Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

22 món cháo giúp trẻ lấy lại cân nặng và tăng chiều cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 26 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi nhẹ cân đúng
cách như nào?
Tất cả các bậc cha mẹ sinh con ra đều mong muốn trẻ phát triển tốt toàn diện.
Nhưng có một số trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi nhẹ cân hơn những
bạn cùng trang lứa. Trong trường hợp này các bậc cha mẹ cần tìm hiểu có kế hoạch
chăm sóc trẻ đặc biệt hơn để giúp trẻ nhanh chóng phát triển bình thường. Hãy
cùng tham khảo những thông tin dưới đây để có thêm kinh nghiệm kiến thức chăm
sóc trẻ tốt nhất nhé!

- Có 3 giai đoạn quan trọng để trẻ phát triển chiều cao:


Giai đoạn bào thai: nếu trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai hoặc sinh non tháng nhẹ cân thấp
chiều cao thì nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi rất cao.



Giai đoạn trẻ dưới 2 tuổi: chiều cao lúc trẻ 2 tuổi bằng 1/2 chiều cao lúc trẻ trưởng thành,
vì vậy nuôi trẻ dưới 2 tuổi là vô cùng quan trọng.



Giai đoạn tuổi tiền dậy thì: 10 – 13 tuổi ở trẻ gái, 13 – 17 tuổi ở trẻ trai. Vì vậy, nếu trẻ
gái sau khi hành kinh, trẻ trai sau 17 tuổi sẽ rất khó có thể cao được nữa.

1


Suy dinh dưỡng thấp còi
Đây là tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao, chỉ đạt dưới 90% so với chiều cao chuẩn. Suy


dinh dưỡng (SDD) thấp còi phản ánh tình trạng suy dinh dưỡng mãn tính kéo dài. Theo Tổ chức
Y tế thế giới (WHO), hiện nay có khoảng 29,5% số trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển
bị SDD thấp còi, với khoảng 154 triệu trẻ em. Hầu hết các trường hợp thấp còi xảy ra trước khi
trẻ được 3 tuổi. Trẻ em bị thấp còi sau này trở thành người lớn cũng có chiều cao thấp. Hơn nữa,
những người bị SDD thấp còi thường có nguy cơ tử vong cao, dễ mắc bệnh hơn, lao động kém
hơn so với người bình thường.
Theo mô hình chu trình dinh dưỡng – vòng đời do Tiểu ban dinh dưỡng của Liên Hợp Quốc đưa
ra tại Hội nghị dinh dưỡng về những thách thức cho thế kỷ XXI thì trẻ em thấp còi về sau trở
thành người lớn cũng có chiều cao thấp. Trẻ em gái bị SDD thấp còi lớn lên trở thành người phụ
nữ thấp còi và khi đẻ con thì nguy cơ SDD thấp còi cho con cao hơn.
Những trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thấp còi


Trẻ sinh non.



Trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai: trẻ sinh đủ tháng nhưng có cân nặng sơ sinh < 2.500g.



Trẻ bị dị tật bẩm sinh.



Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài.
2





Trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa.



Trẻ bị còi xương.



Trẻ được nuôi dưỡng không hợp lý.
Hậu quả của suy dinh dưỡng thấp còi



Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ.



Ảnh hưởng đến chất lượng nòi giống.



Trẻ dễ bị béo phì do thấp chiều cao.

-

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

Chiều cao của trẻ do nhiều yếu tố quyết định, trong đó có 3 yếu tố chính:



Di truyền.



Chế độ dinh dưỡng.



Luyện tập thể dục thể thao.

Như vậy, có 2 yếu tố có thể tác động và can thiệp được đó là chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể
dục thể thao.
Về chế độ dinh dưỡng:

3






Cung cấp đủ năng lượng theo lứa tuổi của trẻ, trẻ không thể cao được nếu chế độ ăn thiếu
năng lượng, bằng cách ăn đủ các bữa cháo, bột, cơm… hàng ngày theo tháng tuổi, bổ sung đầy
đủ dầu mỡ trong các bữa ăn.
Ưu tiên các thức ăn chứa nhiều chất đạm: thịt, cá, tôm ,cua, trứng, sữa.



Chọn các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm: cũng chính là các thức ăn có nguồn gốc động

vật, giàu



chất đạm: trứng, sữa, thủy sản, thịt… đặc biệt các loại thức ăn có chứa nhiều kẽm như:
thịt gà, thịt cóc, con hàu… vì thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân gây chậm phát triển
chiều cao ở trẻ em.



Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng và tiếp tục bú đến 2 tuổi, nếu mẹ thiếu hoặc
mất sữa thì phải được bổ sung sữa bột công thức theo tháng tuổi, khi trẻ đã lớn vẫn phải duy trì
uống sữa hàng ngày vì sữa là nguồn cung cấp canxi chính trong bữa ăn của trẻ, nhất là trẻ còn
nhỏ chưa ăn được nhiều tôm, cua, cá. Hơn nữa canxi trong sữa lại dễ hấp thu hơn trong các loại
thực phẩm khác.



Ăn nhiều rau xanh quả chín, cũng giúp trẻ phát triển chiều cao vì rau quả cung cấp nhiều
vi chất dinh dưỡng, hơn nữa lại phòng ngừa táo bón giúp trẻ hấp thu tốt các vi chất như: canxi,
sắt, kẽm…



Chế độ ăn cũng cần bổ sung các vi chất dinh dưỡng dưới dạng thuốc như: vitamin D,
vitamin A, canxi, kẽm, sắt… theo hướng dẫn của bác sĩ.



Điều trị kịp thời các bệnh còi xương, rối loạn tiêu hóa khi trẻ mắc phải.

Chế độ luyện tập thể dục thể thao cũng đóng một vai trò quan trọng trong phát triển chiều cao
của trẻ: các môn thể thao giúp trẻ phát triển chiều cao: bơi lội, đạp xe, chạy, chơi cầu lông… khi
trẻ đã lớn chọn các môn thể thao phù hợp với tuổi của trẻ. Như vậy, để trẻ lớn lên khỏe mạnh
thông minh, các bà mẹ không chỉ quan tâm đến cân nặng của trẻ mà còn phải quan tâm đến chiều
cao, vì chiều cao chỉ có từng giai đoạn để trẻ phát triển, nếu bỏ qua sẽ không thể lấy lại được.

4


Hướng dẫn mẹ cách nấu 22 món cháo
giàu dinh dưỡng cho trẻ
Cháo không chỉ giúp trẻ hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà còn kích
thích vị giác của trẻ. Mẹ hãy đổi món mỗi ngày cho trẻ với 22 món cháo dinh dưỡng thơm ngon
dưới đây nhé.
1. Cháo lươn cà rốt

Theo Đông y, lươn có tác dụng bồi bổ khí huyết, chữa bệnh biếng ăn, ăn không tiêu, tiêu
chảy, suy dinh dưỡng ở trẻ em. Đặc biệt, các thành phần dinh dưỡng trong lươn cũng rất
nhiều như chất đạm 12,7g, chất béo 25,6g, năng lượng 285 calo. Vì vậy, lươn thường
được các bà nội trợ chế biến thành nhiều món cháo dinh dưỡng cho trẻ nhỏ như cháo
lươn cà rốt chẳng hạn.
Chuẩn bị: 25g gạo tẻ, 10g thịt lợn, 20g cà rốt, 1 con lươn loại vừa còn sống.
Cách làm: Sơ chế lươn, sau đó cho vào hấp hoặc luộc chín, lấy phần thịt, bằm nhỏ. Sau
khi gạo tẻ chín mềm cùng cà rốt (thái nhỏ) thì cho lươn vào nấu tiếp. Khi cháo chín, nêm
gia vị vừa phải rồi đun thêm khoảng 7-10 phút. Tắt bếp, để nguội khoảng 2 phút rồi cho
trẻ ăn.
2. Cháo thịt cóc củ mài
5



Chuẩn bị: 5g thịt cóc, củ mài 20g, gạo tẻ, gạo ếp vừa đủ.
Cách làm: Gạo nếp, gạo tẻ, củ mài xay thành bột sau đó nấu chín. Cóc lấy phần đùi và
mình, nướng vàng và tán thành bột. Cháo sau khi chín, cho bột cóc vào, nêm gia vị, đun
nhỏ lửa khoảng 10 phút thì tắt bếp.
Với loại cháo này, mẹ có thể cho trẻ ăn 3 lần/ngày, hoặc ăn liên tục trong 5 ngày, sau đó
dừng lại 5 ngày rồi lại tiếp tục ăn.

