Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

2 huong dan do an tot nghiep phan 1 va 2 (6 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.42 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ GTVT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA CÔNG TRÌNH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2015

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Lớp:

Hệ: Đại học chính quy (liên thông từ cao đẳng)

Ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật giao thông
Thời gian thực hiện: 12 tuần.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1. Mục đích của Đồ án tốt nghiệp:
- Vận dụng kiến thức đã học để lập Báo cáo nghiên cứu khả thi ĐTXD, thiết kế kỹ
thuật, thiết kế bản vẽ thi công, tổ chức thi công xây dựng công trình đường ô tô.
- Xây dựng các bản vẽ theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Biết cách thuyết trình và bảo vệ đồ án tốt nghiệp trước hội đồng.
2. Yêu cầu của Đồ tốt nghiệp:
- Dựa vào bản đồ khu vực tỷ lệ 1/10.000; dựa vào hai điểm khống chế đầu và cuối
tuyến (chiều dài tối thiểu 2 - 3km), lưu lượng xe chạy – cấp đường (giảng viên giao cho
từng sinh viên), sinh viên biết cách luận chứng được cấp đường thiết kế.
- Sinh viên biết cách lập hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi ĐTXD.
- Sinh viên biết cách xây dựng Hồ sơ thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công.
- Sinh viên biết cách tổ chức thi công xây dựng công trình.
II. NỘI DUNG CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP (GỒM 3 PHẦN CƠ BẢN SAU ĐÂY)


A. Phần 1: LẬP BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI ĐTXD
Thuyết minh Hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi ĐTXD (gồm 17 chương)
Chương 1: Giới thiệu chung
1.1. Tổng quan: nêu rõ vị trí, vai trò của khu vực, vùng mà tuyến đi qua. Vị trí của
tuyến đường dự án trong khu vực, vùng nghiên cứu.
1.2. Phạm vi nghiên cứu của dự án (điểm đầu, điểm cuối, chiều dài tuyến, nội dung
thiết kế…).
1.3. Tổ chức thực hiện (Cơ quan quyết định đầu tư, Chủ đầu tư, Đại diện chủ đầu tư,
Đơn vị khảo sát, lập hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi ĐTXD,…).
1.4. Các căn cứ pháp lý liên quan để lập hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi ĐTXD
(Nghị định, thông tư, văn bản pháp quy…).
1.5. Mục tiêu đầu tư và mục tiêu của dự án.
1.6. Các Quy chuẩn, tiêu chuẩn dự kiến áp dụng.
Ghi chú:
- Mục 1.3 có thể có hoặc không cần yêu cầu đưa vào;

1


- Mục 1.4 chỉ cần nêu 1 số nghị định, thông tư hiện hành có liên quan.
Nhiệm vụ giao đồ án tốt nghiệp.
Chương 2: Tình hình kinh tế – xã hội của khu vực tuyến đi qua
2.1.

Dân số (Sự phát triển dân số, tỷ lệ phát triển dân số hàng năm, phân bố dân số
theo giới tính và tuổi, quy mô các hộ gia đình: Số hộ 1 nguời, hộ 2, 3,... người; tỷ
lệ chiếm của mỗi loại hộ gia đình).
2.2. Lao động và việc làm:
Lao động và việc làm được phân chia theo 3 khu vực:
- Khu vực I: thuộc các ngành khai thác trực tiếp tài nguyên thiên nhiên không

qua khâu chế biến như các ngành trồng trọt, đánh cá, trồng rừng...
- Khu vực II: thuộc các ngành khai thác (mỏ các loại) và các ngành công nghiệp
khác.
- Khu vực III: thuộc các ngành thương nghiệp, dịch vụ, vận tải, hành chính,
trường học, y tế...
2.2.1. Nông lâm nghiệp (khu vực I):
- Loại cây trồng.
- Loại hình sở hữu (Nhà nước, tập thể, tư nhan), quy mô diện tích.
- Tinh hình phát triển những năm gần đây và định hướng phát triển tương lai.
2.2.2. Công nghiệp (khu vực II):
- Phân loại các xí nghiệp nhà máy trong khu vực nghiên cứu và các vùng phụ
cận thuộc khu vực hấp dẫn của đường.
- Vị trí của các cơ sở công nghiệp, tình hình phát triển những nãm gần đây và
kế hoạch phát triển tương lai.
2.2.3. Thương nghiệp, dịch vụ, hành chính sự nghiệp (khu vực III):
- Phân loại lao động theo các nhóm có tính chất tương tự về yêu cầu đi lại: hành
chính sự nghiệp, giáo dục và đào tạo, buôn bán nhỏ, buôn bán lớn và trung bình,
thương cảng, sân bay.
- Tình hình phát triển những năm gần đây và dự báo trong tương lai.
2.3. Tình hình kinh tế – xã xội khu vực tuyến đi qua.
Ghi chú:
- Mục 2.1 Có số liệu về dân số đến đâu thì đưa vào đến đấy;
- Mục 2.2 nếu sưu tầm được số liệu thì đưa vào, trường hợp khó khăn thì
có thể không yêu cầu đưa vào.
Chương 3: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của khu vực
3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu.
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng theo quy hoạch dài hạn, trung
hạn và ngắn hạn.
3.1.2. Dự báo một số chỉ tiêu chính về phát triển kinh tế - xã hội của kế hoạch dài hạn,
trung hạn và ngắn hạn.

3.1.3. Dự báo phát triển dân số và lao động.
3.2. Định hưóng phát triển kinh tế - xã hội của các vùng lân cận và các vùng thuộc
khu vực hấp dẫn của đường.
Ghi chú:

2


- Mục 3.1 và 3.2 có thể tham khảo các nghị quyết của đại hội Đảng bộ địa
phương, nơi tuyến đi qua. Có thể không cần theo thứ tự nội dung các mục
đã nêu ở trên.
Chương 4: Các quy hoạch xây dựng liên quan đến dự án
4.1.

Quy hoạch và các dự án phát triển đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
kinh tế mới,...
4.2. Quy hoạch và các dự án khác về GTVT có liên quan tới dự án nghiên cứu
(đường bộ, đường sắt, hàng không, đường thủy, đường ống...).
4.3. Quy hoạch và các dự án về thủy lợi.
4.4. Quy hoạch và các dự án về năng lượng.
4.5. Quy hoạch và các dự án về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
4.6. Quy hoạch và các dự án phát triển lâm nghiệp.
4.7. Quy hoạch và các dự án về dịch vụ, du lịch, khu bảo tồn, các di tích văn hóa lịch sử.
4.8. Bảo vệ môi trường và cảnh quan.
4.9. Chính sách phát triển.
4.10. Nguồn vốn đầu tư để thực hiện quy hoạch.
4.11. Cơ chế và giải pháp thực hiện.
Ghi chú:
- Nội dung các mục ở trên có thể tham khảo các nghị quyết về quy hoạch
phát triển chung của khu vực, huyện, tỉnh… nơi tuyến đi qua (có nội dung

nào thì đưa vào, không nhất thiết phải nêu đầy đủ các hạng mục nêu trên
nhưng tập trung vào phần quy hoạch giao thông vận tải).
Chương 5: Hiện trạng mạng lưới giao thông trong khu vực nghiên cứu
5.1.
5.2.

