Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT VÀ ĐƯA RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2010 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.06 KB, 23 trang )

Mã lớp:

ĐH14NL1

Số báo danh:

204

Mã số sinh

Họ và tên
Nguyễn Thị Phương Ly

viên
1453404041212

NGUỒN NHÂN LỰC
GVBM: LÊ THỊ CẨM TRANG
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT VÀ ĐƯA RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỈNH BÌNH
DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2010- 2015
Tiểu luận

Cuối kì

Giữa kì

Tiểu luận này được hoàn thành vào ngày 23/06/2016

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 06 NĂM 2016



MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế tri thức và tốc độ tiến bộ vượt bậc
“nhanh như vũ bão” của khoa học- công nghệ trong thời đại hiện nay đã tác động
mạnh mẽ đến hầu hết các quốc gia trên thế giới. Một đất nước muốn bắt kịp xu thế của
toàn cầu thì tất yếu bản thân nó phải được đặc biệt quan tâm, đầu tư và phát triển toàn
diện ở tất cả các nguồn lực. Trong đó, con người được coi là nguồn lực cơ bản và quan
trọng nhất- quyết định sự tồn tại, phát triển cũng như vị thế của quốc gia đó trên thế
giới.
Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam là một nước đang phát triển và đang trong quá
trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, do đó nhu cầu về
nhân lực có hiểu biết, trình độ, kỹ năng và chuyên môn kỹ thuật ngày càng trở nên cấp
bách.
Nhận thức được tầm quan trọng đó thì vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, đặc
biệt là phát huy tài năng trẻ có vai trò cực kỳ quan trọng trong tiến trình xây dựng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giáo dục và đào tạo được công nhận là một
công cụ hiệu quả cho sự phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao và phát triển trên
nhiều phương diện, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tài năng cống hiến cho nước
nhà.
Chính vì thế, công tác đào tạo nguồn nhân lực có trình độ nói chung và đào tạo
nhân lực chuyên môn kỹ thuật nói riêng ngày càng được chú trọng. Nguồn nhân lực của
một quốc gia được sử dụng hiệu quả khi và chỉ khi quốc gia đó khai thác hiệu quả tiềm
năng nhân lực của từng vùng miền, từng tỉnh thành, từng địa phương của mình một cách
bền vững.
Nhận thấy, Bình Dương là địa phận nằm trong guồng máy chung của quá trình

đổi mới ở Việt Nam, là một trong những địa phương năng động trong hoạt động kinh
tế, tập trung khá nhiều khu công nghiệp, tiềm năng việc làm cao, nguồn nhân lực trẻ,
dồi dào. Bên cạnh đó, Bình Dương cũng là nơi hội tụ của nguồn nhân lực từ các địa
phương khác đến tham gia vào thị trường lao động, đó là một trong số những thuận lợi


mà ít địa phương khác có được. Vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên
môn kỹ thuật cho nhân lực tại Bình Dương để nguồn nhân lực tại đây có trình độ kỹ
thuật và phát huy khả năng nắm bắt cơ hội việc làm là điều rất đáng quan tâm.
Tuy nhiên, công tác phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo tài năng trẻ tại đây còn
nhiều bất cập; đồng thời cũng đặt ra những vấn đề cần giải quyết nhằm tạo điều kiện
tốt nhất để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương.
Nhận thấy tầm quan trọng của công tác này, tôi chọn đề tài: “Đánh giá thực
trạng đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật và đưa ra một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 20102015” làm đề tài cho bài tiểu luận của mình; nhằm cho cái nhìn tổng quan và đánh giá
đúng thực trạng đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ thuật ở Bình Dương hiện nay, từ đó
đưa ra những giải pháp thiết thực để góp phần thúc đẩy chất lượng nguồn nhân lực tại
tỉnh Bình Dương cũng như chất lượng nguồn nhân lực nước ta đạt hiệu quả nhất.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu

Nguồn nhân lực và nhân lực được đào tạo chuyên môn kỹ thuật tỉnh Bình
Dương.
Công tác đào tạo và những nhân tố tác động đến công tác đào tạo nhân lực
chuyên môn kỹ thuật
Các trường đào tạo và các trường nghề hoạt động trên địa bàn tỉnh.
 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: đã đề cập ở đối tượng
Phạm vi về không gian: trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Phạm vi về thời gian: từ năm 2010 đến năm 2015
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
 Mục tiêu: Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo nhân lực chuyên

môn kỹ thuật tỉnh Bình Dương, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để nguồn nhân lực được đào tạo và sử
dụng hiệu quả hơn.
 Nhiệm vụ:

+ Tìm hiểu tài liệu và đưa ra cơ sở lý luận khái quát về đào tạo nhân lực chuyên
môn kỹ thuật.


