Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Đánh giá chung cư xây dựng tại khu đô thị mỗ lao, quận hà đông, TP hà nội theo tiêu chí kiến trúc xanh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.11 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

LƯƠNG MẠNH THẮNG

ĐÁNH GIÁ CHUNG CƯ XÂY DỰNG TẠI KHU
ĐÔ THỊ MỖ LAO, QUẬN HÀ ĐÔNG, TP.HÀ NỘI
THEO TIÊU CHÍ KIẾN TRÚC XANH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

LƯƠNG MẠNH THẮNG
KHÓA 2014 - 2016

ĐÁNH GIÁ CHUNG CƯ XÂY DỰNG TẠI KHU
ĐÔ THỊ MỖ LAO, QUẬN HÀ ĐÔNG, TP.HÀ NỘI
THEO TIÊU CHÍ KIẾN TRÚC XANH



Chuyên ngành
Mã số

: Kiến trúc
: 60.58.01.02

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG MẠNH NGUYÊN

Hà Nội – 2016


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo TS. Hoàng Mạnh
Nguyên đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện, thầy đã động
viên, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn!
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu và các thầy cô giáo Khoa Sau
Đại Học – Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội đã quan tâm, tạo điều kiện và
truyền đạt những kiến thức quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn, giúp ích
trong quá trình công tác sau này!


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có

nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận văn

Lương Mạnh Thắng


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Dạnh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
* Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
* Mục đích nghiên cứu. .................................................................................. 3
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 3
* Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................ 3
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................... 3
* Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 4
NỘI DUNG ................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUNG CƯ TẠI HÀ NỘI THEO QUAN
ĐIỂM KIẾN TRÚC XANH ........................................................................... 5
1.1 Khái niệm về Kiến trúc xanh ................................................................. 5
1.1.1 Thuật ngữ “Kiến trúc xanh”, “Công trình xanh” .................................... 5
1.1.2 Khái quát tình hình phát triển Kiến trúc xanh trên thế giới .................. 12
1.1.3 Khái quát tình hình phát triển Kiến trúc xanh tại Việt Nam ................. 13
1.2 Thực trạng kiến trúc chung cư Hà Nội theo tiêu chí xanh ................. 18
1.3 Thực trạng kiến trúc chung cư tại Khu đô thị Mỗ Lao, quận Hà

Đông, thành phố Hà Nội theo tiêu chí xanh. ............................................. 22
1.4 Các vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết ............................................ 28


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ ĐỀ ĐÁNH GIÁ CHUNG CƯ CAO TẦNG XÂY
DỰNG TẠI KHU ĐÔ THỊ MỖ LAO – QUẬN HÀ ĐÔNG – THÀNH PHỐ
HÀ NỘI THEO TIÊU CHÍ KIẾN TRÚC XANH ........................................ 29
2.1 Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 29
2.1.1 Văn bản pháp lý về việc đánh giá chung cư theo tiêu chuẩn Kiến trúc xanh
..................................................................................................................... 29
2.1.2 Một số văn bản pháp lý có liên quan đến vấn đề Kiến trúc xanh .......... 29
2.2 Cơ sở lý luận ......................................................................................... 30
2.2.1 Lý thuyết Kiến trúc xanh và ứng dụng trong thực tế ............................ 30
2.2.2 Các công cụ và tiêu chí đánh giá công trình xanh trên Thế giới ....................
2.2.3 Các công cụ và tiêu chí đánh giá công trình xanh tại Việt Nam ........... 40
2.3 Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 50
2.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng Công trình xanh ở Hà Nội .......... 50
2.3.2 Kinh nghiệm Thế giới và Việt Nam về các giải pháp KTX .................. 54
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG CƯ CAO TẦNG XÂY DỰNG TẠI KHU
ĐÔ THỊ MỖ LAO, QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO
QUAN ĐIỂM KIẾN TRÚC XANH ............................................................ 58
3.1 Một số quan điểm và nguyên tắc khi đánh giá Kiến trúc xanh.......... 58
3.2 Đánh giá công trình chung cư theo các tiêu chí Kiến trúc xanh ........ 61
3.2.1 Địa điểm bền vững .............................................................................. 61
3.2.2 Sử dụng tài nguyên năng lượng hiệu quả ............................................. 67
3.2.3 Chất lượng môi trường trong và ngoài công trình ................................ 72
3.2.4 Kiến trúc tiên tiến bản sắc ................................................................... 79
3.2.5 Tính xã hội nhân văn bền vững............................................................ 83
3.3 So sánh kết quả đánh giá và một số kiến nghị ................................... 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