Tình hình chung hiện tại về mạng lưới GTVT trong vùng nghiên cứu.
Hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ: Đối với các tuyến đường có liên
quan trực tiếp tới việc nghiên cứu dự án thì cần thuyết minh đầy đủ các nội dung
sau đây:
- Chức năng của đường trong mạng lưới đường chung và cấp đường, chiều dài
đường.
- Tài liệu thống kê lưu lượng xe những năm gần đây (khoảng 3 - 5 năm).
- Bảng thống kê các tiêu chuẩn hình học chủ yếu của các đoạn tuyến (bán kính
đường cong nằm, bán kính đường cong đứng, các đoạn có độ dốc đặc trưng i = 3
÷ 4% ; i > 4% ; i = imax, chiều rộng nền đường, mặt đường...)
- Bảng thống kê các công trình trên đường và các đặc trưng kỹ thuật cầu lớn,
cầu trung, cầu nhỏ, cống (tải trọng xe tính toán, chiều dài, khẩu độ thoát nước,
loại kết cấu). Đánh giá chất lượng công trình, tình hình khai thác.
- Bảng thống kê hệ thống thoát nước mặt (rãnh dọc, rãnh đỉnh,...) và chất lượng
khai thác.
- Bảng thống kê các công trình đặc biệt trên đường (kè, tường chắn, công trình
chống xói,...)

3


5.3.
5.4.
5.5.

5.6.

- Bảng thống kê kết cấu, chất lượng mặt đường dọc tuyến và các chi tiêu cơ lý
của vật liệu; đánh giá chất lượng khai khác.
- Bảng thống kê các công trình an toàn giao thông và các công trình phụ khác
trên đường.
Đường sắt.
Đường sông, đường biển.
Đường hàng không.
Đánh giá chung về tình hình GTVT vùng nghiên cứu.
Ghi chú:
- Mục 5.2 yêu cầu nêu chi tiết, tuy nhiên nếu có số liệu thì đưa vào . Nếu
không có số liệu thì có thể cho sinh viên tự giả thiết xây dựng bộ số liệu
theo các chỉ tiêu trên hoặc bỏ mục này đi.
Chương 6: Đánh giá về vận tải và nhu cầu vận tải

6.1.
6.2.

Xác định khu vực hấp dẫn của đường và các điểm lập hàng.
Dự báo nhu cầu vận tải của vùng nghiên cứu và sự phân phối vận tải giữa các
phương tiện vận tải (đường bộ, đường sắt, đường thủy, dường hàng không).
6.3. Dự báo nhu cầu vận tải trên đường bộ, xác định lưu lượng xe và thành phần xe
chạy năm tính toán tương lai (năm thứ 20, thứ 15, thứ 10 và thứ 5) phục vụ quy
hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn. Trong thuyết minh cần thiết phân tích
phương pháp dự báo các thành phần lưu lượng xe chạy trên đường trong các thời
kỳ tính toán và kết quả dự báo lưu lượng xe chạy:
+ Giao thông nội bộ của vùng thiết kế.
+ Giao thông cục bộ (có điểm xuất phát hoặc điểm kết thúc củà hành trình xe
chạy nằm trong phạm vi vùng thiết kế).

+ Giao thông quá cảnh: gồm các xe chạy qua khu vực thiết kế, có sử dụng tuyến
đường sẽ xây dựng, nhưng không có nhu cầu dừng lạí trong vùng nghiên cứu.
Điểm xuất phát và điểm kết thúc của hành trình đều nằm ngoài khu vực có đường
chạy qua.
Chương 7: Sự cần thiết phải đầu tư dự án
7.1. Ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp bách của việc triển khai dự án đường dối với
quy hoạch phát triển kinh tế vùng nghiên cứu và các vùng lân cận.
7.2. Ý nghĩa phục vụ GTVT của tuyến đưòng trong quy hoạch phát triển, hoàn chình
mạng lưới đường Quốc gia.
7.3. Ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng, chính trị, xã hội, văn hóa v.v...
7.4. Những khó khăn và thuận lợi khi triển khai dự án.
Chương 8: Điều kiện tự nhiên khu vực tuyến đi qua
8.1. Điều kiện khí hậu, thủy văn: nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, tốc độ và hướng gió,
vùng bị ngập, thời gian nước ngập, điều kiện nước mặt, nước ngầm, thủy triều,
mực nước lịch sử, tốc độ nước chảy, tình hình xói lở và diên biến lòng sông, tình
hình bão, gió lớn....

4


8.2. Điều kiện địa hình: đồng bằng, đồi, núi, độ dốc địa hình, vị trí khe, suối, sông, hồ,
ao, vị trí vượt sông, vượt đèo, các vùng đô thị, khu dân cư đông đúc nằm trong
vùng tuyến đi qua, khu vực bảo tổn, ...
8.3. Điều kiện địa chất: Cấu tạo địa chất, thổ nhưỡng, đánh giá các vùng đất yếu, vùng
bị sạt lở,...
8.4. Vật liệu xây dựng: loại vật liệu xây dụng, vị trí, trữ lượng và đặc trưng cơ lý của
vật liệu.
8.5. Giá trị nông lâm nghiệp của khu vực tuyến đi qua: Cây nông nghiệp, cây công
nghiệp, rừng,...
8.6. Những gò bó khi thiết kế tuyến đường và các công trình trên đường.

Chương 9: Xác định quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật tuyến
9.1. Danh mục Tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm áp dụng.
9.2. Lựa chọn quy mô và tiêu chuẩn thiết kế tuyến (dựa vào chức năng, địa hình, lưu
lượng xe chạy ...).
9.3. Xác định các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của tuyến:
+ Tốc độ thiết kế tuyến;
+ Xác định độ dốc dọc lớn nhất (theo điều kiện về sức kéo, bám cho các dòng xe
đặc trưng);
+ Tính toán tầm nhìn xe chạy (theo sơ đồ 1 chiều, 2 chiều, vượt xe);
+ Xác định bán kính đường cong nằm tối thiểu: giới hạn, thông thường, không bố
trí siêu cao, đảm bảo tầm nhìn ban đêm;
+ Độ dốc siêu cao, đoạn nối siêu cao;
+ Độ mở rộng trong đường cong, đoạn nối mở rộng;
+ Chiều dài tối thiểu của đoạn chêm giữa các đường cong tròn;
+ Đường cong chuyển tiếp;
+ Xác định bán kính tối thiểu đường cong đứng: lồi , lõm, đảm bảo tầm nhìn ban
đêm;
+ Xác định các đặc trưng trên mặt cắt ngang: số làn xe, chiều rộng làn xe, chiều
rộng mặt đường (phần xe chạy), chiều rộng nền đường.
+ Tĩnh không của đường, cầu.
+ Đảm bảo tầm nhìn trong đường cong nằm có bán kính nhỏ.
+ Lựa chọn khổ cầu, tải trọng xe tính toán, tần suất thuỷ văn tính toán.
+ Lựa chọn kết cấu áo đường, tải trọng xe tính toán.
+ ...
9.4. Thống kê các yếu tố kỹ thuật theo bảng mẫu:
Bảng thống kê các yếu tố kỹ thuật chủ yếu của tuyến thiết kế
Yếu tố kỹ thuật
STT
chủ yếu
(1)

...

