Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa đền thờ trangnj nguyên nguyễn hiền thôn dương a, xã nam thắng, huyện nam trực, tỉnh nam định (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.75 KB, 9 trang )

Bộ VĂN HOá, THể THAO Và DU LịCH
TRƯờNG ĐạI HọC VĂN HOá Hà NộI

Khóa luận tốt nghiệp ngành quản lý văn hóa
Chuyên ngành: chính sách văn hóa và quản lý văn
hóa

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử
văn hóa đền thờ trạng nguyên nguyễn hiền
Thôn dương a, xã nam thắng,
huyện nam trực, tỉnh nam định

Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện

: pgs.ts. phan văn tú
: đỗ thị thu phương
: qlvh 13c

Lớp
Khóa học

Hà Nội 2016

: 2012 - 2016


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................... 1


2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 3
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 4
5. Đóng góp của đề tài .............................................................................. 4
6. Bố cục................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ
TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỀN THỜ
TRẠNG NGUYÊN NGUYỄN HIỀN ........................................................... 5
1.1. Lí luận chung về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa............ 5
1.1.1. Khái niệm về bảo tồn ...................................................................... 5
1.1.2. Ý nghĩa của việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử ............. 5
1.1.3. Cơ sở pháp lý của công tác bảo tồn di tích lịch sử văn hóa............. 8
1.2. Sơ lược về đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền.................................. 10
1.2.1. Giới thiệu về Trạng nguyên Nguyễn Hiền ..................................... 10
1.2.2. Đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền ............................................. 18
1.3. Lễ hội ................................................................................................. 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI
TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐỀN THỜ TRẠNG NGUYÊN NGUYỄN
HIỀN ........................................................................................................... 32
2.1. Công tác quản lí tại di tích .................................................................. 32
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của BQL ..................................................... 32
2.1.2. Các hoạt động của BQL di tích .................................................... 36
2.2. Phương thức bảo tồn và phát huy những giá trị di tích lịch sử văn hóa
đền thờ trạng nguyên Nguyễn Hiền ........................................................... 40
2.2.1. Lập hồ sơ xếp hạng ...................................................................... 40
2.2.2. Công tác phục hồi, tu bổ, tôn tạo.................................................. 41
2.2.3. Phát huy những giá trị tốt đẹp ...................................................... 43
2.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm............................... 50
2.3. Nhận xét, đánh giá .............................................................................. 51



2.3.1. Tích cực ....................................................................................... 51
2.3.2. Hạn chế ........................................................................................ 52
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế................................................... 53
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÊN THỜ TRẠNG NGUYÊN NGUYỄN
HIỀN ........................................................................................................... 55
3.1. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của BQL khu di tích .... 55
3.1.1. Nâng cao trình độ quản lý và chất lượng nhân lực, đặc biệt là
những người làm công tác hướng dẫn, thuyết minh................................ 55
3.1.2. Tăng cường trách nhiệm của nhân dân trong việc bảo vệ di tích ....... 56
3.2. Giải pháp nhằm phát huy giá trị của di tích đền thờ Trạng nguyên
Nguyễn Hiền ............................................................................................. 58
3.2.1. Thường xuyên tu bổ nhằm mục đích bảo quản tốt nhất kiến trúc,
những hiện vật lịch sử của di tích........................................................... 59
3.2.2. Xây dựng thêm các công trình trong và ngoài khu di tích đáp ứng
nhu cầu của nhân dân và du khách ........................................................ 60
3.2.3. Gắn các hoạt động kinh doanh ..................................................... 60
3.2.4. Tạo các sản phẩm thủ công gắn với hình ảnh di tích .................... 61
3.2.5. Xây dựng các tuyến du lịch........................................................... 62
3.2.6. Tổ chức các hoạt động tại đền thờ................................................ 62
3.2.7. Đẩy mạnh phong trào khuyến học gắn với tên tuổi Trạng nguyên
Nguyễn Hiền .......................................................................................... 63
3.2.8. Giới thiệu về di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng ..... 63
3.3. Giải pháp nhằm khai thác và phát huy giá trị của lễ hội đền thờ Trạng
nguyên Nguyễn Hiền ................................................................................. 64
3.3.1. Quy hoạch tôn tạo khu di tích lễ hội – không gian lễ hội .............. 64
3.3.2. Nâng cao khả năng tổ chức và quản lý lễ hội ............................... 65
3.3.3. Khai thác và phát huy giá trị lễ hội .............................................. 66
KẾT LUẬN ................................................................................................. 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 70
PHỤ LỤC .................................................................................................... 72


