Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Xậy dựng phần mềm quản lý ký túc xá trường đại học tây bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

ĐỖ NGỌC HIẾU

XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ KÝ TÚC XÁ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

ĐỖ NGỌC HIẾU

XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ KÝ TÚC XÁ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

Nhóm ngành: Công nghệ thông tin

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: Th.S Giang Thành Trung

SƠN LA, NĂM 2017


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 2
3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 2
NỘI DUNG ......................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH C# VÀ HỆ
QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU SQL SERVER .................................................... 3
1.1. Giới thiệu về .NET Framework, ngôn ngữ lập trình C# và Entity
Framework .......................................................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm về .NET Framework ............................................................. 3
1.1.2. Các phiên bản của .NET Framework ..................................................... 3
1.1.3. Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình C# ....................................................... 5
1.1.4. Entity Framework .................................................................................. 5
1.2. Giới thiệu về Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server ...................................... 6
CHƢƠNG 2: MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ KÝ TÚC
XÁ TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC ................................................................ 10
2.1. Mô tả thực trạng hệ thống quản lý ký túc xá hiện nay ................................. 10
2.2. Đề xuất mô hình quản lý ký túc xá ............................................................. 14
2.2.1. Liệt kê tác nhân và usecase .................................................................. 15
2.2.2. Đặc tả ca sử dụng................................................................................. 17
2.2.3. Mô hình lớp, quan hệ giữa các lớp. ...................................................... 19
CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ KÝ TÚC XÁ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC....................................................................... 26
3.1. Form đăng nhập .......................................................................................... 26
3.2. Form bắt đầu .............................................................................................. 27
3.2.1. Menu quản lý ....................................................................................... 28
3.3. Menu sinh viên ........................................................................................... 30
3.3.1. Menu quản lý Lớp ............................................................................... 30
3.3.5. Menu quản lý mã sinh viên, mã thẻ...................................................... 35
3.4. Menu Phòng- Thiết bị- Phí ......................................................................... 37



3.4.1. Menu phòng ......................................................................................... 37
3.4.2. Menu Thiết bị ...................................................................................... 38
3.4.3. Menu phí ............................................................................................. 39
3.5. Menu Hóa đơn- Hợp đồng .......................................................................... 40
3.5.1. Menu hóa đơn ...................................................................................... 40
3.5.2. Menu Hợp đồng ................................................................................... 41
3.6. Menu báo cáo ............................................................................................. 42
3.6.1. Menu báo cáo nhân viên ...................................................................... 43
3.6.2. Menu báo cáo sinh viên ....................................................................... 43
3.6.3. Menu báo cáo hóa đơn ......................................................................... 43
3.6.4. Menu báo cáo phí ................................................................................ 44
3.6.5. Menu báo cáo danh sách thiết bị .......................................................... 44
3.6.6. Menu báo cáo phòng ............................................................................ 44
3.6.7. Menu báo cáo danh sách hợp đồng ...................................................... 45
KẾT LUẬN........................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 47


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Biểu đồ use case của tác nhân Sinh viên.......................................... 16
Biểu đồ 2: Biểu đồ use case của tác nhân nhân viên ......................................... 16
Biểu đồ 3: Biểu đồ của tác nhân Quản lý .......................................................... 17
Biểu đồ 4: Biểu đồ lớp hệ thống ....................................................................... 19
Biểu đồ 5: Biểu đồ trình tự hoạt động quản lý đăng ký ở .................................. 20
Biểu đồ 6: Biểu đồ trình tự hoạt động quản lý hợp đồng .................................. 20
Biểu đồ 7: Biểu đồ trình tự hoạt động quản lý đóng tiền................................... 21
Biểu đồ 8: Biểu đồ trình tự hoạt động Quản lý thiết bị ..................................... 21
Biểu đồ 9: Biểu đồ trình tự hoạt động quản lý thanh lý hợp đồng ..................... 22

Biểu đồ 10: Biểu đồ trình tự hoạt động quản lý tài khoản ................................. 22
Biểu đồ 11: Biểu đồ trình tự hoạt động quản lý nhân viên ................................ 23
Biểu đồ 12: Biểu đồ cơ sở dữ liệu hệ thống ...................................................... 23


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Form đăng nhập ................................................................................... 26
Hình 2: Đăng nhập thất bại ............................................................................... 27
Hình 3: Đăng nhập thành công ......................................................................... 27
Hình 4: Form bắt đầu ....................................................................................... 27
Hình 5: Form hiển thị tài khoản ........................................................................ 28
Hình 6: Form tạo tài khoản ............................................................................... 28
Hình 7: Form thay đổi tài khoản ....................................................................... 28
Hình 8: Thông báo khi bấm vào nút Delete ...................................................... 29
Hình 9: Form quản lý nhân viên ....................................................................... 29
Hình 10: Form nhập nhân viên ......................................................................... 29
Hình 11: Form quản lý lớp ............................................................................... 30
Hình 12: Form thêm lớp ................................................................................... 30
Hình 13: Form thay đổi thông tin lớp ............................................................... 31
Hình 14: Form xóa ........................................................................................... 31
Hình 15: Form quản lý khoa ............................................................................. 31
Hình 16: Form nhập khoa ................................................................................. 32
Hình 17: Form thay đổi thông tin khoa ............................................................. 32
Hình 18: Form xóa ........................................................................................... 32
Hình 19: Form quản lý dân tộc ......................................................................... 33
Hình 20: Form thêm dân tộc ............................................................................. 33
Hình 21: Form thay đổi dân tộc ........................................................................ 33
Hình 22: Form quản lý tôn giáo ........................................................................ 34
Hình 23: Form thêm tôn giáo ........................................................................... 34
Hình 24: Form thay đổi tôn giáo....................................................................... 34

