Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Ứng dụng chế phẩm fito biomix RR xử lý phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ sử dụng trong canh tác rau nhằm giảm hàm lượng NO3 trong rau ăn lá tại xã đ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.43 MB, 113 trang )

1.3.1.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh Hưng Yên ......................... 20
1.3.2

Cơ sở của biện pháp làm giảm nitrat trong rau.................................. 22

1.3.2.1 Cơ sở khoa học................................................................................. 22
1.3.2.2 Cơ sở thực tiễn ................................................................................. 24
1.3.3

Tổng quan về cây rau cải .................................................................. 25

1.3.3.1 Nguồn gốc và phân loại rau cải......................................................... 25
1.3.3.2 Đặc điểm thực vật học cây rau cải .................................................... 26
1.3.3.3 Yêu cầu ngoại cảnh .......................................................................... 27
1.3.3.4 Vai trò của rau cải ............................................................................ 27
1.3.4

Vấn đề tồn dư nitrat trong rau ăn lá .................................................. 28

1.3.4.1 Các yếu tố gây tồn dư nitrat trong lá rau........................................... 28
1.3.4.2 Thực trạng tồn dư nitrat hiện nay...................................................... 31
1.3.4.3 Ảnh hưởng của NO3- tới con người................................................... 34
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................... 36

2.1.1

Đối tượng nghiên cứu....................................................................... 36


2.1.2

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 36

2.2

Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 36

2.2.1

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại xã Đồng Thanh, huyện Kim
Động, tỉnh Hưng Yên ....................................................................... 36

2.2.2

Thực trạng sản xuất nông nghiệp và sử dụng phân bón trong canh
tác rau tại xã Đồng Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên .......... 36

2.2.3

Nghiên cứu sử dụng chế phẩm Fito- Biomix- RR xử lý rơm rạ thành
phân hữu cơ tại xã Đồng Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên ........ 36

2.2.4

Nghiên cứu sử dụng phân hữu cơ trong canh tác rau cải ngồng
nhằm giảm thiểu hàm lượng NO3- trong rau ..................................... 36

2.2.5


Đề xuất quy trình canh tác rau cải ngồng nhằm giảm hàm lượng NO3- ........ 36

2.3

Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 36

2.3.1

Thu thập số liệu thứ cấp ................................................................... 36

2.3.2

Thu thập số liệu sơ cấp ..................................................................... 37
iv


2.3.2.1 Khảo sát tình hình sản xuất rau tại xã Đồng Thanh, huyện Kim
Động, tỉnh Hưng Yên ....................................................................... 37
2.3.2.2 Nghiên cứu quy trình kĩ thuật gieo trồng rau cải ngồng nhằm giảm hàm
lượng nitrat tại xã Đồng Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên ........... 37
2.3.3

Ứng dụng chế phẩm Fito- Biomix- RR xử lý rơm rạ bằng thành phân
hữu cơ tại xã Đồng Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên ................... 40

2.3.3.1 Tính toán lượng phân bón và khối lượng rơm rạ cần ủ ..................... 40
2.3.3.2 Phương pháp ủ rơm rạ ...................................................................... 42
2.3.4

Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế ............................................ 45


2.3.5

Phương pháp phân tích số liệu.......................................................... 46
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1

Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội xã Đồng Thanh, huyện Kim
Động, tỉnh Hưng Yên ........................................................................ 47

3.1.1

Điều kiện tự nhiên ............................................................................ 47

3.1.1.1 Vị trí địa lý ....................................................................................... 47
3.1.1.2 Khí hậu thời tiết................................................................................ 48
3.1.1.3 Tài nguyên, môi trường .................................................................... 49
3.1.2

Đặc điểm kinh tế - xã hội................................................................. 52

3.1.2.1 Tình hình dân số và lao động............................................................ 52
3.1.2.2 Tình hình cơ sở hạ tầng .................................................................... 53
3.1.2.3 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội .................................................. 54
3.1.3

Đánh giá tổng hợp ............................................................................ 55

3.1.3.1 Những thuận lợi của xã Đồng Thanh ................................................ 55

3.1.3.2 Những vấn đề tồn tại chính cần được quan tâm giải quyết............... 56
3.2

Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Đồng Thanh ........................ 56

3.3

Kết quả ứng dụng chế phẩm Fito – Biomix - RR xử lý rơm rạ
thành phân hữu cơ ............................................................................ 61

3.3.1

Về biến động nhiệt độ của đống ủ..................................................... 61

3.3.2

Khối lượng phân hữu cơ sau ủ.......................................................... 62

v


3.4

Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng phát triển và hàm lượng NO3của rau cải ngồng.............................................................................. 62

3.4.1

Thời gian qua các thời kỳ sinh trưởng của rau cải ngồng.................. 62

3.4.2


Động thái tăng trưởng số lá của rau cải ngồng .................................. 63

3.4.3

Động thái tăng trưởng chiều cao cây của rau cải ngồng .................... 65

3.4.4

Động thái tăng trưởng đường kính tán .............................................. 67

3.4.5

Ảnh hưởng của lượng phân bón tới năng suất của rau cải ngồng ...... 68

3.4.6

Ảnh hưởng của lượng phân bón tới hàm lượng NO3- trong rau cải ngồng.... 69

3.4.7

Ảnh hưởng của lượng phân bón tới các chỉ tiêu hóa tính của đât ...... 70

3.4.8

Ảnh hưởng của lượng phân bón tới hiệu quả kinh tế trồng rau cải.... 72

3.5

Quy trình canh tác sử dụng phân hữu cơ xử lý từ phụ phẩm nông

nghiệp làm giảm hàm lượng NO3- trong rau xanh............................. 74

3.5.1

Lựa chọn công thức sử dụng phân hữu cơ phù hợp........................... 74

3.5.2

Quy trình canh tác rau cải ngồng sử dụng phân hữu cơ xử lý từ
phụ phẩm nông nghiệp. .................................................................... 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1

Kết luận............................................................................................ 78

2

Kiến nghị.......................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải


ARN/ADN

: Axít ribonucleic/Axit đêoxiribonucleic

ATVSTP

: An toàn vệ sinh thực phẩm

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CFU

: Số đơn vị hình thành khuẩn lạc (Colony Forming Units)

FAO

: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
(Food and Agriculture Organization of the United Nations)

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

KH&CN

: Khoa học và công nghệ

NN


: Nông nghiệp

NN& PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

RAT

: Rau an toàn

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

: Ủy ban nhân dân

VSV

: Vi sinh vật

WHO

: Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4
Bảng 1.5
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4

Tình hình sản xuất rau trên thế giới từ 2001 - 2009 .................. 18
Tình hình sản xuất một số loại rau ở Việt Nam 2010 – 2012 .... 19
Diện tích và sản lượng rau các loại của tỉnh Hưng Yên giai
đoạn 2007- 2009 ....................................................................... 21
Thành phần dinh dưỡng trong 100 g phần ăn được của một
số loại rau cải ở Việt Nam ........................................................ 27
Hàm lượng NO3- cho phép trong một số loại rau quả ................ 33
Bố trí các công thức thí nghiệm ................................................ 37
Cách thức bón phân cho rau cải trên mỗi ô thí nghiệm ............. 38
Lượng phân cần bón cho 1 ô thí nghiệm theo quy trình kỹ thuật .... 40
Lượng phân ủ tương ứng cần bón cho 1 ô thí nghiệm ............... 40

