Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Đặc điểm và giá trị kiến trúc truyền thống làng phù lãng quế võ bắc ninh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.5 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------------------------------

NGUYỄN PHƯƠNG THƯỞNG
KHÓA: 2014-2016

ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC
TRUYỀN THỐNG LÀNG PHÙ LÃNG QUẾ VÕ – BẮC NINH

Chuyên ngành: KIẾN TRÚC
Mã số: 60.58.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.KTS. HOÀNG ĐẠO CƯƠNG

Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trải qua một thời gian học tập và nghiên cứu với sự quan tâm dạy bảo
tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp. Đó là những
hành trang quý báu giúp chúng tôi trên con đường sự nghiệp. Chúng tôi xin
được tri ân và biết ơn sâu sắc đến quý vị, các thầy cô và các bạn.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội,
đã tổ chức khóa học và tạo điều kiện cho tôi thực hiện tốt đề tài nghiên cứu


khoa học này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Sau đại học đã quan tâm, sắp xếp
chương trình và thời gian học để khóa học hoàn thành đúng tiến độ và đạt kết
quả tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô đã nhiệt tình, tận tâm truyền đạt
những kiến thức quý báu, cũng như tình thương và trách nhiệm của thầy cô
dành cho lớp. Chúng tôi xin ghi nhớ và sẽ không bao giờ quên công ơn của
thầy cô.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS.KTS Hoàng Đạo Cương – Người
đã dành nhiều thời gian, tâm huyết, tận tình hướng dẫn giúp tôi có thể hoàn
thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn Ban cán sự lớp, các anh chị và bạn bè trong lớp
đã ủng hộ, giúp đỡ, động viên chúng tôi trong thời gian qua.
Mặc dù đã cố gắng bằng tất cả năng lực và sự nhiệt tình để hoàn thành
luận văn nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận
được sự cảm thông và góp ý của Thầy cô và các bạn.

Học viên

Nguyễn Phương Thưởng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình nào khác. Các trích dẫn nguồn tài liệu khác phục vụ cho việc
nghiên cứu đã được nêu rõ trong luận văn.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Nguyễn Phương Thưởng


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1

Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 2
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................... 3
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................................... 4

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH,
PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG LÀNG PHÙ LÃNG.......................... 4

1.1 Thực trạng quá trình hình thành và phát triển làng Phù Lãng. ... 4
1.1.1 Quá trình hình thành làng Phù Lãng .....................................................4
1.1.2 Quá trình ra đời và phát triển nghề gốm truyền thống làng
Phù Lãng……...…………………………………………………………7
1.1.3 Khái quát chung hiện trạng làng Phù Lãng hiện nay. .........................14
1.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội làng Phù Lãng .................................... 18
1.2.1 Thực trạng cư trú, sinh hoạt, lao động sản xuất, kinh doanh tại làng
Phù Lãng. .............................................................................................18
1.2.2 Hiện trạng quy hoạch nông thôn mới và quá trình thực thi quy
hoạch ....................................................................................................25
1.3 Hiện trạng kiến trúc truyền thống của làng Phù lãng................... 28
1.3.1 nhà ở dân cư ........................................................................................28

1.3.2 Cơ sở sản xuất gốm truyền thống. ......................................................31
1.3.3 công trình công cộng. ..........................................................................34
1.3.4 Đất canh tác, hạ tầng giao thông. ........................................................36


