Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

TÌM HIỂU VỀ DIOXIN VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ DIOXIN TRONG ĐẤT NHIỄM ĐỘC DIOXIN TẠI ĐÀ NẴNG, VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (970.3 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIÊP
PHÒNG SAU ĐẠI HỌC
-----------------------------------------------------

TIỂU LUẬN HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG ỨNG DỤNG
TÌM HIỂU VỀ DIOXIN VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ DIOXIN
TRONG ĐẤT NHIỄM ĐỘC DIOXIN TẠI ĐÀ NẴNG, VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Thu Hằng
Lớp: MT24A1
Địa chỉ: Hà Nội
Giáo viên hướng dẫn: Đinh Quốc Cường

Năm 2016

MỤC LỤC


I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ hơn một nửa thể kỷ nay, dioxin có nguồn gốc từ chất diệt cỏ
do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam luôn là vấn đề
được quan tâm, bàn luận, nghiên cứu, xử lý vì tính chất phức tạp
và hậu quả nặng nề của nó đối với môi trường và con người ở
Việt Nam.
Trong thời gian chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, từ năm 1961
đến 1971, quân đội Mỹ đã phun rải hơn 74 triệu lít chất diệt cỏ
xuống miền nam Việt Nam, trong đó ước tính có khoảng 366 kg
dioxin. Đến nay, đã gần 5 thập kỷ trôi qua từ khi chất độc da cam
được sử dụng tại Việt Nam, dioxin vẫn tiếp tục gây ra ô nhiễm
môi trường, thâm nhập chuỗi thức ăn và cộng đồng dân cư, đặc
biệt tại những khu vực gần với căn cứ không quân cũ của quân


đội Mỹ, đây được coi là điểm nóng về ô nhiễm ( sân bay Phù
Cát, Đà Nẵng, Biên Hòa). Ngay sau khi chiến tranh kết thúc,
Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động nghiên cứu và
các biện pháp phục hồi môi trường tại các điểm nóng.
Đã có đề tài có liên quan đến sự nhiễm độc dioxin trong đất tại
Đà Nẵng đã thực hiện nghiên cứu xác định độ tồn lưu và lan tỏa
của dioxin nguồn gốc chất da cam tại Biên Hòa và Đà Nẵng
và sự khác biệt đặc trưng của dioxin từ nguồn phát thải
khác; đề xuất giải pháp ngăn chặn phơi nhiễm dioxin (năm
2011). Đề tài là vấn đề quan trọng, rất đáng quan tâm và có sức
ảnh hưởng đến toàn cầu, quyết định đến hiệu quả của công tác
phục vụ và quản lý vấn đề sau này.
Vì vậy, tôi đã thực hiện đề tài của mình với vấn đề tương tự này
với mong muốn tìm hiểu được phần nào đó về chất độc dioxin,
những thiệt hại do nó gây ra để hiểu được nỗi đâu mà chiến tranh
hóa học đã gây ra cũng như tìm hiểu phương pháp xử lý dioxin
trong đất nhiễm độc dioxin tại Đà Nẵng, Việt Nam hiện nay.

II.MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


1.Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu về các chất dioxin để hiểu rõ độc tính của dioxin đến
môi trường đất và con người;
- Tìm hiểu mức độ ô nhiễm dioxin và phương pháp xử lý trong
đất nhiễm độc dioxin tại Đà Nẵng.
2.Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp tra cứu và phương pháp kế thừa tài
liệu.
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1. Công thức cấu tạo, tính chất lí hóa và độc tính của dioxin
3.1.1. Công thức cấu tạo của Dioxin
Dioxin là tên gọi chung của một nhóm chất bao gồm 75 chất
policlodibenzo-para-dioxin và 135 chất của policlodibenzofuran.
Các chất này có cấu trúc, đặc tính lý hóa, tính độc tương tự nhau.
Con người không chủ ý tạo ra dioxin, nhưng dioxin được hình
thành trong quá trình sản xuất các hợp chất hữu cơ chứa Clo, đặc
biệt là 2,4,5 –T. Trong số các chất dioxin thì chất 2,3,7,8tetraclorodibenzo-p-dioxin được coi là chất độc nhất.
Công thức phân tử C12H4Cl4O2, đọc tên là 2,3,7,8 –
tetrachlorodibenzo-p-dioxin. Các hợp chất xếp trong lớp các chất
tương tự dioxin (dioxin-like compounds) có 30 hợp chất và được
xếp vào ba nhóm: nhóm 1 bao gồm các polychlorinated dibenzop-dioxin (PCDDs), nhóm 2 gồm các polychlorinated
dibenzofuran (PCCDs) và nhóm 3 gồm các polychlorinated
biphenyls (PCBs). Nhóm 1 và 2 thường là sản phẩm biến đổi các
chất khi con người đốt chất thải công nghiệp hay nông nghiệp,
cháy rừng, sử dụng khí đốt...
Nói đến chất độc dioxin, nhiều người thường đồng hóa nó với
chất độc màu da cam (Agent Orange), lầm tưởng hai chất trên là
một. Nhưng thực ra, dioxin chỉ là một thành phần hóa học chính
trong AO. Dioxin được các nhà nghiên cứu đánh giá là một trong
những độc chất nguy hiểm nhất mà con người tạo ra và biết đến.


Biểu đồ - Một số chất trong nhóm PCDD
Trong khi nhóm 3 (các PCB và các PCB giống dioxin) lại
thường được sản xuất có chủ định, sử dụng vào nhiều mục đích
khác nhau. Để so sánh mức độ gây độc của các chất, tổ chức Y tế
thế giới (WHO) dùng chỉ số TEFs (toxic equivalance factors) để
đánh giá. Hiện tại 2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin (tên gọi
tắt là TCCD) được đánh giá có mức độ gây độc cao nhất trong

tất cả các chất trên.

