo án hay
một bài giảng điện tử với kiến thức được xây dựng thành một sơ đồ, qua đó còn có
thể kết hợp để trình chiếu những nội dung cần lưu ý hay những đoạn phim có liên
quan được liên kết với sơ đồ. Qua đó có thể giúp học sinh hệ thống được kiến thức
vừa học, khắc sâu được kiến thức trọng tâm.
Thực hiện dạy học bằng cách lập BĐTD được tóm tắt qua 4 bước như sau:
- Bước 1: Học sinh lập BĐTD theo nhóm hay cá nhân với gợi ý, hướng dẫn của
giáo viên.
- Bước 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết
minh về BĐTD mà nhóm mình đã thiết lập.
- Bước 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về kiến
thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn
chỉnh BĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.
- Bước 4: Củng cố kiến thức bằng một BĐTD mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn
hoặc một BĐTD mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học sinh lên
trình bày, thuyết minh về kiến thức đó.
4/29


Sử dụng phần mềm iMindmap 9 để vẽ BĐTD trong dạy học Sinh học 6

1.2.2. Đối với học sinh
- Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang)
+ Chúng ta sẽ bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Hình ảnh có thể
thay thế cho cả ngàn từ và giúp chúng ta sử dụng tốt hơn trí tưởng tượng của mình.
Sau đó có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng.
+ Sử dụng màu sắc vì màu sắc có tác dụng kích thích não như hình ảnh, đặc

biệt là các màu sắc bản thân yêu thích.
+ Có thể dùng từ khóa, kí hiệu, câu danh ngôn, câu nói nào đó gợi ấn tượng sâu
sắc về chủ đề.
+ Không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ chủ đề vì chủ đề cần
được làm nổi bật dễ nhớ
+ Chủ đề phải đủ to, rõ, nổi bật trọng tâm cần ghi nhớ.
- Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm
- Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ
- Bước 4: Người viết có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng
thêm nổi bật cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ tốt hơn. Kiểm tra lại BĐTD đã
hoàn thành và diễn đạt, trình bày được các ý tưởng về kiến thức đã tạo lập.
1.3 Những lưu ý khi sử dụng bản đồ tư duy
*Một số chú ý khi vẽ bản đồ tư duy:
- Màu chữ cùng màu nhánh để dễ phân biệt.
- Nên dùng các đường cong.
- Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
- Chỉnh sửa, thêm bớt thông tin, thêm bớt nhánh, điều chỉnh sao cho hình thức
đẹp, chữ viết rõ (trên phần mềm). Nếu vẽ trên giấy, bìa thì nên vẽ phác bằng bút chì
trước để có thể tẩy, xóa, điều chỉnh được.
*Những điều cần tránh khi ghi chép:
- Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài.
- Ghi chép quá nhiều ý không cần thiết.
- Chỉ nên vẽ hình ảnh có liên quan đến chủ đề.
- Chọn lọc những ý cơ bản, kiến thức cần thiết.
Màu sắc cũng có tác dụng kích thích bộ não như hình ảnh. Tuy nhiên, học sinh
cũng không cần phải sử dụng quá nhiều màu sắc. Học sinh có thể chỉ cần dùng một
5/29


Sử dụng phần mềm iMindmap 9 để vẽ BĐTD trong dạy học Sinh học 6


hai màu nếu thích và muốn tiết kiệm thời gian. Nếu học sinh thấy mất quá nhiều
thời gian để tô đậm màu trong một nhánh, thì học sinh có thể gạch chéo, đánh dấu
cộng, hay chấm bi trong đó – rất mới mẻ và tốn ít thời gian.
Vẽ nhiều nhánh cong hơn là đường thẳng để tránh sự buồn tẻ, tạo sự mềm mại,
cuốn hút. Khi học sinh sử dụng những từ khóa riêng lẻ, mỗi từ khóa đều không bị
ràng buộc, do đó nó có khả năng khơi dậy các ý tưởng mới, các suy nghĩ mới.
Nếu trên mỗi nhánh học sinh viết đầy đủ cả câu thì như vậy học sinh sẽ dập tắt
khả năng gợi mở và liên tưởng của bộ não. Não của học sinh sẽ mất hết hứng thú
khi tiếp nhận một thông tin hoàn chỉnh. Vì vậy, trên mỗi nhánh học sinh chỉ viết
một, hai từ khóa mà thôi. Khi đó, học sinh sẽ viết rất nhanh và khi đọc lại, não của
học sinh sẽ được kích thích làm việc để nối kết thông tin và nhờ vậy, thúc đẩy năng
lực gợi nhớ và dần dần nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh.