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lịch sử Việt Nam là lịch sử dựng nước và giữ nước. Chính từ đó đã
vun đúc nên lòng yêu nước, ý chí kiên cường chống ngoại xâm oanh liệt, tâm
thức uống nước nhớ nguồn. Cái trục hệ ý thức Việt Nam này đã sản sinh và
tích hợp những giá trị tiêu biểu của văn hóa Việt Nam.
Với cái nhìn mới hiện nay: "Văn hóa là sức mạnh nội sinh góp phần thúc
đẩy kinh tế - xã hội phát triển". Cho nên văn hóa là nhân tố vô cùng quan trọng
trong nền sản xuất tổng hợp. Nó như chất keo kết dính các mối quan hệ kinh tế chính trị - xã hội tạo nên hình hài và bản sắc mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.
Mặt khác, văn hóa có khả năng bao quát một cách trực tiếp, bảo đảm
tính bền vững của xã hội, tính kế thừa của lịch sử mà không bị trộn lẫn ngay
cả khi hội nhập vào cộng đồng lớn hơn. Trong thời đại mở cửa và bùng nổ
cách mạng khoa học kỹ thuật, sự giao lưu văn hóa như món ăn tinh thần của
cộng đồng các dân tộc trên thế giới.
Đứng trước bối cảnh đó, để tiếp nối dòng lịch sử và phát huy truyền
thống văn hóa của cha ông ta thì việc nghiên cứu và tìm hiểu các di tích lịch
sử, khôi phục lại chân dung quá khứ là điều cần thiết đối với việc giữ gìn
truyền thống văn hóa dân tộc.
Như đã biết, mỗi chúng ta ai cũng từng sinh ra và lớn lên trên mảnh đất
thân yêu, đó là quê hương máu thịt, là tổ ấm nuôi ta lớn khôn từ thuở ấu thơ
và nâng bước cho ta trưởng thành. Bởi vậy "Quê hương mỗi người chỉ một".
Vì vậy tìm hiểu lịch sử văn hóa địa phương là tìm về nơi "chôn rau cắt
rốn"của mình, chứng tỏ đạo lý "uống nước nhớ nguồn"từ ngàn đời của người
dân đất Việt, đồng thời góp phần làm giàu đẹp phong phú cho lịch sử dân tộc.



Hơn nữa trong công tác giáo dục hiện nay việc trau dồi tri thức lịch sử
văn hóa cho thế hệ trẻ là điều quan trọng, cho nên việc giáo dục về lịch sử văn
hóa của địa phương sẽ giúp cho giới trẻ hiểu, yêu và tự hào về quê hương
mình và có chí hướng phấn đấu bảo vệ xây dựng quê hương đất nước ngày
càng giàu đẹp và văn minh hơn.
Nam Định là tỉnh nằm trong trấn Sơn Nam Hạ xưa kia là mảnh đất văn
hiến đã sản sinh nhiều nhân tài cho đất nước.
"Nam Định mình – đất địa linh nhân kiệt
Những hiền tài, bao khoa bảng rạng danh"
Trải qua 844 năm khoa cử chữ Hán dưới thời phong kiến từ Lý -Trần Lê đến Nguyễn, từ năm Ất Mão (1075) đến năm Kỷ Mùi (1919) gồm 185
khoa thi hội, thi đình, số người thi đỗ Tiến sĩ lên tới 2875 vị, riêng tỉnh Nam
Định có gần 100. Cả nước có 56 vị Trạng nguyên đứng đầu các kỳ thi đình, là
những bậc khoa bảng đại tài. Riêng huyện Nam Trực là miền đất một thời
được mệnh danh là đất của Trạng nguyên, Tiến sĩ, trong đó có 3 vị Trạng
nguyên là:
Nguyễn Hiền người làng Dương A- xã Nam Thắng đỗ Trạng nguyên
lúc 13 tuổi, khoa Đinh Mùi (1247) đời vua Trần Thái Tông.
Trần Văn Bảo người làng Cổ Chử xã Hồng Quang đỗ Trạng nguyên
khoa Canh Tuất (1556) đời Mạc Phúc Nguyên lúc 27 tuổi.
Vũ Tuấn Chiêu người làng Xuân Lôi xã Nam Hùng đỗ Trạng nguyên
năm Ất Mão (1475) niên hiệu Hồng Đức thứ sáu đời vua Lê Thái Tông.
Trong số 3 vị Trạng nguyên trên quê hương Nam Trực thì có Trạng
nguyên Nguyễn Hiền là một hiện tượng độc đáo. Trong lịch sử văn hóa của


dân tộc ta có hai người làm nên sự nghiệp kỳ diệu ở tuổi thơ ấu và tuổi thiếu
niên. Đó là Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân khi mới lên 3 tuổi và Nguyễn
Hiền đỗ Trạng nguyên lúc 13 tuổi. Nhưng Thánh Gióng là hiện tượng được
hư cấu bằng trí tưởng tượng bay bổng của dân gian, còn Nguyễn Hiền là
người có thật, bằng xương bằng thịt được các sử gia ghi lại trong sách sử và

