Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

DE TAI NGHIEN CUU áp DỤNG HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG DẠY HỌC môn GDCD lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 52 trang )

Vận dụng phương pháp hoạt động nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 9

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH DƯƠNG
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THỊ XÃ DĨ AN
TRƯỜNG THCS VÕ TRƯỜNG TOẢN

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:

ÁP DỤNG HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG
NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD LỚP 9
(TRƯỜNG THCS VÕ TRƯỜNG TOẢN – THỊ XÃ DĨ
AN – BÌNH DƯƠNG)

Thị xã Dĩ An 2015 - 2016


Vận dụng phương pháp hoạt động nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 9
MỤC LỤC
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng
2. Giải pháp thay thế
3. Một số nghiên cứu gần đây
4. Vấn đề nghiên cứu
5. Dữ liệu sẽ được thu thập
6. Giả thuyết nghiên cứu
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
2. Thiết kế nghiên cứu
3. Quy trình nghiên cứu
4. Đo lường và thu thập dữ liệu


IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU & BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Phân tích dữ liệu
2. Bàn luận kết quả
V.KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO


Vận dụng phương pháp hoạt động nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 9
VII. CÁC PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀIĐề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:

ÁP DỤNG HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG
DẠY HỌC MÔN GDCD LỚP 9 ( TRƯỜNG THCS VÕ TRƯỜNG TOẢN –
THỊ XÃ DĨ AN – BÌNH DƯƠNG )
Giáo viên nghiên cứu: NGÔ THỊ DỊU
Đơn vị: Trường THCS VÕ TRƯỜNG TOẢN
I.

TÓM TẮT ĐỀ TÀI :

Phương pháp dạy học có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và
hiệu quả giáo dục. Ngày nay khi mà khoa học công nghệ đang phát triển với tốc độ
vũ bão, tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống thì việc áp dụng những
thành tựu khoa học trong lĩnh vực giáo dục, nhất là đổi mới phương pháp dạy học
ngày càng trở nên bức xúc.
Nói đến phương pháp dạy học hiện nay, điều phải quan tâm trước tiên đó là
phải kích thích được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Để làm được
điều đó, việc tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong dạy học là rất cần thiết.
Dạy học theo nhóm là phương pháp giảng dạy trong đó người dạy sẽ tổ chức người

học thành những nhóm nhỏ để thực hiện các hoạt động như: thảo luận, đóng vai, giải
quyết vấn đề....với điều kiện giữa các thành viên có sự phụ thuộc với nhau chặt chẽ,
song mỗi cá nhân đều chịu trách nhiệm cụ thể, đồng thời sự tương tác giữa các cá
nhân được thúc đẩy, các kĩ năng hợp tác được sử dụng hợp lí và nhóm ngày càng
được củng cố.
Tuy nhiên có một thực tế đặt ra hiện nay là làm sao để việc học tập theo nhóm
đạt được hiệu quả?. Nếu sử dụng phương pháp này không đúng cách, không phù hợp
với đặc điểm, nội dung, tình hình lớp...thì có thể chỉ mang tính hình thức, gây mất
nhiều thời gian và hiệu quả giáo dục thấp. Với đặc trưng môn học GDCD là một
môn học xã hội có cấu trúc đồng tâm, phát triển từ thấp đến cao về nhận thức cũng
như yêu cầu tu dưỡng, rèn luyện, phù hợp với lứa tuổi học sinh từng giai đoạn.
Trong chương trình lớp 9 phần lớn các bài học tuy phong phú đa dạng nhưng đều
mang tính chất khô khan, cứng nhắc nên thực tế cho thấy các em không có hứng thú
khi học. Đặc biệt đại đa số các em vẫn còn tư tưởng cho rằng môn GDCD là môn
học phụ vì thế các em chưa thực sự chú ý đến việc học tập của môn này. Chính vì
vậy, để kích thích hứng thú học tập của các em, nâng cao chất lượng hiệu quả môn
học tôi chọn đề tài: “ Vận dụng phương pháp hoạt động nhóm trong dạy học môn
GDCD 9”.


Vận dụng phương pháp hoạt động nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 9
BẢNG TÓM TẮT CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS TRONG MỘT SÔ
HOẠT ĐỘNG NHÓM
TÊN NHÓM

HÌNH THỨC
HOẠT ĐỘNG
NHÓM
Nhóm đôi ( đây là
nhóm GV sử dụng

với người ngồi bên
cạnh). Nhóm đôi
này có tính chất tức
thì chỉ kéo dài vài
phút trong một giờ
học

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GV
HS

- GV sử dụng phiếu
học tập, bài tập tình
huống, câu chuyện...
Đưa ra cho các nhóm
thảo luận
- GV chỉ định 1 cặp
HS trình bày đáp án/
hoặc có thể thu lại
NHÓM LÂM
các bài tập nhóm mà
THỜI
các cặp HS thảo
luận bằng văn bản
viết để phân tích,
đánh giá kiến thức
(đúng/sai/thiếu sót),
kĩ năng ( viết/nói),
thái độ ( tích cực/
thờ ơ) của HS.

GV chia 4 HS một - GV đưa ra những
nhóm. Nhóm chính nhiệm vụ cụ thể cho
thức được lập ra để từng nhóm
bảo đảm rằng HS
-Giới thiệu, cung
có đủ thời gian để cấp, hướng dẫn cách
hoàn thành một
tìm tài liệu, cách
NHÓM CHÍNH nhiệm vụ chính
trình bày sản phẩm
THỨC
thức nào đó, như
vậy một nhóm
chính thức có thể
kéo dài vài ngày

- Các nhóm HS tự
nghiên cứu và đưa
ra đáp án trên phiếu
học tập hoặc bảng
phụ của nhóm.
- Cử đại diện nhóm
trình bày đáp án
- Các cặp HS tham
gia phân tích đúng /
sai/ thiếu sót và điều
chỉnh đáp án cho
phù hợp

- HS lập kế hoạch,

phân công lao động
- HS làm việc nhóm
và cá nhân theo kế
hoạch. Kết hợp lí
thuyết và thực hành
tạo ra sản phẩm
- Các nhóm giới
thiệu, công bố sản
phẩm


Vận dụng phương pháp hoạt động nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 9
hoặc vài tuần.

