Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC BẢO HỘ LAO ĐỘNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (973.13 KB, 31 trang )

BỘ LAO ĐỘNG THƢƠNG BINH & XÃ HỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CS2)
KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
----------*****---------

SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LY
MSSV: 1453404041212
Lớp: Đ14NL1
SBD: 194

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG
TẠI VIỆT NAM

BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Giảng viên hướng dẫn: ThS.Trần Minh Đạt
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2017


BỘ LAO ĐỘNG THƢƠNG BINH & XÃ HỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CS2)
KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
----------*****---------

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG
TẠI VIỆT NAM


BẢO HỘ LAO ĐỘNG
HỌ TÊN SINH VIÊN

GIÁM THỊ CHẤM THI 01

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LY
GIÁM THỊ CHẤM THI 02
SBD: 194
Điểm thi bằng số

Điểm thi bằng chữ


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG .....................................1
1.1 Khái niệm bảo hộ lao động và các khái niệm có liên quan ...................................... 1
1.2 Nội dung chủ yếu của công tác bảo hộ lao động .......................................................... 2
1.2.1 Mục đích của bảo hộ lao động ...........................................................................2
1.2.2 Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động ..............................................................3
1.2.3 Bộ tiêu chuẩn áp dụng .......................................................................................4
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC
XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM ......................................................................................4
2.1 Tổng quan về thị trƣờng xây dựng Việt Nam giai đoạn 2000-2017 .................. 4
2.2 Thực trạng chính sách bảo hộ lao động của lĩnh vực xây dựng......................... 5
2.2.1 Thực trạng tai nạn lao động ở nƣớc ta từ năm 2014 đến nay .........................8
2.2.2 Những nguyên nhân gây ra bệnh nghề nghiệp trong ngành xây dựng .......13

2.3

Đánh giá thực trạng công tác bảo hộ lao động ngành xây dựng ...................... 14

2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc ...................................................................................14
2.3.2 Những hạn chế ...................................................................................................14
2.3.3 Nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng ........15
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC BẢO
HỘ LAO ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM .................18
3.1 Mục tiêu và ý nghĩa của những giải pháp trong công tác bảo hộ lao động
ngành xây dựng ............................................................................................................18
3.2 Các biện pháp nhằm cải thiện an toàn lao động, vệ sinh lao động ................... 18
3.2.1 Biện pháp khắc phục bệnh nghề nghiệp cho ngành xây dựng ......................19
3.2.2 Biện pháp khắc phục cho ngƣời lao động .......................................................20
3.2.3 Một số giải pháp để khắc phục tai nạn lao động ............................................20


PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Nguồn nhân lực là một nhân tố quan trọng, quyết định đến sự tồn tại, phát triển

của một tổ chức hay một doanh nghiệp. Là nhân tố trung tâm của mọi hoạt động, một

dây chuyền sản xuất. Không thể phủ nhận rằng xã hội ngày càng phát triển, công nghệ
khoa học ngày càng tiên tiến, máy móc hiện đại được áp dụng nhiều vào sản xuất có
thể thay thế lao động thủ công ở một phần nào đó. Nhưng ai cũng biết, chắc chắn rằng
máy móc không thể hoàn toàn thay thế cho vai trò quan trọng của con người trong sản
xuất được đó là điều tôi khẳng định. Bởi vì muốn máy móc vận hành tốt cần có con
người điều khiển. Vì thế mà con người được xem là “yếu tố chính, yếu tố trung tâm
trong mọi yếu tố khác của hoạt động sản xuất” (Lê Thanh Hà, Giáo trình quản trị nhân
lực 1,năm 2011, trang 10).
Chính vì điều đó, công tác bảo hộ lao động cho người lao động là rất cần thiết trong
các tổ chức hay doanh nghiệp. Chú trọng hơn là trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên,
hiện nay công tác bảo hộ lao động cho người lao động ở một số các doanh nghiệp xây
dựng tại Việt Nam chỉ mang tính hình thức đối phó với cơ quan điều tra Nhà nước.
Tình hình hiện nay cho thấy công tác bảo hộ ngày càng buông lỏng, tình trạng xảy ra
các vụ tai nạn ngày càng nhiều, tỷ lệ người thương vong ngày càng tăng, bệnh nghề
nghiệp tăng cũng không kém, gây nên thương tật cho người lao động.
Vấn đề bảo hộ lao động vẫn được các doanh nghiệp triển khai nhưng số vụ tai
nạn lao động vẫn không ngừng tăng lên. Đó là thắc mắc chung của rất nhiều người, mà
câu trả lời luôn là ẩn số. Người lao động đi làm với mong muốn là nhận được tiền
lương nhằm duy trì, nâng cao chất lượng cuộc sống chớ họ chưa bao giờ mong muốn
rằng tai nạn lao động luôn rình rập họ bất cứ lúc nào, nhằm gây ảnh hưởng xấu đến
thân thể, sức khỏe và đặc biệt là tính mạng của bản thân họ.
Bài tiểu luận này sẽ làm rõ về vấn đề “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao
chất lƣợng công tác bảo hộ lao động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam”.


2. Mục tiêu nghiên cứu
Với bài tiểu luận này nhằm mục tiêu cho ta thấy rõ được tầm quang trọng của
việc nâng cao chất lượng công tác bảo hộ lao động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt
Nam. Với mục tiêu trên tôi xác định các mục tiêu cơ bản:
Trình bày thực trạng về vấn đề bảo hộ lao động trong các doanh nghiệp xây dựng tại

Việt Nam.
Đưa ra những nguyên nhân gây ra bệnh nghề nghiệp cũng như nguyên nhân dẫn đến
tai nạn lao động của ngành xây dựng nước ta. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng
cao công tác bảo hộ lao động của ngành xây dựng tại Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bảo hộ lao động của lĩnh vực
xây dựng tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Từ năm 2010 đến nay
Phạm vi không gian: thuộc lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đọc và nghiên cứu các loại sách giáo trình có liên quan, phân tích và vận dụng
chúng. Ngoài ra, phương pháp thu thập thông tin, xử lý số liệu, phân tích tổng hợp
cũng được sử dụng trong bài tiểu luận này.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Mang tính tham khảo cho các đối tượng lao động, có thể lớn hơn là doanh nghiệp,
sâu hơn nữa là cho toàn bộ lĩnh vực xây dựng để hoàn thiện và nâng cao chất lượng
bảo hộ lao động, an toàn lao động cho người lao động.
6. Hạn chế của đề tài
Trong quá trình tìm hiểu và phân tích còn những sai sót và hạn chế. Mong được sự
đóng góp của giảng viên bộ môn.


PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG
1.1

Khái niệm bảo hộ lao động và các khái niệm có liên quan

Khái niệm bảo hộ lao động
Bảo hộ lao động là môn khoa học mang tính kỹ thuật thực tiễn bao gồm các hệ

thống các biện pháp kỹ thuật , các văn bản pháp luật và tổ chức, quản lý, chính sách
kinh tế - xã hội, khoa học - kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo an
toàn vệ sinh lao động, loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại phát sinh trong lao động
sản xuất, để đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe và năng lực làm việc của con người
trong quá trình lao động” (Trịnh Khắc Thẩm, Giáo trình bảo hộ lao động, 2007, trang
13).
Khái niệm điều kiện lao độ
“Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về kỹ thuật - công nghệ, tổ chức lao
động kinh tế, xã hội, tự nhiên thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối
tượng lao động, môi trường lao động, năng lực của con người lao động và sự tác động
qua lại giữa các yếu tố tạo nên những điều kiện cần thiết cho hoạt động sản xuất của
con người”. (Trịnh Khắc Thẩm, Giáo trình bảo hộ lao động, 2007, trang 15).
Khái niệm các yếu tố nguy hiểm dễ gây tai nạn lao động
Khái niệm các yếu tố nguy hiểm dễ gây tai nạn lao động: “Là những yếu tố của
điều kiện lao động xấu, chúng phát sinh và tồn tại trong quá trình làm việc, có khả
năng đe dọa tính mạng và sức khỏe người lao động, đây là nguy cơ chính gây tai nạn
lao động đối với người lao động”. (Trịnh Khắc Thẩm, Giáo trình bảo hộ lao động,
2007, trang 21).
Khái niệm các yếu tố có hại đối với sức khỏe người lao động: “Là những yếu tố
của điều kiện lao động không thuận lợi, vượt quá giới hạn tiêu chuẩn vệ sinh lao
độngcho phép, có nguy cơ làm giảm sức khỏe và gây bệnh nghề nghiệp của người lao
động”. (Trịnh Khắc Thẩm, Giáo trình Bảo hộ lao động, 2007, trang 23).
Khái niệm bệnh nghề nghiệp

1



Theo quy định điều 143 của Bộ Luật Lao Động năm 2012 thì “Bệnh nghề nghiệp
là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người
lao động”.
“Bệnh nghề nghiệp là một hiện tượng bệnh lý của người lao động phát sinh do
tác động thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu, có hại, mang tính chất
đặc trưng cho một loại nghề nghiệp, công việc hoặc có liên quan đến nghề nghiệp,
công việc đó trong quá trình lao động”. (Trịnh Khắc Thẩm, Giáo trình bảo hộ lao
động, 2007, trang 28).
Khái niệm tai nạn lao động
Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, công tác có liên quan
đén quá trình thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao, là hậu quả của sự tác động đột
ngột từ các yếu tố nguy hiểm, gây chết người hoặc làm tổn thương, phá hủy chức năng
hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể người lao động”. (Trịnh
Khắc Thẩm, Giáo trình Bảo hộ lao động, 2007, trang 26).
“Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào
của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn
liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động”.(Điều 142 của bộ Luật Lao động
2012).
Nội dung chủ yếu của công tác bảo hộ lao động

1.2

Nội dung về khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động.
-

Kỹ thuật an toàn lao động

-

Khoa học về vệ sinh loa động và kỹ thuật vệ sinh.


-

Khoa học về các phương tiện bảo vệ người lao động.

-

Ecgonomi với an toàn sức khỏe người lao động.
Luật pháp về bảo hộ lao động:

-

Luật pháp Việt Nam về bảo hộ lao động: bao gồm những căn cứ về Nhà nước
Việt Nam xây dựng và ban hành pháp luật, chế độ chính sách về bảo hộ lao
động và hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành về bảo hộ lao động.

-

Luật pháp quốc tế về bảo hộ lao động.

1.2.1 Mục đích của bảo hộ lao động

2


Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc không xảy
ra tai nạn lao động, chấn thương, gây tàn phế hoặc tử vong trong lao động.
Bảo đảm người lao động mạnh khỏe, hạn chế ốm đau, không bị mắc bệnh nghề nghiệp
hoặc các bệnh khác do các điều kiện lao động xấu gây ra.
Bồi dưỡng, phục hồi và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người lao động góp

phần bảo vệ và phát triển lực lượng lao động, tăng năng suất lao động.
1.2.2 Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động
Ý nghĩa chính trị
Bảo hộ lao động được phát triển trước hết vì yêu cầu tất yếu, khách quan của sản
xuất, của sự phát triển kinh tế, đồng thời vì sức khỏe hạnh phúc của con người.
Công tác bảo hộ lao động nếu được thực hiện tốt sẽ góp phần tích cực chăm lo sức
khỏe, hạn chế bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, bảo đảm tính mạng, đời sống của
người lao động. Từ đó tạo cho người lao động sự tin tưởng vào chế độ, gắn bó với cơ
sở sản xuất, đem hết sức mình cống hiến cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước.
Ý nghĩa xã hội và nhân văn
Bản thân của người lao động cũng như gia đình của họ ai cũng mong muốn người
lao động được làm việc trong điều kiện lao động an toàn, sức khỏe, tính mạng của họ
được bảo vệ. Vì vậy mà công tác bảo hộ lao động nếu được thực hiện tốt thì những vấn
đề như tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ không xảy ra từ đó giúp cho người lao
động an tâm công tác hơn. Ngoài ra ông tác bảo hộ lao động cũng góp phần bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững của đất nước.
Ý nghĩa kinh tế
Công tác bảo hộ lao động nếu được thực hiện tốt thì sẽ làm giảm thiểu tai nạn lao,
bệnh nghề nghiệp…từ đó tạo sự an tâm công tác cho người lao động. Qua đó giúp
người lao động cống hiến hết mình vì công việc, phục vụ vì mục tiêu phát triển của tổ
chức, từ đó sẽ làm tăng năng suất lao động và làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp
tăng lên.
Còn ngược lại, nếu công tác bảo hộ lao động được thực hiện không tốt thì tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp sẽ tăng lên. Từ đó, người lao động phải nghỉ việc để điều trị,

3


ngày công lao động và thu nhập sẽ giảm. Nếu người lao động bị tàn phế, mất sức lao

động thì xã hội còn phải chăm sóc, chữa trị và các chính sách xã hội khác có liên quan.
1.2.3 Bộ tiêu chuẩn áp dụng
Bộ tiêu chuẩn mà tôi đã sử dụng trong bài này là Quyết định 3733/2002/QĐ –
BYT ban hành ngày 10/10/2002 về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5
nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động và một số Quy chuẩn thay thế cho QĐ
3733/2002 của Bộ Y Tế như: QC 22/2016 về ánh sáng nơi làm việc, QC 27/2016 rung
động nơi làm việc, QC 24/2016 quy định về tiếng ồn,…