1.3.5 Các công trình kiến trúc cổ còn lại......................................................37
1.4 Các đề tài đã nghiên cứu về làng Phù Lãng. ................................... 37
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG LÀNG PHÙ LÃNG ...... 38
2.1 Xây dựng Các tiêu chí xác định đặc điểm kiến trúc truyền thống
làng Phù Lãng. ........................................................................................ 38
2.1.1 Đặc điểm tính tiêu biểu vùng địa văn hóa...........................................38
2.1.2 Đặc điểm về kiểu thức kiến trúc. ........................................................42
2.1.3 Đặc điểm về kỹ thuật xây dựng và vật liệu sử dụng……………..49
2.2 Đặc điểm chung về quy hoạch làng Phù Lãng. ................................ 50
2.2.1 Các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, chính sách, định hướng
của Nhà nước, về quy hoạch làng nghề truyền thống. .........................50
2.2.2 Làng nghề truyền thống và xu hướng sinh thái. ................................58
2.2.3 Làng nghề truyền thống và quy hoạch xây dựng nông thôn mới. ......58
2.2.4 Quy hoạch làng nghề truyền thống Phù Lãng trong giai đoạn hiện
nay. .......................................................................................................60
2.3 Đặc điểm công trình kiến trúc truyền thống làng Phù Lãng. ........... 64
2.3.1 Đặc điểm kiến trúc nhà ở. ...................................................................64
2.3.2 Đặc điểm kiến trúc nhà thờ họ ............................................................68
2.3.3 Đặc điểm công trình tôn giáo tín ngưỡng. ..........................................69
Chương 3 : GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG LÀNG PHÙ LÃNG .......... 78
3.1 Các giá trị tiêu biểu kiến trúc truyền thống làng Phù Lãng. .......... 78
3.1.1. Giá trị về lịch sử, văn hoá. .................................................................78
3.1.2. Giá trị về quy hoạch. ..........................................................................79
3.1.3. Giá trị về công năng cư trú – giao tiếp, kinh tế, lao động và sản
xuất. ......................................................................................................81

3.1.4 Giá trị sinh thái cảnh quan, nhân văn. .................................................84


3.2 Quan điểm - mục tiêu và định hướng phát huy các giá trị kiến trúc
truyền thống làng Phù Lãng. ................................................................. 84
3.2.1. Quan điểm. .........................................................................................84
3.2.2. Mục tiêu..............................................................................................86
3.2.3 Định hướng. ........................................................................................88
3.3 Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc
truyền thống làng Phù lãng. ................................................................... 90
3.3.1 Đề xuất các chính sách, quy chế bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc
truyền thống làng Phù Lãng. ................................................................90
3.3.2 Giải pháp quy hoạch trong giai đoạn đô thị hóa. ................................92
3.3.3. Giải pháp giữ gìn bảo tồn các công trình công cộng, Nhà ở, xưởng
sản xuất gốm truyền thống và công trình phục vụ cho sản xuất
hiện đại……………………..…………………………………..107
3.3.4 Các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị về hoạt động và sinh hoạt
cộng đồng của làng Phù Lãng ................................ ...................112
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 122

1. Kết luận: ............................................................................................ 122
2. Kiến nghị: .......................................................................................... 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.


DANH MỤC HÌNH VẼ
STT

Tên các danh mục hình


Hình 1.1

Phương pháp tạo hình gốm và không gian lò sản xuất

Trang
08

Hình 1.2a Các sản phẩm gốm đặc trưng

09

Hình 1.2b Các sản phẩm gốm đặc trưng

10

Hình 1.3

Cổng nhà ở và không gian lò sản xuất

11

Hình 1.4

Cổng tam quan và gác chuông chùa Phúc Long

11

Hình 1.5

Hình ảnh đặc trưng trong kiến trúc làng Phù Lãng


12

Hình 1.6

Hình 1.7

Bức tường một ngôi nhà ở làng Phù Lãng được xây
bằng những chiếc tiểu sành bị lỗi, hỏng

13

Tiểu sành, chum vại…bị hỏng, lỗi được một gia đình ở
làng Phù Lãng dùng làm kè

13

Những mảnh vỡ của đồ gốm phế phẩm chỉ đáng vứt bỏ
Hình 1.8

Hình 1.9

lại được những người dân làng gốm tận dụng làm vật
liệu xây dựng

14

Bản đồ tỉnh Bắc Ninh

15


Hình 1.10 Bản đồ xã Phù Lãng – huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh

16

Hình 1.11 Hiện trạng sử dụng đất xã Phù Lãng

18

Hình 1.12 Trường tiểu học xã Phù Lãng mới xây dựng

22

Hình 1.13 Trụ sở đảng ủy, UBND xã Phù Lãng

22

Hình 1.14 Tuyến đường nhựa (đường quốc phòng)