6


3. Cháo thịt gà nấu bí đỏ

Cháo thịt gà giúp trẻ lưu thông khí huyết, ăn ngon miệng

Thịt gà và bí đỏ đều có tính ấm, nên khi kết hợp với nhau sẽ giúp cơ thể lưu thông khí
huyết, trẻ ăn ngon miệng và hấp thụ tốt hơn.
Chuẩn bị: 50g thịt gà, 50g bí đỏ, 80g gạo tẻ
Cách làm: Thịt gà bỏ xương, băm nhỏ. Bí đỏ hấp và tán sao cho nhuyễn. Gạo tẻ sơ chế,
đun chín nhừ, sau đó cho bí đỏ và thịt gà ninh khoảng 10 phút. Nêm gia vị sao cho vừa ăn
rồi tắt bếp.
Lưu ý, cho trẻ ăn khi cháo còn ấm giúp trẻ ăn ngon hơn và hương vị cháo cũng không bị
mất đi.

4. Cháo thịt/ xương nấu cùng đậu cô ve
7


Nguyên liệu: gạo tẻ 25g, đậu 30g, thịt 20g
Cách làm: Thịt heo và đậu xay nhuyễn. Đối với xương thì ninh lấy nước dùng để nấu
cùng gạo. Sau khi gạo được nấu thành cháo trắng đặc, cho thịt heo và đậu xay nhuyễn

vào nấu khoảng 2 phút, nêm gia vị vừa miệng và tắt bếp.
Lưu ý, không nên nấu kỹ quá khiến đậu sẽ mất đi vitamin nhé mẹ!

5. Cháo cua

8


Chuẩn bị: bột gạo 20g, bột bông cải 20g, bột năng 5g, cua.
Cách làm: Cua luộc chín, lấy thịt, xay nhuyễn. Sau đó hòa cua với ít nước cho tan đều.
Cho nước và bột năng vào nấu chín, tiếp tục cho bột gạo, cua vào đảo đều khoảng 2 phút.
Thấy cháo chín mịn, cua tan trong cháo thì nêm gia vị và tắt bếp.
Mẹ nên cho trẻ thưởng thức món cháo dinh dưỡng này khi còn ấm để cháo không bị tanh
và mất đi hương vị.

6. Cháo tôm cải thảo hoặc cải xanh

9


Cháo tôm cung cấp canxi cho trẻ
Mẹ có thể biến tấu cháo dinh dưỡng với cháo tôm nấu cùng cải thảo hoặc cải xanh. Hai
loại cải này đều thích hợp cho việc nấu cùng tôm. Món cháo này thích hợp với những trẻ
đang bị rôm sẩy, nóng trong người.
Chuẩn bị: Gạo tẻ 25g, tôm 2 con lớn, 1 bẹ cải thảo hoặc 10g cải xanh.
Cách làm: Gạo vo sạch, nấu thành nồi cháo trắng đặc. Tôm luộc chín, bóc vỏ, lấy thịt
đem giã nhỏ. Sau đó, cho tôm xào sơ qua cùng hành tím. Cải thảo hoặc cải xanh băm
nhỏ, cho xào cùng tôm. Cháo trắng chín, cho hỗn hợp tôm và rau vào đảo đều trong 2
phút, nêm gia vị rồi tắt bếp.


7. Cháo cá lóc cà rốt

10


Đổi món với cháo cá lóc giúp trẻ ăn ngon miệng hơn
Với món cháo này, mẹ có thể kết hợp nấu cùng cà rốt, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Chuẩn bị: Gạo tẻ 20g, cà rốt 10g, cá lóc nhỏ.
Cách làm: Gạo tẻ cho nấu thành cháo trắng đặc. Cá lóc luộc, bỏ xương lấy thịt. Mẹ nhớ là
lọc bỏ xương thật kỹ vì cá lóc có khá nhiều xương nhỏ. Sau đó, cà rốt nấu chín, xay
nhuyễn, trộn hỗn hợp cá, cà rốt vào cháo trắng, nêm gia vị và nấu thêm 5 phút, tắt bếp.
Mẹ nhớ cho trẻ ăn khi còn nóng để cá không dậy mùi tanh.

8. Cháo thịt bò

11


Cháo thịt bò cung cấp đạm cho trẻ vui chơi cả ngày
Thịt bò có thể kết hợp với cà rốt, khoai tây để nấu thành món cháo dinh dưỡng cho trẻ.
Chuẩn bị: cà rốt hoặc khoai tây 30g, thịt bò, gạo tẻ.
Cách làm: Gạo tẻ nấu thành cháo trắng đặc, chín mềm. Thịt bò xay nhuyễn. Cà rốt luộc
chín và tán nhuyễn. Sau khi cháo trắng chín, cho thịt bò vào nấu 1 phút. Nêm gia vị và
cho cà rốt vào, tắt bếp.
Cháo thịt bò rau củ không chỉ thơm ngon mà còn cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cho trẻ.