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG
LĨNH VỰC XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về thị trƣờng xây dựng Việt Nam giai đoạn 2000-2017
Khái quát tình hình
Trong 2013, tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng Việt Nam đứng thứ 3 trong khu
vực Châu Á. Chu kỳ của ngành xây dựng Việt Nam chịu tác động mạnh từ chu kỳ của
tăng trưởng kinh tế thường kéo dài từ 3 đến 10 năm.
Trong giai đoạn 2000-2009, tốc độ tăng trưởng ngành đạt 9,6%/ năm và giai đoạn
2010-2013 đạt 4,6%/năm. Nhóm doanh nghiệp tư nhân luôn chiếm trên 80% trong cơ
cấu sản xuất của ngành xây dựng trong giai đoạn 2011-2014. Với Luật Nhá Ở (sửa
đổi) 2014 và những chính sách hỗ trợ kích cầu, tình hình thị trường bất động sản đang
ấm dần lên và kéo theo đó là sự đi lên của phân khúc xây dựng dân dụng. Kỳ vọng các
hiệp định FTAs đã và sắp được ký kết sẽ đẩy mạnh nguồn vốn FDI vào Việt Nam và
thúc đẩy sự phát triển của ngành xây dựng công nghiệp.
Dự kiến đến năm 2020, Việt Nam cần thu hút khoảng 202.000 tỷ đồng/năm để phát
triển hạ tầng và khoảng 125.000 tỷ đồng/năm cho các dự án hạ tầng điện. Khung pháp
lý cho hình thức này ngày càng được cải thiện hơn, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư tư
nhân vào lĩnh vực đầu tư công.
Đặc điểm của ngành xây dựng

4



Ngành xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập kinh tế quốc dân, lực lượng
lao động chiếm khoảng 10%. Tuy nhiên, đây cũng là ngành có yếu tố nguy hiểm, nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm đến tính mạng con người. Đa số lực lượng chủ yếu ở các
vùng quê lên thành phố kiếm sống, làm việc theo kinh nghiệm, thiếu kiến thức và ý
thức an toàn vệ sinh lao động. Do ý thức tự bảo vệ mình và bảo hộ chưa tốt và điều
kiện khách quan, chủ quan khác là nguyên nhân chính dẫn đến những vụ tai nạn
thương tâm.
Nhân công
Cơ cấu lao động của ngành xây dựng có xu hướng tăng trong giai 2010- 2016, từ
mức 5,4% tổng cơ cấu lao động năm 2010 lên 6,2% trong năm 2016 (Theo Cục Thống
kê năm 2016). Hiện tại, lượng nhân công trong ngành xây dựng đạt 3,2 triệu lao động,
là ngành có lượng lao động cao thứ 4 cả nước. Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam (VACC),
khoảng 80% công nhân xây dựng hiện nay làm việc có tính thời vụ, chưa được đào tạo
bài bản, thiếu chuyên môn và chưa đáp ứng được những yêu cầu về tính chuyên
nghiệp trên công trường. So với các nước trong khu vực, năng suất lao động Việt Nam
chỉ bằng một nửa mức trung bình của các nước Đông Nam Á. Còn khi so sánh với các
ngành khác, năng xuất lao động của ngành xây dựng chỉ đứng thứ 16, vì vậy thu nhập
của nhân công trong ngành cũng ở mức thấp hơn so với nhiều ngành kinh tế khác và
so với các nước trong khu vực.
2.2 Thực trạng chính sách bảo hộ lao động của lĩnh vực xây dựng
Điều kiện lao động
- Điều kiện vật chất: Chủ yếu là trên công trường xây dựng nên đa số là làm ở
ngoài trời, trên mặt đất, trên cao. Vì tính chất công việc nên nơi làm việc rất ồn ào vì
có đủ loại âm thanh của máy cắt, máy gia công sắt thép, máy làm đá, làm đất,….Làm ở
ngoài nắng cũng có, làm ở trong mát cũng có.
- Điều kiện tinh thần: Đa số công nhân làm việc vào thời gian là 7 giờ sáng đến
11 giờ giờ trưa thì họ được giả lao để ăn uống và nghỉ ngơi đến 1 giờ họ tiếp tục công
việc đến 5 giờ chiều. Tùy thuộc vào nhiều công ty có thể họ được phụ cấp bữa ăn trưa.

Mức lương sẽ từ 150.000 đến 230.000 đồng/ngày. Các thợ cả (có trách nhiệm công
việc lớn hơn) thì lương sẽ cao hơn, họ thường đi kiểm tra tiến độ của công nhân.
Thực trạng về an toàn lao động
5


- An toàn điện: Dùng điện áp thấp cho những khu vực nguy hiểm về điện (có thể
dùng điện áp 12V, 24V, 30V), tăng cường sử dụng vật cách điện, thực hiện nối không,
nối đất bảo vệ. Tuy vậy tai nạn liên quan đến điện vẫn xảy ra ở nhiều mức độ.
- Kỹ thuật an toàn thiết bị nâng và vận chuyển: là thiết bị hoạt động theo chu kỳ
với sự chuyển động thuận nghịch của bộ phận mang tải trọng không gian. Thiết bị
nâng được sử dụng để là các công việc nâng chuyển theo phương ngang hay phương
đứng để bốc, xếp vật liệu, lắp các thiết bị máy móc, kết cấu xây dựng,…và những thiết
bị đó phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng để đảm bảo an toàn cho công nhân.
- Kỹ thuật an toàn cơ khí: gồm các loại máy như máy ghiền, máy bơm bê tông,
máy hàn, cắt thép, máy trộn,…..đều được lắp đặt các cơ cấu cấu che chắn, trang bị cho
công nhân các đồ dùng như kính chống tia bức xạ, mặt nạ, nón an toàn, ủng,…bảo
dưỡng máy móc theo định kỳ.
Vệ sinh lao động
- Các yếu tố vi khí hậu
Tại nơi làm việc có tổng hợp các yếu tố vật lý của không khí trong khoảng thời
gian nơi làm việc, gồm các yếu tố như nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, vận tốc
gió, bức xạ nhiệt.
Theo Quy chuẩn Việt Nam 26:2016/BYT của Thông tư 26/2016 thì các yêu cầu
về điều kiện vi khí hậu tại nơi làm việc phân theo từng loại lao động và theo nhiệt độ
cầu ướt (WBGT) được quy định:
+ Điều kiện vi khí hậu tại nơi làm việc phân theo từng loại lao động: Độ ẩm không
khí cho phép của các loại lao động từ 40 đến 80%. Về nhiệt độ cho phép là 20-34 độ
(đối với lao động loại nhẹ); 18-32 độ (lao động loại trung bình); 16-30 độ (lao động
loại nặng). Ngoài ra, Thông tư 26 còn quy định tốc độ chuyển động không khí và

cường độ bức xạ nhiệt theo diện tích tiếp xúc cho phép.
+ Điều kiện vi khí hậu theo nhiệt độ cầu ướt: Theo QCVN 26:2016/BYT (có hiệu
lực từ ngày 01/12/2016), nếu tiếp xúc liên tục với nguồn nhiệt thì nhiệt độ cho phép là
30 độ (đối với lao động loại nhẹ), 26,7 độ (lao động loại trung bình) và 25 độ (lao
động loại nặng).

