TRẦN BÁ ĐỒNG
ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH LÃNH ĐẠO BẢO TỒN VÀ
PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN
HÓA TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2013
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
MÃ SỐ:
60 22 03 15
HÀ NỘI - 2015
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ
Ban chấp hành Trung ương
Chủ nghĩa xã hội
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Hội đồng nhân dân
Nhà xuất bản
Xã hội chủ nghĩa
Ủy ban nhân dân
Chữ viết tắt
BCHTW
CNXH
CNH, HĐH
HĐND
Nxb
XHCN
UBND
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Trang
3
2
Chương 1
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ
TỈNH HÀ TĨNH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ
TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỪ NĂM
10
1.1.
1998 ĐẾN NĂM 2013
Yêu cầu khách quan bảo tồn và phát huy giá trị các di
10
1.2.
tích lịch sử - văn hóa của tỉnh Hà Tĩnh
Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh bảo tồn và phát
25
1.3.
huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa (1998 – 2013)
Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo bảo tồn và phát huy giá trị
Chương 2
2.1.
các di tích lịch sử - văn hóa từ năm 1998 đến năm 2013
NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
Nhận xét quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo bảo
30
52
tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa
2.2.
(1998 - 2013)
Kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo
52
bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa
(1998 - 2013)
67
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
82
84
94
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCHTW Đảng khóa VIII Về xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
đã khẳng định: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc,
là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao
3
lưu văn hoá. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn
hoá truyền thống (bác học và dân gian), văn hoá cách mạng, bao gồm cả văn
hoá vật thể và phi vật thể” [33, tr. 63]. Luật Di sản văn hóa năm 2001 (sửa
đổi, bổ sung năm 2009) cũng xác định: “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản
quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản
văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước
của nhân dân ta” [53, tr.33].
Trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn
hóa ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân, đồng thời góp phần xây dựng
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thì việc nghiên cứu
bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là công việc vừa cơ bản lâu dài, vừa
mang tính cấp bách.
Di sản văn hóa của bất kỳ quốc gia nào cũng được cấu thành bởi di sản
văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Đó là những sản phẩm vật chất, tinh
thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác. Trong di sản văn hóa vật thể thì di tích lịch sử - văn hóa là bộ phận
cấu thành quan trọng nhất, là bằng chứng cụ thể, sinh động về quá trình phát
triển lịch sử, văn hóa, khoa học lâu đời của mỗi dân tộc, là tài sản vô cùng
quý giá của quốc gia.
Trong quá trình hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, ông
cha ta đã để lại các thế hệ ngày nay hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa có giá
trị. Những di tích này không những là bằng chứng chắc chắn để nghiên cứu
lịch sử và nền văn hóa lâu đời của dân tộc, mà còn là cơ sở rất quan trọng để
xây dựng nền văn hóa mới, giáo dục lòng yêu nước, ý thức tự cường dân tộc
trong mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, hiện nay do nhiều nguyên nhân khác
nhau, nhiều di tích bị xuống cấp, hư hại và đứng trước nguy cơ trở thành phế
tích. Vì vậy, bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa là trách nhiệm của toàn thể
cán bộ và nhân dân ta đối với lịch sử và các thế hệ mai sau.
4
Hà Tĩnh là địa phương có nhiều di tích lịch sử - văn hóa. Sau ngày tái
lập Tỉnh (1991), đặc biệt là từ khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm
BCHTW Đảng khóa VIII (7/1998), dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà
Tĩnh, công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa đã đạt
được những thành tựu nổi bật, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, văn
hóa - xã hội địa phương. Tuy nhiên, quá trình lãnh đạo, chỉ đạo bảo tồn và
phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa vẫn còn nhiều hạn chế bất cập và
chưa theo kịp với tình hình thực tiễn.
Thực trạng trên đặt ra yêu cầu khách quan là cần tiếp tục làm tốt công
tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh
đạo bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa (1998 - 2013), rút
ra những kinh nghiệm, kiến nghị xây dựng các chủ trương, giải pháp nhằm
cung cấp những luận cứ khoa học để Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục hoàn thiện
chủ trương, chính sách, chỉ đạo bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa trong những năm tiếp theo.
Vì lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo
bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa từ năm 1998 đến
năm 2013” làm luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trong nhiều năm qua, đề tài bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch
sử - văn hóa đã được nhiều chuyên gia, nhà khoa học quan tâm, đi sâu
nghiên cứu. Sưu tầm và nghiên cứu các công trình đó, tác giả chia thành các
nhóm sau đây:
Nhóm các công trình nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị các di
tích lịch sử - văn hóa nói chung
Các sách và tài liệu chuyên khảo gồm: Nguyễn Đăng Duy, Trịnh Minh
Đức (1993), Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội;
Hoàng Vinh (1996), Một số lý luận văn hóa Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb
5
Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Hoàng Vinh (1997), Một số vấn đề bảo tồn và
phát triển di sản văn hóa dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn
Khoa Điềm (2002), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội; Trần Quốc
Vượng (2003), Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn học, Hà Nội;
Trịnh Thị Minh Đức (2008), Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Các bài báo, tạp chí: Nguyễn Quốc Hùng (2008), “Vai trò của di sản
văn hóa trong sự phát triển ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Di sản văn hóa, số
2(23); Trịnh Thị Hòa (2009), “Bảo tồn và phát huy giá trị di tích trong bối
cảnh hội nhập và phát triển”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 2(27); Hoàng Tuấn
Anh (2009), “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa - cơ hội mới, thách
thức mới”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 3(28); Đoàn Bá Cử (2009), “Làm gì để
nâng cao chất lượng tu bổ, bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa”, Tạp chí
Di sản văn hóa, số 3(28); Lưu Trần Tiêu (2011), “Mấy vấn đề về hoạt động tu
bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 3(36);
Đoàn Bá Cử (2011), “Công tác tu bổ di tích - thực tiễn và quản lý nhà nước”,
Tạp chí Di sản văn hóa, số 2(35).
