Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Các trường hợp phá vỡ nguyên tắc ngân sách nhất niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.07 KB, 1 trang )

Các trường hợp phá vỡ nguyên tắc ngân sách nhất niên
Trong thực tế, vì mọi khoản thu chi của ngân sách nhà nước phải tập trung, đầy đủ, kịp thời
đúng tiến độ nên gây ra tình trạng bó buộc đơn vị thực hiện ngân sách trong quá trình thu chi
dẫn đến việc sử dụng ngân sách không hiệu quả hay đúng hơn là làm mất đi tính chủ động
của các đơn vị thụ hưởng ngân sách trong quá trình thi hành... Đó là những bất cập không thể
tránh khỏi từ đó phải có ngoại lệ hay nói cách khác là phải có sự “phá vỡ” trong quá trình
thực hiện nguyên tắc này như: bù trừ, cấp bổ sung...
Theo quy định thì vốn vay chỉ được dùng cho chi đầu tư phát triển. Nhưng trong thực tế, vốn
vay này vẫn có thể được Chính phủ linh hoạt sử dụng cho sinh hoạt nhưng sau đó phải hoàn
trả ngay cho mục tiêu chi đầu tư phát triển.
Ví dụ cụ thể hơn, các đơn vị sự nghiệp có thu là một đơn vị được thụ hưởng Ngân Sách nhà
nước để hoạt động. Và theo nguyên tắc thì phải nộp về kho bạc nhà nước tất cả các khoản thu
được từ mọi hoạt động của trường rồi sau đó mới được cấp kinh phí trong ngân sách để phục
vụ cho nhu cầu chi của trường... Tuy nhiên, như vậy thật là không cần thiết nên trong thực tế,
đơn vị đó có thể giữ lại các khoản thu được để tự chi tiêu trong hoạt động của mình, nếu thiếu
có thể được cấp bổ sung... và mọi hoạt động đó phải được hạch toán, quyết toán và báo cáo
lên cơ quan quản lý ngân sách.
Đây thực chất là quan hệ phát sinh trong quá trình phân phối lại các khoản thu nhập trong cơ
chế kinh tế thị trường. Các đơn vị có hoạt động sự nghiệp có các khoản thu phí và lệ phí,
nguồn thu này một phần các đơn vị làm nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách, một phần trang
trải các khoản chi tiêu của mình để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách...



×