Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Đánh giá hiện trạng chất lượng nước cấp dùng cho sinh hoạt và đề xuất một số biện pháp xử lý nước quy mô hộ gia đình tại xã diễn hồng, huyện diễn châu, tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.42 MB, 110 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG

= = = =¶¶¶ = = = =

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC CẤP
DÙNG CHO SINH HOẠT VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
TẠI XÃ DIỄN HỒNG, HUYỆN DIỄN CHÂU,
TỈNH NGHỆ AN

Người thực hiện
Lớp
Khóa
Ngành
Giáo viên hướng dẫn

:
:
:
:
:

NGUYỄN THỊ LIÊN
MTA
57
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
TS. NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH


HÀ NỘI – 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG

= = = =¶¶¶ = = = =

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC CẤP
DÙNG CHO SINH HOẠT VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
TẠI XÃ DIỄN HỒNG, HUYỆN DIỄN CHÂU,
TỈNH NGHỆ AN
Người thực hiện
Lớp
Khóa
Ngành
Giáo viên hướng dẫn
Địa điểm thực tập

:
:
:
:
:
:

NGUYỄN THỊ LIÊN

MTA
57
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
TS. NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
XÃ DIỄN HỒNG, HUYỆN DIỄN CHÂU,
TỈNH NGHỆ AN

HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập tại trường Học viện Nông nghiệp Việt
Nam cũng như quá trình thực hiện khóa luận tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ
bảo nhiệt tình của rất nhiều các tập thể và cá nhân. Xuất phát từ lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó!
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường Học
viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, cùng các thầy
cô đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi
thực hiện đề tài khóa luận.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Nguyễn Thị Hồng
Hạnh, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận. Với những lời chỉ
dẫn, những tài liệu, sự tận tình hướng dẫn và những lời động viên của cô đã giúp
đỡ tôi vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới UBND xã Diễn Hồng đã tạo điều kiện
thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập.
Cuối cùng, tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã động
viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện khóa luận.
Với quỹ thời gian có hạn và kinh nghiệm còn hạn chế nên khóa luận
không thể tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của quý

thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin ghi nhận sự giúp đỡ quý báu này !
Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Liên

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện khóa
luận đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn đã chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Liên

ii


MỤC LỤC
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA.................................................................................................. 92
VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT............................................................................................................ 92

iii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT
BYT

CT
CT-TW
CN
DH
ĐB
GK
GKH
GKHXL
HTX
HVS
NM
NN&PTNT
NS&VSMTNT
MN
MT
SKMT
TCMT
TCVN
UBND
UNICEF
QCVN

VSMT
VBQPPL
YTDP

YHLĐ & VSMT
WHO

: Bộ tài nguyên và môi trường
: Bộ Y tế
: Cộng đồng
: Công trình
: Chỉ thị - Trung ương
: Công nghiệp
: Duyên hải
: Đồng bằng
: Giếng khơi
: Giếng khoan chưa xử lý
: Giếng khoan sau xử lý
: Hợp tác xã
: Hợp vệ sinh
: Nước mưa
: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
: Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
: Miền Nam
: Môi trường
: Sức khỏe môi trường
: Tổng cục Môi trường
: Tiêu chuẩn Việt Nam
: Uỷ ban nhân dân
: United Nations Children's Fund
(Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc)
: Quy chuẩn Việt Nam
: Quyết định
: Vệ sinh môi trường

: Văn bản quy phạm pháp luật
: Y tế dự phòng
: Y học lao động và Vệ sinh môi trường
: World Health Organization
(tổ chức y tế thế giới)

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tỷ lệ dân số nông thôn được cấp nước sạch qua từ năm 1999- 2003
......................................................................Error: Reference source not found
Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu nước mưa..............Error: Reference source not found
Bảng 2.2. Vị trí lấy mẫu nước giếng khơi....Error: Reference source not found
Bảng 2.3. Vị trí lấy mẫu nước giếng khoan chưa xử lý Error: Reference source
not found
Bảng 2.4. Vị trí lấy mẫu nước giếng khoan sau xử lý...Error: Reference source
not found
Bảng 2.5. Các chỉ tiêu phân tích theo QCVN 02: 2009/BYT. .Error: Reference
source not found
Bảng 2.6. Các chỉ tiêu phân tích theo QCVN08:2008/BTNMT................Error:
Reference source not found
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất năm 2010 tại xã Diễn Hồng....Error:
Reference source not found
Bảng 3.2. Tổng hợp số học sinh tại xã Diễn Hồng năm 2015..Error: Reference
source not found
Bảng 3.3. Tỷ lệ ca mắc bệnh liên quan đến nguồn nước tại xã Diễn Hồng
......................................................................Error: Reference source not found
Bảng 3.4. Các vấn đề môi trường ở xã Diễn Hồng.Error: Reference source not
found