6/29


Sử dụng phần mềm iMindmap 9 để vẽ BĐTD trong dạy học Sinh học 6

II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
2.1. Khó khăn
 Về phía bộ môn:
Bộ môn Sinh học nói chung, Sinh học 6 nói riêng lại thường xuyên được tiếp
xúc với kiến thức lí thuyết nhiều nên để lĩnh hội kiến thức đòi hỏi mỗi người học
phải ghi chép thường xuyên. Trong thực tế có những học sinh khi thầy cô giáo
giảng bài chỉ cắm cúi ghi vào trong vở của mình, về nhà mở vở ra học mặc dù ghi
được rất nhiều nhưng đọc mãi mà vẫn không hiểu kiến thức hoặc có hiểu được thì
kiến thức không thành hệ thống. Việc học như vậy khiến các em mất rất nhiều thời
gian mà không đem lại hiệu quả cao.
Trước đây và hiện nay, chúng ta thường ghi chép thông tin bằng các ký tự,

đường thẳng, con số. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ
não - não trái, mà chưa sử dụng kỹ năng bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các
thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian ... và cách ghi chép thông thường khó
nhìn được tổng thể của cả vấn đề.
 Về phía học sinh và giáo viên:
Qua nghiên cứu cho thấy, nhiều học sinh chưa biết cách học, cách ghi kiến thức
vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng
không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được “sự kiện nổi bật” trong tài liệu
đó, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau.
Trước đây, giáo viên vẫn thường sử dụng sơ đồ, bảng biểu để hệ thống kiến
thức cho học sinh và cả lớp có chung cách trình bày giống như cách của giáo viên
hoặc của tài liệu, chứ không phải do học sinh tự xây dựng theo cách hiểu của mình,
hơn nữa, các bảng biểu đó chưa chú ý đến hình ảnh, màu sắc và đường nét. Nhưng
theo cách này học sinh vẫn là người tiếp thu một cách thụ động.
Mặt khác đổi mới phương pháp dạy và học xưa nay thường gắn nhiều với
khoa học công nghệ, đòi hỏi hạ tầng cơ sở vật chất tốt. Những điều kiện này lại
thường khó thực hiện ở vùng sâu vùng xa, nơi kinh tế còn nhiều khó khăn.
2.2. Thuận lợi
Nghiên cứu về hoạt động của bộ não con người, người ta chỉ ra rằng bộ não
hoạt động gồm 2 nhánh:
- Não phải nhạy cảm với các thông tin về màu sắc, nhịp điệu, hình dạng...
7/29


Sử dụng phần mềm iMindmap 9 để vẽ BĐTD trong dạy học Sinh học 6

- Não trái thích hợp với các từ ngữ, con số, …
Việc sử dụng các từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh đã đem lại một công
dụng lớn vì đã huy động cả bán cầu não phải và trái cùng hoạt động. Sự kết hợp
này sẽ làm tăng cường các liên kết giữa 2 bán cầu não, và kết quả là tăng cường trí

tuệ và tính sáng tạo của chủ nhân bộ não. Do đó việc học tập với các sơ đồ, bản đồ,
bảng biểu được chú trọng, trong số đó phải kể đến bản đồ tư duy do Buzan đề xuất.
Hiện nay bản đồ tư duy đã trở thành công cụ làm việc hiệu quả của hàng triệu
người trên thế giới, trong các lĩnh vực trong đó có dạy - học.
- Hiện nay nhà trường đã trang bị nhiều thiết bị, cơ sở vật chất để phục vụ
cho việc dạy và học, trong đó có máy tính, máy chiếu vì vậy sẽ làm tăng hiệu quả
cho việc sử dụng bản đồ tư duy với các phần mềm Mindmap. Hơn nữa, việc tải
xuống, sử dụng phần mềm Mindmap lại rất dễ sử dụng với giáo viên và học sinh.
- Các giáo viên trong nhà trường rất tích cực đổi mới phương pháp giảng
dạy, đặc biệt đã kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực với việc sử
dụng bản đồ tư duy.

