Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

nghiên cứu thành phần loài mối gây hại công trình kiến trúc tại khu đô thị điển hình ở hà nội bằng phương pháp truyền thống và chỉ thị dna

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12 MB, 82 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HẢI

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI MỐI GÂY HẠI CÔNG
TRÌNH KIẾN TRÚC TẠI KHU ĐÔ THỊ ĐIỂN HÌNH Ở HÀ NỘI
BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG VÀ CHỈ THỊ DNA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2015


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HẢI

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI MỐI GÂY HẠI
CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TẠI KHU ĐÔ THỊ ĐIỂN HÌNH
Ở HÀ NỘI BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG VÀ
CHỈ THỊ DNA

Chuyên ngành

: Công nghệ sinh học

Mã số

: 60.42.02.01

Người hướng dẫn khoa học:


PGS.TS. Trịnh văn Hạnh
TS. Đồng Huy Giới

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy
bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn,
các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hải

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và

biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trịnh Văn Hạnh và TS. Đồng Huy Giới là những người
Thầy, đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Sinh Học, Khoa Công nghệ Sinh học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Viện Sinh thái và
Bảo vệ công trình – Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2015
Học viên

Nguyễn Thị Hải

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn


ii

Mục lục

iii

Danh mục bảng

v

Danh mục hình

vi

Tóm tắt

vii

Abstract

viii

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài


1

1.2

Mục đích nghiên cứu

2

1.3

Phạm vi nghiên cứu

2

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1

Tình hình nghiên cứu về mối hại công trình kiến trúc trên thế giới và
Việt Nam

2.1.1

3

Nghiên cứu về thành phần loài mối và đặc điểm gây hại của mối đối
với công trình kiến trúc trên thế giới


2.1.2

3

Nghiên cứu về thành phần loài và đặc điểm gây hại đối với công trình
kiến trúc ở Việt Nam

7

2.2

Tình hình nghiên cứu về phòng trừ mối trên thế giới và ở Việt Nam

8

2.2.1

Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ mối trên thế giới

8

2.2.2

Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ mối ở Việt Nam

13

2.3

Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội và tình hình nghiên cứu về mối

ở Hà Nội

15

2.3.1

Khái quát điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội khu vực nghiên cứu

15

2.3.2

Tình hình nghiên cứu về mối ở khu vực Hà Nội

17

2.4

Một số đặc điểm sinh học của các loài gây hại chính

18

2.4.1

Loài mối Coptotermes gestroi

18

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page iii


24.2

Loài mối Cryptotermes domesticus

21

PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

24

3.1

Nội dung nghiên cứu

24

3.2

Phương pháp nghiên cứu

24

3.2.1

Địa điểm, thời gian nghiên cứu

24


3.2.2

Phương pháp điều tra

24

3.2.3

Phương pháp thu thập mẫu mối

24

3.2.4

Phương pháp định loại mẫu vật bằng hình thái

25

3.2.5

Phương pháp định loại mẫu vật bằng chỉ thị phân tử DNA

26

3.2.6

Phương pháp xác định loài gây hại chính

27


3.2.7

Phương pháp xử lý số liệu

27

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

28

4.1

Kết quả nghiên cứu

28

4.1.1

Thành phần loài mối chung trong khu vực nghiên cứu

28

4.1.2

Đặc điểm hình thái của các loài thuộc giống Coptotermes

30

4.1.4


Đặc điểm phân bố của mối trong khu vực nghiên cứu

40

4.1.5

Loài gây hại chính đối với các công trình kiến trúc ở các khu đô thị
điển hình

43

4.1.6

Đề xuất hệ thống giải pháp xử lý mối cho các khu đô thị điển hình

45

4.2

Thảo luận

48

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

50

5.1


Kết luận

50

5.2

Kiến nghị

50

Tài liệu tham khảo

51

Phụ lục

58

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


DANH MỤC BẢNG

STT

4.1

Tên bảng


Trang

Thành phần loài và tỷ lệ (%) mẫu mối thu được trong các khu đô thị
điển hình tại Hà Nội

28

4.2

Nhóm kích thước của mẫu Coptotermes thu được

31

4.3

Đặc điểm đầu mối lính của các nhóm mối Coptotermes trong quá trình
định loại

32

4.4

Bảng số đo hình thái các mẫu mối với hai dạng đầu

33

4.5

Tổng hợp sự sai khác các Nucleotit


35

4.6

Thành phần loài mối tại các khu đô thị

40

4.7

Tỷ lệ bắt gặp các loài mối trong tổng số 158 công trình điều tra

42

4.8

Phân bố của mối theo không gian khu vực điều tra

43

4.9

Tỉ lệ bắt gặp mối gây hại trong các công trình ở khu vực nghiên cứu

44

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v



DANH MỤC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

2.1

Mối thợ và mối lính Coptotermes gestroi

18

2.2

Mối lính Cryptotermes domesticus

21

2.3

Tổ Cryptotermes domesticus ăn hỏng phần gỗ giác của khung của sổ

23

4.1


Tỉ lệ % số loài của các giống mối trong các khu đô thị điển hình tại
Hà Nội

4.2

29

Tỉ lệ% số loài và số giống của các phân họ mối trong các khu đô thị
điển hình tại Hà Nội