Bảng 3.5. Kết quả loại hình sử dụng nước sinh hoạt của các hộ dân năm 2015
tại xã Diễn Hồng...........................................Error: Reference source not found
Bảng 3.6. Tỷ lệ các hộ dân sử dụng nước sinh hoạt năm 2015 tại xã Diễn Hồng Error:
Reference source not found
Bảng 3.7. Kết quả loại hình sử dụng nước sinh hoạt của các hộ dân năm 2016
tại xã Diễn Hồng...........................................Error: Reference source not found
Bảng 3.8. Tỷ lệ các hộ dân sử dụng nước sinh hoạt năm 2016 tại xã Diễn Hồng
......................................................................Error: Reference source not found

v


Bảng 3.9. Tỷ lệ người dân sử dụng nguồn nước cho ăn uống và sinh hoạt
( tắm, giặt, rửa,...).........................................Error: Reference source not found
Bảng 3.10. Đặc điểm chung nguồn nước tại xã Diễn Hồng.....Error: Reference
source not found
Bảng 3.11. Tỷ lệ chất lượng nước cảm quan tại các hộ dân năm 2016 tại xã
Diễn Hồng.....................................................Error: Reference source not found
Bảng 3.12. Số hộ áp dụng các phương pháp xử lý và không áp dụng xử lý đối
với nước sinh hoạt tại xã Diễn Hồng............Error: Reference source not found
Bảng 3.13. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa lý....Error: Reference source
not found
Bảng 3.14. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học..Error: Reference source
not found
Bảng 3.15. Kết quả phân tích độ cứng..........Error: Reference source not found
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Sự phân bố nước trên Trái đất.....Error: Reference source not found
Hình 1.2. Triệu chứng bị sừng hóa và vết sám tay khi nhiễm Asen lâu ngày....Error:
Reference source not found
Hình 1.3. Nước sinh hoạt nông thôn ô nhiễm nặng Error: Reference source not

found
Hình 1.4. Nước thải trong quá trình sản xuất, kinh doanh dẫn đến ô nhiễm
nước sinh hoạt...............................................Error: Reference source not found
Hình 3.1. Hệ thống mương tiêu trong khu dân cư. Error: Reference source not
found
Hình 3.2. Nơi tập kết thu mua phế liệu........Error: Reference source not found
Hình 3.3. Hình thức thu gom rác................Error: Reference source not found
Hình 3.4. Nơi tập kết rác thải.......................Error: Reference source not found
Hình 3.5. Các cách chứa nước mưa của người dân vùng nghiên cứu...........Error:
Reference source not found

vi


Hình 3.6. Bể chưa nước giếng khoan dùng trực tiếp....Error: Reference source
not found
Hình 3.7. Bể nước giếng khoan sau xử lý....Error: Reference source not found
Hình 3.8. Giếng khơi của người dân vùng nghiên cứu. Error: Reference source
not found
Hình 3.9. Kết quả DO của các mẫu nước mưa.......Error: Reference source not
found
Hình 3.10. Kết quả DO của các mẫu nước giếng khơi. Error: Reference source
not found
Hình 3.11. Kết quả DO của các mẫu nước giếng khoan chưa xử lý..........Error:
Reference source not found
Hình 3.12. Kết quả DO của các mẫu nước giếng khoan sau xử lý............Error:
Reference source not found
Hình 3.13. Kết quả pH của các mẫu nước mưa......Error: Reference source not
found
Hình 3.14. Kết quả pH của các mẫu nước giếng khơi. .Error: Reference source

not found
Hình 3.15. Kết quả pH của các mẫu nước giếng khoan chưa xử lý..........Error:
Reference source not found
Hình 3.16. Kết quả pH của các mẫu nước giếng khoan sau xử lý.............Error:
Reference source not found
Hình 3.17. Kết quả độ đục của các mẫu nước mưa Error: Reference source not
found
Hình 3.18. Kết quả độ đục của các mẫu nước giếng khơi........Error: Reference
source not found
Hình 3.19. Kết quả độ đục của các mẫu nước giếng khoan chưa xử lý.....Error:
Reference source not found
Hình 3.20. Kết quả độ đục của các mẫu nước giếng khoan sau xử lý.......Error:
Reference source not found

vii


Hình 3.21. Kết quả hàm lượng amoni (NH4+) của các mẫu nước mưa......Error:
Reference source not found
Hình 3.22. Kết quả hàm lượng amoni (NH 4+) của các mẫu nước giếng khơi
......................................................................Error: Reference source not found
Hình 3.23. Kết quả hàm lượng amoni (NH4+) của các mẫu nước giếng khoan
chưa xử lý.....................................................Error: Reference source not found
Hình 3.24. Kết quả hàm lượng amoni (NH4+) của các mẫu nước giếng khoan
sau xử lý........................................................Error: Reference source not found
Hình 3.25. Kết quả nitrat (NO3-) của các mẫu nước mưa.........Error: Reference
source not found
Hình 3.26. Kết quả nitrat (NO3-) của các mẫu nước giếng khơi................Error:
Reference source not found
Hình 3.27. Kết quả nitrat (NO3-) của các mẫu nước giếng khoan chưa xử lý