Bảng 2.5


Lượng phân bón và rơm rạ dùng trong các công thức thí
nghiệm...................................................................................... 41

Bảng 2.6
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4

Lượng phân nguyên chất dùng trong các công thức .................. 41
Tình hình sử dụng đất xã Đồng Thanh giai đoạn 2012- 2014.... 50
Bảng dân số xã Đồng Thanh năm 2014 .................................... 52
Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của xã Đồng Thanh năm 2014 ... 55
Tình hình sử dụng đất nông nghiệp xã Đồng Thanh giai

Bảng 3.9

đoạn 2012- 2014 ....................................................................... 57
Đặc điểm của chủ hộ điều tra (n=30) ........................................ 58
Diện tích, năng suất các loại cây trồng chính của các hộ
điều tra ..................................................................................... 59
Lượng phân bón cho 1 ha cây trồng của các hộ điều tra............ 60
Lượng phân hữu cơ được tạo ra từ 800 kg rơm rạ tại xã
Đồng Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên năm 2015 ....... 62
Thời gian qua các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của rau

Bảng 3.10

cải ngồng .................................................................................. 63
Động thái tăng trưởng số lá của rau cải ngồng ở các giai đoạn ........ 64


Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8

Bảng 3.11 Động thái tăng trưởng chiều cao (cm) của rau cải ngồng .......... 65
Bảng 3.12 Động thái tăng trưởng đường kính tán (cm) của rau cải ngồng........ 67
Bảng 3.13 Năng suất thương phẩm (tấn/ha) của rau cải ngồng .................. 69
viii


Bảng 3.14 Ảnh hưởng của lượng phân bón tới hàm lượng NO3- trong
rau cải ngồng ............................................................................ 70
Bảng 3.16 Ảnh hưởng của các mức bón phân tới hiệu quả kinh tế
trồng rau cải ngồng ................................................................... 73

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 2.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm gieo rau cải ngồng tại xã Đồng
Thanh ....................................................................................... 38

Hình 2.2

Sơ đồ lấy mẫu rau cải ngồng..................................................... 43


Hình 2.3

Sơ đồ lấy mẫu đất tại các công thức thí nghiệm........................ 44

Hình 3.1

Sơ đồ ranh giới xã Đồng Thanh ................................................ 47

Hình 3.2

Diễn biến nhiệt độ đống ủ và nhiệt độ không khí...................... 61

Hình 3.3

Động thái tăng trưởng số lá rau cải ngồng trong các công
thức thí nghiệm......................................................................... 65

Hình 3.4

Động thái tăng trưởng chiều cao cây của rau cải ngồng ............ 66

Hình 3.5

Động thái tăng trưởng đường kính tán của rau cải ngồng.......... 68

Hình 3.6

Ảnh hưởng của lượng phân bón tới các chỉ tiêu hóa tính đất..... 72


x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu điều tra nông hộ
Phụ lục 2: Một số hình ảnh khảo sát tại nông hộ
Phụ lục 3: Quy trình xử lý rơm rạ bằng chế phẩm Fito – Biomix - RR
Phụ lục 4: Kết quả theo dõi nhiệt độ đống ủ và nhiệt độ không khí
Phụ lục 5: Một số hình ảnh triển khai ủ phụ phẩm nông nghiệp
Phụ lục 6: Một số hình ảnh về phân bón hữu cơ sau ủ
Phụ lục 7: Văn bản quy định về phân bón hữu cơ
Phụ lục 8: Một số hình ảnh về bố trí thí nghiệm và thí nghiệm đồng ruộng
Phụ lục 9: Một số hình ảnh về theo dõi thí nghiệm đồng ruộng
Phụ lục 10: Một số hình ảnh về lấy mẫu đất thí nghiệm
Phụ lục 11: Một số hình ảnh về lấy mẫu rau thí nghiệm
Phụ lục 12: Kết quả phân tích hàm lượng NO3- trong các mẫu rau
Phụ lục 13: Kết quả phân tích các chỉ tiêu của mẫu đất thí nghiệm
Phụ lục 14: Phân tích hiệu quả kinh tế giữa các công thức
Phụ lục 15: Kết quả phân tích thống kê

xi


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp với gần 80% dân số sống bằng
nghề nông, một ngành sản xuất nguồn lương thực và thực phẩm chủ yếu
cung cấp cho tiêu dùng và xuất khẩu, đóng góp không nhỏ vào GDP cả
nước. Tổng diện tích lúa nước ta khoảng 7,89 triệu ha, chiếm 87,06% tổng
diện tích lương thực có hạt, sản lượng lúa đạt mức 44,076 triệu tấn (Tổng

cục Thống kê, 2013).
Do đó, phế thải nông nghiệp sau thu hoạch khá lớn và thích hợp cho
việc làm phân ủ. Nhưng cho đến nay, nguồn cacbon vô tận đó chủ yếu bị bỏ
phí. Trong khi họ cần giải phóng ra ruộng để chuẩn bị cho vụ sau thì giải
pháp đốt rơm, rạ trên đồng ruộng là sự lựa chọn phổ biến của bà con nông
dân. Việc xử lý rơm rạ một cách thủ công, không đúng phương pháp đã gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm che khuất tầm nhìn gây nguy hiểm
cho người tham gia giao thông, hơn nữa về mặt khoa học xử lý rơm rạ
không đúng phương pháp sẽ làm mất đi nhiều nguyên tố quan trọng mà cây
trồng đã lấy đi từ đất.
Bên cạnh đó, trong những năm qua phân hóa học đã đóng vai trò quan
trọng trong việc tăng sản lượng lúa. Do quá trình sử dụng phân hóa học đơn
giản, dễ dàng và hiệu quả tác động cao nên trong trồng trọt nói chung và trồng
lúa nói riêng nông dân không muốn bón phân hữu cơ. Tuy nhiên, song song
với những lợi ích mà phân hóa học mang lại là diện tích và tốc độ đất canh tác
bị thoái hóa ngày càng tăng. Ngoài ra, việc sử dụng phổ biến các loại phân
hóa học trong sản xuất, cũng như các điều kiện sản xuất không bảo đảm đã
làm gia tăng tình trạng tồn dư nitrat (NO3-), ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất
lượng các loại nông sản sau thu hoạch, đó chính là một trong những nguyên
nhân chủ yếu gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các sản phẩm rau
quả và đang là mối hiểm họa thường trực đối với cuộc sống của chúng ta.
Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Sông Hồng, trong
vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, một tỉnh thuần nông với đa số dân cư sống
1


dựa chủ yếu vào nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp tính tới thời điểm
năm 2012 vào khoảng 53,2 nghìn ha chiếm 57,5% tổng diện tích đất tự nhiên
với tổng sản lượng lúa thu được 528,6 nghìn tấn (Tổng cục Thống kê, 2013).
Như vậy, lượng rơm rạ thải ra trong sản xuất nông nghiệp là tương đối lớn.

Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có những hình thức quản lý hợp lý. Việc xử lý
rất tùy tiện, trong đó đốt rơm rạ sau mỗi vụ gặt là tình trạng chung trên địa bàn
toàn tỉnh. Bởi vậy, trả lại phế phụ phẩm nông nghiệp cho đất chính là một bước đi
đúng đắn trong chiến lược vận dụng hệ thống dinh dưỡng cây trồng tổng hợp.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Ứng
dụng chế phẩm FITO – BIOMIX- RR xử lý phụ phẩm nông nghiệp thành
phân hữu cơ nhằm giảm hàm lượng NO3- trong canh tác rau tại xã Đồng
Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên năm 2015”.
Mục đích nghiên cứu
- Đưa ra được quy trình sơ bộ xử lý rơm, rạ thành phân hữu cơ từ chế
phẩm Fitto- Biomix- RR tại xã Đồng Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng
Yên năm 2015.
- Xác định quy trình kỹ thuật sơ bộ trong canh tác rau ứng dụng phân
hữu cơ xử lý từ rơm, rạ nhằm giảm thiểu hàm lượng NO3- đối với rau cải
ngồng tại xã Đồng Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
- Xác định hàm lượng NO3- trong rau cải ngồng ở các mức sử dụng
phân bón khác nhau tại xã Đồng Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
- Đề xuất quy trình canh tác phù hợp nhằm giảm thiểu hàm lượng NO3trong rau cải ngồng.
Yêu cầu nghiên cứu
- Giải quyết rơm, rạ ở các vụ sản xuất trong năm và phục vụ sản xuất các
giống rau trên địa bàn xã Đồng Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
- Sử dụng chế phẩm Fito- Biomix- RR để xử lý phụ phẩm nông nghiệp làm
giảm thiểu lượng phân bón hóa học bằng việc thay thế phân hữu cơ chất lượng tốt.
- Khảo sát hàm lượng NO3- trong sản phẩm rau cải ngồng theo tiêu
chuẩn chất lượng của Việt Nam.
2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tổng quan về phụ phẩm nông nghiệp
1.1.1 Khái niệm về phụ phẩm nông nghiệp
Phụ phẩm là những vật và chất mà người dùng không còn muốn sử
dụng và thải ra. Trong cuộc sống, phụ phẩm được hình dung là những chất
không còn được sử dụng cùng với những chất độc được xuất ra từ chúng.
Phụ phẩm nông nghiệp là chất rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất
nông nghiệp như: trồng trọt (thực vật chết, tỉa cành, làm cỏ...), thu hoạch nông
sản (rơm rạ, trấu, cám, lõi ngô, thân ngô...) (Tổng cục môi trường, 2011).
Nguồn gốc phát sinh phụ phẩm nông nghiệp từ quá trình chế biến các loại
cây công nghiệp, cây lương thực, sản xuất hoa quả, thực phẩm… Các phụ
phẩm nông nghiệp chủ yếu là vỏ trấu, mùn cưa, bã mía, cùi, bẹ ngô, xơ
dừa, rơm, rạ…
Phụ phẩm nông nghiệp là những chất hữu cơ, có thể còn non, xanh, có
thể đã xơ cứng vì silic hoá như trấu hay lignin hoá như gỗ. Chúng còn có thể
được xem như là một dạng tích trữ năng lượng từ mặt trời nhờ quá trình
quang tổng hợp và các quá trình sinh học khác trong sản xuất nông nghiệp, là
những sản phẩm phụ thu được từ cây trồng như: rơm lúa, thân ngô, thân lạc,
ngọn mía, bã mía, cỏ khô, bã sắn… (Huỳnh Ngọc Điền, 2014).
Đây là nguồn nguyên liệu khổng lồ luôn luôn tồn tại và ngày càng gia
tăng. Riêng đồng bằng sông Cửu Long, sản lượng trấu thu gom được lên tới 1,4 1,6 triệu tấn. Tổng sản lượng phế thải sinh khối hằng năm ở nước ta có thể đạt tới
8 - 11 triệu tấn, Vùng Tây Bắc cũng đóng góp 55000 - 60000 tấn mùn cưa từ
việc khai thác và chế biến gỗ. Đặc biệt là chất thải ra từ các nhà máy mía
đường. Hiện tại trong cả nước có đến 10 - 15% tổng sản lượng bã mía. Phụ
phẩm từ lúa gạo gồm có rơm, rạ, vỏ trấu. Rơm, rạ là phần thân và gốc của cây
lúa sau khi tách hết phẩn hạt. Vỏ trấu và phần vỏ bên ngoài của hạt lúa. Hạt
lúa sau khi tách phần vỏ thành hạt gạo.
3


Thành phần rơm rạ

Rơm rạ là nguồn phụ phẩm chính từ sản xuất lúa gạo. Mặc dù nguồn
phụ phẩm này có chứa các vật chất có thể mang lại lợi ích cho xã hội, song
giá trị thực của nó thường bị bỏ qua do chi phí quá lớn cho các công đoạn thu
thập, vận chuyển và các công nghệ xử lý để có thể sử dụng một cách hữu ích
(Cục thông tin và KHCN Quốc gia, 2010). Tại thời điểm thu hoạch, hàm
lượng ẩm của rơm rạ thường cao tới 60%, tuy nhiên trong điều kiện thời tiết
khô hanh rơm rạ có thể trở nên khô nhanh và đạt đến trạng thái độ ẩm cân
bằng vào khoảng 10 - 12%. Rơm rạ có hàm lượng tro cao (trên 22%) và lượng
protein thấp. Các thành phần hydrate cacbon chính của rơm rạ gồm
lienoxenluloza (37,4%), hemicellulose (bán xenluloza - 44,9%), lignin (4,9%)
và hàm lượng tro silica (silic dioxyt) cao (9-14%), chính điều này gây cản trở
việc sử dụng loại phế thải này một cách kinh tế (Nguyễn Mậu Dũng, 2012).
1.1.2 Các phương thức sử dụng phụ phẩm nông nghiệp
Theo Huỳnh Ngọc Điền (2014), với đặc điểm là những chất hữu cơ, các
loại phụ phẩm nông nghiệp có thể được sử dụng theo những mục đích sau:
- Chế biến thành thực phẩm cho con người.
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi.
- Làm nguyên liệu cho ngành nghề tiểu thủ công, cho công nghiệp.
- Làm chất đốt.
- Sản xuất năng lượng.
- Làm phân hữu cơ.
Rơm, rạ có thể được dùng làm thức ăn cho trâu, bò. Nếu ủ rơm với urea
theo tỷ lệ 4% trọng lượng hay mật rỉ đường còn làm tăng giá trị dinh dưỡng
cho gia súc. Cám, tấm từ lâu đã được dùng chế biến thức ăn chăn nuôi. Phụ
phẩm nông nghiệp đều là dạng dự trữ năng lượng nên có thể được dùng để
sản xuất năng lượng sinh học, nhiên liệu sinh học như bio - ethanol, bio - diesel…
sản xuất điện trong các nhà máy hoặc cung cấp cho các hộ gia đình…
Rơm, rạ có thể được dùng làm chất đốt cho các máy phát điện chạy
bằng turbine hơi nước ở các nhà máy chế biến có quy mô vừa và lớn. Trong
4