Các luận văn, luận án: Trần Văn Thiện (2002), Báo chí Thừa Thiên Huế
với công tác bảo tồn và phát triển di sản văn hoá Huế: Qua báo Thừa Thiên
Huế, tạp chí Sông Hương, tạp chí Huế xưa và nay từ 1990 đến 1997, Luận văn
thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội; Hoàng Hương Trà (2007), Báo chí với vấn
đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc
gia Hà Nội; Nguyễn Thị Sao (2012), Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát
huy giá trị của di sản văn hóa vật thể tại Hải Dương, Luận văn thạc sĩ, Đại học
Quốc gia Hà Nội; Đỗ Phương Quyên (2014), Bảo tồn và phát huy các di tích
lịch sử - văn hóa - danh thắng tỉnh Khánh Hòa trong hoạt động du lịch , Luận
văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6
Các công trình khoa học trên đều nghiên cứu về di sản văn hóa Việt
Nam qua các thời kỳ lịch sử; làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn, trên cơ
sở đó đưa ra những giải pháp bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa nói
chung, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa nói riêng.
Nhóm các công trình đề cập đến bảo tồn và phát huy giá trị các di
tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Hà Tĩnh
Các sách và tài liệu chuyên khảo gồm có: Trần Tấn Hành (1997), Di
tích danh thắng Hà Tĩnh, Sở Văn hóa - Thông tin Hà Tĩnh xuất bản; Bảo
tàng Hà Tĩnh (2003), Lý lịch di tích danh thắng Chùa Thiên Tượng; Bảo
Tàng Hà Tĩnh (2007), Hồ sơ di tích: Khu lưu niệm Nguyễn Du; Bảo Tàng Hà
Tĩnh (2007), Hồ sơ di tích lịch sử - danh nhân: Đền thờ và mộ Lê Hữu Trác;
Bảo Tàng Hà Tĩnh (2007), Hồ sơ di tích lịch sử - danh nhân: Khu lưu niệm
Trần Phú; Bảo Tàng Hà Tĩnh (2007), Hồ sơ di tích lịch sử - danh nhân: Mộ
Phan Đình Phùng; Bảo Tàng Hà Tĩnh (2007), Hồ sơ di tích lịch sử - cách
mạng: Ngã ba Đồng Lộc; Sở văn hoá - Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh (2009),
Báo cáo kết quả đề tài: Điều tra di sản văn hoá làng Trường Lưu và định
hướng bảo tồn làng văn hoá Trường Lưu, xã Trường Lộc, huyện Can Lộc,
tỉnh Hà Tĩnh; Nguyễn Trí Sơn (2014), “Hà Tĩnh - Di tích Quốc gia và Quốc
gia đặc biệt”, Nxb Hà Tĩnh.
Các bài báo, tạp chí: Đinh Xuân Lâm (1992), “Di tích văn hóa với tiềm
năng du lịch của Hà Tĩnh”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 6; Phạm Mai
Hùng (1992), “Vị thế của di tích lịch sử Hà Tĩnh”, Tạp chí Văn hóa Nghệ
thuật, số 6; Hoàng Trinh (1992), “Đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh”, Tạp chí
Văn hóa Nghệ thuật, số 6; Võ Hồng Hải (2008), “Một số suy nghĩ về hệ thống
di tích liên quan đến danh nhân Phan Đình Phùng và Phong trào Cần vương
trên địa bàn Hà Tĩnh”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 3(24); Võ Hồng Hải
(2011), “Bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử văn hóa trên địa
bàn Hà Tĩnh”, Tạp chí điện tử Văn hóa Nghệ An, số ra ngày 13/12/2011;
7
Thái Văn Sinh (2013), “Xã hội hóa việc tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử - văn
hóa”, Báo Hà Tĩnh, số ra ngày 27/8/2013.
Các luận văn, luận án: Bùi Thị Hải (2006), Tìm hiểu di tích lịch sử văn hoá đại thi hào Nguyễn Du, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học
Vinh; Hoàng Văn Bình (2006), Lịch sử - văn hóa dòng họ Nguyễn Duy ở
Trường Lưu (Can Lộc, Hà Tĩnh) từ thế kỉ XV đến nay, Luận văn thạc sĩ,
Trường Đại học Vinh; Lê Thị Ngọc Hà (2006), Góp phần tìm hiểu đặc điểm
kiến trúc và giá trị di tích danh thắng chùa Thiên Tượng trên vùng đất Trung
Lương - Hà Tĩnh, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Vinh; Hoàng
Quốc Bảo (2006), Tìm hiểu một số di tích văn hoá lịch sử ở huyện Nghi Xuân
- Hà Tĩnh, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Vinh; Hồ Trà Giang
(2007), Lịch sử - văn hoá dòng họ Đặng ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) từ đầu thế kỷ
XV đến nay, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Vinh.