30

4.3

Một số hình ảnh của mẫu mối C. gestroi trong quá trình phân tích mẫu

33

4.4

Đầu mối lính Coptotermes gestroi nhìn từ trên xuống với 2 dạng đầu.
Dạng N1: đầu hình ovan (mẫu LO1-N1), dạng N2: đầu hình trứng
(LĐ34-N2)

34

4.5

Hình ảnh điện di mẫu mối (PC20-N1)


39

4.6

Trạm nhử dưới mặt đất

47

4.7

Hàng rào trạm quan trắc mối xung quanh công trình

47

4.8

Trạm nhử mối trên mặt đất đặt ở dưới chân cột gỗ

48

4.9

Trạm nhử mối trên mặt đất đặt ở góc tường công trình

48

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi



TÓM TẮT
Các nghiên cứu về mối ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng chủ yếu tập
trung vào việc điều tra xác định thành phần loài mối, một số đặc điểm sinh học, sinh thái
học. Trong đó, việc xác định phân loại thành phần loài mối chủ yếu dựa vào đặc điểm hình
thái nên khi gặp các loài có dạng biến dị về hình thái hoặc có một số loài mối khác nhau
nhưng hình thái khá giống nhau thì rất dễ gây ra những nhầm lẫn trong công tác định loại.
Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa và chính trị của cả nước, với nền lịch sử lâu đời cùng
nền văn hóa phong phú đã giúp Hà Nội có được kiến trúc đa dạng và mang dấu ấn riêng.
Ngày nay tốc độ phát triển nhanh chóng, thành phố hiện nay tràn ngập những ngôi nhà
ống, những tòa cao ốc bên các khu phố cổ, những khu đô thị mới… đã tạo cho Hà Nội khá
đa dạng về các loại hình đô thị. Trong số các sinh vật gây hại công trình kiến trúc, mối
được xem là loài gây hại nguy hiểm nhất, do vậy cần có những giải pháp đồng bộ trong
việc kiểm soát mối cho các khu đô thị.
Trong quá trình thu thập các mẫu mối tại 3 khu đô thị ở Hà Nội, khi sử dụng tài liệu
định loại như: Hoang Fu Sheng et al, 2000; Nguyễn Đức Khảm và cộng sự 2007; Ahmad,
1958, 1965. Kết quả phân tích 450 mẫu mối tại 3 khu đô thị điển hình ở Hà Nội đã xác
định được 10 loài mối thuộc 6 giống, 3 phân họ, 3 họ. Khi kiểm tra các mẫu mối
Coptotermes thu được ở khu vực nghiên cứu thì chúng tôi thu được 3 loài thuộc giống
Coptotermes là: C. emersoni, C. gestroi và C. formosanus. Trong đó, sử dụng tài liệu của
Rudolf H. Scheffrahn and Nan-Yao Su (2011), trong các mẫu mối Coptotermes thu thập ở
các khu đô thị tại Hà Nội, bên cạnh mẫu C. emersoni có hình dạng đầu và kích thước nhỏ
hơn hẳn thì các mẫu còn lại được định loại là loài Coptotermes gestroi. Tuy nhiên có thể
quan sát thấy các mẫu có sự khác biệt về hình thái đầu mối lính: đầu hình oval và đầu hình
trứng và số lông trên lỗ đỉnh.
Nhằm xác định rõ tên loài mối gây hại các công trình kiến trúc trong các khu đô thị
tại Hà Nội, chúng tôi đã lựa chọn 11 mẫu Coptotermes đại diện cho các khu đô thị và đại
diện cho 2 dạng kiểu đầu trong nghiên cứu sinh học phân tử.
Kết quả là tất các mẫu đều được định loại là loài C. gestroi với hai dạng hình thái
đầu khác nhau. Như vậy, các mẫu mối Coptotermes thu thập được tại các khu đô thị ở Hà

Nội định loại là Coptotermes gestroi chứ không phải Coptotermes formosanus.
Hai loài gây hai chính cho các khu đô thị điển hình ở Hà Nội và cần phòng trừ là
Coptotermes gestroi và Crytotermes domesticus

