Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Mô hình giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.25 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TỐNG TRƯỜNG SƠN

MƠ HÌNH GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN CỔ
PHIẾU TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHỐN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Kinh tế – Tài chính – Ngân hàng
Mã số
:
60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học
GS.TS. TRẦN NGỌC THƠ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2008

0


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Nội dung
nghiên cứu, các số liệu là trung thực, kết quả trình bày trong luận án chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận án



Tống Trường Sơn


2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Số thứ tự

Chữ viết tắt

Nội dung

A.

Tiếng việt

1

CTCK

Công ty chứng khoán

2

SGDCK

Sở giao dịch chứng khoán

3


Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

4

TTCK

Thị trường chứng khoán

5

TTLKCK

Trung tâm lưu ký chứng khoán

6

TTGDCK

Trung tâm giao dịch chứng khoán

7

UBCKNN

Ủy ban chứng khoán nhà nước

B.


Tiếng Anh

9

KRX

C.

Korea Stock Exchange
Một số mã cổ phiếu sử dụng trong đề tài

Mã cổ phiếu

Tên Công ty niêm yết

10

STB

Ngân hàng TMCP Sài gòn Thường tín

11

DPM

CTCP Phân đạm và hóa chất Dầu khí

12


SSI

CTCP Chứng khoán Sài gòn

13

PPC

CTCP Nhiệt điện Phả lại

14

FPT

CTCP Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT

15

HPG

CTCP Tập đoàn Hòa phát

16

REE

CTCP Cơ điện lạnh

17


PVD

TCT Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí

18

HAP

CTCP Hapaco

19

VNM

CTCP Sữa Việt nam


3

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ
Số thứ tự

Nội dung

Trang

I. Sơ đồ
Sơ đồ 2.1

Cơ cấu tổ chức của KRX


19

Sơ đồ 2.2

Mô hình giao dịch và thanh toán tại KRX

23

Sơ đồ 2.3

Quy trình giao dịch tại KRX

24

Sơ đồ 4.1

Quy trình giao dịch và thanh toán bù trừ tại

51

SGDCK Tp.HCM
II. Bảng biểu
Bảng 3.1

Tổng hợp số liệu thị trường chứng khoán tập trung

36

Việt nam qua các năm

Bảng 4.1

Tổng hợp thông tin của một số Công ty niêm yết

60

Đồ thị 3.1

Diễn biến chỉ số VNIndex giai đoạn 1

37

Đồ thị 3.2

Diễn biến chỉ số VNIndex giai đoạn 2

38

III. Đồ thị


4
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
I.SỰ CẦN THIẾT VÀ TÍNH THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................................................ 7
II.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...................................................................................................... 8

III.PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................................................... 8
IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 8
CHƯƠNG 1 .................................................................................................................................... 9
QUYỀN CHỌN VÀ THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU.................... 9
1.1
Quyền chọn..................................................................................................................... 9
1.1.1 Định nghĩa và các loại quyền chọn ............................................................................ 9
1.1.2 Đặc điểm của Quyền chọn .......................................................................................... 9
1.1.3 Ưu nhược điểm của Quyền chọn .............................................................................. 10
1.1.4 Vai trò của quyền chọn đối với thị trường chứng khoán .......................................... 11
1.1.5 Các thuộc tính cơ bản của quyền chọn..................................................................... 11
1.2
Thị Trường giao dịch Quyền chọn ............................................................................. 12
1.2.1 Hình thành và phát triển thị trường giao dịch quyền chọn ...................................... 12
1.2.2 Thị trường giao dịch quyền chọn phi tập trung........................................................ 14
1.2.3 Thị trường giao dịch quyền chọn tập trung .............................................................. 14
1.2.4 Một số nét cơ bản giữa thị trường phi tập trung và thị trường tập trung: ............... 15
1.2.5 Cấu trúc cơ bản thị trường quyền chọn tập trung: .................................................. 15
KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 17
CHƯƠNG 2 .................................................................................................................................. 18
MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN PHÁI
SINH CỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀN QUỐC (KRX) VÀ KINH NGHIỆM
CHO VIỆT NAM. ........................................................................................................................ 18
2.1
Mô hình Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KRX). ........................................... 19
2.1.1 Sơ lược về Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KRX).......................................... 19
2.1.2 Tổng quan Sàn giao dịch chứng khoán phái sinh Hàn quốc .................................... 20
2.1.3 Mô hình tổ chức và quản lý giao dịch ...................................................................... 20
2.1.4 Mô hình thanh toán bù trừ........................................................................................ 21
2.1.5 Quy trình giao dịch và thanh toán bù trừ:................................................................ 23

2.1.6 Hệ thống giao dịch ................................................................................................... 26
2.1.7 Các hệ thống niêm yết, công bố thông tin và giám sát giao dịch ............................. 30
2.2
Nhận xét về mô hình Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KRX) ........................ 32
2.3
Bài học kinh nghiệm cho Việt nam ............................................................................ 33
2.3.1 Mô hình tổ chức và quản lý giao dịch. ..................................................................... 33
2.3.2 Mô hình thanh toàn bù trừ ........................................................................................ 33
2.3.3 Các hệ thông niêm yết, công bố thông tin và giám sát ............................................. 33
KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 34
CHƯƠNG 3 .................................................................................................................................. 35


5
THỰC TIỄN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN SGDCK TP.HCM, SỰ CẦN THIẾT VÀ
ĐÁNH GIÁ HẠ TẦNG CƠ SỞ CHO GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN TRÊN SGDCK
Tp.HCM ....................................................................................................................................... 35
3.1
Thực tiễn hoạt động thị trường chứng khoán tập trung SGDCK Tp.HCM .......... 35
3.1.1 Hình thành và phát triển thị trường giao dịch chứng khoán tập trung – SGDCK
Tp.HCM ................................................................................................................................. 35
3.1.2 Diễn biến thị trường chứng khoán tập trung, lợi nhuận và rủi ro. ........................ 37
3.2
Sự cần thiết ra đời Quyền chọn cổ phiếu trên SGDCK Tp.HCM........................... 38
3.2.1 Tính tất yếu khách quan ........................................................................................... 38
3.2.2 Khung pháp lý........................................................................................................... 39
3.2.3 Chính sách phát triển thị trường chứng khoán ........................................................ 40
3.2.4 Tình hình thị trường ................................................................................................. 41
3.2.5 Nhu cầu thực tế thị trường........................................................................................ 42
3.3