bối cảnh giá nhiên liệu cao như hiện nay, đôi khi thu nhập do sản xuất điện
năng từ nguồn phụ phẩm này lại cao hơn cả nguồn thu từ chính phẩm.
Trong thực tế, người ta từ lâu đã dùng các loại phụ phẩm làm chất đốt ở
các nhà bếp thông thường; phụ phẩm từ các nhà bếp này là tro, cũng được
dùng làm phân bón. Một số nhà máy đã dùng để đốt nồi nước áp suất cao
lấy hơi nước để quay turbine phát điện đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là
trong giai đoạn hiện nay giá xăng dầu tăng cao. Cách phát điện này là một
trong những xu hướng lâu dài để thay thế nguồn nhiên liệu hoá thạch đang
ngày càng cạn kiệt (Huỳnh Ngọc Điền, 2014).
Cuối cùng, các loại phụ phẩm nông nghiệp là nguồn nguyên liệu để sản
xuất phân hữu cơ, loại phân bón truyền thống rất quan trọng trong nông
nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp hữu cơ trong xu hướng hiện nay. Người ta
dùng men vi sinh tạo ra nguồn phân ủ, giảm được một nửa chi phí đầu vào
cho nông dân, cải tạo đất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hướng tới một
thương hiệu gạo an toàn, chất lượng.
Nhiều địa phương đã áp dụng thành công phương pháp sản xuất phân
bón từ rơm, rạ tại ruộng bằng công nghệ vi sinh. Thay vì đổ xuống ruộng
đồng phân hóa học, khiến cấu tượng đất bị đổi thay, nhanh chóng mất dần độ
phì nhiêu, và gây ô nhiễm ngày một nặng nề, thì nông dân đã có phân từ rơm,
rạ của mình, làm cho đất đai thêm phì nhiêu và môi trường an toàn, nâng cao
giá trị kinh tế, xã hội. Dùng phân này bón lót sẽ giảm tới 30% lượng phân hóa
học và tăng năng suất cây trồng lên đến 7% (Huỳnh Ngọc Điền, 2014).
1.1.3 Thực trạng sử dụng phụ phẩm nông nghiệp hiện nay
1.1.3.1 Thực trạng sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trên thế giới
Ở Châu Á, lượng rơm rạ thải bỏ khoảng 667 triệu tấn/năm. Hiện nay,
hầu hết các nguồn tài nguyên phế thải này chưa được khai thác và sử dụng
một cách hiệu quả. Ở một số khu vực, phần lớn rơm rạ được loại bỏ khỏi
đồng ruộng bằng cách cày vùi, đốt hoặc được sử dụng để ủ phân.


5


a) Làm vật liệu xây dựng
Một đề án biến rơm rạ thành nhà ở vừa được tài trợ 200.000 USD để
triển khai thí điểm ở đồng bằng sông Cửu Long. Những kiểu nhà này được
làm theo hình thức lắp ráp, đúng với tiêu chuẩn của châu Âu, nên thời gian
xây nhà sẽ không mất nhiều, chỉ khoảng 4-5 ngày. Vách nhà dày bằng một
viên gạch. Dự kiến 55 căn nhà mẫu sẽ hoàn thành sau một năm thực hiện.
Trung bình một ngôi nhà sẽ có tuổi thọ từ 50 đến 60 năm.
Các tiêu chuẩn an toàn liên quan như khả năng chịu lực, chống cháy, xử lý
nhiệt đều có chứng nhận của cơ quan chức năng. Mẫu nhà cũng rất đa dạng, đẹp
mắt (nhà trệt, nhà lầu, biệt thự, villa) (Báo Cần Thơ, 2007).
Tổ chức quốc tế đăng ký xây nhà bằng các bó rơm cho biết hiện trên
toàn nước Mỹ có 538 dự án xây nhà bằng rơm rạ được đăng ký, trong đó
riêng tại khu vực xung quanh thủ đô Washington có một vài dự án đã hoàn
thành. Xây nhà, trường học, thậm chí công sở với các bức tường bằng rơm rạ
được nhận xét là vừa không bị thấm nước, chống cháy, bảo toàn được năng
lượng bên trong và vừa có thể chống giông bão, hữu ích cho môi trường.
Một số chuyên gia thiết kế xác định việc sử dụng rơm rạ làm vật liệu
xây nhà là “lý tưởng trong chủ trương xây dựng các toà nhà xanh”, bởi xử lý
được một khối lượng chất thải khổng lồ trong nông nghiệp và góp phần tiết
kiệm năng lượng cho xã hội. Hiện công nhân bang Virginia đang sắp hoàn thành
các dự án xây dựng một khu nhà ở Bowie và một ngôi trường ở khu công viên
College với vật liệu là hàng nghìn bó rơm rạ và vôi vữa (Báo Cần Thơ, 2007).
b) Làm giấy
Ngay từ thế kỷ thứ 2 người Trung Quốc đã làm ra khăn tay giấy.
Trong thế kỷ thứ 6 họ đã sản xuất giấy vệ sinh từ giấy rơm rạ rẻ tiền
nhất. Rơm rạ được xem là nguồn nguyên liệu triển vọng cho công nghiệp

giấy. Việc làm giấy từ rơm rạ xuất hiện khá sớm ở Châu Á, điển hình là ở
Miến Điện và phía bắc Thái Lan.
Khi mà nhu cầu tiêu dùng về giấy ngày càng tăng trong các lĩnh vưc
ghi chép, bao gói, vệ sinh… điều này đã thúc đẩy cho việc sản xuất giấy sớm
6


phát triển, họ đã ứng dụng rơm rạ để làm giấy, kỹ thuật làm giấy này được
học hỏi từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Giấy cứng bằng sợi được sản xuất ở
Nhật Bản. Quá trình chế tạo giấy gồm cắt rơm thành những đoạn ngắn, khử
trùng bằng nhiệt độ cao. Tất cả rơm cắt nhỏ này được đổ vào một ống rộng
1,2 m và cao 50 cm dưới sức ép 14 kg/cm2 ở 150 – 250oC. Không cần dùng
đến các chất dính nhờ chất sáp, lignin và pentosans trong rơm rạ.
c) Sản xuất nhiên liệu
Ở các tỉnh miền Trung Thái Lan và đảo Bali (Indonesia) dự án xây
dựng nhà máy sử dụng điện nhiên liệu là rơm rạ đang tiến hành ở giai đoạn
cuối cùng. Ngoài việc có thể lấy được điện, dự án này cũng đưa lại những lợi
ích khác cho người nông dân như: giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thu nhập
cho người nông dân bên cạnh các sản phẩm thứ yếu có giá trị khác (Phạm Thị
Thu Hằng, 2006).
Theo dự án, rơm rạ được tập hợp lại để đưa về nhà máy. Ở Thái Lan,
Indonesia cũng như nhiều nước sản xuất gạo trên thế giới, rơm rạ là mặt
hàng phụ phẩm sau khi thu hoạch đã đưa lại một số tiền nhất định cho nông
dân địa phương. Rơm rạ đốt lên sẽ sản sinh ra một lượng hơi nóng dùng để
sản xuất điện. Tro rơm rạ sau khi đốt cũng được để bán cho các nhà máy xi
măng, các nhà máy đó dùng tro này để làm chất trộn lẫn với xi măng không
gây hại cho môi trường (hay còn gọi là sản phẩm thân thiện với môi trường)
với giá rẻ hơn (Phạm Thị Thu Hằng, 2006).
Nhiều nước đã chế tạo nhiên liệu sinh học từ sản phẩm nông nghiệp
như từ ngô (Mỹ), từ mía đường (Brazil), củ cải đường (các nước ở châu

Âu)… để thay thế nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên nguồn nguyên liệu này khá
đắt và chưa ổn định, hơn nữa điều đó có thể gây ra khủng hoảng lương thực
dẫn đến mất an ninh lương thực. Trong khi đó, nguồn rơm rạ sẵn có và rẻ tiền
chiếm khoảng 66% trên tổng lượng phế thải nông nghiệp hầu như chưa được
sử dụng hiệu quả. Nếu tận dụng được nguồn rơm rạ này để sản xuất nhiên liệu
sinh học sẽ có ý nghĩa hết sức to lớn về nhiều mặt (Báo khoa học, 2011).

