Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để xử lí các tình huống hạn chế sử dụng túi nilon vì một môi trường xanh sạch đẹp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 24 trang )

BÀI D Ự THI V Ậ
N DỤ
N G KI Ế
N TH Ứ
C LIÊN MÔN ĐỂ GI Ả
I
QUY Ế
T CÁC TÌNH HU Ố
N G TH Ự
C TI Ễ
N
I. TÊN TÌNH HUỐNG:
“Hạn chế sử dụng túi nilon vì một môi trường xanh – sạch - đẹp”.
* Tình huống cần giải quyết: Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày ở nhà cũng
như học tập ở trường em thường thấy các bạn học sinh, người dân nơi em sinh
sống thường xuyên sử dụng, thải bỏ các loại túi nilon ra môi trường. Em rất trăn trở
về vấn đề này vì ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường và sức khỏe con người.
II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
- Giúp mọi người hiểu rõ về tác hại của túi nilon đối với môi trường và
sức khỏe của con người, từ đó có cách sử dụng phù hợp để giảm thiểu tác hại của
chúng.
- Đề xuất các biện pháp hạn chế sử dụng túi nilon. Từ đó giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường.
III. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH
HUỐNG:
Để giải quyết tình huống trên, em đi nghiên cứu những nội dung sau:
1. Thực trạng và lý do sử dụng túi ni lon hiện nay của người dân.
2. Hậu quả của việc sử dụng túi ni lon.
3. Các giải pháp hạn chế sử dụng túi ni lon.
IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
1. Các phương pháp nghiên cứu:


- Tìm hiểu thực tế, sưu tầm tư liệu, trao đổi với giáo viên hướng dẫn.
- Ứng dụng công nghệ thông tin: Truy cập internet, máy tính, máy ảnh...
- Sử dụng phương pháp: Trực quan, hợp tác, thống kê, phân tích, đánh giá.
- Xây dựng đề cương, viết bài.


2. Các cách giải quyết tình huống:
2.1.Phát phiếu điều tra đến các hộ gia đình, phỏng vấn trực tiếp người dân trong 1
thôn.
2.2.Vận dụng kiến thức liên môn:
+ Ngữ văn: Rèn kỹ năng giao tiếp sử dụng ngôn từ để vận động, tuyên truyền cho
mọi người thấy tác hại của túi nilon đối với sức khỏe và môi trường sống.
+ Toán: Thống kê tỉ lệ số người, số túi nilon thải ra môi trường.
+ Vật lí: Tính chất vật lí của túi nilon khó phân hủy.
+ Hóa học: Biết được các nguyên liệu sản xuất túi nilon, các chất khí độc hại thải ra
khi đốt chúng.
+ Sinh học: Biết được ảnh hưởng của túi nilon đối với môi trường sống và sức khỏe
con người.
+ GDCD: Giáo dục ý thức sử dụng, thải bỏ túi nilon.
+ Tin học: Sử dụng phần mềm Powerpoint.
V. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
1. Thực trạng, lý do sử dụng:
Trước đây nhà bác học Acximet nói “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng cả trái
đất lên” thì ngày nay có người nói: “Hãy cho tôi những chiếc túi nilon tôi sẽ đựng
được cả trái đất”. Điều đó đã trở thành hiện thực – túi nilon đã có mặt ở khắp mọi
nơi, trở thành loại bao bì được ưa chuộng ở hầu hết các quốc gia nhất là Việt Nam.
Không biết tự bao giờ túi nilon đã len vào cuộc sống, thay thế lá dong, lá chuối, lá
sen… là những loại lá truyền thống của người Việt xưa.
Theo như kiến thức môn Hóa, Ngữ văn 8 (Bài “Thông tin trái đất năm 2000”) em đã
được học thì túi nilon là một loại túi có tính chất bền dẻo, mỏng nhẹ, nguyên liệu tạo

ra là dầu mỏ, khí đốt. Túi nilon ra đời là sản phẩm của dây chuyền sản xuất hiện đại
với nhiều loại túi có kích cỡ, màu sắc khác nhau.
Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp nên túi nilon được dùng phổ
biến, có mặt hầu như ở mọi nơi: từ hàng bán rau, dưa, cà thịt... đến các cửa hàng,
những trung tâm thương mại lớn…
Theo một số thống kê gần đây cho biết: Mỗi phút trên thế giới có hơn 1 triệu túi
nilon được sử dụng. Trung bình mỗi gia đình Việt Nam dùng khoảng 10 túi nilon


/ngày. Mỗi ngày cả nước ta thải ra môi trường trên 800 tấn túi nilon, con số này vẫn
không ngừng tăng lên từng ngày, từng giờ.