6


Ngoài ra, QCVN 26:2016/BYT tại Thông tư số 26/TT-BYT quy định nếu vi khí
hậu tại nơi làm việc không đạt giá trị cho phép thì phải thực hiện ngay các giải pháp
cải thiện điều kiện lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động.
- Tiếng ồn trong công trường
“Tiếng ồn là tập hợp tất cả các âm thanh có cường độ và tần suất khác nhau gây cảm
giác khó chịu cho con người trong điều kiện làm việc cũng như nghỉ ngơi”.(Trịnh
Khắc Thẩm, Giáo trình Bảo hộ lao động, 2007, trang 211).
Do đặc thù công việc nên tại các phân xưởng của công ty rất ồn ào. Tiếng ồn bao gồm
âm thanh của các loại máy như: máy nắn thẳng cốt thép, máy xúc, máy ủi, máy phát
điện, máy khoan, máy đóng cộc, máy hàn,….
Quy chuẩn mới nhất hiện nay về tiếng ồn được quy định trong Thông tư 24/2016/TTBYT (30/06/2016), trong mọi thời điểm khi làm việc, mức áp âm cực đại (Max) không
vượt quá 115dB.
Con người thu nhận tiếng ồn qua cơ quan thính giác nhưng tiếng ồn ảnh hưởng trước
hết đến hệ thần kinh trung ương, đến hệ tim mạch và các cơ quan khác. Tiếng ồn liên
tục gây khó chịu hơn tiếng ồn không liên tục, tiếng ồn tần số cao gây khó chịu hơn
tiếng ồn tần số thấp, thời gian bị kích thích tiếng ồn càng dài càng có hại. Nó có thể
gây rối loạn chức năng bình thường của dạ dày, giảm dịch vị, giảm độ toan, ảnh hưởng
đến độ co bóp của dạ dày. Ngoài ra, tiếng ồn có thể làm giảm độ tập trung, giảm năng
suất lao động của người lao động. Trường hợp nặng nhất có thể gây ra bệnh điếc nghề
nghiệp.
- Ánh sáng nơi làm việc:

“Ánh sáng là một dạng năng lượng bức xạ điện từ. Ánh sáng tự nhiên là ánh sáng
ban ngày do mặt trời chiếu sáng thích hợp và có tác dụng tốt với sinh lý người. Bên
cạnh đó chúng ta còn có nguồn ánh sáng nhân tạo từ các bóng đèn”.(Trịnh Khắc
Thẩm, Giáo trình Bảo hộ lao động, 2007, trang 234).
Quy chuẩn Việt Nam 22:2016/BYT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
vệ sinh lao động biên soạn. Cục Quản lý môi trường y tế trình duyệt và được ban hành
theo Thông tư số 22/2016/TT-BYT ngày 20 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế

7


(Quy chuẩn này áp dụng thay thế cho Tiêu chuẩn chiếu sáng trong Tiêu chuẩn vệ sinh
lao động ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế
ngày 10/10/2002) quy định độ rọi duy trì tối đa với các loại hình công việc không vượt
quá 10.000 Lux.
- Bụi trong sản xuất:
“Bụi bao gồm các hạt rắn, nhỏ thường là những hạt có đường kính dưới 75μm, tự
lắng xuống theo trọng lượng của chúng nhưng vẫn có thể lơ lửng trong không khí một
thời gian (ISO 4225 – 1994)” (Trịnh Khắc Thẩm, Giáo trình Bảo hộ lao động, năm
2007, trang 244, 245).
Bụi có thể gây ra một số bệnh như sau: gây ra bệnh ngoài da, chấn thương về mắt, gây
hại đến đường tiêu hóa, các bệnh về hô hấp ( viêm mũi, họng, khí thế quản,..) và
nghiêm trọng nhất là gây ra bệnh về phổi: có thể gây ra ung thư và tiếp tục tiến triển kể
cả sau khi không hít thêm phải bụi.
- Rung động trong sản xuất:
Rung hay rung chuyển (Vibration) là những dao động cơ học phát sinh từ động
cơ của máy móc và dụng cụ lao động. Dao động có thể điều hòa hoặc không điều hòa
(QCVN 27:2016/BYT).
Quy chuẩn Việt Nam 27:2016/BYT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
vệ sinh lao động biên soạn, Cục Quản lý môi trường y tế trình duyệt và được ban hành

theo Thông tư số 27/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế
thay thế cho Tiêu chuẩn rung trong trong Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động ban hành theo
Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2.2.1 Thực trạng tai nạn lao động ở nƣớc ta từ năm 2014 đến nay
Mặc dù các chính sách bảo hộ lao động đã được áp dụng song các tai nạn vẫn cứ
xảy ra gây thiệt hại về người và của không ít. Ở đâu đó, một phần do người lao động,
một phần do các công ty còn chưa áp dụng đúng và triệt để các chính sách.
Thời gian qua, tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) gia tăng đột biến, tần suất và số vụ
tai nạn ngày càng tăng. Tình hình này khiến nhiều dư luận bức xúc về việc đảm bảo an

8


toàn lao động tại các công trình xây dựng nổi tiếng, trong sản xuất nói chung từ khâu
giám sát thiết bị, quy trình an toàn lao động đến việc tuyển dụng loa động.
Tình hình năm 2014
Cục Thống kê Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội công bố: Xét ở 63/63 tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương, năm 2014 trên toàn quốc đã xảy ra 6.709 vụ tai nạn lao
động làm 6.941 người bị nạn trong đó có 592 vụ tai nạn lao động chết người, 630
người chết, 1.544 người bị thương nặng.
Năm 2014, thiệt hại vật chất do TNLĐ (chi phí bồi thường cho người lao động nói
chung) là 90,78 tỷ đồng và thiệt hại về tài sản là 7,76 tỷ đồng.
Bảng 2.2.1: So sánh tình hình tai nạn lao động năm 2013 và năm 2014
STT