8/29


Sử dụng phần mềm iMindmap 9 để vẽ BĐTD trong dạy học Sinh học 6

III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3.1. Sử dụng BĐTD trong việc kiểm tra kiến thức cũ
* Sử dụng BĐTD.
Như ta đã biết, kiểm tra miệng là việc diễn ra thường xuyên, liên tục trong các
tiết dạy. Vì vậy hoạt động này phải đa dạng để tránh sự nhàm chán đơn điệu, tạo
không khí sinh động trong lớp học và giúp HS học tập có hiệu quả hơn.
Tuỳ theo mỗi tiết học và tuỳ theo từng yêu cầu về kiểm tra kiến thức, kĩ năng
mà GV có thể áp dụng thêm cách kiểm tra miệng như sau bằng cách sử dụng
BĐTD. Sử dụng BĐTD vừa giúp GV kiểm tra được phần nhớ lẫn phần hiểu của HS
đối với bài học cũ. Vì thời gian kiểm tra bài cũ tương đối ngắn nên các BĐTD tôi
thường sử dụng ở dạng thiếu thông tin, yêu cầu HS điền các thông tin còn thiếu và
rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh thông tin với từ khóa trung tâm.
* Các cách sử dụng

 Cách 1: Sử dụng bản đồ tư duy ở dạng thiếu thông tin và yêu cầu HS điền
tiếp thông tin còn thiếu và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh
thông tin với từ khóa trung tâm.
Ví dụ 1: Trước khi học bài 10 Cấu tạo miền hút của rễ GV đưa ra bản đồ tư duy
sau để kiểm tra bài cũ:

Các bước lên lớp:
GV: Y/c 1 HS điền tiếp vào chỗ chấm. HS ở dưới làm ra giấy, chú ý lắng nghe câu
trả lời của bạn để nhận xét
HS: Lên bảng hoàn thành.
GV: Gọi HS khác nhận xét dựa vào bài của mình. Sau đó GV yêu cầu HS đó nêu
tiếp đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm

9/29


Sử dụng phần mềm iMindmap 9 để vẽ BĐTD trong dạy học Sinh học 6

Ví dụ 2: Trước khi học bài 12 Biến dạng của rễ GV đưa BĐTD sau để kiểm tra
bài cũ

Các bước lên lớp:
GV: Y/c 1 HS điền tiếp vào chỗ chấm. HS ở dưới làm ra giấy, chú ý lắng nghe câu
trả lời của bạn để nhận xét
HS: Lên bảng hoàn thành.
GV: Gọi HS khác nhận xét dựa vào bài của mình.
Sau đó GV yêu cầu HS đó trả lời thêm câu hỏi phụ:
? Hãy kể tên một số cây cần nhiều nước, cây cần ít nước
? Vì sao cung cấp đủ nước, đúng lúc cây sẽ sinh trưởng tốt, cho năng suất cao.
(GV cũng có thể gọi 2 HS mỗi HS trả lời 1 nhánh và trả lời 1 câu hỏi phụ bằng

cách chiếu từ từ từng nhánh)
Ví dụ 3: Trước khi học bài 13 Cấu tạo ngoài của thân GV đưa BĐTD sau để
kiểm tra bài cũ

10/29


Sử dụng phần mềm iMindmap 9 để vẽ BĐTD trong dạy học Sinh học 6

Các bước lên lớp:
GV: Y/c 1 HS đoán tên các loại rễ biến dạng từ đó nêu thêm 5 VD ở mỗi loại. HS ở
dưới làm ra giấy, chú ý lắng nghe câu trả lời của bạn để nhận xét
HS: Lên bảng trả lời.
GV: Gọi HS khác nhận xét dựa vào bài của mình.
Sau đó GV yêu cầu HS đó trả lời thêm câu hỏi phụ:
? Tại sao chúng ta phải thu hoạch các cây rễ củ trước khi chúng ra hoa
Ví dụ 4: Trước khi học bài 33 Hạt và các bộ phận của hạt GV đưa BĐTD sau để
kiểm tra bài cũ

Các bước lên lớp:
GV: Y/c 1 HS nêu tên các loại quả chính và lấy thêm mỗi loại 5 VD. HS ở dưới lớp
làm bài tập ra phiếu học tập cá nhân.
HS: Lên bảng trả lời.
GV: Gọi HS khác nhận xét dựa vào bài của mình.
Sau đó GV yêu cầu HS đó trả lời thêm câu hỏi phụ:
? Vì sao người ta thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín khô
 Cách 2: Giáo viên gọi học sinh lên bảng thuyết trình bản đồ tư duy của
bài học cũ trước lớp.
Giáo viên và các bạn khác có thể đặt thêm câu hỏi để học sinh trả lời. Các bản
đồ tư duy được học sinh lưu trong bìa giấy hoặc một túi hồ sơ để sử dụng khi ôn

tập. Học sinh cũng có thể có một tập nháp vẽ bản đồ tư duy ngay tại lớp trong giờ