Các quán bán dưa muối, thức ăn chín ở thôn Do Lễ - Liên Sơn – Kim Bảng – Hà
Nam sử dụng túi nilon để đựng.
Một góc chợ thôn Do Lễ - Liên Sơn - Kim Bảng

Túi nilon được bày bán với đủ các chủng loại, màu sắc.


2. Tác hại của túi nilon:
2.1.Tác hại đối với môi trường:
Nguyên liệu để làm ra túi nilon chủ yếu là dầu mỏ, khí đốt và các chất phụ
gia, kim loại nặng, phẩm màu… là những chất cực kì nguy hiểm, do đó trong quá
trình sản xuất nó sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, gây ô nhiễm không
khí, làm phá hủy tầng ozon, thúc đẩy biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo các nhà khoa
học, túi nilon còn làm từ chất khó phân hủy (plastic), khi thải ra môi tr ường phải mất
từ 200 - 500 năm, thậm chí đến 1000 năm mới phân huỷ hoàn toàn.


Bãi rác thôn Do Lễ - Liên Sơn Kim Bảng – Hà Nam

Cầu thôn Do Lễ - Liên Sơn

Túi nilon còn tàn phá thiên nhiên, gây ra hiện tượng xói mòn, đất bạc màu, không tơi
xốp, kém chất dinh dưỡng. Túi nilon khi vùi trong đất, khiến đất không giữ được
nước, nghèo khí ôxi, cây trồng không thể phát triển vì không chuyển được nước và
chất dinh dưỡng cho cây, làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loại thực vật,
ảnh hưởng đến sự phát triển hệ sinh thái. Không chỉ dừng lại ở đó, khi rơi xuống
cống rãnh, sông hồ, túi nilon làm tắc nghẽn các đường thoát nước, tăng khả năng
ngập lụt vào mùa mưa. Các túi nilon còn gây ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là
nguồn nước ngọt.


Một nhánh thoát nước xuống sông Đáy ở thôn Do Lễ - Liên Sơn
Túi nilon khi trôi xuống sông, hồ làm chết các sinh vật nuốt phải, khi chết các sinh
vật sẽ nổi lềnh bềnh trên mặt nước cũng sẽ gây ô nhiễm nguồn nước.


Bến Xóm Ngang – Do Lễ - Liên Sơn – Kim Bảng- Hà

Nam
Túi nilon gây ô nhiễm môi trường nước làm cá chết hàng loạt
2.2. Tác hại đối với con người:
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Cũng có một số túi
nilon làm từ chất dẻo không độc hại nhưng phân tử đơn lẻ của chất này lại có khả
năng gây ung thư. Đấy là chưa kể đến khả năng các loại túi này bị nhiễm vi sinh vật
do không qua quá trình khử trùng và bảo quản khoa học.
Túi nilon khi đốt, sẽ sinh ra khí đioxin và fura gây ngộ độc, nôn ra máu, ảnh hưởng
tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng tiêu hoá… Đặc biệt, trong một số loại túi

nilon có lẫn lưu huỳnh, dầu hoả nguyên chất khi đốt gặp hơi nước sẽ tạo thành axit
sunfuric dưới dạng mưa axit có hại cho phổi khi hô hấp, gây viêm phổi, tắc ngh ẽn
đường hô hấp, ho lao…
Đặc biệt ở nhiệt độ từ 70 - 80°C, các chất phụ gia sẽ hoà tan vào thực phẩm. Chất
phụ gia hoá dẻo TOCP (triortho oesylphosphat) có thể làm tổn thương, thoái hoá
thần kinh ngoại biên và tuỷ sống, chất BBP có thể gây độc cho tinh hoàn và gây ra
một số dị tật bẩm sinh, thay đổi giới tính...


Túi ni lon đựng thức ăn chín rất nguy hiểm cho sức
khỏe con người

Một học sinh bị ngộ độc vì ăn xôi nóng đựng trong
túi nilon

3. Giải pháp:
3.1. Tiến hành điều tra những hiểu biết cụ thể của người dân địa phương về
túi nilon:
3.1.1. Dùng phiếu điều tra:
Để biết được các gia đình trong thôn đã sử dụng túi nilon như thế nào? Số lượng
bao nhiêu? Các dạng túi? Tác hại của nó ? Em đã tiến hành phát phiếu điều tra tới
50 hộ gia đình ở thôn Do Lễ, xã Liên Sơn kết quả như sau :
+ 30 gia đình (60%) biết về tác hại của túi nilon nhưng chưa có ý thức giảm
thiểu trong việc dùng nó.
+ 12 gia đình (24%) có biết nhưng còn mơ hồ.
+ 8 gia đình (16%) hoàn toàn không biết tác hại của nó.
Những con số này đã nói lên nguyên nhân việc sử dụng túi nilon ngày càng
gia tăng, gióng lên hồi chuông báo động về môi trường sống bị ô nhiễm.
3.1.2. Phỏng vấn trực tiếp:
Em tiến hành phỏng vấn trực tiếp 30 người, kết quả như sau:



