Tải bản đầy đủ (.pptx) (21 trang)

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong công tác an toàn lao động và về sinh lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.43 MB, 21 trang )

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao
động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ)
trong công tác an toàn lao động (ATLĐ) và
vệ sinh lao động (VSLĐ)

Người trình bày: Bùi Ninh Quang
Đối tượng trình bày: Nhóm 1 (Cán bộ quản lý )


Nội dung trình bày:
Phần I: Những qui định của Bộ luật lao động số
10/2012/QH13, ngày 18 tháng 6 năm 2012.
Phần 2: Qui định của Nghị định số 45/2013/NĐCP, ngày 10-5-2013


Phần I: Những qui định của Bộ luật lao động 2012.


Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động

1. Người lao động có các quyền sau đây:
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với
người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo
đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động;...


Điều 19. Nghĩa vụ cung cấp thông tin
trước khi giao kết hợp đồng lao động

1. Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin cho người lao động về công
việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi,


an toàn lao động, vệ sinh lao động, ...


Điều 34. Người lao động làm việc không trọn thời gian

3. Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương, các quyền và
nghĩa vụ như người lao động làm việc trọn thời gian, quyền bình đẳng về cơ hội,
không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.


Điều 138. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người
lao động đối với công tác an toàn lao động, vệ sinh lao
động

1. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:
a)

Bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ
trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan
và các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra, đo lường;

b)

Bảo đảm các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nhà xưởng đạt các quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc đạt các tiêu chuẩn về an toàn lao
động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc đã được công bố, áp dụng;


Điều 138 (tt)


2. Người lao động có nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành các quy định, quy trình, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm
vụ được giao;
b) Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao
động nơi làm việc;
c) Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại
hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao
động.


Điều 139. Người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao
động

1. Người sử dụng lao động phải cử người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động. Đối với
những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp và sử dụng từ 10 lao động trở lên người sử dụng lao động phải cử người có chuyên môn phù
hợp làm cán bộ chuyên trách về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
2. Người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động phải được huấn luyện về an toàn lao động,
vệ sinh lao động.


Điều 150. Huấn luyên về an toàn lao động, vê sinh lao đông

1. Người sử dụng lao động, người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động phải tham dự khóa huấn luyện an toàn
lao động, vệ sinh lao động, kiểm tra, sát hạch và cấp chứng chỉ, chứng nhận do tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an
toàn lao động, vệ sinh lao động thực hiện (nhóm 1+2)
2. Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động, người học
nghề, tập nghề khi tuyển dụng và sắp xếp lao động (nhóm 4); hướng dẫn quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động
cho người đến thăm quan, làm việc tại cơ sở thuộc phạm vi quản lý của người sử dụng lao động.



3. Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao
động phải tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, kiểm tra sát hạch
và được cấp chứng chỉ (nhóm 3).

Điều 151. Thông tin về an toàn lao động, vệ sinh lao động
Người sử dụng lao động phải thông tin đầy đủ về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các
yếu tố nguy hiểm, có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm
việc cho người lao động


Phần 2: Qui định của Nghị định số 45, 2013

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.


Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại Nghị định này được áp dụng đối
với các đối tượng quy định tại Điều 2 của Bộ luật lao động.
2. Các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại Nghị định này được áp dụng đối
với các đối tượng sau:
a) Người lao động Việt Nam; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; người học
nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động;
b) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình; cá nhân có liên quan.


Điều 3. Thời giờ được tnh vào thời giờ làm việc được
hưởng lương


7. Thời giờ học tập, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.


Điều 10. Lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động

1. Khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ
máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động thì chủ đầu
tư, người sử dụng lao động phải lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh
lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường, trình cơ quan có thẩm quyền cho
phép xây dựng mới, mở rộng, cải tạo công trình, cơ sở.


Điều 10 (tt)

2. Phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động phải có các nội dung chính sau đây:
a) Địa điểm, quy mô công trình, cơ sở phải nêu rõ khoảng cách từ công trình, cơ sở đến khu dân cư và các công trình
khác;
b) Liệt kê, mô tả chi tiết các hạng mục trong công trình, cơ sở;
c) Nêu rõ những yếu tố nguy hiểm, có hại, sự cố có thể phát sinh trong quá trình hoạt động;
d) Các biện pháp cụ thể nhằm loại trừ, giảm thiểu các yếu tố nguy hiểm, có hại; phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn
cấp.


Người sử dụng lao động cần biết:

Điều 15. Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

1. Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động là hoạt động kỹ thuật thực hiện theo quy trình nhất định (sau đây
gọi là quy trình kiểm định) nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp về tình trạng kỹ thuật an toàn của đối

tượng kiểm định theo quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật.
2. Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động là đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp được thành
lập theo quy định của pháp luật và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.


Điều 25. Quản lý nhà nước về thời giờ làm viêc,
thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao đông, vê sinh
lao đông

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, có trách nhiệm:
a) Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản về thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan lập Hồ sơ quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động
theo thông lệ quốc tế;


KẾT LUẬN
Trong Tuyên bố quốc tế về nhân quyền của Liên Hợp quốc năm 1948, (Điều 23): 
Mọi người đều có quyền lao động, tự do lựa chọn việc làm, những điều kiện lao động chính đáng và thuận lợi…

Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, năm 1976 (Điều 7), khẳng định lại:
Các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận quyền của mọi người được hưởng những điều kiện làm việc công
bằng và thuận lợi, đặc biệt đảm bảo:…Những điều kiện làm việc an toàn và lành mạnh…


KẾT LUẬN
Người lao động
Quyền được bảo đảm an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc.

Nghĩa vụ tuân thủ qui định của NSDLĐ

Người sử dụng lao động:
Nghĩa vụ bảo đảm môi trường làm việc an toàn và lành mạnh.
Quyền được yêu cầu NLĐ tuân thủ các qui định của tổ chức


Chân thành cám ơn sự theo dõi của quí vị



×