Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Chuyên đề tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua môn địa lí lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.3 KB, 13 trang )

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ CÂP CỤM NĂM HỌC 2015 – 2016

CHUYÊN ĐỀ
“TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
QUA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 6”
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lí luận:
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển bền vững quốc gia,
nhiều văn bản đã được ban hành nhằm thể chế hóa công tác BVMT, trong đó có công tác
giáo dục BVMT.
Luật BVMT năm 2005 được quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XI kì hop thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 có quy định về giáo dục BVMT và đào
tạo nguồn nhân lực BVMT. Công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường
nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức BVMT.
Ngày 15/11/2004, Bộ Chính Trị đã ra nghị quyết 41/NQ/TW về “ BVMT trong thời
kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nghị quyết xây dựng quan điểm BVMT là
một trong những vấn đề sống còn của nhân loại, là yếu tố bảo vệ sức khỏe và chất lượng
cuộc sống của nhân dân. Nghị quyết coi tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức là giải
pháp số 1 trong 7 giải pháp BVMT của nước ta và chủ trương “ Đưa nội dung giáo dục
BVMT vào chương trình, SGK của hệ thống giáo dục quốc dân, phát triển dần thời lượng
tiến tới hình thành môn học chính khóa đối với cấp học THCS”.
Ngày 17/10/2001, Thủ tướng chính phủ kí duyệt Quyết định 133/QĐ – TTg phê
duyệt đề án đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân với mục tiêu “ giáo
dục học sinh hiểu biết về pháp luật và chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về
BVMT, có kiến thức về môi trường để tự giác thực hiện BVMT.
Từ những chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31/01/2005, bộ trưởng Bộ giáo
dục và đào tạo đã ra chỉ thị “về việc tăng cường công tác giáo dục BVMT” chỉ thị đã xác
điịnh nhiệm vụ trọng tâm cho giáo dục là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi
trường và BVMT bằng hình thức phù hợp trong các môn học, xây dựng mô hình trường
Xanh – Sạch – Đẹp phù hợp với các vùng còn gặp nhiều khó khăn.



1


2. Cơ sở thực tiễn:
Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài
người. Chính vì vậy BVMT là vấn đề sống còn của nhân loại và mỗi quốc gia.
Nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức
của con người. Giáo dục BVMT là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất
và tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu BVMT và phát triển bền vững
đất nước.
Mục tiêu giáo dục BVMT trong địa lí 6 là trang bị cho học sinh một hệ thống kiến
thức tương đối đầy đủ về môi trường và kỹ năng BVMT. Các em phải ý thức được rằng
giữ gìn BVMT sống phải từ các hoạt động bình thường ngay trong lớp học, giờ học, giờ
chơi, lúc nghĩ ngơi, sinh hoạt trong gia đình, nơi công cộng. Xa hơn nữa lúc làm việc trên
đồng ruộng, trong nhà máy, trường học, có khả năng cải tạo môi trường xung quanh bằng
những việc làm đơn giản mà hiệu quả, cũng có thể nảy sinh những ý tưởng mới mẻ về
BVMT trong học sinh và cả gia đình các em.
Khi đã có những hiểu biết cần thiết sẽ giúp cho học sinh có kĩ năng, phương pháp
hành động để nâng cao năng lực lựa chọn phong cách sống, tích hợp với việc bảo vệ các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải
quyết các vấn đề môi trường, góp phần vào việc thực mục tiêu xây dựng trường học thân
thiện học sinh tích cực tại địa phương.
II. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN CHUYÊN CẦN:
A. Xác lập địa chỉ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn địa lí 6
STT

Địa chỉ tích hợp

1


Bài 12: Tác động của
nội lực và ngoại lực
trong việc hình thành
địa hình bề mặt trái
đất.

2

Bài 13: Địa hình bề
mặt trái đất

Mức độ tích
hợp
Tác động của nội lực sinh ra hiện Liên hệ
tượng núi lửa, động đất ảnh hưởng đến
đời sống con người và môi trường. Tác
động của ngoại lực (dòng chảy xói mòn
đất, sự ăn mòn nước biển, mài mòn
đá...) ảnh hưởng đến môi trường.
Khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản Liên hệ
quá mức, cạn kiệt, ảnh hưởng đến môi
Nội dung tích hợp

2


3

Bài 15: Các

khoáng sản

4

Bài 17: Lớp vỏ khí

5

Bài 18: Thời tiết, khí
hậu và nhiệt độ không
khí.

6

Bài 19: Khí áp và gió
trên trái đất
Bài 20: Hơi nước
trong không khí. Mưa.