......................................................................Error: Reference source not found
Hình 3.28. Kết quả nitrat (NO3-) của các mẫu nước giếng khoan sau xử lý
......................................................................Error: Reference source not found
Hình 3.29. Kết quả photphat (PO43-) của các mẫu nước mưa....Error: Reference
source not found
Hình 3.30. Kết quả photphat (PO43-) của các mẫu nước giếng khơi............Error:
Reference source not found
Hình 3.31. Kết quả photphat (PO43-) của các mẫu nước giếng khoan chưa xử lý Error:
Reference source not found
Hình 3.32. Kết quả photphat (PO43-) của các mẫu nước giếng khoan sau xử lý
......................................................................Error: Reference source not found
Hình 3.33. Kết quả hàm lượng sắt tổng số của các mẫu nước mưa.............Error:
Reference source not found
Hình 3.34. Kết quả hàm lượng sắt tổng số của các mẫu nước giếng khơi...Error:
Reference source not found

viii


Hình 3.35. Kết quả hàm lượng sắt tổng số của các mẫu nước giếng khoan chưa
xử lý..............................................................Error: Reference source not found
Hình 3.36. Kết quả hàm lượng sắt tổng số của các mẫu nước giếng khoan sau
xử lý..............................................................Error: Reference source not found
Hình 3.37. Kết quả hàm COD của các mẫu nước mưa. .Error: Reference source
not found
Hình 3.38. Kết quả hàm COD của các mẫu nước giếng khơi....Error: Reference
source not found
Hình 3.39. Kết quả hàm COD của các mẫu nước giếng khoan chưa xử lý Error:
Reference source not found
Hình 3.40. Kết quả hàm COD của các mẫu nước giếng khoan sau xử lý...Error:

Reference source not found
Hình 3.41. Kết quả độ cứng tính theo CaCO3 của các mẫu nước mưa........Error:
Reference source not found
Hình 3.42. Kết quả độ cứng tính theo CaCO 3 của các mẫu nước giếng khơi
......................................................................Error: Reference source not found
Hình 3.43. Kết quả độ cứng tính theo CaCO3 của các mẫu nước giếng khoan
chưa xử lý.....................................................Error: Reference source not found
Hình 3.44. Kết quả độ cứng tính theo CaCO3 của các mẫu nước giếng khoan
sau xử lý........................................................Error: Reference source not found
Hình 3.45. Hệ thống lọc nước đạt tiêu chuẩn của người dân tại xã Diễn Hồng
......................................................................Error: Reference source not found
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Phiếu điều tra hộ dân
Phụ lục 02: QCVN 02: 2009/ BYT
Phụ lục 03: QCVN 08 : 2008/BTNMT

ix


x


MỞ ĐẦU
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tất cả các sinh vật
trên Trái đất. Nếu không có nước thì chắc chắn không có sự sống xuất hiện
trên Trái đất, thiếu nước thì cả nền văn minh hiện nay cũng không tồn tại
được. Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn
ăn vài ngày, nhưng không thể nhịn uống nước. Nước chiếm khoảng 70%
trọng lượng cơ thể, 65-75 % trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng

lượng xương.
Theo thống kê của Viện Nước quốc tế (SIWI) được công bố tại Tuần lễ
Nước thế giới (World Water Week) khai mạc tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển
ngày 5/9 thì trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải
sinh hoạt đổ ra sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không
qua xử lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển.
Chúng ta thấy rằng nhu cầu nước sạch phục vụ sinh hoạt của nông thôn Việt
Nam còn rất lớn, càng bức xúc hơn trong điều kiện nguồn nước ngày càng bị
ô nhiễm nặng do chất thải từ các khu công nghiệp, chất thải từ sản xuất nông
nghiệp ( phân bón hóa học, các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng
trưởng,...), chất thải từ hoạt động sinh hoạt của người dân chưa được quan
tâm, xử lý. Trong đó phải nhấn mạnh đến giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt
từ các khu dân cư hiện vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Cảnh báo trong 15
năm tới sẽ có gần 2 tỷ người sống tại các khu vực khan hiếm nguồn nước và
2/3 cư dân trên hành tinh có thể bị thiều nước (Tổ chức Lương Nông LHQ
(FAO)). Hàng năm, 4000 trẻ em tử vong vì nước bẩn và vệ sinh kém (Qũy
Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF công bố).
Xã Diễn Hồng là xã ở đồng bằng, giao thông thuận lợi là trung tâm
giao lưu kinh tế, xã hội của vùng bắc Huyện Diễn châu. Dân số có 2.424 hộ;

1


11.023 khẩu. Dân số ở xã khá đông mà nhu cầu sử dụng nước của người dân
là rất lớn, đồng thời sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp nhỏ trên
đại bàn xã ngày một nhiều như: khu công nghiệp may mặc Namsung vina,
khu công nghiệp luyện sắt thép, phế liệu,...ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn nước.
Đa số người dân ở xã chủ yếu là sử dụng nguồn nước mưa, giếng khơi, giếng
khoan, nước từ ao, hồ, sông, suối và bên cạnh đó hệ thống cấp nước sạch cho
người dân tại xã chưa có, chất lượng nguồn nước thì ngày càng suy giảm.