được dân gian hóa bởi lòng tôn sùng ngưỡng mộ của nhân dân. Vì vậy,
Nguyễn Hiền giữ một vị trí độc đáo có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với thế hệ
trẻ hôm nay những con người đang vươn lên làm chủ kho tàng tri thức của
nhân loại.
Được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Nam Trực – Nam Định giàu
truyền thống hiếu học, với tư cách là sinh viên ngành Quản lý văn hóa, em lựa
chọn đề tài khóa luận : "BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH
LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐỀN THỜ TRẠNG NGUYÊN NGUYỄN HIỀN,
THÔN DƯƠNG A, XÃ NAM THẮNG, HUYỆN NAM TRỰC, TỈNH NAM
ĐỊNH". Nghiên cứu góp phần làm sáng danh Trạng nguyên Nguyễn Hiền là
việc làm cần thiết, cổ vũ niềm tự hào truyền thống quê hương trong công cuộc
cách mạng mới của đất nước. Qua khóa luận này phần nào làm tăng thêm
lòng yêu nước, yêu tổ quốc, yêu những danh nhân của dân tộc, quan tâm hơn
đến các di tích lịch sử văn hóa và giáo dục cho thế hệ trẻ niềm tự hào về
truyền thống tốt đẹp của tổ tiên ta. Từ đó các em rèn luyện phấn đấu noi
gương các bậc ông cha không ngừng học tập, rèn luyện, phấn đấu cho xứng
đáng là người con đất Trạng.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Di tích lịch sử văn hóa đền thờ Trạng

nguyên Nguyễn Hiền.


-

Phạm vi nghiên cứu: Di tích lịch sử văn hóa đền thờ Trạng nguyên

Nguyễn Hiền, thôn Dương A, xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam

Định.
3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch
sử văn hóa đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá
trị di tích lịch sử văn hóa đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu
- Khảo sát thực tế
- Phân tích tổng hợp
- Các phương pháp liên ngành của Quản lý văn hóa
5. Đóng góp của đề tài
- Các giái pháp đưa ra có thể ứng dụng vào thực tiễn
- Làm tài liệu tham khảo
6. Bố cục
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục thì bài khóa
luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Lí luận chung về việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch
sử văn hóa và tổng quan về đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền
Chương 2: Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa
đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền
Chương 3: Giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử
văn hóa đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. BQL di tích đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền (2004), Giai thoại
Trạng nguyên Nguyễn Hiền.
2. BQL di tích đền thờ trạng nguyên Nguyễn Hiền (2005), Hồ sơ di tích

3. Chính phủ (1957), Nghị định 519 – TTg ngày 19/10/1957 về bảo tồn
di tích.
4. Chính phủ (2001), Pháp lệnh về bảo vệ di tích.
5. Chính phủ (2012), Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của
Thủ tướng Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt
quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam
thắng cảnh.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết TW 5 khóa VIII về xây
dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
7. Nguyễn Đăng Duy (1993), Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, Trường
Đại học Văn hóa Hà Nội.
8. Trần Hồng Đức (2006), Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa
qua các triều đại phong kiến Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc.
9. Phan Khanh (1992), Bảo tàng di tích lễ hội, Nxb Văn hóa Thông tin,
Hà Nội.
10. Quốc hội (2003), Luật di sản văn hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
11. Tạp chí Giáo dục tỉnh Nam Định.
12. Tạp chí Khuyến học tỉnh Nam Định.
13. Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thúy Nga, Nguyễn Hữu Mùi (2006), Các


nhà khoa bảng Việt Nam 1075-1919, Nxb Văn học, Hà Nội.
14. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nam Định (2003), Địa chí Nam Định,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Phan Văn Tú (1999), Đại cương về khoa học quản lý, Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
16. UBND xã Nam Thắng (2003), Hồ sơ dự án tu bổ tôn tạo di tích đền
thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền.
17. Trần Quốc Vượng (2004), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.
Các trang web :
/> /> /> />



×