+ Nghiên cứu, phân tích thực trạng đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ thuật tại tỉnh
Bình Dương, đánh giá những thuận lợi và khó khăn, từ đó đưa ra nguyên nhân gây hạn
chế.
+ Tiến hành tìm hiểu tài liệu và thu thập các số liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
+ Đề xuất phương án trong việc cải thiện đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ thuật
và một số giải pháp kèm theo.
4. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng:
+ Phương pháp thu thập thông tin, nghiên cứu tài liệu
+ Phương pháp thống kê
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu
5. Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, nội dung bài tiểu luận bao gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực và đào tạo nhân lực chuyên
môn kỹ thuật.

Chương 2: Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật tỉnh Bình
Dương giai đoạn 2010-2015 và đánh giá thực trạng trên.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh
Bình Dương.


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC VÀ
ĐÀO TẠO NHÂN LỰC CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT
1.1.Các khái niệm về đào tạo nguồn nhân lực
1.1.1.Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật
chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện là số lượng và chất lượng nhất định tại
một thời điểm nhất định.

1.1.2. Đào tạo
Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức
liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức,
kỹ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với
cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định.
Khái niệm đào tạo thường có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục, thường đào
tạo đề cập đến giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có một
trình độ nhất định. Các hình thức đào tạo hiện nay của nước ta bao gồm: Đào tạo cơ
bản, đào tạo chuyên sâu, đào tạo nghề nghiệp, đào tạo từ xa, đào tạo dài hạn và đào
tạo ngắn hạn.
Như vậy, đào tạo đang trở thành một bộ phận đặc biệt của cấu trúc hạ tầng xã
hội, là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
văn hóa, quốc phòng và an ninh.

1.1.3.Đào tạo nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình thúc đẩy sự phát triển nguồn lực con người
tri thức, phát triển các kỹ năng và các phẩm chất lao động mới, thúc đẩy sáng tạo
thành tựu khoa học- công nghệ mới, đảm bảo cho sự vẫn động tích cực các ngành
nghề, lĩnh vực và toàn bộ xã hội.
5


Quá trình đào tạo làm biến đổi nguồn nhân lực cả về số lượng, chất lượng và cơ
cấu nhằm phát huy, khơi dậy tiềm năng con người, cả về đạo đức lẫn tay nghề, đáp
ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1.2.Đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ thuật
Đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ thuật: Là hoạt động cung cấp những kiến
thức, kỹ năng và rèn luyện những phẩm chất mới cho người lao động, sự kết hợp và
tương tác các yếu tố này tạo nên năng lực chuyên môn kỹ thuật của người lao động,
để họ đảm nhận được các công việc nhất định.
Các nội dung đào tạo bao gồm: Đào tạo kiến thức nghề nghiệp, đào tạo kỹ năng
nghề nghiệp, giáo dục các phẩm chất, thái độ nghề nghiệp.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHUYÊN
MÔN KỸ THUẬT TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2010-2015
2.1.Toàn cảnh thị trường lao động của tỉnh Bình Dương
2.1.1.Đặc điểm kinh tế- xã hội của tỉnh Bình Dương
Bình Dương là tỉnh nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam với diện
tích tự nhiên 2.695 km2. Tỉnh có 04 thị xã: Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên, Bến Cát,
Thành phố Thủ Dầu Một và 04 huyện: Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Phú Giáo và Dầu
Tiếng, gồm có 41 phường, 48 xã và 02 thị trấn. Thành phố Thủ Dầu Một là trung tâm
hành chính- kinh tế- văn hóa của tỉnh, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30km.
Bảng 2.1 Bảng thống kê dân số trung bình hàng năm và tỉ lệ tăng dân số tự
nhiên tỉnh Bình Dương qua các năm

Năm

2011

2012

2013

Dân số trung bình hàng năm (người)

1.691.400

1.731.000

1.802.476

Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên (%)

14,2

15,9

16,6

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013

Về dân số, tính đến năm 2013, toàn tỉnh có 1.802.476 người, mật độ dân số
669 người/km2. Trong đó dân số nam là 869.897, dân số nữ là 932.579 người. Tỉ lệ
tăng dân số tự nhiên phân theo địa phương tăng là 16,6%. Trong đó dân số sống tại
6