Biểu đồ : 2,3,7,8 - Tetrachlorodibenzo-p-dioxin (TCDD)
3.1.2. Tính chất vật lý, hóa học của Dioxin
Dioxin là tên gọi chung cho một nhóm gồm hàng trăm hóa chất
tồn lưu trong môi trường. Chúng là các hợp chất thơm
polychlorin có đặc tính vật lý, hóa học và cấu trúc tương tự,
được hình thành như một phụ phẩm của các quá trình hóa học, từ
những hiện tượng như núi lửa phun, cháy rừng đến cá quá trình
nhân tạo như sản xuất hóa chất, thuốc trừ sâu, thép, sơn, giấy,
quá trình thiêu và tỏa khói…
Dioxin là hợp chất không mùi, không màu, chứa C, H, O và Cl.
Trong số 210 hợp chất dioxin khác nhau, chỉ có 17 hợp chất là
độc. Dạng dioxin độc hại nhất và được nghiên cứu rộng nhất là
2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin, viết tắt là 2,3,7,8-TCDD,
được đo bằng phần nghìn tỉ (ppt).
Dioxin không hòa tan trong nước nhưng hòa tan trong chất béo,
chúng gắn với chất hữu cơ và chất cặn trong môi trường và hấp


thụ vào mô mỡ động vật hoặc người. Có độ bền nhiệt rất cao, chỉ
bị phân hủy hoàn toàn ở nhiệt độ trên 1200 độ C. Ngoài ra, do
không bị vi khuẩn làm thối rữa nên chúng tồn lưu và tích tụ sinh
học trong dây chuyền thực phẩm. Một khi dioxin lọt vào môi
trường, chúng sẽ thu gom trong mô mỡ của người và động vật.
PCBs ( polychlorin biphenyl) là một nhóm hóa chất khác. Chúng
là hydrocacbon thơm clo hóa, được tổng hợp bằng Clo hóa trực
tiếp biphenyl. Các hỗn hợp PCBs kỹ thuật vẫn còn phổ biến và
có mặt đến ngày nay như trong vật liệu xây dựng, dầu bôi trơn,
sơn phủ, chất làm dẻo. Có một số hợp chất PCBs có độc tính

tương tự dioxin và do đó thường gọi là PCBs “giống dioxin”.
Đáng buồn là PCB lại là chất chống mốc chủ yếu trong sơn xây
dựng rất gần gũi với chúng ta.
3.1.3. Độc tính của dioxin
Dioxin là một trong những hợp chất độc nhất mà con người biết
đến. Nó gây ung thư cho người (ung thư tổ chức phần mềm, ung
thư tiền liệt tuyến, ung thư đường hô hấp như ung thư phổi, phế
quản, khí quản, thanh quản), ngoài ra, nó còn là tác nhân gây ra
một loạt các bệnh nguy hiểm khác như bệnh sạm da, bệnh tiểu
đường,bệnh đa u tủy, u lympho ác tính, bệnh thần kinh ngoại vi,
… có thể dẫn đến tử vong. Nguy hiểm hơn 2,3,7,8-TCDD còn
gây thiểu năng sinh dục cho cả nam và nữ, sinh con quái thai dị
dạng. 2,3,7,8-TCDD được Tổ chức Nghiên cứu ung thư Quốc tế
- IARC xếp vào nhóm độc loại 1 tức là nhóm gây ung thư dẫn
đến tử vong đối với người. Độc tính của dioxin được thể hiện
qua giá trị liều gây chết trung bình (Median Lethal Dose – LD50,
tức là khối lượng chất độc trên một đơn vị thể trọng để làm chết
50% số vật thí nghiệm. Giá trị LD50 phụ thuộc vào độc tính của
chất, đặc trung laoif và con đường tiếp xúc, nhìn chung LD50
càng thấp thì chất càng độc.
3.2 Ảnh hưởng của dioxin đến môi trường đất và con người
3.2.1. Ảnh hưởng của dioxin đến môi trường đất
Trong môi trường sinh thái, dioxin ít bị hòa tan trong nước
nhưng khả năng hấp thụ vào đất lại khá cao. Khi xâm nhập vào
đất, dioxin kết hợp với các chất hữu cơ biến thành các phức chất
không hòa tan trong nước và ít bị rửa trôi, do vậy, những lớp đất
có lượng mùn cao ở khu vực nhiễm độc dioxin có khả năng tích
tụ dioxin nhiều nhất. Dioxin có thể chuyển rời khỏi những tích tụ
ban đầu nếu khu vực đất nhiễm độc bị sạt lở, và theo dòng nước
cuốn đi xa, tạo thành những khu vực bị nhiễm độc mới.

Chất độc dioxin cũng tiêu hủy các chất hữu cơ trong đất, dẫn đến
sự giảm sút các hoạt động của vi sinh vật trong đất, gây hậu quả
phá hủy cơ cấu thành phần thổ nhưỡng và xói mòn đất cũng như
gây ảnh hưởng đến thực vật và động vật.


3.2.2. Ảnh hưởng của dioxin đến con người
Chất dioxin đã gây tác động nặng nề tới môi trường và ảnh
hưởng tới sức khỏe người dân sống xung quanh khư vực bị
nhiễm độc. Dioxin từ đất xâm nhập vào cơ thể con người thông
qua chuỗi thức ăn. Dioxin còn có thể xâm nhập vào cơ thể con
người theo con đường hô hấp như hít phải bụi có bám dioxin,
thấm qua da hoặc khi trẻ nhỏ nuốt phải các vật thể có bám
dioxin.
Chất da cam/điôxin đã có ảnh hưởng về di truyền sinh thái, đặc
biệt gây ra tình trạng sẩy thai, lưu thai hoặc có con bị dị tật bẩm
sinh ở phụ nữ bị nhiễm đioxin, do cha mẹ của chúng bị phơi
nhiễm chất da cam và ảnh hưởng qua các thế hệ sau này.
3.3. Thực trạng ô nhiễm tại đất nhiễm độc dioxin ở Đà Nẵng
3.3.1. Tình trạng môi trường
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung vào khu vực sân
bay Quốc tế Đà Nẵng được coi là một “điểm nóng” ô nhiễm chất
độc hóa học/dioxin do mức độ tồn dư dioxin cao trong bùn đất
còn sót lại ở sân bay sau cuộc chiến tranh Việt – Mỹ, và đã được
khảo sát, nghiên cứu sâu và tập trung sự chú ý của Chính phủ
Việt Nam và các tổ chức quốc tế.
Khu nhiễm được hình thành do sử dụng hóa chất khai quang từ
năm 1964-1972 gồm: khu để chất độc hóa học (khu chứa), khu
nạp chất độc, khu rửa phương tiện và khu để vỏ thùng còn sót
chất độc sau sử dụng. Khu nhiễm độc nằm ở phía Đông Bắc cuối