Đánh giá hạ tầng cơ sở cho thiết lập và triển khai giao dịch Quyền chọn tại
SGDCK Tp.HCM .................................................................................................................... 43
3.3.1 Hành lang pháp lý điều chỉnh giao dịch công cụ chứng khoán phái sinh ............... 43
3.3.2 Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM ......................................................................... 44
3.3.3 Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt nam ................................................................ 45
3.3.4 Các công ty chứng khoán Thành viên ...................................................................... 46
3.3.5 Các tổ chức niêm yết, là hàng hóa và là tài sản cơ sở của quyền chọn. .................. 47
3.3.6 Nhà đầu tư ................................................................................................................ 47
3.3.7 Nhà tạo lập thị trường .............................................................................................. 48
3.3.8 Các dịch vụ: .............................................................................................................. 48
KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 49
CHƯƠNG 4 .................................................................................................................................. 50
ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN THỊ TRƯỜNG GIAO
DỊCH QUYỀN CHỌN TRÊN SGDCK TP.HCM .................................................................... 50
4.1
Đề xuất mô hình giao dịch Quyền chọn trên SGDCK Tp.HCM ............................. 50
4.1.1 Mô hình tổ chức và quản lý giao dịch Quyền chọn .................................................. 50
4.1.2 Mô hình thanh toán bù trừ cho giao dịch Quyền chọn ............................................. 50
4.1.3 Quy trình giao dịch và thanh toán bù trừ. ................................................................ 51
4.1.4 Hệ thống giao dịch ................................................................................................... 53
4.1.5 Các hệ thống niêm yết, công bố thông tin và giám sát giao dịch. ............................ 59
4.2
Một số kiến nghị hoàn thiện thị trường giao dịch quyền chọn cổ phiếu. ............... 62
4.2.1 Về khung pháp lý ...................................................................................................... 62
4.2.2 Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM ......................................................................... 62
4.2.3 Trung tâm lưu ký chứng khoán: ............................................................................... 63
4.2.4 Hình thành Tổ chức định mức tín nhiệm .................................................................. 64
4.2.5 Phát triển các nhà tạo lập thị trường ....................................................................... 64
4.2.6 Nâng cao chất lượng của các Tổ chức niêm yết ....................................................... 64
4.2.7 Công ty chứng khoán Thành viên phải nâng cao năng lực hơn nữa, đặc biệt trong

vai trò thanh toán bù trừ các giao dịch Quyền chọn và nhà tạo lập thị trường.................... 65
4.2.8 Hoạt động giáo dục, truyền bá kiến thức cho các bên tham gia thị trường ............. 66
4.2.9 Chính sách Thuế và các quy định tài chính kế toán ................................................. 67
4.2.10 Các biện pháp hỗ trợ để hạn chế rủi ro cho Sàn giao dịch và nhà đầu tư: ............. 68


6
4.2.11 Những vấn đề cần trú trọng khác trong việc thiết lập và triển khai giao dịch Quyền
chọn trên SGDCK Tp.HCM ................................................................................................... 69
KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: Mẫu bảng câu hỏi khảo sát nhu cầu thực tế quyền chọn cổ phiếu tại
TTCK Việt nam.


7

PHẦN MỞ ĐẦU
I.

SỰ CẦN THIẾT VÀ TÍNH THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu, tham gia vào nền tài chính quốc

tế phát triển chứa đựng đầy rủi ro và thách thức. Thị trường tài chính Việt nam nói chung
và thị trường chứng khoán Việt nam nói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về
quy mô và chất lượng.
Thị trường chứng khoán Việt nam đã thành lập và hoạt động được gần 8 năm, có
những giai đoạn biến động mạnh mẽ, đã mang lại lợi ích cho người này nhưng đồng thời
cũng mang lại những rủi ro lớn cho người khác, nổi bật là đợt tăng mạnh mẽ ngay khi thị

trường mở cửa và sau đó giảm mạnh nhanh tróng vào nửa năm 2001 cũng như giai đoạn
tăng trưởng nóng đầu năm 2007 và sụt giảm mạnh cho đến nay. Trải qua những thăng
trầm của thị trường, tính chuyên nghiệp và sự dày dạn của nhà đầu tư cũng như các bên
tham gia thị trường phần nào dần được nâng cao, sức chịu đựng tốt hơn đối với sự điều
chỉnh của thị trường. Tuy nhiên, dù là một thị trường chứng khoán có bề dầy lịch sử lâu
năm hay còn non trẻ như thị trường chứng khoán Việt nam, nhà đầu tư có nhiều hay ít
kinh nghiệm thì việc hạn chế được các rủi ro luôn luôn là nhu cầu rất lớn của nhà đầu tư
hay là trách nhiệm của cơ quan quản lý để thị trường hấp dẫn, thu hút nhiều nhà đầu tư,
ổn định và phát triển hơn.
Trên thế giới, hầu hết các thị trường giao dịch chứng khoán đã có thị trường giao
dịch chứng khoán phái sinh với nhiều loại công cụ để nhà đầu tư lựa chọn cho giải pháp
bảo vệ rủi ro của riêng mình. Việc hình thành thị trường chứng khoán phái sinh, ngoài
nhu cầu rất lớn từ chính nội tại thị trường chứng khoán trong nước, thì cũng là một tất yếu
khách quan trong tiến trình phát triển thị trường chứng khoán.
Trên cơ sở đó tôi chọn đề tài “Mô hình giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại Sở giao
dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ” nhằm sớm có thị trường giao dịch quyền
chọn cổ phiếu tập trung giúp nhà đầu tư có thêm công cụ phòng ngừa rủi ro và cũng là
bước chuẩn bị cho thị trường làm quen với các công cụ phát triển, góp phần đưa thị
trường chứng khoán phát triển lên một tầm cao mới, thêm hấp dẫn và đây là vấn đề mang
tính chất chiến lược trong sự phát triển chung của thị trường chứng khoán Việt nam.


8

II.
1.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tìm hiểu lý luận và thực tiễn về công cụ quyền chọn cổ phiếu, tổ chức và
quản lý thị trường giao dịch quyền chọn cổ phiếu của một số Quốc gia trên thế giới.

Từ đó, kết hợp với thực tiễn của thị trường giao dịch chứng khoán tập trung SGDCK
Tp.HCM hiện nay tác giả rút ra mô hình tổ chức và quản lý giao dịch Quyền chọn cổ
phiếu trên SGDCK Tp.HCM.

2.

Trên cơ sở này, mong muốn SGDCK Tp.HCM sớm có các giải pháp kỹ thuật để xây
dựng thị trường giao dịch quyền chọn cổ phiếu trên SGDCK Tp.HCM

3.

Giúp thị trường chứng khoán tăng sự hấp dẫn để thu hút thêm nhà đầu tư đến với thị
trường, đa dạng chủng loại hàng hóa từ dó tăng sự lựa chọn cho nhà đầu tư. Giúp
nhà đầu tư hạn chế tối đa những tủi ro, tổn thất có thể xẩy ra.