7


1.1.3.2 Thực trạng sử dụng phụ phẩm nông nghiệp ở Việt Nam
Theo thống kê của Tổ chức phát triển Hà Lan, mỗi năm Việt Nam sản
xuất ra xấp xỉ 40 triệu tấn sinh khối từ phụ phẩm lúa gạo, bao gồm 32 triệu
tấn rơm rạ và 8 triệu tấn trấu. Tổng năng lượng lý thuyết tiềm năng từ phụ
phẩm lúa gạo tương đương 13,34 Mtoe (trong đó toe là đơn vị tính năng
lượng lý quy đổi tương đương với 1 tấn dầu). Như vậy rơm rạ và trấu có thể đáp
ứng được 28% nhu cầu tiêu thụ năng lượng của nước ta. Tuy có nguồn sinh khối
dồi dào, nhưng trong những năm gần đây, do thiếu sự quan tâm của các cấp nên
dù có nhiều phương thức xử lý, nước ta vẫn chưa sử dụng một cách thực sự hiệu
quả nguồn tài nguyên này (Báo khoa học, 2011).
a) Sử dụng làm thức ăn chăn nuôi
Lượng phụ phẩm nông nghiệp ước tính hàng năm có khoảng 40 triệu
tấn, trong đó dây khoai lang 0,19 triệu tấn, rơm 36,3 triệu tấn, dây lá lạc 0,45
triệu tấn, ngọn và lá ngô 0,62 triệu tấn, lá sắn 0,19 triệu tấn và ngọn lá mía 3,0
triệu tấn… Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng cho chăn nuôi chỉ chiếm khoảng 18%
(7,5 triệu tấn), còn lại trên 32,5 triệu tấn chưa được sử dụng cho chăn nuôi,
chưa tận dụng tốt nguồn phụ phẩm này thông qua chế biến dự trữ để cung cấp
cho gia súc vào các tháng mùa khô (Vũ Duy Giảng và cs, 2008). Theo các
tính toán một cách khiêm tốn của các chuyên gia về chăn nuôi, lượng này đủ
nuôi đàn trâu bò gấp 1,5 đến 2 lần hiện nay, mà không đòi hỏi đầu tư gì đáng

kể về trồng thêm cây thức ăn gia súc.
b) Đốt bỏ
Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai về sản xuất lúa gạo sau Thái Lan.
Do đó, hàng năm lượng rơm, rạ và vỏ trấu thải ra ngoài tương đối lớn. Với
tiềm năng dồi dào như vậy, nếu biết tận dụng, xử lý thì không những đem
lại hiệu quả kinh tế cao mà còn nếu nguồn phụ phẩm trên được chế biến và
sử dụng có hiệu quả cao hơn thì khối góp phần bảo vệ môi trường, nâng
cao chất lượng cuộc sống.
- Tại vùng đồng bằng sông Hồng
Nghiên cứu của Nguyễn Mậu Dũng (2012) cho thấy trong những năm
8


gần đây, tình trạng đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng đã gia tăng nhanh chóng,
trở thành tình trạng phổ biến gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và
sức khỏe con người. Có thể nói tình trạng đốt rơm rạ sau mỗi vụ gặt là tình
trạng chung của hầu hết vùng trồng lúa chính ở một số tỉnh thuộc đồng
bằng sông Hồng như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hưng
Yên, Hà Nam, Bắc Ninh...
Theo số liệu ước tính của phòng NN&PTNT huyện Bình Giang, tỉnh
Hải Dương (Phạm Ninh Hải, 2010) thì tỷ lệ rơm rạ đốt ngoài đồng ruộng
chiếm 30%. Ở các nơi gần đô thị như các huyện ngoại thành Hà Nội và một
số địa phương có mức thu nhập tương đối cao thì nhu cầu sử dụng rơm rạ làm
chất đốt hay làm thức ăn gia súc, ủ phân bón là rất thấp nên tỷ lệ rơm rạ đốt
ngoài đồng ruộng có thể đạt tới 60 - 90%. Hơn nữa, nhiều hộ nông dân còn
gom rơm rạ vẫn còn tươi thành những đống lớn rồi đốt ngay tại ruộng.
Theo ước tính của Gadde & cs (2007) thì tỷ lệ rơm rạ so với sản lượng
lúa là 75%. Tổng sản lượng rơm rạ của cả vùng đồng bằng sông Hồng năm
2009 ước tính đạt 5,097 triệu tấn và lượng rơm rạ đốt ngoài đồng ruộng sẽ là
1,019 - 4,077 triệu tấn khi tỷ lê đốt ngoài đồng ruộng tăng dần từ 20% đến

80% (dẫn theo Nguyễn Mậu Dũng, 2012).
- Tại Đồng bằng sông Cửu Long
Theo nghiên cứu của Trần Sỹ Nam và cs (2013) cho thấy tại Đồng
bằng sông Cửu Long có 6 hình thức quản lý và xử lý lượng rơm rạ được
người dân lựa chọn phổ biến là đốt rơm, vùi rơm, trồng nấm, chăn nuôi, bán
và cho người khác. Các hình thức xử lý rơm trên ruộng thay đổi tùy theo mùa
vụ. Ở vụ Đông Xuân, đốt rơm là hình thức được sử dụng phổ biến nhất
(98,2%), còn lại trồng nấm, bán rơm, cho rơm chiếm tỷ lệ rất thấp. Ở vụ Hè
Thu, tỷ lệ đốt rơm giảm xuống còn 89,7%, vùi rơm chiếm 6,7%. Vụ Thu
Đông có tỷ lệ đốt rơm thấp nhất (54,1%), tỷ lệ vùi rơm tại ruộng khá cao
(26,1%), kế đến là trồng nấm (8,1%), các hình thức khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Kết
quả ước tính lượng rơm rạ phát sinh ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 2011
vào khoảng 26,2 triệu tấn/năm, trong đó khoảng 20,9 triệu tấn/năm là người dân
9