7

mỏ

8

Bài 23: Sông và hồ

9

Bài 24: Biển và đại

dương

10

Bài 26: Đất. Các nhân
tố hình thành đất

11

Bài 27: Lớp vỏ sinh
vật, các nhân tố ảnh
hưởng đến sự phân bố
thực, động vật trên trái
đất.

trường.
Việc khai thác quá mức nguồn tài
nguyên khoáng sản, tác động xấu đến
môi trường.
Khí thải, khói bụi từ các nhà máy, các
phương tiện...thải vào khí quyển đã dẫn
đến những hậu quả nặng nề về MT.
-Thời tiết thay đổi dẫn đến những hiện
tượng khí tượng bất thường xảy ra ảnh
hưởng đến con người , môi trường.
-Nhiệt độ trong không khí nóng lên gây
hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng đến môi
trường.
Gió mạnh gây ra những thiên tai như
lốc xoáy ảnh hưởng đến môi trường

Nguyên nhân làm cho lượng mưa ngày
càng giảm, hạn hán ngày càng gia tăng,
ảnh hưởng tới môi trường.
Hiện nay các nguồn nước từ sông, hồ
đang bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân.
- Môi trường biển bị ô nhiễm và suy
thoái do nhiều nguyên nhân: rác thải,
nước thải, hóa chất...từ sông chảy ra
ảnh hưởng tới môi trường.
Con người chặt phá rừng, sủ dụng
thuốc trừ sâu, phân hóa học không hợp
lí...làm giảm độ phì của đất, ô nhiễm
môi trường.
-Nhân tố con người có ảnh hưởng tiêu
cực tới sự phân bố động thực vật trên
trái đất: phá rừng bừa bãi làm cho động
vật mất nơi cư trú.
-Ô nhiễm môi trường do phát triển con
người, phát triển dân số...thu hẹp môi

3

Liên hệ

Liên hê

Liên hệ

Liên hệ
Liên hệ


Liên hệ
Liên hệ

Liên hệ

Liên hệ.


trường sống của sinh vật.
B. Chọn chủ đề thực hiện:
Chủ đề “Sông và Hồ”
1. Nội dung tích hợp:
Chủ đề

Nội dung tích hợp

Sông và Hồ

-Biết được tác hại: do sông
ngòi mang lạị
Tac hại: mùa lũ gây lũ lụt, gây
thiệt hại nặng nề về người và
của. Sông ở miền núi thường
gây ra lũ quyét, lũ ống, sạt lỡ,
xói mòn đất…
- Khai thác rừng bừa bãi làm
cho hiện tượng lũ lụt diễn ra
thường xuyên, mức độ thiệt hại
ngày càng lớn.

- HS biết được các biện pháp
để khắc phục các tai họa do
sông ngòi mang đến ?
Biện pháp: đắp đê, ngăn lũ, dự
báo lũ lụt chính xác và từ xa.
Có hệ thống thoát lũ nhanh
chóng. Biện pháp quan trọng
nhất là trồng rừng và bảo vệ
rừng đặc biệt là rừng đầu
nguồn và rừng ven biển, để
chống sạt lở đất và lũ quyét.
Quan sát ảnh ô nhiễm nguồn
nước sông do hoạt động của
các nhà máy công nghiệp.
Thực trạng sông ngòi hiện nay

4

Mức độ tích hợp Phương pháp và
kĩ thuật dạy học
Liên hệ
-PP: Trực quan,
thuyết trình.
-KT: Động não,
hợp tác nhóm,
trình bày.