Chính vì lý do trên, em xin tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện
trạng chất lượng nước cấp dùng cho sinh hoạt và đề xuất một số biện pháp
xử lý nước quy mô hộ gia đình tại xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu, tỉnh
Nghệ An.”
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Khảo sát hiện trạng sử dụng nước cấp sinh hoạt của người dân xã Diễn
Hồng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
Đánh giá chất lượng nguồn nước, từ đó có những đề xuất cải thiện
các giải pháp cấp nước sạch đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường cho
người dân xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
YÊU CẦU NGHIÊN CỨU
Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của xã Diễn Hồng, huyện Diễn
Châu, tỉnh Nghệ An.
Hiện trạng sử dụng nước cấp dùng cho sinh hoạt tại xã Diễn Hồng,
huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Đánh giá chất lượng nguồn nước cấp dùng cho sinh hoạt tại xã Diễn
Hồng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Đề xuất một số biện pháp xử lý nước sạch cho hộ gia đình tại xã Diễn
Hồng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

2


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Nước (Water): một chất lỏng thông dụng, nước là một chất không

màu, không mùi, không vị. Nước tinh khiết có công thức cấu tạo gồm 2
nguyên tử hydro và một nguyên tử oxy. Dưới áp suất khí trời 1 atmosphere,
nước sôi ở 100°C và đông đặc ở 0°C, nước có khối lượng riêng là 1000kg/m3 .
- Nước sinh hoạt nông thôn: là nước được cung cấp tại khu vực nông
thôn đã qua xử lý, sau hệ thống phân phối, dùng trong sinh hoạt. Nước
cung cấp cho sinh hoạt tại khu vực nông thôn bao hàm nước cấp ở những
vùng nông thôn thuần túy cùng các đô thị nhỏ loại V với số dân không quá
30.000 người.
- Nguồn nước ( Water resource): các dạng nước chuyển tích khác nhau
chung quanh ta như nước mưa, nước mặt và nước ngầm.
- Nước sạch ( Clean water) : nước sử dụng đạt yêu cầu vệ sinh và an toàn
sức khỏe theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế ( Luật tài nguyên nước, 2013).
- Nước thải ( Waste water): nước sau khi sử dụng ( nước từ hệ thống cấp
nước, nước mưa, nước mặt, nước ngầm,...) cho các mục tiêu khác nhau như sinh
hoạt, sản xuất... có trộn lẫn chất thải, mang ít nhiều chất gây ô nhiễm.
- Nước thải chưa xử lý ( Untreated wastewater): là nguồn tích lũy các
chất độc hại lâu dài cho con người và các sinh vật khác. Sự phân hủy các chất
hữu cơ trong nước thải có thể tạo ra các chất khí nặng mùi. Thông thường,
nước thải chưa xử lý là nguyên nhân gây bệnh do nó chứa các loại độc chất
phức tạp hoặc mang các chất dinh dưỡng thuận lợi cho việc phát triển cho các
loại vi khuẩn, các thực vật thủy sinh nguy hại.

3


- Sự ô nhiễm nước ( Water pollution) : xảy ra khi các chất nguy hại xâm
nhập vào nước lớn hơn khả năng tự làm sạch của chính bản thân nguồn nước.
- Kỹ thuật cấp nước ( Water supply techniques) : giải pháp đem lại
nước sạch đến từng hộ gia đình, nhóm dân cư, khu vực sản xuất và các cụm
chuyên dụng đảm bảo các yêu cầu về kinh tế kỹ thuật và vệ sinh môi trường.

- Hệ thống cấp nước ( Water supply system): tổ hợp các công trình liên
quan đến việc khai thác nguồn nước, thu nước, xử lý nước, các trạm bơm và
mạng phân phối điều hòa nước sạch.
- Hệ thống thoát nước ( Sewerage system): hệ thống thu gom tất cả
các loại nước thải, nước mưa ra khỏi khu vực dân cư, sản xuất và sau đó làm
sạch và khử trùng ở một mức độ cần thiết trước khi xả trở lại vào nguồn
nước chung.
- Người sử dụng ( Water user): một hay một nhóm người sử dụng nước
từ công trình cấp nước chi mục tiêu sinh hoạt hoặc sản xuất.
- Bệnh liên quan đến nguồn nước ( Water- related disease): các dạng
bệnh tật sinh ra do sử dụng hoặc tiếp xúc với nguồn nước bị nhiễm bẩn và
nhiễm trùng, Lê Anh Tuấn. Cẩm nang cấp nước nông thôn.
1.1.2. Sự phân bố nước trong tự nhiên
Nước bao phủ 71% diện tích của quả đất trong đó có 97% là nước mặn,
còn lại 3% nước ngọt. Trong 3% này chỉ có 0,9% nước mặt gồm sông ngòi,
ao hồ và hơi nước trong không khí; 30,1 % nước ngầm và phần còn lại là
những tảnh băng trải rộng ở Bắc và Nam cực. Và sau cùng trong 0,9% nước
mặt đó, có 87% nước ao hồ, 2% sông ngòi, phần còn lại là 11% gồm các vùng
đất ngập nước , Đoàn Văn Điếm, 2012.