đốt. Lượng rơm đốt ước tính hằng năm phát thải 17,95 triệu tấn CO2; 485,58
nghìn tấn CO và 10,38 nghìn tấn NOx vào khí quyển.
Người dân cho rằng việc đốt rơm rạ lấy tro bón ruộng sẽ bổ sung dinh
dưỡng cho đất. Nhưng thực tế, việc đó không cải thiện tình trạng đất là bao
nhiêu thậm chí ảnh hưởng tới môi trường và tài nguyên đất tại nơi đốt. Thành
phần chủ yếu của rơm, rạ là xenlulozo, hemixenlulozo và một số hợp chất hữu
cơ khác, khi bị đốt những chất này bị phân hủy tạo thành CO2, gây ra ô nhiễm
môi trường khí. CO2 là một trong những chất khí cơ bản gây ra hiệu ứng nhà
kính, nguyên nhân của việc làm cho Trái Đất nóng lên.
c) Sản xuất nhiên liệu
Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy rơm rạ có thể phối trộn với các
vật liệu khác để sản xuất khí sinh học (Nguyễn Võ Châu Ngân và cs, 2012;
Nguyễn Văn Thu, 2010), đây là một triển vọng lớn để giải quyết các vấn đề
về xử lý phụ phẩm trong nông nghiệp đồng thời tái sử dụng năng lượng từ

rơm rạ một cách hiệu quả nhất. Các nhà khoa học thuộc viện Hóa học (Viện
KH&CN Việt Nam) vừa sản xuất thành công loại dầu sinh học (Bio-oil) từ
rơm rạ bằng công nghệ nhiệt phân. Nghiên cứu này đã mở ra khả năng tìm
kiếm nguồn nhiên liệu thay thế cho nguồn nhiên liệu hóa thạch đang có nguy
cơ ngày một khan hiếm (Báo khoa học, 2011).
Theo Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến
2025 đã được Thủ tướng phê duyệt, đến năm 2010 nước ta sản xuất 100.000
tấn/năm nhiên liệu sinh học E-5 và 50.000 tấn /năm nhiên liệu diesel sinh học
B-5, đảm bảo 0,4% nhu cầu nhiên liệu trong cả nước. Đến năm 2015, sản
lượng nhiên liệu bio-ethanol và bio-diesel dự kiến sẽ tăng lên 250.000 tấn
/năm với mục tiêu sản xuất 5 triệu tấn /năm E-5 và B-5, đáp ứng được 1% nhu
cầu xăng của cả nước (Báo khoa học, 2011). Với hiệu suất thu hồi dầu lỏng
sinh học, nguồn nguyên liệu rơm rạ từ sản xuất nông nghiệp của Việt Nam có
thể sản xuất được 31 triệu tấn bio oil/năm phục vụ làm nhiên liệu thay thế
cũng như có hể nâng cấp để sản xuất xăng, dầu diezel trong tương lai gần
(Báo khoa học, 2013).
10


d) Trồng nấm rơm
Nấm ăn, nấm dược liệu không những có giá trị về mặt dinh dưỡng (rất
giàu protein – đạm thực vật, chiếm 30- 40% chất khô, glucid, lipid, các axit
amin, vitamin, các chất khoáng…), nấm còn có các hoạt chất sinh học
(polysaccharide – chất đa đường, axit nucleic…). Vì vậy, có thể coi nấm như
một loại rau sạch, thịt sạch, thực phẩm chức năng, thuốc trong y dược.
Mỗi năm nước ta sản xuất được khoảng trên 25.000 tấn nấm tươi các
loại, chủ yế là nấm rơm, nấm sò, nấm mỡ… Thị trường tiêu thụ nấm
khoảng trên 20 nước, lớn nhất hiện nay là Mỹ, Nhật Bản, các nước châu
Âu, nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu, giá và chất lượng nấm xuất
khẩu có thể đủ sức cạnh tranh với Trung Quốc và các nước khác. Nhu cầu

tiêu thụ trong nước ngày càng tăng cả về số lượng và giá cả (trên
10%/năm). Cho đến nay việc trồng nấm đã phát triển ở 40 tỉnh thành, song sản
lượng chưa tương xứng với tiềm năng. Trồng nấm rơm không đòi hỏi cao về kỹ
thuật và diện tích nhưng lại cho thu nhập rất cao. Trung bình năng suất nấm
rơm tươi đạt 120- 150 kg/tấn nguyên liệu. Quan trọng hơn là không tốn chi
phí đầu vào (Đinh Xuân Linh, 2015).
1.2 Tổng quan về chế phẩm Fito- Biomix- RR và phân hữu cơ
1.2.1 Tổng quan về chế phẩm Fito - Biomix - RR
Fito- Biomix- RR là chế phẩm sinh học bao gồm hỗn hợp các chủng
vi sinh vật phân giải hữu cơ, vi sinh vật kháng bệnh cho cây trồng, các
nguyên tố khoáng, vi lượng. Theo phân tích, thành phần hóa học của rơm
rạ tính theo khối lượng khô gồm xenluloza, lignin, đạm hữu cơ, chất béo.
Nếu tính theo nguyên tố thì carbon (C) chiếm 44%, hyđrô (H) chiếm 5%,
oxygen (O) chiếm 49%, nitơ (N) khoảng 0,92% và một lượng rất nhỏ
photpho (P), lưu huỳnh (S), kali (K). Đó là điều gây cản trở việc sử dụng
rơm, rạ một cách kinh tế (Mai Thi Thu Hương, 2013).
Chế phẩm Fito- Biomix- RR được bổ sung các chủng vi sinh vật phân giải
hữu cơ như: nấm men, nấm mốc, vi khuẩn, xạ khuẩn… phân giải hữu cơ, vi sinh
vật kháng bệnh cây trồng, có mật độ ≥ 107CFU/g, do Công ty cổ phần Công nghệ
11


sinh học Hà Nội sản xuất. Quy trình kĩ thuật xử lý rơm, rạ làm phân bón hữu
cơ vi sinh bằng chế phẩm FITO - BIOMIX - RR đã được cấp Bằng độc quyền
giải pháp hữu ích số 956 và Chứng nhận Nhãn hiệu hàng hóa số 19058 của
Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ khoa học và công nghệ (Lê Văn Tri, 2012).
Thành phần chế phẩm Fito- Biomix- RR gồm:
≥ 108 CFU/g.

- Bacillus polyfermenticus


- Strepfomyces thermocoprophilus ≥ 108 CFU/g.
≥ 108CFU/g.

- Trichoderma virens

- Đậu tương, cám gạo, các khoáng chất (Trung tâm ứng dụng tiến bộ
KH&CN tỉnh Bắc Giang, 2012).
Theo Lê Văn Tri (2012) thông thường, ủ rơm rạ phải mất 6 - 8 tháng
mới tơi mục, nhưng với chế phẩm này thì chỉ mất khoảng 25 ngày và ủ trong
mọi điều kiện thời tiết. Phân bón được tạo ra từ phương pháp ủ bằng chế
phẩm này có đặc điểm là không mùi và thân thiện với môi trường. Có thể
thấy, đây là công nghệ phổ biến và dễ áp dụng vào thực tiễn. Hiện nay, đã
có nhiều địa phương trong cả nước chuyển giao công nghệ này như: Hải
Dương, Hòa Bình, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định,
Ninh Bình, Thanh Hóa, Huế, Bạc Liêu…
Chất lượng rơm rạ sau 30 ngày ủ với chế phẩm FITO- BIOMIX- RR đã
phân hủy tốt, đã chuyển sang màu nâu, vi khuẩn, nấm mốc phát triển tốt, rơm
rạ phân hủy được khoảng 80 - 85%. Đống ủ rơm rạ được bổ sung men VSV
và dinh dưỡng thì sau 30 ngày hàm lượng cacbon tổng số giảm và hàm lượng
đạm, lân hữu hiệu, mật độ các vi sinh vật đều tăng. Sau quá trình ủ, phân hữu
cơ từ rơm rạ được sử dụng bón ngay cho vụ kế tiếp hoặc bảo quản để sử dụng
cho vụ sau (Lê Văn Tri, 2012).
Theo nhận định của các nhà khoa học, sau mỗi vụ thu hoạch 1ha lúa sẽ
thu được 6 tấn rơm rạ, nếu đem đốt sẽ mất đi hơn 5,5 triệu đồng, trong khi
cùng khối lượng rơm rạ ấy nếu đem xử lý bằng chế phẩm sinh học sẽ thu
được khoảng 400kg phân hữu cơ. Khi ứng dụng loại phân hữu cơ này bón cho
cây lúa, ngô lượng phân hóa học giảm từ 20 - 30%, năng suất cây trồng tăng
12