như thế nào ? các biện pháp
bảo vệ sự trong sạch các dòng

sông.
2. Các phương pháp thực hiện dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong
môi địa lý:
Ngoài việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, để nhằm mục đích dạy học tích
hợp bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao và sát với đối tượng học sinh THCS có một
phương pháp dạy học đặc trưng của môn địa lí như sau:
a. Phương pháp trực quan:
- Sử dụng sơ đồ.
- Sử dụng tranh/ảnh địa lí.
b. Phương pháp hình thành biểu tượng địa lí.
Phương pháp hình thành những biểu tượng địa lí nói chung giáo dục ứng phó với môi
trường nói riêng, tốt nhất với HS là hướng dẫn các em quan sát các sự vật, hiện tượng có
thể trực tiếp trên thực địa hoặc trên phim ảnh…Qua đó HS phát triển được năng lực tư
duy thông qua phân tích, so sánh, rèn luyện việc tìm hiểu những hiện tượng địa lí diễn ra
hàng ngày ở xung quanh.
c. Phương pháp hình thành kĩ năng xác lập mối quan hệ nhân quả.
Các mối quan hệ trong địa lí rất phong phú và đa dạng. Đó là mối quan hệ giữa các
hiện tượng tự nhiên với nhau, giữa các hiện tượng địa lí kinh tế - xã hội với nhau và giũa
tự nhiên với kinh tế xã hội. Nội dung dạy học BVMT có thể áp dụng phương pháp này vì
mọi vấn đề của môi trường đều xuất phát từ tự nhiên và con người gây ra.
d. Phương pháp dạy học gấn với thực tế.
Phương pháp dạy học tích cực là dạy học gắn với hình thức tổ chức gắn với thực tế.
BVMT là nội dung mang tính tthực tiễn, nó sẽ thực sự sống động và hiệu quả khi thực
hiện gắn với thực tiễn cuộc sống..
Vấn đề ô nhiễm môi trường cũng như biến đổi khí hậu là hiện trạng luôn xãy ra trong
thực tế gắn với cuộc sống hằng ngày. Vì vậy để giáo dục học sinh bảo vệ môi trường đạt
hiệu quả cao nhất thiết bài dạy phải có sự liên hệ với thực tế địa phương, đất nước, từ đó
giúp các em nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của mình trong vấn đề BVMT.
III. KẾT LUẬN:


5


Giáo dục BVMT cho học sinh là một việc cần thiết và vai trò hết sức quan trọng.
Thông qua bài dạy này nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức cần
thiết về biến đổi khí hậu toàn cầu, bảo vệ môi trường, những kĩ năng cần thiết để ứng phó
với các vấn đề liên quan với môi trường.
Tuy nhiên, việc giáo dục ứng phó với các vấn đề môi trường thông qua bài học này hầu
hết được thể hiện mức độ liên hệ. Đây là vấn đề khó khăn cho GV, vì lúc này GV phải
biết tìm kiếm và lựa chọn thông tin về vấn đè BVMT một cách hợp lí, chính xác để làm
sao khi lồng ghép không gây quá tải cho bài học, không biến bài học địa lí thành bài giáo
dục BVMT. Đối với học sinh các trường THCS vì đặc thù riêng nên sử dụng các phương
pháp dạy học sát đới tượng mới mang lại hiệu quả thiết thực.

BÀI SOẠN MINH HỌA
Tiết 29 - Bài 23:
SÔNG VÀ HỒ
I. MỤC TIÊU:

6


1. Kiến thức:
-Trình bày được khái niệm sông, lưu vực sông, hệ thống sông, lưu lượng nước; Nêu
được mối quan hệ giữa nguồn cung cấp nước và chế độ nước.
- Trình bày được khái niệm hồ, phân loại hồ căn cứ vào nguồn gốc và tính chất của nước.
2. Kỹ năng: Mô tả hệ thống sông: Sông chính cùng phụ lưu và chi lưu.
Nhận biết nguồn gốc một số loại hồ qua tranh ảnh: Hồ núi lửa, hồ băng hà hồ móng
ngựa, hồ nhân tạo.
3. Thái độ: Ý thức bảo vệ môi trường, không làm ô nhiễm nước sông, hồ. Phản đối các

hành vi làm làm ô nhiễm nước sông, hồ.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sử
dụng CNTT-TT, ngôn ngữ, tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu
thống kê, sử dụng ảnh, mô hình, hình vẽ.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH:
1. Phương pháp:
- Nêu vấn đề, trực quan, thuyết trình, hoạt động nhóm.
2. Kĩ thuật dạy học:
- Hợp tác nhóm, động não, hỏi đáp nhanh.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh, bản đồ liên quan đến bài học.
- Phiếu học tập.
- Giáo án.
2. Học sinh:
- Soạn bài mới theo hướng dẫn của GV.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: Không
2.Bài mới:
Giáo viên giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sông và lượng nước của sông

7


Hoạt động của giáo viên và học sinh
? Quan sát các hình ảnh, kiến thức hiểu biết + SGK
em hãy cho biết sông là gì?