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


ABSTRACT

Most studies of termites in Vietnam and specifically in Hanoi, have mostly focused
on termite species identification and their different basic biological and ecological features.
However, this identification was relied on key morphology, hence it might lead to an error
in taxonomy for cases of that several termite species may have the same morphological
features whereas one species could change their morphology in different regions with
different living conditions. Hanoi is the center in economy, culture and polity of Vietnam,
with an ancient history and diverse culture that offers Hanoi a diversified and unique
architecture. With a high speed of urbanization, this city is being full of tube-type
structures or high buildings near the Old Quarter and other new downtowns etc. that
created diversity in urban areas. Termites are the most important among other pests
causing damages for structures, therefore there should be synchronization solution in
controlling termites for urban areas.
After collecting samples in 3 urban areas of Hanoi, we identified termite species
this identification was based on several taxonomy references such as: Sheng et al. 2000,
Nguyen et al. 2007, Ahmad 1958 & 1965. From 450 termite samples in 3 urban areas of
Hanoi, the result has shown the identification of 10 termite species belonging to 6 genus, 3
sub-families and 3 families.. Checking the Coptotermes samples collected in project sites,
we determined 3 species which are C.emersoni, C. gestroi and C. formosanus. According
to Scheffrahn & Su (2011), among those samples, excluding C. emersoni species which

have smaller head shape and body size, other samples were measured and determined to be
Coptotermes gestroi. However, the C. gestroi samples was observed to be varied in soldier
head shapes: egg shape and oval shape and hairs near the rim of fontanelle.
To identify the species name Nuisance buildings in urban areas in Hanoi. We chose
11 Coptotermes samples representing for different urban areas and two types of head
shapes for further genetic analysis.
As a result, all samples were identified as C. gestroi varying in head shapes. So
that, the identification based on morphological features should be corrected with no C.
formosanus species.
From this finding, it can conclude that there are two main termite pests which are
C. gestroi and Cryptotermes domesticus and need control measurements in time for some
Hanoi popular urban areas.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Mối được xem là loài nguy hiểm gây hại nhất trong số các sinh vật gây hại công
trình kiến trúc. Trong số hơn 2800 loài mối được mô tả trên thế giới, trong đó 185 loài
được biết đến là tấn công các công trình kiến trúc và 83 loài được coi là có gây nguy
hại đáng chú ý (Edawards and Mill, 1986), (Su N.Y and Scheffrahn, 2000b). Chúng
cũng là loại côn trùng phổ biến trong các khu đô thị ở Việt Nam, chúng gây thiệt hại
đáng kể đối với nền kinh tế và gây ảnh hưởng không nhỏ đời sống của người dân ở
đô thị. Mối phá hại các cấu kiện gỗ, hủy hoại các vật liệu có nguồn gốc xenluloza,
gây mất an toàn và mỹ quan công trình. Việt Nam là nước có điệu kiện khí hậu
nóng ẩm, rất thuận lợi cho mối phát triển. Chính vì vậy, các nghiên cứu về mối đã

được quan tâm nghiên cứu từ khá sớm và phát triển mạnh mẽ từ thập niên 60, 70
của thế kỷ trước. Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào 3 hướng: khu hệ, biện pháp
phòng trừ và đặc điểm sinh học sinh thái của một số loài quan trọng.
Công tác nghiên cứu về mối, dù đã có những thành công nhất định nhưng vẫn
còn khá nhiều tồn tại. Về mặt hệ thống học, Việt Nam mới chỉ áp dụng các phương
pháp định loại hình thái, do vậy còn có nhiều tranh cãi trong các nhà khoa học khi
bắt gặp các loài đồng hình. Việc định loại không chính xác dẫn đến việc phòng trừ
không hiệu quả. Trong khi đó, các nghiên cứu về phương pháp phòng trừ mối gây
hại mới chỉ tập trung trên một đối tượng công trình cụ thể và được tiến hành bị động
khi chúng đã gây hại nặng nề cho công trình. Mặt khác, mối loài côn trùng xã hội có
sự lây lan và phát tán trong diện rộng, việc xử lý cục bộ cho từng công trình sẽ tốn
chi phí, không mang lại hiệu quả lâu dài đồng thời lượng hóa chất lớn sẽ làm tăng
gánh nặng đối với môi trường. Do vậy áp dụng giải pháp kiểm mối một cách chủ
động và trên một diện rộng sẽ vừa tiết kiệm chi phí, vừa hiệu quả và giảm tối đa
được lượng hóa chất phải dùng.
Hà Nội là trung tâm hành chính của cả nước, ngoài các nét kiến trúc cổ xưa
thì ngày nay với sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa đã tạo cho Hà Nội đa dạng
và phong phú về các loại hình khu đô thị khác nhau như: các khu đô thị cổ, khu đô
thị mới, khu đô thị sinh thái… Ở mỗi một khu đô thị khác nhau thì sự phân bố về
sinh cảnh, những khu hệ động thực vật nói chung và mối nói riêng là rất khác nhau.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu rõ ràng và cụ thể về phân bố của loài mối gây
hại các công trình kiến trúc trong từng khu đô thị điển hình tại Hà Nội. Đặc biệt ở
Việt Nam công tác phòng trừ mối chỉ được thực hiện cục bộ ở những công trình có
mối. Thực tế, nhiều khu đô thị có mật độ công trình bị mối hại tới 70- 80%, như:

Khu Phố cổ Hội an, Khu Phố cổ Hà Nội, Khu thành nội, Huế; hay thậm chí nhiều
khu đô thị mới xây dựng cũng có mật độ mối xâm hại cao như khu đô thị mới Linh
Đàm – Hà Nội, khu đô thị mới Định Công – Hà Nội. Xuất phát từ những lý do trên,
chúng tôi đề xuất đề tài “Nghiên cứu thành phần loài mối gây hại công trình
kiến trúc tại khu đô thị điển hình ở Hà Nội bằng phương pháp truyền thống và
chỉ thị DNA”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xác định chính xác loài mối gây hại tại công trình kiến trúc tại các khu đô thị
điển hình ở Hà Nội làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp phòng trừ tổng hợp cho các
các khu đô thị.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu thành phần loài mối gây hại công trình kiến trúc tại các khu
đô thị điển hình ở Hà Nội.
- Xác định chính xác loài gây hại chính tại các khu đô thị.
- Đưa ra giải pháp phòng trừ hiệu quả đối với các khu đô thị.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MỐI HẠI CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.1.1 Nghiên cứu về thành phần loài mối và đặc điểm gây hại của mối đối với công
trình kiến trúc trên thế giới
Mối khá đa dạng về thành phần loài và khác nhau về các loài gây hại ở mỗi
vùng. Cho đến nay, có hơn 2800 loài mối đã được mô tả trên thế giới, trong đó có
185 loài được xem là loài gây hại đối với công trình xây dựng và 83 loài gây hại
nghiêm trọng (Edawards and Mill, 1986). Tại Mỹ, đã xác định 9 loài gây hại quan

trọng (Su, N-Y. and Scheffrahn, 1990b) bao gồm một loài mối bậc cao
Nasutitermes costalis (Holmgren); hai loài mối gỗ khô, Cryptotermes brevis
(Walker) và Incisitermes minor (Hagen); và 6 loài mối ngầm, Coptotermes
formosanus Shiraki, C. gestroi (Wasmann), Reticulitermes flavipes (Kollar), R.
virginicus (Banks), R. hesperus Banks and Heterotermes aureus (Snyder) (Su N.Y
et al, 1995), (Su, N-Y. and Scheffrahn, 1990a), trong đó ít nhất 80% là loài C.
formosanus là loài gây hại chính (Carr, 2006). Tại Bồ Đào Nha, Nunes cũng chỉ ra
mối nguy hại của các loài mối ngầm thuộc giống Reticulitermes và mối gỗ khô
Cryptotermes trong các tòa nhà cổ tại đất nước này (Nunes, 2010). Tại Ấn Độ,
người ta đã xác định 35 loài gây hại mùa màng và công trình kiến trúc. Các loài gây
hại chủ yếu thuộc các giống: Odontotermes, Coptotermes và Microtermes
(Rajagopal, 2002). Trong 200 loài mối bắt gặp ở nước này, có khoảng 20 loài là đối
tượng gây hại công trình kiến trúc và cây trồng (Desyanti et al, 2010), trong đó
những loài mối gỗ khô Cryptotermes spp. và Coptotermes gestroi là những loài gây hại
nghiêm trọng đối với các cấu trúc gỗ trong các thành phố lớn. Tại Malaysia và
Singapore, có 11 loài mối thuộc 7 giống được tìm thấy ở trong và ngoài các công trình
kiến trúc (Coptotermes, Macrotermes, Microtermes, Globitermes, Odontotermes,
Schedorhinotermes và Microcerotermes). Tại Thái Lan, các loài gây hại thuộc 5 giống
mối được tìm thấy trong các khu đô thị là Coptotermes, Microcerotermes,
Macrotermes, Hypotermes và Odontotermes. Trong đó loài phổ biến nhất là
Coptotermes gestroi (Lee, 2007), (Sornnuwat et al, 1996). Tại Úc, có 7 giống mối
được tìm thấy trong các tòa nhà và các công trình kiến trúc. Trong đó, các giống
mối phổ biến là Coptotermes và Schedorhinotermes (Charles D. Stephen Xing P.
Hu and Charles H. Ray, 2012).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3