9. Cháo chim cút cùng vỏ quýt khô

12



Chuẩn bị: Chim cút 1 con, gạo nếp, gạo tẻ, vỏ quýt 30g.
Chim cút sơ chế, bỏ ruột, đầu, ướp mắm muối. Vỏ quýt tán thành bột, sau đó nhồi vào
bụng chim cút và cho nấu cùng với gạo tẻ, gạo nếp. Đun khoảng 20 phút, thấy cháo chín
hơi đặc, nêm gia vị vừa đủ, tắt bếp.
Mẹ lấy phần cháo cho trẻ, phần thịt có thể lấy hoặc không. Mỗi ngày, cho trẻ ăn 1 lần và
có thể
ăn liên tục từ 5 – 10 ngày.

13


10. Cháo ếch rau mồng tơi

Cháo ếch rất tốt cho trẻ còi xương

Chuẩn bị: Ếch loại vừa, gạo tẻ, rau mồng tơi.
Cách làm: Sơ chế ếch, lấy phần thịt băm nhỏ, sau đó xào qua với hành phi cho thơm. Rau
mồng tơi thái chỉ. Gạo cho vào nấu thành cháo trắng đặc. Khi thấy cháo chín mịn, cho rau
vào nấu nhừ. Sau khi rau chín, cho thịt ếch vào, nêm gia vị, tắt bếp.
Mẹ nhớ nấu rau mồng tơi kỹ để trẻ ăn không bị đau bụng.

11. Cháo cá lóc khoai tây
14


Mẹ có thể chế biến món cháo cá lóc kếp hợp với củ khoai tây.
Chuẩn bị: cá lóc 30g, bột gạo 20g, khoai tây 10g.
Cách làm: Cá lóc làm sạch, luộc chín lấy thịt. Khoai tây luộc chín, xay hoặc tán nhuyễn.
Sau đó cho hỗn hộp cá, rau củ nấu chín, cho bột gạo vào từ từ, khuấy đều cho mịn. Nêm

gia vị vừa đủ, cháo chín tới thì tắt bếp.

12. Cháo thịt heo nấu cùng rau ngót

15


Cháo thịt giàu dinh dưỡng, dễ ăn
Chuẩn bị: Gạo tẻ, thịt nạc 30g, rau ngót 30g.
Cách làm: Gạo vo sạch, bắc lên bếp đun tới khi thành cháo trắng đặc. Thịt heo sơ chế,
băm nhỏ. Rau ngọt vò nát, xắt nhuyễn hoặc cho xay nhuyễn. Hành đập nhỏ, phi thơm,
trút thịt heo vào xào sơ, nêm nếm gia vị vừa miệng. Thịt chín tới, mẹ đổ thịt vào nồi
cháo, đảo đều tới khi thịt chín thì cho rau ngót đã say vào nấu tiếp. Để lửu liu riu trong
vòng 5 phút, khi thấy cháo, thịt, rau đều chín, quyện đều thành màu xanh nhạt thì mẹ nêm
gia vị lần cuối, trộn một ít thìa café dầu ăn dành riêng cho trẻ, tắt bếp.
Mẹ nhớ rau ngót phải nấu chín để tránh bị sống, có mùi hăng, trẻ ăn sẽ không ngon
miệng.

13. Cháo thịt heo bí đỏ
16


Cháo bí đỏ rất tốt cho đôi mắt trẻ
Bí đỏ rất giàu vitamin A, cực tốt cho đôi mắt của trẻ. Kết hợp với thịt heo sẽ giúp bé
thưởng thức món cháo dinh dưỡng và thơm ngon.
Chuẩn bị: gạo tẻ 30g, thịt heo 30g, một miếng nhỏ bí đỏ.
Cách làm: Gạo nấu chín thành cháo trắng đặc. Thịt heo sơ chế, băm nhỏ hoặc xay
nhuyễn. Bí đỏ bỏ vỏ, ruột, cắt hạt lựu. Hành trắng đập dập, phi thơm, trút thịt heo vào xào
sơ, nêm gia vị vừa miệng. Bí đỏ cho vào cháo nấu nhừ. Sau đó, cho thịt vào cháo, để
khoảng 2 phút, thấy thịt chín, mẹ cho thêm một chút dầu ăn dành cho trẻ, đảo đều và tắt

bếp.
Khi nấu cháo bí đỏ, mẹ có thể cho một chút dầu oliu hoặc bơ, như vậy, hương vị cháo sẽ
thơm ngon hơn rất nhiều.