11/29


Sử dụng phần mềm iMindmap 9 để vẽ BĐTD trong dạy học Sinh học 6

học, về nhà học sinh sẽ tự chỉnh sửa bản đồ tư duy bằng hình vẽ bằng tay hoặc
bằng phần mềm vẽ bản đồ tư duy và lưu trên máy tính cá nhân để ôn tập.
Ví dụ 5: Trước khi học bài “Thân dài ra do đâu” – Sinh học 6, giáo viên
gọi HS lên thuyết trình bản đồ tư duy bài “Cấu tạo ngoài của thân” đã được học
ở tiết trước.

Với bản đồ tư duy này giáo viên và học sinh có thể đưa thêm các câu hỏi
như: Thân cây gồm những bộ phận nào? Sự khác nhau giữa chồi hoa và chồi lá?
Những điểm khác nhau của thân và cành? Lấy VD về các loại thân mà em biết.
Ví dụ 6: Trước khi học bài “Vận chuyển các chất trong thân” – Sinh học
6, giáo viên gọi HS lên thuyết trình bản đồ tư duy bài “Thân to ra do đâu” đã
được học ở tiết trước.

12/29


Sử dụng phần mềm iMindmap 9 để vẽ BĐTD trong dạy học Sinh học 6

 Cách 3: Giáo viên chia nhóm HS sau đó cho HS thảo luận và điền vào
SĐTD còn thiếu.
Ví dụ 7: Trước khi học bài 35 Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm GV đưa
BĐTD sau để kiểm tra bài cũ


Các bước lên lớp:
GV in sẵn SĐTD trên ra giấy A3 sau đó phát cho 4 nhóm cùng thảo luận trong 1
phút.
GV: Y/c 4 nhóm dán kết quả bài làm lên bảng sau đó GV chiếu đáp án và gọi bất kì
1 thành viên thuộc nhóm có đáp án đúng lên bảng thuyết trình về bài của nhóm
mình
- Để phương pháp kiểm tra bài cũ này đạt hiệu quả cao thì tôi thường xuyên
hướng dẫn HS cách lập bản đồ, cách ghi chép, cùng HS hoàn thiện những nội dung
kiến thức đã học bằng BĐTD nhằm đưa ra đúng, đủ những tri thức mà HS cần nắm
vững. Sau đó, HS phải trình bày được những nội dung cần nắm vững trong bài
học, HS dưới lớp tham gia nhận xét bổ sung và GV là người chốt lại kiến thức.
- Tùy theo lượng thời gian phân phối cho phần kiểm tra bài cũ và nội dung kiến
thức bài trước mà tôi còn cho HS hoàn thành trọn vẹn BĐTD dưới hình thức
cuộc thi (học mà chơi, chơi mà học), HS nào nhanh nhất, chính xác nhất sẽ được
tuyên dương và điểm cao.
Qua đó, tôi thấy rằng ngay từ đầu HS đã rất hào hứng và nhiệt tình tham gia,
làm cho phần trả bài không còn là áp lực với HS, các em không phải chỉ còn đọc
thuộc lòng từng câu chữ, công thức mà có sự thấu hiểu, biết phương pháp học.

13/29


Sử dụng phần mềm iMindmap 9 để vẽ BĐTD trong dạy học Sinh học 6

3.2. Sử dụng BĐTD trong việc dạy kiến thức mới
 Cách 1: Giáo viên chia bảng làm hai phần vừa viết nội dung kiến thức
vừa kết hợp xây dựng các nhánh của BĐTD
Với cách này tôi thường dành một góc bảng bên phải để cùng HS hoàn thiện
BĐTD.
Ví dụ 8: Khi dạy bài 34 “Phát tán của quả và hạt”, sau khi kiểm tra bài cũ, tôi

dạy như sau:
Bảng ghi được chia làm 2 phần chủ yếu
Nửa bảng bên trái
Nửa bảng bên phải
Phát tán của quả và hạt
GV và HS cùng tìm hiểu phần 1. Sau khi học xong
1. Các cách phát tán của quả phần 1, BĐTD xuất hiện thêm 3 nhánh “Nhờ gió”;
và hạt
“Nhờ động vật” và “Tự phát tán”
+ Nhờ gió: quả bồ công anh,
Nhờ gió
quả chò, hạt hoa sữa
Phátđộng
tán của
+ Nhờ
vật: quả Nhờ
ké đầu
động vật
quả và hạt
ngựa; quả ổi
Tự phát tán
+ Tự phát tán: quả cải, quả đậu
bắp
2. Đặc điểm thích nghi với các GV và HS sau khi tìm hiểu phần 2. BĐTD xuất hiện
cách phát tán
thêm các nhánh con
+ Nhờ gió: Hạt nhẹ, nhiều,
trên hạt hoặc quả thường cóHạt nhẹ, nhiều
Có túm lông hoặc cánh
Nhờ gió