- Đặt câu hỏi và yêu
cầu các nhóm khác
đặt câu hỏi
- Phản hồi: Phân
tích, đánh giá kiến
thức

- Trả lời các câu hỏi
của GV và các
nhóm khác
- Rút kinh nghiệm

GV chia lớp học
thành các tổ cơ
bản, với mục đích
tạo cho HS một sự

hỗ trợ lẫn nhau trải
đều suốt năm học.

GV hướng dẫn các
tổ thực hiện nhiệm
vụ là mỗi ngày các
thành viên trong tổ
sẽ gặp nhau vài
phút để chào hỏi và
kiểm tra xem bạn
mình đã học bài,
làm bài tập chưa.
Đồng thời vào cuối
buổi học, các HS
trong tổ cũng gặp
nhau vài phút để
giúp nhau kiểm tra
lại xem bạn mình đã
ghi đầy đủ các bài
tập về nhà và chuẩn
bị cho bài học ngày
hôm sau chưa.
- Yêu cầu các tổ vào
đầu tiết học phải
nộp báo cáo kết quả
kiểm tra của tổ.

- Các tổ tự lên kế
hoạch hoạt động lâu
dài, kế hoạch làm

những công việc đột
xuất

NHÓM CƠ BẢN

II.

GIỚI THIỆU


Vận dụng phương pháp hoạt động nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 9
1.

Hiện trạng :

Quá trình đổi mới sự nghiệp giáo dục – đào tạo đã xác định người học giữ vị
trí trung tâm, giáo viên là người chỉ dẫn gợi mở cho các em tự tìm tòi, khám phá tri
thức. Thực trạng cho thấy các em vẫn rất thụ động, hầu hết các em lớp 9 rất ngại
xây dựng bài vì vậy phụ thuộc nhiều vào giáo viên. Nếu các em không được giáo
viên quan tâm, chú ý thì thường bỏ nhiệm vụ khi được giao, không cố gắng giải
quyết vấn đề, làm cho tiết học nhàm chán, học sinh uể oải, thiếu tập trung, không
phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của bản thân trong quá trình học tập,
các em ỷ lại cho học sinh khá, giỏi, hầu như rất hiếm học sinh đặt vấn đề cho giáo
viên giúp đỡ. Hoạt động của các em khá, giỏi còn độc lập chưa có sự phối hợp, hợp
tác trong học tập khiến cho hiệu quả của các tiết học không tốt, làm ảnh hưởng đến
kết quả học tập của các em.
Một vấn đề nữa là lượng thời gian dành cho bộ môn này còn ít, chỉ có 1 tiết /
tuần. Theo sách giáo khoa mới hiện nay thì có thể thấy rõ nội dung rất phong phú,
phù hợp với lứa tuổi, trình độ của học sinh, nhưng nếu giáo viên dạy bộ môn mà
không có sự đầu tư thì giờ học sẽ rất nhàm chán, thậm chí học sinh không chú ý

lắng nghe, vì nghĩ rằng không cần học cũng biết. Qua giảng dạy và dự giờ ở các
khối lớp, tôi nhận thấy điểm hạn chế tồn tại tập trung ở phương pháp truyền thụ
kiến thức của giáo viên cho học sinh. Trước hết là sự đầu tư cho giờ dạy còn hạn
chế dẫn đến giờ học khô khan, không đọng lại trong tâm trí học sinh một hình ảnh
hoặc một ấn tượng nào.Bản thân giáo viên lại ít giao nhiệm vụ cụ thể về nhà để học
sinh tìm tòi, tự tìm ra kiến thức nên đa số các em bị động khi lên lớp.
Làm thế nào để các em lớp 9 có thể phát huy hết khả năng tìm tòi, sáng tạo
của bản thân trong học tập và rèn luyện các kĩ năng cần thiết để nâng cao hiệu quả
học tập? Trong chương trình môn GDCD 9 có một số bài học đòi hỏi học sinh phải
hợp tác, chỉ ra phương hướng hành động để phát triển tiềm năng, phát huy được
vai trò chủ thể đối với sự phát triển cá nhân và góp phần xây dựng quan hệ xã hội
ngày càng tốt đẹp hơn như bài “ Tự chủ”, “ Hợp tác cùng phát triển”, “ Năng động
sáng tạo”, “ Làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả”. Xuất phát từ đặc điểm
học sinh lớp 9 ( cuối cấp học, bước dần vào tuổi thanh niên ) có hiểu biết rộng, có
hoài bão ước mơ phong phú muốn tự khẳng định, tư duy logic đã phát triển, nhận
thức lý tính là chủ đạo. Vì vậy tôi quyết định nghiên cứu phương pháp hoạt động
nhóm và áp dụng đối với một số bài trong chương trình GDCD 9 nhằm nâng cao
kết quả học tập của học sinh.