(2)
...

Đơn
vị
(3)
...

Trị số
Theo tính Quy định trong
toán
Tiêu chuẩn
(4)
(5)
...
...

5

Trị số kiến
nghị chọn
(6)
...


Chng 10: Cỏc gii phỏp v kt qu thit k
10.1. Gii phỏp thit k cỏc phng ỏn tuyn:
10.1.1. Thit k bỡnh tuyn ng: hng tuyn v cỏc im khng ch v bỡnh

din, nguyờn tc thit k, gii phỏp thit k (chn cỏc yu t k thut cho ng
cong).
Bng tng hp kt qu thit k bỡnh din tuyn PA1/PA2
STT
1
2
3
4
5
6

Bán kính đờng
(cong nằm (m
R < 60 > 30
R < 125 > 60
R < 250 > 125
R < 400 > 250
R < 650 > 400
R 650

S lng
((ng cong

,W, isc

,Lsc, LW, Lct

10.1.2. Thit k mt ct dc ng: Cỏc im khng ch trờn MCD, nguyờn tc thit
k MCD, phng phỏp thit k MCD, kt qu thit k:
Bng tng hp kt qu thit b trớ ng cong ng PA1/PA2

STT

Lý trỡnh nh
C

m) R)

= i1-i2

m) T)

m) h)

m) K)

1
2

Bảng tổng hợp kết quả thiết MCD tuyến PA1/PA2
STT

(%) ộ dốc dọcĐ

1
2
3
4
5

id < 1,00 > 0

id < 2,50 > 1,00
id < 4,00 > 2,50
id < 6,00 > 4,00
...
Tổng cộng

Số đoạn

Chiều dài
((m

Tỷ lệ chiếm
(%)

10.1.3. Thit k mt ct ngang ng: nờu quy mụ MCN nh b rng nn, mt ng,
l gia c, dc ngang ng, dc mỏi dc nn ng o, nn ng p,
cỏc dng MCN ng ỏp dng thit k.
10.1.4. Thit k nn ng: yờu cu chung i vi nn ng, nguyờn tc thit k nn
ng, gii phỏp thit k nn ng.
10.1.5. Thit k kt cu ỏo ng: nguyờn tc thit k, tiờu chun tớnh toỏn, thụng s
tớnh toỏn, trỡnh t tớnh toỏn, kt qu tớnh toỏn.
10.1.6. Thit k nỳt giao, ng giao: quy mụ nỳt, gii phỏp thit k hỡnh hc nỳt, kt
cu ỏo ng trong nỳt giao.

6


10.1.7. Thiết kế hệ thống thoát nước của đường (cầu, cống, rãnh dọc, rãnh đỉnh, rãnh
dẫn nước...): nguyên tắc chung bố trí hệ thống thoát nước, các hệ thống thoát
nước được sử dụng trên tuyến, xác định vị trí công trình cắt qua dòng chảy, tính

lưu lượng đổ về công trình, giải pháp và kết quả thiết kế (lưu lượng, khẩu độ,
chiều dài, gia cố...).
10.1.8. Phương án các công trình đặc biệt như kè, tường chắn, công trình chống xói lở
nền đường, công trình chống sạt lở nền đường, xử lý nền đất yếu, công trình
ngầm, v.v...: nguyên tắc bố trí công trình, giải pháp và kết quả thiết kế.
10.1.9. Thiết kế các công trình an toàn giao thông và tổ chức giao thông: nguyên tắc bố
trí công trình, giải pháp và kết quả thiết kế.
10.1.10. Thiết kế các công trình phục vụ trên đường.
10.2. Tổng hợp kết quả thiết kế tuyến về chỉ tiêu kỹ thuật và khối lượng các phương án
tuyến.
Chương 11: Phương án chung GPMB và tái định cư
11.1. Căn cứ lập, tổ chức công tác đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư.
11.2. Đặc điểm về khu đất, khối lượng thực hiện GPMB.
11.3. Kinh phí thực hiện GPMB.
11.4. Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án.
11.5. Tổ chức thực hiện.
11.6. Thời gian thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
Ghi chú:
- Mục 11.3: nếu có điều kiện thì tính toán đầy đủ. Nếu không thì hướng dẫn
cách tính lấy khối lượng GPMB x đơn giá hạng mục.
Chương 12: Đánh giá tác động môi trường
12.1. Những căn cứ pháp lý.
12.2. Hiện trạng môi trường tuyến đi qua.
12.3. Tác động môi trường trong giai đoạn tiền thi công.
12.4. Tác động môi trường trong giai đoạn thi công.
12.5. Các biện pháp giảm thiểu các tác động.
12.6. Kết luận.
Chương 13: Tổng mức đầu tư
13.1. Tổng mức đầu tư và phương án phân kỳ đầu tư: nội dung của tổng mức đầu tư,
căn cứ lập tổng mức đầu tư, phương pháp lập tổng mức đầu tư, kết quả tính tổng

mức đầu tư của dự án.
13.2. Nguồn vốn (hoặc loại nguồn vốn), khả năng tài chính, nhu cầu vốn theo tiến độ,
nhu cầu về vật tư, máy móc thiết bị và lao động.
13.3. Tổ chức triển khai dự án.

7


13.4. Các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư. Đối với dự án nhóm C phải lập ngay kế
hoạch đấu thầu. Đối với dự án nhóm A, B có thể lập kế hoạch đấu thầu sau khi có
quyết định đầu tư (tùy điều kiện cụ thể của dự án).
13.5. Quy định thời gian khởi công (chậm nhất), thời hạn hoàn thành đưa công trình vào
khai thác sử dụng (chậm nhất).
13.6. Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan đến dự án.
Chương 14: Lựa chọn phương án tuyến và đánh giá hiệu quả đầu tư
14.1. Thuyết minh phương pháp phân tích hiệu quả đầu tư.
14.2. Tính toán và tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật sử dụng khi so sánh phương
án thiết kế tuyến.
Phương án
Đánh giá
STT
Các đặc trưng của PA
I
II
I
II
1
Chiều dài tuyến, km
5,00
7,00

+
2
Hệ số triển tuyến
1,11
1,22
+
3
Chiều dài tuyến sử dụng đường cũ, km
...