túm lông hoặc cánh
Phát tán của
Nhờthường
động vật
Có gai móc
+ Nhờ
động

quả và
hạt vật: Hạt
Ăn được
gai móc để bám vào lông, da
phát tánăn
của động vật; quảTựthường
Quả khô nẻ
được
+ Tự phát tán: Thường là quả
khô nẻ.
Tương tự như vậy, sau khi học xong mỗi phần với các kiến thức cần ghi nhớ thì
BĐTD lại thêm những nhánh nữa. Khi kết thúc bài học mới cũng là lúc GV và HS
đã hoàn thành xong BĐTD cho bài học.
14/29


Sử dụng phần mềm iMindmap 9 để vẽ BĐTD trong dạy học Sinh học 6

Khi dạy HS hoàn toàn bằng máy chiếu, tôi thường dùng bảng như một “bảng
nháp” để cùng HS hoàn thiện BĐTD. Ngược lại, khi dùng bảng, với những bài
giảng có nội dung kiến thức ngắn, những lần đầu khi HS làm quen với BĐTD tôi
vẽ trực tiếp trên phần mềm để HS dễ quan sát và định hướng những công việc cần

làm.
 Cách 2: Giáo viên và HS cùng nhau xây dựng BĐTD cho bài mới.
Với cách này tôi và học sinh cùng nhau xây dựng và nghiên cứu bài mới một
cách rất tích cực. Tôi và các em HS có thể thỏa sức sáng tạo bằng cách tôi sẽ vẽ các
nhánh chính lên bảng sau đó chia các nhóm thảo luận để tìm ra các nhánh nhỏ.
GV sẽ là người tư vấn, nhận xét và chỉnh sửa giúp nếu các nhánh đó chưa
chuẩn. Sau đó HS sẽ là người lên trình bày thuyết trình lại toàn bộ ý tưởng của
mình.
Với cách học này cả giáo viên và học sinh đều phải tham gia vào quá trình dạy
và quá trình học một các tích cực hơn. Giáo viên vừa giảng bài vừa thể hiện trên
bản đồ tư duy hoặc vừa tổ chức cho học sinh khai thác kiến thức vừa hoàn thành
bằng bản đồ tư duy. Học sinh được nghe giảng, nhìn bản đồ, trả lời câu hỏi, nghiên
cứu sách giáo khoa…sự tập trung chú ý phát huy cường độ học tập. Giáo viên có
thể tổ chức dưới các hình thức:
Ví dụ 9: Sử dụng BĐTD trong bài dạy ‘‘Cấu tạo ngoài của thân” – Sinh học 6
CHƯƠNG III: THÂN
TIẾT 13 BÀI 13: CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Trình bày được các bộ phận cấu tạo ngoài của thân gồm: Thân chính, cành,
chồi ngọn và chồi nách.
- Phân biệt được 2 chồi nách: Chồi lá và chồi hoa.
- Phân biệt 3 loại thân: Thân đứng, thân leo, thân bò.
2. Kĩ năng:
- Phát triển kỹ năng hoạt động nhóm
- Rèn kĩ năng quan sát tranh, mẫu vật, liên hệ thực tế.
- Rèn kỹ năng vẽ, sử dụng bản đồ tư duy

15/29



Sử dụng phần mềm iMindmap 9 để vẽ BĐTD trong dạy học Sinh học 6

3. Thái độ: HS có thái độ yêu thiên nhiên cây cối. Từ đó bảo vệ cây trồng
xung quanh nơi ở và ngoài cộng đồng
4. Định hướng: Hình thành và phát triển cho HS các năng lực: Năng lực tự
học, quan sát, hợp tác, tự quản lí, tư duy sáng tạo, kiến thức sinh học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của thầy:
- Máy tính, máy chiếu
- Bản đồ tư duy của bài học theo các hoạt động
- Chuẩn bị tranh 13.1 → 13.3. Mẫu vật: ngồng cải, ngọn bí đỏ. Bảng SGK/45
2. Chuẩn bị của trò: Sưu tầm mẫu vật. Kẻ trước bảng SGK/45 vào vở
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới: (35 phút)
Dạy bài mới:
Giới thiệu bài: Thân là cơ quan sinh dưỡng của cây, có chức năng vận chuyển các
chất trong chất trong cây và nâng đỡ tán lá.
Vậy thân gồm những bộ phận nào? Có thể chia thân thành mấy loại? Chúng ta cùng
tìm hiểu trong bài hôm nay.
Hoạt động của thầy
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu
tạo ngoài của thân (20
phút)
- GV viết từ khóa trung tâm:
“Thân”
- GV đặt câu hỏi nội dung
chính hôm nay có mấy