2.Giải pháp thay thế:


Vận dụng phương pháp hoạt động nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 9
Giáo viên chọn một giải pháp thay thế là vận dụng phương pháp hoạt động
nhóm trong dạy học môn GDCD 9. Từ nội dung bài học giáo viên xây dựng nội
dung kiến thức, kĩ năng học sinh cần đạt được, ý đồ tổ chức bài học theo phương
pháp hoạt động nhóm sau đó định hướng học sinh thực hiện. Vận dụng phương
pháp dạy học này giúp học sinh có điều kiện thực hành ngay những kiến thức đã
học, các em có cơ hội rèn luyện nhiều kĩ năng như: giao tiếp, quyết định, giải quyết
vấn đề, đặt mục tiêu, hợp tác…

Quy trình thực hiện theo từng bước sau:
* Đối với trường hợp tổ chức hoạt động nhóm ở trên lớp: Giáo viên sẽ
chọn nhóm lâm thời (nhóm đôi) để thảo luận các câu hỏi và nhóm cơ bản để thực
hiện nhiệm vụ là mỗi ngày các thành viên trong tổ sẽ gặp nhau vài phút để chào hỏi
và kiểm tra xem bạn mình đã học bài, làm bài tập chưa. Đồng thời vào cuối buổi
học, các học sinh trong tổ cũng gặp nhau vài phút để giúp nhau kiểm tra lại xem
bạn mình đã ghi đầy đủ các bài tập về nhà và chuẩn bị cho bài học ngày hôm sau
chưa.Yêu cầu các tổ vào đầu tiết học phải nộp báo cáo kết quả kiểm tra của tổ.
- Giáo viên giới thiệu chủ đề của buổi thảo luận nhóm
- Nêu các câu hỏi, câu chuyện hoặc bức tranh có liên quan đến chủ đề( việc
chọn các câu chuyện hoặc bức tranh để học sinh thảo luận nhóm sẽ tạo không khí
sôi động không trầm tĩnh giúp học sinh hứng thú với đề tàicần thảo luận)
- Chia nhóm:Việc phân nhóm cần thực hiện sao cho giáo viên có thể theo dõi,
đánh giá hoạt động nhóm nhưng đồng thời cũng đảm bảo phát huy tính tích cực
của mỗi học sinh và tránh di chuyển chỗ ngồi gây ồn ào trong lớp nên nhóm đôi
ngồi liền kề bên cạnh hoặc trước và sau là hiệu quả nhất.
- Đánh giá kết quả: Giáo viên sẽ chọn một số nhóm trình bày ngay trên lớp và
chấm điểm, các nhóm khác góp ý cho nhóm bạn đồng thời cũng phải nộp lại kết
quả của nhóm để giáo viên chấm điểm. Có như vậy mới đảm bảo sự công bằng
trong đánh giá và hứng thú của học sinh.
* Đối với trường hợp tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm ở nhà: Giáo viên
chọn nhóm chính thức (4 HS) thực hiện phương pháp đề án thiết kế 1 hoạt động
trong bài học.
-

Chọn đề tài và xác định mục đích của đề án
Xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện ( xác định công việc cần làm, thời
gian dự kiến, cách tiến hành, người phụ trách mỗi công việc...)
Tập hợp nhóm thực hiện đề án
Thu thập kết quả và công bố sản phẩm ( sản phẩm đề án có thể là tranh, ảnh

để triển lãm, cũng có thể là sản phẩm phi vật thể như đóng tiểu phẩm, biểu
diễn văn nghệ, tổ chức trò chơi,...)


Vận dụng phương pháp hoạt động nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 9
-

Đánh giá đề án ( giáo viên và học sinh đánh giá quá trình thực hiện, kết quả và
kinh nghiệm đạt được. Từ đó rút kinh nghiệm cho các đề án tiếp theo.)

c. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài:
- Đề tài nghiên cứu khả năng thích ứng với hoạt động học tập của các nhóm sinh
viên người dân tộc thiểu số trường ĐHSP – Đại học Thái Nguyên của thầy Phạm
Văn Cường
- Bài Nâng cao hiệu quả làm việc nhóm trong giờ học của sinh viên khoa Công
nghệ thông tin trường ĐHSP TP HCM
- Lê Văn Hảo, Sổ tay phương pháp giảng dạy và đánh giá, Đại học Nha Trang,
2010
- Nguyễn Thị Oanh. Truyền thông và giao tiếp. Đại học Mở Bán Công, 1993
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc hướng học sinh vào vị trí trung tâm là hết
sức cần thiết sẽ làm tăng hiệu quả của môn học. Tuy nhiên việc hướng dẫn cho học
sinh trước khi thực hiện các công việc mà giáo viên giao bằng cách giải thích lí do
và sử dụng kĩ thuật hợp tác trong học nhóm là rất quan trọng.
Bản thân tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả
của việc tổ chức hoạt động nhóm có sự kết hợp giữa nhóm lâm thời, nhóm chính
thức và nhóm cơ bản. Điều này góp phần giúp học sinh phát huy được tính tích
cực, chủ động, sáng tạo, tìm tòi và phát hiện tri thức từ đó kết quả học tập được
nâng cao.
3. Vấn đề nghiên cứu:
Việc ápdụng phương pháp hoạt động nhóm trong dạy học môn GDCD 9 có

nâng cao kết quả học tập của bài học cho học sinh lớp 9 trường THCS Võ Trường
Toản hay không ?
4. Dữ liệu sẽ được thu thập :
- Kết quả của bài kiểm tra môn GDCD của học sinh.
5. Giả thuyết nghiên cứu:Có, việc áp dụng phương pháp hoạt động nhóm
trong dạy học môn GDCD 9 có nâng cao kết quả học tập của bài học cho sinh lớp
9 trường THCS Võ Trường Toản.
III. PHƯƠNG PHÁP
1.