4
Số góc ngoặt
5
Tổng số góc ngoặt của đường cong nằm,
( Σα (độ
6
α
α = ∑ :Trị số góc ngoặt trung bình ,
n

7
8
9
10
11
12

13

14

15
16
17
18
19
20

Bán kính trung bình
Số lượng đường cong có Rmin
Số lượng đường cong con rắn
% ,Độ dốc dọc tối đa
Chiều dài đoạn dốc có dốc dọc từ 4%
đến id max
:Bán kính tối thiểu, m
Đường cong lồi -ường cong lõmĐ
Chiều dài đoạn tuyến không đảm bảo
tầm nhìn trên bình đồ và mặt cắt dọc, m
Số đoạn tuyến qua vùng dân cư, cắt
đường ô tô cùng mức, đường sắt và
những nơi cần giảm tốc độ
Số lượng cầu lớn, cầu trung và tổng
chiều dài cầu, m
Số lượng cầu nhỏ và tổng chiều dài cầu,
m
Số lượng cống và tổng chiều dài
Chiều dài tường chắn và các công trình
đặc biệt khác
Chiều dài đoạn tuyến qua vùng đất yếu

Vị trí có nguy cơ sụt trượt cao gây tắc
xe

8


STT
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32

Các đặc trưng của PA

Phương án
I
II

Đánh giá
I
II


Tình hình nguyên vật liệu tại chỗ
Tổng mức đầu tư
Giá thành xây dựng 1 km đường
Tốc độ xe chạy trung bình trên tuyến,
km/h
Thời gian xe chạy, phút
Lượng tiêu hao nhiên liệu, lít/chuyến
Chi phí khai thác
Hiệu số thu chi NPV
Tỷ lệ thu chi B/C
Tỷ lệ nội hoàn IRR
Thời gian hoàn vốn


14.3. Kết luận và kiến nghị chọn phương án.
14.4. Đánh giá hiệu quả đầu tư của phương án chọn.
Chương 15: Phương án quản lý khai thác và sử dụng lao động
15.1. Tổ chức quản lý, duy tu tuyến đường.
15.2. Yêu cầu về lao động, thiết bị và công trình cho việc quản lý duy tu tuyến đường.
Chương 16: Tổ chức xây dựng
16.1. Thiết kế tổ chức thi công chỉ đạo.
16.2. Quản lý chất lượng.
16.3. Đảm bảo giao thông, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thi
công.
16.4. Yêu cầu về vật liệu và máy thi công.
Chương 17: Kết luận và kiến nghị
17.1. Những kết luận chính:
+ Tên dự án.
+ Phạm vi và nội dung nghiên cứu.
+ Địa điểm xây dựng.

+ Sự cần thiết đầu tư.
+ Các giải pháp kỹ thuật kiến nghị về quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, các phương án
về vị trí và kết cấu cóng trình.
+ Khối lượng giải phóng mặt bằng.
+ Các bước thiết kế.
+ Thi công và quản lý chất lượng công trình.
+ Tổng mức đầu tư.
+ Kế hoạch triển khai dự án, hình thức quản lý thực hiện dự án.
+ Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan đến dự án.

9


17.2. Kiến nghị.
Hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở (không yêu cầu viết thuyết minh thiết kế cơ sở)
1.

2.

3.

4.

5.

Quy định chung: Khổ giấy vẽ, kích thước khung bản vẽ, khung tên, các quyết định
vể chữ viết, các ký hiệu và viết tắt ghi trên các bản vẽ bình đồ tuyến, mặt cắt dọc,
mặt cắt ngang đường và các công trình trên đường phải tuân theo các hướng dẫn
quy định bản vẽ, viết tắt và ký hiệu khi lập dự án đường ôtô.
Bình đồ tuyến (khổ giấy A1):

+ Tỷ lệ: Đối với các đoạn tuyến địa hình không phức tạp dùng tỷ lệ 1: 10.000.
Trẽn bình đồ có vẽ các phương án tuyến, vị trí cầu, cống, các công trình đặc biệt,
vị trí các mỏ vật liệu...
+ Đối với những đoạn địa hình phức tạp dùng tỷ lệ 1: 5000.
+ Các phương án tuyến được tô các màu khác nhau, các tuyến đường hiện có tô
màu vàng đậm, các sông suối, hồ ao - màu xanh. Phương án tuyến kiến nghị chọn
tô màu đỏ.
Mặt cắt dọc đường (khổ giấy A3):
+ Mặt cắt dọc đường ôtô được vẽ trên khổ giấy có chiều cao là 29,5 cm (hình
thức và nội dung theo bản vẽ mẫu hướng dẫn).
+ Tỷ lệ vẽ chiều dài: 1: 2.000, theo chiều đứng: 1: 200.
+ Màu vẽ và màu chữ viết: tất cả các ký hiệu (chữ viết, nét vẽ,...) thuộc về thiết
kế được vẽ bằng mực đỏ (mặt cắt dọc thiết kế, cao độ thiết kế, chiều cao đào đắp,
độ dốc, đườmg cong đứng), các ký hiệu của mặt cắt dọc mặt đất tự nhiên thì vẽ
màu đen; mực nước và sông suối được ký hiệu bằng màu xanh. Khi vẽ bằng máy
vi tính chỉ có màu đen thì mặt cắt dọc đựờng đỏ phải vẽ đậm hơn mặt cắt dọc
dường đen (mặt đất tự nhiên).
+ Mặt phẳng chuẩn (cao độ chuẩn): Cao độ chuẩn của mặt cắt dọc lấy theo mốc
cao đạc nhà nước và dùng trị số tròn mà không dùng số lẻ. Chú ý khi chọn cao độ
chuẩn phải đảm bảo cao độ thấp nhất của mặt cắt dọc phải cao hơn cao độ chuẩn
chọn vẽ mặt cắt dọc.
+ Trên MCD thể hiện đầy đủ các cọc chủ yếu của đường cong, cọc lý trình, cọc
công trình, cọc địa hình và cọc chi tiết trên tuyến (khoảng cách 50m /cọc).
Mặt cắt ngang đường (khổ giấy A3):
+ Tỷ lệ 1: 200. Mặt cắt ngang được vẽ theo mẫu quy định. (Chú ý: có yêu cầu SV
in hết các mặt cắt ngang ra không hay chỉ in các cọc chủ yếu?)
Cống (khổ giấy A3):
+ Tỷ lệ 1: 100
+ Yêu cầu vẽ các loại cống có sử dụng, mỗi loại vẽ cho một cống và ghi mã hiệu
cống định hình. Đối với các cống tại các nơi có địa hình, địa chất, hướng suối

chảy phức tạp hoặc khi thiết kế cao độ đáy cống dưới cao độ lòng suối lúc tự
nhiên thì cần cung cấp bản vẽ bố trí cống chi tiết khi áp dụng cống định hình có bổ
sung các phần thiết kế thêm như dốc nước, hố tiêu năng, hố tụ nước và biện pháp
gia cố lòng suối.