thành thị gần 1.162.749 người, dân số sống tại nông thôn 639.727 người. Nhưng mật
độ dân số phân bố không đều: Thành phố Thủ Dầu Một là 2.272 người/km 2, 14
phường. Thị xã Dĩ An là 6.236 người/km2. Thị xã Thuận An: 5.271 người/km2; trong
khi đó huyện Bắc Tân Uyên: 423 người/km 2, huyện Phú Giáo chỉ 169 người/km 2,
huyện Dầu Tiếng 162 người/km2. Trên địa bàn Bình Dương có khoảng 15 dân tộc,
đông nhất là người Kinh và sau đó là người Hoa, Khơ-me,…Đây là những nghịch lý
trong việc phân bố dân cư, phân bố lao động, giải quyết việc làm trong quá trình tái cơ
cấu kinh tế xã hội của tỉnh.
Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh Bình Dương tăng nhanh cả về số lượng
và tỉ trọng, năm 2010 là 1.237.455 người, chiếm 76,4% dân số. Hằng năm có một
lượng lớn lao động từ các vùng nông thôn của tỉnh Bình Dương và các tỉnh khác đến
làm việc trong ngành công nghiệp, riêng tại các khu công nghiệp có đến 80- 90% lao
động ngoài tỉnh.
Bên cạnh đó, Bình Dương còn có sức hấp dẫn riêng do không có sự phân biệt
việc tiếp cận các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục,… giữa người dân trong tỉnh
Bình Dương cũng như người nhập cư chưa có hộ khẩu. Sự chuyển dịch lao động từ
tỉnh khác đến Bình Dương đã bổ sung lực lượng lao động cho tỉnh đáp ứng kịp thời
nhu cầu lao động công nghiệp tăng nhanh nhưng cũng làm gia tăng áp lực ngày càng
lớn đối với việc đào tạo nghề và nhà ở cho người lao động.
Tuy nhiên, việc phát triển dân số nhanh lại là điều đáng quan ngại, nếu phát
triển trong dài hạn trên nhiều khía cạnh kinh tế- xã hội vì có thể ảnh hưởng đến quy
hoạch tổng thể, cấu trúc đô thị và an sinh xã hội. Vấn đề này đang gây nhiều khó khăn
cho Bình Dương về ổn định đội ngũ lao động, thiếu nhà ở và cơ sở hạ tầng xã hội, ảnh
hưởng đến trật tự trị an trên địa bàn và đặc biệt hơn là từ thời điểm sau Tết Nguyên
Đán khi hàng loạt các khu công nghiệp đang liên tục mở ra ở các tỉnh miền Trung, các
tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long những nơi chủ yếu cung cấp lao động cho công
nghiệp tỉnh Bình Dương.
Về kinh tế, trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức

cao, GDP tăng bình quân khoảng 14,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực,
công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao, năm 2010, tỷ lệ công
7


nghiệp- xây dựng 63%, dịch vụ 32,6% và nông lâm nghiệp 4,4%. Hiện nay Bình
Dương có 28 khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung và có tổng diện tích hơn
8.700 ha với hơn 1.200 doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động có tổng vốn
đăng ký hơn 13 tỷ đôla Mỹ. Kết cấu hạ tầng được đầu tư phát triển đồng bộ, môi
trường thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước và
nước ngoài đến đầu tư tại tỉnh.
2.1.2 Sự phát triển của thị trường lao động tỉnh Bình Dương
Bình Dương hiện có 28 khu công nghiệp được thành lập với diện tích 8.979 ha, có
24 khu đã chính thức đi vào hoạt động với 12.187 doanh nghiệp, có 10.181 doanh
nghiệp trong nước và 2.006 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho
717.850 lao động trong các doanh nghiệp, song có 84% là lao động ngoài tỉnh. Bình
Dương hàng năm có hơn 400- 500 dự án đầu tư mới với nhu cầu tuyển dụng của
doanh nghiệp từ 50.000 đến 65.000 lao động. Nhiều doanh nghiệp mở rộng xây mới,
doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh, trong khi đó lực lượng lao động của tỉnh hàng
năm bước vào tuổi lao động khoảng 15.000- 20.000 người. Vì vậy, việc thu hút thêm
một lực lượng lớn lao động là hết sức cần thiết.
Sự hình thành thị trường lao động ở Bình Dương gắn liền với sự chuyển đổi cơ chế
kinh tế ở Việt Nam từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang kinh tế
thị trường mà điểm nổi bật là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ
chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự xuất
hiện thị trường lao động ở Việt Nam, cũng chính là sự xuất hiện thị trường lao động ở
Bình Dương. (Theo Tổng cục Thống Kê Bình Dương, 2011)
Cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nền kinh tế làm cho kinh tế
Bình Dương phát triển nhanh, nhiều doanh nghiệp ra đời nhưng nguồn lao động ở tỉnh
Bình Dương không thể đáp ứng được phải huy động các nguồn lao động từ các nơi

khác ngoại tỉnh đến Bình Dương. Để đảm bảo có được nguồn lao động cho sự phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh phải đúng, tính đủ giá trị sức lao động cho người lao
động.
Để đảm bảo cho lực lượng lao động thu hút có thể vào làm việc, các cơ sở đào
tạo nghề bước đầu đã đảm bảo được về số lượng cũng như chất lượng, cơ sở vật chất
8