đường băng, cuối hướng gió và ở khu trũng. Quân đội Mỹ đã
tính toán để khu nhiễm không làm ảnh hưởng đến khu hoạt động
trong sân bay và thuận lợi cho giao thông. Khu nhiễm độc sân
bay Đà Nẵng được phát hiện vào năm 1993 và bắt đầu triển khai
nghiên cứu trong khuôn khổ dự án Z2, Bộ Quốc phòng. Lúc đó
khu nhiễm không có hàng rào và chưa cấm chăn thả bò và khai
thác thủy sản trong hồ Sen A. Hiện nay, khu nhiễm đã có hàng
rào thép gai ngăn cách với đường đi, có mương ngăn dòng chảy
và có hệ thống cống lắng và lọc nước mưa mang theo chất độc
bằng than hoạt tính, một phần khu rửa đã được bê tông hóa. Qua
tài liệu thu thập khảo sát thực địa và qua kết quả phân tích nồng
độ dioxin thuộc dự án Z2, các nhà khoa học Việt Nam đã phân
khu vực nhiễm thành 3 tiểu khu: tiểu khu A (khu chứa vỏ thùng
và chứa chất độc); tiểu khu B (khu rửa phương tiện); tiểu khu D
(khu chứa và nạp chất khai quang lên phương tiện phun rải).
Ngoài ra, còn vùng đệm giữa các điểm trên gọi là vùng C.
Tiểu khu A – khu độc: Là bãi đất trống thấp nhất trong khu
nhiễm, ngay cạnh đường ô tô nội bộ và hơi dốc về phía mương
thoát nước từ 1 phần sân bay và từ khu B và D xuống. Tiểu khu
A có diện tích 1,5 ha: phần lớn bề mặt không có cỏ mọc, do tác
động của hóa chất đất bề mặt hóa rắn và có màu đen, nâu loang
lổ (hình 3.3). Vào mùa mưa, do lượng nước mưa lớn từ gần 40%
diện tích sân bay chảy qua nên khu A ngập nước đến hơn 1 m và


nhiều giờ. Tiểu khu B: còn thấy di tích bệ để bồn chất độc, nơi
rửa phương tiện, cuối sân bay cạnh đường băng và có dốc thoải
về phía mương thoát nước. Bề mặt tiểu khu B gồm phần sân trải
bê tông nhựa cứng và khu vực phụ cận, xung quanh có thực vật
phát triển. Tiểu khu D: là 1 góc của sân bay, là nơi chứa và nạp

chất độc, diện tích khoảng 1 ha có độ dốc về phía mương thoát
nước vào hồ Sen A.

Hình 3.3. Toàn cảnh tiểu khu A
3.3.2. Số lượng người nhiễm và ảnh hưởng của chất độc hóa
học
Theo số liệu báo cáo của Hội Chữ Thập đỏ Đà Nẵng, số lượng
người dân có nguy cơ phơi nhiễm dioxin khá cao, dẫn đến nguy
cơ bệnh tật của nhiều thế hệ. Kết quả điều tra cho biết thành phố
có gần 5.000 người là nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam (bao
gồm 2.275 người hoạt động kháng chiến; 1.400 là trẻ em nạn
nhân chất độc da cam, trong đó con đẻ người hoạt động kháng
chiến là 591 em).
3.4. Phương pháp xử lý đất nhiễm độc dioxin tại Đà Nẵng
Quy trình xử lý đất nhiễm độc dioxin tại sân bay Đà Nẵng sẽ
khoanh vùng địa điểm tẩy rửa (khoảng gần 200 ngàn m 2), bao
gồm đào đất và bùn bị nhiễm bẩn trên tổng diện tích hơn
191.400 m2, với khoảng 72.900 m3 đất. Sau đó đất sẽ được
chuyển đến trong một kết cấu chứa được xây dựng tại công
trường và xử lý bằng công nghệ khử hấp nhiệt trong mố (IPTDSitu Thermal Desorption) để làm sạch. Phương pháp xử lý nhiệt


này cần chuyển đất ô nhiễm vào trong một mố lớn và đốt nóng
để phá hủy dioxin. Theo công nghệ này, nhiệt độ tối thiểu để
phân hủy dioxin vào khoảng 325°C trong điều kiện chân không.

Hình 3.4 – Sơ đồ mô phỏng và hình ảnh từ trên cao của mố xử lý
Đất và bùn được đào lên đưa vào mố hoàn toàn kín nằm trên mặt
đất. Các thanh nhiệt hoạt động ở nhiệt độ khoảng 750 - 800 độ C
(1400 - 1500 độ F) làm tăng nhiệt độ của toàn bộ mố lên đến ít

nhất là 325 độ C. Ở nhiệt độ này, liên kết phân tử của hợp chất
dioxin bị phá hủy, làm cho hợp chất dioxin bị phân hủy thành
các chất vô hại khác, chủ yếu là CO2, H2O và CI2.
Một giếng đặc biệt bằng bê tông được thiết kế cho công việc xử
lý dioxin. Bên trong giếng là một bể bằng thép được đặt ngăn với
giếng bê tông bằng một lớp ngăn cách. Các thiết bị gia nhiệt
được đặt bên trong lớp thùng bằng thép, nhiệt độ được theo dõi
bằng các nhiệt kế để điều chỉnh nhiệt cho phù hợp. Một thiết bị
chiết chân không có gia nhiệt được đặt ở giữa bể, khí chiết được
dẫn qua một cyclon, sau đó cho qua một thiết bị oxi hóa nhiệt.
Sau khi oxi hóa, khí được làm mát qua thiết bị trao đổi nhiệt, sau
đó cho đi qua thiết bị hấp thu bằng than hoạt tính và cuối cùng là
không khí sạch đã được xử lý.


