Tải bản đầy đủ (.ppt) (29 trang)

Chuyên đề: KỸ THUẬT AN TOÀN VẬN HÀNH THIẾT BỊ NÂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.72 KB, 29 trang )

Chuyên đề: KỸ THUẬT AN TOÀN
VẬN HÀNH THIẾT BỊ NÂNG

Người thực hiện: Nguyễn Văn Lam
Trung tâm hỗ trợ đầu tư & phát triển KCN Bắc Ninh


NỘI DUNG
A. Giới thiệu một số thiết bị nâng.
B. Những sự cố thường xảy ra khi
sử dụng thiết bị nâng.
C. Quy định an toàn khi sử dụng
thiết bị nâng.


A. GIỚI THIỆU MỘT SỐ THIẾT BỊ NÂNG
Thiết bị nâng chuyển là thiết bị cơ giới nâng chuyển các vật nặng nhằm nâng cao năng suất
lao động, giảm nhẹ sức lao động cho con người.


Các loại máy nâng chuyển:
+ Cầu trục:


+ Cổng trục:


+ Cần cẩu:


+ Xe nâng:




B. NHỮNG SỰ CỐ TAI NẠN
THƯỜNG XẢY RA KHI SỬ
DỤNG THIẾT BỊ NÂNG


1. Nguyên nhân:
1.1. Sơ suất không chú ý
1.2. Không tuân thủ những điều cấm
1.3. Không theo đúng các quy trình an toàn
1.4. Không dùng bảo hộ lao động
1.5. Tình trạng sức khỏe không tốt
1.6. Do thiết bị
1.7. Do thiên tai
1.8. Do môi trường


2.Các yếu tố nguy hiểm do thiết bị
nâng gây ra:


2.1.Dơi tải trọng
- Do nâng quá tải làm đứt
dây cáp, cần nâng, móc
buộc tải;
- Tải bị vướng vào các
vật xung quanh;
- Phanh của cơ cấu nâng
bị hỏng, má phanh mòn

quá mức qui định.
- Dây cáp, dây treo tải bị
mòn hoặc bị đứt, mối
nối cáp không đảm bảo.


2.2.Sập cần: -

Do nối cáp không đúng kỹ thuật,
- Khóa cáp mất, hỏng phanh
- Do cần quá tải ở tầm với xa nhất
- Do đứt cáp.


2.3.Đổ cẩu :

-Do vùng đất mặt bằng làm việc không ổn định, đất bị lún hoặc mặt bằng nghiêng quá qui định.
-Cẩu quá tải hoặc vướng tải vào các vật xung quanh.


2.4.Tai nạn điện:
Phóng điện do thiết bị nâng xâm nhập vào
vùng nguy hiểm của đường dây tải điện


C.Quy định An toàn khi sử dụng
thiết bị nâng


1.TRƯỚC KHI SỬ DỤNG THIẾT BỊ NÂNG

Trước khi sử dụng người công nhân điều khiển
thiết bị nâng, cần làm các công việc sau:




Kiểm tra sổ bàn giao
máy giữa người vận
hành ca trước, với
người nhận ca sau.
Kiểm tra, khắc phục các
hư hỏng còn tồn tại.








Kiểm tra các hệ thống điện, hệ thống truyền
động, của thiết bị, cáp nâng tải… phát hiện các
hư hỏng và sử lý.
Phát tín hiệu cho người xung quanh biết trước
khi vận hành.
Người điều khiển thiết bị nâng, phải được đào
tạo huấn luyện kỹ thuật an toàn định kỳ hàng
năm cấp giấy chứng nhận, được phân công
nhiệm vụ. Người đánh tín hiệu phải là thợ
chuyên nghiệp hoặc thợ nghề khác nhưng phải

qua đào tạo.


2.TRONG KHI ĐANG SỬ DỤNG.


Không cho phép người lên xuống thiết bị nâng khi thiết bị đang làm việc.



Cấm người không có nhiệm vụ vào khu vực làm việc của thiết bị.



Cấm nâng hạ chuyển tải khi có người đứng trên tải; cấm dùng người vừa đu kéo tải vừa cho cơ cấu nâng hạ tải làm việc.