Khách thể nghiên cứu


Vận dụng phương pháp hoạt động nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 9
Tôi thực hiện nghiên cứu trên đối tượng học sinh 2 lớp 9.5 và 9.6 đây là hai
lớp được tôi trực tiếp giảng dạy trong quá trình nghiên cứu. Yếu tố này sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của tôi.
2. Thiết kế nghiên cứu
Chọn tất cả học sinh của 2 lớp 9.5 và 9.6 để thực hiện nghiên cứu. Lớp 9.5
được chọn là lớp làm nhóm đối chứng, lớp 9.6 là lớp được chọn làm nhóm thực
nghiệm. Tôi lấy bài kiểm tra 15 phút môn GDCD làm bài kiểm tra trước tác động
để so sánh.Sau khi lấy kết quả và so sánh thì thấy có sự chênh lệch. Do đó tôi dùng
phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của
2 nhóm trước khi tác động
Nhóm đối chứng
Trung bình cộng
P

6.28


Nhóm thực
nghiệm
6.38

0,31

Kết quả: p = 0,31> 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của
hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa. Do đó, hai nhóm
được xem như là tương đương.
Sử dụng thiết kế : Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương
đương
Thiết kế nghiên cứu :
Nhóm

KT trước TĐ

Tác động

Áp dụng phương pháp
O1
hoạt động nhóm vào dạy
học
Không áp dụng phương
Đối chứng
O2
pháp hoạt động nhóm vào
(9.5)
dạy học
Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.


Thực nghiệm
(9.6)

3. Quy trình nghiên cứu :

KT sau TĐ
O3
O4


Vận dụng phương pháp hoạt động nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 9
- Chuẩn bị bài của giáo viên : Tôi trực tiếp giảng dạy lớp đối chứng : Khi
giảng dạy lớp đối chứng tôi thiết kế giáo án không sử dụng phương pháp hoạt động
nhóm, các bước lên lớp và chuẩn bị như bình thường
- Đối với lớp thực nghiệm : Tôi trực tiếp giảng dạy theo kế hoạch bài học có
vận dụng phương pháp hoạt động nhóm. Gặp gỡ trao đổi với học sinh lớp thực
nghiệm để định hướng về tính thực tiễn, hứng thú, hành động, định hướng về kế
hoạch thực hiện phương pháp hoạt động nhóm trong quá trình dạy học. Đặc biệt
nhắc nhở học sinh về sự tự lực, cộng tác chặt chẽ trong làm việc.
- Tiến hành thực hiện : Thời gian tôi tiến hành dạy thực nghiệm theo như kế
hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu.
4. Đo lường và thu thập dữ liệu :
Tôi sử dụng bài kiểm tra 15 phút làm bài kiểm tra trước tác động và bài kiểm
tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi đã học xongmột số bài trong học kì I. Bài
kiểm tra sau tác động gồm 3 câu trắc nghiệm và 1 câu tự luận
Tiến hành kiểm tra và chấm bài : Sau khi đã dạy xong bài học trên tôi đã
cho học sinh làm bài kiểm tra 15 phút. Sau đó chấm bài theo đáp án
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU & BÀN LUẬN KẾT QUẢ :
1. Phân tích dữ liệu :
Bảng so sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động

Thực nghiệm
Đối chứng
Giá trị trung bình

7,76

6,82

Độ lệch chuẩn
Giá trị P của T-test

1,11

1,16

Chênh lệch giá trị TB chuẩn
( SMD )

0,0002
0,81

2. Bàn luận kết quả:
Như ở phần thiết kế nghiên cứu, từ kết quả nghiên cứu ta đã chứng minh
được rằng kết quả của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước tác động là tương
đương nhau. Sau quá trình tác động và kiểm chứng sự chênh lệch giá trị trung bình
bằng phép kiểm chứng t-test đã cho ta kết quả p = 0,0002 (mà p <=0,05 là có
nghĩa). Như vậy sự chênh lệch là có ý nghĩa giữa hai nhóm thực nghiệm và đối
chứng. Điều này đã chứng tỏ rằng việc tác động bằng cách sử dụng phương pháp



Vận dụng phương pháp hoạt động nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 9
hoạt động nhóm vào dạy học là có ý nghĩa. Hay nói cách khác điểm trung bình của
nhóm thực nghiệm lớn hơn nhóm đối chứng sau khi tác động không phải là ngẫu
nhiên mà đó chính là kết quả của quá trình tác động
=

7,76 − 6,82
= 0,81
1,16

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD)
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) = 0,81 cho
thấy mức độ ảnh hưởng của việc dạy học sử dụng phương pháp hoạt động nhóm là
có ảnh hưởng và kết quả mà nó mang lại là lớn. Như vậy giả thiết của đề tài là
việcáp dụng phương pháp hoạt động nhóm trong dạy học môn GDCD 9 có nâng
cao kết quả học tập của bài học trường THCS Võ Trường Toản thì giờ đây đã được
kiểm chứng trong thực tế và cho thấy rằng việc áp dụng phương pháp hoạt động
nhóm trong dạy học môn GDCD 9 ở trường THCS là có kết quả mà mức độ ảnh
hưởng là lớn.
V. KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHI :

1. Kết luận :
Dạy học theo phương pháp hoạt động nhóm thực sự là phương pháp rất linh
hoạt, hấp dẫn học sinh. Nó kích thích được sự mong muốn học tập và tìm hiểu kiến
thức của học sinh. Trong dạy học theo phương pháp hoạt động nhóm giáo viên chỉ
là người hướng dẫn viên và tham vấn khi cần để học sinh phát huy hết khả năng
học tập và sáng tạo cũng như xử lý các tình huống nảy sinh trong quá trình học tập.
Nhiệm vụ của các em học sinh là phải bàn bạc với nhau, đề xuất sáng kiến, xác
định mục đích, lập kế hoạch làm việc, phân công lao động, cùng nhau thực hiện kế
hoạch và cuối cùng là công bố kết quả hoặc sản phẩm.