23

Hình 1.15 Trục đường bê tông đi qua khu trung tâm xã

24

Hình 1.16

Hình ảnh Minh họa nhà ở kết hợp sản xuất– cơ sở sản
xuất gốm ở Phù Lãng


32

Hình 1.17 Ảnh hiện trạng cánh đồng lúa xã Phù lãng

36

Hình 2.1

43

Hình ảnh về cổng chợ Lãng


Hình 2.2

Hình ảnh tiểu sản phẩm đặc trưng của Phù Lãng

44

Hình 2.3

Hình ảnh mẫu nhà ở nông thôn ở Phù lãng

45

Hình 2.4

Hình ảnh nhà ống điển hình vùng nông thôn

47


Hình 2.5

Hình ảnh nhà biệt thự điển hình vùng nông thôn

48

Hình 2.6

Nhà ba gian ở Phù Lãng

64

Hình 2.7

Phối cảnh mô hình nhà ở kết hợp sản xuất gốm

65

Hình 2.8

Nhà ở kết hợp với vật liệu trang trí gốm

66

Hình 2.9

Cổng ngõ kết hợp với vật liệu trang trí gốm

66


Hình 2.10 Lò phục vụ cho sản xuất gốm

67

Hình 2.11 Không gian phục vụ cho sản xuất gốm

67

Hình 2.12 Nhà thờ dòng họ Phạm

68

Hình 2.13 Đình làng Phù Lãng cạnh chợ Lãng

69

Hình 2.14 Đình làng Phù Lãng

70

Hình 2.15 Chùa Phúc Long trên tranh gốm

71

Hình 2.16 Mặt chính chùa Phúc Long

72

Hình 2.17 Hình ảnh góc chùa Phúc Long


72

Chùa Phúc Long lúc mới xây dựng được thể hiện qua
Hình 2.18 tranh gốm

73

Hình 2.19 Chùa Phúc Long mới xây mới thời kỳ trước

73

Hình 2.20 Chùa Phúc Long của hiện tại

74

Hình 2.21 Các chi tiết chùa Phúc Long

75

Hình 2.22 Cổng đền thờ Hồ Chí Minh

76

Hình 2.23 Đền thờ Hồ Chí Minh

76

Hình 2.24 Tường rào trước đền thờ Hồ Chí Minh


77


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng, biểu
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4
Bảng 1.5

Tên bảng, biểu
Tổng hợp các công trình dịch vụ công cộng hiện có
Chỉ tiêu sử dụng đất ở trong các điểm dân cư nông
thông mới
Chỉ tiêu sử dụng cho các công trình công cộng
Đánh giá tình trạng biến đổi cơ cấu tổ chức mặt bằng
nhà ở làng Phù Lãng
Bảng sử dụng đất các công trình công cộng

Trang
20
25
26
28
35

Bảng đánh giá 19 tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
Bảng 2.1


tại xã Phụ Lãng

50

Bảng 3.1

Xác định quy mô công trình công cộng và hạ tầng

96

Bảng 3.2

Bảng cân bằng đất đai khu trung tâm

101


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu
sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

