Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Y TẾ SỨC KHỎEHIV AIDS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.87 KB, 7 trang )

Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên

Chăm sóc y tế

BÀI 25: HIV/AIDS
I. Khái niệm:
1. HIV:
- viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human Immunodeficiency Virus"
- là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả
năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
2. AIDS:
- viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired Immune Deficiency Syndrome"
- là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, biểu hiện thông
qua các bệnh nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong.
3. Miễn dịch: là một hệ thống bảo vệ cơ thể con người chống lại sự tấn công của
các loại mầm bệnh.
4. Hội chứng: một tập hợp các triệu chứng cùng xảy ra, các dấu hiệu lâm sàng và
cận lâm sàng (xét nghiệm) có tính đặc thù của một bệnh hay chung cho một số
bệnh.

II. Tình hình nhiễm HIV/AIDS:

110


Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên

Chăm sóc y tế

- Đại dịch HIV/ AIDS là một căn bệnh thế kỷ, kể từ khi phát hiện vào năm 1981
đến nay HIV/AIDS đã xuất hiện ở tất cả các quốc gia trên thế giới, với số lượng


người nhiễm và chết đến hàng chục triệu người.
- Số lượng thống kê (tương đối):
+ Thế giới ( Châu Phi, Châu Á chiếm chủ yếu và phát triển nhanh ):
 Trên 60 triệu người nhiễm HIV/AIDS;
 Trong đó trên 20 triệu người đã tử vong vì AIDS.
+ Việt Nam:
 112.880 người nhiễm HIV/AIDS,
 trong đó 19.261 người đã chuyển sang AIDS và có 11.247 người tử
vong do AIDS

III. Đường lây truyền HIV: HIV lây truyền qua 3 đường:
1. Đường tình dục.

111


Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên

Chăm sóc y tế

2. Máu và các chế phẩm máu.

3. Đường
mẹ
truyền
sang
con
trong
thời kỳ
mang

thai và
cho
con bú.

IV. Các giai đoạn của quá trình nhiễm HIV/AIDS:
1. Giai đoạn nhiễm trùng cấp tính ( giai đoạn cửa sổ ):
- Sau khi nhiễm HIV, chỉ khoảng 50% có biểu hiện giống như bệnh cúm
112


Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên

Chăm sóc y tế

- Xét nghiệm kháng thể kháng HIV âm tính ( HIV (-) ): trong khoảng 2 – 3
tháng đầu, có khi đến 6 tháng.
2. Giai đoạn không triệu chứng:
- Người nhiễm HIV không có biểu hiện triệu chứng gì, vẫn lao động, sinh
hoạt bình thường.
- Xét nghiệm HIV: ( + );
- Kéo dài vài năm đến 10 – 12 năm.
3. Giai đoạn hội chứng hạch dai dẳng:
- Khoảng 1/3 người nhiễm HIV có hạch to nổi toàn thân,
- thường gặp ở 2 bẹn, vùng cổ, nách, dưới hàm…
- Các hạch có đặc điểm là đối xứng nhau.
4. Giai đoạn AIDS ( gồm 2 thời kỳ - cận AIDS và AIDS thực sự ):
- Sụt cân trên 10% cân nặng không giải thích được.
- Ỉa chảy tái diễn, sốt từng đợt kéo dài.
- Nhiễm Herpes simplex và Herpes zoster (zona) ở da, niêm mạc tái diễn.


- Nhiễm nấm Candida ở hầu, họng kéo dài hay tái phát.

- Đau cơ – xương – khớp, nhức đầu, mệt mỏi, viêm đường hô hấp tái diễn
- Thời kỳ AIDS thực sự, bệnh nhân rất dễ mắc:
113


Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên

Chăm sóc y tế

+ Các bệnh nhiễm trùng cơ hội: nhiễm nấm, vi khuẩn (lao), virut, ký sinh
trùng ở các cơ quan nội tạng