nhánh lớn cấp số 1.
- GV yêu cầu HS vẽ nhánh
cấp số 1 vào bản vẽ của
mình.
- GV: Yêu cầu hs để mẫu vật
(cành cây) trên bàn mà
nhóm chuẩn bị quan sát, đối

Hoạt động của trò

Đ.hướng
HTPTNL

HS: xác định các nhánh cấp số 1 là
cấu tạo ngoài và các loại thân
- Năng lực
- HS vẽ bài cá nhân
tự
học,
quan sát,
hợp tác, tự
quản lí.

- HS: Thảo luận, trả lời.
- HS: Lên bảng x.đ trên tranh13.1.
16/29


Sử dụng phần mềm iMindmap 9 để vẽ BĐTD trong dạy học Sinh học 6


chiếu H:13.1. Thảo luận các
câu hỏi SGK /43
-GV: Treo tranh 13.1 dạng
tranh câm cho hs xác định vị
trí số: 1, 2 ,3 ,4.
GV đặt câu hỏi: Từ nhánh
cấp số 1 “Cấu tạo ngoài”
có thể phát sinh mấy nhánh
cấp số 2 ?
Yêu cầu HS vẽ tiếp vào
BĐTD của mình, hoàn thiện
các nhánh nhỏ hơn.
Hoạt động 2:Tìm hiểu các
loại thân (15 phút)
- GV: Yêu cầu HS nghiên
cứu H.13.3 Sgk /45, kết hợp
với mẫu vật đánh dấu vào
các ô trống phù hợp, hoàn
thành bảng.
- GV: Gọi một HS lên bảng
đánh dấu + vào bảng phụ
trình bày kết, các em khác
nhận xét, bổ sung.
-GV: Nhận xét, chỉnh lí và
nêu đáp án đúng
- GV: Yêu cầu học sinh lấy
thêm các VD khác về các
loại thân
-GV: Căn cứ vào vị trí của
thân trên mặt đất người ta

chia thân thành mấy loại
thân chính?

-HS dựa vào kiến thức và phần tìm
hiểu trên dễ dàng xác định được 4
nhánh cấp số 2 từ nhánh “Cấu tạo
ngoài”

Năng lực

duy
sáng tạo,
kiến thức
sinh học.
- HS vẽ bài cá nhân
- HS: Quan sát hình, mẫu vật tự lực
hoàn thành bảng.

- HS: Đại diện 1 HS lên trình bày kết
quả vào bảng phụ.

- HS: Dựa vào kiến thức ở bảng rút
ra kết luận về các loại thân.

17/29

- Năng lực

duy
sáng tạo,



Sử dụng phần mềm iMindmap 9 để vẽ BĐTD trong dạy học Sinh học 6

- GV nhận xét, hoàn thiện - HS vẽ bài cá nhân
kiến thức
Yêu cầu HS tiếp tục hoàn
thành các nhánh cấp 2,3

kiến thức
sinh học.

Kết luận (Nội dung cần đạt)

4. Củng cố - luyện tập (8 phút)
GV gọi học sinh thuyết trình lại kiến thức cơ bản của bài học dựa vào bản đồ
tư duy của mình.
1. Chọn các câu trả lời đúng:
A. Cây dừa, cây cau, cây cọ là thân cột
B. Cây bạch đằng, cây mít, cây cà phê là thân gỗ.
C. Cây lúa, cây cải, cây ổi là thân cỏ.
D. Cây đậu rồng, cây mướp, cây bầu, bí là thân leo.
- Hướng dẫn HS làm bài trong sách bài tập
5. Hướng dẫn học ở nhà (1 phút)
- Học bài và hoàn thiện sơ đồ tư duy
- Trả lời các câu hỏi SGK/tr45.
- Đọc trước bài 14.
Ví dụ 10: Sử dụng BĐTD trong bài dạy ‘‘Đặc điểm bên ngoài của lá” – Sinh
học 6
CHƯƠNG IV: LÁ