10


+ Bảng thống kê các loại vật liệu, kích cỡ, khối lượng.
6. Cầu nhỏ, cầu trung: Tỷ lệ 1: 50 hoặc 1: 100.
+ Yêu cầu: vẽ sơ đồ bố trí cầu, kết cấu mố, trụ và dầm cầu, chiều dài cầu, mực
nước dâng trước cầu và mực nước tính toán dưói cầu. Nếu sử dụng định hình thì
cần ghi mã số của cầu, mố, trụ định hình.
+ Bảng thống kê các vật liệu chính, kích cỡ, khối lượng.
7. Kết cấu áo đường: Các phương án kết cấu áo đường cho từng giai đoạn đầu tư
phân kỳ có ghi rõ loại vật liệu, chiều dày các lớp vật liệu, trị số mồ đun đàn hồi
của vật liệu, mô đun dàn hồi yêu cầu, lý trình các đoạn tuyến sử dụng kết cấu kiến
nghị.
8. Công trình phòng hộ (kè, tường chắn, gia cố chống xói mái dốc...).
+ Tỷ lệ 1: 100 hoặc 1 : 200.
+ Yêu cầu vẽ các kết cấu điển hình cho các đoạn đặc trưng và ghi rõ lý trình các
đoạn tuyến áp dụng.
9. Nút giao nhau: Tỷ lệ không nhỏ hơn 1: 500.
Yêu cầu sơ đồ nút giao nhau có chỉ rõ:
+ Sơ đồ các luồng giao thông dẫn tới nút: đi thẳng, rẽ trái, rẽ phải ở giờ cao điểm
năm tính toán.
+ Thành phán xe chạy trên các luồng: xe tải các loại, xe con, xe máy, xe đạp...
+ Các tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu, tốc độ xe chạy từ các hướng vào nút; chiều
rộng nền đường, mặt đuờng, bán kính dường cong nằm, độ dốc dọc... của dường
chính và đường rẽ.

+ Các đặc điểm về địa chất, địa mạo, thủy vẫn của khu vực thiết kế.
+ Mặt cắt dọc, mặt cắt ngang thiết kế sơ bộ các đường trong phạm vi nút.
10. Công trình an toàn giao thông: Cung cấp bảng thống kê các công trình an toàn
giao thông (cọc tiêu, lan can bằng tôn sóng, hộ lan, biển báo các loại, tín hiệu, rào
chắn, sơn kẻ đường...) theo kilômét và chỉ rõ mã hiệu của các loại nếu sử dụng
định hình.
11. Công trình ngầm (nếu có).
12. Các công trình phục vụ khai thác (Nhà thu phí, nhà quản lý đường, hạt giao thông,
nhà nghỉ, bến xe, v.v...)
* Các bản vẽ chuẩn bị để bảo vệ trước hội đồng:
- Bình đồ khu vực tuyến khổ A0-A1 (tỷ lệ 1/10.000) có vẽ các phương án tuyến (PA
tuyến lựa chọn tô màu đỏ).
- Bản vẽ mặt cắt ngang đại diện, bản vẽ kết cấu áo đường các PA tuyến khổ A1.
- Bản vẽ mặt cắt dọc các PA tuyến trên khổ A2 kéo dài (tỷ lệ 1/2000; 1/200 hoặc
1/5000; 1/500. Trên đó MCD PA1 bố trí ở trên, MCD PA2 bố trí ở dưới).
- Bản tổng hợp so sánh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật các phương án tuyến, khổ
A0-A1.
- Bản vẽ các công trình điển hình trên tuyến, khổ A0-A1.
- Bản tính tổng mức đầu tư các PA tuyến, khổ A0-A1.
B. Phần 2: THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG (chi tiết cho toàn bộ tuyến)

11


Thuyết minh Thiết kế Bản vẽ thi công (gồm 13 chương)
Chương 1. Giới thiệu chung
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.


Tên dự án, chủ đầu tư và địa chỉ liên lạc.
Đối tượng và phạm vi đoạn nghiên cứu.
Tổ chức thực hiện dự án: các đơn vị tham gia.
Những căn cứ pháp lý để tiến hành thiết kế BVTC.
+ Quyết định phê duyệt bước lập BCNCKT ĐTXD và cho phép tiến hành bước
thiết kế bản vẽ thi công.
+ Quyết định duyệt nhiệm vụ khảo sát, thiết kế BVTC có kèm theo nhiệm vụ
khảo sát, thiết kế BVTC đã được thông qua, tờ trình của chủ đầu tư xin duyệt
nhiệm vụ khảo sát, thiết kế BVTC.
+ Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và đơn vị tư vấn khảo sát - thiết kế thực hiện
triển khai thiết kế BVTC.
+ Các thông tư, Quyết định và các văn bản khác có liên quan tới dự án.
1.5. Các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn áp dụng.
1.6. Các nguồn tài liệu sử dụng để triển khai thiết kế BVTC.
Chương 2. Đặc điểm về quy hoạch xây dựng có liên quan tới thiết kế BVTC
+ Nội dung báo cáo của chương này tương tự như nội dung báo cáo trong chương
4 của bước lập DAĐT nhưng chính xác và cụ thể hơn trên cơ sở các tài liệu khảo
sát chi tiết trong giai đoạn khảo sát thiết kế BVTC (có thể yêu cầu viết lại hoặc
chỉ cần nêu tham khảo trong chương 4 của phần 1 – Lập BCNCKT ĐTXD).
+ Thuyết minh những nhận xét kết luận chỉ đạo áp dụng đối với thiết kế BVTC về
bình đồ, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang và các công trình trên đường như xác định các
điểm khống chế khi thiết kế bình đồ, các cao độ khống chế khi thiết kế mặt cắt dọc
và các giải pháp đối với các công trình trên đường.
Chuơng 3. Điều kiện tự nhiên vùng tuyến đi qua
+ Nội dung báo cáo của chương này tương tự như nội dung báo cáo trong chương
8 của bước lập BCNCKT ĐTXD nhưng chính xác và chi tiết hơn trên cơ sở phân
tích các tài liệu khảo sát chi tiết thu thập được trong giai đoạn khảo sát thiết kế
BVTC (có thể yêu cầu viết lại hoặc chỉ cần nêu tham khảo trong chương 8 của
phần 1 – Lập BCNCKT ĐTXD).