Trên thế giới, cũng có nhiều nước đã thống kê về mức độ thiệt hại do mối gây
ra đối với các công trình kiến trúc. Theo Lee (2014), thiệt hại do mối gây ra đối với
công trình kiến trúc trên toàn thế giới được ước tính là 40 tỷ đô la Mỹ/năm. Tại Mỹ,
người ta đã thống kê được thiệt hại hàng năm do mối gây ra đối với công trình kiến
trúc là hơn 3 tỷ đô la (Lewis, 1997). Tại Nhật, ước tính là 800 triệu yên/năm
(Verma, 2009). Tại Trung Quốc, ước tính khoảng hơn 300 triệu NDT/năm (Ghaly
& Edwards, 2011) chỉ riêng ở khu trung tâm của tỉnh Tứ Xuyên, chi phí phòng trừ
và khắc phục hậu quả do mối ngầm lên tới 3 triệu USD/năm (Rawat, 2011). Tại Úc,
ước tính có 10% ngôi nhà đã và sẽ bị nhiễm mối và chi phí phải chi cho công tác
phòng chống mối hàng năm là 4 tỷ đô la (Caulfield, 2002). Tại Indonesia, ước thiệt
hại do mối gây ra hàng năm từ 224 đến 238 tỷ Rubia (Desyanti et al, 2010). Tại
Malaisia, ước tính người ta đã phải chi 50 triệu RM/ năm cho chi phí quản lý mối và
chi phí cho việc sửa chữa những thiệt hại do mối gây ra cao hơn 3 đến 4 lần so với
chi phí quản lý mối (Lee, 2007).
Chính vì những thiệt hại nặng nề do mối gây ra nên các nghiên cứu về phòng
trừ mối đã được quan tâm. Tuy nhiên, để việc phòng chống mối để đạt hiệu quả cao
phải dựa trên những hiểu biết sâu, rộng về các đặc tính đặc trưng của các loài mối,
đồng thời cũng phải hiểu biết rõ mối quan hệ của mối đối với môi trường sống xung
quanh, các yếu tố tự nhiên cũng như sự tương tác trong quần thể mối hoặc quần xã
sinh vật trong khu vực xử lý (Sornnuwat, 1996). Các nghiên cứu về tập tính kiếm ăn
của mối không chỉ giúp hiểu rõ để từ đó có thể áp dụng thành công việc sử dụng bả
mà còn có thể giúp cải tiến tốt hơn bả diệt mối bằng các hóa chất tác động chậm đến
mối. Do đó, hiểu biết được đặc tính kiếm ăn là một trong những yêu cầu quan trọng
trong việc phòng trừ chúng, đặc biệt là phòng trừ mối bằng bả. Nghiên cứu về đặc
tính sinh học, đặc điểm sinh thái đã được tiến hành nghiên cứu từ rất sớm, xuất phát
từ nhu cầu kiểm soát chúng. Điển hình là nghiên cứu của Nan Yao Su and Rudolf
Scheffrah (1988) nghiên cứu về quần thể và phạm vi kiếm ăn của mối Coptotermes
formosanus bằng phương pháp đánh dấu – thả ra – bắt lại. Nghiên cứu cho thấy
quần thể kiếm ăn của mối có số lượng dao động từ 1,4 – 6,8.106 cá thể một tổ, phạm
vi kiếm ăn dao động từ 162 – 3571 m2. Tại Thái Lan, tác giả Sornuwat (1996)

nghiên cứu tổng hợp của mối Coptotermes gestroi về các đặc điểm sinh học và sinh
thái của mối như phạm vi kiếm ăn, quần thể kiếm ăn và hoạt động kiếm ăn của mối
Coptotermes gestroi, cũng như phản ứng của chúng với một số chất hóa học được
sử dụng trong việc phòng trừ mối. Quần thể kiếm ăn của loài mối này cũng trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