Trung bình 1 người thải ra môi trường 5 túi nilon một ngày.
Như vậy 1 ngày 30 người đã thải ra 150 túi -> 1 tuần số túi nilon thải ra là 1.050túi
-> 1 tháng số lượng túi nilon thải ra là 45.000 túi.
Với dân số hơn 1000 thì mỗi tháng người dân thôn Do Lễ đã thải ra môi trường
khoảng 45.000.000 túi. Một số lượng túi nilon tương đối lớn.

Điều tra hiểu biết của người dân thôn Do Lễ về tác hại của túi nilon

3.2. Phối kết hợp với các tổ chức ban ngành đoàn thể địa phương
3.2.1.Về phía địa phương:
- Thông qua các cơ quan truyền thông (Đài truyền thanh của xã...) tăng cường giáo
dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại của túi nilon đối với
môi trường, sức khoẻ con người.
- Đưa vấn đề sử dụng, thu gom túi ni lông vào các buổi hội họp ở địa phương.


Tuyên truyền về hạn chế sử dụng túi nilon của hội phụ nữ thôn Do Lễ, Liên Sơn
- Vận động, tạo điều kiện cho mọi người phân loại rác, tái sử dụng nilon cũ. Đặt
thêm nhiều thùng rác ở nơi công cộng, các vùng nông thôn.
- Đánh thuế môi trường, tăng giá túi nilon để giảm sử dụng.
- Vận động toàn dân sử dụng các loại túi khác (làn nhựa, túi giấy, túi vải, túi tự phân
hủy, lá chuối, lá sen...) để đựng thực phẩm và đựng các đồ dùng khác.

Túi nilon được các bà nội trợ thôn Do Lễ thay thế bằng làn nhựa


Các bà mẹ bắt đầu sử dụng cặp lồng để đựng cháo dinh dưỡng


Một loại túi sạch, tự phân hủy trong thời gian ngắn, nguyên liệu sản xuất túi không
có hóa chất độc hại được người dân của 109 nước sử dụng, trong đó có cả người
dân quê em.
3.2.2.Về phía nhà trường:
- Trường em học đã có những quy định chặt chẽ như: đề ra nội quy trường lớp; triển
khai kĩ vào các tiết chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp cuối tuần, các giờ học Giáo dục
công dân… Các thầy cô giáo, tất cả các bạn học sinh đặc biệt là Đội Sao đỏ thường
xuyên theo dõi để cô Tổng phụ trách xử lí ngay. Các bạn khi vi phạm, các thầy cô
khuyên bảo, phân tích, phải viết bản kiểm điểm; còn hình phạt là phạt trực nhật,
nhặt giấy rác thậm chí nặng hơn là cảnh cáo trước toàn trường…. cũng góp phần
quan trọng trong việc hạn chế xả rác và túi ni lon ra trường lớp.


- Xử lý nghiêm đối với những hành vi thải túi nilon ra trường lớp đồng thời có những
hình thức khen thưởng động viên kịp thời đối với những bạn phát hiện ra hành vi xả
túi nilon bừa bãi.
- Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh phát động cuộc thi vẽ tranh, tìm hiểu về
môi trường, đặc biệt là về ảnh hưởng của túi nilon. Cho học sinh làm “Kế hoạch
nhỏ” thu gom túi nilon đã sử dụng (giăt sạch, phơi khô) phân loại lớn nhỏ và liên hệ
bán lại với giá 50% so với bao ni lon mới cho những người kinh doanh.

Các bạn học sinh khối 9 trong cuộc thi trình diễn thời trang về túi nilon


Hưởng ứng phong trào kế hoạch nhỏ của đội: Các bạn học sinh trường
THCS Liên Sơn đang phân loại túi nilon còn sử dụng được để bán cho cửa hàng


Cuộc thi vẽ tranh của trường THCS Liên Sơn về chủ đề hạn chế sử dụng túi nilon
- Thường xuyên tổ chức cho học sinh các buổi lao động vệ sinh, thu gom túi

nilon ở trường cũng như ở thôn xóm. Tích cực tham gia lao động dọn vệ sinh sân
trường và phân loại rác vào sáng thứ hai, chiều thứ 7 hàng tuần; ngày 7, 17, 27
hàng tháng.