KTX

Kiến trúc xanh

CTX

Công trình xanh

USBGBC

Hội đồng công trình xanh Mỹ

VGBC

Hội đồng công trình Xanh Việt Nam

LEED

Hệ thống đánh giá công trình xanh của Mỹ

ĐKTN


Điều kiện tự nhiên

ĐHKK

Điều hòa không khí

MĐXD

Mật độ xây dựng

HSSDĐ

Hệ số sử dụng đất


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng

Tên bảng

Bảng 1

Các Tiêu chí và điểm của hệ thống Leed

Bảng 2

Các TC và điểm của Lotus

Bảng 3


Tổng xạ tại Hà Nội

Bảng 4

Bảng so sánh định lượng các tiêu chí thành phần trong
hệ thông tiêu chí CTX của một số nước có chỉ số cụ thể:

Bảng 5

Xếp loại các tiêu chí chung cư cao tầng đạt được


DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số hiệu hình

Tên bảng

Hình 1.1

Định nghĩa CTX của USGBC

Hình 1.2

Sơ đồ quan hệ Kiến trúc xanh – Công trình xanh

Hình 1.3

Tỷ lệ các loại hình công trình đạt hoặc đăng ký chứng
nhận xanh


Hình 1.4

Những yếu tố trở ngại chính của việc phát triển CTX

Hình 1.5

Một số chung cư Hà Nội

Hình 1.6

Vị trí khu đô thị mới Mỗ Lao trong quy hoạch quận Hà
Đông

Hình 1.7

Tổng thể khu đô thị mới Mỗ Lao (phương án thiết kế)

Hình 1.8

Tổng thể khu đô thị mới Mỗ Lao (thực tế xây dựng)

