Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

TL CHÍNH SÁCH đối NGOẠI của NHẬT bản TRONG QUAN hệ THƯƠNG mại với VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.41 KB, 31 trang )

MỞ ĐẦU
Nhật Bản là một quốc gia nằm trong khu vực Châu á Thái Bình Dương,
hai nước có những điểm tương đồng, đều là những nước nông nghiệp trồng
lúa, nhân sinh quan và thế giới quan có nhiều ảnh hưởng của đạo phật và nho
giáo. Đều có dân số khá đông sống trên một diện tích hẹp. Giữa Việt Nam và
Nhật Bản đã có lịch sử buôn bán lâu đời. Hai nước đi theo hai chế độ khác
nhau, mặc dù có những ảnh hưởng của vấn đề chính trị mà quan hệ thương
mại giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có lúc phải tiến hành một cách không
chính thức nhưng vẫn duy trì và có xu hướng phát triển. Đặc biệt, ngày nay
khi những cản trở về chính trị không còn nữa thì quan hệ thương mại giữa hai
nước càng có cơ hội phát triển hơn bao giờ hết. Với truyền thống dân tộc cùng
với sự nhạy cảm trước xu thế của thời đại trong những thập kỷ qua, là một
quốc gia nghèo về tài nguyên thiên nhiên này đã khẳng định vị trí của mình
trước thế giới. Nhật Bản đã trở thành một quốc gia với nền công nghiệp và
kinh tế phát triển, có những giai đoạn sự tăng trưởng kinh tế vượt mức tương
đối. Quan hệ thương mại giữa Nhật Bản và Việt Nam đã đạt được nhiều thành
tựu và có nhiều hứa hẹn phát triển trội đối với cả hai phía. Đẩy mạnh quan hệ
với Nhật Bản, Việt Nam có cơ hội tăng thêm vốn công nghệ và kinh nghiệm
quản lý, đồng thời Nhật Bản có thể tăng khối lượng hàng nông, lâm , thủy sản
và hàng nguyên liệu mua từ Việt Nam. Tiềm năng phát triển kinh tế của cả hai
nước là rất lớn.
Vì vậy, nghiên cứu chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong quan hệ
thương mại với Việt Nam đề ra những biện pháp thúc đẩy quan hệ thương mại
giữa hai nước là vấn đề rất quan trọng và cần thiết trong xây dựng cũng như
thực hiện các chính sách phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Nhật Bản
là nhà tài trợ lớn nhất của Việt Nam. Trước một đối tác có vị trí và tiềm lực
kinh và có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế không những nước ta
mà cả các nước trên thế giới, các hoạt động đối ngoại Việt Nam - Nhật Bản
hết sức có ý nghĩa. Quan hệ thương mại giữa Nhật Bản và Việt Nam cùng với
những chính sách đối ngoại của Nhật Bản dành cho Việt Nam về thương mại



đã - đang và sẽ tiếp tục được củng cố với quan tâm ở mức cao nhất để phục
vụ cho công cuộc xây dựng và đổi mới của đất nước ta.
Mục đích nghiên cứu của tiểu luận là vận dụng những kiến thức đã được
tích lũy để phân tích chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam về
lĩnh vực thương mại, thực trạng quan hệ thương mại Việt – Nhật trong thời
gian qua để thấy được những thành tựu đã đạt được và những mặt hạn chế còn
tồn tại để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ này trong
bối cảnh kinh tế, chính trị đầy biến động trên thế giới.
Đối tượng và phạm nghi nghiên cứu của tiểu luận chủ yếu là chính sách
đối ngoại Nhật Bản đối với Việt Nam trong lĩnh vực thương mại, quan hệ
thương mại giữa hai nước trong những năm qua.
Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu của tiểu luận dựa trên những
quan điểm của nhà nước về thương mại, những chính sách của Nhật Bản dành
cho Việt Nam và quy chế tiếp nhận, quản lí và sử dụng. Ngoài ra còn có sự áp
dụng những phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so
sánh,…
Kết cấu của tiểu luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng quan hệ thương mại Việt – Nhật.
Chương 3: Đánh giá quan hệ thương mại Việt – Nhật. Triển vọng và giải pháp
thúc đẩy quan hệ thương mại Việt – Nhật.

2


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA NHẬT BẢN
1.1.


Khái quát chung về chính sách đối ngoại của Nhật Bản với Việt
Nam.
Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21/9/1973 cho đến

nay, quan hệ Nhật Bản – Việt Nam đã có những bước phát triển ngoạn mục.
Từ đó đến nay quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước không ngừng được
cũng cố, phát triễn mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hóa, giáo dục.
Nhật Bản luôn coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, Việt
Nam luôn được đánh giá là thân thiện, có vị trí địa chính trị quan trọng đồng
thời là một trong những đối tác tiềm năng nhất trong khu vực Đông Nam Á
trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư.
Do đó, mặc dù gặp khó khăn nhưng chính phủ Nhật Bản vẫn dành viện
trợ ở mức cao nhất cho Việt Nam. Các chủ trương, chính sách hợp tác với
Việt Nam của Nhật Bản luôn dành được sự ủng hộ của cả đảng cầm quyền và
đảng đối lập.
Mục tiêu chủ yếu trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt
Nam là duy trì, củng cố và thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ đối tác chiến lược
toàn diện Việt Nam – Nhật Bản; tăng cường hợp tác khu vực thông qua đầu tư
chuyển giao công nghệ, chương trình viện trợ chính thức ODA, đóng vai trò
thúc đẩy hợp tác để cùng phát triển.
Các chính sách đối ngoại cụ thể đối với Việt Nam đều bắt nguồn từ cơ sở
đối ngoại đối với khu vực Đông Nam Á, mà cụ thể là thông qua các học
thuyết chính sách như: Chính sách Keiseibunri, Học thuyết Fukuda, Học
thuyết Miyazawa, Học thuyết Hashimoto…
1.2.