Sơ đồ 1.1

Sơ đồ hiện trạng xã Phù Lãng từ năm 1961- 1970


05

Sơ đồ 1.2

Sơ đồ hiện trạng xã Phù Lãng từ năm 1971

06

Sơ đồ 1.3

Sơ đồ hiện trạng xã Phù Lãng hiện nay

07

Sơ đồ 1.4

Sơ đồ cấu trúc làng nghề cũ

19

Sơ đồ 1.5

Sơ đồ cấu trúc làng nghề mới

19

Sơ đồ 1.6

Sơ đồ hệ thống giao thông xã Phù Lãng


27

Sơ đồ 1.7

Sơ đồ khuôn viên nhà ở loại 1

28

Sơ đồ 1.8

Sơ đồ khuôn viên nhà ở loại 2

29

Sơ đồ 1.9

Sơ đồ khuôn viên nhà ở loại 3

29

Sơ đồ 1.10 Sơ đồ khuôn viên nhà ở loại 4

29

Sơ đồ 1.11 Sơ đồ đồ khuôn viên nhà ở kết hợp với sản xuất

31

Sơ đồ mô phỏng các giải pháp cho không gian ở kết
Sơ đồ 1.12 hợp sản xuất


34

Sơ đồ 3.1

Sơ đồ quy hoạch chung xã Phù Lãng

93

Sơ đồ 3.2

Sơ đồ tổ chức không gian xã Phù Lãng

94

Sơ đồ 3.3

Sơ đồ hiện trạng làng gốm Phù Lãng

98

Sơ đồ 3.4

Sơ đồ hiện trạng nhà ở có giá trị cần bảo tồn

99

Sơ đồ quy hoạch kiến trúc cảnh quan khu trung tâm

101


Sơ đồ 3.5


1

PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
- Kinh Bắc – Bắc Ninh, xưa nay là vùng đất nông nghiệp. Hơn 90%
dân cư sống trong các đơn vị tụ cư truyền thống là làng. Vì vậy “ văn hiến
Kinh Bắc” được biểu hiện, diễn biến chủ yếu trong môi trường “làng”.
- Trong số các làng nghề của Bắc Ninh hiện nay. Phù Lãng là một trong
những làng tương đối điển hình, được biết đến với nghề gốm. Vào cuối thời
Lý, ông tổ nghề gốm Phù Lãng là Lưu Phong Tú được triều đình cử đi sứ
sang Trung Quốc. Trong dịp đi này, ông học được nghề làm gốm và truyền
dạy cho người trong nước. Đầu tiên, nghề này dược truyền vào vùng dân cư
đôi bờ sông Lục Đầu sau đó chuyển về vùng Vạn Kiếp (Hải Dương). Vào
khoảng đầu thời Trần (thế kỷ 13) nghề được truyền đến đất Phù Lãng Trung.
- Qua bao thế kỷ các thế hệ dân cư ở Phù Lãng đã tạo dựng nên những
giá trị kiến trúc, văn hóa độc đáo và được lưu giữ đến ngày nay. Trong đó
gốm Phù Lãng cùng những loại hình nghệ thuật khác, đã có chỗ đứng trong
tâm thức con người và các gia đình Việt.
- Việc gìn giữ và phát huy giá trị kiến trúc truyền thống còn chưa được
nhìn nhận là sự cấp thiết và đang bị mai một trong thời kỳ đổi mới và hội
nhập. Do đó cần thiết phải có ngay định hướng và giải pháp thiết thực để giữ
gìn và phát huy giá trị kiến trúc truyền thống làng Phù Lãng nói riêng và Việt
Nam nói chung. Để thích ứng với thực tiễn đổi mới của đất nước ta hiện nay,
mà vẫn có nét riêng theo phong tục tập quán làng.
- Thời gian gần đây có nhiều đề tài nghiên cứu về đặc điểm giá trị của
các ngôi làng cổ. Tuy nhiên học viên mong muốn đóng góp thêm một nghiên

cứu của mình vào kho tài liệu chung .Việc chọn đề tài “ Đặc điểm và giá trị
kiến trúc truyền thống làng Phù Lãng Quế Võ – Bắc Ninh” làm đề tài nghiên


2

cứu. Với mong muốn giữ gìn được giá trị của gốm Phù Lãng, phát triển được
cái nôi sinh ra nó, và các đặc điểm kiến trúc truyền thống của làng Phù Lãng
trở thành một di sản văn hóa của Việt Nam.
* Mục đích nghiên cứu
- Xác định được những đặc điểm, giá trị kiến trúc của làng Phù Lãng, đề
xuất các chính sách, quy chế, phương pháp làm sống lại các đặc điểm giá trị
kiến trúc truyền thống làng Phù Lãng. Đồng thời duy trì lâu dài tuổi thọ công
trình truyền thống. Góp phần bổ sung vào tư liệu nghiên cứu kiến trúc truyền
thống làng Phù Lãng nói riêng và của tỉnh Bắc Ninh chung. nhằm phục vụ
cho việc phát triển thăm quan du lịch. Biến làng gốm Phù Lãng thành một địa
điểm thăm quan du lịch hấp dẫn.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quy hoạch, kiến trúc làng Phù lãng – xã Phù
Lãng – huyện Quế Võ – tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu: làng Phù lãng – xã Phù Lãng – huyện Quế Võ –
tỉnh Bắc Ninh
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát hiện trạng.
Công tác thực địa đóng vai trò quan trọng. nó bổ sung những tư liệu
thiết yếu trong toàn bộ quá trình nghiên cứu, kiểm tra, chỉnh lý những tư liệu
vốn rất sinh động về quá trình đô thị hóa tại địa phương nghiên cứu.
- Phương pháp logic và lịch sử.
Lôgíc là phương pháp vạch ra bản chất, tính tất nhiên, tính quy luật
của sự vật dưới hình thức lý luận trừu tượng và khái quát.