III.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu tập trung vào việc thiết lập mô hình về giao dịch quyền chọn cổ

phiếu và kiến nghị một số vấn đề chủ yếu nhằm hoàn thiện thị trường giao dịch quyền
chọn cổ phiếu trên SGDCK Tp.HCM
Thị trường chứng khóan Việt nam còn khá non trẻ, hơn nữa chứng khoán vẫn còn
khá xa lạ đối với người dân Việt nam, chứng khóan phái sinh cũng là một khái niệm mà ít
người đã tiếp cận. Vì vậy, việc tìm hiểu và tiếp cận tài liệu của tác giả gặp không ít khó
khăn và kiến thức của tác giả có thể chưa hoàn chỉnh về thị trường chứng khoán phái sinh,
chưa thể thể hiện đầy đủ các khía cạnh về đề tài nghiên cứu nên đề tài có nhiều mặt cần
được tiếp tục hoàn chỉnh. Ngoài ra, do có sự giới hạn nên trong khuân khổ nghiên cứu của
đề tài không đi sâu vào việc nghiên cứu định giá quyền chọn.
IV.


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bằng việc nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn về quyền chọn cổ phiếu và thị

trường giao dịch quyền chọn cổ phiếu ở một số nước trên thế giới kết hợp với quá trình
tìm hiểu thực tiễn phát triển và nhu cầu thực tế của thị trường chứng khoán Việt nam, đề
tài xây dựng các vấn đề cơ bản cấu thành một thị trường giao dịch quyền chọn cổ phiếu
tập trung trên cơ sở đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và khách quan của các nội dung
được trình bầy.


9

CHƯƠNG 1
QUYỀN CHỌN VÀ THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU
Quyền chọn
1.1.1 Định nghĩa và các loại quyền chọn
Để hạn chế rủi ro thì việc sử dụng các công cụ tài chính khác nhau là hết sức quan
trọng cho những người tham gia thị trường. Công cụ tài chính hợp lý sẽ mang lại cho nhà
đầu tư những sự lựa chọn tối ưu với hiệu quả kinh tế cao. Trong nhiều công cụ tài chính,
công cụ Quyền chọn là một trong những công cụ gần gũi, rất phổ biến và linh động.
Quyền chọn là một hợp đồng giữa hai bên – người mua và người bán – trong đó
cho người mua có quyền lựa chọn, nhưng không có nghĩa vụ, để mua hoặc bán một tài
sản nào đó vào một ngày trong tương lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay.
Để có được quyền lựa chọn này, người mua phải trả cho người bán một số tiền gọi
là giá (phí) quyền. Người bán quyền này phải sẵn sàng bán tài sản nếu người mua quyền
chọn yêu cầu. Có hai loại quyền chọn, quyền chọn mua quyền chọn bán:
Quyền chọn mua:
Là một quyền chọn mà người nắm giữ quyền có quyền mua hay không mua một
khối lượng tài sản ở một mức giá đã xác định – giá thực hiện, vào hoặc trước ngày nào đó

đã xác định trong tương lai – ngày đáo hạn.
Quyền chọn bán:
Là một quyền chọn mà người nắm giữ quyền có quyền bán hay không bán một
khối lượng tài sản ở một mức giá đã xác định – giá thực hiện, vào hoặc trước ngày nào đó
đã xác định trong tương lai – ngày đáo hạn.
Như vậy, điểm khác biệt giữa người mua quyền chọn và người bán quyền chọn là
người bán quyền chọn thì có nghĩa vụ mua hoặc bán còn người mua quyền chọn thì có
quyền thực hiện quyền mua hoặc bán hay không.
1.1.2 Đặc điểm của Quyền chọn
-

Người mua có thể thực hiện quyền hoặc bán quyền cho người khác hay không thực
hiện quyền trong khi người bán phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi người mua
yêu cầu.


10

-

Việc chuyển giao tài sản cơ sở phụ thuộc vào ý chí, mong muốn của bên nắm giữ
quyền, có thể không bắt buộc phải chuyển giao tài sản cơ sở như đã ký kết.

-

Các bên tham gia quyền chọn tự nguyện với các nội dung đã quy định sẵn.

-

Có cơ quan đứng ra đảm bảo thanh toán hợp đồng quyền chọn.


-

Tùy theo từng kiểu Hợp đồng quyền chọn mà Người mua có thể thực hiện quyền
bất kỳ thời điểm nào trước ngày đáo hạn hoặc cho đến ngày đáo hạn.

-

Hợp đồng quyền chọn phải có một tài sản, các tài sản này rất phong phú và đa
dạng, có thể là cổ phiếu, chỉ số, lãi suất, ngoại tệ, vàng…

1.1.3 Ưu nhược điểm của Quyền chọn
1.1.3.1Ưu điểm:
-

Ưu điểm nổi bật, khác hẳn và khắc phục những nhược điểm của các loại hợp đồng
khác là người nắm giữ quyền chọn có quyền thực hiện mua hay bán hàng hóa hay
không, tức là tài sản có chuyển giao hay không. Điều này tạo thêm cơ hội kinh
doanh và phù hợp với các biến động về giá hàng hóa.

-

Cho phép nhà đầu tư thu được tỷ lệ % lợi tức trên vốn đầu tư cao nhất. Do nhà đầu
tư chỉ bỏ ra chi phí nhỏ là giá quyền và một số phí liên quan trong quá trình giao
dịch và thanh toán như phí môi giới, phí thanh toán …Tuy nhiên, nếu giá tài sản cơ
sở (cổ phiếu) biến động đúng như kỳ vọng của nhà đầu tư, lúc này khoản lợi nhuận
là rất lớn.

-


Sử dụng để bảo vệ lợi nhuận: đây là một trong những đặc điểm nổi bật của Quyền
chọn so với các công cụ đầu tư khác như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ …Khi nắm giữ
tài sản cơ sở, để bảo vệ mức lợi nhuận đã có được, nhà đầu tư có thể mua Quyền
chọn bán với một mức giá thực hiện tốt nhất để bảo vệ mức lợi nhuận mình đã có
khi giá cổ phiếu sụt giảm.

-

Linh hoạt phòng ngừa rủi ro: ở mọi vị thế, nhà đầu tư đều có thể sử dụng Quyền
chọn để bảo vệ các rủi ro mà mình có thể gặp phải. Với việc mua hay bán các
Quyền chọn mua hay Quyền chọn bán, mua bán tài sản cơ sở, nhà đầu tư sử dụng
linh hoạt, kết hợp để phòng ngừa rủi ro, mặt khác có thể tìm kiếm lợi nhuận từ
chính chiến lược phòng ngừa rủi ro này.