CHỈ TIÊU THỐNG KÊ

NĂM

NĂM


2013

2014

TĂNG/ GIẢM

1

Số vụ (vụ)

6.695

6.709

+14 (0,2%)

2

Số nạn nhân (người)

6.887

6.943

+56 (0,8%)

3

Số vụ có người chết (vụ)


562

592

+30 (5,3%)

4

Số người chết (người)

627

630

+3 (0,47%)

5

Số người bị thương nặng

1.506

1.544

+38 (2,0%)

2.308

2.136


-172 (7,45%)

113

166

+53 (46%)

(người)
6

Số lao động nữ (người)

7

Số vụ có 2 người bị nạn trở
lên (vụ)

(Nguồn: Cục An toàn Lao động Bộ LĐ-TB&XH, 2014)

Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, ngành xây dựng là
ngành xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng nhất trong những năm qua, theo
“Thông báo về tình hình tai nạn lao động của năm 2014” được cập nhập vào ngày
27/02/2015 thì tỷ lệ xảy ra tai nạn lao động năm 2014 của lĩnh vực xây dựng chiếm
33,1% tổng các loại vụ tai nạn và 33,9% tổng số người chết) và đến nữa năm 2015 (tức
là 6 tháng đầu năm 2015) được cập nhật vào ngày 12/10/2015 thì số vụ tai nạn lao
9



động trong ngành xây dựng là 30% (2015) trên tổng số vụ tai nạn lao động hiện nay
(trong đó 55% do ngã, 24% vướng các vấn đề về điện, 10% do sập đổ thiết bị trên
công trường, 10% liên quan đến phương tiện bảo vệ cá nhân), tuy đã giảm 3,1% so với
năm 2014. Nhưng, dù vậy nó cũng không phải là con số nhỏ. Nó đang ở trong trình
trạng đáng cấp báo.
Một số vụ tai nạn thương tâm xảy ra trong năm 2014:
- Trưa 7/10/2014, trong lúc bắc giàn giáo để lăn sơn nước cho công trình xây
dựng nhà tại hẻm 205 Phạm Văn Chiêu, P14Q.Gò Vấp, TPHCM, anh Nguyễn Văn H.
(33 tuổi, quê Thanh Hóa) đã ngã từ tầng 3 xuống đất tử vong.
- Sáng ngày 5/10 vụ TNLĐ thương tâm khác xảy ra tại xí nghiệp vận chuyển số 1
thuộc Công ty TNHH MTV môi trường đô thị thành phố làm một thợ hồ trong lúc sửa
mái tôn khu nhà phía trước xí nghiệp do bất cẩn đụng vào cầu dao điện cao thế đã bị
giật rơi từ độ cao hơn 5m xuống đất tử vong.
- Vụ tai nạn sập cẩu xảy ra vào 7g30, ngày 09/07/2014 làm chết 2 người và bị
thương 4 người tại công trường thi công Dự án Đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải
Phòng (gói thầu EX10, nhà thầu phụ là công ty cổ phần cầu 12).
- Vụ tai nạn sụp đổ giàn xảy ra vào 08g00, ngày 27/07/2014 làm 03 người chết
và 02 người bị thương tại công trình Bể chứa nước tinh khiết thuộc nhà máy nước xử
lý nước sạch Formosa, Hà Tĩnh.
Tình hình năm 2015
Trên cả nước đã xảy ra hàng chục vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm gần 20
người chết và nhiều người bị thương. Riêng ở thành phố Hồ Chí Minh mới được thống
kê trong 6 tháng đầu năm 2015, trên địa bàn thành phố đã có 16 vụ tai nạn lao động
trên tổng số 37 vụ tai nạn trên các lĩnh vực chiếm khoảng 43% như:
- Vụ tai nạn xảy ra ngày 10/7/2015, tại công trình xây dựng tòa nhà Văn phòng
Nam Sài Gòn (Quận 7, TPHCM). Trong quá trình thi công sàn bê tông tầng 2, hệ
thống giàn giáo tại công trình bất ngờ đổ sập, kéo theo toàn bộ 1.200 m2 sàn bê tông
cùng hàng trăm tấn sắt thép đè xuống một số công nhân đang làm việc. Sự cố để lại
hậu quả nghiêm trọng: 3 người chết, 5 người bị thương.


10


- Vụ thi công dự án đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội bất ngờ đổ sập, đè vào hai căn
nhà trên đường Cầu Giấy. Khu vực xảy ra sự cố sập cần cẩu thuộc gói thầu số 1 xây
dựng tuyến cầu cạn từ Nhổn đến Kim Mã do tổng thầu Daelim (Hàn Quốc) thực hiện.
- Ngày 28/7/2015 xảy ra vụ 2 công nhân bị trượt chân từ tầng 12 xuống đất tại
công trình xây dựng dự án Nhà ở xã hội HQC Plaza do Công ty cổ phần Đầu tư - Xây
dựng - Phát triển nhà ở Bảo Linh thi công, khiến 1 người chết, 1 người trọng thương.
- Sự cố sập giàn giáo tại công trình xây dựng tòa nhà 17 tầng ở đường Nguyễn
Văn Linh khiến 3 người chết và 5 công nhân bị thương.
- Vụ sập giàn giáo tại cảng Sơn Dương vào 20 giờ ngày 25/3/2015 (Dự án
Formosa, Khu kinh tế Vũng Áng, Huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) làm 13 người chết và 29
người bị thương.
- Vụ một cần cẩu bị đứt cáp đã khiến 3 người đi đường tử vong tại chỗ ngày
5/5/2015, tại đường ĐT-842, phường An Lộc, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
- Các vụ tai nạn trên công trường thi công tuyến đường sắt trên cao tuyến Cát
Linh – Hà Đông, khiến 1 người đi đường chết tại chỗ, nhiều người bị thương.
- Vụ tai nạn tại công trình thi công đường sắt trên cao ở Hà Nội đã xảy ra ngày
12/05/2015, làm bị thương 2 người tham gia giao thông, trong đó có 1 phụ nữ mang
thai...
Bảng 2.2.2: So sánh tình hình TNLĐ năm 2016 và năm 2015
STT

CHỈ TIÊU THỐNG KÊ

NĂM

NĂM


2015

2016

TĂNG/ (GIẢM)

1

Số vụ (vụ)

7.620

7588

-32 (-0,42%)

2

Số nạn nhân (người)

