Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP KHẢO sát HIỆU lực của CHẾ PHẨM THẢO mộc đến một số sâu hại CHÍNH TRÊN cây RAU ĐAY tại KHU THỰC HÀNH THỰC NGHIỆM KHOA NÔNG lâm NGƯ NGHIỆP, TRƯỜNG đại học HỒNG đức, TỈNH THANH hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.07 KB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA NÔNG- LÂM- NGƯ NGHIỆP

HOÀNG HỮU KIÊN
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆU LỰC CỦA CHẾ PHẨM THẢO MỘC ĐẾN MỘT SỐ SÂU
HẠI CHÍNH TRÊN CÂY RAU ĐAY TẠI KHU THỰC HÀNH THỰC
NGHIỆM KHOA NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG
ĐỨC, TỈNH THANH HÓA

THANH HOÁ, NĂM 2017
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA NÔNG - LÂM - NGƯ NGHIỆP

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆU LỰC CỦA CHẾ PHẨM THẢO MỘC ĐẾN MỘT SỐ SÂU
HẠI CHÍNH TRÊN CÂY RAU ĐAY TẠI KHU THỰC HÀNH THỰC
NGHIỆM KHOA NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG
ĐỨC, TỈNH THANH HÓA

Người thực hiện: Hoàng Hữu Kiên
Lớp: K16-BVTV
Khóa: 2013-2017
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Văn Hoan

THANH HÓA, NĂM 2017



2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là
hoàn toàn trung thực và do bản than thực hiện trong thời gian từ tháng 3/2017 –
5/2017 tại khu thực hành thực tập khoa Nông-Lâm-Ngư nghiệp, trường Đại học
Hồng Đức, tỉnh Thanh Hóa dưới sự hướng dẫn của Th.s Nguyễn Văn Hoan và các
cô trong khoa. Và tôi xin chịu trách nhiệm trước Tổ Bộ Môn Bảo vệ thực vật, Khoa
Nông-Lâm-Ngư nghiệp và Ttrường Đại Học Hồng Đức về đề tài nghiên cứu này.

Thanh Hóa, ngày10 tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện

HOÀNG HỮU KIÊN

3


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo,
bạn bè, người thân và các cơ quan đơn vị.
Qua thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học đã giúp tôi không những bổ sung kinh
nghiệm mà còn cho tôi làm quen dần với thực tế sản xuất. Có được thành công đó, trước
tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy Nguyễn Văn Hoan giảng viên khoa Nông
Lâm Ngư nghiệp - Trường Đại Học Hồng Đức, với tư cách là người trực tiếp hướng

dẫn, thầy đã giành nhiều thời gian quý báu, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong quá
trình thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại Học Hồng Đức, Ban
chủ nhiệm Khoa Nông Lâm Ngư nghiệp, cùng các thầy giáo cô giáo trong khoa đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình.
Tuy nhiên do thời gian không có nhiều, với kinh nghiệm và tầm nhìn còn hạn chế
nên báo cáo thực tập không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý
chân thành của giáo viên hướng dẫn và các thầy cô giáo trong khoa, cùng toàn thể các
bạn trong lớp ĐH BVTVK16 Trường Đại Học Hồng Đức để tôi khắc phục được những
hạn chế của mình, đúc kết thêm kinh nghiệm trong học tập, cũng như sau này ra trường
công tác.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2017
Sinh viên

HOÀNG HỮU KIÊN
4


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Tỉnh Thanh Hóa nằm trong khu vực Bắc Miền Trung nên khí hậu rất thuận lợi cho
canh tác rau xanh và là vùng có khí hậu thuận lợi cho dịch hại phát sinh, phát triển.
Thực tế cho thấy, dịch hại đã gây ra những thiệt hại rất lớn đối với sản xuất rau nói
riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung, chúng gây ảnh hưởng đến sinh trưởng,
phát triển của cây trồng (làm rối loạn và đảo lộn các quá trình sinh lý, sinh hóa ),
hủy hoại các bộ phận của cây, gây độc, thoái hóa giống, giảm năng suất, có nơi còn
mất trắng. Vì vậy, thiệt hại kinh tế do dịch hại gây ra là rất lớn (giảm giá trị thương
phẩm hàng hóa, giảm chất lượng nông sản).

Trong bữa ăn hàng ngày rau xanh là thực phẩm không thể thiếu, trong đó có rau
đay là một loại rau phổ biến có giá trị dinh dưỡng cao (trong rau đay chứa rất nhiều
loại vitamin như A, B, C, K, axit nicotic, abumin... ) với nhiều công dụng chữa
bệnh tốt như chữa được bệnh gout, chống lão hóa da, chữa viêm họng. Song, hiện
nay trong việc sản xuất, khó khăn lớn nhất cho người nông dân để tăng năng suất
của rau nói chung (trong đó có rau đay ) nói riêng ở nước ta là tác hại của các loại
sâu hại. Các loại sâu hại chính trên rau đay là sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, rệp, bọ
nhảy ....
Những năm gần đây, đời sống nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Thanh
Hóa nói riêng ngày càng được nâng cao, nhu cầu sử dụng các loại rau an toàn, chất
lượng cao trong bữa ăn ngày càng chiếm vị trí quan trọng. Để đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng, sản xuất rau tại Thanh Hóa đang được phát triển mạnh. Người
nông dân đóng vai trò là người sản xuất và cung cấp rau cho tiêu dùng. Để bảo vệ
vườn rau của mình khỏi bị sâu hại phá hoại người dân đã sử dụng nhiều biện pháp
phòng trừ, nhưng chủ yếu là phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong đó nhiều
5


nông dân lạm dụng các loại thuốc hóa học như: phun quá nhiều lần trên một lứa
rau, phun với nồng độ cao hơn so với hướng dẫn ghi trên nhãn bao bì, không đảm
bảo thời gian cách ly sau phun dẫn đến việc tồn dư thuốc BVTV trên rau sau thu
hoạch, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường đất,
nước, ….
Trước thực trạng đó trong sản xuất rau xanh hiện nay, với mong muốn góp phần
khắc phục ảnh hưởng của các loại thuốc BVTV, lựa chọn nghiên cứu đề tài "
Khảo sát hiệu lực của chế phẩm thảo mộc đến một số sâu hại chính trên cây rau
đay tại khu thực hành thực nghiệm khoa Nông Lâm Ngư Nghiệp, trường Đại
học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hóa".
1.2 Mục đích, yêu cầu
1.2.1 Mục đích