Các chính sách đối ngoại cụ thể
Chính sách Keiseibunri


3


Để xây dựng lại đất nước đã bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh thế giới
lần thứ hai, từ những năm 50 Nhật Bản đã hầu như không tham dự vào vũ đài
chính trị quốc tế mà chỉ chú trọng vào phát triển kinh tế. Vào thời điểm đó,
ngoài Mĩ vừa là đồng minh quân sự vừa là bạn hàng chủ yếu ra, Nhật Bản đã
xem các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam là thị trường thay thế cho
thị trường Trung Quốc bởi đây là khu vực có dân số đông, tài nguyên thiên
nhiên phong phú và nó án ngữ con đường vận chuyển hàng hoá của Nhật
Bản.Để thâm nhập vào thị trường này Nhật Bản đã thi hành chính sách
“Keiseibunri” (có nghĩa là tách vấn đề chính trị khỏi vấn đề kinh tế).
Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng đối với Nhật Bản trở
thành một địa bàn quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại. Bởi vì,
đây không chỉ là nơi cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên, thị trường với
nguồn nhân công rẻ cho nền kinh tế Nhật Bản mà còn là địa điểm hấp dẫn
mạnh nguồn đầu tư và buôn bán. Đặc biệt, ĐNA án ngữ tuyến giao thông
huyết mạch của Nhật Bản sang Trung Cận Đông, Vùng Vịnh, Địa Trung Hải,
Tây Âu và xuống Nam Thái Bình Dương.
Quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản với các nước ASEAN nói chung và với
Việt Nam nói riêng không ngừng phát triển trên 3 lĩnh vực là viện trợ, buôn
bán và đầu tư. Tính đến nay các nước ASEAN nhận được nhiều viện trợ kinh
tế nhất của Nhật Bản, chiếm khoảng trên 30% tổng kim ngạch viện trợ hàng
năm của Nhật Bản cho các nước trên thế giới. Điều này đã đóng góp không
nhỏ trong việc phát triển kinh tế của các nước. Việt Nam từ 1994 trở lại đây
trở thành nước nhận được ODA lớn nhất của Nhật Bản ở ĐNA. Cùng với
ODA, về thương mại, hiện nay Nhật Bản là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam
với kim ngạch buôn bán gia tăng nhanh.

4



Học thuyết Fukuda
Ngay từ nửa cuối thập kỷ 70 sau thất bại của Mỹ trong chiến tranh Đông
Dương, Nhật Bản đã xúc tiến những nỗ lực đầu tiên theo hướng nâng cao vai
trò ở ĐNA. Tháng 8/1997, Thủ tướng Fukuđa đã trình bày chính sách mới của
Nhật Bản với ĐNA và được gọi dưới tên "Học thuyết Fukuđa" khẳng định
Nhật Bản sẽ mãi mãi là quốc gia hoà bình, Fukuđa chủ trương, bằng khả năng
kinh tế, Nhật Bản thúc đẩy ổn định, hợp tác khu vực ; xây dựng mối quan hệ
hiểu biết, gắn bó tình cảm với ĐNA nói chung và việt Nam nói riêng.
Nhấn mạnh việc kiên trì quan hệ hợp tác hữu nghị với ASEAN, Nhật Bản
đề xuất xây dựng quan hệ hợp tác với các nước Đông Dương. Trên cơ sở đó,
Nhật Bản tỏ rõ mong muốn làm cầu nối hoà giải và thúc đẩy quan hệ giữa hai
nhóm nước ASEAN và Đông Dương. Vì lẽ đó, Học thuyết Fukuđa được coi
như bước khởi đầu thể hiện vai trò tự chủ của Nhật Bản trong việc tìm kiếm
giải pháp chính trị hoà hợp Đông Nam Á.
Học tuyết Miyazawa
Được công bố nhân chuyến thăm các nước ASEAN tháng 1/1993
Xét về thực chất, đây là sự tiếp nối chính sách hai trụ cột ở Đông Nam Á
(ASEAN và Đông Dương) của học thuyết Fukuđa trong bối cảnh quốc tế mới
ở khu vực. Học thuyết Miyazawa bao gồm hai nội dung then chốt : Thứ nhất,
trên cơ sở một tầm nhìn lâu dài về an ninh ĐNA, Nhật Bản chủ trương cùng
các nước khu vực tập trung hợp tác ổn định tình hình khu vực, thiết lập trật tự
trị an và hoà bình ở khu vực. Thứ hai, Nhật Bản kêu gọi hợp tác, phối hợp
chặt chẽ với ASEAN để tái thiết Đông Dương, xác lập "Diễn đàn phát triển
toàn diện Đông Dương".
Hai nội dung then chốt này, xét cho cùng, đều hướng tới một mục tiêu
nhất quán là xác lập ảnh hưởng toàn diện và áp đảo của Nhật Bản ở Đông
Nam Á. Trật tự an ninh ở Đông Nam AD mà Nhật Bản chủ trương thiết lập
được dựa trên một nền tảng kinh tế phụ thuộc vào kinh tế Nhật Bản. Đồng

5


thời, thông qua tái thiết Đông Dương, Nhật Bản có điều kiện mở rộng thâm
nhập kinh tế vào khu vực vốn trước đây có quan hệ mật thiết với Liên Xô và
Đông Âu, từ đó giành lợi ích kinh tế và tăng cường ảnh hưởng chính trị.
Học thuyết Hashimoto
Ra đời nhân chuyến thăm của thủ thướng Hashimoto tới 5 nước ASEAN,
trong đó có Việt Nam tháng 1/1997.
Nội dung cơ bản của học thuyết này có thể khái quát trong 3 điểm chủ
yếu sau: Một là, Nhật Bản mong muốn nâng quan hệ Nhật - ASEAN lên tầm
cao hơn với việc tổ chức định kỳ các cuộc trao đổi cấp cao Nhật – ASEA
nhằm để Nhật Bản có thể tác động một cách có hiệu quả đến các vấn đề song
phương, khu vực và quốc tế, tìm kiếm cho Nhật Bản vị trí xứng đáng trong
các cơ chế an ninh khu vực đang hình thành. Hai là, Nhật Bản ủng hộ và đánh
giá cao vai trò của ASEAN và việc mở rộng ASEAN .

6


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
VIỆT – NHẬT.
Tầm quan trọng của việc phát triển quan hệ thương mại Việt –

2.1.

Nhật
Việc mở rộng hội nhập và hợp tác kinh tế đã và đang trở thành một xu thế
tất yếu trong quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Việc hội nhập kinh tế
thế giới đã mang lại cho mỗi thành viên tham gia những lợi ích kinh tế mà

không quốc gia nào có thể phủ nhận. Việt Nam cũng vậy, để đẩy mạnh quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đảng và Nhà nước đã và đang
thực hiện chính sách đối ngoại mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa các
quan hệ kinh tế quốc tế, lấy mục tiêu vì hòa bình và phát triển làm tiêu chuẩn
cho mọi hoạt động đối ngoại. Bối cảnh này cũng là điều kiện tốt nhất để các
quốc gia phát huy tối đa lợi thế của mình, cũng như khai thác triệt để những
lợi ích của các quốc gia khác để phục vụ cho nước mình.
Không nằm ngoài xu thế trên, cả Việt Nam và Nhật Bản đều đã tìm thấy ở
nhau những điều kiện thuận lợi, cũng như lợi ích kinh tế của bản thân mỗi
nước khi xây dựng, phát triển và củng cố mối quan hệ hợp tác song phương
giữa hai nước.
Tầm quan trọng của việc phát triển quan hệ thương mại Việt –

2.1.1.