17


14. Cháo thịt heo/ sườn heo nấu cùng đậu Hà Lan

Mẹ đổi món cho trẻ với cháo đậu Hà Lan
Chuẩn bị: 30g gạo tẻ, thịt heo 30g hoặc sườn heo 100g, đậu Hà Lan 10g.
Cách làm: Gạo tẻ nấu chín thành cháo trắng (Nếu nấu bằng sườn heo thì ninh sườn cho
tới khi nhừ, lấy nước nấu cùng gạo thành cháo). Đậu Hà Lan sơ chế, cho vào nồi, đổ ngập
nước, nấu chín mềm. Sau khi đậu chín, mẹ nghiền nát đậu bằng tay. Hành đập dập, phi
thơm, trút thịt heo đã băm sẵn vào xào sơ qua, nêm gia vị vừa đủ. Thịt heo chín tới, cho
vào cháo trắng đảo đều. Khoảng 1 phút sao, cho tiếp đậu Hà Lan vào. Nêm gia vị lần
cuối, tắt bếp.
Đối với sườn heo, sau khi ninh nhừ lấy nước nấu cháo, mẹ gỡ phần thịt, xé nhỏ và cho
vào cháo.

18


15. Cháo thịt bò nấu cà rốt, phô mai

Cháo thịt bò cà rốt có màu sắc rất bắt mắt, kích thích vị giác trẻ
Thịt bò giàu dinh dưỡng, kế hợp cùng cà rốt và phô mai sẽ mang lại hương vị béo, thơm
ngon, kích thích vị giác của trẻ.
Chuẩn bị: Thịt bò 30g (thịt bò thăn), cà rốt 30g, phô mai 1-2 miếng nhỏ.
Cách làm: Thịt bò sơ chế, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn. Cà rốt cắt hạt lựu. Hành trắng đập

dập, phi thơm, trút thịt bò xào sơ qua, nêm gia vị, tắt bếp. Gạo trắng nấu thành cháo trắng
đặc, sau đó cho thêm cà rốt vào nấu nhừ khoảng 5-7 phút. Khi cháo trắng cà rốt sánh,
mịn, mẹ cho thịt bò vào, đảo đều, nêm gia vị, tắt bếp. Múc cháo ra bát, cho phô mai vào
đánh tan, để cháo bớt nóng thì cho trẻ ăn.
Mẹ nhớ không nên nấu thịt bò quá lâu ở nhiệt độ cao sẽ khiến thịt dai. Đối với những bé
không thích ăn cháo có vị béo thì mẹ không nên cho phô mai.

19


16. Cháo tôm súp lơ

Màu xanh thanh mát của súp lơ khiến bé ăn ngon miệng hơn
Chuẩn bị: gạo tẻ 30g, tôm 5-7 con loại lớn, 1 nhánh súp lơ nhỏ, dầu ăn cho trẻ hoặc 1,2
miếng phô mai.
Cách làm: Gạo tẻ nấu thành cháo trắng đặc mịn. Tôm sơ chế, bỏ vỏ và chỉ đen ở lưng, cắt
hạt lựu. Ướp tôm với chút gia vị, dầu ăn, hành giã nhỏ. Súp lơ xanh trần qua nước sôi,
thái miếng nhỏ, sau đó cho vào cháo nấu chín. Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành, cho tôm
xào sơ qua, nêm gia vị vừa miệng, tắt bếp. Sau đó trút tôm vào nồi cháo trắng, đảo đều
tay cho tôm, cháo, súp lơ hòa quyện. Khi thấy cháo chín tới, sánh mịn thì tắt bếp.
Múc cháo ra bát, cho phô mai vào đánh tan hoặc thêm chút dầu ăn dành cho trẻ.

20


17. Cháo cua cùng bí đỏ

Thơm ngon với cháo thịt cua
Bí đỏ không chỉ kết hợp với thịt heo, bò mà còn rất thích hợp khi kế hợp cùng cua.
Chuẩn bị: gạo tẻ 30g, cua, bí đỏ 30g.