+ Ung thư: ung thư mạch máu (Sarcoma Kaposi) và U lympho: ở não, hạch

( Các bệnh chỉ điểm AIDS )
- Cơ thể gầy mòn suy kiệt,
- Giai đoạn này kéo dài 1 - vài năm tuỳ thuộc bệnh nhân và quá trình điều trị.
V. Các xét nghiệm chẩn đoán:
1. Xét nghiệm kháng thể: Là loại xét nghiệm gián tiếp chỉ ra sự có mặt của HIV
thông qua việc phát hiện kháng thể kháng HIV.
2. Xét nghiệm trực tiếp: Phát hiện chính bản thân HIV
114


Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên

Chăm sóc y tế


3. Các xét nghiệm máu hỗ trợ chẩn đoán và giúp đánh giá mức độ suy giảm
miễn dịch, gồm đếm tế bào T CD4+ và CD8+…
4. Các xét nghiệm phát hiện bệnh lây qua đường tình dục và nhiễm trùng cơ
hội như giang mai, viêm gan B, nấm, ký sinh trùng, lao...
VI. Chẩn đoán:
1. Chẩn đoán nhiễm HIV dương tính:
Một mẫu máu dương tính với cả ba lần xét nghiệm với ba loại sinh phẩm có chế
phẩm kháng nguyên khác nhau và các nguyên lý phản ứng khác nhau.
2. Chẩn đoán là bệnh nhân AIDS:
+ Tất cả những người nhiễm HIV mà số lượng CD4 < 200 tế bào/mm 3 máu,
mặc dù chưa có triệu chứng lâm sàng.
+ Hoặc có các bệnh chỉ điểm, dù số lượng CD4 > 500 tế bào/mm3 máu.
VII. Điều trị:
Hiện tại việc điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS khá phức tạp và tốn kém
nhưng chỉ giúp kéo dài sự sống chứ không chữa khỏi được bệnh. Gồm:
1. Điều trị bằng thuốc:
+ Thuốc chống virus:
+ Thuốc điều hoà miễn dịch:
+ Thuốc phòng ngừa và điều trị bệnh cơ hội:
2. Trị liệu bổ sung:
+ Chế độ dinh dưỡng tốt, làm việc nghỉ ngơi điều độ.
+ Liệu pháp vitamin, liệu pháp vi lượng và châm cứu,...
3. Xử trí phơi nhiễm HIV:
+ Người bị phơi nhiễm với máu, dịch cơ thể có nguy cơ lây nhiễm của
người HIV(+) cần tư vấn chuyên môn.
+ Cần điều trị ngay 2-3h sau khi bị tai nạn, muộn nhất không quá 7 ngày.
+ Thử lại HIV sau khi dùng thuốc 1 tháng; 3 tháng và 6 tháng. Tổn thương
không làm xây sát da không điều trị mà chỉ cần rửa sạch da.
+ Xử trí ngay tại chỗ:
 Da:

Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch,
sau đó sát trùng bằng dung dịch Povidine Iode hoặc cồn 700, để
tiếp xúc nơi bị tổn thương ít nhất 5 phút.
 Mắt:
Rửa mắt với nước cất hoặc nước muối đẳng trương 9‰.
115


Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên

Chăm sóc y tế

sau đó nhỏ mắt bằng nước cất liên tục trong 5 phút.
Miệng, mũi: rửa mũi bằng nước cất, súc miệng bằng nước muối
đẳng trương 9‰.

VIII. Dự phòng:
Dựa vào đường lây nhiễm HIV, có các biện pháp phòng sau:
1. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục:
+ Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng và cả hai người đều
chưa bị nhiễm HIV. Không quan hệ tình dục bừa bãi.
+ Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị
nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho
bản thân bằng cách sử dụng bao cao su mới đúng cách.
+ Dùng thuốc diệt tinh trùng và HIV: phổ biến là Nonoxynol-9 (Menfagol)
được làm dưới dạng kem bôi, viên đặt, hoặc tẩm vào màng xốp, bao cao
su.
2. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu:
+ Không tiêm chích ma túy.
+ Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu

và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.
+ Hạn chế tiêm chích. Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng
chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật,
xăm, xỏ lỗ, châm cứu...
+ Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV
+ Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...
3. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con:
+ Phụ nữ nhiễm HIV không nên mang thai, vì tỷ lệ lây truyền HIV sang
con là 20% - 40%.
+ Nếu có thai thì uống thuốc dự phòng, mổ đẻ, không cho con bú theo
hướng dẫn của bác sĩ.

The end.

116



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×