Hình 25: Form quản lý mã sinh viên, mã thẻ .................................................... 35
Hình 26: Form thêm mã sinh viên, mã thẻ ........................................................ 35
Hình 27: Form thay đổi mã sinh viên, mã thẻ ................................................... 35
Hình 28: Form quản lý sinh viên ...................................................................... 36


Hình 29: Form thêm sinh viên .......................................................................... 36
Hình 30: Form thay đổi thông tin sinh viên ...................................................... 36
Hình 31: Form quản lý phòng........................................................................... 37
Hình 32: Form thêm phòng .............................................................................. 37
Hình 33: Form thay đổi phòng ......................................................................... 38
Hình 34: Form quản lý thiết bị ......................................................................... 38
Hình 35: Form thêm thiết bị ............................................................................. 38
Hình 36: Form thay đổi thiết bị ........................................................................ 39
Hình 37: Form quản lý phí ............................................................................... 39
Hình 38: Form tạo phí ...................................................................................... 40
Hình 39: Form thay đổi phí .............................................................................. 40
Hình 40: Form quản lý hóa đơn ........................................................................ 40
Hình 41: Form tạo mới hóa đơn ....................................................................... 41
Hình 42: Form thay đổi hóa đơn ....................................................................... 41
Hình 43: Form quản lý hợp đồng...................................................................... 41
Hình 44: Form tạo hợp đồng ............................................................................ 42
Hình 45: Báo cáo danh sách nhân viên ............................................................. 43
Hình 46: Báo cáo danh sách sinh viên .............................................................. 43
Hình 47: Báo cáo danh sách hóa đơn ................................................................ 43
Hình 48: Báo cáo danh sách phí ....................................................................... 44
Hình 49: Báo cáo danh sách thiết bị ................................................................. 44
Hình 50: Báo cáo danh sách phòng .................................................................. 44
Hình 51: Báo cáo danh sách hợp đồng.............................................................. 45



LỜI CẢM ƠN

- Trong suốt quá trình học tập, em đã đƣợc quý thầy cô trong khoa Toán – Lý –
Tin truyền đạt các kiến thức chuyên môn cần thiết, đƣợc rèn luyện và học tập trong
một môi trƣờng đầy đủ về thiết bị, vật chất, đặc biệt cho em gửi lời cảm ơn đến thầy
Giang Thành Trung đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp
tại trƣờng, để em có đƣợc kiến thức nhƣ ngày hôm nay chuẩn bị hành trang bƣớc vào
đời.
- Theo em đƣợc là những điều hết sức cần thiết để có thành công khi bắt tay vào
nghề nghiệp trong tƣơng lai. Khóa luận này là cơ hội cho em áp dụng những kiến thức
của các thầy, cô đã truyền đạt lại cho em bao năm qua và rút ra những kinh nghiệm
thực tế trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
- Do khóa luận này thực hiện trong thời gian hạn hẹp với vốn kiến thức hạn chế
của em, cho nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận đƣợc
những ý kiến đóng góp cho em để kiến thức cũng nhƣ khóa luận này đƣợc hoàn chỉnh
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội ngày nay, công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển,
ứng dụng mạnh mẽ vào tất cả các ngành nghề. Việc thay thế lao động thủ công
bằng sức ngƣời, hay tính toán, thống kê đều đã có các công cụ hỗ trợ. Trong số
đó, việc quản lý ký túc xá là một nghiệp vụ khá rộng và bao quát.
Ký túc xá trƣờng Đại học Tây Bắc hiện nay gồm 7 tòa nhà với rất nhiều
phòng ở và phòng sinh hoạt. Việc quản lý diễn ra rất khó khăn và phức tạp.
Nhƣng hiện tại, tại ban quản lý ký túc xá đang chỉ ứng dụng phần mềm Excel,
phần mềm tin học văn phòng vào việc quản lý. Với việc chỉ áp dụng Excel, ban

quản lý gặp rất nhiều khó khăn nhƣ: Mỗi một năm, ban quản lý lại phải nhập lại
dữ liệu một lần, các thông tin nhƣ dân tộc, tôn giáo phải nhập đi nhập lại nhiều
lần, dễ dẫn tới sai sót. Quá trình tính toán, in hóa đơn, hợp đồng diễn ra thủ công
và phải nhập lại mỗi khi thay đổi. Việc quản lý sinh viên đăng ký ở và thanh lý
hợp đồng diễn ra phức tạp do thƣờng xuyên có sự thay đổi. Trong quá trình đăng
ký, để sắp xếp các sinh viên vào các phòng, ngƣời nhân viên lại phải rà soát và
lọc những phòng còn trống, công việc này gây mất nhiều thời gian và công sức.
Việc quản lý gồm nhiều nhân viên, mỗi nhân viên đảm nhiệm chức năng và
nhiệm vụ riêng. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chƣa có sự phân quyền, nhiệm vụ rõ
ràng, dễ gây mất mát dữ liệu, hay việc quản lý của trƣởng ban ký túc đối với các
nhân viên. Trong quá trình ở ký túc xá, diễn ra rất nhiều hoạt động nhƣ kiểm tra
phòng, tiếng hát sinh viên… thì các bạn trƣởng nhà hay trƣởng phòng lại phải
lấy thông tin của các bạn đăng ký, hay khen thƣởng, khiển trách. Việc tính toán
tiền điện, nƣớc còn mất nhiều thời gian, mang tính chất thủ công. Trong quá
trình ở, các thiết bị và dụng cụ hỏng, các sinh viên báo cho ban quản lý thì việc
sửa chữa, thống kê lại mất công sức. Hiện tại, mỗi năm các nhân viên quản lý
mới thanh lý hợp đồng một lần, mà trong quá trình ở có rất nhiều bạn sinh viên