và đội ngũ giáo viên; tuy nhiên ngành nghề đào tạo vẫn còn nhiều bất cập, chưa phù
hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Tình trạng khan hiếm lao động xảy ra hầu hết ở các ngành nghề, các doanh
nghiệp, nhất là các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Bình Dương, nhu cầu lao động
rất lớn nhưng không thể tuyển dụng được cả về số lượng và chất lượng. Trong những
năm qua mặc dù đã mở rộng nhiều hình thức và các chính sách cụ thể để thu hút
nguồn lao động từ các tỉnh khác trong cả nước đến Bình Dương, nhưng chất lượng sức
lao động chưa đảm bảo được theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh, không chỉ trước
mắt và cả tương lai lâu dài nhất là đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn lành
nghề, đội ngũ chuyên sâu của từng chuyên ngành.
Vì vậy, việc phân tích làm sáng tỏ thực trạng đào tạo lao động chuyên môn kỹ
thuật về số lượng, chất lượng, cơ cấu và sự phát triển của giáo dục đào tạo có ý nghĩa
cần thiết và quan trọng để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân
lực tỉnh Bình Dương có ý nghĩa hết sức cấp thiết và cả tương lai lâu dài.
2.2.Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật tỉnh Bình Dương
giai đoạn 2010- 2015.
Các chính sách của Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục và đào tạo là quốc sách,
vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển bền vững xã hội. Đào tạo đang trở
thành một bộ phận đặc biệt của cấu trúc hạ tầng xã hội, là tiền đề quan trọng cho sự
phát triển của các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng an ninh.
Quá trình đào tạo làm biến đổi nguồn nhân lực cả về số lượng, chất lượng và cơ
cấu nhằm phát huy, khơi dậy những tiềm năng con người; phát triển toàn bộ và từng

bộ phận trong cấu trúc nhân cách; phát triển cả về năng lực vật chất và năng lực tinh
thần.
Chính vì lẽ đó trước đây trong cả một cuộc đời của người lao động chỉ cần đào
tạo một lần từ hệ thống trường chính quy cho lứa tuổi mẫu giáo, hệ thống cấp học phổ
thông từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đến trung cấp, cao đẳng, đại
học thì nay kiến thức ấy chưa được cập nhật, hoặc cập nhật chưa kịp thời tất yếu phải

9


được đào tạo và đào tạo lại, có như vậy mới thích ứng với quá trình phát triển của lực
lượng sản xuất, sự phát triển của khoa học công nghệ.
Ở Bình Dương, hệ thống giáo dục- đào tạo đã được cải thiện một bước quan
trọng so với thời kỳ mới tái lập tỉnh. Theo đánh giá của địa phương, bài toán phát triển
bền vững cho công tác đào tạo đối với lao động nói chung cũng như lao động chuyên
môn kỹ thuật nói riêng hiện nay đang còn là vấn đề nan giải, bởi lao động đia phương
còn e ngại với vấn đề đào tạo. Có trường hợp những sinh viên, học sinh ở trường lớp
được trang bị kiến thức khá vững vàng nhưng khi tham tha vào thị trường lao động thì
họ không đáp ứng đủ các yêu cầu cơ bản của một lao động qua đào tạo. Bên cạnh đó,
tâm lý chung của xã hội hiện nay thường hay chạy theo bằng cấp và danh tiếng nhiều
hơn là kiến thức chuyên môn và hiệu quả khả năng mình có được những gì sau khi
được đào tạo tại đó. Không chỉ vậy, nhiều người vẫn còn tư tưởng học càng cao thì
càng tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà chưa chắc sẽ có công việc tốt, kiếm thu nhập
cao.Thế nhưng bên cạnh đó, công tác đào tạo nhân lực tại Bình Dương nhìn chung
vẫn đang có bước tiến mạnh mẽ, các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên
nghiệp được xây dựng và đi vào hoạt động với cơ sở vật chất đầy đủ, cung cấp cho
quá trình dạy và học tại đây ngày một đạt hiệu quả hơn. Mạng lưới đào tạo và đội ngũ
đào tạo ngày một đi vào bước cải thiện, là đội tiên phong dẫn dắt cho công cuộc đào
tạo ở nơi đây được hiệu quả hơn, góp phần nâng cao kiến thức chuyên môn cho học
sinh, sinh viên cũng như cho các lao động đang học tập cũng như đang làm việc trên

địa bàn tỉnh

10


Bảng 2.2a Bảng thống kê số trường và số giảng viên/giáo viên đại học, cao đẳng
và trung cấp chuyên nghiệp tại Bình Dương qua các năm

Số trường
Đ
Năm

201
0
2011
201
2
201
3

Số giảng viên/ giáo viên tham gia giảng dạy tại các
cơ sở (Người)

C Trung cấp

Trung cấp chuyên

Đại

Cao


chuyên

học

đẳng

nghiệp

3

1

7

986

37

358

4

1

8

1.260

41


486

4

1

7

1.644

43

490

6

1

8

2.512

68

431

Cao

Đại học


nghiệp

đẳng

Nguồn:Niên giám thống kê Bình Dương, 2013

Bảng 2.2b Bảng thống kê trình độ chuyên môn của giảng viên/ giáo viên tại các
trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Bình Dương qua các
năm.