Các công trình trên đã nghiên cứu, tiếp cận di sản văn hóa Hà Tĩnh ở
nhiều góc độ khác nhau, phản ánh tương đối cụ thể từng mặt của hoạt động
văn hóa, luận giải một cách khoa học về cơ sở lý luận và thực tiễn quá trình
bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở Hà Tĩnh, bước đầu rút ra một số nhận
xét và kinh nghiệm trong quá trình bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa Hà
Tĩnh. Qua đó, phần nào đã phác họa vị trí, vai trò bảo tồn và phát triển các di
sản văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng tỉnh Hà Tĩnh ngày càng giàu mạnh,
văn minh. Đây là những tài liệu quý liên quan trực tiếp đến quá trình nghiên
cứu, hoàn thiện luận văn của tác giả.
Tuy nhiên, các công trình trên chưa đề cập một cách toàn diện, đầy đủ,
có hệ thống thành một công trình khoa học nhằm tập hợp và luận giải đầy đủ
về vị trí, vai trò to lớn của hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di tích
lịch sử - văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh. Vì
vậy, nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo bảo tồn và phát huy
giá trị các di tích lịch sử - văn hóa vẫn là đề tài chưa có một công trình nào đề
cập đầy đủ, toàn diện dưới góc độ khoa học Lịch sử Đảng.
8
Trên cơ sở kế thừa những công trình đã công bố, tác giả hệ thống và
mô tả, tái hiện lại quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo bảo tồn và phát
huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa (1998 - 2013). Qua đó, rút ra một số
nhận xét và kinh nghiệm, làm cơ sở lý luận và thực tiễn để Đảng bộ tỉnh Hà
Tĩnh tiếp tục lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa
trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh bảo tồn và phát huy
giá trị các di tích lịch sử - văn hóa từ năm 1998 đến năm 2013; trên cơ sở đó
rút ra một số kinh nghiệm để vận dụng trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ yêu cầu khách quan bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch
sử - văn hóa của tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2013.
- Phân tích làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh
về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa từ năm 1998 đến
năm 2013.
- Rút ra một số nhận xét và kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Hà
Tĩnh lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa từ năm
1998 đến năm 2013.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về bảo tồn
và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa từ năm 1998 đến năm 2013.
* Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh
Hà Tĩnh về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa.
9
Về thời gian: Từ năm 1998 đến 2013.
Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp luận duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
phương pháp luận sử học macxít.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu của khoa học Lịch
sử là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic; đồng thời có sử dụng kết
hợp các phương pháp khác như: thống kê, khảo sát, so sánh, phân tích, tổng
hợp, lịch đại, đồng đại, điền dã, phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa của đề tài
- Luận văn góp phần tổng kết quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo
bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa từ năm 1998 đến năm 2013.
- Cung cấp thêm những tư liệu liên quan đến bảo tồn và phát huy giá trị
các di tích lịch sử - văn hóa của Đảng ở tỉnh Hà Tĩnh.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên
cứu ở tỉnh Hà Tĩnh và nghiên cứu, giảng dạy lịch sử và văn hóa ở các học
viện, nhà trương trong và ngoài quân đội.
7. Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm: Mở đầu, 2 chương (5 tiết), kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục
Chương 1
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH
10
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2013
1.1. Yêu cầu khách quan bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch
sử - văn hóa của tỉnh Hà Tĩnh
1.1.1. Một số vấn đề chung về di tích lịch sử - văn hóa
Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản vô giá mà các thế hệ đi trước đã để
lại. Nó là bằng chứng xác thực, cụ thể nhất ghi dấu những giá trị lịch sử, văn
hóa nghệ thuật, kỹ thuật, tài năng sáng tạo, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”,
tinh thần yêu nước, sự hy sinh cao cả, bản lĩnh và khí phách anh hùng trong
cuộc chiến đấu giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.
Luật Di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã đưa ra
khái niệm về Di tích lịch sử - văn hóa như sau: “Di tích lịch sử - văn hóa là
công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc
công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học” [53, tr.35].
Trên cơ sở khái niệm về di tích lịch sử - văn hóa, Điều 28 Luật Di sản
văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) xác định di tích lịch sử - văn
hóa phải có một trong các tiêu chí cơ bản như sau:
Thứ nhất, công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn
hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương.
Thứ hai, công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp
của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến
sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử.
Thứ ba, địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu.
Thứ tư, công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể
kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai
đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật.
Di tích lịch sử - văn hóa đuợc chia ra nhiều hạng khác nhau. Theo Điều
29 Luật Di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), di tích lịch sử
11
- văn hóa và danh lam thắng cảnh (gọi chung là di tích) được xếp thành 3
hạng như sau:
Di tích cấp tỉnh: Là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương, bao gồm:
Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của
địa phương hoặc gắn với nhân vật có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của
địa phương trong các thời kỳ lịch sử; công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần
thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị trong phạm
vi địa phương; địa điểm khảo cổ có giá trị trong phạm vi địa phương; cảnh
quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với
công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị trong phạm vi địa phương.
Di tích quốc gia: Là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia, bao gồm:
Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của
dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân, nhà hoạt động chính trị,
văn hóa, nghệ thuật, khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng đối với tiến
trình lịch sử của dân tộc; công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc,
tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu trong các giai
đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam; địa điểm khảo cổ có giá trị nổi
bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của văn hóa khảo cổ; cảnh quan thiên
nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công
trình kiến trúc, nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa
chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù.