Lịch sử là phương pháp phản ánh trong tư duy quá trình lịch sử - cụ
thể của sự vật với những chi tiết của nó trong sự vận động phát triển vốn có.


3

- Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống.
Đây là phương pháp phổ biến được sử dụng trong hầu hết các công
trình nghiên cứu khoa học. Là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong luân
văn. Phân tích những đặc điểm của quá trình đô thị hóa tại các vùng khác
nhau, dựa trên những kinh nghiệm của các nước trên thế giới và tình hình
thực tế của nước ta, đề xuất những biện pháp nhằm đảm bảo phù hợp và có
tính ứng dụng cao.
- Phương pháp sơ đồ, bản đồ.
Thông qua sơ đồ và mô hình hóa, luận văn tìm ra những đặc điểm của
quá trình phát triển không gian cũng như sự mở rộng của hoạt động kinh tế xã
hội của quá trình đô thị hóa. Phương pháp sơ đồ, bản đồ sẽ tổng hợp một cách
trực quan nhất những xu thế phát triển chung về mọi mặt.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đưa ra một tài liệu tham khảo đặc điểm và những giá trị kiến trúc
truyền thống làng nghề tiêu biểu ở Bắc Ninh.
- Luận văn góp phần nhận diện những biến đổi văn hóa làng nghề truyền
thống trong giai đoạn hiện nay. Đây là cơ sở giúp các nhà quy hoạch định
hướng chính sách và các nhà quản lý văn hóa có kế hoạch phát triển và bảo
tồn các làng nghề truyền thống trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn giúp cho nhân dân địa phương thêm
hiểu và tự hào về kiến trúc truyền thống của quê mình, qua đó nâng cao tình
yêu quê hương, động viên dân làng thi đua lao động sản xuất. Xây dựng quê
hương giàu đẹp, văn minh .
- Góp phần phân loại, đánh giá các loại hình kiến trúc truyền thống làng

phù Lãng, và có một cái nhìn tổng quan về kiến trúc ở, sản xuất và sinh hoạt
dân gian làng nghề truyền thống.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


122

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu về làng Phù Lãng cho thấy đây là
một làng truyền thống điển hình vùng Đồng bằng Bắc Bộ và mang những nét
đặc trưng của vùng đất Kinh Bắc- Bắc Ninh. Với các giá trị về quy hoạch,
kiến trúc- cảnh quan vaà ăn hóa phi vật thể quan họ, các nghi lễ thờ cúng và
các phong tục tập quán sinh hoạt của làng nghề thủ công được lưu giữ tại địa
phương cho thấy Phù Lãng là một làng nghề cổ truyền thống cần được bảo
tồn và phát huy cho hôm nay và các thế hệ mai sau.
Công tác đánh giá quỹ di sản kiến trúc vật thể, văn hóa phi vật thể
được thự hiện đầy đủ, chính xác và có tính hệ thống cao có thể làm cơ sở cho
công tác thực hiện các đồ án quy hoạch, kiến trúc và các ngành liên quan
khác.

Quy hoạch bảo tồn các không gian chức năng của làng được nghiên
cứu kỹ lưỡng trên cơ sở của các vấn đề về điều kiện tự nhiên, lịch sử - văn
hóa -xã hội, con người và các phong tục tập quán địa phương đảm bảo tính
khoa học, nhân văn và phát triển bền vững.
Bảo tồn được các di tích kiến trúc, cảnh quan góp phần gìn giữ và phát
huy giá trị làng gốm truyền thống đồng thời bổ sung thêm các tiêu chí để đánh
giá, phân loại đối tượng di tích cần bảo tồn, trùng tu từ đó đề xuất các phương
án thiết thực để bảo vệ các di tích, công trình kiến trúc đang được lưu giữ tại
làng để phục vụ các nhu cầu xã hội.
Bằng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như phương
pháp điều tra khảo sát hiện trạng, phương pháp logic và lịch sử….. học hỏi
kinh nghiệm bảo tồn ở các nước tiến bộ trên thế giới là những cơ sở quan
trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa kiến trúc làng
gốm truyền thống.