11

1.1.3.2Nhược điểm:
Mặt trái cơ bản nhất của quyền chọn là khi thị trường cổ phiếu diễn biến không
như kỳ vọng của nhà đầu tư, nhà đầu tư sẽ mất toàn bộ số tiền bỏ ra để có được quyền
chọn.
Một rủi ro thuộc về chính bản thân nhà đầu tư là cần phải hiểu biết rất rõ về quyền
chọn. Đây là rủi ro lớn khi chính nhà đầu tư không biết cách kết hợp các vị thế để giới hạn
tổn thất nếu có và gia tăng lợi nhuận.
1.1.4 Vai trò của quyền chọn đối với thị trường chứng khoán
Quyền chọn là một loại hàng hóa trên thị trường, góp phần tăng thêm lựa chọn cho
nhà đầu tư khi mà hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt nam hiện nay đang rất ít. Từ
đó, với ưu điểm không cần nhiều vốn để đầu tư, bảo vệ lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro sẽ
thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia, cầu hàng hóa chứng khoán tăng sẽ làm thị trường trở
nên sôi động hơn, tạo cơ hội phát triển và mở rộng thị trường. Mặt khác, cũng giúp nhà

đầu tư, công ty chứng khoán và nhà nước có thêm thu nhập.
Đối với các công ty niêm yết có cổ phiếu được SGDCK chọn làm tài sản cơ sở
phái sinh cho quyền chọn, tức là đã đáp ứng các tiêu chuẩn của SGDCK sẽ tăng uy tín,
thương hiệu trên thị trường. Bên cạnh đó, quyền chọn sẽ tạo động lực phát triển cho các
Công ty khác phải cố gắng đạt được những tiêu chuẩn của SGDCK để được chọn làm tài
sản cơ sở cho quyền chọn.
1.1.5 Các thuộc tính cơ bản của quyền chọn
1.1.5.1Hàng hóa cơ sở:
Mọi hợp đồng quyền chọn đều có khối lượng tài sản nhất định do SGDCK quy
định, là tài sản cơ sở mà hợp đồng quyền chọn phát sinh trên tài sản này. Có nhiều loại tài
sản có thể làm tài sản cơ sở như cổ phiếu, chỉ số chứng khoán, vàng, tỷ giá, nhà…
Quyền chọn cổ phiếu có tài sản cơ sở là các cổ phiếu niêm yết.
1.1.5.2Giá thực hiện:
Là mức giá được quy định trong Hợp đồng quyền chọn. Khi thực hiện hợp đồng
quyền chọn, các bên tham gia Hợp đồng phải sẵn lòng thanh toán theo mức giá đã được
xác định này.


12

Mục tiêu của Sàn giao dịch trong việc thiết lập giá thực hiện là cung cấp các quyền
chọn thu hút khối lượng giao dịch. Hầu hết các giao dịch đều tập trung vào quyền chọn
mà giá cổ phiếu gần với giá thực hiện. Vì vậy, Sàn có xu hướng niêm yết các quyền chọn
có giá thực hiện xoay quanh nhưng rất gần giá hiện tại của cổ phiếu. Nếu giá cổ phiếu
biến động, quyền chọn với các mức giá thực hiện mới gần với giá cổ phiếu hơn sẽ được
bổ xung.
Số lượng các mức giá thực hiện thường được đưa ra từ 3 đến 8 mức giá.
1.1.5.3Ngày đáo hạn:
Là ngày mà hợp đồng quyền chọn hết hiệu lực và bên nắm giữ quyền chọn có thể
thực hiện quyền chọn hay để đáo hạn quyền chọn.

1.1.5.4Ngày giao dịch cuối cùng
Là ngày cuối cùng quyền chọn được giao dịch trước khi đáo hạn. Ngày này có thể
là đáo hạn hoặc ngày trước ngày đáo hạn một ngày, tùy thuộc vào sự phát triển của mỗi
TTCK.
1.1.5.5Kiểu thực hiện quyền chọn
Có 2 kiểu thực hiện hợp đồng quyền chọn là kiểu Mỹ và Châu âu. Hợp đồng được
thực hiện vào bất kỳ ngày nào cho đến ngày đáo hạn gọi là kiểu Mỹ. Đối với kiểu thực
hiện quyền Châu âu, hợp đồng chỉ có thể thực hiện vào ngày đáo hạn.
1.1.5.6Các điều khoản thay đổi
Mỗi SGDCK quy định thay đổi giá thực hiện, khối lượng hợp đồng liên quan đến
chia tách, sát nhập hoặc các hoạt động khác của cổ phiếu là tài sản cơ sở.
1.1.5.7Nhóm và chuỗi quyền chọn
Các hợp đồng phái sinh trên cùng một tài sản cơ sở thì được gọi là một nhóm
quyền chọn. Chuỗi quyền chọn là tất cả các quyền chọn cùng nhóm có cùng tháng đáo
hạn và giá thực hiện.
1.2 Thị Trường giao dịch Quyền chọn
1.2.1 Hình thành và phát triển thị trường giao dịch quyền chọn
Hệ thống thị trường quyền chọn hiện nay có nguồn gốc từ thế kỷ 19, khi quyền
chọn mua và quyền chọn bán được chào bán với cổ phiếu. Trong những năm đầu tiên của


13

thập niên 1900, một nhóm các công ty gọi là Hiệp hội các Nhà môi giới và Kinh doanh
quyền chọn mua và quyền chọn bán đã thành lập thị trường các quyền chọn. Nếu một
người nào đó muốn mua quyền chọn, một thành viên của hiệp hội này sẽ tìm một người
sẵn sàng ký hợp đồng bán quyền chọn. Nếu công ty thành viên không thể tìm được người
bán, tự công ty có thể sẽ bán quyền chọn. Vì vậy, một công ty có thể vừa là Nhà môi giới
– người mang người mua và người bán đến với nhau – hoặc nhà kinh doanh – người thực
hiện vị thế giao dịch.

Thị trường giao dịch quyền chọn như trên tồn tại nhưng có nhiều khuyết điểm:
-

Tính thanh khoản rất thấp: người nắm giữ quyền chọn khó có cơ hội bán quyền
chọn cho một người khác trước khi quyền chọn đáo hạn. Các quyền chọn được
thiết kế để được nắm giữ cho đến khi đáo hạn, và rồi chúng sẽ được thực hiện hoặc
để cho hết hiệu lực

-

Rủi ro thanh toán cao: việc thực hiện hợp đồng của người bán chỉ được đảm bảo
bởi công ty môi giới kiêm kinh doanh. Nếu người bán không đảm bảo thanh toán
hoặc công ty thành viên Hiệp hội các Nhà môi giới và Kinh doanh quyền chọn mua
và quyền chọn bán bị phá sản, người nắm giữ quyền chọn tuyệt đối không may
mắn.