khoảng từ 1.13 đến 2.75 × 106 cá thể một tổ. Khi nghiên trên đối tượng mối ngầm
Coptotermes formosanus, Bal Krishna Gautam (2011) đã tổng hợp và tìm ra sự tác
động của độ ẩm nền đất, độ ẩm không khí tương đối và nhiệt độ đối với sự tồn tại
và hành vi kiếm ăn của loài này. Những kết quả trên cho thấy sự khác biệt về tập
tính và phạm vi kiếm ăn của các loài khác nhau, từ đó có thể áp dụng nuôi mối
trong phòng thí nghiệm để phục vụ công tác thử nghiệm các biện pháp phòng trừ
cũng như có những nghiên cứu sâu hơn về chúng. Tại các vùng ôn đới như Hoa Kỳ,
Châu Âu hay Nhật Bản, nghiên cứu mối tập trung vào một số giống mối gây hại
thuộc về họ mối Rhinotermitidae (Pearce 1997), bao gồm các giống Reticulitermes,
Coptotermes và Heterotermes. Thông thường hiếm khi có thể tìm thấy một giống mối
khác ngoài các giống mối trên gây hại các công trình kiến trúc tại các khu vực này
(dẫn theo C. Lee, Vongkaluang and Lenz, 2007). Tại Mỹ, có 45 loài được coi là gây
hại và chỉ có 9 loài trong số chúng được coi là loài gây hại quan trọng (N.-Y. Su and
Scheffrahn, 1990b). Trong đó bao gồm một loài mối bậc cao Nasutitermes costalis
(Holmgren); hai loài mối gỗ khô, Cryptotermes brevis (Walker) and Incisitermes
minor (Hagen); và 6 loài mối ngầm, Coptotermes formosanus Shiraki, C. gestroi
(Wasmann), Reticulitermes flavipes (Kollar), R. virginicus (Banks), R. hesperus
Banks and Heterotermes aureus (Snyder) (N.-Y. SU and Scheffrahn, 1990a; N.Y. Su,
Thoms, Ban, and Scheffrahn, 1995).
Ngược lại các nước nằm trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới là nơi có

các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài mối, sự đa dạng của các loài
mối tại đây cũng cao hơn hẳn so với tại các khu vực ôn đới. Tại Malaysia và
Singapore, có 12 loài mối thuộc 7 giống được tìm thấy ở trong và ngoài các công
trình kiến trúc (Coptotermes, Macrotermes, Microtermes, Globitermes,
Odontotermes, Schedorhinotermes và Microcerotermes). Tại Thái Lan tương tự như
các loài thuộc 5 giống mối được tìm thấy trong các khu đô thị của là Coptotermes,
Microcerotermes, Macrotermes, Hypotermes và Odontotermes. Trong đó loài phổ
biến nhất là Coptotermes gestroi (C. Lee et al., 2007; Y Sornnuwat, Vongkaluang,
Takahashi, Tsunoda, and Yoshimura, 1996; Yupaporn Sornnuwat, Tsunoda,
Yoshimura, Takahashi, and Vonckaluanc, 1996). Tại Úc, có 7 giống mối được tìm
thấy trong các tòa nhà và các công trình kiến trúc. Các giống mối phổ biến là
Coptotermes và Schedorhinotermes (Charles D. Stephen, 2012).
Dựa theo tập tính, đặc điểm của việc gây hại và nhất là nhu cầu về độ ẩm,
các loài mối gây hại trong công trình kiến trúc được chia làm 3 nhóm. Mối gỗ khô

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


là nhóm mối có nhu cầu độ ẩm dưới 13%, chúng có khả năng sống hoàn toàn trong
các cấu kiện gỗ mà không cần nguồn cung cấp độ ẩm bên ngoài và đất. Mối gỗ ẩm
(hay còn gọi là mối ngầm): sống trong các thân cây, các cấu kiện gỗ khác nhau và
chúng có khả năng tấn công vào các cấu kiện gỗ trong công trình kiến trúc. Mối đất:
chúng xây các đường ngầm và làm tổ trong đất, trong cây và nền đất của công trình
và dựa chủ yếu và độ ẩm của đất. 80% các loại mối đất là thủ phạm gây ra những
thiệt hại lớn trong công trình kiến trúc (Clausen, 2010), (Gautam, 2011). Giống mối
Coptotermes thuộc nhóm mối này có khả năng tấn công cả những vật liệu như vữa
xây, nhựa đường… chúng có khả năng thích nghi cao. Tổ của chúng có thể bắt gặp
chìm dưới nền hoặc trong cấu trúc gỗ của công trình…Nhìn chung thường bắt gặp