HS đọc khái niệm sông
GV: Sông là dòng chảy thường xuyên tương đối
ổn định trên bề mặt lục địa.
? Quan sát hình ảnh cho biết những nguồn nào
cung cấp nước cho sông.
GV: Nguồn cung cấp nước cho sông: nước mưa,
nước băng tuyết tan, nước ngầm.
? Quan sát hình 59 cho biết hệ thống sông gồm các
bộ phận nào.
GV Sông chính cùng phụ lưu và chi lưu hợp lại.
Phụ lưu cung cấp nước cho sông chính, chi lưu làm
nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.
HS quan sát lược đồ hệ thống sông ngòi bắc bộ GV
chỉ cho HS hệ thống sông Hồng gồm sông Hồng và
các phụ lưu sông Đà, sông Lô, sông Chảy; các chi
lưu sông Đáy, sông Luộc, ...
? Quan sát hình ảnh cho biết lưu vực sông là gì.
GV: Diện tích đất đai cung cấp nước thường
xuyên cho sông gọi là lưu vực.
Cho HS quan sát bản đồ hệ thống sông ngòi Bắc Bộ
và xác định lưu vực Sông Hồng.
? Quan sát sơ đồ cho biết lưu lượng nước của sông
là gì.
GV: Lưu lượng là lượng nước chảy qua mặt cắt
ngang lòng sông ở một địa điểm nào đó, trong một
giây đồng hồ.
HS quan sát bảng số liệu lưu vực và lưu lượng nước
sông Hồng và sông Mê công.

8


Nội dung chính
1. Sông và lượng nước của
sông:
a. Sông:
- Sông là dòng chảy thường
xuyên tương đối ổn định trên bề
mặt lục địa.
- Nguồn cung cấp nước cho
sông: nước mưa, nước băng tuyết
tan, nước ngầm.
- Hệ thống sông: Sông chính
cùng phụ lưu và chi lưu hợp lại.

- Diện tích đất đai cung cấp nước
thường xuyên cho sông gọi là lưu
vực.

b. Lượng nước của sông:

- Lưu lượng là lượng nước chảy


Lưu vực (km2 )
Tổng lượng nước (tỉ
m3/năm)

Sông Hồng Sông Mê
Công
170.000

795.000
120

qua mặt cắt ngang lòng sông ở
một địa điểm nào đó, trong một
giây đồng hồ.

507

Tổng lượng nước mùa
25
20
cạn (%)
Tổng lượng nước mùa lũ
75
80
(%)
? Qua bảng số liệu so sánh lưu vực và tổng lượng
nước của sông Hồng và sông Mê công.
( lưu vực nhỏ lượng nước ít, lưu vực lớn lượng
nước nhiều)
? Theo em lưu lượng của một con sông lớn hay nhỏ
phụ thuộc vào những yếu tố nào. ( Diện tích lưu
vực và nguồn cung cấp nước)
? Theo em mùa nào trong năm lưu lượng nước sông
lớn? Mùa nào cạn.( Mùa mưa và mùa khô)
GV: Mùa mưa lưu lượng nước sông lớn; mùa khô
lưu lượng sông nhỏ. Sự thay đổi lưu lượng trong
năm gọi là chế độ nước hay thủy chế , thủy chế đơn
giản hay phức tạp phụ thuộc vào nguồn cung cấp

- Thủy chế: là nhịp điệu thay đổi
nước.
lưu lượng của một con sông
HS Quan sát sông ở miền núi và sông ở đồng bằng.
trong 1 năm.
GV cho HS hoạt động nhóm (4 phút): quan sát
một số hình ảnh thủy điện, đánh cá, thủy lợi, lụt lội,
ngập úng
N1 + 3: Sông ngòi mang lại thuận lợi gì đối với đời
sống và hoạt động sản xuất của con người.
N2 + 4: Sông ngòi mang những tai họa gì đối với
đời sống và hoạt động sản xuất của con người.

9


GV bổ sung:
- Lợi ích: phát triển thủy lợi, nuôi trồng thủy sản,
cảnh quan du lịch, bồi đắp phù xa cho đồng bằng.
- Tai họa: mùa lũ gây lũ lụt, gây thiệt hại nặng nề
về người và của. Sông ở miền núi thường gây ra lũ
quyét, lũ ống, sạt lỡ, xói mòn đất…
? Ảnh hưởng tiêu cực của sông đối với con người là
do những nguyên nhân nào.( khai thác rừng bừa bãi
làm cho hiện tượng lũ lụt diễn ra thường xuyên,
mức độ thiệt hại ngày càng lớn).
CH: Các em có biện pháp gì để khắc phục các tai
họa do sông ngòi mang đến ?
Biện pháp: đắp đê, ngăn lũ, dự báo lũ lụt chính xác
và từ xa. Có hệ thống thoát lũ nhanh chóng. Biện

pháp quan trọng nhất là trồng rừng và bảo vệ rừng
đặc biệt là rừng đầu nguồn và rừng ven biển, để
chống sạt lở đất và lũ quyét.
HS quan sát ảnh ô nhiễm nguồn nước sông do hoạt
động của các nhà máy công nghiệp.
Thực trạng sông ngòi hiện nay như thế nào ? các em
phải làm gì để bảo vệ sự trong sạch của các dòng
sông. Ở địa phương chúng ta có những dòng sông
nào, các em thấy nguồn nước ở các dòng sông như
thế nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Hồ.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
? Quan sát các ảnh sau và cho biết hồ là gì.
2. Hồ:
HS quan sát hình ảnh hồ và bản đồ một số hồ lớn
trên thế giới. ảnh hồ Bai can, hồ vich toria, hồ hoàn
kiếm.
GV: Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng - Hồ là những khoảng nước đọng
và sâu trong đất liền.
tương đối rộng và sâu trong đất