-

Chi phí giao dịch cao: các giao dịch được thực hiện đơn lẻ, tốn thời gian, nhu cầu
nhà đầu tư được thực hiện là hoàn toàn phụ thuộc vào công ty môi giới kiêm kinh
doanh và không có quy định về chi phí này.
Các khuyết điểm trên tồn tại đối với mọi thị trường không có tổ chức, kể cả thị

trường chứng khoán. Tính tất yếu của thị trường tập trung giao dịch quyền chọn tập trung
phải ra đời. Năm 1973, Sàn giao dịch Chicago Board of Trade (CBOT), sàn giao dịch lâu
đời nhất và lớn nhất về các hợp đồng giao sau hàng hóa, đã tổ chức một sàn giao dịch đặt
tên là Chicago Board Option Exchange (CBOE) dành riêng cho quyền chọn cổ phiếu.
Đây là thay đổi mang tính cách mạng trong thế giới quyền chọn và CBOE mở cửa giao
dịch quyền chọn mua vào ngày 26/04/1973. Các hợp đồng quyền chọn bán đầu tiên được
đưa vào giao dịch trong tháng 6/1977.

CBOE đã tạo ra một thị trường trung tâm cho các hợp đồng quyền chọn. Bằng
cách tiêu chuẩn hóa các điều kiện hợp đồng của hợp đồng quyền chọn, nó làm tăng tính


14

thanh khoản cho thị trường, tào điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư có thể dễ dàng mua
bán hợp đồng quyền chọn của mình. Đặc biệt, quan trong nhất là CBOE đã bổ xung một
Trung tâm thanh toán đảm bảo cho người mua rằng, người bán sẽ thực hiện hợp đồng,
đam bảo tuyệt đối trong thanh toán mà không gặp bất kỳ rủi ro nào. Điều này khiến quyền
chọn trở nên hấp dẫn hơn đối với công chúng. Từ thời điểm này, nhiều sàn giao dịch
chứng khoán và gần như tất cả các sàn giao dịch giao sau bắt đầu giao dịch quyền chọn.
1.2.2 Thị trường giao dịch quyền chọn phi tập trung
Là một thị trường giao dịch không có tổ chức, không ai quản lý, tự do giao dịch
khi tìm thấy được lợi ích. Tồn tại song song với thị trường giao dịch tập trung.
Mặc dù tồn tại những khuyết điểm như trên hay những lợi thế rất lớn của thị
trường tập trung, thị trường giao dịch quyền chọn phi tập trung vẫn tồn tại. Quy mô thị
trường này là trên toàn thế giới, có thể trao đổi, mua bán quyền chọn ở mọi nơi. Các hợp
đồng được ký kết riêng giữa những doanh nghiệp lớn, tổ chức tài chính và đôi khi là cả
chính phủ, và người mua quyền chọn biết rõ mức độ tin cậy của người bán hoặc là giảm
thiểu rủi ro bằng một số khoản đảm bảo hay các hiện pháp nâng cao độ tín dụng khác.
1.2.3 Thị trường giao dịch quyền chọn tập trung
Thị trường này cung cấp các thiết bị tiện ích và ban hành các quy định và điều lệ
để quản lý các giao dịch đối với các công cụ được mua bán ở đây. Thị trường này phát
triển nhằm đáp ứng việc thiếu chuẩn hóa và thanh khoản của thị trường phi tập trung, tổ
chức và quản lý giao dịch các hợp đồng quyền chọn để thị trường này phát triển ổn định,
bền vững. Cung cấp dịch vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịch, đảm bảo tuyệt đối được
các rủi ro trong thanh toán giao dịch.
Sàn giao dịch có tổ chức đáp ứng nhu cầu về hợp đồng quyền chọn đã chuẩn hóa,
theo đó sàn giao dịch sẽ quy định cụ thể điều kiện của hợp đồng cho các nhà đầu tư có

nhu cầu mua bán để bảo vệ lợi nhuận, phòng tránh rủi ro.
Sàn giao dịch quyền chọn CBOE, sàn giao dịch quyền chọn có tổ chức đầu tiên, đã
thiết lập các quy trình để một quyền chọn có thể mua bán được.


15

1.2.4 Một số nét cơ bản giữa thị trường phi tập trung và thị trường tập trung:
Nội dung
Điều kiện hợp đồng

Thị trường tập trung
Được quy định sẵn

Thị trường phi tập trung
Có thể thiết kế cho phù hợp
với nhu cầu của các bên

Tài sản cơ sở

Khối lượng nhất định, loại Đa dạng, tất cả các loại cổ
tài sản bị giới hạn trong phiếu
các cổ phiếu niêm yết

Ngày đáo hạn

Quy định cụ thể. Do vậy Phụ thuộc nhu cầu kinh
không linh động cho các doanh các bên, thiết lập khi
bên


Giá thực hiện

quyền chọn được ký kết

Được quy định cụ thể và bị Dựa vào giá thị trường của tài
giới hạn

sản và kỳ vọng của các nhà
đầu tư, không bị giới hạn

Xác định giá

Đấu giá

Thỏa thuận

Tính thanh khoản

Cao

Thấp

Chủ thể phát hành

SGDCK

Cá nhân riêng lẻ, bất kỳ ai

Vị thế tối đa


Quy định số lượng quyền Không quy định, tùy khả
chọn tối đa được phát hành năng
và tối đa cho một người
mua, bán.

Môi trường pháp lý

Có quy định, có quản lý

Không quy định, không quản
lý, đơn thuần là phù hợp lợi
ích song phương.

1.2.5 Cấu trúc cơ bản thị trường quyền chọn tập trung:
1.2.5.1Cơ quan tổ chức và quản lý giao dịch quyền chọn
Thông thường là SGDCK. Ở một số quốc gia phát triển, SGDCK thành lập các
công ty con để tổ chức hoạt động giao dịch này. SGDCK giao dịch đưa ra những quy định
và luật lệ cũng như những nguyên tắc để quyền chọn được niêm yết và giao dịch.


16

1.2.5.2Cơ quan thanh toán bù trừ quyền chọn
Là nơi thực hiện thanh toán và bù trừ cho các giao dịch quyền chọn trên SGDCK.
Cơ quan này đứng ra đảm bảo chắc chắn rằng các giao dịch quyền chọn được bù trừ thanh
toán, không để xẩy ra các rủi ro trong quá trình thanh toán. Đây là vai trò đặc biệt to lớn
của Cơ quan này trong sự thành công của hoạt động thị trường quyền chọn.
Ở mỗi Quốc gia có mô hình khác nhau, có Quốc gia thì SGDCK thành lập công ty
con để thực hiện thanh toán bù trừ. Bên cạnh đó, nhiều Quốc gia lại có Cơ quan thanh
toán bù trừ độc lập với SGDCK để thực hiện chức năng này.