Di tích quốc gia đặc biệt: Là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của
quốc gia, bao gồm: Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện đánh dấu
bước chuyển biến đặc biệt quan trọng của lịch sử dân tộc hoặc gắn với anh
hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình lịch
sử của dân tộc; công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể
kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị đặc biệt đánh dấu các giai đoạn
phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam; địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật
12
đánh dấu các giai đoạn phát triển văn hóa khảo cổ quan trọng của Việt Nam
và thế giới; cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa
cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị đặc biệt
của quốc gia hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, địa lý,
đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.
Như vậy, di tích lịch sử - văn hóa chính là bản “thông điệp” được vật
chất hóa của ông cha gửi lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau; là một thành
tố quan trọng thể hiện sinh động và cụ thể bản sắc văn hóa của dân tộc.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống lịch sửvăn hoá tỉnh Hà Tĩnh
* Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Hà Tĩnh nằm ở vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, có tọa độ
17°57’ đến 18°46’ vĩ độ Bắc và 105°07’ đến 106°30’ kinh độ Đông. Phía Bắc
giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp nước
Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và phía Đông giáp biển Đông, với 137 km
đường bờ biển; diện tích tự nhiên khoảng 6055 km 2 với 12 đơn vị hành chính
trực thuộc, bao gồm: Thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh và các huyện
Hương Sơn, Đức Thọ, Vũ Quang, Nghi Xuân, Can Lộc, Hương Khê, Thạch
Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và Lộc Hà.
Địa hình: Hà Tĩnh nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn với địa hình hẹp,
dốc và nghiêng từ Tây sang Đông, địa hình đồi núi chiếm khoảng 80% diện
tích tự nhiên. Căn cứ vào điều kiện địa hình, diện mạo, tính chất đất đai, sông,
suối,... có thể chia Hà Tĩnh theo 4 vùng bao gồm: vùng núi, vùng trung du,
vùng đồng bằng và vùng ven biển.
Khí hậu: Hà Tĩnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa
nhiều với 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 với đặc trưng là
nắng gắt kèm theo gió Tây Nam khô nóng (từ tháng 5 đến tháng 7). Từ tháng
8 đến tháng 10 thường có nhiều đợt bão kèm theo mưa lớn gây ngập lụt nhiều
13
nơi; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với nhiều đợt gió mùa Đông
Bắc và mưa phùn, nhiệt độ giảm xuống thấp, gây rét và ẩm ướt.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
Theo kết quả điều tra dân số năm 2011 thì Hà Tĩnh có 1.229.197 người
với 5 dân tộc sinh sống gồm Kinh, Thái, Chứt, Mường và Lào. Trong đó
người Kinh chiếm khoảng gần 99% dân số của Tỉnh.
Hà Tĩnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng, bao
gồm tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản. Diện tích rừng
khoảng 276.000 ha, trong đó rừng tự nhiên khoảng 199.850 ha, độ che phủ
rừng đạt gần 45%. Bờ biển dài 137 km, với 18.000 km 2 mặt biển với nhiều
bãi tắm, cảng biển,… rất thuận lợi để phát triển du lịch, trao đổi hàng hóa,
đánh bắt và chế biến hải sản. Tài nguyên khoáng sản rất đa dạng như sắt,
titan, vàng, mangan, thiếc, đá granit,…
Hà Tĩnh có mạng lưới giao thông vận tải tương đối rộng khắp với các
tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển tạo thành hệ thống liên
hoàn, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa, đối nội và đối ngoại. Có 3
trục giao thông quốc gia chạy qua gồm Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và
đường sắt Bắc Nam. Ngoài ra, Hà Tĩnh còn có Quốc lộ 8A nối liền với nước
bạn Lào. Với điều kiện vị trí thuận lợi, Hà Tĩnh trở thành nút giao thông quan
trọng, cửa ngõ giao lưu quốc tế giữa các nước trong khu vực.
* Truyền thống lịch sử - văn hoá
Kết quả nghiên cứu các di chỉ khảo cổ học ở nhiều địa phương trên địa
bàn Hà Tĩnh và nhiều cứ liệu về văn hoá, lịch sử, ngôn ngữ,... đã chứng minh
rằng, ngay từ thời kỳ đồ đá cách ngày nay hàng vạn năm, người tiền sử đã đến
đây sinh sống. Đến thời kỳ đồ kim khí, cư dân ở đây đã góp phần hình thành,
phát triển nền văn hóa Đông Sơn và văn minh sông Hồng của người Việt cổ.
Trải qua các thời kỳ lịch sử, vùng đất Hà Tĩnh nhiều lần thay đổi tổ
chức, địa giới hành chính và tên gọi khác nhau. Thời kỳ phong kiến độc lập tự
14
chủ (từ thế kỷ thứ X), dưới triều Đinh và Tiền Lê vùng đất Nghệ An và Hà
Tĩnh có tên gọi là Hoan Châu. Thời Lý - Trần, từ năm 1030, vùng đất này bắt
đầu gọi là châu Nghệ An. Thời Hậu Lê, từ năm Hồng Đức thứ 20 (1490) đặt
ra thừa tuyên Nghệ An, vùng đất Nghệ An - Hà Tĩnh ngày nay được gọi là xứ
Nghệ An. Thời Tây Sơn, Nghệ An - Hà Tĩnh được gọi chung là Nghĩa An
trấn. Nhà Nguyễn năm Gia Long nguyên niên (1802) lại đặt làm Nghệ An
trấn. Năm 1831, vua Minh Mạng chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An
(phía Bắc sông Lam); Hà Tĩnh (phía nam sông Lam). Năm Tự Đức thứ 6
(năm 1853) đổi tỉnh Hà Tĩnh làm đạo, hợp vào Nghệ An thành An Tĩnh. Đến
năm Tự Đức thứ 29 (năm 1876) lại đặt tỉnh Hà Tĩnh như cũ. Thời kỳ thực dân
Pháp xâm lược và đô hộ Việt Nam, tỉnh Hà Tĩnh thuộc xứ Trung Kỳ nằm
trong Liên bang Đông Dương thuộc Pháp.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc miền
Trung của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau khi đất nước hoàn toàn
thống nhất (4.1975), từ năm 1976 đến năm 1991, hai tỉnh Nghệ An và Hà
Tĩnh nhập thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Đến ngày 12/8/1991, tỉnh Nghệ Tĩnh lại tách
ra thành Nghệ An và Hà Tĩnh như ngày nay.