123

Trên cơ sở đó đề tài đi đến xây dựng được một số nguyên tắc, định
hướng và đề xuất các giải pháp phục vụ cho việc bảo tồn quy hoạch kiến trúc,
cảnh quan và phát huy giá trị của các không gian văn hóa truyền thống đang
lưu giữ tại địa phương để giải quyết vấn đề bức xúc của làng nghề truyền
thống hiện nay là mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển.
Với các giải pháp nghiên cứu đề xuất phương án bảo tồn, các chính
sách nhằm phát huy các giá trị của làng Phù Lãng trong đề tài sẽ giúp cho địa
phương có hướng đi mở trong công tác quản lý và khai thác sử dụng đồng bộ
hiệu quả cao đồng thời giúp chính người dân sở tại phát huy được vai trò của
mình từng bước cải thiện nâng cao đời sống vật chất và hưởng thụ tinh thần.
Bên cạnh đó đề tài luận văn đã đánh giá phân tích được các đặc điểm
giá trị sau :

Gốm Phù Lãng là sản phẩm không chỉ mang tính xã hội cao mà còn
nổi tiếng bởi chất men màu tự nhiên, bền, lạ.
Làng nghề truyền thống Phù Lãng không chỉ có điều kiện địa hình,
khí hậu thuận lợi, có nguồn nhân lực dồi dào mà làng nghề Phù Lãng còn nằm
trong khu vực có nhiều điểm tuyến du lịch làng nghề như: chùa phật tích,
chùa dâu, chùa bút tháp,….và hệ thống làng nghề dày đặc như: đồ gỗ mỹ
nghề đồng kỵ làng bánh đình bảng, tranh dân gian đông hồ….
Để bảo tồn và phát huy những đặc điểm giá trị kiến trúc truyền thống
làng Phù Lãng. kế thừa từ truyền thống vốn có, không gian truyền thống của
làng như đình, chùa, nhà ở của các nghệ nhân, cách tổ chức thôn xóm, đường
làng. Ngoài ra còn kết hợp khéo léo giữa truyền thống và hiện đại, giữa cái cũ
và cai mới ( có thể cải tạo hoặc chỉnh trang). Những hoạt động văn hóa, tín
ngưỡng, khu vực trường lớp đào tạo và truyền nghề cho các thế hệ trẻ. Kết nối
làng nghề với hệ thống du lịch của tỉnh Bắc Ninh, và của cả nước.


124

Làng nghề truyền thống gốm Phù Lãng trong cấu trúc không gian quy
hoạch đề xuất kế thừa và phát huy những giá trị của nghề gốm, của làng nghề
gốm Phù Lãng và phát triển trong tương lai phù hợp với quá trình đô thị hóa,
hiện đại hóa nông thôn.
2. Kiến nghị:
Để công tác quản lý, bảo tồn, cải tạo công trình kiến trúc truyền thống
làng Phù Lãng nói riêng và trong cả nước nói chung, các cơ quan chức năng
cần xem xét giải quyết một số vấn đề sau:
Cần sớm kiểm kê đánh giá giá trị của kiến trúc truyền thống làng Phù
Lãng, giá trị của nghề gốm Phù Lãng, những cơ sở sản xuất gốm truyền
thống….
Cần có những chính sách quan tâm hơn nữa Để bảo tồn và phát triển

nghề và làng nghề truyền thống gốm Phù Lãng.
Kiện toàn hệ thống quản lý di sản văn hóa, kiến trúc. trong đó chú ý
tới mảng di sản kiến trúc truyền thống.
Cần hệ thống hóa toàn bộ các di sản kiến trúc truyền thống của làng.
phân loại đánh giá và có kế hoạch bảo tồn.
Cần xây dựng chiến lược, kế hoạch và chính sách phát triển làng nghề
truyền thống tại các vùng nông thôn.
Động viên toàn dân tham gia gìn giữ, bảo vệ di sản văn hóa, di sản
kiến trúc.
Huy động mọi nguồn lực và nguồn kinh phí trong nước và quốc tế.
vận động cá nhân, tập thể, các tổ chức xã hội trong việc bảo tồn, cải tạo theo
phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.
Cần phải tổng kiểm tra, đánh giá và phân tích các làng nghề trong khu
vực để có chủ trương chính sách tổng thể phát triển làng nghề kết hợp với du
lịch.


125

Hình thành cơ chế quản lý cho làng nghề truyền thống.
Hỗ trợ kinh tế cho các cơ sở kinh doanh tư nhân, doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại các làng nghề, đặc biệt là các cụm công nghiệp, các khu sản xuất công
nghiệp tập trung.



×