Hình 3.4a– Sơ đồ nguyên lý của công nghệ IPTD

Hình 3.4b – Sơ đồ mô tả một mố xử lý dioxin bằng công nghệ
IPTD
Theo giới chức Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID), công
nghệ xử lý dioxin mà họ cho áp dụng tại sân bay Đà Nẵng đã
được kiểm nghiệm trên toàn thế giới dựa trên tiêu chí về tác
động môi trường và đảm bảo an toàn. Nó được chứng minh là an
toàn và phát huy hiệu quả trong xử lý ô nhiễm đất.
Công nghệ khử hấp thu nhiệt đã được Mỹ cân nhắc và lựa chọn
cẩn thận. Đây là công nghệ hiện đại, tiên tiến, đảm bảo tính hiệu
quả cho các vùng đất bị nhiễm dioxin, đồng thời an toàn cao cho
những người trực tiếp xử lý tại hiện trường cũng như khu vực
xung quanh. Dự kiến, chi phí thực hiện dự án làm sạch dioxin tại
sân bay Đà Nẵng là khoảng 43 triệu USD.



Công nghệ IPTD cũng được chứng minh có hiệu quả trong việc
xử lý đất, bùn nhiễm dioxin tại Nhật Bản và đã được Bộ Môi
trường Nhật cho phép sử dụng rộng rãi để xử lý đất nhiễm
dioxin.
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đánh giá kết quả khảo sát thực trạng nhiễm độc dioxin
tại sân bay Đà Nẵng
Đã các định chính xác khu vực nhiễm chất dioxin cao trong sân
bay Đà Nẵng trước khi tẩy độc hoàn toàn là: khu kho chứa, khu
rửa và khu nhiễm nạp và một số khu vực khác. Nồng độ TEQ
lớn nhất trong đất được ghi nhận vào năm 2006 là 365.000ppt
trong các mẫu lấy tại khu trộn và nạp cũ, nồng độ này vượt giá
trị giới hạn cao nhất (1000 ppt). Tổng hợp lại, nồng độ dioxin và
furan cho thấy ô nhiễm tại sân bay là cực kỳ cao, và khẳng định
đầu phía bắc của sân bay Đà Nẵng là một điểm ô nhiễm dioxin
điển hình. Đầu phía nam sân bay cho thấy ô nhiễm dioxin có giới
hạn.
Khu bãi chứa: Nồng độ dioxin lên đến 105.000 ppt. Không có
thực vật nào có thể mọc lên ở khu vực này và một lớp màu nâu
đen cứng đã hình thành trên bề mặt đất.
Khu vực Trộn và Tải lên máy bay (KVTT), Khu vực lưu trữ
(KVLT) và Kênh thoát nước: là khu vực ô nhiễm dioxin cao nhất
trong sân bay. Ô nhiễm sâu xuống tới 150 cm và nhiều nơi còn
sâu hơn Kênh thoát nước mang chất ô nhiễm từ KVTT và KVLT
tới hồ Sen. Lớp bê tông bề mặt để ngăn chặn tạm thời lan tỏa
được xây dựng vào năm 2007.
Các Ao và Hồ tại sân bay: Theo hướng lan tỏa, dioxin tích tụ
trong hồ Sen, trong bùn, động vật, thực vật thủy sinh: trong 3 hồ,

hồ Sen A bị ô nhiễm dioxin nặng cần có biện pháp xử lý. Hồ B
và hồ C: trong các mẫu bùn và cá nồng độ dioxin không cao,
dưới 100ppt TEQ. Động, thực vật thủy sinh tại hồ Sen A bị
nhiễm dioxin với nồng độ cao, vượt các giá trị tiêu chuẩn. Hệ
thống thoát nước bề mặt và nước ngầm từ 2 khu vực ô nhiễm
trên chảy về phía bắc và đổ vào hồ Sen. Trầm tích của hồ bị ô
nhiễm nặng. Dioxin rất cao ở vịt, cá và mô mỡ của các động vật
thủy sinh khác. Do đó, tất cả các hoạt động nuôi trồng đánh bắt
động vật thủy sinh tại đây đều bị nghiêm cấm.
Khu vực ngoài sân bay theo hướng lan tỏa: Đất khu dân cư, bùn
rong các hồ Xuân Hà, hồ 23-9, sông Hàn, sông Cẩm Lệ, sông
Phú Lộc có nồng độ dioxin thấp, dưới mức cho phép.
Khu vực đất ngập nước phía đông, gần khu hồ Sen cũng có hàm
lượng dioxin nằm trong khoảng hàng trăm ppt nhưng hoạt động
lấy mẫu còn hạn chế trong khu vực này còn giới hạn trong khu
vực rộng. Một phần khu vực này không thể tiếp cận do khó khăn
liên quan đến địa hình.


Khu vực Pacer Ivy: Khu vực lưu trữ Pacer Ivy được điều tra
trong một vài nghiên cứu. Một vài mẫu có phát hiện ô nhiễm
dioxin, với nồng độ cao nhất là 20.600 pg-TEQ/g. Đất ở tầng sâu
(>30cm) có hàm lượng TEQ thấp hơn. Khu vực đóng thùng
Pacer Ivy không thấy hàm lượng dioxin nồng độ cao.
Điểm nóng Đà Nẵng đang nằm trong kế hoạch xử lý tổng thể của
USAID. Tất cả các điểm ô nhiễm đã biết đều được xử lý bằng
công nghệ giải hấp nhiệt (IPTD) tới năm 2016. Thể tích đất và
trầm ước tính xử lý là 73000 m3. Chính phủ Mỹ cam kết sẽ chịu
trách nhiệm hoàn toàn về vấn đề xử lý tại Đà Nẵng.