Trình độ chuyên môn của giảng viên/ giáo viên tại các cơ sở
Cơ sở

Đại học
Trên

Trình

đại

độ

học

Đại
học,
cao
đẳng


Cao đẳng
Trình Trên
độ

đại

khác

học

Đại
học,
cao
đẳng

11

Trung cấp chuyên nghiệp

Trình

Trên

độ

đại

khác

học


Đại
học,

Trình độ

cao

khác

đẳng


2010

486

445

55

15

21

1

71

281


6

2011

647

530

83

16

18

7

127

350

9

2012

931

665

48


17

20

6

128

353

9

924

15

13

55

0

103

325

3

2013


1.57
3

Nguồn:Niên giám thống kê Bình Dương, 2013

Tính đến năm 2013, có 06 trường đại học do tỉnh Bình Dương quản lý, không tính
chi nhánh. Trong đó có 01 trường công lập và 05 trường ngoài công lập, đều thuộc cấp
trung ương quản lý. So với năm 2010 thì chỉ có 03 trường đại học, 01 trường công lập và
02 trường ngoài công lập. Số giảng viên đại học cũng tăng nhanh: có 980 người năm
2010, đến năm 2013 con số giảng viên đại học tại đây lên đến 2.512 người, trong đó có
515 giảng viên tham gia giảng dạy ở các trường công lập và 1.997 người tại các trường
ngoài công lập. Phân theo trình độ chuyên môn của các giảng viên đại học tại đây thì hiện
có 1.573 người có trình độ trên đại học, 924 ở trình độ đại học, cao đẳng và 15 giảng viên
thuộc các trình độ khác.
Đối với cấp bậc cao đẳng thì chỉ có duy nhất 1 cơ sở đó chính là trường công
lập Cao đẳng Y tế Bình Dương (An Thạnh, Thuận An) do địa phương quản lý. Với 68
giảng viên (2013), trong đó có 13 giảng viên có trình độ trên đại học và 55 giảng viên
có trình độ đại học, cao đẳng.
Đối với cấp bậc trung cấp thì hiện có 08 cơ sở trung cấp chuyên nghiệp, trong
đó có 04 trường công lập gồm Trung cấp Kỹ Thuật Phú Giáo, Trung cấp Nông Lâm
Nghiệp Bình Dương, Trung cấp Kinh tế Bình Dương và Trung cấp Mỹ thuật- Văn hóa
Bình Dương ( 02 cơ sở) và 04 trường ngoài công lập gồm Trung cấp Bách khoa Bình
Dương, Trung cấp Tài chính- Kế toán Bình Dương, Trung cấp Công nghiệp Bình
Dương và Trung cấp Kinh tế Công nghệ Đông Nam do cấp bậc địa phương quản lý.
Trong đó, có 431 giáo viên tham gia giảng dạy tại đây, được phân theo trình độ
12


chuyên môn như sau: 103 giáo viên có trình độ trên đại học, 325 người có trình độ đại

học, cao đẳng và 03 giáo viên thuộc các trình độ khác
Bảng 2.1c Bảng thống kê số lượng sinh viên/ học sinh đang theo học đại học, cao
đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tại Bình Dương qua các năm
Số sinh viên/ học sinh (Người)
Năm
Đại học

Cao đẳng

Trung cấp chuyên nghiệp

2010

8.506

8.146

16.587

2011

10.164

9.974

17.161

2012

11.718


10.632

13.552

2013

19.696

10.840

12.667

Nguồn:Niên giám thống kê Bình Dương năm 2013

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương, số lượng sinh viên đang theo học tại các
trường đại học, cao đẳng đang tăng một cách đáng kể. Cụ thể số sinh viên đang được đào
tạo tại các trường đại học tăng mạnh từ 8.506 sinh viên (2010) lên đến 19.696 sinh viên
(2013), hệ cao đẳng tăng nhẹ nhưng cũng nằm trong xu hướng tăng trong tương lai. Sinh
viên theo học tại các trường trung cấp chuyên nghiệp đang giảm dần, từ 16.587 học sinh
(2010) xuống còn 12.667 học sinh (2013). Ngoài ra, tỷ lệ lực lượng lao động trên 15 tuổi
đang tham gia hoạt động kinh tế có bằng thạc sĩ chiếm 0,08% (2012). Mức chênh lệch
giữa các cấp trình độ này cho thấy nền giáo dục của tỉnh Bình Dương đang có xu hướng
theo hướng tích cực, số lao động trong tương lai có trình độ cao hơn và được đào tạo kiến
thức bền vững hơn rất nhiều.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở Bình Dương cũng được xem là khá dồi
dào. Được thể hiện ở bảng sau:

13



Bảng 2.2d Bảng thống kê lực lượng lao động và tỷ lệ lực lượng lao động từ 15
tuổi trở lên tỉnh Bình Dương qua các năm
Năm
Lực lượng lao động từ 15
tuổi trở lên (Người)

2011

2012

2013

2014

1077,6

1147,2

1197,7

1268,7

15

14,3

17

18,1


Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi
trở lên đang làm việc trong
nền kinh tế đã qua đào tạo
(%)
Nguồn:Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội

Biểu đồ 2.2 Biểu đồ biểu thị trình độ chuyên môn nghiệp vụ tại Bình Dương

Nguồn: Tổng cục Thống kê Bình Dương, 2013

Nhìn trên biểu đồ cho thấy: Công nhân kỹ thuật chiếm 53,44%, công nhân lành
nghề chiếm 15,68%, trung cấp chuyên nghiệp chiếm 13% và cao đẳng đại học chiếm
17,88%. Mặc dù chiếm ở mức thấp nhưng số qua đào tạo trình độ cao đẳng đại học
ngày càng có xu hướng tăng. Tỷ lệ công nhân lành nghề vẫn chiếm một tỷ lệ rất thấp
so với công nhân mới qua đào tạo cho thấy chất lượng đội ngũ lao động vẫn còn thấp.
Cần phải có chiến lược đào tạo nghề phù hợp với điều kiện của địa phương.