Hà Tĩnh là vùng đất gắn liền với nhiều dấu ấn, nhiều sự kiện quan trọng
trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Đây là quê hương của Mai
Thúc Loan (Mai Hắc Đế) - lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa năm 722 chống ách
thống trị nhà Đường. Ở thế kỷ XV, vùng đất Đỗ Gia (Hương Sơn) và dãy núi
Thiên Nhẫn là đại bản doanh của nghĩa quân Lam Sơn trong kháng chiến
chống giặc Minh xâm lược. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỷ
XIX, núi rừng Vũ Quang (Hương Khê) trở thành đại bản doanh của cụ Phan
Đình Phùng tụ hội anh hùng chí sỹ bốn phương, tiến hành cuộc kháng chiến
10 năm kiên cường, bền bỉ.
Năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhân
dân Hà Tĩnh cùng với nhân dân Nghệ An đã làm nên cao trào Xô Viết Nghệ
15
Tĩnh - cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hàng vạn
người con Hà Tĩnh đã hăng hái tham gia chiến đấu, chịu đựng gian khổ hy
sinh, góp phần to lớn vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến, thống
nhất Tổ quốc, bảo vệ vững chắc nền độc lập tự do của dân tộc.
Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, nhân dân
Hà Tĩnh kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, giành
được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội,
quốc phòng - an ninh. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ
và nhân dân Hà Tĩnh đang tập trung mọi nguồn lực, nổ lực phấn đấu xây
dựng quê hương trở thành một trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn khu
vực Bắc miền Trung.
Thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng, Hà Tĩnh được xem là vùng đất “địa
linh nhân kiệt”, thời kỳ nào cũng xuất hiện những danh nhân, anh hùng chí sỹ.
Hà Tĩnh là quê hương của nhiều danh nhân như: Mai Thúc Loan, Nguyễn
Thiếp, Lê Hữu Trác, Nguyễn Công Trứ, Phan Đình Phùng, Nguyễn Du,...
Đây cũng là quê hương của hai nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng: Cố Tổng
Bí thư Trần Phú và cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập.
Hà Tĩnh có nhiều làng nổi tiếng về truyền thống hiếu học, khoa bảng và
văn chương như Tiên Điền, Uy Viễn, Đông Thái, Yên Hội, Trường Lưu, Thu
Hoạch, Trung Lễ,... Nhiều làng văn nghệ nổi tiếng như làng hát ca trù Cổ
Đạm, hát ví phường vải Trường Lưu, hò ví dặm Đan Du,... đã để lại cho vùng
quê Hà Tĩnh và đất nước những áng thơ văn bất hủ, những trước tác quý giá
và khí phách kiên trung. Đặc biệt Hà Tĩnh còn được biết đến với rất nhiều di
tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng như Khu lưu niệm Nguyễn Du, Khu di tích
Ngã ba Đồng Lộc, chùa Hương Tích, đền Chợ Củi,… Đó là những di sản văn
hóa tiêu biểu bồi đắp cho tâm hồn người Hà Tĩnh qua nhiều thế hệ và mai sau.
16
1.1.3. Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch
sử - văn hóa của tỉnh Hà Tĩnh trước năm 1998
Sau ngày tái lập tỉnh (1991), mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng
được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, trực tiếp là Tỉnh
ủy và UBND Tỉnh, cán bộ và nhân dân Hà Tĩnh đã từng bước khắc phục khó
khăn, phát huy truyền thống của quê hương, ra sức thi đua xây dựng Hà Tĩnh
ngày càng giàu mạnh. Trên lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch
sử - văn hóa, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn tồn tại một số hạn
chế yếu kém
* Thành tựu đạt được.
Thứ nhất, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng
văn hóa nói chung, về bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa nói riêng có nhiều
chuyển biến tích cực.
Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các
cấp ủy đảng và chính quyền quán triệt, giáo dục, tuyên truyền đến mọi cán bộ,
đảng viên và nhân dân về đường lối xây dựng và phát triển văn hóa của Đảng,
cũng như chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về xây dựng văn hóa Hà Tĩnh
nói chung, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa nói riêng.
Kết quả là đã tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của một bộ
phận cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa.
Nhiều cán bộ, đảng viên và nhân dân đã nhận thức được di tích lịch sử - văn
hóa là tài sản quý giá cần phải bảo vệ, giữ gìn. Các hiện tượng vi phạm di tích
như lấn chiếm đất, trộm cắp, đào bới các cổ vật trong các đền, chùa,… giảm
hơn so với trước.
17
Thứ hai, công tác quản lý hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di
tích lịch sử - văn hóa ngày càng hiệu quả. Một số di tích lịch sử - văn hóa
được đầu tư trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp.