Hình - Các khu vực xử lý trong khuôn khổ dự án của
USAID-BQP Việt Nam
4.2. Đánh giá kết quả của khảo sát về mức độ phơi nhiễm
dioxin ở người dân tại sân bay Đà Nẵng
Trong chương trình nghiên cứu lấy mẫu máu/ sữa để khảo sát và
giải quyết dioxin tại Đà Nẵng năm 2006, thuộc Dự án khảo sát
và giải quyết ô nhiễm (DDAMP) 55 người tự nguyện tại Đà


Nẵng được chọn để phân tích dioxin và furan, bao gồm các
nhóm đỗi tượng phơi nhiễm cao – là những người làm việc và/
hoặc tiêu thụ cá bắt tại hồ Sen và các hồ cá tại phía Tây sân bay.
Dữ liệu so sánh được lấy từ các mẫu ngẫu nhiên tại các khu vực
có khả năng phơi nhiễm trong Quận Thanh Khê và Hải Châu.
Cho đến nay, nồng độc dioxin trong máu ghi nhận được trong
nghiên cứu 2006 ( mẫu máu của 55 người) đối với những người
sống tại Đà Nẵng có liên quan trực tiếp tới sân bay là cao nhất ở
Việt Nam, và vượt các ngưỡng tiêu chuẩn quốc tế. Người dân
đánh bắt cá và thu hoạch thực vật tại sân bay Đà Nẵng có nồng
độ dioxin trong máu cao hơn 100 lần so với các mức tiêu chuẩn.
Nồng độ TCDD cao nhất trong mỡ là 1150 ppt (1200 ppt TEQ;
($% TCDD) được tìm thấy ở một người đàn ông 42 tuổi, ông ta
đã có các hoạt động đánh bắt cá và thu hoạch thực vật tại sân bay
Đà Nẵng; hai người khác cũng có nồng độ TEQ hơn 500 ppt.
Các công nhân làm việc ở hồ Sen và phía Tây sân bay đã được
kiểm tra tổng thể lại vào năm 2009 cho thấy không có sự khác
biệt thống kê về số lượng TCĐ và TEQ ( tính theo trọng lượng
mỡ) trong máu so với kết quả năm 2006, nhìn chung nồng độ
TCDD và/hoặc TEQ trong máu đã giảm so với năm 2006.
Những người làm việc tại hồ Sen đã được chuyển đi và các hoạt

động nông nghiệp và đánh bắt cá ở phía bắc sân bay đã bị ngưng
lại ( trừ các ao ở phía tây vẫn được khai thác).
Những người bị ảnh hưởng nhất từ điểm nóng dioxin ở ĐÀ
NẵNG là các thành viên trong gia đình những người đánh bắt cá
và thu hoạch sen ở hồ Sen, và làm vườn dọc các bờ. Những
người khác cũng có thể bị ảnh hưởng do ăn cá hoặc các sinh vật
thủy sinh khác được đánh bắt ở các hồ trong sân bay, mặc dù số
lượng chính xác chưa được biết.
Kết quả phân tích dioxin trong máu và sữa mẹ đối với các nhóm
người khác nhau xung quanh sân bay vào năm 2009 đã xác nhận
nồng độ cao ở những người sống tại phía bắc và phía đông căn
cứ không quân. Mặc dù mức nhiễm ở những người sống xung
quanh sân bay là do các nguồn đa dạng khác nhau, nhưng những
người làm việc trong sân bay có sự tăng đáng kể nồng độ TEQ
và TCDD trong máu, cao hơn mức ô nhiễm nền được sinh ra từ
các nguồn khác.
Việc phân tích nồng độc dioxin trong máu của những người được
chọn ngẫu nhiên tại các phường xung quanh sân bay ( An Khê,
Khuê Trung và Thuận Tây) cho thấy rằng sự phơi nhiễm của
người làm việc trong sân bay là yếu tố quan trọng nhất để dự
đoán mức độ ô nhiễm dioxin trong máu. Nồng độ TCDD trong
máu của người dân ở phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, nơi có
hàm lượng TCDD và TEQ thấp nhất, đều nhỏ hơn 10pg/g. Giá
trị %TCDD so với TEQ thấp <40%, điều này chứng tỏ những
người này không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự phơi nhiễm chất
da cam trong đất, trầm tích, nước và thực phẩm. Điều này cũng


đúng đối với những người được lấy mẫu vào năm 2006 ở
phường Thuận Phúc, quận Hải Châu ( khu vực so sánh).

Dioxin và furan cũng được phát hiện trong các mẫu sữa mẹ trong
đợt khảo sát vào năm 2009. Nồng độ lớn nhất ghi nhận được là ở
một phụ nữ trẻ sinh con lần đầu 232 ppt TCDD, trước đó cô ta ăn
cá từ hồ Sen. Nồng độ dioxin và furan trong sữa mẹ cao là một
vấn đề nghiêm trọng và nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng ý thức
đề phòng các thực phẩm tại sân bay Đà Nẵng có khả năng bị ô
nhiễm dioxin.
4.3. Đánh giá kết quả thực hiện phương pháp xử lý đất
nhiễm độc dioxin tại sân bay Đà Nẵng
Trong năm 2007, với sự tài trợ của Ford, Văn phòng Ban Chỉ
đạo 33 đã phối hợp xây dựng công trình ngăn chặn lan tỏa tạm
thời tại sân bay Đà Nẵng. Gần 6.900m2 ở khu trộn và nạp ở cuối
đường băng được bê tông hóa bề mặt để hạn chế sự phát tán
dioxin ra xung quanh. Hệ thống bể lắng lọc và đập tràn cũng
được xây dựng để giảm thiểu lượng dioxin trước khi đổ vào hồ
điều hòa là hồ Sen.
Năm 2010, USAID đã thực hiện Đánh giá tác động môi trường
và đánh giá một số công nghệ xử lý dioxin. Công nghệ xử lý khử
hấp thu nhiệt đã được chứng minh là công nghệ xử ly dioxin
hiêu quả và hạn chế tối đa tác động tới sức khỏe môi trường và
con người trong khu vực dự án. Theo đó, đất và bùn được đào
lên đưa vào mố hoàn toàn kín nằm trên mặt đất theo hai giai
đoạn. Đất và bùn sẽ được làm nóng ở nhiệt độ cao trong vài
tháng để phân hủy dioxin. Sau khi kết quả phân tích đã khẳng
định đất sạch, thì đất và bùn trong giai đoạn 1 sẽ được đưa ra
khỏi kết cấu mố, và đất và bùn trong giai đoạn 2 được đưa vào
kết cấu mố với quy trình làm nóng tương tự. Theo dự kiến 95%
dioxin sẽ được phân hủy trong quá trình xử ly nhiệt này. Phần
dioxin hơi sẽ được thu lại và xử lý trong hệ xử lý thứ cấp giành
cho hơi và chất lỏng thoát ra từ mố. Hệ xử lý thứ cấp này hoạt