từ 10 - 15% góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất và gia tăng giá trị kinh tế cho
nông dân.
Ở Việt Nam lượng rơm rạ cần xử lý là gần 45 triệu tấn, nếu xử lý hết
khối lượng rơm rạ trên sẽ thu được gần 20 triệu tấn phân hữu cơ. Theo tính
toán, 1 tấn phân hữu cơ từ rơm rạ có 10 kg đạm, 9,5 kg lân và 21 kg kali. Với
con số này, hàng năm bà con nông dân không phải bỏ tiền mua: 200 ngàn tấn
đạm, 190 ngàn tấn lân và 460 ngàn tấn kali, quy ra tiết kiệm được gần 11
ngàn tỷ đồng. Như vậy, hàng năm sẽ có hàng nghìn tấn phân bón hữu cơ thay
thế nguồn phân bón khác. Đây sẽ là nguồn sản xuất sạch trong nông nghiệp,
nông thôn. Có thể nhìn thấy rõ ràng hiệu quả kinh tế mang lại khi khai thác
theo phương pháp này, người dân sẽ tiết kiệm được các khoản chi phí thay vì
mua phân bón hóa học (Lê Văn Tri, 2012).
Bên cạnh lợi ích kinh tế đem lại, việc sử dụng các chế phẩm sinh học
như Fito- Biomix- RR để xử lý rơm rạ thành phân ủ hữu cơ bón cho cây trồng
sẽ tận dụng sản phẩm dư thừa sau thu hoạch nhằm bổ sung phân hữu cơ tại
chỗ, tiết kiệm chi phí và tạo thói quen cho người dân không đốt rơm rạ sau thu
hoạch, bảo vệ môi trường, tăng độ phì cho đất và nâng cao năng suất, chất lượng
cây trồng. Đây là một giải pháp quan trọng trong việc tạo nên một nền nông
nghiệp sạch và bền vững (Lê Văn Tri, 2012).
1.2.2 Một số loại chế phẩm xử lý phụ phẩm nông nghiệp hiện nay
1.2.2.1 Chế phẩm Hatimic
Chế phẩm Hatimic là tập hợp các vi sinh vật hữu ích phân giải nhanh
các chất hữu cơ làm phân bón, hạn chế mùi hôi từ đống ủ. Kết quả thử
nghiệm và áp dụng vào sản xuất tại Hà Tĩnh từ năm 2009 đến nay cho thấy
thời gian ủ phân từ 25 - 30 ngày, giảm 30 ngày so với phương pháp truyền thống,
chất lượng phân ư đảm bảo yêu cầu. Với phương pháp ủ phân đơn giản, người dân
có thể làm trực tiếp trong vườn hộ hoặc có thể ủ phân ngay tại chân ruộng để giảm
bớt công vận chuyển (Dương Thị Ngân, 2014).
Sản phẩm phân hữu cơ sản xuất từ chế phẩm Hatimic đã được sử dụng

để bón cho lúa, lạc, các loại rau màu. Kết quả thử nghiệm với mô hình trồng
13


lúa, lạc tại Hà Tĩnh ở một số xã thuộc huyện Thạch Hà, Can Lộc, Đức Thọ, Cẩm
Xuyên…. cho thấy sử dụng phân hữu cơ vi sinh có thể thay thế toàn bộ phân
chuồng theo quy trình, tiết kiệm được từ 15 - 20% phân hóa học mà vẫn đạt
được năng suất tương đương hoặc cao hơn từ 5 - 10% so với đối chứng.
Đặc biệt việc ứng dụng chế phẩm sản xuất phân bón cho mô hình trồng
RAT tại xã Tượng Sơn huyện Thạch Hà từ năm 2011 - 2014 đã góp phần xây
dựng nên thương hiệu RAT Tượng Sơn, kết quả đạt năng suất cao hơn 10 15%, tiết kiệm được phân bón hóa học và hạn chế được bệnh héo gốc, thối cổ
rễ trên rau ở giai đoạn đầu (Dương Thị Ngân, 2014).
1.2.2.2 Chế phẩm Trichoderma
Chế phẩm vi sinh Trichoderma là một tiến bộ kỹ thuật được Trung tâm
Công nghệ sinh học TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu và đã được Bộ NN&PTNT
công nhận, khuyến cáo ứng dụng vào sản xuất. Tại Quảng Nam, Trung tâm
Khuyến nông - khuyến ngư đã ứng dụng thành công chế phẩm này trên nhiều
loại cây trồng, như làm phân bón hữu cơ vi sinh tại chỗ cho sản xuất lúa ở
miền núi, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần tăng năng suất
hơn 1,5 lần so với sản xuất đại trà; làm phân bón hữu cơ vi sinh và bón trực
tiếp cho cây đậu phụng, giúp hạn chế đáng kể bệnh chết cây và năng suất của
đậu phụng cao hơn đối chứng 1,5 - 2 lần; khắc phục bệnh vàng lá trên cây tiêu. Về
hiệu quả kinh tế, đối với lúa lãi hơn 6 triệu đồng/ha; đối với đậu phụng lãi hơn đối
chứng 30 triệu đồng/ha. Ngoài ra, những mô hình này còn góp phần giảm
thiểu ô nhiễm môi trường, giúp sản xuất nông nghiệp ngày càng bền vững hơn
(Báo Quảng Nam, 2013).
Chế phẩm này có nhiều ưu điểm hơn một số loại chế phẩm vi sinh
khác. Thứ nhất, vì là vi nấm nên trong quá trình ủ, chỉ cần có nguyên liệu, độ
ẩm thích hợp và men (chế phẩm Trichoderma), không cần các loại nguyên liệu
khác kèm theo (đóng vai trò như một loại chất mồi bắt buộc) nên dễ thực hiện.

Thứ hai, Trechoderma là tập đoàn các vi nấm, trong đó có nhiều loại có những
tác dụng như tạo ra các phức hợp enzyme, gồm Amylase, Protease, Cellulase...
Các enzyme này phân giải cellulose, chất xơ, citin, hydrat cacbon, protein
14