1.2.5.3Công ty môi giới
Là Thành viên của SGDCK đứng ra thực hiện mua bán quyền chọn niêm yết trên
SGDCK cho các nhà đầu tư. Các Công ty này có trụ sở, chi nhánh và nhiều điểm nhận
lệnh để giúp nhà đầu tư mua bán. Đồng thời cũng có thể là các Công ty thanh toán, Nhà
tạo lập thị trường. Lợi nhuận của Công ty là phí giao dịch, chệnh lệch giá mua và giá bán
khi đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường, phí thanh toán khi đóng vai trò là Công ty thanh
toán.
1.2.5.4Công ty thanh toán
Là các Thành viên của Cơ quan thanh toán và có thể là các Công ty môi giới. Các
công ty này thực hiện thanh toán cho nhà đầu tư và là nơi nghi nhận sự đảm bảo khả năng
thanh toán của nhà đầu tư.
1.2.5.5Những người tham gia giao dịch:
-

Công ty môi giới:
Các Công ty môi giới vừa thực hiện lệnh mua, bán cho khách hàng đồng thời cũng
có thể mua bán cho chính mình

-

Nhà tạo lập thị trường:
Các nhà tạo lập thị trường sẵn sàng thực hiện các giao dịch mua và bán quyền chọn
với các mức giá và khối lượng đã yết trên sàn để tạo tính thanh khoản cho quyền
chọn. Ngoài ra, kiếm lợi nhuận từ chênh lệnh giá mua bán là mục tiêu chủ yếu của
nhà tạo lập thị trường.


17

Tùy thuộc vào sự phát triển của thị trường chứng khoán mà các nhà tạo lập thị

trường có thể là cá nhân hay tổ chức. Thông thường, nhà tạo lập thị trường chính là
các Công ty môi giới giao dịch, các ngân hàng hay tổ chức tài chính..., điều kiện cơ
bản nhất của một nhà tạo lập thị trường là phải có tiềm lực tài chính mạnh.
-

Nhà đầu tư:
Là các tổ chức, cá nhân trong và nước ngoài tham gia mua bán quyền chọn.

KẾT LUẬN
Chương I đã nêu những vấn đề lý luận về Hợp đồng quyền chọn và thị trường giao
dịch các hợp đồng quyền chọn này. Đưa ra những kiến thức cơ bản nhất, giúp người đọc
bước đầu có khái niệm về hợp đồng quyền chọn, cách thức tổ chức và quản lý cũng như
cấu trúc của một thị trường giao dịch quyền chọn tập trung, so sánh các vấn đề cơ bản
giữa một thị trường giao dịch quyền chọn tập trung và phi tập trung. Trên cơ sở này, có
cái nhìn khái quát về vấn đề mà đề tài đang nghiên cứu, giúp người đọc tiếp cận các
chương sau dễ dàng hơn.


18

CHƯƠNG 2
MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH CỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀN
QUỐC (KRX) VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.
Trên thế giới có nhiều mô hình TTCK phái sinh phái triển, Việt nam hiện có nhiều
lợi thế của một nước đi sau để nghiên cứu học hỏi và áp dụng những thành quả mà mô
hình các nước đạt được. Tuy nhiên, việc chọn một mô hình nào đó phải phù hợp với thực
tiễn TTCK Việt nam hiện tại và điều kiện kinh tế, xã hội và chính trị Việt nam. Trong quá
trình nghiên cứu mô hình các nước, kết hợp với tình hình thực tế TTCK Việt nam, tôi
chọn mô hình tổ chức và quản lý chứng khoán phái sinh Hàn Quốc để tham khảo đề suất

cho mô hình giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại SGDCK Tp.HCM do:
¾ Việt nam là nước đang phát triển và thị trường chứng khoán chưa thực sự phát
triển, Việt nam không thể đưa một mô hình với những thông số và phương thức,
công cụ và cách thức giao dịch tiên tiến hiện đại vào áp dụng vì:
-

Kiến thức nhà đầu tư còn yếu, chưa thể thích nghi với những phương thức giao
dịch mới, tiên tiến.

-

Khả năng đầu tư vào một mô hình phát triển còn hạn chế về chi phí, nhân lực.

-

Thực trạng TTCK hiện tại khó có thể hấp thụ mô hình tiên tiến hiện đại.

Do vậy, việc ứng dụng mô hình tiên tiến hiện đại là không mang tính khả thi, Việt
nam phải từng bước phát triển thị trường phù hợp với khả năng thị trường.
¾ Ở Châu Á, hầu hết các thị trường chứng khoán đã có thị trường chứng khoán phái
sinh. Tuy nhiên, chỉ có rất ít các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản và Hồng Kông đã
có sản phẩm Quyền chọn cổ phiếu.
¾ Quá trình chuẩn bị cho TTCK Việt nam ra đời vào năm 2000 được tư vấn và xây
dựng bởi SGDCK Hàn Quốc. Do đó, hiện nay TTCK Việt nam mang nhiều nét
tương đồng với TTCK Hàn Quốc về mô hình thị trường, cách thức quản lý…
Với những lý do trên, tôi chọn mô hình thị trường chứng khoán phái sinh Hàn
Quốc làm mô hình tham khảo.


19


2.1

Mô hình Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KRX).

2.1.1 Sơ lược về Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KRX).
KRX là SGDCK duy nhất của Hàn Quốc, được thành lập vào ngày 27/01/2005 trên
cơ sở hợp nhất của SGDCK Hàn Quốc (KSE), Sở giao dịch chứng khoán KOSDAQ và
Sở giao dịch tương lai Hàn Quốc (KOFEX) với nền tảng là Sở giao dịch chứng khoán
Hàn Quốc (KSE) được thành lập từ năm 1956.
KRX là Sở giao dịch chứng khoán hiện lớn thứ tư ở châu Á, trong đó thị trường
trái phiếu tập trung lớn thứ 2 châu Á. Tính về số lượng hợp đồng chứng khoán phái sinh,
KRX xếp thứ nhất trên thế giới, chiếm 20,9% toàn cầu (năm 2006), đứng thứ 2 là CME
Group chiếm 18,6%, thứ 3 là Eurex chiếm 12,9%, thứ 4 là Euronext chiếm 6,2% và
CBOE chiếm 5,7%.
Hiện có 1896 cổ phiếu niêm yết trên KRX với tổng mức vốn hóa thị trường
khoảng 950 tỉ USD.
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của KRX
Đại hội đồng cổ đông
Ban Tổng giám đốc
Các Ban chuyên vụ
Ban kế toán tài chính