Xác định được một loại chế phẩm thảo mộc sản xuất từ tỏi,ớt và rượu có hiệu
lực đối với một số loại sâu hại chính trên cây rau đay, làm cơ sở xây dựng quy
trình sử dụng thuốc hiệu quả và an toàn, góp phần tăng năng suất, chất lượng và
hiệu quả sản xuất cây trồng.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được ảnh hưởng của chế phẩm thảo mộc sản xuất từ tỏi,ớt và rượu
đến sự sinh trưởng của cây rau đay.
- Đánh giá được ảnh hưởng của chế phẩm thảo mộc sản xuất từ tỏi,ớt và rượu
đến sự phát sinh phát triển của một số sâu hại chính trên cây rau đay.
- Đánh giá được ảnh hưởng của việc sử dụng của chế phẩm thảo mộc sản xuất từ
tỏi,ớt và rượu đến hiệu quả kinh tế của cây rau đay tại khu thực hành thực tập khoa
Nông Lâm Ngư nghiệp.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả khảo sát của đề tài góp phần bổ sung và làm rõ lý luận về mối quan hệ
6


giữa biện pháp phòng trừ dịch hại với mức độ an toàn sản phẩm rau, góp phần
hoàn thiện quy trình phòng trừ một số loại sâu hại bằng của chế phẩm thảo mộc
sản xuất từ tỏi,ớt và rượu cho cây rau đay theo hướng sản xuất rau an toàn.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả khảo sát của đề tài là cơ sở khuyến cáo sử dụng các của chế phẩm thảo
mộc sản xuất từ tỏi,ớt và rượu để phòng trừ sâu hại chính trên cây rau đay, nâng
cao năng suất, hiệu quả kinh tế, tạo sản phẩm rau đay và góp phần bảo vệ môi
trường sinh thái.

7



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng thuốc BVTV cho rau
2.1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng thuốc BVTV cho rau trên thế giới
Trên thế giới, thuốc BVTV ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng
trừ sâu bệnh bảo vệ sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm. Theo tính
toán của các chuyên gia, trong những thập kỷ 70, 80, 90 của thế kỷ 20, thuốc
BVTV góp phần bảo vệ và tăng năng suất khoảng 20 - 30% đối với các loại cây
trồng chủ yếu như lương thực, rau, hoa quả.
Những năm gần đây theo ý kiến và nghiên cứu của nhiều tổ chức khoa học,
chuyên gia về nông nghiệp, bảo vệ thực vật, sinh thái quá trình sử dụng thuốc
BVTV ở thế giới trải qua 3 giai đoạn là: 1 - Cân bằng sử dụng (Balance use): yêu
cầu cao, sử dụng có hiệu quả. 2 - Dư thừa sử dụng (Excessise use): bắt đầu sử dụng
quá mức, lạm dụng thuốc BVTV, ảnh hưởng đến môi trường, giảm hiệu quả. 3 Khủng hoảng sử dụng (Pesticide Crisis): quá lạm dụng thuốc BVTV, tạo nguy cơ
tác hại đến cây trồng, môi trường, sức khỏe cộng đồng, giảm hiệu quả kinh tế của
sản xuất nông nghiệp. Giai đoạn dư thừa sử dụng từ những năm 80 - 90 và giai
đoạn khủng hoảng từ những năm đầu thế kỷ 21. Với những nước đang phát triển,
sử dụng thuốc BVTV chậm hơn (trong đó có Việt Nam) thì các giai đoạn trên lùi
lại khoảng 10 - 15 năm.
Việc sử dụng thuốc BVTV ở thế giới hơn nửa thế kỷ luôn luôn tăng, đặc biệt
ở những thập kỷ 70 - 80 - 90. Theo Gifap, giá trị tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới
năm 1992 là 22,4 tỷ USD, năm 2000 là 29,2 tỷ USD và năm 2010 khoảng 30 tỷ
USD, trong 10 năm gần đây ở 6 nước châu Á trồng lúa, nông dân sử dụng thuốc
BVTV tăng 200 - 300% mà năng suất không tăng.
Hiện danh mục các hoạt chất BVTV trên thế giới đã là hàng ngàn loại, ở các
nước thường từ 400 - 700 loại. (Trung Quốc 630, Thái Lan 600 loại). Tăng trưởng

8


thuốc BVTV những năm gần đây từ 2 - 3%. Trung Quốc tiêu thụ hằng năm 1,5 1,7 triệu tấn thuốc BVTV (2010).

* Bên cạnh những đóng góp tích cực với sự phát triển của sản xuất nông
nghiệp (SXNN) trên thế giới cũng đem lại những hệ lụy xấu, đặc biệt trong
vòng hơn 20 năm trở lại đây.
Sự đóng góp của thuốc BVTV vào quá trình tăng năng suất ngày càng giảm.
Theo Sarazy, Kenmor (2008 - 2011), ở các nước châu Á trồng nhiều lúa, 10
năm qua (2000 - 2010) sử dụng phân bón tăng 100%, sử dụng thuốc BVTV tăng
200 - 300% nhưng năng suất hầu như không tăng, số lần phun thuốc trừ sâu không
tương quan hoặc thậm chí tương quan nghịch với năng suất. Lạm dụng thuốc hóa
học bảo vệ thực vật còn tác động xấu đến môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe
cộng đồng phá vỡ sự bền vững của phát triển nông nghiệp. Lạm dụng hóa chất
BVTV làm tăng tính kháng thuốc, suy giảm hệ ký sinh - thiên địch để lại dư lượng
độc trên nông sản, đất và nước, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường, nhiễm độc
người tiêu dùng nông sản. Trong giai đoạn 1996 - 2000, ở các nước đã phát triển,
rất nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm, vẫn có tình trạng tồn tại dư lượng
hóa chất BVTV trên nông sản như: Hoa Kỳ có 4,8% mẫu trên mức cho phép, cộng
đồng châu Âu - EU là 1,4%, Úc là 0,9%. Hàn Quốc và Đài Loan là 0,8 - 1,3%. Do
những hệ lụy và tác động xấu của việc lạm dụng thuốc BVTV cho nên ở nhiều
nước trên thế giới đã và đang thực hiện việc đổi mới chiến lược sử dụng thuốc
BVTV. Từ “Chiến lược sử dụng thuốc BVTV hiệu quả và an toàn” sang “Chiến
lược giảm nguy cơ của thuốc BVTV”.
2.1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng thuốc BVTV cho rau ở Việt Nam
Nước ta là nước nông nghiệp nên việc dung các loại thuốc bảo vệ thực vật để
đảm bảo tránh khỏi các sâu bệnh gây hại là việc cần thiết. Việc dùng các loại thuốc
ngày càng tăng cao tuy nhiên lại sử dụng một cách bừa bãi, không đúng kĩ thuật.
9


