Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Nguyên tắc Ngân sách toàn diện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.4 KB, 3 trang )

Nguyên tắc trong xây dựng pháp luật là những tư tưởng nền tảng, đường
lối cơ bản để dựa vào đó mà cụ thể hóa thành các điều luật, các quy phạm pháp
luật, Nguyên tắc Ngân sách toàn diện cũng như vậy, nguyên tắc là nền, tư tưởng
chủ đạo để xây dựng một số quy phạm pháp luật của luật Ngân sách nhà nước,
sau đây là những nội dung và sự thể hiện của nguyên tắc này trong luật Ngân
sách nhà nước 2002.
Nguyên tắc Ngân sách toàn diện được ra đời vào khoảng thế kỉ XVII-
XVIII ở nước Anh, nguyên tắc này có những nội dung sau:
Nội dung thứ nhất, Theo Điều 1 Luật Ngân sách Nhà nước 2002 quy
định: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm
để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
Mọi khoản thu, mọi khoản chi đều được quy định trong bản dự toán ngân
sách hàng năm và được Quốc hội quyết định, các khoản thu và chi trong ngân
sách nhà nước phải được hợp thành một tài liệu duy nhất là bản dự toán ngân
sách Nhà nước khi được Quốc hội quyết định thông qua nó sẽ là Luật Ngân sách
thường niên.
Bằng cách quy định như vậy, nhà làm luật muốn rằng mọi khoản thu và chi
của ngân sách nhà nước các cấp, bất luận là lớn hay nhỏ đều phải được ghi chép
đầy đủ vào các tài liệu kế toán ngân sách theo chế độ kế hoạch hiện hành nhằm
bảo đảm cho các cơ quan hữu trách dễ kiểm soát chúng trong quá trình thực
hiện.
Để đảm bảo cho nội dung này, pháp luật đã quy định rõ tên từng khoản thu
ngân sách tại Khoản 1 Điều 2: “Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu
từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản
đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo
quy định của pháp luật” và các khoản Chi ngân sách Nhà nước tại Khoản 2 Điều
2 Luật Ngân sách Nhà nước 2002: “Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản
chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động
của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác
theo quy định của pháp luật”, những khoản thu, khoản chi này được chi tiết hóa


trong các văn bản hướng dẫn của Chính phủ.
Việc quy định này sẽ giúp cho việc xây dựng dự toán, thông qua dự toán,
chấp hành luật Ngân sách thường niên trên cơ sở là các khoản thu chi của Luật
1
Ngân sách nhà nước, tránh tình trạng bỏ sót các khoản thu, chi cũng như lạm
quyền của các cơ quan tham gia.
Nội dung thứ hai, Các khoản thu, khoản chi phải được thể hiện một cách
rõ ràng trong mục ngân sách được Quốc hội quyết định, không được bù trừ cho
nhau, nguyên tắc là mọi khoản thu sẽ để tài trợ cho mọi khoản chi. Nội dung này
được thể hiện trong Điều 6 Luật Ngân sách Nhà nước: “Các khoản thu, chi của
ngân sách nhà nước phải được hạch toán kế toán, quyết toán đầy đủ, kịp thời,
đúng chế độ”.
Các khoản thu là nhằm tạo lập lên quỹ ngân sách Nhà nước, có thể là
những khoản mà ngân sách Trung ương hưởng 100% (được quy định tại Khoản
1 Điều 30), hay là ngân sách địa phương hưởng 100% (Khoản 1 Điều 32) hay là
những khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương
và ngân sách địa phương (Khoản 2 Điều 30); Các khoản chi của Ngân sách
trung ương được quy định tại điều 31 và ngân sách địa phương tại điều 33, dù là
khoản thu nào thì cũng được thể hiện một cách rõ ràng, và khi đưa vào bản dư
toán ngân sách nó được chi tiết hóa dưới dạng một bản kế hoạch với các con số
cụ thể.
Về nguyên tắc thì mọi khoản thu sẽ được dùng cho mọi khoản chi, khoản
thu của nghành, lĩnh vực này không được giữ để chi riêng cho nghành lĩnh vực
đó, mà phải nộp vào ngân sách chung, sau đó căn cứ trên nhu cầu của từng
nghành trong điều kiện, định hướng của đất nước mà phân bổ nguồn chi cho hợp
lý. Việc quy định nội dung này sẽ tránh được tình trạng thu chi, đầu tư, phát
triển không đồng đều giữa các lĩnh vực, các nghành, hay là các địa phương trong
cả nước, giúp điều tiết nguồn ngân sách, đảm bảo được sự quản lý của Nhà
nước, vai trò của Ngân sách trung ương đối với các địa phương, đối với các lĩnh
vực.

Tuy nhiên, cũng có ngoại lệ khi áp dụng nguyên tắc này cần tính đến việc
phải tuân thủ nguyên tắc "Các khoản đi vay để bù đắp bội chi ngân sách không
được sử dụng để chi tiêu dùng mà chỉ được sử dụng để chi cho đầu tư phát
triển”. Xuất phát từ điều kiện của Ngân sách một quốc gia khi rơi vào tình trạng
bội chi Ngân sách có sự chênh lệch thiếu giữa tổng số chi ngân sách trung ương
và tổng số thu ngân sách trung ương của năm ngân sách, khi đó chính phủ cần
nguồn bù đắp bội chi bằng cách đi vay (vay trong nước, ngòai nước mà không
2
chấp nhận phát hành tiền (tuy nhanh gọn nhưng tiềm ẩn nguy cơ lạm phát) do đó
khi vay cho đầu tư phát triển nhằm đảm bảo khả năng trả nợ trong tương lai.
3

×