Quá trình nghiên cứu, lập kế hoạch dạy học có vận dụng phương pháp hoạt
động nhóm, bản thân tôi đã tiến hành khảo sát, thiết kế bài học ở 3 bài đó là “Bảo
vệ hòa bình”, “Tự chủ” và “Năng động sáng tạo” môn GDCD 9 trường THCS Võ
Trường Toản, có sử dụng phương pháp hoạt động nhóm và đã tiến hành giảng dạy
ở lớp thực nghiệm. Sau đó tiến hành kiểm tra và thu thập dữ liệu. Dùng phép kiểm
chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch và kiểm tra mức độ ảnh hưởng bằng
bảng tiêu chí Cohen thì cho thấy rằng việc vận dụng phương pháp hoạt động
nhómtrong dạy học môn GDCD đã tạo ra giá trị trung bình chuẩn của hai nhóm
với mức độ ảnh hưởng của nó là lớn.
Như vậy, việc vận dụng phương pháp hoạt động nhóm trong dạy học môn
GDCD 9 ở trường THCS Võ Trường Toản đã làm tăng kết quả học tập của học
sinh.


Vận dụng phương pháp hoạt động nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 9
2. Khuyến nghị :
* Các cấp, các nghành cần quan tâm hơn nữa công tác giáo dục chính trị, tư
tưởng, đạo đức và với bộ môn GDCD ở trường THCS.
* Lãnh đạo nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến cơ sở vật chất, trang thiết
bị, đồ dùng dạy học đối với môn GDCD, cần gắn môn GDCD với thực tế. Trong
tiết dạy giáo viên cần liên hệ thực tế nhiều để học sinh có những kiến thức đúng
đắn.
* Để đạt được chất lượng, hiệu quả học tập cao cần phải:
- Đối với giáo viên:
+ Các giáo viên phải không ngừng sáng tạo, hỗ trợ và tạo động lực thúc
đẩy vai trò tự chủ của học sinh, gắn sự chủ động của học sinh trong việc giải quyết
nội dung bài học. Giáo viên chịu trách nhiệm tư vấn và giúp học sinh giải quyết
các vướng mắc chứ không phải giải quyết hộ học sinh. Giáo viên cần biết và chủ
động trong các hỗ trợ cần thiết. Nâng cao năng lực và vai trò của giáo viên thể hiện
qua việc hỗ trợ học sinh (không chỉ bằng các chỉ dẫn mà còn bằng cả các sản phẩm

mẫu, các tài liệu cung cấp tham khảo, các nguồn thông tin, cách chuyển giao công
việc và quá trình đánh giá).
+ Các nhiệm vụ được giao nên vừa sức với học sinh
+ Việc lựa chọn bài học và việc lựa chọn các nhóm (nhóm lâm thời, nhóm
chính thức, nhóm cơ bản) là hết sức quan trọng, vì không phải bài nào chúng ta
cũng có thể vận dụng hết được.
- Đối với học sinh.
+ Với mô hình dạy học này học sinh là người chịu trách nhiệm chính, là trung tâm
của quá trình dạy học. Học sinh tự lập kế hoạch, tự định hướng quá trình học tập,
hợp tác giải quyết vấn đề, tự kiểm tra, đánh giá.
+ Học sinh đóng vai là những “chuyên gia” thuộc những ngành nghề khác nhau
trong xã hội, hoàn thành vai trò của mình dựa trên những kiến thức, kĩ năng nhất
định. Cũng chính vì vậy, dạy học theo phương pháp hoạt động nhóm trở nên thực
và hữu ích, hấp dẫn với học sinh.
+ Học sinh được giao những nhiệm vụ phức hợp nhưng cụ thể, bám sát với kiến
thức trong chương trình, có phạm vi liên môn và kiến thức cuộc sống, qua đó rèn
luyện kĩ năng sống cho mình.
+ Học sinh tự quyết định cách tiếp cận của mình đối với mỗi nhiệm vụ được giao.
Đồng thời có trách nhiệm trong việc hoàn thành và báo cáo sản phẩm.
+ Học sinh phải tham gia tích cực và giữ vai trò chính trong tất cả các khâu của
quá trình học tập. Giai đoạn cuối cùng trình bày sản phẩm là một giai đoạn rất quan
trọng, nó thể hiện kết quả của quá trình làm việc và sự tiến bộ của học sinh, đồng
thời là giai đoạn học sinh thể hiện sự sáng tạo trong suốt quá trình làm việc, thể
hiện khả năng quyết định vấn đề của mình.


Vận dụng phương pháp hoạt động nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 9

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1. Sách giáo viên GDCD 6, 9 - NXB giáo dục

2. Sách giáo khoa GDCD 9 - NXB giáo dục
3. Sách bài tập GDCD 9- NXB giáo dục
4. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS - NXB giáo dục
5. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy SGK lớp 9 - NXB giáo dục
6. Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Thị Diệu Thảo, 2004. Dạy học theo dự án - Một
phương pháp có chức năng kép trong đào tạo.