động để đảm bảo không có dioxin và các chất độc khác trong hệ
thống thoát ra khỏi môi trường.
Tháng 4 năm, 2011, Bộ Quốc phòng Việt Nam thông qua Dự án
“Xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng” phối hợp cùng Tổ
chức USAID của Mỹ thực hiện. Dự án dự kiến tiến hành từ năm
2012 tới 2016, bao gồm các hợp phần rà soát và phá bom mìn;
thiết kế, đào xúc và vận chuyển đất và trầm tích ô nhiễm dioxin
tới điểm tập kết để xử lý, thiết kế và xử lý sử dụng phương pháp
nhiệt hủy, với khối lượng đất và trầm tích nhiễm dự kiến là
73.000 m3, đồng thời tiến hành phục hồi môi trường. Các khu
vực được xử ly bao gồm: hồ Sen, mương thoát nước, đầm lầy
phía Đông, điểm nóng phía Đông, khu lưu trữ trước đây, khu pha
trộn và chuyển tải, khu lưu trữ Pacer Ivy.


Các mốc công việc dự kiến của dự án bao gồm:
2013: thi công kết cấu chứa đất ô nhiễm cần xử lý; đào xúc giai
đoạn 1 (khu lưu trữ, khu pha trộn và chuyển tải, đầu phía nam
của mương thoát nước, đầu phía nam của khu vực đầm lầy phía
đông và khu lưu trữ Pacer Ivy; lắp đặt hệ thống xử lý (giai đoạn
1).
2014: xử lý giai đoạn 1, lấy mẫu đất ở giai đoạn 1 để khẳng định
hiệu quả xử lý, chuyển đất đã xử lý ở giai đoạn 1 ra khỏi kết cấu
mố xử lý.
2015: đào xúc và làm khô bùn ở hồ Sen, đầu phía Bắc của
mương thoát nước, đầu phía bắc của khu đầm lầy phía Đông, và
khu vực giữa đầm lầy phía Đông và mương thoát nước; lắp đặt
Hệ thống xử lý (giai đoạn 2).
2016: xử lý giai đoạn 2; lấy mẫu đất đã xử lý ở giai đoạn 2 để
khẳng định hiệu quả xử lý; chuyển đất đã xử lý ra khỏi kết cấu

mố xử lý; hoàng trả mặt bằng thi công.
Dự án được khởi công vào ngày mùng 9 tháng 8 năm 2012, và
bắt đầu chính thức thực hiện công tác thực địa vào ngày 20 tháng
8 năm 2012. Sau khi khởi công, các nhà thầu đã tiến hành khảo
sát mặt bằng, phát quang, san nền cho vị trí dự kiến xây dựng mố
xử lý khử hấp thu nhiệt, tiến hành nghiên cứu đa dạng sinh học
nhằm đảm bảo sẽ không làm ảnh hưởng đến thực vật và động vật
quy hiếm hoặc đang bị đe dọa. Bên cạnh đó, các nhà thầu cũng
đang tiến hành thi công sân phơi để tập kết bùn nhiễm dioxin
đào từ hồ Sen và các khu đất ngập nước. Nhựa polyetilen mật độ
cao (HDPE), loại vật liệu dày và rất dai được sử dụng để lót đáy
sân phơi nhằm đảm bảo nước từ bùn nhiễm dioxin không bị rỏ rỉ
và phát tán ra ngoài môi trường. Tất cả nước sẽ được thu vào bể
gom bên trong sân phơi và sẽ được kiểm tra trước khi thải ra
ngoài môi trường. Hiện thiết kế 100% đang được Bộ Quốc
phòng tổ chức họp đóng góp ý kiến để hoàn thiện thiết kế.
4.4. Giải pháp hỗ trợ cho những người bị nhiễm chất độc
dioxin
Việc triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi những người
tham gia kháng chiến bị phơi nhiễm chất độc hoá học và con đẻ
của họ bị dị tật, cũng như hoạt động xã hội hoá chăm sóc, giúp
đỡ các nạn nhân bị nhiễm chất độc hoá học trên địa bàn thành
phố được thực hiện khá tốt. Thành phố đã cấp đất để xây dựng 3
cơ sở bán trú thuộc Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam


và trẻ em bất hạnh TP tại các quận Hải Châu, Thanh Khê và
huyện Hoà Vang. Các cơ sở hoạt động ổn định và duy trì tốt
công tác chăm sóc, nuôi dưỡng nhận nuôi dưỡng, chăm sóc cho
hơn 150 cháu là nạn nhân chất độc da cam và trẻ em khuyết tật.