4


Hình 1.1. Sự phân bố nước trên Trái đất.
Lượng nước mưa phân bố trên trái đất không đồng đều và không hợp
lý. Tùy theo vị trí địa lý và biến động thời tiết, có nơi mưa nhiều gây lũ lụt, có
nơi khô kiệt, hạn hán kéo dài.
Mức độ phân bố của nước trên Trái Đất không đều nhau. Sự bất hợp lý
“ tự nhiên “ này đã tước quyền thụ hưởng nước sạch của nhiều người và mức
độ bất hợp lý còn tăng cao do tình trạng nghèo đói.

Biến đổi khí hậu khiến cơn dao động về nguồn nước ngày càng trở nên
khó dự báo.
1.2. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC CẤP DÙNG CHO
SINH HOẠT
1.2.1. pH
Giá trị pH là đại lượng nghịch đảo logarit của hoạt độ ion hydro
(mol/l), pH = 7 tại nhiệt độ 25oC trong nước tinh khiết (điểm trung tính). Giá
trị pH thể hiện tính axít hay kiềm và đồng thời thể hiện các muối tan mang
tính axit hoặc bazơ, giảm trong điều kiện axít và tăng trong điều kiện kiềm.
Trong đất, sự chua hoá là do tồn tại các thành phần của hydroxit của Fe và Al

5


cũng như sự hình thành các axít hữu cơ từ qúa trình khoáng hoá các vật chất
hữu cơ, sự rửa trôi của chúng vào nước làm thay đổi pH của nước.
pH trong nước trung tính luôn nằm trong khoảng 6,5 và 7,5, các giá trị
thấp hơn là do sự tồn tại của CO2 tự do trong nước do khuếch tán, hô hấp,
phân hủy chất hữu cơ...
Độ pH là một chỉ tiêu cần thiết để đánh giá chất lượng nước nói chung
và nước sinh hoạt nói riêng, QCVN 02:2009/BYT.
1.2.2. SS ( Solid solved- chất rắn lơ lửng)
Chất rắn lơ lửng nói riêng và tổng chất rắn nói chung có ảnh hưởng đến
chất lượng nước trên nhiều phương diện. Hàm lượng chất rắn hòa tan trong
nước thấp làm hạn chế sự sinh trưởng hoặc ngăn cản sự sống của thủy sinh.
Hàm lượng chất rắn hòa tan trong nước cao thường có vị.
Hàm lượng chất rắn hòa tan trong nước cao gây nên cảm quan không
tốt cho nhiều mục đích sử dụng, ví dụ như làm giảm khả năng truyền ánh sáng
trong nước, do vậy ảnh hưởng đến quá trình quang hợp dưới nước, gây cạn
kiệt tầng ô xy trong nước nên ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh như cá, tôm.

Chất rắn lơ lửng có thể làm tắc nghẽn mang cá, cản trở sự hô hấp dẫn tới làm
giảm khả năng sinh trưởng của cá, ngăn cản sự phát triển của trứng và ấu trùng.
Phân biệt các chất rắn lơ lửng của nước để kiểm soát các hoạt động
sinh học, đánh giá quá trình xử lý vật lý nước thải, đánh giá sự phù hợp của
nước thải với tiêu chuẩn giới hạn cho phép, QCVN 02:2009/BYT
1.2.3. DO ( Dyssolved oxygen- ô xy hòa tan trong nước)
Oxy là nền tảng đối cho sự sống của đa số sinh vật trong nước, phản
ánh sự phân hủy các chất ô nhiễm trong nước. Oxy có mặt trong nước thông
qua sự khuếch tán bề mặt cũng như quá trình quang hợp xuất hiện trong tảo
và thực vật. Trong nước uống, nước sinh hoạt hàm lượng tối thiểu của oxy
thường phải đạt giá trị > 4mg/l. Oxy có thể xác định bằng thiết bị đo chuyên
dụng hoặc bằng phương pháp chuẩn độ (phương pháp Winkler). Nồng độ oxy