Hầu hết thuốc BVTV tại Việt Nam đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nếu như
trước năm 1985 khối lượng hóa chất BVTV dùng hàng năm khoảng 6.500 - 9.000
tấn thì trong 03 năm gần đây, hàng nămViệt Nam nhập và sử dụng từ 70.000 100.000 tấn, tăng gấp hơn 10 lần. Các loại thuốc BVTV mà Việt Nam đang sử

dụng có độ độc còn cao, nhiều loại thuốc đã lạc hậu.(Hồ Kiên Trung, Cục Môi
Trường)
Giai đoạn từ 1990 đến nay: Thị trường thuốc BVTV đã thay đổi cơ bản nền
kinh tế thị trường. Lượng thuốc BVTV tiêu thụ qua các năm đều tăng. Nhiều loại
thuốc mới và các dạng thuốc mới, hiệu quả hơn, an toàn hơn với môi trường ñược
nhập. Một mạng lưới phân phối thuốc BVTV rộng khắp cả nước đã hình thành,
việc cung ứng thuốc đến nông dân rất thuận lợi. Công tác quản lý thuốc BVTV
được chú ý đặc biệt và đạt được hiệu quả khích lệ.
Cục Bảo vệ thực vật- Bộ NN&PTNT cho biết, kết quả nhanh, kiểm tra tình
hình sử dụng thuốc BVTV trong thời gian gần đây đối với 13.912 hộ nông dân sử
dụng thuốc BVTV, thì có đến 4.167 hộ (chiếm 29,9%) sử dụng thuốc BVTV không
đúng quy định như không đảm bảo lượng nước, không có bảo hộ lao động, sử dụng
thuốc BVTV không đúng nồng độ, liều lượng, bao bì sau khi sử dụng vứt bừa bãi
không đúng nơi quy định.
+ Theo số liệu của cục BVTV trong giai đoạn 1981 - 1986 số lượng thuốc sử
dụng là 6,5 - 9,0 ngàn tấn thương phẩm, tăng lên 20 - 30 ngàn tấn trong giai đoạn
1991 - 2000 và từ 36 - 75,8 ngàn tấn trong giai đoạn 2001 - 2010. Đến năm 2009,
Bộ NN và PTNT cho phép 886 loại hoạt chất và 2.537 loại thương phẩm được
phép sử dụng ở Việt Nam [5]. Năm 2011, nước ta có khoảng 900 loại hoạt chất và
các hỗn hợp hóa chất BVTV được đăng ký nhập khẩu (trong đó 90% hóa chất
BVTV được nhập khẩu từ Trung Quốc)
+

Lượng hoạt chất tính theo đầu diện tích canh tác (kg/ha) cũng tăng từ 0,3kg
10


(1981 - 1986) lên 1,24 - 2,54kg (2001 - 2010).
Như vậy trong vòng 10 năm gần đây (2000 - 2011) số lượng thuốc BVTV sử
dụng tăng 2,5 lần, số loại thuốc nhập khẩu tăng khoảng 3,5 lần. Trong năm 2010

lượng thuốc Việt Nam sử dụng bằng 40% mức sử dụng TB của 4 nước lớn dùng
nhiều thuốc BVTV trên thế giới (Mỹ, Pháp, Nhật, Brazin) trong khi GDP của nước
ta chỉ bằng 3,3% GDP trung bình của họ. Theo PGS. Nguyễn Kim Vân, năm 2013
danh mục thuốc BVTV lên tới 1.643 hoạt chất, trong khi ở các nước khác chỉ 400600 loại như Trung Quốc 630 loại, Thái Lan, Malasia 400 - 600 loại. Sử dụng thuốc
BVTV bình quân đầu người ở Trung Quốc là 1,2 kg, ở Việt Nam là 0.95 kg (2010
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT RAU
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, diện tích trồng rau cả nuớc đến năm 2005
là 644 nghìn ha, năng suất đạt 150 tạ/ha và sản lượng trên 9,5 triệu tấn. Đã hình
thành nên các vùng chuyên canh rau lớn ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng Sông
Cửu Long và Đông Nam Bộ. Trong đó, diện tích sản xuất rau an toàn mới chỉ
chiếm khoảng 10%. Nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới ẩm nên sâu, bệnhvà cỏ
dại xuất hiện quanh năm. Để phòng trừ sâu, bệnh hại, nông dân chủ yếu dựa vào
biện pháp hóa học. Kết quả điều tra tại vùng rau chuyên canh của tỉnh Tiền Giang
cho thấy, tất cả nông dân đều sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật trong quá trình
sản xuất rau (Cục Trồng trọt, 2010).
Theo kết quả kiểm tra của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2009,
trong 25 mẫu rau tại các tỉnh phía Bắc, có tới 44% mẫu rau có dư lượng thuốc bảo
vệ thực vật, trong đó 4% có hoạt chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép. Kiểm tra
35 mẫu rau tại các tỉnh phía Nam, Cục BVTV phát hiện tới 54% mẫu có dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật, trong đó 8,6% mẫu được phát hiện có hàm lượng thuốc bảo
vệ thực vật đủ khả năng gây ngộ độc cho người sử dụng. Mới đây, trong số 24 mẫu
rau xanh lấy tại các cơ sở sản xuất rau Hà Nội, có mẫu rau cải xanh, dư lượng hoạt
chất thuốc Fipronil vượt 12,5 lần mức dư lượng tối đa cho phép (theo Kinh tế
11


Nông thôn, 2010) Một số hóa chất bảo vệ thực vật

bị cấm sử dụng như


Methamidophos vẫn còn dư lượng trong rau (theo báo thương mại, 29/10/2010).
Các loại thuốc thuộc nhóm Endosulfan, cũng còn được sử dụng để phun trừ sâu hại
trên rau. Sai phạm này cũng còn tồn tại ngay cả ở nhiều hộ nông dân thuộc các hợp
tác xã sản xuất rau an toàn. Kết quả kiểm tra 6 tháng đầu năm 2009 tại Vĩnh Long
cho biết, vẫn còn một số nông dân ở các HTX sản xuất rau an toàn sử dụng thuốc
trừ sâu gốc lân hữu cơ gốc sinh học năm 2011 144Carbofuran, Chlorpyrifos
Ethyl,