TIẾT 21 BÀI 19: ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
18/29


Sử dụng phần mềm iMindmap 9 để vẽ BĐTD trong dạy học Sinh học 6

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Nêu được các đặc điểm bên ngoài của lá gồm: cuống/bẹ lá, phiến lá.
- Phân biệt được 3 kiểu gân lá. Phân biệt các loại lá đơn và lá kép, các kiểu
xếp lá trên cành, các loại gân trên phiến lá.
2. Kĩ năng: Phát triển kỹ năng hoạt động nhóm
- Rèn kĩ năng quan sát, liên hệ thực tế.
- Rèn kỹ năng vẽ, sử dụng bản đồ tư duy
3. Thái độ: Giáo dục hs chăm sóc cây xanh ở trường, nhà.
4. Định hướng: Hình thành và phát triển cho HS các năng lực: Năng lực tự
học, kiến thức sinh học, tư duy sáng tạo, tự quản lí, giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của thầy: Máy tính, máy chiếu
- Bản đồ tư duy của bài học theo các hoạt động
- Chuẩn bị tranh 19.1 → 19.5(sgk).
2. Chuẩn bị của trò: Mang mẫu vật các loại lá.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới: (39 phút)
Dạy bài mới:
Giới thiệu bài: Lá là cơ quan sinh dưỡng của cây. Vậy lá có nhứng đặc điểm gì?
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm

bên ngoài của lá (20 phút)
- Gv đưa ra từ khóa trung tâm là
“Lá” sau đó yêu cầu HS tìm các
nhánh cấp số 1

Hoạt động của trò

Đ. hướng
HTPTNL

- HS vẽ bài cá nhân

Năng
lực
tự
-GV treo tranh H. 19.1 cho HS quan -HS Dựa vào kiến thức tự nhiên học, kiến
sát cho biết các bộ phận của lá,
xã hội lớp 4 trả lời câu hỏi:
thức sinh
?Chức năng quan trọng nhất của lá
học
? Những đặc điểm nào giúp lá nhận
được nhiều ánh sáng?
19/29


Sử dụng phần mềm iMindmap 9 để vẽ BĐTD trong dạy học Sinh học 6

-GV: Cho HS quan sát các loại lá
(do các em mang đến) và hình 19.2

SGK để thực hiện phần lệnh
SGK/61, 62.
-GV: Cho HS quan sát H. 19.3 SGk /
62 kết hợp với mẫu vật và yêu cầu
các em đọc SGK để thực hiện phần
lệnh Sgk /62.
-GV: Y/c Hs q.sát các lá mang đến
và hình 19.4 Sgk/ 62, tìm hiểu thông
tin để phân biệt lá đơn với lá kép.
-GV: Lưu ý HS: quan sát kĩ vị trí
cuống lá, phiến lá và chồi lá.
-GV: nhận xét và Y/c HS vẽ tiếp cấp
số 2, 3 của nhánh 1 và 2:

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách xếp lá
trên thân và cành (15 phút)
-GV:Cho HS quan sát các cành lá
mang đến và H. 19.5 Sgk /63 làm
phần lệnh Sgk /63.
-GV: Nhận xét, chỉnh lí và treo bảng
phụ ghi đáp án. Tiếp đó, GV cho HS
quan sát các cành lá với các kiểu
mọc lá khác nhauđể có thêm cơ sở
trả lời 2 câu hỏi:
? Có mấy kiểu xếp lá trên thân và
cành?
? Cách mọc lá ở các mấu thân có
lợi gì cho việc thu nhận ánh sáng

-HS: quan sát các loại lá và hình,

thảo luận nhóm để thống nhất đáp
án.
-HS: Từng HS độc lập quan sát
hình, độc thông tin Sgk và suy
nghĩ để trả lời.
-HS: Rút ra tiểu kết.
-HS: Quan sát hình và các lá
mang đến, tìm hiểu thông tin Sgk,
thảo luận nhóm, cử đại diện trình
bày kết quả trước lớp.
-HS: Vẽ bài cá nhân

Năng
lực tư duy
sáng tạo,
tự quản lí.

Năng
lực
tự
học, kiến
thức sinh
học

-HS: Từng HS độc lập tìm nội
dung điền và hoàn thành bảng
Sgk /63:
-HS: Dựa vào bảng, trao đổi
nhóm và cử đại diện trả lời các
câu hỏi. Đại diện một vài nhóm

trả lời câu hỏi, các em khác bổ
sung.