+ Phần cuối của chương này cần thuyết minh những nhận xét, kết luận chỉ đạo về
các giải pháp thiết kế bình dồ, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang, cầu, cống,... đối với
từng đoạn tuyến đặc trưng và cung cấp những số liệu thăm dò, khảo sát và thí
nghiệm cần thiết phục vụ việc thiết kế chi tiết.
Chương 4. Thiết kế kỹ thuật bình đồ, mặt cắt dọc và mặt cắt ngang đường
4.1. Cấp đường và các tiêu chuẩn thiết kế hình học chủ yếu của đường.
4.2. Thiết kế kỹ thuật bình đồ tuyến:
+ Thuyết minh các điều kiện khống chế, các căn cứ, lập luận đã vận dụng khi
thiết kế bình đồ đối với mỗi đoạn tuyến đặc trưng, chọn vị trí các đỉnh đường

12


cong, chọn bán kính đường cong theo điều kiện địa hình đoạn tuyến thiết kế, sự
phối hợp giữa bình đồ, mặt cắt dọc và mặt cắt ngang đường.
+ Lập bảng tổng hợp theo lý trình đoạn thẳng, đoạn cong tròn, đoạn cong chuyển
tiếp và các yếu tố của đường cong tròn và đường cong chuyển tiếp.
+ Thiết kế chi tiết đường cong nằm.
+ Bố trí các yếu tố kỹ thuật của đường cong nằm (siêu cao, mở rộng, chuyển
tiếp...)
+ Đối với các đoạn tuyến có yêu cầu phải so sánh các phương án tuyến cục bộ thì
phải thuyết minh ưu khuyết điểm của mỗi phương án và bảng tổng hợp kết quả so
sánh theo các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và kiến nghị phương án chọn.
(Chú ý phải thể hiện đầy đủ các cọc chủ yếu của đường cong, cọc lý trình, cọc
công trình, cọc địa hình, cọc chi tiết của tuyến với khoảng cách cọc trên đường
thẳng và đường cong có bán kính R ≥ 500m là 20m/cọc, trên đường cong có bán
kính R< 500m là 10m/cọc).
4.3. Thiết kế mặt cắt dọc đường:
+ Nguyên tắc thiết kế.
+ Đối với mỗi đoạn tuyến đặc trưng thuyết minh các cao độ khống chế khi thiết

kế mặt cắt dọc, chiều cao đào đắp mong muốn dựa trên cơ sở phân tích điều kiện
địa hình (độ dốc ngang sườn dốc), mực nước điều tra dọc tuyến ở những vùng bị
ngập hai bên đường, mực nước ngầm, điều kiện địa chất dọc tuyến; chọn độ dốc
dọc thiết kế và bán kính đưòng cong đứng; phối hợp dường cong đứng và đường
cong nằm v.v...
+ Phải thể hiện đầy đủ các cọc trên tuyến như ở bình đồ.
4.4. Thiết kết mặt cắt ngang đường:
+ Thuyết minh chi tiết cấu tạo của các mặt cắt ngang có yêu cầu thiết kế đặc biệt,
các phương án so sánh và kết quả thiết kế, lý trình, các đoạn đường áp dụng các
mặt cắt ngang thiết kế đặc biệt, bảng tổng hợp các kết quả tính toán ổn định và
khối lượng các vật liệu chủ yếu.
+ Tính toán đảm bảo tầm nhìn trong đường cong nằm có bán kính nhỏ.
+ Tính toán các khối lượng công việc.
Chương 5. Thiết kế áo đường
+ Thuyết minh các phương án kết cấu áo đường, kết quả tính toán chiều dày các
lớp áo đường, phân tích ưu khuyết điểm của mỗi phương án và kiến nghị phương
án chọn cho từng giai đoạn quy hoạch và cho các đoạn đường đặc trưng có môđun
đàn hồi nền đường thay đổi.
+ Yêu cầu đối với vật liệu, các biện pháp quản lý chất lượng xây dựng đối với
mỗi đoạn đặc trưng.
Chương 6. Thiết kế thoát nước dọc tuyến
Thuyết minh các mục sau đây:
6.1. Hệ thống rãnh dọc, rãnh đỉnh, rãnh tập trung nước:

13


+ Quy hoạch chi tiết hệ thống rãnh thoát nước: Xác định lý trình các đoạn đường
cần xây dựng rãnh dọc, rãnh đỉnh, rãnh tập trung nước.
+ Tính toán thủy văn, thủy lực rãnh: Trên cơ sở bản đồ quy hoạch hệ thống rãnh

dọc tuyến, khoanh lưu vực và xác định lưu lượng thiết kế cho mỗi đoạn rãnh đặc
trưng và tính toán kích thước của rãnh, cấu tạo gia cố rãnh. Lập bảng tổng hợp kết
quả tính toán thủy văn, thủy lực rãnh đỉnh và rãnh tập trung nước, đối với rãnh
biên (rãnh dọc) không yêu cầu tính toán thủy lực mà sử dụng kích thước điển
hình.
6.2. Thiết kế hệ thống công trình thoát nước ngầm (nếu có):
+ Quy hoạch vị trí hệ thống rãnh thoát nước ngầm: Xác định lý trình các đoạn
đường cần xây dựng rãnh thoát nước ngầm, sơ đồ bố trí các rãnh và ống thoát
nước ngầm trên mặt cắt ngang đường.
+ Tính toán lưu lượng chảy về các công trình thoát nước ngầm, xác định chiều
sâu rãnh ngầm và kích thước công trình thoát nước ngầm, cấu tạo rãnh và ống
thoát nước.
Chương 7: Thiết kế cầu cống
Thuyết minh các mục sau đây:
7.1.
Tính toán thủy văn.
+ Quy hoạch hệ thống thoát nước ngang dọc tuyến: lý trình vị trí các công trình
thoát nước dọc tuyến (cống, cầu nhỏ, cầu trung, cầu lớn, đường tràn, đường thấm
v.v...).
+ Xác định lưu lượng thiết kế cho mỗi công trình thoát nước.
+ Chọn loại công trình (cống hay cầu, cống tròn hay cống vuông) và tính toán
khẩu độ công trình và các yếu tố thủy lực như chiều sâu nước ở thượng lưu công
trình, tốc độ nước chảy tại công trình, tại thượng lưu và hạ lưu công trình. Căn cứ
vào kết quả tính toán thủy lực tính chiều cao nền đường, chiều cao cầu tối thiểu và
chọn biện pháp gia cố ở phía thượng lưu và hạ lưu công trình. Lập bảng tổng hợp
kết quả thiết kế thủy văn cầu cống nhỏ.
+ Đối với cầu lớn, cầu trung hay cầu nhỏ mà cho phép xói lở sau khi xây dựng
cầu thì cần phải thuyết minh tính toán xói lở dưới cẩu, cao trình đường xói lở tính
toán.
7.2.