2.3 Đánh giá
2.3.1 Những kết quả đạt được
Bình Dương là một tỉnh năng động, tiếp cận nhanh và thích ứng với nền kinh tế
thị trường, sự phát triển khoa học và công nghệ trong quá trình công nghiệp hóa hiện
14


đại hóa, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đặc biệt là nhanh chóng hòa nhập kinh tế thị
trường, trong đó có thị trường lao động và nền giáo dục nguồn nhân lực của tỉnh.
Điều đáng mừng là sự phát triển của công tác giáo dục đào tạo nhân lực nói chung và
nhân lực chuyên môn kỹ thuật nói riêng thông qua việc bồi dưỡng và đào tạo đã góp
phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng nguồn lao động và góp phần thu hút

được nguồn lao động từ các tỉnh khác, đáp ứng cho các doanh nghiệp trong quá trình
tuyển dụng, phục vụ cho sản xuất kinh doanh của các ngành nghề trong tỉnh, nhất là
các khu công nghiệp được đầu tư và phát triển tại Bình Dương.
Bình Dương đã nhanh chóng phát triển các cơ sở đào tạo, các trường đại học
cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp từ rất sớm. Sự ra đời của các cơ sở đào tạo đại học
gần đây trên địa bàn tỉnh như Đại học Thủ Dầu Một, Đại học Quốc tế Miền Đông đã
góp phần nâng cao hệ thống giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.
Chỉ tính riêng năm 2010, tỉnh Bình Dương đã giải quyết việc làm cho 57 nghìn lao
động, đạt 126% kế hoạch năm. (Báo cáo kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương, 2010).
Bên cạnh đó chất lượng của lực lượng lao động còn thấp. Lao động công
nghiệp của Bình Dương chủ yếu là lao động phổ thông, giản đơn được đào tạo ngắn
hạn hoặc được đào tạo tại chỗ. Kết quả điều tra ở Bình Dương năm 2012 cho thấy tỷ
lệ lao động có trình độ cao đẳng chiếm 2,11%, đại học chiếm 4,51%, trung cấp 3,46%,
còn lại là lao động phổ thông chiếm 89,92%. So với các đánh giá trước đây về trình độ
lao động công nghiệp, tỷ lệ lao động có trình độ đại học, sau đại học tăng hơn nhưng
trình độ trung cấp lại giảm đi. Như vậy, số lượng lao động phổ thông tăng cao hơn
nhiều so với số lao động được đào tạo.
Bên cạnh những kết quả đạt được và những hạn chế trên, Bình Dương vẫn còn
nhiều hạn chế khác cần phải khắc phục.
Công tác đào tạo chuẩn bị hành trang cần thiết cho người lao động khi bước
vào lao động còn có sự bất cập, có sự chồng chéo quy mô, tốc độ cả về chất lượng cà
cơ cấu của nguồn lao động cần sử dụng.

15


Đội ngũ cán bộ quản lý theo yêu cầu của kinh tế thị trường vẫn còn hạn chế,
chưa chủ động sáng tạo và chưa am hiểu sâu sắc về chính sách mà người lao động làm
việc trong tương lai.
Những kết quả đạt được và những hạn chế trên là do nhiều nguyên nhân, trong

đó có các nguyên nhân chủ quan và khách quan.

2.3.2 Nguyên nhân
− Nguyên nhân khách quan

Do quốc tế hóa, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là một xu hướng
không thể cưỡng lại nhất là trong điều kiện hiện nay. Điều này dẫn đến những khó
khăn nhất định trong công tác đào tạo nhân lực nới chung và nhân lực chuyên môn kỹ
thuật nói riêng.
Do sự phát triển của khoa học công nghệ. Xu hướng này phát triển không
ngừng buộc nguồn nhân lực phải được trang bị đầy đủ các kiến thức để tiếp thu
coongngheej một cách dễ dàng nhất. Tuy nhiên đội ngũ này đang còn chưa theo kịp
với sự phát triển đó.
Do tiến trình công ngiệp hóa hiện đại hóa của Việt Nam nới chung và Bình
Dương nói riêng trong sự phát triển lực lượng sản xuất thì chất lượng đọi ngũ lao đọng
chưa theo kịp với sự phát triển đó.