7.785

7.806

+21 (0,27%)

3

Số vụ có người chết (vụ)


629

655

+26 (4,13%)

4

Số người chết (người)

666

711

+45 (6,75%)

1.704

1.855

+151 (8,86%)

2.432

2.291

-141 (-5,79%)

Số người bị thương nặng
5


(người)

6

Số lao động nữ (người)

11


Số tai nạn có 2 người bị
7

nạn trở lên (vụ)

79

95

+16 (20,25%)

(Nguồn: Cục An toàn Lao động Bộ LĐ-TB&XH, 2016)

Đó là những con số, những vụ tai nạn đã được Bộ Lao động-Thương binh và Xã
hội công bố , nhưng theo thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Doãn Mậu
Diệp, những số liệu này dường như vẫn thấp hơn so với thực tế. Có thể còn có những
vụ đã được “giấu” đi, không được công khai.
Tình hình năm 2016
So với 06 tháng đầu năm 2015 số vụ tai nạn lao động, số nạn nhân và số người
chết vì tai nạn lao động trong 06 tháng năm 2016 đều tăng, cụ thể: số vụ TNLĐ tăng

258 vụ (tăng 7,5%), tổng số nạn nhân tăng 278 người (tăng 7,9%), số người chết vì
TNLĐ tăng 79 người (tăng 28,5%).
Trong 06 tháng đầu năm 2016 trên toàn quốc đã xảy ra 3.674 vụ tai nạn lao động
(TNLĐ) làm 3.777 người bị nạn, cụ thể có 323 vụ TNLĐ chết người, 54 vụ TNLĐ có
từ hai người bị nạn trở lên, làm 356 người chết, 855 người bị thương nặng.
Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2016 trên toàn quốc
đã xảy ra 7.981 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 8.251 người bị nạn trong đó có 799
vụ TNLĐ chết người, 1.952 người bị thương nặng và 862 người chết.
Một số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng ngành xây dựng năm 2016
- Vụ tai nạn sập vận thăng xảy ra vào 13g30 ngày 30/01/2016 tại Công trình
khách sạn Royal Lotus Đà Nẵng, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, tp Đà Nẵng
làm 05 người chết và 01 người bị thương nặng;
- Vụ tai nạn sập giàn giáo xảy ra vào 18g30 ngày 09/01/2016 tại Công trường thi
công Suối Quanh, bản Tà Pán, xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa làm
04 người chết;
- Vụ tai nạn lao động sạt lở tường xảy ra vào 11g00 ngày 08/5/2016 tại Công
trường khai thác 2, Công ty cổ phần Than Cao Sơn, tp Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh làm
02 người chết.
- Vụ tai nạn sập mái công trường xây dựng xảy ra vào 10g30 ngày 04/4/2016 tại
Công trình thi công Nhà văn hóa xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Bảo, tp Hải Phòng làm 09
người bị nạn.
12


Như vậy, lĩnh vực xây dựng chiếm 21,6% tổng số vụ tai nạn và 22,3% tổng số người
chết; Ngã, rơi từ trên cao chiếm 18,9% tổng số vụ và 17,1% tổng số người chết; Điện
giật chiếm 18,9% tổng số vụ và 17,1% tổng số người chết; Vật rơi, đổ sập, vùi lấp
chiếm 16,2% tổng số vụ và 15,7 % tổng số người chết. Những con số này thật đáng lo
ngại cho ngành xây dựng.
2.2.2 Những nguyên nhân gây ra bệnh nghề nghiệp trong ngành xây dựng

Các tác hại nghề nghiệp tác dụng lên cơ thể người công nhân xây dựng trong quá
trình lao động có thể phân loại như sau:
o

Làm việc trong điều kiện vi khí hậu không tiện nghi: Quá nóng, quá lạnh, gây

ra bệnh say nóng, say nắng, cảm lạnh, ngất. Với các công việc rèn, làm việc trong các
buồng lái cần trục, máy đào, các công tác xây dựng ngoài trời về mùa hè, những ngày
quá lạnh về mùa đông.
o

Làm việc trong điều kiện chênh lệch về áp xuất cao hoặc thấp hơn áp suất khí

quyển, gây ra bệnh sung huyết, với những công việc xây dựng trên miền núi cao, làm
việc ở dưới sâu, trong giếng chìm...
o

Những âm thanh quá mạnh gây ra bệnh giảm độ thính, điếc, với những công

việc sử dụng dụng cụ nén khí, gia công gỗ cơ khí trong xưởng, đóng cọc, cừ bằng búa
hơi, nổ mìn, làm việc gần máy rung.
o

Làm việc trong điều kiện rung động tác động thường xuyên với các thông số có

hại đối với cơ thể con người, gây ra bệnh đau xương, thấp khớp, bệnh rung động với
những biến đổi bệnh lý không hồi phục, với những công việc đầm bê tông bằng đầm
rung, làm việc với các dụng cụ rung động nén khí rung động điện.
o


Làm việc trong điều kiện phải tiếp xúc thường xuyên với bụi sản xuất, đặc biệt

là bụi độc như bụi ôxít silíc, bụi than, quặng phóng xạ, bụi crôm... gây ra các bệnh hủy
hoại cơ quan hô hấp, bệnh bụi phổi đơn thuần hoặc kết hợp với lao, với những công
việc: Nghiền, vận chuyển vật liệu rời, khoan nổ mìn, khai thác đá, hàn điện, phun cát,
phun sơn...
o

Làm việc trong điều kiện có tác dụng của các tia phóng xạ, các chất phóng xạ

và đồng vị, các tia rơn ghen, gây ra các bệnh da cấp tính hay mãn tính, bệnh rỗ loét,
bệnh quang tuyến, với những công việc dò khuyết tật trong các kết cấu kim Làm việc
trong điều kiện có tác dụng thường xuyên của tia năng lượng
13


o

Cường độ lớn (tia hồng ngoại, dòng điện tần số cao), gây ra bệnh đau mắt, viêm

mắt. với những công việc hàn điện, hàn hơi, làm việc với dòng điện tần số các loại,
kiểm tra mối hàn bằng tia γ.
o

Làm việc trong điều kiện sự nhìn căng thẳng thường xuyên khi chiếu sáng

không đầy đủ, gây ra bệnh mắt, làm giảm thị lực, gây cận thị, với những công việc thi
công trong phòng ban ngày hoặc thi công ở ngoài trời ban đêm khi không đủ độ rọi
(thiếu ánh sáng hoặc ánh sáng không hợp lý)
o