1


xin ra giữa chừng, việc quản lý gặp nhiều trở ngại. Việc thống kê xem bạn nào
thiếu tiền đóng cho ký túc xá cũng diễn ra thủ công.
Từ những lý do trên, em lựa chọn đề tài xây dựng phần mềm Quản lý Ký
túc xá trƣờng Đại học Tây Bắc làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Áp dụng các phƣơng pháp:
- Phƣơng pháp điều tra trực tiếp.
- Phƣơng pháp khảo sát.
- Phƣơng pháp lập trình.

3. Nội dung nghiên cứu
- Các nghiệp vụ chính trong quản lý ký túc xá trƣờng Đại học Tây Bắc.
- Các nội dung lý thuyết về ngôn ngữ lập trình C#, về hệ quản trị cơ sơ dữ
liệu SQL server, Entity Framework.

2


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH C# VÀ HỆ
QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU SQL SERVER

1.1. Giới thiệu về .NET Framework, ngôn ngữ lập trình C# và Entity
Framework
1.1.1. Khái niệm về .NET Framework
.NET Framework là một nền tảng lập trình cũng nhƣ một nền tảng thực
thi ứng dụng chủ yếu trên hệ điều hành Microsoft Windows đƣợc phát triển bởi
Microsoft. Các chƣơng trình đƣợc viết trên nền .NET Framework sẽ đƣợc triển
khai trong môi trƣờng phần mềm đƣợc biết đến với tên Common Language
Runtime (CLR). Môi trƣờng phần mềm này là một máy ảo trong đó cung cấp
các dịch vụ nhƣ an ninh phần mềm, quản lý bộ nhớ, và các xử lý ngoại lệ.
.NET Framework bao gồm các tập thƣ viện lập trình lớn, và những thƣ viện
này hỗ trợ việc xây dựng các chƣơng trình phần mềm nhƣ lập trình giao diện;
truy cập, kết nối cơ sở dữ liệu; ứng dụng web; các giải thuật, cấu trúc dữ liệu;
giao tiếp mạng…CLR cùng với bộ thƣ viện này là 2 thành phần chính của .NET
Framework.
.NET Framework đơn giản hóa việc viết ứng dụng bằng cách cung cấp
nhiều thành phần đƣợc thiết kế sẵn, ngƣời lập trình chỉ cần học cách sử dụng và
tùy theo sự sáng tạo mà gắn kết các thành phần đó lại với nhau. Nhiều công cụ
đƣợc tạo ra để hỗ trợ xây dựng ứng dụng .NET, và IDE (Integrated

Developement Environment) đƣợc phát triển và hỗ trợ bởi chính Microsoft
là Visual Studio.
1.1.2. Các phiên bản của .NET Framework
.NET Framework 1.0: Đây là phiên bản đầu tiên của. NET Framework, nó
đƣợc phát hành vào năm 2002 cho các hệ điều hành Windows 98, NT 4.0, 2000
và XP. Việc hỗ trợ chính thức từ Microsoft cho phiên bản này kết thúc vào
10/7/2007, tuy nhiên thời gian hỗ trợ mở rộng đƣợc kéo dài đến 14/7/2009.
3


.NET Framework 1.1: Phiên bản nâng cấp đầu tiên đƣợc phát hành vào
tháng 4/2003. Sự hỗ trợ của Microsoft đƣợc kết thúc vào 14/10/2008, và hỗ trợ
mở rộng đƣợc định đến 8/10/2013.
Những thay đổi so với phiên bản 1.0:
 Tích hợp hỗ trợ mobile ASP.NET (trƣớc đây chỉ là phần mở rộng
tùy chọn.
 Thay đổi về kiến trúc an ninh – sử dụng sanbox khi thực thi các
ứng dụng từ internet
 Tích hợp hỗ trợ ODBC và cơ sở dữ liệu Oracle
 .NET Compact Framework
 Hỗ trợ iPv6
 Vài thay đổi khác trong API
.NET Framework 2.0: Kể từ phiên bản này, .NET Framework hỗ trợ tính
năng đầy đủ nền tảng 64-bit.
.NET Framework 3.0: Đây không phải là một phiên bản hoàn toàn mới,
thực tế chỉ là bản nâng cấp của .NET Framework 2.0. Phiên bản này còn có tên
gọi khác là WinFX, nó bao gồm nhiều sự thay đổi nhằm hỗ trợ việc phát triển và
chuyển đổi các ứng dụng trên Window Vista. Tuy nhiên không có sự xuất hiện
của .NET Compact Framework 3.0 trong phiên bản này.
.NET Framework 3.5: Đƣợc phát hành vào tháng 11/2007, phiên bản này