− Nguyên nhân chủ quan

Do đội ngũ đang thuộc các lớp đào tạo. Đa phần các học viên còn chưa xác
định được đúng tầm quan trong của nguồn nhân lực trong sự phát triển nền kinh tế. Bị
tác động xấu bởi môi trường, thờ ơ trong quá trình tiếp nhận và lĩnh hội các kiến thức,
thiếu kỹ năng để làm những công việc mang tính chuyên môn, kỹ thuật.
Do đổi mới tư duuy, năng lực tổ chức giáo dục, cách thức đào tạo, công tác
quản lý còn nhiều bất cập. Trang thiết bị cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ cho quá trình
đào tạo đã phần nào làm hạn chế khả năng phát huy kỹ thuật thực tế và chuyên môn
16


của người theo học. Kinh nghiệm và sự đột phá chưa có, thái độ tác phong chưa thật

sự nghiêm túc cũng phần nào làm giảm chất lượng nguồn nhân lực tại đây.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH BÌNH DƯƠNG
3.1 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực hiện nay
Đối với việc đào tạo nguồn nhân lực hiện nay, có rất nhiều giải pháp để phát
triển như thực hiện phổ cập các cấp học. Tập trung phát triển nguồn lực giáo viên ở tất
cả các vùng miền trên cả nước. Phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp cấp cơ sở và
phổ thông để tăng hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực để mọi công dân đều có
cơ hội được học theo đam mê của mình.
Đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ thuật gắn với việc làm. Xây dựng kế hoạch
đào tạo dựa trên cơ sở phân tích nhu cầu nhân lực chuyên môn kỹ thuật của thị trường
lao động, xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ thuật
đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở giáo dục chất lượng cao. Phát triển hệ thống
giáo dục không chính quy, từ văn hóa đến đào tạo nghề, đại học và sau đại học.
Cải cách nội dung giáo dục, đào tạo. Đưa công nghệ thông tin vào trường bằng
cách tân dụng các nguồn lực đầu tư xây dựng chương trình máy tính phù hợp, tiến tới
sử dụng công nghệ thông tin.
Phát triển đội ngũ giảng viên, giải pháp về hoạt động nghiên cứu khoa học
trong các trường đào tạo chuyên môn kỹ thuật, tài chính, cơ sở vật chất, quan hệ quốc
tế,…

3.2 Giải pháp đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình
Dương
Thứ nhất, công tác bồi dưỡng nguồn lao động. Bồi dưỡng nguồn lao động là
một nội dung cần thiết thường xuyên đối với mỗi địa phương cũng như đối với các
trung tâm, các cơ sở giáo dục. Mục đích bồi dưỡng là tạo điều kiện tốt nhất cho người
lao động thích ứng với quy trình công nghệ mới mà mỗi cơ sở đào tạo đang sử dụng.
17



Hơn thế bồi dưỡng còn là một nội dung đòi hỏi trong quá trình tái cơ cấu kinh tế hiện
nay, bồi dưỡng còn tạo điều kiện thuận lợi cho những lao động được thu hút từ nơi
khác chuyển đến để đáp ứng nhu cầu nhân lực tại tỉnh.
Đội ngũ cán bộ làm công tác bồi dưỡng là những người có trình độ, am hiểu
quy trình công nghệ của các doanh nghiệp, có kinh nghiệm trong sản xuất thành thạo
các công tác ngành nghề, tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động thực thi nhiệm vụ
khi được phân công. Đồng thời đây cũng là nhân tố tạo điều kiện cho người lao động
nâng cao tay nghề.
Thứ hai, công tác đào tạo. Đào tạo là mục tiêu chiến lược lâu dài, khác với bồi
dưỡng trong mục tiêu ngắn hạn. Mục đích đào tạo không chỉ giải quyết cho ngu cầu
trước mắt mà là chuẩn bị đội ngũ lao động cho tương lai. Vì vậy, giải pháp đào tạo là
phải chú trọng toàn diện tất cả các cấp học. Công tác đào tạo cao đẳng, đại học do Bộ
giáo dục và Đào tạo quản lý. Địa phương cần góp ý trong nội dung chương trình đào
tạo; đặc biệt là các đơn vị cơ sở trực tiếp sử dụng nguồn lực được đào tạo. Công tác
đào tạo không chỉ chạy theo số lượng mà phải quan tâm, chú trọng đến chất lượng,
cần được kiểm định chất lượng đào tạo. Có như vậy công tác đào tạo mới đi vào nề
nếp. Bên cạnh số lượng và chất lượng cần chú trọng đến cơ cấu nguồn lao động và
được xem xét trên nhiều khía cạnh. Hiện nay các trường đại học, cao đẳng và trung
cấp chuyên nghiệp, các cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp có đăng ký
hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bình Dương hàng năm đã được đào tạo khoảng
30.000 lao đông, trong đó lao động có trình độ từ trung cấp trở lên khoảng 12.000
người. Tính đến năm 2012, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề của tỉnh đạt 64% nhưng
để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn là thách thức lớn cho các
nhà quản lý của tỉnh Bình Dương.
Đào tạo nhằm đáp ứng trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động. Đây là giai
đoạn cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực tại tỉnh Bình Dương.
Cần thực hiện tốt phương châm đào tạo học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực
tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội. Khắc phục tình trạng đào tạo nhưng chưa có địa