6


hòa tan trong nước được đo đạc trực tiếp bằng các thiết bị có điện cực màng.
QCVN 02:2009/BYT.
1.2.4. Các chất dinh dưỡng ( N, P)
Muối của nitơ và photpho là các chất dinh dưỡng đối với thực vật, ở
nồng độ thích hợp chúng tạo điều kiện cho cây cỏ, rong tảo phát triển. Amoni,
nitrat, photphat là các chất dinh dưỡng thường có mặt trong các nguồn nước
tự nhiên, hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người đã làm gia tăng nồng
độ các ion này trong nước tự nhiên. QCVN 02:2009/BYT.
1.2.4.1. Nitrat ( NO3-)
Nitrat trong tự nhiên thường có nồng độ từ 1-10 mg/l. Ở nồng độ cao
hơn chỉ thị cho việc ảnh hưởng bởi phân bón hoá học do sự tồn tại các ion
NO3-. Nồng độ nitrat lớn thường thấy trong nước thải, do sự tồn tại của
anonium và một phần amonium bị oxy hoá thành nitrat do các hoạt động của
vi sinh vật. Nitrat là thông số quan trọng để đánh giá tính chất tự làm sạch của

hệ thống nước và cân bằng dinh dưỡng trong nước mặt và đất. Phương pháp
quang phổ (phương pháp so màu) thường được dùng để xác định nitrat thông
qua việc hình thành phức màu.
QCVN 08:2008/BTNMT quy định nồng độ tối đa của nitrat trong
nguồn nước mặt dùng cho mục đích sinh hoạt là 2mg/l ( tính theo N)
1.2.4.2. Amoni (NH4+)
Các ion amoni hình thành trong nước và đất từ các quá trình phân huỷ
các thành phần chứa Nitơ của vi sinh vật và quá trình khử nitrat trong các điều
kiện nhất định. Nồng độ amoni trong nước thải có thể lên đến 50 mg/l và cao
hơn tại các khu vực chứa rác thải (1000 mg/l). Amoni tiếp xúc với oxy trong
thời gian dài, cộng với hoạt động của vi sinh vật amoni sẽ chuyển hoá thành
nitrit sau đó là nitrat. Amoni tồn tại tự do trong nước và các ion amoni phụ
thuộc vào gía trị pH.

7


Nước mặt thường chỉ chứa một lượng nhỏ ( dưới 0,05 mg/l) ion amoni
(trong nước có môi trường axit). Nồng độ amoni trong nước ngầm thường cao
hơn nhiều so với nước mặt. Vì vậy amoni theo NH 4+ là một chỉ tiêu cần xét
đến khi nghiên cứu về nước sinh hoạt.
Theo QCVN 08:2008/BTNMT, nồng độ amoni theo NH 4+ quy định là
3mg/l.
1.2.4.3. Photphat (PO43-)
Các dạng của phophot có thể xác định trong nước, nước thải và đất
bao gồm: photpho tổng số, orthophotphat, photphat thuỷ phân và photphat
liên kết với chất hữu cơ. Phương pháp phân tích phục thuộc vào dạng tồn tại
và mục đích nghiên cứu. Nồng độ photpho tổng số trong nước tự nhiên
thường nhỏ hơn 0,1 mg/l. Các thành phần của photpho bị cố định trong đất
hoăc bị rửa trôi xuống các tầng đất phía dưới, thậm trí thâm nhậm vào nước

ngầm. Xác định hàm lượng photpho trong nước mặt cho phép đánh giá sử rửa
trôi hoặc chỉ thị phú dưỡng.
Photphat là chất dinh dưỡng cho sự phát triển rong tảo. Nồng độ
photphat trong nguồn nước không bị ô nhiễm thường <0,01mg/l. Nguồn
photphat đưa vào môi trường là phân người, phân súc vật và nước thải một số
nghành công nghiệp sản xuất phân lân, công nghiệp thực phẩm và trong nước
chảy từ đồng ruộng. Photphat không thuộc loại độc hại cho con người.
1.2.4.4. Clorua ( Cl-)
Clorua có mặt trong nước là do các chất thải sinh hoạt, nước thải công
nghiệp mà chủ yếu là công nghiệp chế biến thực phẩm. Ngoài ra còn do sự
xâm nhập của nước biển vào các cửa sông, vào các mạch nước ngầm.
Nước mặt có chứa nhiều clorua sẽ hạn chế sự phát triển của cây trồng thậm
chí gây chết. Hàm lượng clorua cao sẽ gây mòn các kết cấu ống kim loại.
Clorua không gây hại cho sức khỏe con người nhưng clorua có thể gây ra vị
mặn của nước do đó ít nhiều ảnh hưởng đến mục đích ăn uống và sinh hoạt.

8


1.2.5. Kim loại nặng
1.2.5.1. Asen
Liều lượng gây chết người khoảng 50-300 mg nhưng phụ thuộc vào
từng người. Con người bị nhiễm độc asen lâu dài qua thức ăn hoặc không khí
dẫn đến bệnh tim mạch, rối loạn hệ thần kinh, rối loạn tuần hoàn máu, rối
loạn chức năng gan, thận. Ngộ độc asen cấp tính có thể gây buồn nôn, khô
miệng, khô họng, rút cơ, đau bụng, ngứa tay, ngứa chân,...
Hàm lượng cho phép trong nước uống đóng chai là 10 µg/ l (QCVN
06-1:2010/BYT), trong nước ngầm là 50 µg/l ( QCVN 09:2008/BTNMT).
1.2.5.2. Chì
Nguồn gốc: Nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt

Nông độ cho phép không quá 0,05 mg/ml
Tác hại: ảnh hưởng hệ thần kinh, rối loạn tạo huyết, đau khớp, viêm
thận, tai biến , QCVN 08 : 2008/BTNMT
1.2.5.3. Thủy ngân
Nguồn gốc: núi lửa, bụi khói nhà máy luyện kim, sản xuất chất hữu cơ,
phân bón hóa học,...
Dạng gây độc: hơi thủy ngân, metyl thủy ngân
Nồng độ cho phép: Nước uống <= 1 µg/l
Tác hại: phân liệt, trì độn, co giật,..., QCVN 08 : 2008/BTNMT.
1.2.5.4. Cadimi
Nguồn gốc: bụi núi lửa, bụi đại dương, vũ trụ, cháy rừng, CN luyện
kim, mạ, sơn, lọc dầu,...
Nồng độ cho phép: Nước uống <= 0,003 mg/l
Nước sinh hoạt, ngầm <= 0,001 mg/l
Tác hại: nhiễm loạn enzim, tăng huyết áp, ung thư phổi,... QCVN 08 :
2008/BTNMT.

9


1.2.5.5. Crom
Nguồn gốc: nhà máy mạ điện nhuộm da, chất nổ, đồ gốm,...
Dạng gây độc: Cr
Nồng độ cho phép: <= 0,05 mg/l
Tác hại: loét dạ dày, ruột non, viêm gan, viêm thận, ung thư phổi,...
QCVN 08 : 2008/BTNMT.
1.2.5.6. Mangan
Nguồn gốc: rửa trôi, xói mòn, chất thải luyện kim, ắc quy, phân bón
hóa học...
Nồng độ cho phép: <= 1 µg/l

Tác hại: tổn thương thận, bộ máy tuần hoàn, phổi,....QCVN 08 :
2008/BTNMT.
1.3. VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG
1.3.1. Vai trò của tài nguyên nước đối với con người
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tất cả các sinh vật trên
qủa đất. Nếu không có nước thì chắc chắn không có sự sống xuất hiện trên quả
đất, thiếu nước thì cả nền văn minh hiện nay cũng không tồn tại được.
Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn
ăn vài ngày, nhưng không thể nhịn uống nước. Nước chiếm khoảng 70%
trọng lượng cơ thể, 65-75 % trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng
lượng xương. Nước cần thiết cho sư tăng trưởng và duy trì cơ thể bởi nó liên
quan nhiều quá trình sinh hoạt quan trọng. Muốn tiêu hóa, hấp thụ sử dụng tốt
lương thực, thưc phẩm… đều cần có nước. Cơ thể chỉ cần mất hơn 10% nước
là đã nguy hiểm đến tính mạng và mất 20-22% nước sẽ dẫn đến tử vong.
Nước sạch là một nhu cầu căn bản nhất của con người và là trọng tâm
của các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, nó còn là yếu tố thiết yếu để xóa đói
giảm nghèo. (Theo nguồn: />
10


Nước sạch góp phần nâng cao sức khỏe, giảm thiểu bệnh tật, tăng sức
lao động, cải thiện điều kiện sống và mang lại một cuộc sống văn minh đang
là đòi hỏi bức bách của người dân sống trong các khu dân cư nghèo và những
vùng nông thôn hiện nay, Bộ y tế dự phòng, Bộ y tế năm 2010 Chương trình
nước sạch vàV ệ sinh môi trường nông thôn năm 2010.
Đời sống sinh hoạt: hằng ngày của con người sử dụng rất nhiều nước
sinh hoạt, về mặt sinh lý mối người cần 1-2 lít nước/ ngày. Và trung bình nhu
cầu sử dụng nước sinh hoạt của một người trong một ngày 10-15 lít cho vệ
sinh cá nhân, 20-200 lít cho tắm, 20-50 lít cho làm cơm, 40-80 lít cho giặt
bằng máy...., Trần Thanh Lâm, viện Tài nguyên nước và Môi trường Đông

Nam Á.
1.3.2. Vai trò của tài nguyên nước đối với sản xuất nông nghiệp
Không có nước không thể có lương thực nuôi sống con người. Nước là
nguồn tài nguyên hữu hạn và vô cùng quí giá đối với sự sống và sản xuất.
Dân gian ta có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, qua đó
chúng ta có thể thấy được vai trò của nước trong nông nghiệp. Theo FAO,
tưới nước và phân bón là hai yếu tố quyết định hàng đầu lànhu cầu thiết yếu,
đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng,
vi sinh vât, đô thoáng khí trong đất, làm cho tốc độ tăng sản lượng lương thực
vượt qua tốc độ tăng dân số thế giới, />85/ti-nguyn-nc-v-hin-trng-s-dng-nc-vit-nam.
Từ một hạt cải bắp phát triển thành một cây rau thương phẩm cần 25 lít
nước; lúa cần 4.500 lít nước để cho ra 1 kg hạt, để sản xuất 1 tấn lúa mì cần đến
1.500 tấn nước, 1 tấn gạo cần đến 4.000 tấn nước và 1 tấn bông vải cần
đến 10.000 tấn nước. Sở dĩ cần số lượng lớn nước như vậy chủ yếu là do sự
đòi hỏi của quá trình thoát hơi nước của cây, sự bốc hơi nước của lớp nước
mặt trên đồng ruộng, sự trực di của nước xuống các lớp đất bên dưới và phần
nhỏ tích tụ lại trong các sản phẩm nông nghiệp.