chúng ở nơi có nhiều thức ăn và có độ ẩm thích hợp. Chúng có thể xây đường mui
ngầm bên trong tường hoặc đường mui nổi chạy song song bên ngoài.
Mối gỗ khô là mối đe dọa cho những cấu kiện gỗ mà chúng có mặt, mặc dù
chúng không phát triển nhanh chóng như mối ngầm và có những đặc điểm khác biệt
về đời sống và hành vi. Chúng tiêu thụ gỗ không nhanh nhưng có khả năng làm phá
hoại hoàn toàn các vật liệu bằng gỗ nếu không được để ý đến thường xuyên. Tuy
vậy, chúng được coi là gây hại đối với các công trình kiến trúc ít hơn so với mồi
ngầm.
Cùng với sự phát triển mạnh của công nghệ sinh học, việc ứng dụng công
nghệ di truyền phân tử trong việc nghiên cứu mối, đặc biệt là mối gây hại công trình
đạt được nhiều kết quả đáng chú ý. Công tác định loại chính xác là cơ sở để áp dụng
biện pháp phòng trừ hợp lý, tuy nhiên việc sử dụng khóa định loại hình thái đối với
một số giống vẫn còn khó khăn, dễ gây nhầm lẫn, do vậy nghiên cứu sử dụng
phương pháp ADN nhằm đưa ra hệ thống phân loại, định loại chính xác cho nhiều
nhóm mối, trong đó điển hình là Coptotermes (Vargo and Husseneder, 2009) là
quan trọng và cần thiết. Năm 2003, Kirton and Brown in 2003 dựa trên bằng chứng
về di truyền đã xác định loài Coptotermes havilandi chính là loài Coptotermes
gestroi mà đã được định danh trước đó. Theo quy ước danh pháp, tên khoa học
Coptotermes gestroi được sử dụng (Kirton, 2003). Năm 2004, Su công bố nghiên
cứu về các đặc điểm chi tiết về sự khác biệt giữa Coptotermes formosanus và
Coptotermes gestroi do hai loài này có nhiều đặc điểm khó phân biệt, dễ bị nhầm
lẫn trong quá trình định loại. Do đó, tác giả tiến hành định loại chính xác bằng kỹ
thuật di truyền phân tử và quan sát đặc điểm trong tổ, đặc tính gây hại, đặc điểm
hình thái của hai loài này để tìm ra đặc điểm trưng riêng biệt của từng loài (Su,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6



2004). Tiếp theo, năm 2009 B. K. Yeap, A.S. Othman, C.Y. Lee sử dụng phương
pháp sinh học phân tử để nghiên cứu 11 loài thuộc giống Coptoteremes và tác
giả đã chia chúng thành 6 nhóm. Dựa vào kết quả sự sai khác ADN (chỉ lên đến
1%), tác giả đã nhận định rằng hai loài Coptotermes cochlearus và Coptotermes
dimorphus và có khả năng chỉ là loài đồng dạng với Coptotermes formosanus
(Yeap, 2011). Ngoài ra, cũng dựa vào ứng dựng của sinh học phân tử, một số đặc
điểm khác biệt giữa các đẳng cấp trong tổ mối, đặc điểm sinh học, sinh thái quần
xã, cấu trúc sinh sản và phạm vi kiếm ăn cũng có được những hiểu biết đầy đủ
hơn. Như vậy, sử dụng kỹ thuật di truyền phân tử là phương pháp xác định chính
xác nhiều loài mối còn gây tranh cãi, và nên được áp dụng trong việc xác định
chính xác thành phần loài cũng như xây dựng bộ gene chuẩn.
Tóm lại về sinh học, sinh thái của mối trên thế giới trong những năm trở
lại đây phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều tiến bộ, có ý trong việc nghiên
cứu các biện pháp phòng.
2.1.2 Nghiên cứu về thành phần loài và đặc điểm gây hại đối với công trình kiến
trúc ở Việt Nam
Các nghiên cứu về mối ở nước ta cũng đã được quan tâm từ thập niên 60 và
70 của thế kỷ trước. Các công bố về mối trong thời kỳ này chủ yếu là các công
trình tổng kết và ứng dụng kinh nghiệm phòng trừ mối như các công trình của
Nguyễn Thế Viễn (1960-1964), Nguyễn Ngọc Kiểng (1961) Đỗ Ngọc Thảo
(1962), Bùi Huy Dưỡng (1963), Nguyễn Xuân Khu (1964), Phạm Văn Phó
(1965), Nguyễn Chí Thanh (1966, 1968, 1971) (Nguyễn Quốc Huy, 2011).
Năm 1976, Nguyễn Đức Khảm cũng đã nêu một số nét khái quát về địa lý
động vật học của khu hệ mối miền Bắc Việt Nam trong vùng động vật Đông
Phương, đồng thời cũng mô tả được sơ lược về đặc điểm sinh học, sinh thái học của
61 loài mối thu được (Nguyễn Đức Khảm, 1976).
Đến đầu thế kỷ 20, các nghiên cứu về mối ở nước ta đã phát triển mạnh mẽ và
đầy đủ các lĩnh vực: khu hệ mối, sinh học, sinh thái học của mối và phòng trừ mối,
bao gồm những công trình của Lê Văn Triển (1999, 2000), Nguyễn Văn Quảng
(2003, 2004, 2005, 2006, 2007), Nguyễn Đức Khảm (2007), Trịnh Văn Hạnh