chỉ sử dụng, nhưng người lao động được đào tạo nhưng ra trường không sử dụng
được, hay không được thực hành đến nơi đến chốn. Khắc phục tình trạng báo chí đã
18


nêu, hiện nay các nước đang tồn tại đang tồn tại 72.000 người được đào tạo từ cử nhân
đến thạc sĩ và tiến sĩ thất nghiệp.
Thứ ba, sự thay đổi của tư liệu sản xuất làm cho cơ cấu của nền sản xuất xã hội
thay đổi, tất yếu sẽ kéo theo sự thay đổi của cơ cấu lao động. Do đó, trong quá trình
đào tạo đội ngũ lao động phải có một cơ cấu lao động lao động hợp lý, cơ cấu nguồn
lao động hợp lý ở chiều ngang là phải hợp lý các ngành nghề cần tuyển dụng. Theo
chiều dọc là trình độ được đào tạo gắn với chuyên môn ngành nghề. Công tác đào tạo
phải hết sức quan tâm đến vấn đề này.
Thứ tư, đào tạo lại. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong
quá trình đào tạo nhân lực. Sở dĩ phải đào tạo lại có nhiều nguyên nhân, trong đó có
nguồn lao động đã qua đào tạo, ở các trường lớp nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực
tiễn của quá trình sản xuất kinh doanh. Thực chất đây chính là đào tạo bổ sung để gắn
liền giữa lý thuyết và thực tiễn.
Đào tạo theo nghĩa thứ hai, việc người lao động được đào tạo việc làm là thích ứng
với tình hình cụ thể các doanh nghiệp. Tuy nhiên do sự phát triển của khoa học công
nghệ, đòi hỏi phải đào tạo lại người lao động mới có thể sử dụng được trang thiết bị
kỹ thuật mới.
Thứ năm, kết nối giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trước hết là
sự gặp gỡ, giao nhau giữa người lao động và tư liệu sản xuất có thể được tiến hành
dưới nhiều hình thức khác nhau. Đối với nguồn lao động ở các tỉnh Bình Dương có
thể thông qua mạng Internet, sàn giao dịch hay phương tiện thông tin đại chúng,…
Kết nối giữa nhu cầu đào tạo và tuyển dụng, phương châm để sử dụng là nhiệm vụ của
các Trung tâm giới thiệu việc làm, các tổ chức công đoàn,… là những phương tiện để
kết nối gần nhất. Hiệu quả cuối cùng của sự kết nối là người lao động và người chủ sử
dụng lao động, đây là sự kết nối giữa trình độ lao động với tư liệu sản xuất, hợp lý về

cơ cấu, quy mô, tốc độ và bước đi trong quá trình phát triển.

19


PHẦN KẾT LUẬN

Nhận thức được vai trò quan trọng của con người đối với sự phát triển kinh tế
xã hội của đất nước. Trong những năm gần đây công tác đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực đó được Đảng và Nhà nước quan tâm đứng mức, chất lượng đào tạo được
nâng cao rõ rệt. Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết
định sự phát triển của đất nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần tạo
chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, để nó vừa là mục tiêu vừa là
động lực của sự phát triển bền vững xã hội.
Chính vì sự cần thiết khách quan đó, đề tài đánh giá thực trạng đào tạo nhân
lực chuyên môn kỹ thuật và đưa ra một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực của tỉnh Bình Dương không chỉ là sự cần thiết mà là nhân tố quan
trọng quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Từ đó đưa ra những giải pháp
thiết thực mà tỉnh cần làm để phát triển nguồn nhân lực tại đây để phát huy được
những tiềm năng vốn có của mình; đồng thời cũng là chìa khóa để Bình Dương phát
triển bền vững nguồn nhân lực, góp phần tạo sự thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế của
nước ta trong thời kỳ hội nhập hiện nay.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001) về việc phê duyệt

“Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010”
2. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Quyết định số


81/2007/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội
tỉnh Bình Dương 2020
3. Cổng thông tin Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội
4. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, trường cán bộ

quản lý giáo dục-đào tạo
5. Giáo trình Nguồn nhân lực, PGS.TS nguyễn Tiệp, NXB Lao động Xã hội
6. Lê Văn Toan, 2007, Lao động và việc làm trong xu thế toàn cầu hóa. NXB Lao

động Xã Hội, 2007
7. Ngân hàng Thế giới
8. Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2013
9. Thời kỳ đến 2015 (Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ
IX)
10. Tổng cục Dạy nghề
11. Tổng cục thống kê Việt Nam
12. Ngoài ra còn tham khảo từ
13. />14. />15. />
duong/c/7910542.epi
16. />17. />18. />


×