Cấm nâng tải bị vùi dưới đất, bị các vật khác đè lên hoặc bị liên kết bu lông, bê tông với các vật khác…



Cấm dùng thiết bị nâng để lấy cáp, xích khi tải trọng hoặc các vật nặng đè lên.



Cấm chuyển hướng hoạt động của các cơ cấu khi các cơ cấu đó chưa ngừng hẳn.




Cấm dùng người vừa kéo tải vừa cho cơ cấu nâng hạ tải làm việc.



Cấm để treo tải khi thiết bị ngừng hoạt động




Cấm nâng hạ tải và thực hiện các thao tác khi cáp bị bật khỏi buly, hoặc tang quấn cáp, cáp bị xoắn, rối kẹt.



Không để người không có nhiệm vụ sử dụng thiết bị.



Phải ngừng động cơ dẫn động khi tiến hành các công việc: bảo dưỡng, sửa chữa, điều chỉnh phanh.



Phải chọn dây cáp, xích tương ứng với trọng tải và luồn cáp theo đúng thiết kế của thiết bị.











Khi nâng tải có trọng lượng gần bằng tải trọng
cho phép của thiết bị ;phải nâng thử lên độ
cao<3mm, dừng lại kiểm tra tình trạng làm việc
của các cơ cấu. Nếu không đảm bảo an toàn
phải hạ tải xuống để xử lý.
Phải ngừng hoạt động của thiết bị nâng khi:
Phát hiện các vết nứt ở những chỗ quan trọng
của kết cấu kim loại
Phát hiện biến dạng dư của kết cấu kim loại
Phát hiện phanh của bất kỳ cơ cấu nào hỏng
Phát hiện móc, buly, tang bị mòn quá giới hạn
cho phép hoặc hỏng.








Người buộc móc, bốc xếp tải chỉ được phép đến
gần tải khi tải đã hạ đến độ cao không lớn hơn
1m tính từ mặt sàn chỗ người móc tải đứng đến
vị trí thấp nhất của tải.
Chỉ được tiến hành vệ sinh tra dầu mỡ, sửa
chữa thiết bị khi đã thực hiện các biện pháp an
toàn.

Chỉ được phép hạ tải xuống vị trí đã định nơi loại
trừ được khả năng rơi đổ hoặc trượt. Chỉ tháo
bỏ dây treo các kết cấu khỏi móc cẩu khi kết cấu
và bộ phận cố định đó đã được cố định và đặt
vào vị trí ổn định.




Trong quá trình tháo lắp sửa chữa thiết bị nâng phải xác định vùng nguy hiểm và có biển báo cấm người không có nhiệm vụ vào khu vực đó nhằm đề phòng rơi cà lê,
búa… và các sự cố nguy hiểm khác.



Công nhân móc tải phải biết được tải trọng cho phép của thiết bị, biết kiểm tra, vận hành, sửa chữa thiết bị nâng…



Khi hạ tải vào vị trí đã định không được để người công nhân móc tải đứng giữa tải và các công trình,vật tư, thiết bị, mà phải đứng ở phía có lối đi lại tự do.




Khi cẩu chuyển tải từ vị trí này tới vị trí khác chỉ nên nhấc tải cao hơn so với các trướng ngại vật khác từ: 500~800mm, tránh va quệt.



Khi nâng chuyển các vật liệu rời hoặc lỏng phải có thùng chứa chuyên dùng.Nếu cẩu vật liệu nhiều thanh, khúc phải buộc thành bó tránh rơi vãi.




Đơn vị sử dụng thiết bị nâng phải tổ chức thực hiện trao đổi tín hiệu giữa người buộc móc tải với người điều khiển thiết bị nâng.








Đối với thiết bị nâng đặt ngoài trời hoặc sử dụng
động cơ điện phải có cọc tiếp địa phù hợp.
Cấm sử dụng các cơ cấu nâng dùng tang quấn
cáp khi số vòng cáp dự trữ trên tang quấn cáp
của các cơ cấu nâng còn nhỏ hơn số vòng dự
trữ cáp cho phép của thiết bị theo thiết kế.
Khi bốc xếp tải lên phương tiện vận tải phải đảm
bảo độ ổn định của phương tiện vận tải, hàng
phải xếp ngay ngắn tránh đổ vỡ.


×