thành các thành phần đơn giản để cây dễ hấp thụ, giúp cho phân chuồng, phụ
phẩm nông nghiệp nhanh hoai mục và chất lượng phân được nâng cao...
1.2.2.3 Chế phẩm EMIC hữu cơ
Chế phẩm EMIC hữu cơ là tập hợp của nhiều vi sinh vật hữu hiệu đã
đuợc nghiên cứu và tuyển chọn thuộc các chi Bacillus, Lactobacillus,
Streptomyces, Sacharomyces…có khả năng phân giải mạnh chất hữu cơ, sinh
chất kháng sinh, chất ức chế tiêu diệt vi sinh vật có hại. Chế phẩm được sử
dụng để phân hủy rác thải, phế thải nông nghiệp, mùn bã hữu cơ… làm phân
bón hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất, đồng thời xóa bỏ tình trạng ô nhiễm môi
trường (Đinh Thủy, 2013).
Năm 2013, thành phố Hải Phòng đã triển khai dự án “Xây dựng mô
hình ứng dụng chế phẩm sinh học EMIC hữu cơ xử lý phụ phẩm nông nghiệp
(rơm, rạ) giảm thiểu ô nhiễm môi trường” tại xã Phù Ninh, huyện Thủy
Nguyên. Dự án thuộc chương trình KH&CN phục vụ xây dựng nông thôn
mới đến năm 2020, do UBND xã Phù Ninh chủ trì thực hiện, Trung tâm
Nghiên cứu ứng dụng Khoa học và Công nghệ là cơ quan tư vấn, chuyển giao
công nghệ. Kết quả triển khai dự án đã xử lý 200 tấn phụ phẩm nông nghiệp
(rơm, rạ) ngay sau thời điểm thu hoạch lúa (Báo Dân Việt, 2013).
Chế phẩm này có đặc tín ưu việt là an toàn với môi trường và con
người, không tạo ra các chủng vi sinh vật mới gây bệnh, kích thích cây trồng
sinh trưởng phát triển đồng thời bảo đảm sự cân bằng sinh thái. Chế phẩm
EMIC tập hợp nhiều vi sinh vật hữu hiệu, 1 gam chế phẩm chứa trên 1 tỷ vi
sinh vật, có tác dụng phân giải rác thải, phế thải nông nghiệp, mùn hữu cơ,
phân chuồng làm phân hữu cơ vi sinh…

1.2.2.4 Chế phẩm sinh học BioVAC
BioVAC là chế phẩm giúp phân giải phế thải nông nghiệp thành phân
hữu cơ vi sinh. BioVAC bao gồm các chủng vi sinh vật chính sau:
- Vi sinh vật phân giải lân: Có tác dụng phân giải các dạng lân khó tiêu
thành dạng dễ tiêu giúp cho cây trồng hấp thu nhanh chóng.
- Vi sinh vật phân giải cellulose: Giúp phân hủy các loại chất xơ
15


(cellulose) trong nguyên liệu tạo các chất dinh dưỡng và mùn.
- Vi sinh vật cố định đạm: Là loại sinh vật có tác dụng cố định đạm ni
tơ tự do trong không khí và trong đất ( cây trồng không hấp thu được) tạo
thành đạm dễ tiêu cung cấp cho đất và cho cây trồng.
- Vi sinh vật tổng hợp IAA: Là vi sinh vật kết hợp với hệ rễ cây trồng
tổng hợp nên chất kích thích sinh trưởng IAA giúp cây sinh trưởng và phát
triển khỏe mạnh.
- Vi sinh vật sinh axitlactic: Vi sinh vật đối kháng, trong quá trình hoạt
động tiết ra các chất kháng sinh kìm hãm và tiêu diệt các loại vi sinh vật gây hại,
các loại mầm bệnh, côn trùng có vòng đời sống trong đất (Báo Thanh Hóa, 2013).
1.2.3 Tổng quan về phân bón hữu cơ
1.2.3.1 Định nghĩa
Theo Đỗ Thị Thanh Ren (2004), “Phân hữu cơ là tên gọi chung cho các
loại phân được sản xuất từ các vật liệu hữu cơ như dư thừa thực vật, rơm rạ, phân
súc vật, phân chuồng, phân rác và phân xanh hoặc các phẩm nông nghiệp và công
nghiệp vùi trực tiếp vào đất hay ủ thành phân. Sau khi phân giải có khả năng cung
cấp dưỡng chất cho cây trồng. Quan trọng hơn nó có khả năng tái tạo lớn. Phân
hữu cơ được đánh giá chủ yếu dựa vào hàm lượng chất hữu cơ (%) hoặc chất mùn
có trong phân, đây là nguồn phân quý, không những tăng năng suất cây trồng mà
còn làm tăng hiệu lực của phân hóa học, cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu của đất”.
Theo Bộ NN&PTNT (2014), phân hữu cơ là loại phân bón được sản xuất

từ nguồn nguyên liệu hữu cơ, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Phân hữu cơ là phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng hợp chất hữu cơ
như phân chuồng, phân xanh, phân than bùn, phân rác, phụ phẩm nông nghiệp…
Dựa theo mức độ khoáng hóa chất hữu cơ hay khả năng tạo mùn của chất hữu
cơ thì chất hữu cơ có tỷ lệ C/N cao được vùi trực tiếp vào đất không qua chế
biến, chức năng chủ yếu là cải tạo đất thì được gọi là chất hữu cơ cải tạo đất,
chất hữu cơ qua chế biến hay không thông qua chế biến có tỷ lệ C/N thấp gọi
là phân hữu cơ. Trong quá phát triển nông nghiệp bền vững, phân hữu cơ
16


được coi như là một nhân tố đi đầu giúp nâng cao chất lượng sản phẩm cũng
như cải tạo độ màu mỡ đất đai, không những nâng cao năng suất cây trồng mà
còn làm tăng hiệu lực của phân hóa học. Hiện nay, xu hướng chăn nuôi nhỏ lẻ
trong nông hộ gần như không còn, vì vậy nhu cầu về phân bón hữu cơ từ rơm
rạ là rất lớn.
1.2.3.2 Phân loại
Theo Thanh Huyền (2014), dựa và nguyên liệu làm phân, phân hữu cơ
gồm các loại sau:
* Phân chuồng: bao gồm các loại phân gia súc, gia cầm như chất thải của
trâu, bò, lợn, gà, vịt, dê, cừu. Các loại chất thải này nếu sử dụng nguyên chất thì
có hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Nhưng trong phân chuồng, do cần có lượng
phân nhiều nên thường cho thêm chất độn như rơm, rác, lá cây, cỏ… Phân
chuồng không những cung cấp thức ăn cho cây trồng mà còn bổ sung chất hữu
cơ giúp đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu và tăng hiệu quả sử dụng hóa học.
* Phân rác: Là phân hữu cơ được chế biến từ cỏ dại, rác, thân lá cây
xanh… ủ với một số phân men như phân chuồng, lân, vôi… đến khi mục thành
phân (thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng).
* Phân xanh: là phân hữu cơ sử dụng các loại cây lá tươi bón ngay vào

đất không qua quá trình ủ do đó chỉ dùng để bón lót. Cây xanh thường được
dùng là cây họ đậu như điền thanh, muồng, keo dậu, cỏ Stylo, điên điển…
* Phân bắc: là loại phân bón do con người thải ra.
* Phân than bùn: là những loại phân chế biến từ than bùn.
* Các phụ phẩm công nghiệp.
1.2.3.3 Hiệu quả của các loại phân hữu cơ
Phân hữu cơ làm tăng năng suất cây trồng và còn có tác dụng cải tạo
đất. Kết quả một số công trình nghiên cứu cho thấy bón 1 tấn phân hữu cơ
làm bội thu ở đất phù sa sông Hồng 80 – 120 kg thóc, ở đất bạc màu 40 – 60
kg thóc, ở đất phù sa đồng bằng sông Cửu Long 90 – 120 kg thóc. Một số thí
nghiệm cho thấy bón 6 – 9 tấn phân xanh/ha hoặc vùi 9 – 10 tấn thân lá cây
họ đậu trên 1 ha có thể thay thế được 60 – 90 N kg/ha. Vùi thân lá lạc, rơm rạ,
17


×