Sau ngày tái lập tỉnh, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chú trọng đến
công tác bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa. Ngày 18/12/1992, UBND Tỉnh
ban hành Chỉ thị số 55CT/UB “Về việc tiến hành tổng kiểm kê các di tích lịch
sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trong Tỉnh” với mục đích nắm lại danh
mục toàn bộ di tích lịch sử - văn hóa; khảo sát thực tế tiến hành lập hồ sơ,
chụp ảnh đo đạc, quay băng hình, đánh giá giá trị lịch sử - văn hóa từng di
tích và thực trạng di tích hiện tại. Trên cơ sở đó nghiên cứu các phương án,
đưa ra các giải pháp trùng tu, tôn tạo và phát huy các di tích. Giai đoạn từ
năm 1991 đến năm 1997, ngành văn hóa Hà Tĩnh đã tiến hành kiểm kê được
hơn 300 di tích lịch sử - văn hóa. UBND Tỉnh cũng đã lập hồ sơ đề nghị lên
Bộ văn hóa - Thông tin (nay là Bộ văn hóa - Thể thao và Du lịch) công nhận
hơn 40 di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
Từ năm 1994, Chính phủ bắt đầu triển khai “Chương trình mục tiêu
chống xuống cấp và tôn tạo di tích”. Từ năm 1994 đến năm 1997, Nhà nước
đã đầu tư trên 10 tỉ đồng để trùng tu, tôn tạo một số di lịch sử - văn hóa ở Hà
Tĩnh như Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc, Khu di tích Nguyễn Du, Khu lưu
niệm cố Tổng Bí thư Trần Phú,… Bên cạnh đó, mỗi năm UBND Tỉnh cũng
đã trích từ ngân sách địa phương hàng trăm triệu đồng để bảo tồn, trùng tu các
di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Tỉnh.
Thứ ba, nhiều công trình nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị các
di tích lịch sử - văn hóa ở Hà Tĩnh được công bố và tiếp tục triển khai, góp
phần quan trọng vào xây dựng và phát triển văn hóa Hà Tĩnh.
Sau ngày tái lập tỉnh (1991), ngành văn hóa Hà Tĩnh đã tiến hành
nghiên cứu khảo sát, lập hồ sơ các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Tỉnh.
Trên cơ sở đó tham mưu cho UBND Tỉnh có phương án bảo tồn di tích. Các
18
học giả, các nhà khoa học, đội ngũ cán bộ công tác trên lĩnh vực văn hóa đã
tiến hành nghiên cứu và công bố nhiều công trình có giá trị về di tích lịch sử văn hóa Hà Tĩnh. Tiêu biểu là các công trình “Di tích văn hóa với tiềm năng
du lịch của Hà Tĩnh” của Đinh Xuân Lâm (1992); “Vị thế của di tích lịch sử
Hà Tĩnh” của Phạm Mai Hùng (1992); “Di tích thắng cảnh Hà Tĩnh” của
nhóm tác giả Trần Tấn Hành, Thái Kim Đỉnh, Võ Hồng Huy (1997);…
Những công trình khoa học trên đã phác họa những giá trị nổi bật của các di
tích lịch sử - văn hóa ở Hà Tĩnh, đồng thời góp phần tuyên truyền nâng cao
hiểu biết của cán bộ, đảng viên và nhân dân Hà Tĩnh cũng như nhân dân cả
nước về bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa Hà Tĩnh.
* Hạn chế
Một là, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân về
bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa còn nhiều hạn chế.
Trong một thời kỳ dài, nhiều cán bộ, đảng viên và nhân dân cho rằng
các di tích lịch sử - văn hóa là tàn tích của chế độ phong kiến cần phải xóa bỏ.
Ở một số địa phương, người dân đã tiến hành tháo bỏ đình, chùa,… để lấy gỗ
sử dụng vào nhiều công việc khác nhau như làm nhà ở, đóng bàn ghế,....
Những di tích không bị tháo bỏ thì sử dụng làm nơi cất giữ lương thực, trụ sở
Hợp tác xã,…Bên cạnh đó, nạn trộm cắp cổ vật diễn ra khá phổ biến ở nhiều
di tích. Rất nhiều cổ vật ở các di tích lịch sử - văn hóa như đồ thờ cúng,
chuông, tượng, tranh ảnh, sắc phong,… đã bị lấy cắp. Những hiện tượng trên
đã làm cho nhiều di tích lịch sử - văn hóa bị xuống cấp, hư hại nghiêm trọng.
Hai là, ngân sách dành cho tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị các di
tích lịch sử - văn hóa còn hạn hẹp. Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, bảo tồn,
khai thác và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa chưa tương xứng với
vùng đất có truyền thống văn hóa như ở Hà Tĩnh.
Sau ngày tái lập tỉnh (1991), Hà Tĩnh vẫn còn là một tỉnh nghèo, đời
sống của cán bộ và nhân dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Vì vậy, ngân
19
sách dành cho hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn
hóa còn hạn hẹp. Chính vì ngân sách hạn hẹp nên việc quan tâm đầu tư cho
hoạt động nghiên cứu, bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị các di tích lịch sử
- văn hóa còn hạn chế. Nhiều di tích nhanh chóng bị xuống cấp, hư hỏng do
không được đầu tư tôn tạo.
Ba là, nguồn nhân lực cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di
tích lịch sử chưa đáp ứng được yêu cầu.