Chọn kết cấu công trình: Trong trường hợp sử dụng các kết cấu định hình thì
phải thuyết minh mã hiệu định hình kiến nghị sử dụng.
+ Đối với các công trình có điều kiện địa hình và điều kiện thủy văn, thủy lực
khác với điều kiện quy định khi xây dựng định hình thì phải thuyết minh những
tính toán, thiết kế bổ sung các công trình bổ trợ (như dốc nưóc, bậc nưóc, hố tụ, hố
tiêu năng hay rãnh dẫn nước ở phía thượng lưu và hạ lưu công trình).
+ Trong trường hợp không thể sử dụng các thiết kế định hình thì cần phải thuyết
minh lý do, phải có luận chứng kinh tế kỹ thuật các phương án kiến nghị sử dụng,
phải cung cấp đầy đủ bản thuyết minh tính toán kết cấu.
+ Thiết kế chi tiết bình đồ, mặt cắt ngang, mặt cắt dọc và các chi tiết kết cấu,
thuyết minh đặc điểm cùa mỗi công trình, biện pháp thi công xây lắp, quản lý kỹ

14


thuật, chất lượng thiết bị và chất lượng xây dựng. Trong trường hợp áp dụng các
thiết kế định hình cũng cần thiết lập các bản vẽ chi tiết nói trên có xét đến điều
kiện địa hình, địa chất và thủy văn cụ thể đối với mỗi công trình. Các bản vẽ thi
công phải có đầy đủ các kích thước để có thể triển khai ngoài thực địa.
7.3.
Thiết kế cầu lớn và vừa: Trong hồ sơ dự án về đường, đối với cầu lớn và vừa
chỉ cần thuyết minh những tài liệu có liên quan với thiết kế bình đồ, mặt cắt dọc,
mặt cắt ngang đường như lý trình của cầu, chiều dài cầu, cao độ khống chế tại mặt
cầu và đường đắp qua bãi sông (đường đầu cầu). Các nội dung khác sẽ được
thuyết minh chi tiết trong hồ sơ thiết kế cầu.
Chương 8. Các công trình đặc biệt
8.1.
8.2.
8.3.
8.4.


8.5.

Thuyết minh các nội dung sau đây:
Lý trình đoạn đường sử dụng công trình đặc biệt (kè, tường chắn, các công trình
xử lý đất yếu, các công trình chống xói ta luy đường v.v...).
Điều kiện về địa hình, địa chất, thủy văn, chiều cao đào đắp v.v... và các số liệu
thăm dò, thí nghiệm.
Các phương án kết cấu, các kết quả tính toán ổn định, các ưu khuyết điểm của
phương án và kết quả so sánh chọn phương án tối ưu.
Triển khai các nội dung thiết kế chi tiết, cung cấp các bản vẽ thiết kế thi công và
các hướng dẫn công nghệ thi công xây lắp, quản lý kỹ thuật, chất lượng xây dựng
công trình.
Công trình ngầm dọc tuyến nếu có.
Chương 9. Thiết kế nút giao nhau

9.1.

9.2.
9.3.

9.4.

9.5.

Thuyết minh các nội dung sau đây:
Các tài liệu gốc sử dụng:
+ Lưu lượng xe và thành phần xe theo các hướng đi thẳng, rẽ trái, rẽ phải của các
hướng vào nút.
+ Tốc độ thiết kế của các đường vào nút, tốc độ thiết kế áp dụng ở các đường rẽ

phải, rẽ trái.
+ Điều kiện tự nhiên khu vực thiết kế nút giao nhau: điều kiện địa hình, địa mạo,
địa chất, thủy văn.
+ Các thông số kỹ thuật: bán kính đường cong, độ dốc dọc, độ dốc siêu cao giới
hạn.
Thiết kế bình đồ nút giao nhau.
+ Thuyết minh các căn cứ chọn các yếu tố hình học của bình đồ nút giao nhau.
Thiết kế mặt cắt dọc đường khu vực nút giao nhau (đường chính, đường phụ,
đường rẽ trái, rẽ phải).
+ Thuyết minh các căn cứ chọn độ dốc dọc, bán kính đường cong đứng, v.v...
Thiết kết mặt cắt ngang đường khu vực nút giao nhau:
+ Thuyết minh các căn cứ chọn dạng mặt cắt ngang, thiết kế siêu cao và đường
cong chuyển tiếp.
Quy hoạch măt đứng khu vực nút giao nhau và thiết kế hệ thống thoát nước.
Chương 10. Phương án chung giải phóng mặt bằng và cấm cọc lộ giói

15


+ Thuyết minh khối lượng công việc di dân, di chuyển các công trình hiện có, đền
bù, kế hoạch tái định cư và kết quả tính toán phạm vi giải phóng mặt bằng, cắm
cọc lộ giói hai bên đường.
Chương 11. Đánh giá tác động môi trường và các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng
đối với môi trường
Thuyết minh các nội dung sau đây :
11.1. Đánh giá tác động môi trường và các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng đối vói môi
trưòng đã áp dụng khi thiết kế BVTC.
11.2. Thiết kế kỹ thuật các công trình giảm thiểu ảnh hưởng đối với môi trường (tường
chống ồn, giải cây xanh giảm ồn,...)
11.3. Các biện pháp phòng chống cháy, nổ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường.

Chương 12. Tổng dự toán và phương án phân kỳ đầu tư
Thuyết minh các nội dung sau đây:
12.1. Các định mức, đơn giá và việc vận dụng định mức đơn giá, các chế độ chính sách
có liên quan và các khoản mục chi phí theo quy định của nhà nước đã áp dụng
trong tính toán tổng dự toán.
12.2. Kết quả tính toán khối lượng các công trình trên đường và khối lượng công tác
đất, khối lượng các vật liệu chủ yếu.
12.3. Xác định giá trị tổng dự toán và so sánh với tổng mức đầu tư đã được duyệt trong
bước lập BCNCKT ĐTXD.
12.4. Tổ chức triển khai dự án:
+ Nguồn vốn, khả năng tài chính, nhu cầu vốn theo tiến độ, nhu cầu về vật tư,
máy móc thiết bị và lao động.
+ Các mốc thời gian chính triển khai dự án, thực hiện đầu tư, kế hoạch đấu thầu.
Ghi chú:
- Chương này nếu thực hiện được hết thì tốt. Bằng không thì có thể bỏ đi mục
12.3.
Chương 13. Kết luận và kiến nghị
13.1. Những kết luận chính:
+ Tên dự án thiết kế BVTC.
+ Phạm vi và nội dung nghiên cứu.
+ Đánh giá sự phù hợp của thiết kế BVTC với nội dung đã phê duyệt trong quyết
định đầu tư về quy mô, quy chuẩn, tiêu chuẩn, các phương án về vị trí tuyến, các
công trình lớn.
+ Các giải pháp thiết kế kỹ thuật các công trình chính; những bổ sung của thiết kế
BVTC so với thiết kế cơ sở trong bước lập DAĐT.
+ Tổng dự toán (có so sánh với tổng mức đầu tư đã được duyệt).
+ Kế hoạch triển khai dự án, hình thức quản lý dự án, tổng tiến độ.
+ Đánh giá tác động môi trường, những biện pháp bảo vệ môi trường, sinh thái,
phòng chống cháy, nổ, an toàn lao động.
13.2. Kiến nghị.


