Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Y TẾ SỨC KHỎEĐUỐI NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.82 KB, 3 trang )

Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên

Chăm sóc y tế

BÀI 14:
ĐUỐI NƯỚC
- Không kể các trường hợp như ngất, động kinh, chấn thương… trước khi ngã
xuống nước, đuối nước có thể xảy ra trong các trường hợp sau:
+ Ngạt nước trước rồi ngất:
 Không biết bơi ngã xuống nước.
 Đang bơi bị chuột rút hoặc bị dòng nước xoáy cuốn xuống
 Lặn sâu quá rồi bị ngạt.
+ Ngất trước rồi mới ngạt: do người yếu mệt hoặc xuống nước lạnh đột ngột
hoặc nhảy từ trên cao xuống nước.
- Chết đuối là những trường hợp tử vong ngay sau đuối nước hoặc nạn nhân đã hồi
phục sau khi được cứu vớt nhưng tử vong do các biến chứng của đuối nước.
1. Triệu chứng và biến chứng:
a.
b.
c.
d.

Ngừng thở
Ngừng tim.
Ngất.
Rối loạn thần kinh do thiếu ôxy não như: lẫn lộn, giãy giụa, hôn mê, co
giật.
e. Hạ thân nhiệt:
o Nạn nhân có thể tử vong do hạ thân nhiệt vì nhiệt độ nước quá thấp.
o Sau khi nạn nhân hồi phục có thể vẫn còn nguy cơ hạ thân nhiệt
f. Rối loạn tuần hoàn: trụy tim mạch


g. Phù phổi cấp, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, viêm phổi
2. Cách xử trí đuối nước:
a. Vớt nạn nhân lên xuồng cứu sinh hoặc lên tầu:
+ Khi nạn nhân chưa chìm thì tung phao, dây, gậy cho nạn nhân túm
+ Hoặc nhanh chóng cử người bơi giỏi xuống cứu vớt nạn nhân

79


Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên

Chăm sóc y tế

b. Sơ cứu tại chỗ: Theo kinh nghiệm, để cứu người ngạt nước hiệu quả phải
sơ cứu ngay ở dưới nước bằng cách:
+ Nắm tóc nạn nhân để đầu nhô lên khỏi mặt nước,
+ Tát 2-3 cái mạnh vào má nạn nhân để gây phản xạ hồi tỉnh và thở lại.
+ Có thể thổi ngạt ngay cho nạn nhân nếu ngừng thở.
+ Đồng thời quàng tay qua nách nạn nhân kéo đến xuồng cứu sinh hoặc
tầu một cách nhanh nhất.
c. Sơ cứu trên xuồng hay trên tầu:
+ Khi đã đưa được nạn nhân lên xuồng, lên thuyền, khẩn trương:
o Để nạn nhân nằm ưỡn cổ, lấy khăn lau sạch mũi, họng, miệng rồi
kiểm tra thở và mạch.
o Có thể xốc nước để làm nước trong miệng, họng và dạ dày chảy ra,
không nên áp dụng ở người lớn và nếu làm thì không quá 20 giây.

o Nếu ngừng thở tiến hành ngay thổi ngạt miệng - miệng hoặc miệng
– mũi: tần số : 12 - 18 lần/ phút.
o Nếu ngừng tim phải ép tim và thổi ngạt.

• Nếu có 1 sơ cứu viên: thổi ngạt 2 lần → ép tim 15 lần
• Nếu có 2 sơ cứu viên: thổi ngạt 1 lần → ép tim 5 lần
80


Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên

Chăm sóc y tế

o Cần khẩn trương, kiên trì tiến hành thổi ngạt và ép tim cho đến khi
tim đập lại và thở trở lại.(Xem lại bài cấp cứu nạn nhân bất tỉnh)
+ Sau khi đã sơ cứu có kết quả, bệnh nhân thở lại, tim đập trở lại:
o Gọi tư vấn Tele Medicine hoặc gọi phương tiện cấp cứu để hỗ trợ
chuyển bệnh nhân đến một cơ sở y tế có trang bị hồi sức đầy đủ.
o Ủ ấm cho nạn nhân ( không cho uống rượu )
o Theo dõi mạch, nhịp thở, huyết áp, ý thức của nạn nhân.
o Nếu nạn nhân khó thở thì cho thở Oxy.
+ Luôn luôn đề phòng các biến chứng do đuối nước xảy ra sau khi nạn
nhân đã hồi phục.
The end.

81



×