10


liền.
? Căn cứ vào tính chất của nước em hãy cho biết hồ - Căn cứ vào tính chất của nước
có mấy loại.
có hai loại: là hồ nước mặn và hồ
GV: Căn cứ vào tính chất của nước có hai loại: là hồ nước ngọt.

nước mặn và hồ nước ngọt. Ví dụ biển chêtý ở Tây
Nam Á là di tích vùng biển cũ, hồ trong khu vực có
khí hậu nóng khô.
HS quan sát ảnh hồ nước mặn và hồ nước ngọt.
? Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, em hãy cho
- Căn cứ vào nguồn gốc hình
biết trên thế giới có mấy loại hồ.
thành hồ được phân thành:
GV: Căn cứ vào nguồn gốc hình thành hồ được
- Hồ vết tích của các khúc sông
phân thành:
cũ như hồ Tây.
- Hồ vết tích của các khúc sông cũ như hồ Tây.
- Hồ nguồn gốc từ miệng núi lửa
- Hồ nguồn gốc từ miệng núi lửa đã tắt như hồ Tơ
đã tắt như hồ Tơ nưng.
nưng.
- Hồ nhân tạo như hồ núi cốc, hồ
- Hồ nhân tạo như hồ núi cốc, hồ hòa bình, hồ thác
hòa bình, hồ thác bà,...
bà,...
HS quan sát ảnh hồ Tây di tích sót lại của khúc sông
cũ hồ thác bà hồ nhân tạo, hồ tơ nưng hồ núi lửa.
? Kể tên một số hồ nhân tạo mà em biết.
HS quan sát ảnh hồ thác bà, hồ kẻ gỗ, nhà máy thủy
điện trị an.
? Theo em hồ có vai trò như thế nào trong cuộc
sống của chúng ta.
- Vai trò của hồ: tưới tiêu, điều
GV: Vai trò của hồ: tưới tiêu, điều hòa dòng chảy,

hòa dòng chảy, thủy điện, du
thủy điện, du lịch, nuôi trồng thủy sản....
lịch, nuôi trồng thủy sản....
Trong những năm gần đây con người đã có những
ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nước của hồ như ô
nhiễm nước ở hồ hoàn kiếm...
? Theo em chúng ta cần làm gì để giữ cho hồ không
bị ô nhiễm. ( Không vứt rác bừa bãi...)

11


3.Củng cố:
Câu 1:
HS quan sát ảnh sông và hồ
? Theo em sông và hồ có gì giống và khác nhau.
GV: Giống: cùng chứa nước phục vụ cho đời sống và sản xuất, sinh hoạt của con người.
Khác nhau: Sông là dòng chảy thường xuyên đổ nước ra biển
Hồ là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền lưu thông qua
các mạch nước ngầm hoặc nhánh sông.
Câu 2:
TRÒ CHƠI: XEM AI NHANH HƠN
- Sông nào trước? Sông nào sau?
Như rồng uốn khúc đẹp màu phù sa?
* Sông Tiền, sông Hậu
- Sông gì chín nhánh thật dài?
* Sông Cửu Long
- Sông gì non nước hữu tình
Ngát hương xứ Huế thần kinh mơ màng?
* Sông Hương

- Sông nào cọc nhọn dăng hàng
Hai phen đuổi bọn tham tàn Băc phương
Ngô Quyền rồi Hưng Đạo Vương
Quân Tàu hết dám coi thường dân Nam?
* Sông Bạch Đằng
Câu 3:
Làm bài tập 4.
Hướng dẫn: * Sông Hồng
• 100% ⌠120 tỉ m3


25% ⌠ ? Tỉ m3

25 x 120

+ Tổng lượng nước mùa cạn của sông Hồng =
100
= ? Tỉ m3 X 1000.000.000 = ? m3.
+ Mùa lũ tính tương tự như trên.

12


4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và làm các bài tập SGK/72.
- Đọc trước bài “Biển và đại dương”.
- Vẽ hình 59 (Hệ thống sông và lưu vực sông).
V. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................


13



×