11


Đối với Việt Nam, nước đã cùng với con người làm nên nền Văn minh lúa
nước tại châu thổ sông Hồng- các nôi Văn minh của dân tộc, của đất nước, đã
làm nên các hệ sinh thái nông nghiệp có năng suất và tính bền vững vào loại cao
nhất thế giới, đã làm nên một nước Việt Nam có xuất khẩu gạo đứng nhất nhì thế
giới hiện nay.
Trên địa bàn tỉnh ta năm nào cũng có hàng trăm ha đất cấy lúa bị thiếu
nước phải chuyển sang trồng màu. Đối với sản xuất nông nghiệp thì diện tích
đất canh tác chủ yếu là dùng để gieo cấy lúa nước. Chỉ khi nào không đủ nước
bất đắc dĩ mới phải chuyển sang trồng các loại cây khác. Do biến đổi của khí

hậu nên hiện nay nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp đang bị giảm đi
đáng kể. Trên địa bàn tỉnh ta thời tiết luôn khắc nghiệt mùa mưa thường lũ lụt
nhưng mùa khô thì lượng nước trên các ao hồ, sông, suối đều sụt giảm
nghiêm trọng. Chính vì vậy diện tích đất canh tác nông nghiệp bị hạn ngày
càng tăng. Nhiều diện tích thiếu nước phải cấy cưỡng do vậy đã ảnh hưởng
lớn đến năng suất và sản lượng lương thực.
Để đảm bảo an ninh lương thực phải có đủ nước phục vụ sản xuất nông
nghiệp. Do vậy mỗi người dân cần nâng cao ý thức trong việc sử dụng nguồn
nước ngọt. Cần phải hiểu nước là nguồn tài nguyên có hạn, vì vậy phải tiết kiệm
1.3.3. Vai trò của tài nguyên nước đối với sản xuất công nghiệp
Nước cũng đóng vai trò rất quan trọng. Người ta ước tính rằng 15% sử
dụng nước trên toàn thế giới công nghiệp như: các nhà máy điện, sử dụng
nước để làm mát hoặc như một nguồn năng lượng, quặng và nhà máy lọc dầu,
sử dụng nước trong quá trình hóa học, và các nhà máy sản xuất, sử dụng nước
như một dung môi.
Nước dùng để làm nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi
làm tan các hóa chất màu và các phản ứng hóa học. Để sản xuất 1 tấn gang
cần 300 tấn nước, một tấn xút cần 800 tấn nước. Cần 1.700 lít nước để sản
xuất một thùng bia chừng 120 lít, cần 3000 lít nước để lọc một thùng dầu mỏ

12


chừng 160 lít, cần 300.000 lít nước để sản xuất 1 tấn giấy hoặc 1,5 tấn thép,
cần 2.000.000 lít nước để sản xuất 1 tấn nhựa tổng hợp, Cao Liêm – Trần Đức
Viên, 1990.
Mỗi ngành công nghiêp, mỗi loại hình sản xuất và mỗi công nghệ yêu
cầu một lượng nước, loại nước khác nhau. Nước góp phần làm động lực thúc
đẩy sự phát triển kinh tế.
Nếu không có nước thì chắc chắn toàn bộ các hệ thống sản xuất công

nghiệp, nông nghiệp…trên hành tinh này đều ngừng hoạt động và không tồn tại.
1.3.4. Vai trò của tài nguyên nước đối với sinh vật
Nước chứa trong cơ thể sinh vật một hàm lượng rất cao, từ 50 - 90%
khối lượng cơ thể sinh vật là nước, có trường hợp nước chiếm tỷ lệ cao hơn,
tới 98% như ở một số cây mọng nước, ở ruột khoang (ví dụ: thủy tức).
Nước là dung môi cho các chất vô cơ, các chất hữu cơ có mang gốc
phân cực ( ưa nước) như hydroxyl, amin, các boxyl...
Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất
hữu cơ. Nước là môi trường hòa tan chất vô cơ và phương tiện vận chuyển
chất vô cơ và hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở
động vật.
Nước đảm bảo cho thực vật có một hình dạng và cấu trúc nhất định. Do
nước chiếm một lượng lớn tỏng tế bào thực vật, duy trì độ trương của tế bào
cho nên làm cho thực vật có một hình dạng nhất định.
Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ
cơ thể.
Nước còn là môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật.
Cuối cùng nước giữ vai trò tích cực trong việc phát tán nòi giống của
các sinh vật, nước còn là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
Vì vậy, các cơ thể sinh vật thường xuyên cần nước, Nguyễn Phương
Loan, 2005.

13


×