Ban Giám sát thị trường
Các giám đốc điều hành

Ban thị trường chứng khoán

Ban thị trường KOSDAQ
Ban thị trường tương lai

Ban thị tổ chức tiền lương

Bộ phận Quản
trị chiến lược

Sàn giao dịch
chứng khoán

Sàn giao dịch
KOSDAQ

Sàn giao dịch
tương lai

Bộ phận Giám
sát thị trường


20

2.1.2 Tổng quan Sàn giao dịch chứng khoán phái sinh Hàn quốc
Về mặt thị trường, KRX gồm 4 thị trường tương đương 4 Sàn giao dịch là: Sàn
giao dịch chứng khoán chính (Stock Market Division), Sàn giao dịch chứng khoán
KOSDAQ (KOSDAQ Market Division), Sàn giao dịch tương lai (Futures Market
Division) và Sàn giao dịch trái phiếu (Bond Market).
KRX thiết lập Sàn giao dịch tương lai song song với các Sàn giao dịch khác và
trực tiếp có Ban chuyên vụ quản lý giao dịch các sản phẩm phái sinh. Sàn giao dịch tương
lai có nguồn gốc từ Sở giao dịch hợp đồng tương lai Hàn quốc (KOFEX), KOFEX được
thành lập năm 1999 trên cơ sở 2 bộ phận Sàn giao dịch hợp đồng tương lai và Sàn giao
dịch quyền chọn được thành lập lần lượt vào các năm 1996 và 1997.

Sản phẩm hợp đồng tương lai chỉ số KOSPI 200 được giới thiệu lần đầu vào năm
1996 và Sản phẩm hợp đồng quyền chọn chỉ số KOSPI 200 là sản phẩm hợp đồng quyền
chọn đầu tiên trên sàn giao dịch sản phẩm phái sinh của Hàn Quốc được giới thiệu lần đầu
tiên vào năm 1997 và hiện nay là sản phẩm có khối lượng giao dịch cao nhất trên thế giới.
Sản phẩm hợp đồng quyền chọn cổ phiếu được niêm yết đầu tiên vào ngày
28/01/2002 với tài sản cơ sở là 7 cổ phiếu. Cho đến 26/09/2005 số lượng tài sản cơ sở
được tăng lên 30 cổ phiếu. Tất cả các cổ phiếu này đều được niêm yết trên Sàn giao dịch
chứng khoán chính.
Tính đến năm 2007, khối lượng giao dịch sản phẩm hợp đồng tương lai KOSPI
200 và hợp đồng quyền chọn KOSPI 200 đã tăng lên lần lượt gấp 53 lần và 351 lần so với
năm 1996 và năm 1997, và Sàn giao dịch sản phẩm phái sinh chứng khoán của Hàn Quốc
đã đứng đầu thế giới về khối lượng giao dịch.
2.1.3 Mô hình tổ chức và quản lý giao dịch
KRX thống nhất tổ chức và quản lý các sản phẩm phái sinh và tổ chức giao dịch
các sản phẩm này tại KRX bằng việc thiết lập một Sàn giao dịch tương lai. Hệ thống các
quyền chọn niêm yết trên Sàn này gồm:
2.1.3.1 Quyền chọn cổ phiếu
Bao gồm 30 cổ phiếu là tài sản cơ sở đang được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng
khoán chính (Stock Market Division):


21

Samsung Electronics, Posco, SK Telecom, Kepco, KB, KT, Hyundai Motors, LG
Electronics, SK Energy, Shinhan Financial Group, Samsung SDI, KT&G, Hana Financial
Group, Mobis, Kia Motors, LG, Samsung Fire & marine Insurance, Kangwon Land, LG
Chem, Hyundai Heavy Industries, Kogas, Samsung Corporation, Samsung ElectroMechanics, GS Holdings, CJ, Hankook Tire, Samsung Securities, KAL, INI Steel, Hanjin
Shipping.
2.1.3.2


Quyền chọn chỉ số
Bao gồm một số chỉ số chính sau:
-

KOSPI: chỉ số tổng hợp, bao gồm tất cả cổ phiếu niêm yết

-

KOSPI 200: chỉ số tiêu biểu cho 200 cổ phiếu niêm yết trên Sàn giao dịch
chứng khoán chính thức

-

KOSPI 100: chỉ số tiêu biểu cho 100 cổ phiếu niêm yết trên Sàn giao dịch
chứng khoán chính thức

Ngoài ra còn một số chỉ số của các nghành Công nghệ thông tin, nghành sản xuất,
nghành văn hóa… và một số chỉ số phân theo nhóm có vốn lớn, trung bình và nhỏ, phân
theo mức độ các cổ phiếu có độ rủi ro cao hay thấp.
Các giao dịch hợp đồng quyền chọn trên KRX được thông qua hệ thống các Công
ty chứng khoán là Thành viên giao dịch của KRX. KRX có toàn bộ 56 Thành viên giao
dịch, trong đó 44 Thành viên tham gia giao dịch tất cả 4 Sàn của KRX và 12 Thành viên
chỉ tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh trên Sàn giao dịch tương lai KRX.
2.1.4 Mô hình thanh toán bù trừ
KRX thành lập một công ty con làm Trung tâm thanh toán bù trừ (KSD). KRX có
hệ thống các Công ty Thành viên thanh toán cung cấp dịch vụ thanh toán bù trừ cho
khách hàng, muốn trở thành Thành viên thanh toán phải được sự chấp thuận của KRX và
được KRX cấp giấy phép hoạt động thanh toán bù trừ.
KRX sử dụng hệ thống tính toán số dư ký quỹ COMS (Composite Optimized
Margin Systems) để tính toán số dư ký quỹ vào cuối mỗi ngày của tất cả các vị thế mở

của các hợp đồng sản phẩm phái sinh chứng khoán. Việc tính toán này nhằm xác định sự
thay đổi giá cả và không cho phép có một khoản lỗ lũy kế nào cho đến khi hợp đồng đáo


22

hạn. Nếu số dư trong tài khoản của nhà đầu tư thấp hơn so với mức ký quỹ bắt buộc, KRX
sẽ yêu cầu các Thành viên thanh toán thông báo nhà đầu tư thực hiện ký quỹ mới có thể
tiếp tục giao dịch.
2.1.4.1

Thành viên giao dịch và Thành viên thanh toán:
Một công ty có thể vừa là Thành viên giao dịch và vừa là Thành viên thanh toán

của KRX. Thành viên giao dịch nếu không đồng thời là Thành viên thanh toán thì phải ký
hợp đồng thanh toán với ít nhất một Thành viên thanh toán để sử dụng dịch vụ thanh toán.
Các Thành viên này có quyền và trách nhiệm cơ bản sau:
Phân loại
Quyền

Thành viên thanh toán

Thàng viên giao dịch

Mua bán các sản phẩm trên Sàn giao dịch tương lai
Thanh toán bù trừ sau mua bán

Không được thanh toán bù trừ

Nộp phí đăng ký Thành viên


Nộp phí đăng ký Thành viên

Đóng Quỹ bồi thường theo quy

Không phải đóng Quỹ bồi

định.

thường.