Buổi thu gom túi nilon, rác của các bạn học sinh lớp 6 trường THCS Liên Sơn


Thùng rác của nhà trường để các bạn dễ phân loại rác hữu cơ và vô cơ

Các bạn học sinh lớp 9 tham gia thu gom túi nilon ở địa phương
Bản thân em là một học sinh, đứng trước những hành động xả rác bừa bãi của các
bạn em đã thường xuyên khuyên nhủ các bạn, báo cáo với thầy cô những bạn vi
phạm. Vận động các bạn trong lớp, trường tuyên truyền với gia đình và người thân
về tác hại của túi nilon.
Em cũng đã thiết kế một chương trình tuyên truyền 10 phút bằng phần mềm
Microsoft Powerpoint mang tựa đề: “Hạn chế sử dụng túi nilon vì một môi
trường xanh - sạch - đẹp” và xin cô tổng phụ trách Đội của trường cho thực hiện
tuyên truyền trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần ở các lớp khác.


Tuyên truyền về tác hại của túi ni lon


Các bạn học sinh trường THCS Liên Sơn tuyên truyền bà con không vứt túi nilon
xuống sông Đáy trong ngày tết ông Công, ông Táo

Các bạn đang tuyên truyền cho các hộ kinh doanh hạn chế sử dụng túi nilon, thay
thế bằng làn nhựa,các loại túi thân thiện với môi trường.
3.2.3. Về phía gia đình:

- Loại bỏ thói quen sử dụng túi nilon, thay thế bằng những loại khác như túi sinh
thái, túi giấy dễ phân huỷ trong môi trường mà không mang chất độc hại, túi cói,
hoặc lá chuối, lá dong, lá sen…


Lá chuối gói giò

Lá sen gói cơm

- Tích cực trồng các loại cây: Dong, chuối, dọc mùng... vừa có gía trị kinh tế, lại có lá
sử dụng. (Theo thống kê thì trên 80% hộ gia đình ở thôn Do Lễ trồng các loại cây
này)


Một số loại cây được bà con trồng ở thôn Do Lễ - Liên Sơn
- Hạn chế sử dụng túi nilon, tiết kiệm những túi sạch, giặt phơi và sử dụng lại.
- Thu gom, phân loại rác tại gia đình để thuận tiện cho việc xử lí lần nữa.
- Chấp hành nghiêm quy định về vệ sinh môi trường, đổ rác đúng nơi và đúng thời
gian của đội thu gom rác thôn xóm.
- Cho con ăn sáng tại gia đình để tránh bị ngộ độc thức ăn.

Phân loại rác tại gia đình – một việc làm góp
phần bảo vệ môi trường

Túi nilon được bà con thôn
Do Lễ giặt sạch để tái sử dụng


Các bà nội trợ thôn Do Lễ đang giặt và phân loại túi nilon để tái sử dụng



Một số loại túi thân thiện với môi trường


Một loại làn được bà con Do Lễ rất ưa chuộng khi đi chợ
VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Đây là một vấn đề thường thấy trong cuộc sống và khó giải quyết tận gốc và
cũng khó thống kê được kết quả cụ thể. Tuy nhiên, khi thực hiện những giải pháp
này, chúng ta sẽ nâng cao ý thức của mọi người trong việc “ Nói không với túi nilon”
để góp phần giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khoẻ của chính bản thân, gia
đình và xã hội.
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Địa, Văn, GDCD...
sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về tác hại của việc sử dụng túi nilon bừa bãi, từ đó
tăng kỹ năng vận dụng các kiến thức từ sách vở vào thực tế đời sống.
Việc làm này cũng giúp chúng ta có kĩ năng sống: hợp tác, đoàn kết, trình bày,
ra quyết định, chia sẻ và trở thành những tuyên truyền viên giỏi, có kinh nghiệm.
Vì một ngày mai tươi sáng của quê hương, đất nước và của hành tinh chúng
ta, mong rằng ý thức sử dụng túi nilon sẽ được đồng tình, nhân rộng, sẽ đem đến
những hiệu quả trước mắt và lâu dài. Các bạn ơi, hãy chung tay vì “Môi trường
sạch đẹp ”, vì “Ngôi nhà chung” của chúng ta các bạn nhé!



×