Hình 1.9

Mặt bằng tổng thể tổ hợp nhà ở cao tầng Muberry

Hình 1.10

Hình ảnh không gian cộng đồng trong Mulberry

Hình 1.11


Phối cảnh tổng thể khu nhà ở cao tầng Muberry

Hình 1.12

Chung cư EuroLand

Hình 1.13

Mặt bằng tổng thể chung cư Hồ Gươm Plaza

Hình 1.14

Chung cư Hồ Gươm Plaza

Hình 2.1

Quá trình phát triển công cụ Lotus

Hình 2.2

Mức xếp hạng Lotus

Hình 2.3

Hoa gió Hà Nội

Hình 2.4

Một số hình dáng tòa nhà ở Việt Nam


Hình 2.5

Một khu nhà ở Singapore

Hình 2.6

Phân tích các dạng mặt bằng TGTN

Hình 3.1

Vị trí xây dựng tổ hợp chung cư Mulbery

Hình 3.2

Liên hệ vị trí


Hình 3.3

Đường biểu kiến mặt trời khu Mulbery Lane

Hình 3.4

Mặt bằng tổng thế tổ hợp chung cư Mulbery Lane

Hình 3.5

Vị trí xây dựng chung cư Hồ Gươm Plaza


Hình 3.6

Mặt bằng tổng thể chung cư Hồ Gươm Plaza

Hình 3.7

Đường biểu kiến mặt trời chung cư Hồ Gươm Plaza

Hình 3.8

Mặt bằng điển hình Block B-C-D, tổ hợp chung cư
Mulbery

Hình 3.9

Mặt bằng điển hình Block A, tổ hợp chung cư Mulbery

Hình 3.10

Tác động nhiệt lên bề mặt công trình tổ hợp chung cư
Mulbery Lane

Hình 3.11

Mặt bằng điển hình chung cư Hồ Gươm Plaza

Hình 3.12

Phân tích mặt bằng điển hình Block B-C-D, tổ hợp chung
cư Mulbery Lane


Hình 3.13

Những hướng gió chính tác động lên công trình

Hình 3.14

Diện tường chịu tác động mạnh của nhiệt độ

Hình 3.15

Phân tích mặt bằng điển hình Block A, tổ hợp chung cư
Mulbery Lane

Hình 3.16

Phân tích mặt bằng điển hình chung cư Hồ Gươm Plaza

Hình 3.17

Những hướng gió chính tác động lên công trình

Hình 3.18

Diện tường chịu tác động mạnh của nhiệt độ

Hình 3.19

Mặt bằng tầng 1 toàn khu tổ hợp chung cư Mulberry Lane


Hình 3.20

Các không gian công cộng, cảnh quan tổ hợp Mulberry
Lane

Hình 3.21

Hình thức tổ hợp chung cư Mulberry Lane

Hình 3.22

Hình thức chung cư Hồ Gươm Plaza


1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách môi
trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được
gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nguyên nhân chính làm biến
đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí
nhà kính. Các đợt nắng nóng khủng khiếp đang diễn ra thường xuyên hơn gấp
khoảng 4 lần so với trước đây, và dự đoán trong vòng 40 năm tới, mức độ
thường xuyên của chúng sẽ gấp 100 lần so với hiện nay. Sự khủng hoảng
năng lượng, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu đã trở thành
vấn đề nóng bỏng có tầm quan trọng đặc biệt, cấp bách toàn cầu cần sự chung
tay góp sức của nhiều quốc gia, của mỗi con người trong từng lĩnh vực)Với
thực trạng này, sự phát triển các "kiến trúc xanh" là một xu hướng chung của
ngành xây dựng – kiến trúc hiện đại trên toàn thế giới.

"Kiến trúc xanh" đích thực là cuộc cách mạng nhằm đáp ứng được các
tiêu chí về bảo tồn sinh thái, môi trường, hiệu quả sử dụng nước, năng lượng,
vật liệu xây dựng và điều kiện sống tiện nghi cho con người. Hội nghị thượng
đỉnh quốc tế lần thứ 21 tại Paris một lần nữa khẳng định vai trò của Công
trình xanh đã và đang trở nên vô cùng quan trọng trong giảm thiểu tác động
của biến đổi khí hậu (BĐKH) thông qua chiến dịch mới Better build green
(Xanh hóa công trình xây dựng) của Hội đồng công trình xanh thế giới. Mục
tiêu chính của các công trình xanh là tập trung làm giảm các xung đột giữa
môi trường xây dựng nhân tạo với môi trường thiên nhiên và sức khỏe con
người.
Hiện tại ở nước ta có rất ít toà nhà nhận được chứng chỉ “Công trình
xanh”, “kiến trúc xanh” và điều đáng nói là trong số đó cũng chí có một số
công trình là nhà ở. Mặc dù hiện tại bắt đầu có nhiều dự án chung cư đang


2

được xây dựng đang hướng đến công trình xanh nhưng vẫn là quá ít khi đem
so sánh với các nước trên thế giới.
Ở thành phố Hà Nội nói riêng, hiện tượng bùng nổ xây dựng các tòa nhà
chung cư cao tầng đang diễn ra khá ồ ạt. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, Hà
Đông với vị trí là quận nội thành nằm ở phía Tây thủ đô tốc đô thị hoá hiện
nay đang diễn ra với tốc độ vô cùng nhanh chóng, hình thành hàng loạt các dự
án khu đô thị mới đang được đầu tư xây dựng tại đây như: Khu đô thị mới Mỗ
Lao, Khu đô thị mới Văn Phú, Khu đô thị mới Văn Quán-Yên Phúc, Khu đô
thị mới Dương Nội, Khu đô thị mới Văn Khê…nhằm thúc đẩy quá trình đô
thị hóa quận Hà Đông.
Việc định hướng xây dựng công trình chung cư theo các tiêu chí "Kiến
trúc xanh" là điều nên làm. Bởi lợi ích của Công trình xanh là điều không thể
bàn cãi. Tuy nhiên, hiện nay có không ít các nhà Bất động sản và chủ đầu tư

