Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

XÊ MI NA Luật Du Lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.62 KB, 6 trang )

XÊ MI NA
Câu 1
Trình bầy nội hàm khái niệm, đặc điểm, ND các nguyên tắc cơ bản của luật Du Lịch
Phân tích rõ các yêu cầu, các quy định cơ bản của tổ chức thương mại TG (WTO)
và của lien hợp quốc/ Tổ chức du lịch thế giới về dịch vụ du lịch và thương
mại/kinh doanh dịch vụ du lịch trong nền kinh tế thị trường hiện nay

Câu 2
Trình bầy nội hàm khái niệm, đặc điểm, các nguyên tắc cơ bản của luật lệ quốc tế
về dịch vụ du lịch
Phân tích và làm rõ những điểm tương đồng và những điểm khác biệt trong nội
dung các quy định cơ bản của pháp luật Việt Nam về du lịch và các cam kết quốc
tế của VN về Dịch vụ du lịch


Nội dung
Câu 1: Luât du lịch
Khái niệm: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm
hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Đặc điểm
1. Thể chế hóa Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch thành một
ngành kinh tế mũi nhọn, kích thích đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần
xóa đói giảm nghèo ở những vùng có tiềm năng phát triển du lịch.
2. Việc xây dựng Luật Du lịch kế thừa các quy định phù hợp với thực tế và đang
phát huy hiệu quả của Pháp lệnh Du lịch, khắc phục những bất cập của Pháp lệnh
Du lịch, đồng thời bổ sung các vấn đề mà Pháp lệnh Du lịch còn thiếu, hạn chế
những quy định chung chung có tính định hướng để giảm bớt các quy định cần có
văn bản hướng dẫn.
3. Thể hiện được quan điểm phát triển bền vững và đặc điểm của du lịch là lĩnh
vực có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, nâng cao nhận thức của các


ngành, các cấp đối với phát triển du lịch và thu hút mọi thành phần kinh tế trong
xã hội tham gia phát triển du lịch.
4. Phù hợp với thông lệ quốc tế và tiến trình hội nhập của Việt Nam trong khu vực
và quốc tế về kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng
ND các nguyên tắc cơ bản của luật Du Lịch
Hiện nay, ở nhiều nơi, tài nguyên du lịch đang bị xâm phạm, xuống cấp, cảnh
quan, môi trường bị suy giảm, an ninh trật tự chưa tốt, hiện tượng chèo kéo, đeo
bám khách du lịch vẫn diễn ra phổ biến, ảnh hưởng tới sự hấp dẫn đối với khách
du lịch. Vì vậy, nguyên tắc phát triển bền vững, đặc biệt là việc bảo vệ và sử dụng
hợp lý tài nguyên du lịch cần phải được ghi nhận là nguyên tắc xuyên suốt trong
Luật Du lịch. Đồng thời, cần có những quy định đầy đủ và cụ thể hơn về việc bảo
vệ, sử dụng và khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch, làm rõ trách nhiệm


và sự phối hợp của các ngành, các cấp trong việc quy hoạch phát triển và quản lý
nhà nước đối với tài nguyên du lịch; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân, cộng
đồng dân cư trong việc bảo vệ, sử dụng và khai thác tài nguyên du lịch và bảo vệ
môi trường, xây dựng môi trường du lịch trong sạch, văn minh, an toàn, đặc biệt
tại các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch.
Phân tích rõ các yêu cầu, các quy định cơ bản của tổ chức thương mại TG (WTO)
và của lien hợp quốc/ Tổ chức du lịch thế giới về dịch vụ du lịch và thương
mại/kinh doanh dịch vụ du lịch trong nền kinh tế thị trường hiện nay
Du lịch ngày càng được khẳng định là một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến,
nhu cầu và khả năng đi du lịch ngày một tăng cả về số lượng và chất lượng. Vì: đời
sông của dân cư ngày càng được tăng lên; các phương tiện giao thông ngày càng
hiện đại và tiện lợi; môi trường ngày càng bị ô nhiễm nên nhu cầu về nghỉ ngơi
tĩnh dưỡng ở những nơi gần gũi với thiên nhiên ngày càng cao; điều kiện chính trị
xã hội ngày càng ổn định; nhu cầu về giao lưu kinh tế văn hoá ngày càng mở rộng
Mục đích hoạt động của Liên hiệp quốc là duy trì, gìn giữ hoà bình, an ninh trên
thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc dựa trên nguyên

tắc bình đẳng, tự chủ, hợp tác trong mọi lĩnh vực. Du lịch cũng được xem là một
trong những nhân tố cơ bảnđể bảo vệ hoà bình và phát triển hợp tác giữa các dân
tộc mà Liên hiệp quốc chú ý quan tâm.
Mục đích chính của WTO là giúp đỡ sự phát triển du lịch trên phạm vi toàn thế
giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. WTO tổ chức nhiều hoạt động
tích cực như: thu thập thông tin và cho ra các ấn phẩm liên quan đến những vấn
đề xu hướng phát triển du lịch trên phạm vi toàn thế giới, nghiên cứu thị trường,
tổ chức và quản lý du lịch, bảo vệ môi trường, giữ gìn tài nguyên du lịch