Diazinon,

Dimethoate, Profenofos,... để trừ sâu hại trên rau (Lê

VănLiêm,2009)
Chủng loại thuốc BVTV nông dân sử dụng: Số hộ nông dân sử dụng thuốc
BVTV hoá học để phòng trừ sâu bệnh trên rau là 100%, số hộ sử dụng thuốc
BVTV nguồn gốc sinh học chiếm 32%. Vẫn có 2,67% hộ sử dụng thuốc ngoài
danh mục phun trên rau, không có hộ nào sử dụng thuốc cấm để phòng trừ sâu hại.
Số hộ sử dụng thuốc BVTV trung bình trên rau của nông dân là 2-3 lần/vụ, lứa
rau. Số hộ sử dụng thuốc BVTV > 5 lần/ lứa rau chiếm 10% số hộ điều tra.
2.2. Tình hình sản xuất rau
2.2.1. Tình hình sản xuất rau an toàn trên thế giới
Rau an toàn là loại rau được trồng theo quy trình kĩ thuật sử dụng hạn chế tối
đa mức sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật. trong đó ưu tiên dùng các chết phẩm
có nguồn gốc sinh học để hạn chế tối đa mức dư lượng trong rau.
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều các loại rau khác nhau, sản lượng và diện
tích ngày càng tăng qua các năm để đáp ứng tốt nhu cầu của người sử dụng. Sản
lượng rau trên thế giới tăng rất nhanh. Một vài nước có lượng rau ớn như ở Hà
Lan, năm 1985 bình quân là 84/ kg/người/năm thì tới năm 1990 đạt lên 202
kg/người/năm. Còn tại Canada, mức rau tiêu thụ trung bình trên người là
12



70kg/người/năm. Cho tới nay tình hình sản xuất rau ngày càng phát triển về tổng
cả diện tich và số lượng qua bảng 2.1.1:
Bảng 2.1.1: Tình hình sản xuất rau trên thế giới qua các năm
Năm

Diện tích(ha)

Năng xuất (kg/ha)

Sản lượng(tấn)

2005

16.694.482

140.107

233.901.546

2006

17.189.392

141.689

243.555.067

2007


17.273.066

142.199

245.621.803

2008

17.621.392

141.645

249.598.246

2009

17.878.556

138.665

247.913.750

2010

18.073.088

132.858

240.114.694


(nguồn: FAOSTAT, 07/04/2012)
Qua bảng 1.1 ta thấy: tình hình sản xuất từ năm 2005 đến năm 2010 thì diện
tích rau đã tăng lên đáng kể, nhưng sản lượng rau và năng xuất lại bấp bênh
Về diện tích: từ năm 2005 -2009 diện tich trồng rau đã tăng từ 16.694.48217.878.556 ha; đến năm 2010 diện tích rau đã đạt lên 18.073.088 ha, đã tăng
1,09% so với năm 2009.
Về năng xuất: trong khoảng từ năm 2005 – 2006 năng xuất rau tăng 1.492 ha ,
nhung từ năm 2008 – 2010 thì năng xuất rau đã giảm đáng kể. Sản lượng rau thấp
nhất là năm 2010 giảm 4,28% so với năm 2009
Về sản lượng; trong 5 năm sản lượng rau cao nhất là năm 2008. Năm 2010 với
diện tích rau thấp nhất.
2.2.2. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
a) Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam
Với điều kiện khí hậu thuận lợi, tự nhiên đa dạng ngành rau Việt Nam phong
phú đa dạng về chủng loại
- Diện tích và sản lượng rau của việt nam ngày càng tắng
13


- Sản xuất rau ở Việt Nam đa phần đang còn nhỏ lẻ, phân tán, chất lượng không
đều, phẩm chất thấp nên dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp so với các nước trong
khu vực.
Bảng 2.2.2: Diện tích gieo trồng rau năm 2011-2012 Các tỉnh
Năm 2011
Cả nước
794.243
Miền Bắc
302.808
ĐBSH
127.808

Đông Bắc
90.293
Tây Bắc
21.897
Bắc Trung Bộ
84.667
Miền Nam
491.435
DH Nam Trung Bộ
62.651
Tây Nguyên
123.859
Đông Nam Bộ
83.105
ĐBSCL
221.819
b) Tình hình sản xuất rau an toàn ở Việt Nam

Ước năm 2012
823.728
357.551
159.7690
94167
9.161
94.454
466.177
64.809
87.361
67.768
246.240


Về sản xuất rau an toàn ở nước ta chưa được áp dụng rộng rãi, diện tích sản xuất
quy hoạch sản xuất rau an toàn còn rất hạn chế, cả nước đạt khoảng 8-8,5% trong
tổng diện tích trồng rau.
Tính cho tới nay thì diện tích rau an toàn của cả nước là 880.000 ha, tuy nhiên thì
diện tích rau an toàn chỉ đạt 10%. Con số này cho thấy người tiêu dung vẫn phải sử
dụng nhiều loại rau chưa đảm bảo chất lượng có nhiều nguy cơ tiềm ản cho con
người.
Qua tập hợp báo cáo của 46 Sở Nông nghiệp và PTNT đến hết tháng 9/2012.
Số diện tích đã được Sở Nông nghiệp và PTNT cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện sản xuất rau an toàn theo quy định tại Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày
15/ 10/ 2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh
rau, quả và chè an toàn là 6.310,9 ha.
14


Số diện tích rau sản xuất theo hướng an toàn (nông dân đã áp dụng quy trình sản
xuất an toàn nhưng chưa được chứng nhận) là 16.796,71 ha.
Số diện tích đã được 20 tỉnh quy hoạch sản xuất rau an toàn là 7.996,035 ha.
c) Tình hình sản xuất rau tại Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh rộng tuy nhiên diện tích rau các loại chỉ đạt trên 35.000
ha,tổng sản lượng rau 402.578 tấn. Trong đó gần 300 ha vùng sản xuất rau an toàn
được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, tâp trung các huyện:
TP. Thanh hóa, Thiệu Hóa, Hoàng Hóa, Yên Định, Nông Cống…
Tính đến năm 2013 trên toàn tỉnh, diện tích trồng rau cả năm đạt 34.200 ha,
tổng sản lượng rau đạt 402.578 tấn, tăng 2.200 tấn so chu kì. (KẾ HOẠCH Sản
xuất ngành trồng trọt năm 2014, Phần thứ nhất ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN
XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT NĂM 2013)
2.3. Tình hình sử dụng thuốc thảo mộc trong phòng chống sâu bệnh hại
Theo “Báo Thanh Niên” của Bùi Ngọc Long viết ra ngày 19/9/2010, gần hai năm