Thành phố cũng đã cấp hơn 170m2 đất để thành lập Trung tâm
Xông hơi, thải độc và phục hồi chức năng Đà Nẵng tại quận
Thanh Khê, đến nay đã tổ chức xông hơi được 6 đợt cho 80 nạn
nhân và người có nhu cầu. Quỹ giúp đỡ nạn nhân chất độc da
cam thành phố đã vận động hơn 45 tỷ đồng; đồng thời nhiều tổ
chức, cá nhân quốc tế đã ủng hộ hơn 10 tỷ đồng cho nạn nhân
chất độc da cam thành phố, qua đó góp phần giúp thành phố thực
hiện tốt hơn công tác chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da
cam.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có chính sách, giải pháp hỗ trợ cho
những người đã và đang công tác, sinh sống ở các vùng bị phun
rải chất độc hóa học trước đây bị bệnh hiểm nghèo và sinh con dị
dạng, dị tật hoặc có nguy cơ cao nhiễm chất độc da cam sau 304-1975, kể cả các hộ dân đang sinh sống ở các vùng được xác
định là “điểm nóng”; chưa có chế độ trợ cấp cho thế hệ cháu,
chắt của nạn nhân chất độc da cam. Công tác chăm sóc, nuôi
dưỡng nạn nhân đã có nhiều cố gắng nhưng chưa đáp ứng được
yêu cầu thực tế do nguồn lực còn hạn chế.
Năm 2006, Dự án khảo sát và giải quyết ô nhiễm dioxin tại Đà
Nẵng (DDAMP), Quỹ Ford tài trợ, do các thành viên Công ty Tư
vấn Hatfield, Văn phòng 33 của Chính phủ và Bộ Y tế thực hiện
lấy mẫu máu cho 55 cư dân sinh sống gần khu vực sân bay Đà
Nẵng (chủ yếu thuộc hai quận Hải Châu và Thanh Khê) là đối
tượng chính của nghiên cứu, được chọn một cách ngẫu nhiên và
tự nguyện tham gia vào chương trình và kết quả mới được công
bố là 100% mẫu máu đều bị.nhiễmchấtđộcdioxin.
Với kết quả khảo sát này sẽ làm cơ sở khoa học cho công tác tẩy
độc dioxin không những ngoài môi trường đang triển khai mà
những người dân bị phơi nhiễm khi sinh sống trong khu vực bị ô
nhiễm dioxin.
Đầu tháng 9/2012, dự án sẽ tổ chức đợt 1 đưa 25/62 người ra

Bệnh viện 103 - Học viện Quân y (Hà Nội) điều trị tẩy độc trên


cơ thể bằng phương pháp Hubbard trong vòng 1 tháng. Chi phí
tẩy độc cho số người phơi nhiễm này hoàn toàn miễn phí.
Việc tẩy độc dioxin bằng phương pháp Hubbard được nhà khoa
học L.Ron Hubbard nghiên cứu và ứng dụng ở Mỹ và Nga sau
thảm họa Chernobyl năm 1986. Phương pháo này được áp dụng
điều trị cho bính lính Mỹ tham gia chiến tranh vùng vịnh năm
1991, lính cứu hỏa và các nạn nhân trong vụ sập Trung tâm
thương mại thế giới ở New York.
Phương pháp điều trị dựa trên nguyên lý giải độc không đặc hiệu
thông qua đường tiết mồ hôi, tiêu hóa, tiết niệu…. Theo kế
hoạch điều trị, bệnh nhân sẽ được uống vitamin hàm lượng cao
từ sáng sớm, rồi vận động, luyện tập cường độ mạnh trong
khoảng 30 phút đề mồ hôi toát ra càng nhiều càng tốt, sau đó sẽ
xông hơi nhằm đào thải các chất cặn độc trong cơ thể ra ngoài.
Mục đích của việc điều trị này không chỉ tẩy độc, làm hạ thấp
nồng độ dioxin trong cơ thể từng bệnh nhân mà còn nhằm tạo cơ
sở khoa học thuyết phục về hậu quả của việc nhiễm độc dioxin
sau gần 40 năm cuộc chiến qua đi. Đây được coi là bằng chứng
có trọng lượng cho cuộc đấu tranh giải quyết hậu quả chất độc da
cam của Việt Nam trong thời gian tiếp theo. Việc khử độc dioxin
trên các nạn nhân bị nhiễm tại Đà Nẵng chắc chắn sẽ cho kết quả
tốt đẹp.
V. KẾT LUẬN
Cho đến nay, hàm lượng dioxin trong đất, máu, sữa mẹ và thực
phẩm ở các vùng bị phun rải đã được nghiên cứu ở mức chấp
nhận được, dưới các ngưỡng nồng độ cho phép. Với điều kiện
khí hậu tự nhiên nhiệt đới ẩm, nắng nóng quanh năm, bức xạ mặt

trời mạnh,và đây là những điều kiện thuận lợi cho quá trình
quang phân hủy các chất độc hóa học trong đó có dioxin. Hệ
thống sông ngòi dày đặc, cùng với lượng mưa lớn, bão lụt nên
đất đai bị xói mòn cuốn theo dòng nước lan tỏa đi khắp nơi và
cuối cùng đổ ra biển. Dioxin trong đất cũng theo đó mà lan tỏa đi
các nơi ra biển. Đây là các yếu tố tự nhiên có tác động đáng kể
đến độ tồn lưu, sự suy giảm nồng độ và sự di chuyển của dioxin
trong môi trường ở các khu vực bị phun rải.
Các số liệu nghiên cứu khảo sát cho đến hết 2010 cho thấy hàm
lượng các khu vực bị phun rải đã ở mức dưới các ngưỡng nồng
độ cho phép. Tại sân bay Đà Nẵng, khu vực trộn và rửa, hồ Sen,
và khu vực kho chứa cũ và khu Pacer Ivy, tổng cộng 73.000 m3