VII. CÁC PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI :
PHỤ LỤC I:


Vận dụng phương pháp hoạt động nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 9

KẾ HOẠCH BÀI HỌC BÀI 4: “BẢO VỆ HÒA BÌNH”
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Về kiến thức:
- Hiểu được thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình.
- Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hòa bình.
- Nêu được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh
đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới.
- Nêu được các biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày.
2. Về kĩ năng:
- Tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình , chống chiến tranh do nhà trường,
địa phương tổ chức.
- Rèn các kĩ năng sống: xác định giá trị, kĩ năng giao tiếp, tư duy phê phàn,
tìm kiếm và xử lí thông tin
3. Về thái độ:
- Yêu hòa bình, ghét chiến tranh phi nghĩa.
B. CHUẨN BỊ:

1/ Giáo viên:
- SGK, SGV, Sách bài tập tình huống GDCD 9
- Tranh ảnh về sự tàn phá của chiến tranh và các hoạt động bảo vệ hòa bình của
mọi người trên thế giới và Việt Nam.
- Bài hát về bảo vệ hòa bình, số liệu về sự tàn phá của chiến tranh.
- Giấy khổ to, bút…
2/ Học sinh
- SGK GDCD 9
- Tập vở ghi bài học
PHƯƠNG PHÁP:
- Hoạt động nhóm, thuyết trình
- Giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, giảng giải
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
C.

1. Kiểm tra bài cũ:

Dân chủ là gì? Kỉ luật là gì?
Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào? Ý nghĩa của dân
chủ và kỷ luật
2. Giảng kiến thức mới:
1)

2)


Vận dụng phương pháp hoạt động nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 9

a/ Giới thiệu bài

HS:Nghe bài hát “hãy sống vì hòa bình” ( Nhóm MTV trình bày) nêu cảm nhận
GV: Nhận xét, vào bài
Ngày nay, bảo vệ hòa bình là một trong những vấn đề nóng bỏng của toàn nhân
loại. Vì sao chúng ta phải bảo vệ hòa bình?....Tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ
cùng tìm hiểu về những vấn đề đó.
Bài này gồm các đơn vị kiến thức:
-

Thế nào là hòa bình, bảo vệ hòa bình.

-

Vì sao cần phải bảo vệ hòa bình

-

Các biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày
Mục đích cuối cùng của bài là nhằm làm cho học sinh biết biến nhận thức và
tình cảm yêu hòa bình thành hành động thực tế: biết cư xử thân thiện với mọi người
và tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.Vì vậy GV sử
dụng phương pháp học tập theo nhómđể HS tự liên hệ thực tế qua đó tự xây dựng kế
hoạch hành động bảo vệ hòa bình.
b/ Triển khai bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU THẾ NÀO LÀ HÒA BÌNH, BẢO VỆ HÒA BÌNH

*/ Mục tiêu:Giúp học sinh hiểu được thế nào là hòa bình, bảo vệ hòa bình
*/ Cách tiến hành:
GV viết to chữ hòa bình và dán trên bảng và nêu câu hỏi cho nhóm “Lâm thời”
(nhóm đôi) động não: Em hiểu thế nào về hòa bình?
GV phát cho các nhóm 1 bảng phụ nhỏ và yêu cầu các nhóm viết ý kiến của

nhóm vào đó rồi dán lên bảng, xung quanh chữ hòa bình
1 HS đọc ý kiến của các nhóm, cả lớp trao đổi


Vận dụng phương pháp hoạt động nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 9

Hình minh họa cho hoạt động 1 ( nhóm đôi )
GV kết luận:Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ
trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng, hợp tác giữa các quốc
gia-dân tộc, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại.
HOẠT ĐỘNG 2: VÌ SAO PHẢI BẢO VỆ HÒA BÌNH VÀ CÁC BIỂU HIỆN
CỦA SÔNG HÒA BÌNH TRONG SINH HOẠT HẰNG NGÀY
*/ Mục tiêu: Giúp HS nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình, ngăn chặn
chiến tranh và liên hệ các biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày
*/ Cách tiến hành:
GV chia lớp làm 2 dãy bàn, yêu cầu làm việc nhóm đôi trong thời gian 2 phút
- Dãy 1: Nêu hậu quả của chiến tranh
- Dãy 2: Nêu hành động bảo vệ hòa bình
GV yêu cầu viết lên bảng phụ nhỏ rồi chọn 2 nhóm đại diện cho 2 dãy trình bày
Dãy 1: Hậu quả của chiến tranh.
-

Gây đau thương, chết chóc.

-

Đói nghèo, bệnh tật, không được học hành.

-


Thành phố, làng mạc, nhà máy bị tàn phá.


Vận dụng phương pháp hoạt động nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 9
-

Trái đất bị ô nhiễm bởi những mùi thuốc súng, vũ khí nguyên tử, hạt
nhân…

-

Chiến tranh là thảm họa của con người.

Dãy 2: Hành động bảo vệ hòa bình.
-

Mang lại nụ cười bình yên, hạnh phúc và sự sống cho con người.

-

Nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

-

Ngăn ngừa được chiến tranh hoặc xung đột.

-

Thiết lập được các mối quan hệ hữu nghị, hiểu biết, hợp tác.


-

Hòa bình là khát vọng của loài người.

Hình minh họa cho hoạt động 2 ( nhóm đôi )


Vận dụng phương pháp hoạt động nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 9
GV yêu cầu mỗi nhóm HS ( nhóm chính thức với 4 HS ) vẽ một Cây hòa bình và
hướng dẫn các nhóm vẽ:
- Trước hết vẽ một cây với các bộ phận: rễ, thân, cành, lá, hoa. Trên thân cây
hãy đề chữ Hòa bình
- Sau đó, hãy ghi những điều tốt đẹp mà hòa bình mang lại cho cuộc sống của
con người lên các hoa và lá cây.
- Ở mỗi rễ cây hãy ghi một hoạt động bảo vệ hòa bình cần làm hoặc một hành
vi giao tiếp, ứng xửhằng ngày cần thực hiện để bảo vệ hòa bình.
- Các nhóm vẽ cây
- GV yêu cầu các nhóm nộp lại để chấm điểm đồng thời chọn 2 nhóm trình
bày trước lớp
- Cả lớp bình luận và tự liên hệ