nay, những hộ dân ở thôn Khe Su (xã Lộc Trì H.Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) đã áp
dụng một phương pháp phòng trừ sâu bệnh rất độc đáo. Đó là dùng ớt, tỏi, hành,
gừng... làm thuốc diệt sâu bọ hại cây trồng.
Chế biến như chuẩn bị nấu ăn. Để giúp chúng tôi mục sở thị, anh Phạm Văn Biên,
một nông dân ở thôn Khe Su, vào bếp lấy ra một mớ ớt tươi, tỏi, hành..., cho vào
cối giã vụn, sau đó pha chế với nước cám gạo và nước theo một công thức có sẵn
rồi đổ vào bình phun thuốc mang ra phun lên vườn rau muống, rau dền, đậu bắp, cà
tím... Anh Biên cho biết vuờn rau xanh không hề có một con sâu, bướm nào dám
lại gần. “Cách chế thuốc trừ sâu ni không phải do bọn tui nghĩ ra đâu, mà do thầy
Hường ở trường Đại học Nông Lâm Huế cùng các cán bộ của dự án JICA về tập
huấn, hướng dẫn đó. Thấy cách làm ni bằng nghề nông, làm ruộng, làm vườn bắt
buộc phải dùng nhiều loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu độc hại để diệt trừ sâu
15


bệnh cho cây trồng. Nay biết được cách chế biến phân bón và thuốc trừ sâu từ cây
trái thiên nhiên vừa sạch vừa an toàn cho người sử dụng, tôi thấy rất hay”, ông Cao
Thanh nói. “Trong các loại củ, quả như: ớt, tỏi, hành gừng... có chứa hàm lượng axít có tác động đến cơ thể của những loài sâu bọ hại cây trồng như mắt, da... làm
chúng chết. Nếu chiết xuất thảo mộc này được chế biến với nồng độ phù hợp sẽ
xua đuổi, tiêu diệt được các loài sâu bọ” - TS Lê Đình Hường. Cùng với việc áp
dụng chế biến phân bón hữu cơ và thuốc trừ sâu không có hóa chất độc hại cho
vườn rau, ông Thanh đã mạnh dạn bỏ ra một sào ruộng để thử nghiệm với mô hình
sản xuất lúa sạch. Kết quả vụ thu hoạch vừa qua, sào ruộng được bón phân hữu cơ
và thuốc trừ sâu từ chiết xuất thiên nhiên thu lại kết quả rất tốt. Sào ruộng cho sản
lượng cao không thua gì các thửa bón phân và thuốc hóa chất khác, đồng thời chất
lượng hạt lúa hơn hẳn với hạt lúa có sắc sáng tươi. Ông Thanh cho biết: "Năm tới,
tôi sẽ áp dụng cho toàn bộ diện tích ruộng của mình bằng phương pháp này” - ông
Thanh tin tưởng. Trở lại với truyền thống. Người đem phương pháp chế biến phân
bón hữu cơ và thuốc trừ sâu từ dấm than và hạt nêm đến với người dân Khe Su là
Shugo Hama, chuyên gia nông nghiệp hữu cơ của ĐH Nông-Công nghệ Tokyo,

Nhật Bản. Shugo Hama là người đã từng bỏ ra nhiều năm nghiên cứu những kinh
nghiệm sản xuất truyền thống của người nông dân Nhật Bản sau đó đúc kết lại và
mang phổ biến cho nông dân VN, thông qua các dự án hợp tác nông nghiệp của Tổ
chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Dự án với các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật,
hướng dẫn, giới thiệu cho người dân cách sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn như:
cách chế biến phân bón hữu cơ, chế biến dấm than và thuốc trừ sâu từ hạt nêm để
phòng trừ sâu bệnh. Qua đó, bà con biết tận dụng trấu, rơm, cành và lá cây để ủ
hoai theo công nghệ lên men vi sinh để làm phân bón hữu cơ, đồng thời đốt than để
chiết xuất dấm pha chế với hạt nêm để làm thuốc trừ sâu, bệnh cho cây trồng. Song
song với hoạt động của dự án, TS Lê Đình Hường, khoa Nông học ĐH Nông Lâm
Huế, đã kết hợp giới thiệu thêm đến các hộ nông dân ở thôn Khe Su những bài
16


thuốc trừ sâu từ ớt, tỏi, hành, gừng... như trên. TS Lê Đình Hường cho biết: “Thật
ra việc áp dụng các bài thuốc trừ sâu chiết xuất thảo mộc không phải là sáng kiến
mới lần đầu tiên áp dụng. Các phương pháp này đã được một số nước trên thế giới
áp dụng từ lâu. Tuy nhiên, sau khi các loại hóa chất nông nghiệp phát triển cho
hiệu quả nhanh, tiện lợi..., người ta đã quên dần các bài thuốc truyền thống. Ngày
nay, khi tác hại của các dư lượng hóa chất độc hại trong thực phẩm làm ảnh hưởng
đến sức khỏe con người đã đến mức báo động, người ta mới có xu hướng quay trở
lại với những kinh nghiệm sản xuất sạch truyền thống”. Theo ông Nguyễn Thám,
Trưởng thôn Khe Su (xã Lộc Trì), để mô hình sản xuất rau sạch, an toàn này được
triển khai rộng rãi, mang lại lợi ích cho người sản xuất và tiêu dùng, phải có các
chính sách thích hợp của Nhà nước. Nếu không người dân sẽ chạy theo những lợi
ích trước mắt vì sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa chất chắc chắn sẽ có sản
lượng cao hơn và thu lợi nhanh hơn. Tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học, phân
bón hữu cơ trong canh tác cây trồng đang là xu hướng chung của VN và thế giới.
Các chế phẩm sinh học, trong đó có vi sinh vật có các ưu điểm như: không gây ảnh
hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng. Không gây ô nhiễm