sử dụng CLR 2.0. Đây có thể đƣợc xem là tƣơng đƣơng với phiên bản .NET
Framework 2.0 SP1 và .NET Framework 3.0 SP1 cộng lại.
.NET Framework 4.0: Phiên bản beta đầu tiên của .NET 4 xuất hiện tháng
5/2009 và phiên bản RC đƣợc ra mắt tháng 2/2010. Bản chính thức của .NET 4
đƣợc công bố và phát hành cùng với Visual Studio 2010 vào 12/4/2010.
.NET Framework 4.5: Những thông tin đầu tiên của .NET 4.5 đƣợc
Microsoft công bố vào 14/09/2011 và nó chính thức đƣợc ra mắt vào
15/08/2012.
.NET Framework 4.6: Phát hành ngày 03/08/2016. Cùng với hỗ trợ cho
Windows 10 Anniversary Update, và cho nên mọi ngƣời không cần phải cài đặt
4


phiên bản .NET Framework 4.6.2 dành riêng cho hệ điều hành Win 10
Anniversary. NET Framework 4.6.2 mới nhất hỗ trợ cho tất cả hệ điều hành
Windows : Windows 7 SP1, Windows 8.1, Windows 10,Windows Server 2008
R2 SP1, Windows Server 2012, Windows Server 2012 R2.
.NET Framework 4.7 là phiên bản mới nhất vừa đƣợc Microsoft phát hành
cho các ngƣời dùng máy tính Windows 7/8/8.1 và Windows 10 mới nhất. Đƣợc
phát hành ngày 3/5/2017. Microsoft .NET Framework 4.7 là phần mềm có thể
giúp cho các nhà phát triển, lập trình viên, ngƣời dùng chạy đƣợc các chƣơng
trình trên máy tính, chẳng hạn nhƣ game...[2]
1.1.3. Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình C#
C# là một ngôn ngữ lập trình hƣớng đối tƣợng đƣợc phát triển bởi
Microsoft, là phần khởi đầu cho kế hoạch .NET của họ. Tên của ngôn ngữ bao
gồm ký tự thăng theo Microsoft nhƣng theo ECMA là C#, chỉ bao gồm dấu số
thƣờng. Microsoft phát triển C# dựa trên C++ và Java. C# đƣợc miêu tả là ngôn
ngữ có sự cân bằng giữa C++, Visual Basic, Delphi và Java.
C# đƣợc thiết kế chủ yếu bởi Anders Hejlsberg kiến trúc sƣ phần mềm
Turbo Pascal, Delphi, J++, WFC.

C#, theo một hƣớng nào đó, là ngôn ngữ lập trình phản ánh trực tiếp nhất
đến .NET Framework mà tất cả các chƣơng trình .NET chạy, và nó phụ thuộc
mạnh mẽ vào Framework này. Mọi cơ sở dữ liệu đều là đối tƣợng, đƣợc cấp
phát và hủy bỏ bởi trình dọn rác Garbage – Collector và nhiều kiểu trừu tƣợng
khác nhƣ class, delegate, interface… phản ánh rõ ràng những đặc trƣng của
.NET runtime.
1.1.4. Entity Framework
Microsoft ADO.NET Entity Framework là một khuôn khổ đối tƣợng
Object/ Bảng đồ quan hệ Relational Mapping (ORM) cho phép các nhà phát
triển dễ dàng làm việc với dữ liệu quan hệ nhƣ là các đối tƣợng domainspecific, loại bỏ đi sự khó khăn trong việc truy cập dữ liệu trƣớc đây. Bằng cách
sử dụng Entity Framework, truy vấn LINQ thì việc lấy và thao tác dữ liệu nhƣ
các đối tƣợng trở nên mạnh mẽ hơn.
5


Các thành phần của Entity Framework:
 Code: Là mã lệnh tạo thành các lớp đối tƣợng dữ liệu cho phép thao
tác với dữ liệu.
 Model: Là sơ đồ gồm hộp mô tả các thực thể và các đƣờng kết nối
mô tả các quan hệ.
 Database: Là cơ sở dữ liệu
1.2. Giới thiệu về Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server
1.2.1. Khái niệm
SQL Server là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (Relational Database
Management System) sử dụng Transact – SQL để trao đổi dữ liệu giữa Client
Computer và SQL Server computer. Một RDBMS bao gồm databases, database
engine và các ứng dụng dùng để quản lý cơ sở dữ liệu và các bộ phận khác nhau
trong RDBMS.
SQL Server đƣợc tối ƣu để có thể chạy trên môi trƣờng cơ sở dữ liệu rất
lớn (Very Large Database Environment) lên đến Tera-Byte và có thể phục vụ

cùng lúc cho hàng ngàn user. SQL Server có thể kết hợp “ăn ý” với các server
khác nhƣ Microsoft Internet Information Server (IIS), E-Commerce Server,
Proxy Server…
Một vài ấn bản SQL Server:
 Enterprise : chứa tất cả cá đặc điểm nổi bật của SQL Server, bao
gồm nhân bộ máy cơ sở dữ liệu và các dịch vụ đi kèm cùng với các
công cụ cho tạo và quản lý phân cụm SQL Server. Nó có thể quản
lý các CSDL lớn tới 524 petabytes và đánh địa chỉ 12 terabytes bộ
nhớ và hỗ trợ tới 640 bộ vi xử lý(các core của cpu)
 Standard : Rất thích hợp cho các công ty vừa và nhỏ vì giá thành rẻ
hơn nhiều so với Enterprise Edition, nhƣng lại bị giới hạn một số
chức năng cao cấp (advanced features) khác, edition này có thể
chạy tốt trên hệ thống lên đến 4 CPU và 2 GB RAM.
 Developer : Có đầy đủ các tính năng của Enterprise Edition nhƣng
đƣợc chế tạo đặc biệt nhƣ giới hạn số lƣợng ngƣời kết nối vào
Server cùng một lúc…. Ðây là phiên bản sử dụng cho phát triển và
kiểm tra ứng dụng. Phiên bản này phù hợp cho các cá nhân, tổ chức
xây dựng và kiểm tra ứng dụng