Nhật nhìn từ góc độ Việt Nam.
Việt Nam là nước đang phát triển. So với các nước trong khu vực và trên
thế giới, nước ta còn nghèo, đang thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế để
thu hút vốn đầu tư nước ngoài, những chiến lược phát triển công nghiệp và hạ
tầng cơ sở lớn là những nhiệm vụ kinh tế nặng nề mà Việt Nam cần phải giải
quyết.
Khác với các nước công nghiệp đi trước, sự nghiệp công nghiệp hóa và
hiện đại hóa của Việt Nam diễn ra trong bối cảnh quốc tế vừa thuận lợi vừa
không thuận lợi. Chiến tranh lạnh chấm dứt trên phạm vi toàn cầu, hòa bình
7


được tái lập ở Đông Nam Á và quá trình hội nhập ở khu vực này cũng như
quan hệ được cải thiện ở Trung Quốc và các nước Châu Á – Thái Bình
Dương, trong đó có Nhật Bản đã tạo ra môi trường quốc tế và khu vực thuận

lợi cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam.
Việt Nam có lợi thế trong việc học tập kinh nghiệm của các nước đi trước
và đặc biệt là Nhật Bản.
2.1.2.

Tầm quan trọng của việc phát triển quan hệ thương mại Việt –
Nhật nhìn từ góc độ Nhật Bản.
Như chúng ta đã biết, sự phát triển kinh tế là mục tiêu lớn nhất của Nhật

Bản sau cuộc thế chiến được mọi người dân đồng ý. Những mục tiêu này
không thể đạt được nếu không có sự đóng góp của các nước Đông Nam Á,
trong đó có Việt Nam. Việt Nam là một trong những nước nắm giữ những con
đường huyết mạch của Nhật Bản với thế giới (đi qua Malacca, qua các nước
Indonexia, Malaisia, Singapo…). Mặt khác Việt Nam là một nước giàu tài
nguyên khoáng sản, nguồn nhân công dồi dào. Trong khi Nhật Bản là nước có
nền kinh tế phát triển nhưng lại phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và nhân
công từ nước ngoài, bởi Nhật Bản là quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên,
dân số già… Do đó Việt Nam là quốc gia có sức hút lớn đối với Nhật Bản.
Một đất nước hơn 90 triệu người như Việt Nam sẽ là thị trường tiềm năng đối
với Nhật Bản.
Nhiều tài nguyên của Việt Nam chưa khai thác hoặc đã khai thác nhưng
trữ lượng còn rất lớn đang chờ được khai thác.
2.2.
2.2.1.

Các giai đoạn phát triển quan hệ thương mại Việt Nhật
Trước năm 1973
Lịch sử quan hệ thương mại Việt – Nhật bắt đầu từ khá sớm. Vào thế kỉ

XVI, nửa đầu thế kỉ XVII, Việt Nam đã hình thành một số địa điểm buôn bán

của người Nhật như ở Hội An ở Đàng Trong và Phố Hiến ở Đàng Ngoài. Thời
gian này, Nhật xuất sang Việt Nam: vàng, bạc, tiền đồng, gươm đao, mành

8


xếp, quạt giấy… Còn Nhật lại nhập: tơ tằm, san hô, da hươu, ngà voi, trầm
hương, gỗ… từ Việt Nam về.

Hội An xưa
Trong thời gian này, Hội An rất nhộn nhịp với sự thành lập khu phố của
người Nhật với lối sống riêng, phong tục riêng. Con phố này dài tới gần 2km,
đã có lúc có tới hơn 100 hộ với gần 1000 người Nhật Bản lưu trú tại đây. Tuy
nhiên hoạt động buôn bán trong thời kì này còn hết sức nhỏ bé, manh mún,
chủ yếu do các thương nhân Nhật chủ động tiến hành.
Năm 1635, do lệnh bế quan tỏa cảng của Nhật Bản mà việc thông thương
giữa Nhật Bản với Việt Nam bị gián đoạn. Qúa trình trao đổi buôn bán kết
thúc vào năm 1636, vì chính quyền Nhật không cấp cho xuất hàng hóa và
những người Nhật đi khỏi nước không được phép hồi hương.
Từ cuối thế kì XVII, chế độ phong kiến Việt Nam bắt đầu suy vong, chiến
tranh và nội chiến liên miên nên quan hệ giao lưu giữa hai nước bị ngừng trệ.
Sau khi thực dân Pháp xâm lược và đô hộ Việt Nam, quan hệ Việt – Nhật
không còn là mối quan hệ giữa hai nước độc lập mà thực chất là quan hệ giữa
Nhật Bản với Pháp (lúc bấy giờ đang cai trị Việt Nam).
Đầu thế kỉ XX, khi Nhật Bản trở thành cường quốc và giành chiên thắng
trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905) ảnh hưởng của Nhật gia tăng
mạnh mẽ đối với các quốc gia trong khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam.
Trong thời kì Việt Nam là thuộc địa của Pháp, thương gia Nhật Bản đã
mua một khối lượng than rất lớn từ mỏ Hòn Gai. Khi chiến tranh thế giới II
9