lợi dụng cái mác" công trình xanh, kiến trúc xanh" để tự gán cho công trình
của mình nhằm trục lợi.
Đã đến lúc cần nhận diện rõ bản chất và giá trị thực sự của sự phát triển
kiến trúc xanh. Thực hiện kiến trúc xanh phải là một bài toán tổng thể từ khâu
Thiết kế - Thi công - Vận hành công trình. Nếu chỉ nhắm để một công đoạn
"xanh" trong khi gây ảnh hưởng đội chi phí và hiệu quả kém về năng lượng ở
các giai đoạn tiếp theo là điều cần tránh. Cũng cần nhận diện rõ ràng các công
nghệ được quảng cáo là xanh nhưng thực tế mang lại hiệu quả kém, thậm chí
gây hại cho môi trường; cần gỡ bỏ mác của những "công trình chung cư
xanh" để tránh sự hiểu lầm, nhận thức sai lệch về "Kiến trúc xanh" của người
dân.
Tóm lại,với sự xuất hiện ngày càng nhiều các chung cư cao tầng như
hiện nay, đề tài “Đánh giá chung cư cao tầng xây dựng dựng tại khu đô thị
Mỗ Lao – Quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội theo tiêu chí kiến trúc xanh”


3

là thực sự cần thiết để nhìn nhận kết quả quá trình phát triển chung cư tại Hà
Nội nói chung và khu đô thị Mỗ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đã đi
đúng hướng kiến trúc xanh hay chưa.
Mục đích nghiên cứu.
Đánh giá chung cư cao tầng xây dựng dựng tại khu đô thị Mỗ Lao –
Quận Hà Đông – Tp. Hà Nội theo tiêu chí Kiến trúc xanh
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Luận văn tập trung vào các nhà chung cư cao tầng xây dựng tại Khu đô
thị Mỗ Lao – Quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội, một khu vực mới và đang
phát triển, với thế mạnh về kinh tế xã hội để có thể nghiên cứu một cách sâu
sắc nhất.
Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp tiếp cận
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, thu thập số liệu.
- Phương pháp phân tích, đánh giá và tổng hợp.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
+ Đề tài Phân tích và tổng hợp các cơ sở lý luận khoa học và cơ sở thực tiễn
về vấn đề nghiên cứu để đề xuất ra các tiêu chí đánh giá Kiến trúc xanh
+ Đề tài nghiên cứu, phân tích hiện trạng thực tế các chung cư đã xây dựng tại
khu đô thị Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội, đánh giá những chung cư này theo tiêu chí
Kiến trúc xanh hiện có.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để đánh giá
các chung cư tại khu đô thị Mỗ Lao nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung,
góp phần định hướng xây dựng công trình chung cư theo các tiêu chí "Kiến
trúc xanh"


4

Cấu trúc luận văn
Phần mở đầu
Phần nội dung chính của luận văn gồm ba chương:
- Chương I: Tổng quan về chung cư tại Hà Nội theo tiêu chí Kiến trúc
xanh
- Chương II: Cơ sở để đánh giá chung cư cao tầng xây dựng tại Khu đô
thị Mỗ Lao, quận Hà Đông, tp Hà Nội theo tiêu chí Kiến trúc xanh
- Chương III: Đánh giá chung cư cao tầng xây dựng tại khu đô thị Mỗ
Lao – Hà Đông – Hà Nội theo tiêu chí Kiến trúc xanh
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Phụ lục