6


 Workgroup: ấn bản SQL Server Workgroup bao gồm chức năng lõi
cơ sở dữ liệu nhƣng không có các dịch vụ đi kèm. Chú ý phiên bản
này không còn tồn tại ở SQL Server 2012.
 Express: SQL Server Express dễ sử dụng và quản trị cơ sở dữ liệu
đơn giản. Đƣợc tích hợp với Microsoft Visual Studio, nên dễ dàng
để phát triển các ứng dụng dữ liệu, an toàn trong lƣu trữ, và nhanh
chóng triển khai. SQL Server Express là phiên bản miễn phí, không
giới hạn về số cơ ở dữ liệu hoặc ngƣời sử dụng, nhƣng nó chỉ dùng

cho 1 bộ vi xử lý với 1 GB bộ nhớ và 10 GB file cơ sở dữ liệu. SQL
Server Express là lựa chọn tốt cho những ngƣời dùng chỉ cần một
phiên bản SQL Server 2005 nhỏ gọn, dùng trên máy chủ có cấu
hình thấp, những nhà phát triển ứng dụng không chuyên hay những
ngƣời yêu thích xây dựng các ứng dụng nhỏ.
1.2.2. Các phiên bản của SQL Server
Phiên bản đầu tiên của Microsoft SQL Server ra đời đầu tiên vào năm
1989 cho các hệ điều hành chạy 16 bít với SQL Server phiên bản 1.0 và tiếp tục
phát triển cho tới ngày nay.
SQL Server của Microsoft đƣợc thị trƣờng chấp nhận rộng rãi kể từ
version 6.5. Sau đó Microsoft đã cải tiến và hầu nhƣ viết lại một engine mới cho
SQL Server 7.0. Cho nên có thể nói từ version 6.5 lên version 7.0 là một bƣớc
nhảy vọt. Có một số đặc tính của SQL Server 7.0 không tƣơng thích với version
6.5. Trong khi đó từ Version 7.0 lên version 8.0 (SQL Server 2000) thì những
cải tiến chủ yếu là mở rộng các tính năng về web và làm cho SQL Server 2000
đáng tin cậy hơn.
Một điểm đặc biệt đáng lƣu ý ở phiên bản 2000 là Multiple-Instance. Tức
là có thể cài đặt phiên bản 2000 chung với các phiên bản trƣớc mà không cần
phải gỡ chúng. Ngƣời dùng có thể chạy song song version 6.5 hoặc 7.0 với
phiên bản 2000 trên cùng một máy (điều này không thể xảy ra với các phiên bản
trƣớc đây). Khi đó phiên bản cũ trên máy là Default Instance còn phiên bản
2000 mới vừa cài sẽ là Named Instance.
Từ tháng 10 năm 2016, các phiên bản sau đƣợc Microsoft hỗ trợ:
SQL Server 2008 R2
 SQL Server 2012
 SQL Server 2014
 SQL Server 2016
Phiên bản hiện tại là Microsoft SQL Server 2016, xuất bản vào ngày
1/6/2016.



SQL Server 2016 chỉ hỗ trợ cho các bộ vi xử lý 64 bít.
1.2.3. Các thành phần của SQL Server

7


SQL Server đƣợc cấu tạo bởi nhiều thành phần nhƣ Database
Engine, Reporting Services, Notification Services, Integration Services, Full
Text Search Service…. Các thành phần này khi phối hợp với nhau tạo thành một
giải pháp hoàn chỉnh giúp cho việc lƣu trữ và phân tích dữ liệu một cách dễ
dàng.
Database Engine
– Cái lõi của SQL Server:
Ðây là một engine có khả năng chứa data ở các quy mô khác nhau dƣới
dạng table và support tất cả các kiểu kết nối (data connection) thông dụng của
Microsoft nhƣ ActiveX Data Objects (ADO), OLE DB, and Open Database
Connectivity (ODBC).
Ngoài ra nó còn có khả năng tự điều chỉnh (tune up), nhƣ sử dụng thêm
các tài nguyên (resource) của máy khi cần và trả lại tài nguyên cho hệ điều hành
khi một user log off.
Replication
– Cơ chế tạo bản sao (Replica):
Giúp đảm bảo cho dữ liệu ở 2 database đƣợc đồng bộ mà không cần dùng
cơ chế back up and restore khi muốn tạo một database giống y hệt.
Integration Services (DTS)
– Integration Services là một tập hợp các công cụ đồ họa và các đối tƣợng
lập trình cho việc di chuyển, sao chép và chuyển đổi dữ liệu.
Analysis Services
– Một dịch vụ phân tích dữ liệu rất hay của Microsoft. Nó cung cấp một

công cụ rất mạnh để phân tích dữ liệu dễ dàng và hiệu quả bằng cách dùng khái
niệm hình khối nhiều chiều (multi-dimension cubes) và kỹ thuật “khai phá dữ
liệu” (data mining).
Notification Services
Dịch vụ thông báo Notification Services là nền tảng cho sự phát triển và
triển khai các ứng dụng tạo và gửi thông báo. Notification Services có thể gửi
thông báo theo địch thời đến hàng ngàn ngƣời đăng ký sử dụng nhiều loại thiết
bị khác nhau.
Reporting Services
Reporting Services bao gồm các thành phần server và client cho việc tạo,
quản lý và triển khai các báo cáo. Reporting Services cũng là nền tảng cho việc
phát triển và xây dựng các ứng dụng báo cáo.
Full Text Search Service
8