-

-

-

đất nhiễm đòi hỏi phải xử lý ngay. Khu phía bắc sân bay Đà
Nẵng, nồng độ dioxin vẫn ở mức cao, vượt giá trị ngưỡng cho
phép của dioxin trong đất (1000 ppt TEQ) 900 lần. Mức độ phơi
nhiễm dioxin ở người dân sống trong và xung quanh khu vực có
điểm nóng tuy giảm những vẫn ở mức cao. Nồng độ dioxin trong
máu của công nhân làm việc tại hồ Sen trong sân bay Đà Nẵng
nằm trong khoảng 18 – 1.220 pg-TEQ/g vào năm 2006 và 401410 pg-TEQ/g vào năm 2009, tính dựa trên lượng mỡ. Đặc biệt,
các số liệu khảo sát trong mẫu cá mới nhất vào tháng 4/2009 tại
Đà Nẵng, cho thấy hàm lượng dioxin trong cá lấy tại hồ Sen cao
hơn mẫu phân tích vào năm 2006. Hệ sinh thái nước (các ao hồ)

tại các khu vực điểm bị nhiễm đóng vai trò như một bể lắng
đọng của dioxin. Mức độ phơi nhiễm dioxin trong sinh vật và
người dân tại các khu vực này đã giảm, nhưng vẫn còn cao, và
có thể là mối nguy cơ đối với họ.
Sân bay Đà Nẵng đang được xử lý bằng công nghệ giải hấp nhiệt
và dự kiến hoàn thành trong năm 2016.
Theo tiến độ dự án: 01/5/2016 – 31/5/2016
Hoàn thành việc vận chuyển và tập kết gần 45.000 mét vuông
đất và bùn nhiễm dioxin vào kết cấu xử lý để xử lý Giai đoạn II
và cũng là giai đoạn xử lý cuối cùng.
Hoàn thành việc lấy mẫu trước xử lý từ đất/bùn Giai đoạn II khi
đất/bùn được đưa vào kết cấu xử lý
Tiếp tục chuẩn bị các giếng truyền nhiệt cho công tác xử lý Giai
đoạn II
Tổ chức sự kiện công bố xử lý thành công Giai đoạn I và bàn
giao đất với sự tham gia của Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius và nhiều
quan chức chính phủ Việt Nam, trong đó có Phó thủ tướng Vũ
Đức Đam. Tại sự kiện công bố xử lý thành công giai đoạn I, đất
và bùn đã qua xử lý được Chính phủ Việt Nam chính thức tiếp
nhận. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam sẽ sử dụng đất
để xây dựng một con đường dành cho xe taxi và khu vực đỗ máy
bay để phục vụ việc mở rộng Sân bay Quốc tế Đà Nẵng được
quy hoạch để chuẩn bị cho Hội nghị Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
Châu Á – Thái Bình Dương (APEC).
Giai đoạn II dự án xử lý môi trường ô nhiễm dioxin sân bay Đà
Nẵng cũng là giai đoạn xử lý cuối sẽ bắt đầu vào cuối năm nay
và tiến hành xử lý khoảng 45.000m3, đất nhiễm dioxin. Dự kiến
sẽ hoàn thành vào quí 2-2018.

VI. TỒN TẠI

Do thời gian có hạn, điều kiện không cho phép thu thập thông tin
và số liệu qua điều tra thực tế, đề tài nghiên cứu còn bị hạn chế
nên kết quả thu được chưa được chính xác tối đa.


-

-

-

-

VII. KIẾN NGHỊ
Từ những kết quả thu thập được và những tồn tại trên, đề tài đưa
ra một số kiến nghị sau:
- Cần có những nghiên cứu tiếp theo để bổ sung thông tin hoàn
thiện hơn vấn đề này.
7.1. Đối với các hoạt động xử lý môi trường:
Khẩn trương hoàn thành dự án xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay
Đà Nẵng theo kế hoạch; đảm bảo thự hiện nghiêm túc đánh gía
tác động môi trường đã được phê duyệt trong quá trình tiến hành
xử lý.
Song song với công tác xử lý là tổ chức quan trắc môi trường các
khu vực đã được xử lý, đảm bảo an toàn cho người và môi
trường.
7.2. Đối với các hoạt động phòng tránh phơi nhiễm dioxin và
giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người:
Song song với việc xử lý môi trường, cần tiếp tục tiến hành các
khảo sát, nghiên cứu ảnh hưởng của dioxin đối với sức khỏe con

người ở xung quanh các khu vực bị ô nhiễm. Trên cơ sở các kết
quả thu được, cần đề xuất chính sách cụ thể đối với dân bị nhiễm
dioxin ở những khu vực này.
Tiến hành và duy trì các biện pháp phòng ngừa, hạn chế người
dân tiếp xúc với các khu vực bị ô nhiễm.
Tiếp tục tiến hành các hoạt động nâng cao ý thức cộng đồng dân
cư xung quanh khu vực bị ô nhiễm về lĩnh vực chất da
cam/dioxin.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn phòng ban chỉ đạo 33, Bộ Tài nguyên và môi trường, Báo cáo tổng thể về
tình hình ô nhiễm dioxin tại ba điểm nóng : Sân bay Biên Hòa, Đà Nẵng, Phù
Cát (11/2013) , Hà Nội.


2.
3.
4.
5.
6.

/>%20Tong%20the_resize.pdf
/> /> />READ.pdf
/>TS. Bác sĩ Vũ Chiến Thắng (2011) , Tác động của chất độc hóa học của Mỹ sử
dụng trong chiến tranh đối với môi trường và con người ở Việt Nam, Văn
phòng ban chỉ đạo 33, Bộ Tài nguyên và môi trường, Hà Nội.

PHỤ LỤC





Bảng E4.3. Nồng độ PCDDs và PCDFs trong mẫu máu (pg/g, trọng lượng
mỡ) của công nhân hồ Sen. Số liệu của đợt khảo sát vào tháng 12 – 2006 và 4
– 2009 được lấy để so sánh

Bảng E4.5. Nồng độ PCDDs và PCDFs trong sữa mẹ (pg/g, trọng lượng mỡ)
tại các quận gần sân bay Đà Nẵng, tháng 12 – 2006 và 4 – 2009



×