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


91

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 Kết luận:
1. Kiến trúc xanh là một xu hướng tất yếu của việc phát triển Kiến trúc
nói chung và chung cư nói riêng.
2. Kiến trúc xanh không những mang lại lợi ích kinh tế, môi trường, sức
khỏe cho người dân mà còn đóng góp tích cực làm giảm sự biến đổi khí
hậu.
3. Kiến trúc xanh Việt Nam ngoài đáp ứng những yêu cầu chung của thế
giới, cần phù hợp với đặc điểm khí hậu của từng vùng lãnh thổ, phù
hợp với lối sống, phong tục tập quán của các dân tộc Việt Nam.
4. Chung cư cao tầng xây dựng trong Hà Nội giai đoạn hiện nay mới chỉ
bước đầu tiếp cận các nội dung, tiêu chuẩn của Kiến trúc xanh, cần tiếp
tục hoàn thiện thể chế pháp quy, bổ xung các kiến thức từ thiết kế tới
xây dựng và vận hành khai thác theo quan điểm kiến trúc xanh để đạt

được sự phát triển bền vững, đáp ứng các nhu cầu của sự phát triển đất
nước.
5. Đối với điều kiện Hà Nội, chung cư theo quan điểm Kiến trúc xanh cần
đạt được các nội dung cơ bản gồm 5 tiêu chí như đã đánh giá ở trên.
Trong đó cần lưu ý nhấn mạnh hai lĩnh vực là môi trường vi khí hậu
phù hợp và truyền thống văn hóa và phong cách sinh hoạt của cư dân.
6. Luận văn trên cơ sở phân tìm hiều và phân tích một số chung cư xây
dựng tại khu đô thị Mỗ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội để đưa
ra những đánh giá chung về tình hình phát triển chung cư theo quan
điểm Kiến trúc xanh. Tác giả có ý nguyện đóng góp cho việc hoàn
thiện những quan điểm, tiêu chuẩn Kiến trúc xanh Việt Nam.
7. Những điều luận văn đã làm được: Trong khuôn khổ thời gian có hạn,
luận văn chỉ tìm hiểu được một số chung cư xây dựng tại khu đô thị Mỗ


92

Lao, quận Hà Đông, Hà Nội. Dựa trên các tiêu chí Kiến trúc xanh hiện
có, luận văn đưa ra một số đánh giá nhận xét, và ý kiến về chung cư
hiện nay theo quan điểm Kiến trúc xanh. Hi vọng rằng luận văn có thể
đóng góp được phần nào cho việc hoàn thiện các cơ sở lý luận cũng
như kinh nghiệm về phát triển Kiến trúc xanh nói chung và về áp dụng
Kiến trúc xanh vào chung cư cao tầng nói riêng cho Hà Nội.
 Kiến nghị:
1. Cần tiếp tục nghiên cứu về các cơ sở khoa học, các kinh nghiệm thực
tiễn để áp dụng Kiến trúc xanh
2. Cần sớm hoàn thiện thể chế pháp lý có bộ tiêu chuẩn Kiến trúc xanh
hoàn chỉnh, định lượng hơn.
3. Cần tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về phát triển Kiến trúc
xanh. Vấn đề tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của xã hội về

kiến trúc xanh là hết sức quan trọng. Đặc biệt là phải làm cho các nhà
quản lý, các nhà đầu tư tích cực hưởng ứng, các nhà thiết kế, nghiên
cứu cũng phải được khuyến khích tìm tòi, sáng tạo.
4. Cần tìm hiểu và áp dụng các giải pháp về vật liệu xây dựng; Công nghệ
xanh- năng lượng xanh ; các giải pháp vận hành quản lý hệ thống kỹ
thuật tiết kiệm năng lượng, hay các giải pháp tận dụng nguồn năng
lượng tự nhiên, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo thân thiện với con
người...tạo nên những thói quen không chỉ đối với người trong nghề
kiến trúc mà để thói quen đó lan tỏa ra cộng đồng.