Trả phí giao dịch
Trách nhiệm

Ký quỹ giao dịch
Tuân theo Luật chứng khoán và quy chế thành viên của KRX
Báo cáo tình trạng tài chính của công ty thông qua tỉ lệ vốn đầu tư
thuần và báo cáo kinh doanh.
Đệ trình các báo cáo và dữ liệu cho Sàn giao dịch.

Điều kiện

Tỷ lệ vốn đầu tư thuần phải

Tỷ lệ vốn đầu tư thuấn phải cao

cao hơn 150%

hơn 180%


Vốn đầu tư từ 10 tỷ won trở lên.
2.1.4.2

Các quy định của KRX để đảm bảo khả năng thanh toán:
Theo Luật giao dịch tương lai Hàn Quốc, để bảo vệ nhà đầu tư trong trường hợp

Thành viên mất khả năng thanh toán, tài chính của Thành viên không ổn định hay các
trường hợp khẩn cấp xẩy ra trên thị trường tương lai KRX, có các quy định sau:
™ Đối với Thành viên của KRX:
-

Khi nhà đầu tư thực hiện ký quỹ, Thành viên phải tách bạch giữa tài sản của nhà
đầu tư và tài sản Thành viên.


23

-

Thành viên phải tái ký quỹ tiền của nhà đầu tư tại Cơ quan tài chính chứng khoán
Hàn quốc (KSFC) và chứng khoán của nhà đầu tư tại KSD.

-

Phải tham gia đóng góp vào Quỹ bồi thường, giá trị Quỹ hiện tại là 100 tỷ KRW

™ Đối với KRX:
-

KRX thực hiện giám sát sự cân bằng ký quỹ hàng ngày của các Thành viên trên cơ

sở kết quả giao dịch hàng ngày (T+0). Thành viên phải thực hiện ký quỹ chậm nhất
vào trưa ngày T+1.

-

Bên cạnh Quỹ đền bù, KRX luôn duy trì mức tín dụng lên tới 100 tỷ KRW tại ngân
hàng để phòng ngừa các trường hợp khẩn cấp xẩy ra trên thị trường tương lai.

™ Khi Thành viên mất khả năng thanh toán, KRX thực hiện:
-

Sử dụng phần Quỹ bồi thường của Thành viên đóng góp, số tiền mà Thành viên
liên quan ký quỹ tại KRX và các dòng tiền liên quan của Thành viên

-

Sử dụng phần Quỹ bồi thường của các Thành viên khác đóng góp

-

Sử dụng tài sản của riêng KRX, bao gồm các khoản dự trữ thanh toán được đã
được tích trữ dần.

2.1.5 Quy trình giao dịch và thanh toán bù trừ:
Sơ đồ 2.2 Mô hình giao dịch và thanh toán tại KRX
Ngân hàng
thanh toán

Thanh toán tiền


Thanh toán tiền

Thành viên
thanh toán

Thông báo
Thông báo

Nhà
đầu tư

Đặt
lệnh

Thông báo

Thành viên
thanh toán

KRX

Đặt lệnh

Đặt lệnh
Kỹ quỹ và phong
tỏa chứng khoán

Thông báo

KSD

Ký quỹ tiền

KSFC

Thông báo

Thông báo

Thành viên
giao dịch

Kỹ quỹ và phong
tỏa chứng khoán
Kỹ quỹ tiền

Nhà
đầu tư
Đặt
lệnh


24

2.1.5.1

Cộng đồng
nhà đầu tư
Nhà đầu
tư chứng
khoán


Nhà đầu
tư thị
trường
tương lai

Quy trình giao dịch
Sơ đồ 2.3 Quy trình giao dịch tại KRX
Thành viên giao dịch
Hệ thống quản lý
Mạng
tài khoản
chứng
khoán
Hệ thống giao
kết
dịch
nối
KRX

Thành viên giao dịch
Thành
thị trường tương lai
viên
Hệ thống quản lý
tài khoản
Hệ thống giao
dịch

Sàn giao dịch tương lai

Hệ
thống
giao
dịch

Hệ thống
giám sát

Sản phẩm:
-KOSPI 200 Futures
-KOSPI 200 Option
-KOSTAR Futures
-Stock Option
-USD, YEN, EURO
Future and Option
-Gold Futures
-…

Hệ thống
Lưu ký

Hệ thống
công bố
thông tin
Hệ thống
thông tin
chứng khoán

Ngân hàng
thanh toán


Hệ thống
an toàn
Hệ thống
sự cố

-

Mở tài khoản: Nhà đầu tư đến các Thành viên của KRX để mở tài khoản giao dịch.

-

Đặt lệnh: Khi đặt lệnh mua bán, nhà đầu tư phải ký quỹ theo quy định
Các Thành viên thực hiện kiểm tra ký quỹ và thực hiện phong tỏa khoản ký quỹ
trước khi thực hiện lệnh cho nhà đầu tư, sau đó chuyển lệnh mua/bán vào hệ thống
giao dịch tại Sàn giao dịch tương lai KRX.

-

Thông báo kết quả giao dịch.
Theo phương thức và thời gian giao dịch đã được quy định sẵn, KRX sẽ thông báo
kết quả giao dịch về từng Thành viên để thông báo cho nhà đầu tư.
Bên cạnh hệ thống giao dịch, có nhiều các hệ thống khác hỗ trợ và mỗi hệ thống

đều có chức năng riêng đảm bảo cho quá trình giao dịch được an toàn, thông suốt:
-

Hệ thống giám sát: giám sát giao dịch công bằng, minh bạch

-


Hệ thống lứu ký: đảm bảo quá trình đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ diễn ra an
toàn, không gián đoạn. Tính toán tỷ lệ kỹ quỹ và thông báo sau mỗi ngày giao
dịch, đảm bảo đủ số dư tài khoản cho ngày giao dịch kế tiếp. Ký quỹ và giải toả tài
sản của nhà đầu tư (chứng khoán).


×