môi trường sinh thái, cân bằng hệ sinh thái, góp phần tăng độ phì nhiêu của đất, có
tác dụng tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả năng đề kháng
bệnh của cây trồng mà không làm ảnh hưởng đến môi trường như các loại thuốc
bảo vệ thực vật (BVTV) có nguồn gốc hóa học khác. Theo tiến sĩ Dương Hoa Xô Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM - các chế phẩm sinh học ứng
dụng cho cây trồng hiện nay cơ bản được chia làm 3 nhóm sản phẩm với các tính
năng khác nhau: nhóm chế phẩm sinh học ứng dụng cho việc phòng trừ sâu bệnh
hại cây trồng; nhóm chế phẩm sinh học dùng cho sản xuất phân bón hữu cơ sinh
học, phân hữu cơ vi sinh, chất kích thích tăng trưởng bón cho cây trồng; nhóm chế
phẩm sinh học dùng cho cải tạo đất, xử lý phế thải nông nghiệp. Trong đó, nhóm
chế phẩm sinh học ứng dụng cho phòng trừ sâu bệnh là nhóm sản phẩm được ứng
17


dụng khá rộng rãi và được ứng dụng sớm nhất trong lĩnh vực cây trồng. Theo Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong danh mục các loại thuốc BVTV có
nguồn gốc sinh học có gần 500 sản phẩm sinh học được phép lưu hành, trong đó có
300 loại thuốc trừ sâu và 98 sản phẩm thuốc trừ bệnh. Một số sản phẩm tiêu biểu
như chế phẩm từ nhân hạt cây nêm hiện nay đã được đưa vào ứng dụng rộng rãi
trong công tác BVTV, có hiệu lực phòng trừ nhiều loại sâu hại trên cây trồng như
lúa, rau màu, cây công nghiệp, cây ăn trái, hoa kiểng. Loại thuốc có nguồn gốc
thảo mộc này không tạo nên tính kháng của dịch hại, không ảnh hưởng đến thiên
địch và không để lại dư lượng trên cây trồng. Thuốc tác động đến côn trùng gây hại
bằng cách gây sự ngán ăn, xua đuổi, ngăn sự lột xác của côn trùng cũng như ngăn
cản sự đẻ trứng là giảm khả năng sinh sản. Ngoài ra, hoạt chất Rotenone được chiết
xuất từ hai giống cây họ đậu là Derris elliptica Benth và Derris trifoliata có thể sử
dụng như một loại thuốc trừ sâu thảo mộc có tác dụng diệt trừ sâu rầy trên lúa, ốc
bươu vàng cũng như các loài cá dữ, cá tạp trong ruộng nuôi tôm. Đại học Cần Thơ
cũng đã nghiên cứu và đưa ra 2 chế phẩm sinh học Biobac và Biosar có khả năng
phòng trừ 2 bệnh thường gặp trên lúa là đốm vằn và cháy lá. Chế phẩm Biobac
được sản xuất từ một chủng vi khuẩn có sẵn ở địa phương, có khả năng tiêu diệt và

ức chế sự phát triển của sợi nấm gây bệnh đốm vằn. Còn chế phẩm Biosar là sản
phẩm được chiết xuất từ một số loài thực vật, có khả năng kích thích tính kháng
bệnh cháy lá lúa (đạo ôn) do nấm Pyricularia gây ra. Điều chế từ nấm có sản phẩm
thuốc trừ sâu sinh học VIBAMEC với hoạt chất Abamectin được phân lập từ quá
trình lên men nấm Steptomyces avermitilis, diệt trừ được các loại sâu như sâu vẽ
bùa, nhện, sâu tơ, sâu xanh, bọ trĩ, bọ phấn... Tuy nhiên, hiện nay việc nghiên cứu
ứng dụng chế phẩm sinh học trong phòng trừ sâu hại ở Việt Nam chủ yếu ở trong
phòng thí nghiệm và quy mô sản xuất thử nên giá thành còn cao, thời gian bảo
quản các thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học ngắn nên dẫn tới khó khăn trong việc
bảo quản, lưu thông, phân phối và sử dụng.
18


2.3.1. Tình hình sử dụng thuốc thảo mộc trong nước
Nước ta là một nước nhiệt đới, có nhiều loại cây chứa chất độc sẵn có trong thiên
nhiên, dùng làm thuốc trừ sâu tốt. Nông dân cả nước ta đã có kinh nghiệm dùng
các loại “lá say, lá đắng” vãi xuống ruộng để trừ sâu, làm bả giết chuột, dùng tắm
cho trâu bò trừ ve, trừ rận... Ngay trong thời kì pháp thuộc, Nông dân Nam Bộ đã
có kinh nghiệm trồng cây “Ruốc cá” (Derris.sp) ở xung quanh hàng rào để lấy rễ
cây làm thuốc trừ sâu hại rau. Cây bách bộ (Stemona tuberosa) cũng đã được chế
biến để trừ sâu ở Nam bộ.
Hiện nay trong thực tế sản xuất, nhiều địa phương như Thái Nguyên, Vĩnh Linh,
Quảng Bình, Hòa Bình... Đã dùng nhiều loại cây có chất độc chế thành thuốc trừ
sâu, trừ chuột và đã thu được kết quả tốt đẹp. Nhưng nhìn chung việc sử dụng
thuốc trừ sâu thảo mộc vẫn chưa được coi trọng đúng mức.
Việc sử dụng thuốc trừ sâu bằng thảo mộc ở nước ta cần được đẩy mạnh không
phải đơn thuần vì lý do ta còn thiếu nhiều thuốc trừ sâu bằng các hóa chất.
2.3.2. Tình hình sử dụng thuốc thảo mộc ở thế giới
Ngay các nước đã có nền công nghiệp hóa chất phát triển như Nga, Mỹ, Anh, Nhật
Bản... Tuy hàng năm sản xuất ra một khối lượng lớn nhiều loại thuốc trừ sâu bằng

các hoạt chất vừa thỏa mãn đầy đủ nhu cầu trong nước, vừa xuất khẩu ra nước
ngoài, nhưng thuốc trừ sâu bằng thảo mộc vẫn được coi trọng. Ở Nga người ta vẫn
sử dụng thuốc trừ sâu bằng loại cây Anabasin, ở Mỹ vẫn dùng thuốc trừ sâu bằng
loại cây Ryani, những năm gần đây diện tích trồng cúc trừ sâu ở một số nước có
tăng nhưng vẫn không đủ để cung cấp cho nhu cầu trừ sâu trong nông nghiệp và
trong y tế. Trong những năm của phong trào nhảy vọt ở Trung Quốc, thuốc trừ sâu
bằng thảo mộc đã được đề cao và được sử dụng rất rộng rãi, thu được kinh nghiệm
phong phú. Nông dân Trung Quốc đã phát hiện ra hàng trăm loại cây sẵn có ở địa
phương, chế biến bằng những phương pháp đơn giản, dùng làm thuốc trừ sâu rất
công hiệu, do đó đã dập tắt kịp thời những nạn sâu hại quan trọng, không cho
19