Hình ảnh các nhóm chính thức ( nhóm 4 ) đang vẽ “ Cây
Hòa bình”


Vận dụng phương pháp hoạt động nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 9

Hình ảnh các nhóm chính thức ( nhóm 4 ) đang vẽ “ Cây
Hòa bình”


Hình minh họa bài vẽ của các nhóm HS


Vận dụng phương pháp hoạt động nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 9
GV kết luận:* Cần phải bảo vệ hòa bình vì:
- Hòa bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho con người
còn chiến tranh chỉ mang lại đau thương, tang tóc, đói nghèo, bệnh tật, trẻ em
thất học, gia đình ly tán…
- Hiện nay chiến tranh, xung đột vũ trang vẫn còn đang diễn ra ở nhiều
nơitrên thế giới và là nguy cơ đối với nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế
giới.
* Các biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày
Biết lắng nghe, biết đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu và thông
cảm với họ, biết dùng thương lượng để giải quyết mâu thuẫn, sống hòa đồng
với mọi người....
3. Củng cố

Để củng cố GV cho học sinh xem tranh và nhận xét toàn bài, nhận xét quá
trình các em thực hiện. Chốt lại bài học:
Chúng ta ai cũng mong có cuộc sống hòa bình.Trên khắp hành tinh chúng ta,
hòa bình là điều cần có cho mỗi người, mỗi gia đình và mỗi dân tộc. Hòa bình là
điều kiện trước tiên để con người sống, học tập, lao động và sáng tạo, xây dựng
cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Ngày nay xu thế hòa bình, đối thoại đã và đang trở thành xu hướng chung
của các dân tộc.
Tuy nhiên, vẫn còn những thế lực hiếu chiến, phản tiến bộ đang tìm mọi
cách duy trì vũ khí hạt nhân và đe dọa loài người bằng vũ khí hạt nhân.
Vì vậy, việc tiếp tục đấu tranh ngăn ngừa chiến tranh và chiến tranh hạt nhân
là trách nhiệm lương tâm của mỗi người, mỗi dân tộc, là nhiệm vụ cao cả của toàn
nhân loại nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng.

Là học sinh được sống trong một dân tộc có hòa bình, chúng ta phải cố gắng
phấn đấu học tập góp phần vào sự nghiệp chung của dân tộc.Vì vậy chúng ta phải
trau dồi lòng nhân ái, yêu thương, khoan dung, cư xử có văn hóa, thân thiện với
mọi người.


Vận dụng phương pháp hoạt động nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 9

PHỤ LỤC II:
KẾ HOẠCH BÀI HỌC BÀI 8: “NĂNG ĐỘNG SÁNG TẠO” (2 tiết)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu
- HS hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo
- Hiểu được ý nghĩa của năng động, sáng tạo
- Những việc cần làm để trở thành người năng động, sáng tạo
2. Kĩ năng:
- Năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hàng ngày
3. Thái độ:
- Tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt
hàng ngày
- Tôn trọng những người sống năng động, sáng tạo.
B .CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên:
- SGK, SGV GDCD 9
- Những ví dụ thực tế về tính năng động, sáng tạo
- Câu hỏi và bài tập cho các nhóm làm việc
2. Học sinh
- SGK GDCD 9
- Họp bàn lên kế hoạch hoạt động
- Phân công người trình bày

- Tìm đọc các tài liệu có liên quan, sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, chuyện kể…
C.PHƯƠNG PHÁP:
Phương pháp hoạt động nhóm: nêu và giải quyết vấn đề, trò chơi, thuyết trình
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Kiểm tra bài cũ:

+ Thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
+ Vì sao phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
2. Giảng kiến thức mới:
* Giới thiệu bài
GV: Kể chuyện chú cuội, chị hằng và đặt câu hỏi :Người xưa thể hiện ước mơ gì
qua câu chuyện trên?
HS:Trả lời (Lên mặt trăng)


Vận dụng phương pháp hoạt động nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 9
GV: Ngày nay, con người đã lên mặt trăng được chưa? Nhờ đâu con người làm
được điều đó?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, vào bài
* Triển khai bài: TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG : TÌM HIỂU THẾ NÀO LÀ NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO
Mục tiêu:Giúp HS hiểu thế nào là năng động, sáng tạo, phát triển nhận thức và
thái độ của HS về phẩm chất năng động, sáng tạo
Cách tiến hành:
GV chiếu câu chuyện về nhà bác học Ê-đi-xơn lên bảng:
“Vào năm 12 tuổi, Ê-đi-xơn đã phải thôi học ở trường tiểu học, suốt ngày đi
bán báo kiếm thêm tiền lo cho sinh hoạt của cả gia đình. Một buổi tối, khi đi làm
về, Ê-đi-xơn đã nhìn thấy mẹ quằn quại trên giường. Thầy thuốc nói: “Mẹ cậu bị
đau ruột thừa cấp tính, cần phải mổ ngay không thể chậm trễ”. Song vì nhà nghèo