Dịch vụ SQL Server Full Text Search là một dịch vụ đặc biệt cho đánh
chỉ mục và truy vấn cho dữ liệu văn bản không cấu trúc đƣợc lƣu trữ trong các
CSDL SQL Server. Đánh chỉ mục với Full Text Search có thể đƣợc tạo trên bất
kỳ cột dựa trên dữ liệu văn bản. Nó sẽ rất hiệu quả cho việc tìm các sử dụng toán
tử LIKE trong SQL với trƣờng hợp tìm văn bản.
Service Broker
Đƣợc sử dụng bên trong mỗi Instance, là môi trƣờng lập trình cho việc
các ứng dụng nhảy qua các Instance. Service Broker giao tiếp qua giao thức
TCP/IP và cho phép các component khác nhau có thể đƣợc đồng bộ cùng nhau
theo hƣớng trao đổi các message. Service Broker chạy nhƣ một phần của bộ
máy cơ sở dữ liệu, cung cấp một nền tảng truyền message tin cậy và theo hàng
đợi cho các ứng dụng SQL Server.[6]

9



CHƢƠNG 2: MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ KÝ
TÚC XÁ TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

2.1. Mô tả thực trạng hệ thống quản lý ký túc xá hiện nay
2.1.1. Bộ máy nhân sự
Sở đồ bộ máy nhân sự hệ thống quản lý ký túc xá Trƣờng Đại học Tây
Bắc:
Vũ Mạnh Cƣờng
(Trƣởng ban)

Phạm Thị Lan Phƣơng
(Phó ban)

Trƣơng Ngọc Kiên
(Phó ban)

Quản lý sinh viên

Quản lý vật chất

Bảo vệ

Nguyễn Hữu Luật

Đỗ Văn Vinh

Nguyễn Văn Chung


Cầm Thị Lan Khay

Lƣờng Văn Tài

Nguyễn Ngọc Sơn

Đỗ Thanh Bình

Nguyễn Nam Giang

Trần Văn Bình

Chu Thị Hồng Gấm

Trần Ngọc Giáp

Nguyễn Hạnh Dung

Nguyễn Mạnh Nghĩa

2.1.2. Điều kiện cơ sở vật chất

10


Trong khu ký túc xá trƣờng Đại học Tây Bắc, gồm 7 tòa nhà (Từ K1 đến
K8, ngoại trừ K6 là Trung tâm quốc phòng an ninh có nhiệm vụ chuyên biệt).
Các tòa nhà còn lại dành cho sinh viên ở tạm trú. Các sinh viên ngƣời Lào ở K3,
K4 và K5. Việc phân chia tòa nhà cho các sinh viên dựa vào giới tính và thời
gian đăng ký.

2.1.3. Quản lý đăng ký ở và sinh hoạt
2.1.3.1. Đăng ký
Khi sinh viên muốn đăng ký ở ký túc xá, các sinh viên đến đăng ký tại
ban quản lý ký túc xá (Ban quản lý tại tòa nhà K2) để điền các thông tin nhƣ mã
sinh viên, họ và tên, tôn giáo, quê quán, ngày tháng năm sinh, dân tộc, lớp,
khoa. Sau đó, nhân viên sẽ cung cấp cho sinh viên từng mã thẻ tƣơng ứng, thẻ
ký túc xá để ra vào ký túc. Việc sắp xếp phòng ở sẽ do nhân viên kiểm tra xem
phòng nào còn trống (tiêu chuẩn 8 ngƣời ở 1 phòng). Việc phân chia tầng ở sẽ
dựa vào khóa học tại trƣờng.
Ban quản lý ký túc xá có trách nhiệm làm hợp đồng cho từng sinh viên,
photo cho các bạn một bản để giữ. Các bên thống nhất các điều khoản trong hợp
đồng và ký. Nếu trong quá trình ở, các bên muốn thay đổi các điều khoản trong
hợp đồng thì ngồi lại và đàm phán.
2.1.3.2. Nội quy
Mỗi tòa nhà có một trƣởng nhà, mỗi một tầng có một trƣởng tầng có
nhiệm vụ quản lý từng tòa nhà, từng tầng tƣơng ứng. Mỗi khi có hoạt động, ban
quản lý ký túc xá trực tiếp liên hệ với các trƣởng nhà, trƣởng tầng để thông báo
cho các phòng. Mỗi một phòng, các sinh viên tự bầu ra trƣởng phòng, phó
phòng để có trách nhiệm nhận thông báo từ trƣởng tầng, trƣởng nhà và thông
báo cho các thành viên trong phòng.
Trong quá trình ở ký túc xá, ngƣời quản lý sẽ quản lý các bạn sinh viên ở
đây. Cụ thể: Giờ mở cửa từ 5 giờ sáng, đóng cửa lúc 22 giờ 30 phút, nghỉ trƣa từ
11