bùng nổ, Nhật Bản được ưu đãi trong quan hệ với Đông Dương nên giai đoạn
1941-1942, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản của Việt Nam tăng mạnh,
chiếm tới 94,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu Việt – Nhật. Các mặt hàng
xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn này là cao su, quặng sắt,
than… Nó thể hiện sự khai thác kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên Việt Nam của
phát xít Nhật.
Từ năm 1943 trở đi, hoạt động thương mại Việt – Nhật giảm hẳn. Do tình
hình chính trị thế giới lúc đó đang biến động mạnh mẽ, thế lực phát xít đang
yếu dần và tan rã. Thêm vào đó tháng 8/1945, cuộc cách mạng đánh đuổi thực
dân Pháp và phát xít Nhật thành công, chính quyền thuộc về tay nhân dân.
Phát xít Nhật đầu hàng và ra khỏi Việt Nam. Sự ra đi này đồng nghĩa với sự
chấm dứt thời kì hoàng kim của quan hệ thương mại Việt – Nhật kiểu thuộc
địa. Mặc dù phát xít Nhật bại trận nhưng các nhà tư bản lớn không dễ gì từ bỏ
một thị trường tiềm năng như Việt Nam. Vì vậy quan hệ thương mại Việt –
Nhật giai đoạn này đã có lúc không thuận lợi nhưng vẫn thể hiện nhu cầu
buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa hai nước.
Giai đoạn 1945-1954, quan hệ thương mại Việt – Nhật chủ yếu diễn ra ở
các vùng Pháp chiếm đóng với kim ngạch không đáng kể so với thời kì trước.
Năm 1955 Việt Nam bị chia cắt làm hai miền nên hoạt động thương mại giữa
hai nước thời kì này chia làm hai phần tách biệt.
Đầu năm 1958, Hiệp nghị thư thứ hai được kí kết cho phép Nhật Bản và
miền Bắc Việt Nam buôn bán trực tiếp với nhau. Đó là bước tiến quan trọng
nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước theo chiều hướng tích
cực. Tổng kim ngạch buôn bán giữa hai nước có xu hương tăng vào đầu
những năm 1960, nhưng giữa năm 1960, việc Mỹ ném bom miền Bắc làm
gián đoạn hoạt động thương mại giữa hai nước. Trong khi hoạt động thương
mại của miền Bắc Việt Nam với Nhật Bản gặp nhiều khó khăn thì miền Nam
Việt Nam lại có những thuận lợi hơn do Mỹ kiểm soát thị trường này.


10


Bảng: Tình hình buôn bán của Nhật với Việt Nam giai đoạn 1960-1972.
(đơn vị: nghìn USD)
Năm

Xuất khẩu
miền Nam

Nhập khẩu
Nhập
Tổng số
miền Nam khẩu miền
Bắc
61.490
5.950
67.440
4.757
10.196
14.953
60.066
3.353
63.419
3.932
12.954
16.886
34.077
3.371

37.448
6.743
9.842
17.998
138.086
5.649
143.735
5.386
9.650
11.261
198.963
2.444
201.407
2.719
6.107
9.324
146.073
5.020
151.093
4.554
11.586
15.776
104.673
3.048
107.721
13.839
7.627
36.734
(Nguồn: Thống kế của Bộ Công nghiệp và Mậu dịch Quốc tế Nhật Bản)


1960
1962
1964
1966
1968
1970
1972

Xuấtkhẩu
miền Bắc

Tổng số

Kể từ ngày 21/9/1973, Việt Nam và Nhật Bản đã kí kết Hiệp định chính
thức thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Quan hệ thương mại giữa hai
nước từ đây bước sang trang mới. Theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh
tế Việt Nam, quan hệ thương mại Việt – Nhật có thể chia làm ba giai đoạn
chính kể từ sau 1973 như sau: 1973-1975, 1975-1986, 1986-nay.
Giai đoạn 1973-1975

2.2.2.

Đây là giai đoạn mở đầu chậm chạp, mặc dù hai nước đã chính thức thiết
lập quan hệ ngoại giao từ năm 1973 nhưng do thể chế chính trị của Việt Nam
lúc bấy giờ còn phức tạp, tồn tại hai chính phủ cùng một lúc: Miền Bắc – Việt
Nam Dân chủ cộng hòa, Miền Nam – Việt Nam Cộng hòa. Vì thế quan hệ
thương mại Việt – Nhật ở giai đoạn này phát triển ở mức độ nhất định. Tuy
nhiên cũng có những bước tăng trưởng đáng kể: Năm 1974, kim ngạch buôn
bán hai chiều là 50 triệu USD, đến năm 1975 tăng them gần 20 triệu USD
trong khi năm 1972 kim ngạch hai chiều chưa tới 6 triệu USD.

Mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thời kì này chủ yếu là cao su, vải vóc
và nhiên liệu khoáng. Các mặt hàng khác như cá, vốn là món ăn ưa thích ở
Nhật Bản thì thời điểm này Nhật Bản mới bắt đầu mua về nhưng với số lượng
còn ít.

11


Bảng: Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản
giai đoạn 1973-1975.
(đơn vị: nghìn USD)
Năm

Lương thực
Nguyên liệu
Nhiên
Hàng hóa đã
thực phẩm
liệu
chế biến
Tổng số
Sản Tổng số Gỗ khoáng Tổng số Vải
phẩm
xẻ

1973
7.627
782
0
1.383

0
4.955
495
203
1974 30.194
482
0
1.607
301 27.042
1.061
514
1975 26.697
2.153
1.589
996
0
22.473
1.075
464
(Nguồn: Thống kê của Bộ Công nghiệp và Mậu dịch quốc tế Nhật bản)

2.2.3.

Tổng số

Giai đoạn 1976-1986
Giai đoạn này được đánh dấu bởi một sự kiện chính trị quan trọng của

Việt Nam: Việt Nam trở thành quốc gia thống nhất, không còn tình trạng đất
nước bị chia cắt làm hai miền dưới hai chế độ chính trị khác nhau. Việt Nam

bước vào thời kì khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Việt Nam một mặt tiếp tục duy trì hoạt động thương mại với các nước bạn
hàng truyền thống như Liên Xô, Đông Đức… một mặt xây dựng quan hệ
buôn bán với các nước tư bản phát triển như Nhật Bản, Pháp, Thụy Điển,…
Kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam từ sau 1976 đã tăng lên đáng
kể. Đến năm 1986, Nhật Bản trở thành bạn hàng lớn thứ hai của Việt Nam
(sau Liên Xô).
Thời kì này, Việt Nam chịu sự phong tỏa gay gắt của chính sách cấm vận
Mỹ, nhiều nước tư bản chịu tự tác động bởi áp lực chính trị từ phía Mỹ nên
rất rụt rè trong quan hệ với Việt Nam. Nhưng trước tình hình đó, Nhật Bản lại
là nước có nhiều thiện chí trong quan hệ với Việt Nam và còn là nước cung
cấp ODA vào loại lớn nhất trong số các quốc gia tư bản chủ nghĩa.
Bảng: Tình hình buôn bán của Nhật với Việt Nam giai đoạn 1976-1986
(đơn vị: nghìn USD)
Năm
Xuất khẩu