Năng
lực tư duy
sáng tạo,
tụ quản lí.

Năng
lực kiến
thức sinh
20/29


Sử dụng phần mềm iMindmap 9 để vẽ BĐTD trong dạy học Sinh học 6

của lá?
-GV: nhận xét và Y/c HS vẽ tiếp cấp
số 2, 3 của nhánh 3
Kết luận (Nội dung cần đạt)

học, giải
quyết vấn
đề.

4. Củng cố - luyện tập (4 phút)
- GV gọi HS lên thuyết trình về bản đồ tư duy cho bài học
- GV: trong các nhóm lá sau nhóm nào gồm toàn lá có gân song song?
A. lá hành, lá nhã, lá bưởi.
B. Lá rau muống, lá cải, lá lốt.

C. Lá lúa, lá mồng tơi, lá bí đỏ.
D. Lá tre, lá lúa, lá cỏ.
- GV: Trong các nhóm lá sau, nhóm nào gồm toàn lá đơn?
A. Lá dâm bụt, lá phượng, lá dâu.
B. Lá trúc đào, lá hoa hồng, lá lốt.
C. Lá ổi, lá dâu, lá mít.
D. Lá hoa hồng, láphượng, lá khế.
5. Hướng dẫn học ở nhà (1 phút)
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK/tr64.
- Làm bài tập sau: sưu tầm 1 số lá đẹp, ép vào giữa những tờ báo cho đến khi
héo, dùng băng keo dán lá vào 1 tờ bìa rồi phơi khô, ghi chú vào dưới lá các
thông tin: tên lá, kiểu gân lá, lá đơn, lá kép, cách xếp lá trên thân và cành.
3.3. Sử dụng BĐTD trong việc củng cố kiến thức
 Cách 1: Sử dụng các thẻ bài ghi các từ khóa chính trong BĐTD sau đó
yêu cầu HS sắp xếp lại
Ví dụ 11: Sau khi học xong bài Cấu tạo trong của phiến lá Sinh học 6 tôi
đã thực hiện việc củng cố như sau: Tôi cho HS chuẩn bị trước các thẻ ôn bài với
các từ khóa:

21/29


Sử dụng phần mềm iMindmap 9 để vẽ BĐTD trong dạy học Sinh học 6

Trong suốt, lục lạp, biểu bì, cấu tạo trong của phiến lá, thịt lá, bảo vệ lá,
chứa và trao đổi khí, mạch gỗ, trong suốt, vận chuyển các chất, vách dày, mạch
rây, nhiều lỗ khí.
Sau đó, tôi đảo các thẻ để 2 nhóm 3-5 em tổ chức thi đua hoàn thành bằng
cách dán trên bảng bằng hình thức chạy tiếp sức (tùy vào đối tượng lớp) chọn lựa,
sắp xếp và nối các đường liên kết từ các thẻ lại sao cho hợp lí nhất. Kết quả thu

được sau củng cố bài là các dạng sơ đồ như sau:
Vách dày

Cấu tạo trong của phiến lá

Trong suốt

Nhiều lỗ khí

Biểu bì

Thịt lá

Gân lá

Bảo vệ lá
Chứa và trao đổi khí

Lục lạp

Mạch gỗ

22/29

Mạch rây

Vận chuyển các chất


Sử dụng phần mềm iMindmap 9 để vẽ BĐTD trong dạy học Sinh học 6


Đáp án của GV:

GV cũng có thể cho học sinh viết lên bảng theo hình thức chạy tiếp sức mỗi
thành viên chỉ được vẽ một nhánh của sơ đồ tư duy sau đó yêu cầu các nhóm thuyết
trình.
Mặc dù khi sắp xếp, các em chưa sắp xếp theo hệ thống kiến thức yêu cầu,
cần có sự góp ý của bạn, nhưng tôi nhận thấy các em rất hứng thú khi được học, tự
tin khi thuyết trình trước mọi người về BĐTD của nhóm mình hoặc của bản thân
hoặc của nhóm khác, bạn khác. Sau đó, tôi khuyến khích, gợi mở, hướng dẫn các
em đúng sơ đồ chuẩn. Bên cạnh đó, tôi cũng phát hiện ở các em có nhiều sáng tạo
rất hay trong việc sắp xếp các thẻ ôn bài ở ví dụ minh họa trên.
Qua nhiều bài củng cố như cách thực hiện ở trên, tôi nhận thấy các em nhớ
bài nhanh hơn, từng bước xây dựng được kĩ năng diễn giải. Song song với việc
23/29


×