Tải bản đầy đủ (.pptx) (28 trang)

môn kiểm soát dư lượng thuốc bvtv

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 28 trang )

BÀI THẢO LUẬN
Nhóm 3

Môn: Kiểm soát dư lượng thuốc BVTV có trong nông sản.

GVHD: Trần Thị Mai


Nội dung thảo luận:
Các mối nguy hại về an toàn thực phẩm trên rau quả tươi.


- An toàn thực phẩm là 1 môn khoa học dùng để mô tả việc xử lí, chế biến, bảo quản và lưu trữ
thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra.
- Mối nguy là yếu tố sinh học, hóa học hoặc vật lí có thể làm cho thực phẩm không an toàn cho
người sử dụng.



1, Mối nguy hại sinh học: Do vi khuẩn, virus, kí sinh trùng gây ra.
+ Mối nguy vi khuẩn: là do các loại vi khuẩn khi có trong thực phẩm có thể gây bệnh cho người,
hoặc do nhiễm khuẩn, hoặc do nhiễm chất độc do vi khuẩn tạo ra.
- Vi khuẩn có ở khắp mọi nơi đặc biệt là phân, nước thải, rác, bụi...
VD: Salmonella gây bệnh thương hàn, Escherichia coli gây tiêu chảy cấp.



+ Mối nguy do siêu vi trùng(virut): Các loại nhuyễn thể sống ở vùng nước bị ô nhiễm, rau quả tưới nước có phân hoặc các món ăn sống chuẩn
bị trong điều kiện thiếu vệ sinh, thường hay bị nhiễm virut bại liệt, viêm gan .
+ Mối nguy do kí sinh trùng: thường gặp là giun, sán. Được truyền qua thực phẩm hoặc nước bị nhiễm phân do các vật chủ bị nhiễm thải ra.
VD: giun tròn, giun móc...





=>Biện pháp khắc phục:
- Không dùng nước phân bắc, nước ô nhiễm để tưới rau.
- Không rửa rau ở những nơi có nguồn nước ô nhiễm.
- Khi chế biến thực phẩm, phải hợp vệ sinh.
- Cần thực hiện ăn chín uống sôi.


2, Mối nguy hại hóa học:
+ Hóa chất sử dụng có mục đích sẽ an toàn nếu dùng ở mức quy định nhưng có thể nguy hiểm
nếu vượt quá mức đó.VD: Sodium nitrite( chất bảo quản), các chất sulfit( chất bảo quản).
+ Hóa chất chủ ý bổ sung- phụ gia như: Hóa chất bảo quản, các chất phụ gia dinh dưỡng, chất
tạo màu, chất tạo ngọt...


+ Các chất có sẵn trong thực phẩm như: Mầm khoai tây, sắn, măng...
+ Các hóa chất vô ý hoặc tình cờ thêm vào:
- Các hóa chất dùng trong nông nghiệp: Thuốc BVTV, phân bón, các chất kích thích sinh trưởng...
- Các chất dùng trong xí nghiệp: Chất tẩy rửa, khử trùng.
- Các nguyên tố và các hóa chất độc hại: Chì, asen, thủy ngân, xianua...


Rau muống bị nhiễm chì

Sử dụng thuốc BVTV


Sử dụng thuốc BVTV ngoài danh mục cho phép: HPC-97 HXN...



Sử dụng chất kích thích sinh trưởng


Tinh bột chuyển thành Solanine và Chaconine – anpha gây
dộc


Mức giới hại tối đa cho phép của hàm lượng nitrat trong một số sản phẩm rau quả tươi.





=> Biện pháp khắc phục:
- Sử dụng đúng liều lượng cho phép các loại chất phụ gia, chất bảo quản...
- Không lạm dụng thuốc BVTV, thuốc kích thích sinh trưởng, tuân thủ đúng thời gian cách ly. Sử
dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
- Sử dụng thuốc BVTV có trong danh mục cho phép sử dụng.
- Bón phân cân đối, hợp lí, tránh bón thừa đạm.Cần có thời gian cách ly để NO3 được đào thải
ra khỏi sản phẩm rau quả, nhất là rau ăn lá.


3, Mối nguy hại vật lí:
- Do các mảnh kim loại, thủy tinh, mảnh gỗ, sỏi, tóc... Nếu bị lẫn vào rau, quả có thể làm nguy hại
đến sức khỏe con người như làm gãy răng, hóc xương, dạ dày, ruột...
- Ô nhiễm phóng xạ từ sự cố rò rỉ phóng xạ, từ các trung tâm nghiên cứu phóng xạ, các nhà máy
điện nguyên tử...hoặc các loại rau, quả được trồng trong môi trường bị ô nhiễm phóng xạ.



Rau nhiễm phóng xạ ở Nhật Bản


=> Biện pháp khắc phục:
- Không trồng và sử dụng những thực phẩm được trồng ở những nơi nhiễm phóng xạ.
- Thắt chặt khâu làm đất để loại bỏ mảnh vỡ kim loại, thủy tinh...
- Không vứt bừa bãi kim loại, mảnh gỗ, thủy tinh...để tránh tình trạng vướng vãi vào rau, quả.


KẾT LUẬN:
1, Về phía cơ quan quản lí:
- Tăng cường hệ thống quản lí thị trường, thanh tra thực phẩm.
- Thông tin rộng rãi cho người sản xuất và người tiêu dùng những vấn đề liên quan đến chất lượng rau, quả sản xuất và lưu hành.
- Kiểm soát chặt chẽ thuốc BVTV, chất phụ gia thực phẩm...đang được bán trên thị trường, tránh tình trạng không được bản chất và đặc trưng hóa chất sử dụng.


2, Về phía sản xuất:
- Tuân thủ quy định về ATTP trong sản xuất và lưu hành sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng.
- Không sử dụng chất phụ gia ngoài danh sách cho phép, nguyên liệu, hóa chất phụ gia không có
nguồn gốc rõ ràng.
- Đảm bảo vệ sinh ATTP có sức cạnh tranh mạnh, đáp ứng ngày càng cao cho người tiêu dùng.


×