chúng lan tràn phá hại mùa màng.
Như vậy rõ ràng là sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, tuy thuốc trừ sâu từ các hoá
chất có phát triển mạnh mẽ, dần chiếm vai trò chủ chốt trong các hóa chất để bảo
vệ cây trồng, nhưng trong một số trường hợp nhất định nó vẫn chưa thay thế được
thuốc trừ sâu bằng thảo mộc. Tại nhiều nước trên thế giới, thuốc trừ sâu bằng thảo
mộc vẫn có một vị trí nhất định trọng các loại thuốc trừ sâu và được sử dụng song
song với các loại thuốc trừ sâu khác.
2.4 Đặc điểm chung của thuốc trừ sâu thảo mộc
Thuốc trừ sâu thảo mộc là một trong nhưng loại thuốc trừ sâu sinh học BVTV
được điều chế từ các loại cây hay nhiều bộ phận của cây có chứa chất độc hại. các
chế phẩm thảo mộc này không tạo nên tính kháng của dịch hại, không ảnh hưởng
đến thiên địch và không để lại dư lượng trên cây trồng. thuốc tác động đến côn
trùng gây hại bằng cách gây sự ngán ăn, xua đuổi, ngăn sự lột xác của côn trùng
cũng như ngăn cản sự đẻ trứng gaimr khả năng sinh sản.
-

Ưu điểm:


+ Thuốc có tác động bằng con đường tiếp xúc, mọt số qua đường xông hơi và vị
độc. chất độ tác dụng chủ yếu làm tê liệt thần kinh nên con trùng bị chế
+ Thuốc an toàn với cây trồng, trong một số trường hợp còn kích thíc cây tròng
phát tiển
+ Thuốc ít làm côn trùng kháng thuốc, phân hủy nhanh và ít tích lũy vào môi
trường
+ Dễ điều chế và sử dụng
-

Nhược điểm
+ Phạm vi tác động hẹp
+ Dễ bị phân hủy dưới tác dộng của ánh nắng mặt trời
20


+ Mất thời gian dài trồng trọt và thu hái do cây mọc rải rác
( Nguyễn Thị Thúy – Bài giảng Thuốc BVTV, 2011)
2.5 Thành phần có trong tỏi,ớt và rượu
2.5.1. Thành phần có trong tỏi
Trong tép tỏi tươi, các hợp chất sulfur là quan trọng nhất, có tỷ lệ cao nhất trong
các loại rau quả (3,2%) khi tép tỏi còn nguyên: alliin (một hợp chất sulfur),
Allicin (công thức hóa học : C6H10OS2) và men allinase có lượng tương đương
nhau.
Khi giã nát củ tỏi - Một phản ứng cực mạnh, tức thì giữa alliin và allinase sản
sinh ra allicin Allicin là một chất không bền, khi tiếp xúc với không khí sẽ được
chuyển hóa thành diallyl disulfide, vinydithiin, afoene, là những chất có tác dụng
dược lý đã kể trên -(allicin là chất gây mùi tỏi tươi khi băm thái). Tinh dầu tỏi có
tính kháng khuẩn cao, mùi hôi gây đặc tính xua đuổi, có đặc tính gay bỏng khi tiếp
xúc lâu ở nồng độ cao

Theo Amy Cohen(2009) tỏi được đánh giá cao như loại gia vị và tính chat y
học. giá trị của như là thuốc trừ sâu trong công tác trồng rau hữu cơ
Theo Saly Odum (2008) tỏi là thuốc trừ sâu tự nhiên tuyệt vời. nó có tính diệt
nấm và kiểm soát rất tốt sâu bệnh, đẩy lùi và loại trừ côn trùng như mối, rệp.
2.5.2. Thành phần có trong ớt
Trong quả ớt có hoạt chất cay là Capsaicin đó là một amid của vinilyl amin
(Metholxi-3-hydroxy-4-benzylamin) và một axit chưa no ở (axit methyl-7-octen5-carbonic). Capsaicin kết tinh thành vẩy hoặc hình phiến màu trắng nóng chảy ở
nhiệt độ khoảng C và có thể thăng hoa được . Capsaicin tan trong ether, dầu hỏa,
cồn và các dung môi khác. Nó rất ít tan trong nước đun sôi, nhưng lại tan trong các
dung dịch kiềm loãng. Capsaicin có tác dụng xua đuổi con trùng.
2.6. Đặc điểm sinh thái, nhu cầu dinh dưỡng của cây rau đay
21


2.6.1. Đặc điểm sinh thái
Rau đay (Corchorus olitorius L), thuộc họ Gai (Tiliaceae). Cây bụi cao 6070cm, màu đo đỏ, ít phân nhánh. Lá có phiến hình trái xoan nhọn hay tù ở gốc, có
răng, dài 5-9cm, có 3-5 gân gốc. Hoa vàng ở nách lá, xếp 3 cái một trên một cuống
chung ngắn; cuống hoa cũng ngắn. Quả hình trụ, dài 5cm, nhẵn, có 10 đường lồi.
Hạt hình quả lê, tiết diện ngang có hình 5 cạnh. Rau Ðay chứa 78,3% nước; 5,3%
protid; 0,8% lipid; 2,5% cellulose; 10,6%; dẫn xuất không protein, 2,5% khoáng
toàn phần, 5,5mg% calcium và 1,6mg% phosphor. Quả chứa vitamin C. Hạt chứa 2
digitalin glucosid là corchoroside A và corchoroside B, một chất đắng là
corechorin. Lá Ðay quả dài có chất nhầy dịu nên dùng ăn bổ, lợi tiêu hoá, nhuận
tràng, giải nhiệt và lợi tiểu. Toàn cây có vị đắng, tính lạnh, có độc; có tác dụng
kháng viêm, cầm máu, giải nóng mùa hè, hoạt trường, lợi sữa, sinh tân dịch, khỏi
táo bón, làm cho dễ đẻ và mát máu, an thai. Hạt đay quả dài có vị đắng, tính nóng,
không độc, có tác dụng chuyển máu, bổ tim
Ở Việt Nam rau Đay có 2 loại: rau đay đỏ và rau đay trắng. Rau đay đỏ lá nhỏ,
trái tròn, sức sống yếu, trồng chậm lớn. Rau đay trắng lá to , trái dài bên trong có
nhiều ngăn đầy hột sức sinh trưởng khỏe và nhiều nhớt hơn đay đỏ