1976
118.795

1978
216.820

1980
113.090
12

1982
92.339


1984
119.018

1986
189.187


Nhập khẩu
39.906
50.834
48.627
36.018
51.206
82.923
Cán cân
78.889
165.972
64.483
56.321
67.812
106.264
XNK
(Nguồn: Thống kê của Bộ Công nghiệp và Mậu dịch quốc tế Nhật Bản)
Nhìn chung, hoạt động buôn bán của hai nước trong giai đoạn này đều
tăng về quy mô giá trị. Tuy nhiên giai đoạn 1978-1982 sự gia tăng không còn
do tác động của các nước tư bản đứng đầu là Mỹ về thực trạng diễn biến
chính trị quân sự phức tạp giữa Việt Nam và Trung Quốc, Campuchia. Nhật
Bản tuyên bố thực hiện lệnh cấm vận kinh tế chống Việt Nam. Bộ Ngoại giao
Nhật Bản cũng quyết định hoãn viện trợ cho Việt Nam cho đến khi các vấn đề
trên được giải quyết ổn thỏa. Giai đoạn sau từ 1982-1986, quan hệ thương

mại Việt – Nhật có bước phát triển tích cực hơn mặc dù Nhật Bản vẫn chưa
khôi phục viện trợ cho Việt Nam.
Giai đoạn này, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu các sản phẩm
thô có giá trị thấp trong khi nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản có giá trị cao
nên có sự thâm hụt cán cân thương mại.
2.2.4.

Giai đoạn 1986-nay
Kể từ sau Công cuộc Đổi mới năm 1986, Việt Nam gặt hái được khá

nhiều thành công. Quan hệ thương mại Việt – Nhật cũng bước vào giai đoạn
mới với sự tăng lên vững chắc về khối lượng buôn bán và sự quan tâm ngày
càng cao của các nhà kinh doanh và các công ty Nhật Bản đối với thị trường
Việt Nam. Do vậy, năm 1988 là năm đầu tiên Việt Nam xuất khẩu dầu thô mà
lại xuất sang Nhật Bản.
Từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
sang Nhật tăng nhanh từ 83 triệu USD năm 1986 lên tới 662 triệu USD năm
1991 (tăng gấp 7,98 lần). Nhật Bản vươn lên là thị trường xuất khẩu lớn nhất
của Việt Nam (thay thế dần vị trí của Liên Xô và Singapo). Tổng kim ngạch
ngoại thương của cả hai nước tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt năm 1992 là
năm đầu tiên giá trị buôn bán Việt – Nhật đạt trên 1 tỉ USD.

13


Giai đoạn 1987-2002, quan hệ thương mại giữa hai nước ngày càng phát
triển tốt đẹp. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản tính
riêng trong vòng 10 năm từ 1991-2001 đạt 3.412.530,1 tỉ JPY, trong đó xuất
khẩu đạt 2.154.535,016 tỉ JPY (gấp 12,33 lần so với thời kì 1976-1986).
Thời kì này có sự thay đổi lớn trong quan hệ thương mại giữa hai nước

đó là Việt Nam đã xuất siêu sang Nhật Bản với một khối lượng hàng hóa
tương đối lớn. Hiện tượng xuất siêu bắt đầu từ năm 1988 khi Liên doanh dầu
khí Việt – Xô petrol kí hai hợp đồng bán dầu mỏ cho Nhật. Kể từ đó đến nay,
dầu thô trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Năm 1995, Mỹ chính thức tuyên bố “ Bình thường hóa quan hệ với Việt
Nam”. Điều này mở ra kỉ nguyên mới trong sự phát triển kinh tế nói chung và
thương mại nói riêng của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế
giới trong đó có Nhật Bản.
Cuối thế kỉ XX, quan hệ thương mại hai nước có những dấu hiệu chững
lại.

So với giai đoạn trước, kim ngạch xuất khẩu Việt – Nhật đều giảm

trong những năm 1998, 1999. Mặc dù vậy, Nhật Bản vẫn là bạn hàng lớn của
Việt Nam.

14


Bảng: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam – Nhật Bản
giai đoạn 1998-2005
(đơn vị: triệu USD)
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004

2005

Kim ngạch xuất khẩu
1514,5
1786,2
2575,2
2509,8
2437,0
2908,6
3502,4
4411,2

Kim ngạch nhập khẩu
Tổng kim ngạch XNK
1481,7
2996,2
1618,3
3404,5
2300,9
4876,1
2183,0
4692,8
2504,7
4941,7
2982,1
5890,7
3552,6
7055,0
4093,0
8504,2

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2006)

Có thể thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự suy giảm trong thời kì này là
do ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, them
vào đó là tình trạng suy thoái kéo dài của nền kinh tế Nhật Bản. Cuộc khủng
hoảng tài chính tiền tệ châu Á đã làm cho đồng tiền của các nước Đông Á và
Đông Nam Á trở nên yếu đi so với đồng Yên của Nhật. Hậu quả là xuất khẩu
của Nhật sang các thị trường này giảm sút, trong đó có Việt Nam. Trong khi
đó, suốt thời kì đầu những năm 90 đến 2002, nền kinh tế Nhật Bản chìm trong
suy thoái với mức tăng GDP mỗi năm chỉ đạt 1%. Điều này có ảnh hưởng lớn
tới thu nhập, khả năng tiêu dung cũng như xu hướng tiêu dùng của người dân
Nhật Bản. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới kim ngạch nhập khẩu hàng hóa
của Nhật Bản giảm và điều này đã ảnh hưởng đến quan hệ thương mại Việt –
Nhật giai đoạn đó.
Từ sau năm 2001, các nước châu Á trong đó có Việt Nam thoát khỏi cuộc
khủng hoảng tài chính tiền tệ và nền kinh tế Nhật Bản có những biểu hiện
phục hồi thì kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản lại có những
dấu hiệu đáng mừng.
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt tốc độ tăng trưởng
bình quân khoảng 17% trong giai đoạn 2005-2012. Cụ thể, trong năm 2005,
15


tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản chỉ đạt 8,5 tỷ
USD thì đến năm 2010, con số này đã tăng gần gấp đôi, đạt 16,8 tỷ USD. Đến
năm 2011, mặc dù trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế toàn cầu và
kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng thương mại hàng hoá song
phương giữa Việt Nam và Nhật Bản vẫn tăng với tốc độ 26,5% và đạt 21,2 tỷ
USD.
Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 11

tháng tính từ đầu năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và
Nhật Bản đạt 22,94 tỷ USD, chỉ tăng nhẹ 1,7% so với kết quả thực hiện trong
cùng kỳ năm 2012. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật
Bản đạt 12,37 tỷ USD, tăng 3,5% và nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ
Nhật Bản đạt 10,57 tỷ USD, giảm nhẹ 0,3%.
Biểu đồ: Kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu và cán cân thương mại Việt –
Nhật giai đoạn 2005-2013.