12h đến 13 giờ. Nếu vào muộn quá 22 giờ 30 phút, quản lý tòa nhà sẽ nhắc nhở,
nếu tiếp tục tái phạm sẽ khiển trách, kỷ luật. Trong trƣờng hợp đặc biệt phải sự
đồng ý của ban Quản lý ký túc xá. Không đƣợc để ngƣời lạ trong phòng quá 22
giờ 30 phút, nếu bị phát hiện sẽ bị ban Quản lý ký túc xá cảnh cáo và kỷ luật.
Mỗi phòng tự giác thực hiện vệ sinh phòng ở, giữ gìn vệ sinh chung, nơi ở

ngăn nắp. Không dán giấy, tranh ảnh, đóng đinh lên tƣờng, khạc nhổ bừa bãi.
Nghiêm cấm nấu ăn trong ký túc xá, tổ chức sinh nhật, dạ hội… Ban quản lý ký
túc xá sẽ thƣờng xuyên đi kiểm tra, đôn đốc, tổ chức thi Phòng ở kiểu mẫu hàng
tháng. Kết thúc quá trình chấm điểm phòng, Ban quản lý ký túc tiến hành khen
thƣởng, dựa vào những phòng đạt giải cao đề nghị nhà trƣờng cộng điểm rèn
luyện trong năm học. Trƣờng hợp phòng đạt kém sẽ bị nhắc nhở lần 1, cảnh cáo
lần 2, lần 3 sẽ bị xét vào diện lƣu trú học kỳ tiếp theo. Nếu 3 lần liên tiếp đạt
điểm kém thì tập thể phòng đó sẽ bị chấm dứt hợp đồng trƣớc thời hạn. Trong
trƣờng hợp các thành viên trong phòng vi phạm quy chế thì tập thể phòng bị trừ
điểm thi đua: Khiển trách bị trừ 5 điểm/ 1 trƣờng hợp, cảnh cáo bị trừ 10 điểm/ 1
trƣờng hợp và bị chấm dứt hợp đồng trƣớc thời hạn nếu bị trừ 15 điểm/ trƣờng
hợp.
Nếu có ngƣời thân đến thăm, phải báo cho ban quản lý để sắp xếp gặp tại
phòng sinh hoạt chung. Nếu ở lại phải báo cáo để ban quản lý sắp xếp nghỉ tại
phòng khách. Nghiêm cấm uống rƣợu bia, gây gổ kích động đánh nhau, trộm
cắp, sử dụng ma túy, cờ bạc, mê tín dị đoan, sử dụng vũ khí, các chất nổ… Nếu
bị Ban quản lý kiếm tra bất chợt mà phát hiện sẽ tùy mức độ mà có hình thức từ
cảnh cáo đến thanh lý hợp đồng, xử lý hình sự.
2.1.3.3. Chi phí
Khi làm hợp đồng ở, sinh viên có trách nhiệm đóng tiền phòng theo giá
chung (50000 đồng/ngƣời/tháng) sinh viên có thể đóng theo tháng hoặc theo đợt.
Ngoài ra, trong quá trình ở, việc sử dụng điện nƣớc phải tiết kiệm. Mỗi phòng có
một công tơ điện, nƣớc riêng. Định kỳ hàng tháng, nhân viên ký túc sẽ đến kiểm
12


tra từng phòng. Các phòng có trách nhiệm đóng tiền, thứ 3 tuần thứ 2 hàng tháng
trƣởng phòng sẽ thay mặt phòng đi nộp cho phòng (giá hiện nay là 1770
đồng/1kWh với điện và 17000 đồng/m3 nƣớc). Nếu phòng nào không thực hiện
đầy đủ đóng tiền điện nƣớc, ban quản lý ký túc xá sẽ đƣa giấy cảnh báo 2 lần,

qua 2 lần mà phòng nào vẫn không đóng tiền nƣớc sẽ bị cắt điện nƣớc.
Mỗi phòng đƣợc cung cấp một chìa khóa, ban Quản lý giữ một chiếc chìa
khóa. Các phòng tự photo chìa khóa cho các thành viên. Trƣớc mỗi kỳ nghỉ tết,
nghỉ hè phải báo cho ban quản lý ký túc xá. Ban quản lý có trách nhiệm cử nhân
viên đến kiểm tra phòng, chốt điện nƣớc để tiến hành niêm phong. Trƣờng hợp
xảy ra mất mát đồ đạc, ban quản lý sẽ tiến hành điều tra và đƣa ra kết quả, xử lý
từng trƣờng hợp.
Các sinh viên trong mỗi phòng có trách nhiệm bảo quản, sử dụng đồ đạc
một cách hợp lý. Mỗi một phòng có 5 cái bàn và 2 cái quạt, một cái tủ đựng đồ,
một vài dụng cụ vệ sinh khác. Trƣớc khi nhận phòng, các nhân viên sẽ tiến hành
kiểm tra và bàn giao. Nếu trong quá trình ở, các dụng cụ, đồ đạc hỏng hóc, nếu
do tự hỏng thì sẽ đƣợc ban quản lý sửa chữa miễn phí. Trong trƣờng hợp hỏng
hóc do các sinh viên làm hỏng, phải báo cho ban quản lý để sửa chữa, tiền sửa
chữa sẽ do các sinh viên chi trả.
2.1.3.4. Các hoạt động khác
Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể của ký túc xá nhƣ vệ sinh
công cộng, dọn dẹp đƣờng phố, tiếng hát sinh viên ký túc xá… Nếu ban quản lý
kiểm tra, các thành viên thiếu tích cực tham gia sẽ bị ban quản lý nhắc nhở, cảnh
cáo và kỷ luật. Trƣờng hợp tham gia đạt giải sẽ đƣợc khen thƣởng, xem xét đề
nghị nhà trƣờng cộng điểm rèn luyện.
Nếu trong quá trình ở, các sinh viên có phƣơng tiện đi lại phải để gọn
gàng trƣớc sân mỗi ký túc, nghiêm cấm phóng lên trên gần khu nhà. Nếu các
sinh viên muốn để qua đêm hay cả tháng, các bạn phải nộp tiền vé ngày hoặc