Làm việc trong điều kiện mà sự làm việc căng thẳng thường xuyên của các bắp

thịt đứng lâu một vị trí, tư thế làm việc gò bó, gây ra bệnh khuếch đại tĩnh mạch, đau
thần kinh, bệnh búi trĩ, với những công việc bốc, dỡ vật nặng thủ công, rèn, làm mái,
cưa xẻ, bào gỗ thủ công...
2.3 Đánh giá thực trạng công tác bảo hộ lao động ngành xây dựng
2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc
Trong những năm gần đây, công tác Bảo hộ lao động đã được Nhà nước quan
tâm đến, nhằm khắc phục những hiểu biết ít ỏi của người lao động và tổ chức, đề cao
tầm quan trong của tính mạng con người trong ngành. Các nghị định, thông tư được
sửa chữa kịp thời để các cơ quan, tổ chức áp dụng theo. Hiện nay, công tác Bảo hộ đã
được áp dụng ở hầu hết các công ty, doanh nghiệp, giảm thiểu rõ rệt tỉ lệ tai nạn lao
động trong ngành, đảm bảo an toàn cho người lao động cả về tính mạng và tinh thần.
Điều đó giúp nâng cao hiệu quả làm việc, nâng cao năng suất về công việc, đảm bảo
an toàn người và cửa, từ đó giúp nền kinh tế ngày càng phát triển và mở rộng.
2.3.2 Những hạn chế
Ngành xây dựng phát triển không ngừng, công tác bảo hộ được sử dụng ở tất cả
các cơ quan đơn vị, nhưng việc thực hiện chưa hoàn toàn là tuyệt đối, nhiều yếu tố tác
động khiến cho việc bảo hộ lao động trở nên lỏng lẻo, việc áp dụng chưa được triệt để
khiến tai nạn lao động xảy ra ở mức báo động, đặc biệt là trong ngành xây dựng mà
chúng ta có thể thấy trong phần thực trạng và những tai nạn lao động thương tâm xảy
ra ở mục nghiên cứu trên. Đi tìm những nguyên nhân dẫn dến những kết quả trên giúp
tổ chức phát hiện kịp thời những bất cập và đưa ra những giải pháp khắc phục nhanh
nhất.

14


2.3.3 Nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng

Theo Cục An toàn lao động, nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm 47,2%, cụ
thể:
- Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn
chiếm 24,3% tổng số vụ.
- Người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động cho người lao động
chiếm 8,1% tổng số vụ
- Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 10,8% tổng số vụ; do tổ chức
lao động chiếm 4,0% tổng số vụ.
Nguyên nhân người lao động chiếm 22,9%, cụ thể:
- Người lao động vi phạm quy trình, nội quy an toàn lao động chiếm 18,9% tổng
số vụ;
- Người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 4,0% tổng số
vụ.
- Còn lại 29,9% xảy ra do các nguyên nhân khách quan khác nhau.
Có nhiều mối nguy hiểm đang rình rập người lao động mà nguyên nhân dẫn đến tai
nạn lao động bao gồm các nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan, do người
lao động, hoặc phía công ty,…. Dưới đây là một số nguyên nhân:
Do ngƣời lao động
Mặc dù có trang bị các thiết bị, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động
nhưng chỉ mang tính hình thức chưa thực đi vào thực hiện. Một số công nhân vẫn thờ
ơ, không chấp hành, thưc hiện trang bị đày đủ trang thiết bị khi bước vào công trình.
Có nhiều lý do tác động từ bên ngoài ví dụ như không đội nón bảo hộ vì trời nắng
nóng,..nếu tai nạn ập tới khó lòng mà an toàn được.
Sự chủ quan, thiếu ý thức mà bỏ qua các quy định về an toàn lao động của ngườ lao
động. Thường xuyên quy phạm quy định an toàn lao động.
Người lao động do thiếu ý thức tự bảo vệ trước những nguy hiểm thường xuyên “rình
rập” nơi công trường.

15



Phần lớn công nhân là lao động thời vụ, không có trình độ chuyên môn, ý thức lao
động kém. Có nhiều công nhân chưa biết gì về nghề mình làm, đôi khi chỉ được nghe
giới thiệu nên quyết định làm công nhân trong công trường chỉ mong kiếm được tiền
để trang trải cuộc sống. Nên họ chưa có kinh nghiệm lẫn trình độ chuyên môn.
Tuổi tác, trạng thái sức khỏe, trạng thái tinh thần tâm lý, có ảnh hưởng rất lớn vấn đề
an toàn. Sức khỏe tốt, tâm lý tốt thì khả năng điều khiển, là chủ thao tác tốt thì khó mà
nhầm lẫn hay sai sót vậy khả năng sảy ra tai nạn thấp hơn. Nếu không thì ngược lại.
Do chủ đầu tƣ, nhà thầu
Chủ đầu tư còn thờ ơ, không quan tâm tới người lao động lắm. Chưa phổ biến về
công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động cho công nhân.
Không thường xuyên giám sát, xử lý nghiêm khắc các sai phạm, còn thiếu trách nhiệm
và ý thức thực hiện đối với công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động. Đôi khi họ còn
tận dụng những phương tiện, trang thiết bị an toàn cũ, không đảm bảo chất lượng cho
nhân công sử dụng để tiết kiệm chi phí đầu tư.
Đối với các loại máy, thiết bị chuyên dụng cỡ lớn như cần cẩu, máy xúc… lại đi giao
cho công nhân mới chỉ tập huấn qua loa để điều khiển. Điều này rất nguy hiểm. Nhưng
nhiều người không nhận ra vấn đề đó hoặc cố tình không nhận ra.
Do các cơ quan có thẩm quyền
Việc kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan có thẩm quyền chưa thường xuyên,
kiên quyết...
Ví dụ như trong vụ rơi thanh sắt gây chết người tại dự án đường sắt trên cao Cát Linh
– Hà Đông ngày 6/11/2014, chỉ sau 10 ngày đình chỉ thi công, các hạng mục của dự án
đã được phép thi công trở lại vào ngày 16/11. Ngày 28/12, một vụ tai nạn sập giàn
giáo lại xảy ra và cũng chỉ 1 tháng sau đó, ngày 28/012015, công trình được phép tái
thi công.
Nguyên nhân về thiết kế và thi công công trình
Do thiết kế là nguyên nhân ít xảy ra nhất nhưng một khi xảy ra thì hậu quả rất
nghiêm trọng. Ví dụ như tính toán sai, bố trí kết cấu không hợp lý, lựa chọn vật liệu