Trong những năm gần đây, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam
luôn xuất siêu/thặng dư trong buôn bán với Nhật Bản. Năm 2011, nước ta
xuất siêu 0,4 tỷ USD; chuyển sang năm 2012 con số này là 1,5 tỷ USD và 11

16


tháng tính từ đầu năm 2013, Việt Nam đã xuất siêu sang thị trường Nhật Bản
là 1,8 tỷ USD, tăng 33% so với con số ghi nhận được trong cùng kỳ năm
2012.
Hiện nay, các nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản bao gồm: Hàng dệt may, dầu thô, phương tiện vận tải và phụ tùng,
máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng, hàng thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, sản
phẩm từ chất dẻo, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện,... Việt Nam
nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Nhật Bản chủ yếu là máy móc thiết bị dụng
cụ và phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, sắt thép và sản
phẩm từ sắt thép, nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày, sản phẩm từ chất
dẻo…
Một số biểu đồ thể hiện tỉ trọng xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – Nhật
Bản.
Tỉ trọng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản (năm 2013)


Tỉ trọng hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản (năm 2013)

17


18


CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
VIỆT – NHẬT, TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY.
3.1. Thuận lợi trong quan hệ thương mại Việt – Nhật.
Quan hệ thương mại giữa hai nước còn rất nhiều tiềm năng phát triển,
bên cạnh độ lớn về dung lượng thị trường, có thể thấy, do trình độ phát triển
khác nhau nên nhau nên hai nền kinh tế có tính chất bổ sung, hỗ trợ cho nhau
nhiều hơn là cạnh tranh.
Việt Nam có lợi thế về vị trí địa lí, nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việt
Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, có bờ biển dài và rộng rất thuận tiện cho
chuyên chở hàng hóa bằng đường biển. Việc chuyên chở hàng hóa bằng
đường biển là một lợi thế cho Nhật Bản. Nó cho phép giảm chi phí vận tải,
tăng lợi thế cạnh tranh về giá cả và thời gian vận chuyền hàng. Hơn nữa, do
hành trình đường biển không dài nên hạn chế được rủi ro trong quá trình vận
chuyển và những biến động về giá trên thị trường. Hàng hóa vận chuyển từ
Việt Nam sang Nhật Bản mất hơn 10 ngày bằng đường biển và khoảng 5-6
tiếng nếu vận chuyển bằng đường hàng không. Bên cạnh đó, Việt Nam còn là
quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, đặc biệt là dầu
khí và than đá có trữ lượng rất lớn. Điều này rất thu hút Nhật Bản bởi quốc
gia này vốn có nhu cầu lớn về nhập khẩu dầu thô. Ngoài ra, nguồn thủy hải
sản rất phong phú, là nguồn cung cấp các loại cá, tôm, sò… phục vụ cho xuất
khẩu.
Việt Nam là quốc gia đông dân với nguồn lao động trẻ, dồi dào. Số người

trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 50% tổng số dân. Đây chính là một thế
mạnh của Việt Nam, chúng ta có thể tận dụng nguồn lao động dồi dào với tay
nghề ngày càng được nâng cao phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Lao động của
Việt Nam rất phù hợp với các ngành công nghiệp nhẹ như dệt, may, chế biến
thủy hải sản,… Hơn nữa, tiền lương lao động ở Việt Nam còn thấp (thấp hơn

19


nhiều so với các nước Mỹ, Nhật Bản…) nên tạo điều kiện cho giá cả hàng hóa
của Việt Nam có thể cạnh tranh trên thị trường các nước.
Xu thế toàn cầu hóa kinh tế đem lại nhiều cơ hội cho Việt Nam. Một
trong những phương hướng cơ bản của chính sách đổi mới của Việt Nam là
theo đuổi lợi ích của mình trong khuôn khổ của nền kinh tế thị trường thế
giới. Sự phát triển của thương mại khu vực và toàn cầu sẽ là yếu tố quan trọng
cho việc định hình phát triển kinh tế ở nước ta. Sự gia nhập các tổ chức:
ASEAN, AFTA, ASEM, APEC, WTO… làm thay đổi vị thế của Việt Nam
trên trường quốc tế. Các nước ASEAN đều muốn đẩy mạnh tự do hóa thương
mại giữa các thành viên và theo đuổi chính sách hướng ngoại nên vai trò của
Nhật Bản trong quá trình phát triển kinh tế hướng ngoại là rất quan trọng. Với
tư cách là thành viên ASEAN, quan hệ thương mại Việt – Nhật ngày càng
thuận lợi vì Nhật Bản muốn tạo một khu vực kinh tế thống nhất với các nước
ASEAN nhằm mục đích hướng xuất khẩu tư liệu sản xuất, kỹ thuật công nghệ
sang thị trường này, đồng thời còn được hưởng mọi ưu đãi thương mại Nhật
Bản giành cho ASEAN nói chung và cho Việt Nam nói riêng.
Sự ra đời của APEC đã thúc đẩy quá trình hợp tác kinh tế Châu Á – Thái
Bình Dương lên một tầm mới. Nó ủng hộ hệ thống thương mại đa phương
bằng cách khuyến khích tất cả các nước thành viên của mình giảm hàng rào
thuế quan đối với thương mại và đầu tư không những cho các nước thành
viên mà còn cho những nước ngoài APEC. Nhật Bản với tư cách là thành viên

có ảnh hưởng lớn tới APEC sẽ có tác động tích cực tới Việt Nam trong quan
hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước. Quan hệ buôn bán Việt Nam với Nhật Bản
được cải thiện sẽ có lợi cho tiến trình hội nhập toàn khu vực.
Quan hệ quốc tế của Việt Nam mở rộng sẽ là một thuận lợi trong việc
phát triển quan hệ thương mại quốc tế và đặc biệt là với Nhật Bản. Hơn nữa,
khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ có lợi thế trong việc cải thiện hệ thống giải
quyết tranh chấp thương mại. WTO ngày càng có nhiều ưu đãi cho những
nước đang phát triển như Việt Nam. Những lợi thế này sẽ tạo niềm tin cho các
20