16


Các bản vẽ thi công
1.

Bình đồ chi tiết tuyến đường, khổ A3 (tỷ lệ 1/1000). Bình đồ tuyến thể hiện các
cọc Km, H, các cọc địa hình, các cọc đặc trưng như cọc đỉnh, tiếp đầu, tiếp cuối
đuờng cong tròn, tiếp đầu tiếp cuối đường cong chuyển tiếp, cọc phân cự, cọc chi
tiết, cọc tọa độ vị trí các công trình, mốc tọa độ và mốc cao đạc, đường ranh giới
phạm vi chân mái dốc nền đường đào, đường đắp...
2. Mặt cắt dọc đường, khổ A3 (tỷ lệ 1/1000; 1/100). Trên mặt cắt dọc có thể hiện mặt
cắt địa chất tỷ lệ 1/10, vẽ đường mực nước điều tra và mực nước tính toán dọc
tuyến và tại các công trình cầu, cống.
3. Mặt cắt ngang đường, khổ A3 (tỷ lệ 1/200).
4. Kết cấu áo đường: Vẽ các phương án kết cấu áo đường cho từng giai đoạn đầu tư
có ghi rõ loại vật liệu, chiều dày các lớp vật liệu, trị số môdun đàn hồi yêu cầu,
môđun đàn hồi của các lớp vật liệu và nền đất, lý trình các đoạn tuyến sử dụng
loại kết cấu áo đường.
5. Hệ thống rãnh thoát nước dọc tuyến: Bản vẽ bình đồ quy hoạch hệ thống rãnh
đỉnh, rãnh tập trung nước trên đó vẽ đường ranh giới phân chia lưu vực cho từng
đoạn rãnh, vị trí, hướng rãnh thoát nước, kết quả tính toán lưu lượng chảy về các
đoạn rãnh đặc trưng. Bản vẽ mặt cắt ngang, mặt cắt dọc của rãnh và cấu tạo rãnh,
vật liêu gia cố rãnh. Bản vẽ quy hoạch và kết cấu hệ thống thoát nước ngầm (nếu
có).
6. Cống (Tỷ lệ 1/100): Bản vẽ cống được lập cho mỗi công trình cống có thể hiện
đầy đủ bình đồ vị trí công trình, mặt cắt dọc và mặt cắt ngang cống có chỉ rõ
đường mặt đất tự nhiên, các iớp địa chất, đường đỏ thiết kế, các kết quả tính toán
thủy văn, thủy lực, mực nước thượng lưu và hạ lưu cống, tốc độ ở thượng lưu và

hạ lưu cống.
7. Cầu nhỏ (tỷ lệ 1/50 hoặc 1/100): Yêu cầu đối với bản vẽ cầu nhỏ cũng tương tự
như yêu cầu đối với bản vẽ cống.
8. Các công trình đặc biệt (kè, tường chắn, biện pháp chống xói, xử lý đất yếu v.v...)
+ Sơ đồ tính toán, kết quả tính toán ổn định công trình.
+ Bản vẽ thiết kế kỹ thuật công trình đặc biệt đối với từng đoạn tuyến đặc trưng.
9. Nút giao nhau:
+ Bàn đồ địa hình tỷ lệ không nhỏ hơn 1/500, trên đó vẽ các tuyến đường dẫn tới
nút, mặt cắt dọc và mặt cắt ngang của các đường.
+ Bản vẽ sơ đồ các luồng giao thông tại nút: đi thẳng, rẽ trái, rẽ phải ở các giờ cao
điểm và thành phẩn xe chạy trên các luồng: xe tải, xe con, môtô, xe máy, xe đạp,
xe thô sơ.
+ Bản vẽ thiết kế bình đồ, mặt cắt ngang, mặt cắt dọc, quy hoạch mặt đứng, quy
hoạch hệ thống công trình thoát nước tại nút, thiết kế các cồng trình trong phạm vi
nút như cẩu vượt, hầm chui, công trình chiếu sáng, tổ chức giao thông, an toàn
giao thông v.v...
10. Các công trình an toàn giao thông dọc tuyến: Bản vẽ quy hoạch bố trí các công
trình an toàn giao thông dọc tuyến như cọc tiêu, biển báo, vạch sơn…Cấu tạo chi
tiết loại biển báo, cọc tiêu, vạch sơn…

17


11.
12.
13.
14.

Công trình ngầm (nếu có).
Các công trình phục vụ khác dọc tuyến.

Thiết kế chi tiết các đoạn tuyến có bố trí siêu cao và đường cong chuyển tiếp.
Các bản vẽ triển khai cắm mốc lộ giới, giải phóng mặt bằng xây dựng, vị trí các
mốc tọa độ và mốc cao độ.
* Các bản vẽ chuẩn bị để bảo vệ trước hội đồng:
- Các thầy nghiên cứu và cho ý kiến về yêu cầu bản vẽ nào cần chuẩn bị để bảo
vệ trước hội đồng.

C. Phần 3: TỔ CHỨC THI CÔNG VÀ THI CÔNG CÔNG TRÌNH

III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và thời gian giảng viên hướng dẫn trên lớp, mỗi sinh
viên phải chủ động thời gian để hoàn thành Đồ án tốt nghiệp của mình.
2. Kết thúc thời gian làm đồ án, sinh viên phải có hồ sơ, gồm:
+ Thuyết minh lập dự án đầu tư xây dựng công trình tuyến được giao (đóng quyển khổ
giấy A4);
+ Bản vẽ thiết kế cơ sở (đóng quyển khổ giấy A3, thứ tự bản vẽ sắp xếp thành từng
phần theo thứ tự như kể trên, giữa các phần có một bìa lót để phân cách).
3. Quy định hình thức hồ sơ:
+ Thuyết minh đánh máy trên khổ giấy A4:
Font chữ : Time New Ronman
Khổ giấy A4. Căn lề Magin: Left: 30mm, Right: 15mm; Top, Bottom: 20mm.
Font chữ : Time New Roman
Tên các chương (hoặc vấn đề): chữ in hoa, cao 16, đậm (Bold), căn lề giữa (center)
Các mục 1, 2.... chữ thường, cỡ 13, đậm (Bold), để justify
Các nội dung khác: cỡ 13, Justify, fisrt line 1cm, giãn dòng Multiple 1,3, spacing
before 6pt hoặc spacing (before +after) = 3pt+3pt.
4. Các bản vẽ bằng máy vi tính;
5. Bản vẽ thể hiện theo tiêu chuẩn Việt Nam, phía trên của bản vẽ đề tên theo chữ kỹ
thuật, chiều cao 25 mm;
6. Khung tên bản vẽ theo mẫu hướng dẫn;

Đường viền bao quanh bản vẽ (bên trên, dưới, phải) cách mép giấy 1cm; đường viền
mép bản vẽ bên trái cách mép giấy 2,5cm.

18


19



×