13


làm vé tháng theo đúng quy định. Trƣờng hợp mất xe phải báo ngay cho ban
quản lý ký túc để ban quản lý xử lý theo quy định.
Hết mỗi năm học, Ban quản lý ký túc xá tiến hành thanh lý hợp đồng. Nếu

trong quá trình ở mà các bạn sinh viên xin ra ngoài trƣớc thời hạn phải tiến hành
xin mẫu đơn ở ban quản lý ký túc xá, xin chữ ký của trƣởng khoa, ban quản lý
sinh viên, của phòng công tác chính trị và quản lý ngƣời học, trƣởng ban ký túc
xá và nộp lại cho ban quản lý. Trƣờng hợp sinh viên ra trƣờng, các bạn chỉ cần
xuống ban quản lý ký túc xá và thanh lý hợp đồng là xong. Trong trƣờng hợp
kiểm tra và thanh lý hợp đồng, các nhân viên có trách nhiệm kiểm tra đầy đủ các
thông tin cá nhân, kiểm tra việc đóng các loại phí. Nếu thấy các bạn sinh viên
nào chƣa đóng hoặc đóng thiếu tiền phí sẽ lập danh sách và gửi lên phòng đào
tạo đại học để tiến hành không cấp bằng đến khi nào các bạn nộp đủ.
2.2. Đề xuất mô hình quản lý ký túc xá
Dựa vào việc nghiên cứu kết hợp thu thập thông tin, đƣa ra những hạn chế
của hệ thống cũ, em xin đề xuất mô hình quản lý Ký túc xá trƣờng Đại học Tây
Bắc.
Nghiên cứu và xây dựng phần mềm đáp ứng những nghiệp vụ cơ bản của
ký túc xá nhƣ: Quản lý thông tin nhân viên làm việc ở ký túc xá, quản lý tài
khoản nhân viên, quản lý thông tin sinh viên, quản lý các thiết bị, quản lý việc
ký hợp đồng giữa sinh viên và nhân viên quản lý, các hóa đơn thanh toán, quản
lý phòng, các loại phí phát sinh.

14


Hệ thống quản lý

Quản lý nhân
viên

Quản lý sinh
viên


Thông tin
nhân viên (mã
nhân viên, họ
tên, ngày sinh,
số điện
thoại…)

Thông tin
sinh viên (mã
sinh viên, họ
tên, dân tộc,
lớp…)

Quản lý
phòng, cơ sở
vật chất

Quản lý hợp
đồng, hóa
đơn

Thông tin
phòng

Thông tin hợp
đồng (mã hợp
đồng, sinh
viên, ngày lập,
nhân viên…)


Số lƣợng thiết
bị, tình trạng

Tài khoản
đăng nhập

Thông tin về
các hóa đơn
về các loại phí
khi ở kí túc xá

2.2.1. Liệt kê tác nhân và usecase
2.2.1.1. Các tác nhân
* Tác nhân sinh viên: Là ngƣời trực tiếp ở tại ký túc xá.
* Tác nhân nhân viên: Là ngƣời quản lý việc ở và sinh hoạt của sinh viên
tại ký túc xá.
* Tác nhân ngƣời quản lý: Có trách nhiệm quản lý toàn bộ hệ thống.
2.2.2.2. Các usecase
a, Các usecase tƣơng ứng của tác nhân sinh viên:
+ Đăng ký ở
+ Nộp tiền ở và phí sinh hoạt (điện, nƣớc).
+ Đóng tiền sửa chữa đồ đạc nếu hỏng hóc.
+ Báo cáo thanh lý hợp đồng.
Biểu đồ use case của tác nhân Sinh viên:

15


Biểu đồ 1: Biểu đồ use case của tác nhân Sinh viên


b, Các usecase tƣơng ứng của tác nhân nhân viên:
+ Tạo tài khoản
+ Làm hợp đồng.
+ Quản lý thông tin sinh viên
+ Kê khai hóa đơn các loại phí.
+ Kê khai, quản lý các thiết bị.
+ Xóa, cập nhật lại hệ thống sau một năm.
Biểu đồ usecase tƣơng ứng của tác nhân nhân viên:

Biểu đồ 2: Biểu đồ use case của tác nhân nhân viên
16


c, Các usecase của tác nhân ngƣời quản lý:
+ Quản lý tài khoản của nhân viên.
+ Quản lý hệ thống.
Biểu đồ usecase của tác nhân ngƣời quản lý:

Biểu đồ 3: Biểu đồ use case của tác nhân Quản lý

2.2.2. Đặc tả ca sử dụng
2.2.2.1. Quản lý đăng ký ở
Mô tả quá trình đăng ký ở ký túc xá của sinh viên.
* Dòng sự kiện chính:
 Sinh viên khai vào đơn đăng ký, điền các thông tin nhƣ họ và tên, mã
sinh viên, ngày sinh, dân tộc, tôn giáo, quê quán, lớp, khoa.
 Nhân viên kiểm tra các thông tin của sinh viên, sau đó nhập mã thẻ là
số thứ tự đăng ký.
* Dòng sự kiện phụ:
 Trong quá trình khai vào đơn đăng ký lỗi, nhân viên sẽ kiểm tra và sửa

lại cho chính xác.
2.2.2.2. Quản lý hợp đồng
17


×