Câu 2
Khái niệm
Dịch vụ du lịch là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa những tổ
chức cung ứng du lịch và khách du lịch và thông qua các hoạt động tương tác đó
để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng du
lịch
Đặc điểm
1. Tính phi vật chất: Đây là đặc tính quan trọng nhất của dịch vụ du lịch, du khách
không thể nhìn thấy hay thử nghiệm từ trước, nó là một sản phẩm trừu tượng mà
họ chưa một lần tiêu dùng nó.
2. Tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng
Tính đồng thời nay thể hiện ở cả không gian và thời gian. Đây là đặc điểm quan
trọng, thể hiện sự khác biệt giữa dịch vụ và hàng hoá. Vì vậy ,à sản phẩm dịhc vụ
không lưu kho được.
3. Có sự tham gia của khách du lịch trong quá trình tạo ra dịch vụ
Sự tác động tương tác giữa khách hàng và người cung cấp dịch vụ du lịch phụ
thuộc vào mức đọ lành nghề, khả năng và ý nguyện của cả hai bên.
4. Tính không chuyển đổi quyền sở hữu dịch vụ
Trong quá trình cung cấp dịch vụ, không có quyền sở hữu nào được chuyển dịch
từ người bán sang người mua. Người mua chỉ mua chỉ mua quyền đối với tiến

trình cung cấp dịch vụ, tức là du khách chỉ được chuyên chở, được ở khách sạn,
được sử dụng bãi biển mà không được quyền sở hữu chúng.
5. Tính không thể di chuyển của dịch vụ du lịch
Các cơ sở du lịch vừa là nơi sản xuất, là nơi cung ứng dịch vụ nên khách du lịch
muốn tiêu dùng dịch vụ thì phải đến các cơ sở du lịch.
6. Tính thời vụ của du lịch


Tính thời vụ của du lịch được tác động bởi các nguyên nhân mang tính tự nhiên và
xã hội. Đặc điểm này dễ dẫn đến tình trạng cung cầu dịch vụ mất cân đối với nhau,
gây lãng phí cơ sở vật chất và con người lúc trái vụ đồng thời có nguy cơ giảm sút
chất lượng phục vụ khi gặp cầu cao điểm.
7.Tính trọn gói của dịch vu du lịch
Tính chất trọn gói của dịch vụ du lịch xuất phát từ nhu cầu đa dạng và tổng hợp
của du khách, đồng thời nó đòi hỏi tính chất đồng bộ của chất lượng dịch vụ.
8. Tính không đồng nhất trong dịch vụ du lịch
Dịch vụ du lịch thường bị cá nhân hoá và không đồng nhất giữa các khách hàng
với nhau vì du khách muốn được chăm sóc như là những con người riêng biệt Vì
thế doanh nghiệp rất khó đưa ra các tiêu chuẩn dịch vụ nhằm thoả mãn tất cả
khách hàng trong mọi hoàn cảnh.
Các nguyên tắc cơ bản của luật lệ quốc tế về dịch vụ du lịch
Phát triển bền vững là một trong những mục tiêu thiên niên kỷ của thế giới và
cũng là mục tiêu hàng đầu cho phát triển của Việt Nam
Khái niệm phát triển du lịch bền vững: “Là sự phát triển du lịch đáp ứng được các
nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch
của các thế hệ tương lai”. Theo đó, trong quá trình phát triển phải đảm bảo được
sự bền vững về kinh tế, bền vững về tài nguyên môi trường và bền vững về văn
hóa xã hội.
Trong đó, bền vững về kinh tế cần được hiểu là sự phát triển ổn định lâu dài của
du lịch, tạo ra nguồn thu đáng kể, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng của kinh

tế - xã hội, đem lại lợi ích cho cộng đồng, đặc biệt người dân địa phương.
Mức sống của người dân địa phương được cải thiện từ du lịch thì họ sẽ có lý do
để bảo vệ nguồn thu nhập này bằng cách bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo vệ
các giá trị văn hóa truyển thống để du khách tiếp tục tới, qua đó xóa đói giảm
nghèo, đem lại cơ hội nâng cao mức sống cho người dân địa phương, tăng trưởng
kinh tế cho những vùng còn khó khăn


Phân tích và làm rõ những điểm tương đồng và những điểm khác biệt trong nội
dung các quy định cơ bản của pháp luật Việt Nam về du lịch và các cam kết quốc
tế của VN về Dịch vụ du lịch
Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch là toàn bộ những hoạt động để duy trì và đưa
chất lượng dịch vụ lên mức cao hơn trước nhằm thoả mãn trông đợi của khách du
lịch, xã hội và đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp
Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương theo chức năng và trong phạm
vi phân cấp thực hiện quyền và trách nhiệm đại diện cho Việt Nam trong hợp tác
du lịch song phương, đa phương với cơ quan du lịch quốc gia của nước ngoài và
trong các tổ chức du lịch quốc tế và khu vực.
Ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VII, Đảng ta đã có chủ trương phát triển du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn. Qua các kỳ đại hội, các văn kiện của Đảng rồi đến
Chiến lược phát triển du lịch, nhiều nghị quyết của Chính phủ gần đây đều coi
trọng đẩy mạnh phát triển du lịch.
Tóm lại, du lịch Việt Nam thời gian qua đã tăng trưởng nhanh, thực sự là ngành
kinh tế quan trọng, góp phần tích cực trong sự phát triển kinh tế- xã hội đất
nước… Tuy nhiên, để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm, các giải
pháp vĩ mô cần hướng tới trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế nhằm thực
hiện được mục tiêu đã đề ra, đồng thời, cần triển khai rà soát, xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật để khi triển khai đề án sẽ tạo bước chuyển biến trong quản lý
về môi trường xã hội, môi trường du lịch.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×