Cũng giống như nhiều địa phương trong cả nước, đội ngũ cán bộ phụ
trách công tác bảo tồn, trùng tu di tích lịch sử - văn hóa ở Hà Tĩnh còn nhiều
hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đại bộ phận cán bộ chưa được
đào tạo chuyên sâu về công tác bảo tồn di sản văn hóa. Vì vậy, kiến thức cũng
như kinh nghiệm bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa chưa đáp ứng được yêu cầu.
Như vậy, từ những kết quả đạt được cùng những yếu kém hạn chế của
công tác bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa trước năm 1998 đặt
ra yêu cầu đối với cấp ủy Đảng, chính quyền và ngành văn hóa tỉnh Hà Tĩnh
cần có chủ trương, giải pháp chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị các di tích
lịch sử - văn hóa, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã
hội Hà Tĩnh nói chung, xây dựng và phát triển văn hóa nói riêng.
1.1.4. Yêu cầu đặt ra trong thời kỳ đổi mới đối với công tác bảo tồn
và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh Hà Tĩnh
Đảng và Nhà nước đã khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã
hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Chăm lo văn hóa là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã hội. Thiếu nền
tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh thì không thể có sự phát triển kinh tế - xã
hội bền vững. Văn hóa là kết quả của kinh tế, đồng thời là động lực của sự
phát triển kinh tế. Các nhân tố văn hóa luôn gắn chặt chẽ với đời sống và hoạt
động xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, kỷ
cương,… biến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của sự phát triển.
20
Sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội, vị thế của đất nước ngày càng nâng cao trong cộng đồng quốc tế. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, mặt trái của nền kinh tế thị
trường như lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, tệ sùng ngoại, lai căng,
coi thường giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc,… Cùng với đó là các tệ
nạn xã hội, hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan vẫn có chiều hướng gia tăng. Điều
đó đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc, ngăn chặn, đẩy lùi những mặt hạn chế tiêu cực của nền
kinh tế thị trường và những tàn dư của xã hội cũ để lại.
Những thập niên 80 và 90 của thế kỷ trước, đất nước còn nghèo, đời
sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, cho nên nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu
và hưởng thụ văn hóa của nhân dân còn thấp. Bước sang thế kỷ XXI, đất nước
phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Giai đoạn 2001 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước bình quân 7,26%/năm. Tổng sản
phẩm trong nước (GDP) năm 2010 gấp 3,26 lần so với năm 2000; GDP bình
quân đầu người năm 2010 đạt 1.168 USD. Đối với tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn
2001 - 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế là 8,6%/năm, giai đoạn 2006 - 2010 là
9,6%. Nếu như năm 2000, thu nhập bình quân của mỗi người dân Hà Tĩnh là
4,253 triệu đồng, thì đến năm 2010 là 12,944 triệu đồng. Đời sống của nhân
dân càng cao thì nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng lớn. Nhiều di tích lịch
sử - văn hóa ở Hà Tĩnh đã trở thành địa chỉ thu hút ngày càng nhiều nhân dân
tham gia các hoạt động lễ hội, tín ngưỡng và tham quan du lịch.
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, trình độ dân trí của nhân
dân ngày càng được nâng lên, việc nghiên cứu tìm hiểu về truyền thống lịch
sử, văn hóa của vùng đất Hà Tĩnh trở thành nhu cầu của mỗi người cả nước
nói chung, của nhân dân Hà Tĩnh nói riêng. Di tích lịch sử - văn hóa chính là
nguồn tư liệu sống, là cơ sở khoa học rất quan trọng để nghiên cứu, tìm hiểu
21
về lịch sử, đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội và con người Hà Tĩnh qua các
thời kỳ lịch sử.
Với truyền thống yêu nước nồng nàn, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”,
“ăn quả nhớ người trồng cây”, nhân dân Hà Tĩnh luôn hướng về cội nguồn
với lòng biết ơn sâu sắc những thế hệ đi trước. Đất nước và quê hương ngày
càng đổi mới, phát triển giàu mạnh là điều kiện thuận lợi để nhân dân Hà Tĩnh
quan tâm chăm sóc, giữ gìn và phát huy những di sản văn hóa mà cha ông đã
gây dựng nên. Đối với nhân dân Hà Tĩnh, việc giữ gìn các di tích lịch sử - văn
hóa còn nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng,
truyền thống hiếu học của quê hương cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
1.1.5. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo tồn và phát
huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa
Trải qua các thời kỳ lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam
luôn đặc biệt quan tâm xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc, xem đó là
một trong những nhiệm vụ trung tâm của cách mạng.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,
miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và đi lên CNXH. Dưới sự lãnh đạo
của Đảng, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa được đẩy mạnh. Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) với chủ trương xây
dựng nền văn hóa mới XHCN đã xác định nhiệm vụ bảo tồn và phát huy
các di tích lịch sử - văn hóa: “Công tác bảo tồn, bảo tàng cần nhằm sưu tầm
và bảo vệ các di tích lịch sử và kháng chiến, các di tích cổ phát hiện trong
khi mở mang xây dựng” [28, tr.365].
Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ IV của Đảng (1976) bên cạnh thúc đẩy phát triển kinh tế, Đảng rất coi
trọng xây dựng nền văn hoá mới XHCN. Với quan điểm “Công tác bảo tồn,
bảo tàng có tác dụng giáo dục sâu sắc cho quần chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ, về
lòng yêu nước và những tình cảm cách mạng trong sáng” [29, tr.295], Đảng
22
khẳng định “Làm tốt công tác bảo tồn bảo tàng, xây dựng những tượng đài kỷ
niệm cách mạng và kháng chiến, giữ gìn và tu bổ các di tích lịch sử, danh lam
thắng cảnh, tổ chức tốt việc triển lãm và các cuộc tham quan nhằm giáo dục
truyền thống đấu tranh, lòng yêu nước và tự hào dân tộc” [29, tr.296].
Bước sang thời kỳ đổi mới đất nước, Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày
28/11/1987 của Bộ Chính trị về “Đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản
lý văn học, nghệ thuật và văn hoá, phát huy khả năng sáng tạo, đưa văn học,
nghệ thuật và văn hoá phát triển lên một bước mới” khẳng định vai trò quan
trọng của di sản văn hóa đối với sự phát triển đất nước. Nghị quyết xác định
các di tích lịch sử, các công trình văn hoá, nghệ thuật là tài sản quý của quốc
gia. Trên cơ sở đó, Nghị quyết nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo tồn và phát
huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa:
Có những chủ trương và biện pháp có hiệu lực bảo tồn lâu dài các di
tích lịch sử và các giá trị văn hoá để giáo dục nhân dân về lòng yêu
nước và tự hào dân tộc, về truyền thống lịch sử và văn hoá, tạo điều
kiện cho nhiều thế hệ có thể thưởng thức, tiếp thu, nghiên cứu các giá
trị văn hoá cổ truyền, tiếp tục sáng tạo ra những giá trị văn hoá mới thể
hiện được tầm cao của thời đại và chiều sâu của truyền thống, vừa dân
tộc, vừa hiện đại [33, tr. 896].
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) thông qua
“Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ” chỉ rõ một trong những
đặc trưng của xã hội XHCN mà Nhân dân ta xây dựng là “có nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các
di tích lịch sử - văn hóa, Đảng nhấn mạnh phải “giữ gìn và nâng cao các loại
hình văn hoá, nghệ thuật truyền thống, bảo vệ và tôn tạo các di tích văn hoá,
lịch sử. Nhà nước đầu tư thích đáng và có cơ chế quản lý thích hợp với các
hoạt động văn hoá, nghệ thuật” [31, tr.528].
23
Trên cơ sở phát triển đường lối văn hoá đúng đắn của Đảng qua các
thời kỳ trước, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) đã
khẳng định “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội”. Đối với công tác bảo tồn và
phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, Nghị quyết Đại hội thứ VIII của
Đảng xác định “Bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá dân tộc, các giá trị
văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết và thuần phong mỹ tục của các dân
tộc; tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh” [32, tr.111].
Mốc đánh dấu sự đổi mới toàn diện trong tư duy về văn hóa của Đảng
thể hiện ở Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCH TW khóa VIII. Đây là văn
kiện mang tính chất cương lĩnh của Đảng về văn hóa trong thời kỳ CNH, HĐH
đất nước. Trên cơ sở xác định di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng
đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới
và giao lưu văn hóa; đồng thời Đảng nhấn mạnh: “Chính sách bảo tồn, phát
huy di sản văn hóa dân tộc hướng vào cả văn hóa vật thể và phi vật thể... Bảo
tồn các di tích lịch sử, văn hóa và các danh lam thắng cảnh” [33, tr.75-76].
Bước sang thế kỷ XXI, chủ trương của Đảng về bảo tồn và phát huy giá
trị di sản văn hóa dân tộc tiếp tục được Đảng kế thừa và phát triển. Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ lần IX của Đảng (2001) khẳng định cần phải phát
huy bản sắc văn hoá dân tộc; bảo tồn và tôn tạo các di sản văn hoá vật thể và
phi vật thể làm nền tảng cho sự giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng, giữa các
vùng cả nước và giao lưu văn hoá với bên ngoài.
Nhận thức ngày càng rõ hơn về vị trí, vai trò của văn hóa, Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006) khẳng định phát triển văn hóa là
một trong những nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân:
“Huy động các nguồn lực và sức sáng tạo trong xã hội để đầu tư xây dựng các
công trình và thiết chế văn hoá, tổ chức các hoạt động văn hoá, khuyến khích
24
các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, đoàn thể tham gia hoạt động văn hoá, nghệ
thuật, quản lý và bảo vệ di tích, di sản văn hoá” [35, tr.214 ].
Đối với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, Nghị
quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định:
Tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng,
kháng chiến, các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của dân tộc, các
giá trị văn hoá, nghệ thuật, ngôn ngữ, thuần phong mỹ tục của cộng
đồng các dân tộc… Kết hợp hài hoà việc bảo vệ, phát huy các di sản
văn hoá với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch [ 35, tr.107 ].
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011), các quan
điểm về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam theo mục tiêu tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc tiếp tục được khẳng định. Đối với công tác bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, Nghị quyết Đại biểu toàn quốc lần
thứ XI của Đảng nhấn mạnh:
Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về sở
hữu trí tuệ, về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá vật thể và phi
vật thể của dân tộc. Gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển văn hoá, văn
nghệ, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá với phát triển du lịch
và hoạt động thông tin đối ngoại nhằm truyền bá sâu rộng các giá trị
văn hoá trong công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ [36, tr.225].
Như vậy, trải qua các thời kỳ cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam
luôn quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa của dân
tộc. Đảng luôn xác định bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn
hóa là một nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; bảo
tồn và và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa góp phần xây dựng nền
văn hóa mới và con người mới XHCN, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
25