không có tiền để chữa bệnh ở bệnh viện, mà ở nhà thì trời quá tối, nếu chỉ dựa vào
ánh sáng của mấy ngọn nến thì không đủ sáng để thầy thuốc tiến hành ca mổ.
Thương mẹ, Ê-đi-xơn suy nghĩ rất lung và rồi bỗng cậu bé nghĩ ra cách thực hiện ý
tưởng đó.
Ê-đi-xơn tháo cánh cửa gương ở tủ quần áo ra và chạy sang hàng xóm mượn
về mấy tấm gương lớn, một số nến và đèn dầu. Cậu đặt các tấm gương xung quanh
giường mẹ và đặt các ngọn nến, đèn dầu trước gương, điều chỉnh vị trí đặt chúng
cho ánh sáng tập trung để thầy thuốc mổ cho mẹ mình. Nhờ có đủ ánh sáng, ca mổ
tiến hành một cách thuận lợi, Mẹ Ê-đi-xơn đã được cứu sống.
Về sau, nhờ năng động sáng tạo, Ê-đi-xơn đã tìm tòi, sáng chế ra đèn điện và
nhiều phát minh có giá trị khác như máy ghi âm, điện thoại, máy chiếu phim, tàu
điện...Đó là những bước ngoặt lớn trong lịch sử văn minh của loài người.”
GV yêu cầu các nhóm đôi thảo luận các câu hỏi:
1/ Ê-đi-xơn đã làm gì để có đủ ánh sáng cho bác sĩ mổ ruột thừa cho mẹ của ông?
2/ Việc làm của Ê-đi-xơn thể hiện đức tính gì?
3/ Theo em, tính năng động, sáng tạo có những biểu hiện như thế nào?
Các nhóm thảo luận và ghi kết quả ra bảng phụ
Đại diện 2 nhóm trình bày kết quả
GV chốt lại:
- Năng động: Là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm


Vận dụng phương pháp hoạt động nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 9
- Sáng tạo: Là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra giá trị mới về vật chất,
tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ
thuộc vào những cái đã có
GVcho HS quan sát tranh: Giờ học Toán. Trong khi các bạn đang tập trung
nghe cô giáo giảng bài rồi suy nghĩ, tranh luận về cách giải bài tập toán thì Tú lại
lơ đãng, ngồi ngáp vặt hoặc vẽ lung tung ra giấy. Khi các bạn giải toán xong, tú chỉ
việc chép lại vào vở.

HS quan sát tranh, nhận xét hành vi của Tú
GV yêu cầu các nhóm đôi hãy tìm biểu hiện trái nghĩa với năng động, sáng
tạo?
- Thụ động
- Máy móc
- Rập khuôn
- Lười suy nghĩ
- Bắt chước
- Ỷ lại...

Hình ảnh nhóm đôi đang thảo luận
HOẠT ĐỘNG: TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO


Vận dụng phương pháp hoạt động nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 9
GV: Tổ chức cho HS thảo luận
1. Em hãy tìm các biểu hiện năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và
trong cuộc sống hàng ngày
2. Em hãy tìm các biểu hiện không năng động, sáng tạo trong học tập, lao
động và trong cuộc sống hàng ngày
HS:Thảo luận nhóm đôi, cử đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung lẫn nhau
GV: Nhận xét và nhấn mạnh tính năng động, sáng tạo được biểu hiện ở nhiều khía
cạnh khác nhau trong cuộc sống. Tuy nhiên vẫn có những người không năng động
và sáng tạo, có biểu hiện ỷ lại, chây lười… Chúng ta cần có thái độ gì đối với
những biểu hiện ấy?
HS: Trả lời (Phê phán)
GV:Theo em, tính năng động, sáng tạo có cần thiết trong thời đại ngày nay hay
không? Vì sao?
Liên hệ ở Việt Nam để chứng minh
HS: Phát biểu tự do

GV: Nhận xét và chốt lại
HS: Nêu một số tấm gương về năng động và sáng tạo tự sưu tầm
GV:Theo em, tính năng động, sáng tạo đem lại lợi ích gì cho con người?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, chốt lại
Năng động, sáng tạo giúp con người vượt qua khó khăn thử thách, đạt kết quả
cao trong học tập, lao động và trong cuộc sống, góp phần xây dựng gia đình và
xã hội.
HOẠT ĐỘNG: HS XÂY DỰNG KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN TÍNH NĂNG
ĐỘNG SÁNG TẠO
Mục tiêu: Xây dựng được kế hoạch phù hợp với khả năng thực hiện của bản thân
Cách tiến hành: GV yêu cầu các nhóm 4 HS (nhóm chính thức) họp bàn xây dựng
kế hoạch rèn luyện tính năng động sáng tạo
- Nội dung kế hoạch:
+ Xác định mục tiêu kế hoạch rèn luyện trên cơ sở xem xét bản thân các
em HS còn thiếu năng động, sáng tạo ở hoạt động nào (ví dụ cải tiến
phương pháp học tập môn Tiếng Anh, cải tiến cách sắp xếp công việc gia
đình để dành nhiều thời gian cho việc học tập...)
+ Nêu cách làm để thực hiện mục tiêu đó
+ Các bước thực hiện kế hoạch
+ Các điều kiện thực hiện
- Các nhóm thực hiện kế hoạch rèn luyện


Vận dụng phương pháp hoạt động nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 9
GV yêu cầu các nhóm nộp lại chấm điểm đồng thời chọn 2 nhóm trình bày
kế hoạch trước lớp
- HS cả lớp trao đổi, góp ý để hoàn thiện kế hoạch
- GV nêu nhận xét, điều chỉnh kế hoạch đã trình bày, nhất là biện pháp rèn
luyện. Ví dụ, để cải tiến phương pháp học tập, khi học cần:

+ Tập trung chú ý;
+ Luôn luôn suy nghĩ và tự đặt câu hỏi “ Như thế nào?”, “Tại sao?”
+ Nêu thắc mắc với thầy cô và bạn bè;
+ Không chỉ làm đúng theo chỉ dẫn của thầy cô, mà còn tìm nhiều cách
giải khác nhau cho mỗi bài tập
+......................................
-

Hình ảnh HS thuyết trình kế hoạch thực hiện ước mơ
3. Củng cố

GV tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi ô chữ lấy điểm
Phát cho mỗi nhóm một bảng câu hỏi và bảng điền ô chữ, yêu cầu các nhóm
hoàn thành trong thời gian 4 phút


×