Vì thời gian nghiên cứu có hạn, tác giả cũng đã cố gắng thực hiện đề
tài này một cách tốt nhất, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những khiếm
khuyết mong thầy cô và những người đồng nghiệp trong nghề chỉ giáo. Tác
giả xin chân thành cám ơn!


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Văn Chí (1996), giáo trình Vật lý kiến trúc, Nxb Xây dựng
2. Nguyễn Huy Côn (2011),bản dịch "Thiết kế với thiên nhiên – Cơ sở
sinh thái của thiết kế kiến trúc" (Ken Yeang (1995), Designing with
Nature – the Ecological Basic for Architectural Design. McGrawHill). NXB Trí thức
3. Công ty TNHH Turner Việt Nam (2014) Hội thảo “Xóa bỏ ngộ nhận
về chi phí của Công trình xanh”.
4. Lê Mục Đích (Biên soạn) (2011), Sổ tay thiết kế kiến trúc nhà đô thị
,Nxb Xây dựng
5. Hoàng Mỹ Hạnh (1999), Cải thiện môi trường ở trong điều kiện khí
hậu Việt Nam, Nxb Xây dựng
6. Nguyễn Thị Hiền (2015), Luận văn thạc sỹ kiến trúc Đánh giá kiến
trúc chung cư cao tầng tại Hà Nội theo điều kiện khí hậu.

7. Phạm Đức Nguyên (2012), Phát triển kiến trúc bền vững,kiến trúc
xanh ở Việt Nam, Nxb Tri Thức
8. Phạm Đức Nguyên (2002), Kiến trúc sinh khí hậu – Thiết kế sinh khí
hậu trong điều kiện Kiến trúc Việt Nam, Nxb Xây dựng
9. Đỗ Thị Ngọc Quỳnh (2012), Luân văn thạc sỹ kiến trúc Đánh giá
chung cư xây dựng tại Hà Nội giai đoạn 2000- 2014 theo quan điểm
Kiến trúc xanh
10. Hoàng Huy Thắng (2010), Kiến trúc nhiệt đới ẩm, Nxb Xây dựng
11. Đỗ Anh Tuấn (2014), Luận văn thạc sĩ kiến trúc Đánh giá hiệu quả
thông gió tự nhiên trong các căn hộ chung cư cao tầng ở các khu đô
thị mới tại Hà Nội
12. Nhiều tác giả (2008), Neufert – Dữ liệu kiến trúc sư, Nxb Thống kê
13. Nhiều tác giả (1997), Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Nxb Xây dựng


14. Tạp chí Kiến trúc Việt Nam (số 5- 2013), Phát triển công trình xanh
ở Việt Nam, Nxb Xây dựng
15. Trường Đại học xây dựng (2006), Đề tài khoa học cấp nhà nước,
Nghiên cứu Quy hoạch, Kiến trúc Nhà ở cao tầng cho thủ đô
16. VGBC, Lotus nhà ở V 1.0. 2011.
Tiếng Anh
17. Greg Kats và cộng sự (2003), The Costs and Financial Benefits of
Green Buildings (www.usgbc.org/Docs/News/News477.pdf)
18. Ken Yeang (1999), The Green Skyscraper – The basis for Designing
Sustainable Intensive Building, Presten Verlag, Germany
19. Solidiance (2013), Sách trắng “Is there a future for green buildings
in Vietnam?”, 8/2013
20. Terry Williamson (2002), Understanding Sustainable Architectore,
Spon Press, New York
21. Richard Roger & Philip Gumuchdjian (1997), Cities for a small

planet, Faber and Faber, Great Britain
Tài liệu internet
22. www.architectureplan.com
23. www.arcspace.com
24. www.google.com
25. www.sagen.com.vn/thong-tin-kien-truc/2014/6/tieu-chuan-leedtrong-hoat-dong-thiet-ke-xay-dung
26. www.kienviet.net
27. www.kientrucvietnam.org.vn
28. />29. www.vi.wikipedia.com



×