Cách làm: Gạo tẻ nấu chín thành cháo trắng đặc, loãng tùy theo sở thích của trẻ. Sau đó
cho bí đỏ cắt hạt lưu vào nấu chín. Thịt cua hấp chín, lấy thịt. Phi thơm hành, trút cua vào
xào nhanh tay, nêm gia vị tắt bếp. Cho cua đã xào vào nồi cháo, đảo đều, nêm gia vị lần
cuối, tắt bếp.
Mẹ có thể cho thêm dầu ăn hoặc phô mai sau khi đã múc cháo nóng ra bát.

21


18. Cháo trứng + đậu hũ non

Món cháo đơn giản, dễ làm và giàu dinh dưỡng
Chuẩn bị: Gạo 30g, trứng gà 1 quả, đậu hũ một miếng nhỏ.
Cách làm: gạo tẻ nấu thành cháo trắng hơi đặc. Trứng và đậu trộn đều, đánh nhuyễn. Khi
cháo sôi, cho hỗn hộp trứng đậu vào nồi cháo, đảo nhanh, nêm gia vị vừa đủ rồi tắt bếp.
Mẹ có thể rắc thêm chút ngò nếu trẻ ăn được để tăng thêm hương vị. Với cháo này, mẹ
cũng nhớ cho trẻ ăn nóng để cháo không bị dậy mùi tanh của trứng khi nguội.

22


19. Cháo trứng bắc thảo

Bé đổi vị với cháo trứng bắc thảo
Trứng bắc thảo rất giàu dinh dưỡng, khi nấu lên có vị thơm đặc biệt, chắc chắn sẽ kích
thích vị giác của trẻ.
Chuẩn bị: gạo tẻ 30g, trứng gà 1 quả, ½ lòng đen hột vịt bắc thảo.
Cách làm: Gạo tẻ nấu thành cháo hơi đặc, mịn. Đánh đều trứng trong bát cùng với lòng
đen trứng bắc thảo. Lòng đen sẽ còn cợn lại một chút, khi cho vào cháo sẽ tan hết. Khi
nồi cháo sôi, trút hỗn hợp trứng gà và trứng bắc thảo vào, đảo đều tay, nêm gia vị vừa đủ,

sau 2 phút tắt bếp. Mẹ có thể nêm thêm chút dầu ăn cho bé.
Với món ăn này, mẹ có thể xắt thêm ít lá tía tô cho trẻ ăn, có tác dụng giải cảm rất tốt.

23


20. Cháo gan

Cháo gan rất tốt cho đôi mắt của bé
Chuẩn bị: Gạo tẻ 30g, gan heo miếng nhỏ, cà chua ½ quả.
Cách làm: Gạo tẻ nấu thành cháo trắng loãng hoặc đặc tùy theo sở thích của bé. Gan băm
nhuyễn, cà chua bỏ vỏ, bỏ hạt, thái hạt lựu. Đập dập hành trắng, phi thơm, cho gan vào
xào (mẹ nhớ lựa gan còn tươi trong ngày, không chọn gan đã để qua đêm). Khi gan dậy
mùi, cho tiếp cà chua vào xào cho chín, nêm gia vị vừa miệng, tắt bếp. Khi thấy nồi cháo
sôi thì cho gan, cà chua vào, đảo đều, nêm gia vị lần cuối, tắt bếp.
Với món ăn này, mẹ nhớ cho trẻ ăn khi còn nóng để cháo không dậy mùi tanh của gan khi
nguội.

24


21. Thanh đạm cháo đậu hũ rau ngót

Thanh đạm với cháo rau ngót, đậu hũ
Nếu trẻ biếng ăn rau, mẹ có thể chế biến món cháo này để tăng cường chất xơ cho trẻ.
Chuẩn bị: Gạo tẻ 30g, đậu hũ miếng nhỏ, rau ngót 30g.
Cách làm: Gạo tẻ nấu chín thành cháo trắng đặc, mịn. Đậu hũ nghiền nát, rau ngót làm
sạch, xay nhuyễn hoặc xắt nhỏ. Khi nồi cháo đang sôi, cho rau ngót vào nấu chín, nêm
gia vị vừa đủ, tiếp tục trút hết đậu vào nồi cháo, đảo đều. Mẹ lại nêm gia vị lần cuối và tắt
bếp.

Mẹ múc cháo ra bát và nêm thêm chút dầu ăn cho bé để cháo có vị ngậy thơm.

25


×