doanh nghiệp Nhật Bản trong quan hệ buôn bán với Việt Nam. Việt Nam đã
chính thức trở thành thành viên của WTO, với cam kết cắt giảm thuế nhập
khẩu hàng hóa từ mức bình quân hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% trong
vòng 5-7 năm, đây là cơ hội để các doanh nghiệp có thể tận dụng những ưu
đãi để nhập khẩu nguồn nguyên vật liệu và công nghệ của Nhật Bản để sản
xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hàm lượng công nghệ cao phục vụ
cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Nhật Bản dành ưu đãi cho một số mặt hàng của các nước đang phát triển
và kém phát triển trong đó có Việt Nam. Việt Nam đã chính thức kí Hiệp định
Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản vào 1/4/2008. Trong khuôn khổ
này, Việt Nam cam kết loại bỏ thuế quan đối với 82% giá trị thương mại hai
chiều Việt – Nhật trong 16 năm. Theo cam kết, Nhật Bản loại bỏ thuế quan
đối với gần 94% giá trị thương mại Việt – Nhật trong vòng 10 năm. Hơn nữa,
Việt Nam và Nhật Bản đã bắt đầu đàm phán chính thức Hiệp định Đối tác
kinh tế Việt – Nhật từ tháng 1/2007 và đến nay đã trải qua 7 phiên đàm phán
chính thức. Hiệp định này thể hiện mối quan hệ hợp tác toàn diện trên nhiều
lĩnh vực gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, chính sách cạnh
tranh,… Một loạt các chương trình hợp tác kinh tế nhằm cải thiện môi trường
pháp lý, môi trường kinh doanh và các cơ sở hạn tầng cho phát triển thương

mại được thực hiện sẽ là nền tảng cho phát triển quan hệ thương mại Việt –
Nhật. Ngày 21/1/2014, Nhật Bản đã bãi bỏ việc kiểm tra toàn bộ tồn dư chất
Ethoxyquin đối với tôm của Việt Nam nhập khẩu vào Nhật Bản, tạo điều kiện
thuận lợi thúc đẩy thương mại hai chiều về mặt hàng nông lâm thủy sản.
3.2. Hạn chế trong quan hệ thương mại Việt – Nhật.
Mặc dù quan hệ thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển và đạt
nhiều thành tựu đáng kể, song nghiêm túc nhìn nhận, sự phát triển này chưa
tương xứng với tiềm năng cả hai nước: hiện nay Việt Nam vẫn là 1 bạn hàng
nhỏ bé trong số các bạn hàng chủ yếu của Nhật. Kim ngạch xuất nhập khẩu của

21


Nhật với Việt Nam trong những năm gần đây vẫn chỉ chiếm chưa đầy 1% tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu của Nhật với các nước trên thế giới.
Quy mô thương mại còn cách xa giới hạn tiềm năng về kinh tế của hai
nước. Tỉ trọng buôn bán của Nhật Bản với Việt Nam còn nhỏ và mức độ phụ
thuộc của Việt Nam vào Nhật Bản khá lớn nên Việt Nam sẽ chịu tác động bất
lợi khi có sự thay đổi từ nền kinh tế Nhật Bản: sự tăng giảm thất thường của
đồng Yên, sự thay đổi chính sách đối ngoại về thương mại Nhật Bản…
Cơ cấu hàng hoá trao đổi còn nhiều bất cập: Việt Nam xuất sang Nhật
Bản nguyên liệu khoáng sản, thủy hải sản chủ yếu dưới dạng thô hoặc mới
qua sơ chế và một số mặt hàng công nghiệp nhẹ, hàng gia công, nhưng lại
nhập từ Nhật những hàng công nghiệp nặng. Như vậy, Việt Nam đã xuất sang
thị trường này những hàng hoá sử dụng nhiều lao động, tài nguyên thiên
nhiên, đồng thời nhập từ đó những loại hàng hoá sử dụng ít nguyên liệu
nhưng chứa đựng một hàm lượng chất xám cao.
Cơ cấu buôn bán giữa hai nước phản ánh giai đoạn phát triển hiện tại của
nền kinh tế Việt Nam với những lợi thế tương đối về tài nguyên và lao động.
Về mặt thực tiễn, cán cân thương mại nghiêng về xuất khẩu là một hiện tượng

lành mạnh đối với nền kinh tế Việt Nam vì doanh thu ngoại tệ. Khả dĩ có thể
chuyển thành hàng hoá giúp cho sự phát triển các ngành công nghiệp chế tạo
– cơ sở cho sự thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam trong tương lai. Tuy
nhiên, cơ cấu này chỉ có ưu điểm trong thời gian ngắn từ 3 – 5 năm hoặc tối
đa là 7 năm, nếu kéo dài sẽ hoàn toàn bất lợi đối với Việt Nam trong trao đổi
mậu dịch. Thặng dư thương mại của Việt Nam với Nhật Bản trong thời gian
qua chủ yếu là do dầu thô mang lại. Mức thặng dư của Việt Nam trong buôn
bán vớ Nhật Bản là khá lớn nhưng những thiệt hại khác thì chưa ai tính được.
Rất có thể, trong thời gian tới Việt Nam sẽ phải đương đầu với sự thâm
hụt trở lại trong cán cân thương mại với Nhật Bản vì với yêu cầu của Công
nghiệp hoá, đòi hỏi Việt Nam phải nhập khẩu một khối lượng lớn máy móc;
thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại… Người ta dự báo rằng, với tiến trình
22


Công nghiệp hoá đang diễn ra ở Việt Nam thì trong thời gian một vài năm tới
Việt Nam sẽ nhập siêu từ Nhật. Mức nhập siêu sẽ không phải là nhỏ nếu; Việt
Nam không nhanh chóng thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu của mình sang thị
trường này.
Các doanh nghiệp Việt Nam thiếu thông tin về thị trường Nhật, chi phí
khảo sát thị trường khá tốn kém đã cản trở việc tìm hiểu thị trường của các
doanh nghiệp dẫn tới việc không nắm bắt được nhu cầu hàng hóa, thị hiếu tiêu
dùng cũng như các quy định về quản lí nhập khẩu của thị trường Nhật. Các cơ
quan quản lí Nhà nước trong đó có Bộ Thương mại, Cục Xúc tiến Thương
mại tuy đã tiến hành công tác nghiên cứu thị trường Nhật Bản nhưng còn khá
rời rạc, chưa mang tính hệ thống và chưa phổ biến rộng rãi những thông tin có
được cho các doanh nghiệp. Với một thị trường hết sức năng động và mang
nhiều nét đặc thù riêng như Nhật Bản thì việc thiếu thông tin là một hạn chế
lớn ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường của các
doanh nghiệp Việt Nam.

Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện về hệ thống luật pháp, nhất là trong vấn đề
giải quyết tranh chấp, khiếu nại thương mại. Nhà nước đã cố gắng xây dựng
hệ thống văn bản pháp lí trong hoạt động thương mại song hiệu lực của các
văn bản pháp lí này đã phần nào giảm sút vì thiếu một hệ thống hoàn chỉnh
hướng dẫn thi hành đến các tổ chức, cá nhân. Khi xảy ra các tranh chấp
thương mại thì các bên rất khó xác định cơ quan có đủ quyền lực và tin cậy để
giải quyết. Nhật Bản không có tình trạng như vậy nên họ rất lo ngại khi làm
ăn với Việt Nam. Hiện nay, cơ chế chính sách của ta còn nhiều bất cập, gây
khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài nhưng đôi lúc lại có những sơ hở cho các doanh nghiệp lợi dụng, gây
bất lợi cho Việt Nam.
Thị trường chứng khoán ở Việt Nam đã ra đời nhưng chưa thực sự đóng
vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn. Thị trường chứng khoán có
khả năng cung cấp vốn từ những nguồn vốn khổng lồ trong xã hội mà ngân
23


hàng và tín dung ngân hàng không thể cung cấp được. Việt Nam đang thiếu
vốn để phát triển kinh tế nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa
vững vàng để đáp ứng được nhu cầu đó. Đây cũng là một thách thức lớn cho
Việt Nam trong quá trình hội nhập, phát triển quan hệ thương mại với Nhật
Bản.
Mặc dù Nhật Bản đã dành cho Việt Nam chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập
nhưng diện mặt hàng có lợi ích thiết thực với Việt Nam chưa nhiều. Nhiều
mặt hàng của Việt Nam khi nhập khẩu vào Nhật Bản vẫn phải chịu mức thuế
cao hơn mức thuế mà Nhật Bản dành cho Trung Quốc và một số nước
ASEAN. Đặc biệt khi Trung Quốc gia nhập WTO sẽ có ảnh hưởng lớn tới
tình hình quan hệ thương mại trên thế giới nói chung và quan hệ thương mại
Viêt – Nhật nói riêng. Việc này có ảnh hưởng lớn tới khả năng tăng trưởng
xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản. Thời gian gần đây, Nhật Bản đã cam

kết dành cho Việt Nam chế độ thuế nhập khẩu tuy nhiên cần phải đẩy mạnh
đàm phán hơn nữa để Nhật Bản dành cho Việt Nam quy chế đầy đủ trên các
phương diện liên quan đến thương mại chứ không chỉ riêng thuế nhập khẩu.
Việc đồng Yên tăng giá nhanh chóng đã buộc các công ty Nhật Bản phải
di chuyển sản xuất ra nước ngoài, đặc biệt là khu vực châu Á. Đây là cơ hội
cho các nước trong khu vực này đẩy mạnh thương mại. Tuy nhiên Việt Nam
do còn tồn tại nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng, trình độ của lực lượng lao động
cũng như quản lí nên chưa bắt kịp làn sóng này.
Quan hệ buôn bán giản đơn chưa gắn liền với hình thức hợp tác kinh tế
quốc tế, đặc biệt là với hình thức đầu tư (liên doanh, liên kết) và tài trợ phát
triển chính thức (ODA). Chính vì vậy, mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa
có chỗ đứng trên thị trường Nhật Bản. Trong khi đó, quan hệ buôn bán của
phía Nhật Bản đã bước đầu được đặt trong mối quan hệ với ODA và hình thức
đầu tư trực tiếp FDI cũng như phân bố mạng lưới sản xuất trong khu vực, do
đó các doanh nghiệp Nhật Bản tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường
Việt Nam.
24


Một khó khăn nữa cần được lưu ý đó là rào cản kỹ thuật đối với hàng
nông sản, thủy sản. Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng nhất đối
với thị trường Nhật Bản. Kể từ năm 2006, Nhật Bản đã thực hiện Luật Vệ
sinh an toàn thực phẩm sửa đổi đối với tất cả các lô hàng thực phẩm nhập
khẩu vào Nhật Bản. Tôm và mực của Việt Nam đã bị kiểm tra chất lượng an
toàn thực phẩm 100%. Đối với rau quả, Luật bảo vệ thực vật của Nhật Bản
liệt Việt Nam vào danh sách các nước có dịch bệnh ruồi đục quả nên Việt
Nam không được phép xuất khẩu sang đó các loại quả tươi có hạt như: thanh
long, nhãn, xoài, đu đủ, dưa chuột, cà chua…
Bên cạnh đó là những vấn đề về tiêu chuẩn kĩ thuật và chất lượng sản
phẩm. Hàng công nghiệp chế tạo của Việt Nam xuất sang Nhật gặp một số

khó khăn về tiêu chuẩn kĩ thuật vì các tiêu chuẩn công nghiệp của Nhật có
nhiều điểm khác với tiêu chuẩn quốc tế, trong khi hầu hết các công ty Việt
Nam là theo hệ thống tiêu chuẩn quốc tế.
3.3. Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt – Nhật.
Là một siêu cường quốc kinh tế, có rất nhiều lĩnh vực được xếp vào hàng
phát triển nhất thế giới, đặc biệt là kĩ thuật công nghệ, sản xuất hàng tiêu
dùng, máy móc thiết bị có hàm lượng công nghệ cao. Người Nhật đánh giá
toàn diện và chính xác để mở rộng kinh tế. Thị trường Nhật Bản khá đông đúc
với khoảng 130 triệu dân chắc chắn là một thị trường tiềm năng cho Việt
Nam. Trong tương lai, Việt Nam không chỉ xuất khẩu dầu thô mà còn xuất
khẩu các sản phẩm lọc dầu sang thị trường Nhật Bản, tỉ trọng kim ngạch dầu
Việt Nam trong tổng lượng dầu nhập khẩu của Nhật Bản sẽ tăng lên đáng kể.
Quan hệ thương mại Việt – Nhật vốn có truyền thống từ lâu đời và trong
những năm gần đây mối quan hệ đó phát triển hết sức tốt đẹp. Trước đây,
quan hệ thương mại hai nước có nhiều thời kì gián đoạn do những nguyên
nhân khách quan nhưng trong điều kiện mới, khi xu hướng hòa bình hợp tác
cùng phát triển trở thành xu thế chung thì đó là điều kiện thuận lợi cho việc
tăng cường quan hệ thương mại Việt – Nhật. Bởi đó là nhu cầu cần thiết cho
25


×