Phân bố
Cây trồng khắp châu á, châu Phi và châu Mỹ. Ở nước ta, Ðay quả dài được

trồng trong các vườn gia đình. Rau Ðay sinh trưởng nhanh, chỉ sau khi gieo một
tháng đã có thể lấy lá non, ngọn non làm rau ăn.
2.6.2. Nhu cầu dinh dưỡng
Rau đay trong y học cổ truyền là loại rau có vị ngọt, tính hàn, không độc
- Trong y học hiện đại, rau đay là loại rau tương đối giàu dinh dưỡng, tất nhiên
không phải là đầu bảng. Nhưng xét trên khía cạnh thực tế, rau đau đứng trong tốp
22


đầu các loại rau chứa nhiều canxi (đứng hàng thứ 4 trong các loại rau dùng để ăn),
sắt (đứng hàng thứ 1), beta caroten (đứng hàng thứ 4), vitamin C (đứng hàng thứ 3).
- Theo Nghiên cứu phân tích thành phần hóa học của lá cây đay ở Việt nam cho
thấy, trong rau đay có Ca 498mg%, P 93mg%, Fe 3,8mg%, K 650mg%, acid ôxalic
870mg%, vitamin B1 0,24mg%, vitamine B2 0,76mg%, vitamin C 168mg%,
vitamin A 7,940 đơn vị, vitamin E 141 đơn vị. Trong hạt của quả rau đay có chứa
nhiều glycoside khác nhau, nhưng chủ yếu là corchorosid và olitorisid.
- Theo nghiên cứu của Ấn Độ, trong 100g lá đay tươi chứa: 43-58 calo; 80,4- 84,1
g nước; 4,5-5,6 g protein; 0,3 g chất béo; 7,6-12,4 g carbohydrate; 1,7-2,0 g chất
xơ; 2,4 g tro; 266-366 mg Ca; 97-122 mg P; 7,2-7,7 mg Fe;12 mg Na; 444 mg K;
6,410-7,850 ug tương đương với beta-carotene; 0,13-0,15 mg thiamine; 0,26-0,53
mg riboflavin; 1,1-1,2 mg niacin và 53-80 mg acid ascorbic.
-

Trong lá đay còn chứa axit chlorogenic và oxydase. Hàm lượng acid folic


cao hơn đáng kể hơn so với các loại rau khác.
+ Trong 100g lá đay còn chứa 800 micrograms folacin-ca (ở 75% độ ẩm)

hoặc3.200 microgram folacin so trọng lượng khô (Chen và Saad, 1981).
-

Hạt đay chứa11,3-14,8% dầu trong đó có 16,9% palmitic, 3,7% stearic,

1,8% behenic, 1,1% lignoceiic, 9,1% oleic, 62,5% linoleic, và 0,9% linolenic acid
cũng như nhiều chất vi lượng như B, Mn, Mo, Zn. (Watt và Breyer-Brandwijk,
1962, Sharaf et al, 1979).
-

Lá đay giàu betacaroten, sắt, canxi, vitamin C. Các loài đay có tính hoạt hóa

chống ôxi hóa trong cơ thể với một lượng đáng kể α-tocopherol (vitamin E) tương
đương.
2.7. Các loài sâu hại chính trên rau đay
Ngoài sâu xanh, sâu khoang, rau đay hay bị các loại sâu chích hút làm lá xoăn
và vàng như rầy xanh, bọ trĩ và nhện trắng. Phòng trừ chủ yếu là chăm bón đầy đủ,
23


khi sâu tấn công rau đay với mật độ cao thì có thể phun thuốc, bọ trĩ dùng các
thuốc Fastac, Polytrin, Admire . Với nhện thì dùng Feat, Abafax, Ortus…
PHẦN 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Giống: rau đay cao sản
- Một số loài sâu hại chính trên cây rau đay.

- Chế phẩm thảo mộc sản xuất từ tỏi, ớt, rượu.
- Phân bón
Bón
Lượng phân

Tổng lượng phân bón

lót

Bón thúc

(%)
Kg / ha

Kg / sào

Lần

Lần

1

2

Lần 3

Phân chuồng hoai 10000 – 15000

360 – 540


100

-

-

-

mục
Đạm ure
Kali sulfat
Lân supe

12 – 15
7,2 – 8,5
9

20
50
100

10
20
-

110
20
-

10

10
-

150 – 200
200 – 235
250

3.1.2. Vật liệu nghiên cứu
- Phân bón/ha: phân chuồng hoai mục 5-10 tấn, 50 kg N, 50 kg P2O5, 25 kg K2O,
vôi bột 500kg.
- Dầu thực vật để làm chất bám dính.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm thảo mộc sản xuất từ tỏi,ớt và rượu đến
sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây rau đay, vụ xuân 2017 tại khu thực
24


hành thực tập khoa Nông Lâm Ngư nghiệp, trường Đại học Hồng Đức.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm thảo mộc sản xuất từ tỏi,ớt và rượu đến
sự phát sinh, phát triển của một số sâu hại chính trên cây rau đay vụ xuân 2017 tại
khu thực hành thực tập khoa Nông Lâm Ngư nghiệp, trường Đại học Hồng Đức.
- Đánh giá hiệu lực của chế phẩm thảo mộc sản xuất từ tỏi,ớt và rượu đối với
một số sâu hại chính trên cây rau đay, vụ xuân 2017 tại khu thực hành thực tập
khoa Nông Lâm Ngư nghiệp, trường Đại học Hồng Đức.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng của chế phẩm thảo mộc sản xuất
từ tỏi,ớt và rượu trên cây rau đay, vụ xuân 2017 tại khu thực hành thực tập khoa
Nông Lâm Ngư nghiệp, trường Đại học Hồng Đức.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Thời gian, địa điểm và phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm: Thí nghiệm được bố trí tại khu thực hành thực tập Khoa Nông Lâm

Ngư nghiệp, trường Đại học Hồng Đức.
- Thời gian: thí nghiệm được tiến hành từ tháng 2/2017 đến tháng 05/2017.
- Phạm vi nghiên cứu: hiệu lực của chế phẩm thảo mộc sản xuất từ tỏi,ớt và rượu
đến sâu hại trên rau rau đay.
3.3.2. Bố trí thí nghiệm
3.3.2.1. Công thức thí nghiệm

Bảng 1. Công thức thí nghiệm
-

TT
CT1 (Đối chứng)
CT2
CT3

Công thức thí nghiệm
Phun nước lã
1 kg ớt +1kg tỏi + 1 lít rượu
1kg tỏi + 1kg ớt + 2 lít rượu

Pha chế thuốc và cách sử dụng:
25


×