16


không đúng…. Và hậu quả rất nghiêm trọng như sụp đổ bộ phận công trình, đỗ tường
xây khi có bão vì vật liệu không tốt.
Do kỹ thuật thi công: đây là nguyên nhân phổ biến trong xây dựng. Do tính đa dạng và
phức tạp của công việc, do thiếu hụt kiến thức chuyên môn, do trình độ của người thực
hiện công việc thấp, không nắm vững quy trình làm việc đảm bảo an toàn… đây là yếu
tố trực tiếp gây tai nạn lao động.
Do tổ chức thi công là nguyên nhân cơ bản gây ra sự cố và tai nạn lao động hiện nay ở
các công trình xây dựng. Không những ảnh hưởng đến chất lượng công trình , năng
suất lao động mà còn liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động như: bố trí ca, kíp không
hợp lý; sử dụng công nhân không đúng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm sai quy
trình,…; thiếu nơi nghỉ ngơi ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân; bố trí công việc
không đúng trình tự, chồng chéo, hạn chế tầm nhìn và hoạt động của công nhân; ý thức
trách nhiệm kém, làm ẩu, sử dụng nguyên vật liệu không đúng tiêu chuẩn, cắt bớt quy
trình thi công.
Nguyên nhân về kỹ thuật
Do công cụ, phương tiện, thiết bị máy móc sử dụng không hoàn chỉnh hay hư
hỏng như thiếu cơ cấu an toàn, thiếu che chắn, thiếu hệ thống báo hiệu phòng ngừa…
Vi phạm về quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn như: Vi phạm trình tự tháo dỡ
ván khuôn, dàn giáo cho các kết cấu bê tông cốt thép đỗ tại chỗ; đào mống hố sâu kiểu
hàm ếch nếu gặp nơi đất yếu đào thành thẳng nhưng không chống đỡ vách đất; làm
việc trên cao không có dây an tòa, ở dưới nước không có bình oxy; dùng xe chuyên
chở vật liệu để chở người;…
Nguyên nhân do điều kiện môi trƣờng và điều kiện làm việc
Làm việc trong điều kiện thời tiêt khắc nghiệt như: nắng, nóng, mưa, gió thất
thường, sương mù,..; môi trường làm việc bị ô nhiễm, chứa nhiều yếu tố độc hại: làm
việc ở môi trường áp suất cao, áp suất thấp; làm việc trong tư thế gò bó, chênh vênh
nguy hiểm; công việc đơn điệu, nhịp điệu công việc quá khẩn trương, căng thẳng vượt

quá khả năng của các giác quan người lao động.

17


CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC XÂY
DỰNG TẠI VIỆT NAM
Mục tiêu và ý nghĩa của những giải pháp trong công tác bảo hộ lao động

3.1

ngành xây dựng
Con người là tài sản quý giá của xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Có
con người, có sức lao động của con người thì xã hội mới phát triển, chính vì vậy việc
nâng cao chất lượng bảo hộ lao động cho người lao động trong lĩnh vực xây dựng tại
Việt Nam là hết sức cần thiết và cấp bách. Quan tâm đến sức khỏe và tính mạng của
người lao động cũng tạo nên sức mạnh, tinh thần, động lực làm việc hăng say hơn cho
người lao động.
3.2

Các biện pháp nhằm cải thiện an toàn lao động, vệ sinh lao động
Đối với thiết bị nâng và vận chuyển
Làm rào chắn đối với các khu vực đang thực hiện nhiệm vụ liên quan đến sử

dụng thiết bị nâng và vận chuyển; Tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa máy định kỳ, kiểm
tra, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, tay nghề cho người lao động vận hành các thiết
bị nâng. Thực hiện theo dõi giám sát chặt chẽ hoạt động của thiết bị nâng để phát hiện
kịp thời các hiện tượng hư hỏng của máy, trang bị đầy đủ và bảo đảm chất lượng các

phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết.
Đối với vi khí hậu
Nhiệt độ của môi trường làm việc của công ty tương đối cao cần phải điều chỉnh
thấp xuống khoảng 32˚C để đảm bảo điều kiện làm việc bình thường cho người lao
động theo đúng tiêu chuẩn. Cường độ bức xạ nhiệt tương đối cao cần phải điều chỉnh
thấp xuống để không vượt quá mức quy định.
Độ ẩm tương đối thấp cần tăng độ ẩm lên khoảng 75 – 85% để đảm bảo sức khỏa cho
người lao động. Các biện pháp có thể thực hiện để tăng độ ẩm là: thường xuyên bơm
nước tại nơi làm việc, trồng nhiều cây xanh...
Đối với yếu tố tiếng ồn
-

Áp dụng các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn tại nguồn.

18


-

Tuân thủ các quy định bảo dưỡng định kỳ máy móc, công nghệ.

- Bố trí hợp lý thời gian làm việc ở các phân xưởng có nguồn ồn cường độ lớn để
đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
- Cách ly bao kín các nguồn ồn bằng vật liệu kết cấu hút âm, buồng tiêu âm hiệu
quả.
- Sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân chống tiếng ồn như: nút tai, bao tai
chống tiếng ồn hiệu quả,
- Yêu cầu, bắt buộc người lao động phải sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân
đối với các phân xưởng có cường độ tiếng ồn vượt quá mức tiêu chuẩn theo quy định
tại quy chuẩn 24:2016/BYT.

- Tổ chức, kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người lao động.
Đối với bụi trong sản xuất
Thay thế vật liệu nhiều bụi độc bằng vật liệu ít bụi độc, sử dụng hệ thống thông
gió hút bụi, trang bị cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân chống bụi như
là: khẩu trang, mặt nạ, găng tay…
Tăng cường công tác vệ sinh đối với người lao động làm việc trong môi trường nhiều
bụi, huấn luyện, tuyên truyền người lao động về tác hại của bụi để người lao động tự
giác có những biện pháp thích hợp để bảo vệ bản thân.
Thực hiện, kiểm tra khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.
3.2.1 Biện pháp khắc phục bệnh nghề nghiệp cho ngành xây dựng
Sử dụng thiết bị thông gió, hút bụi độc, hơi khí độc để loại trừ các chất độc hại và
nhiệt độ cao lên người lao động. Thay các chất có độc tố cao bằng chất ít độc hoặc
không độc, hoàn chỉnh tổ chức các quá trình thi công xây dựng, nâng cao mức cơ khí
hóa các thao tác, làm giảm sự căng thẳng về thể lực và loại trừ sự tiếp xúc trực tiếp của
người lao động với nơi phát sinh độc hại. Có chế độ lao động riêng đối với một số
công việc nặng nhọc tiến hành trong điều kiện vật lý không bình thường, trong môi
trường độc hại ... như rút ngắn thời gian làm việc trong ngày, tổ chức các đợt nghỉ
ngắn sau 1→2 giờ làm việc.

19


×