(2007, 2008), Nguyễn Tân Vương (1997, 2005, 2008, 2010), Ngô Trường Sơn
(2006, 2009), Nguyễn Quốc Huy (2011), Nguyễn Thúy Hiền (2008), Nguyễn Thị
My (2007, 2009, 2011), Trần Thu Huyền và cộng sự (2011) ... Trong đó, nổi bật
là công trình nghiên cứu tỉ lệ đằng cấp trong tổ mối của loài M. annandalei và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


quá trình phân công lao động trong các hoạt động kiếm ăn xây tổ của Nguyễn
Văn Quảng (2003). Tác giả đã cho thấy hoạt động của mối bên ngoài tổ chủ yếu
do mối thợ lớn đảm nhận, chúng chiếm tới 79,4% ở vị trí kiếm ăn và 53,3% ở vị
trí xây tổ, trong khi tỉ lệ của đẳng cấp này trong quần thể tổ mối chỉ chiếm
khoảng 11%. Dẫn liệu thu được đã khẳng định vai trò quan trọng của nấm cộng
sinh Termitomyces đối với sự tồn tại và phát triển của các loài thuộc nhóm mối
đất. Một công trình nổi bật về phân loại học mối là cuốn “Động vật chí Việt Nam
tập 15: Mối - Bộ cánh đều” của Nguyễn Đức Khảm và cộng sự (2007).
Bên cạnh những nghiên cứu điều tra thành phần loài, xác định các loài gây hại
thì những năm gần đây, ứng dụng của sinh học phân tử trong phân loại mối đang
được từng bước thực hiện. Năm 1998, Ngô Trường Sơn và Lê Văn Triển đã áp
dụng phương pháp sắc kí khí biểu bì trong công tác định loại loài mối. Trịnh Đình
Đạt và ccs (2003, 2004) đã công bố kết quả nghiên cứu về đa dạng di truyền ở một
số loài mối, sử dụng hệ thống đa hình di truyền isozyme esteraza để so sánh giữa
hai loài M. annandalei và O. yunnanensis, hai loài M. gilvus và M. carbonarius ở
miền Nam Việt Nam. Vào năm 2005, các tác giả Trịnh Đình Đạt, Đinh Nho Thái,
Ngô Thị Hoan, Võ Thương Lan, Đinh Đoàn Long đã tiến hành xác định mức độ đa
hình di truyền của một số loài mối giống Macrotermes bằng kỹ thuật RAPD-PCR.
Ngô Trường Sơn (2009) đã ứng dụng sinh học phân tử để định loại các loại mối
thuộc giống Odontotermes, kết quả xác định được loài mối O. dontotermes và nhóm

hình thái nghi ngờ là O. pyryceps chỉ là một loài. Để làm rõ hơn vấn đề đa hình trong
quần thể mối, Nguyễn Đức Khảm (2008) đã bàn luận trong nghiên cứu của mình về
đặc điểm đồng hình và dị hình trong cùng một loài ở mối và công tác phân loại mối
dựa vào hình thái ngoài. Trong đó nghiên cứu tập trung vào sự biến đổi kích thước rất
lớn trong cùng một loài của nhóm mối Coptotermes. Do đó đòi hòi các công trình
nghiên cứu cơ bản để phân biệt được các loài đồng hình và nhận thức được các dị
hình trong cùng loài nhắm khai thác các thông tin về sinh học của các loài đó để ứng
dụng vào việc phòng trừ chúng.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÒNG TRỪ MỐI TRÊN THẾ GIỚI VÀ
Ở VIỆT NAM
2.2.1 Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ mối trên thế giới
Chính vì những thiệt hại nặng nề do mối gây ra nên các nghiên cứu về phòng trừ
mối đã được quan tâm từ rất sớm. Hiện nay, phương pháp phòng trừ mối gồm 3
hướng chính: sử dụng hóa chất diệt mối; phòng trừ mối bằng biện pháp sinh học và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


sử dụng các thiết bị điện tử thăm dò, phát hiện và xử lý tổ mối.
Các phương pháp phòng chống mối đã được nghiên cứu triển khai song song,
đồng thời với những hiểu biết về sinh học, sinh thái mối. Lý Đông (1994) trong
cuốn “Vương quốc thần bí hay Bí mật của loài mối” đã tổng hợp tất cả những kiến
thức chung về mối như tập tính, vòng đời, đặc điểm gây hại... Vào năm 1999, tập
thể các nhà nghiên cứu mối của Quảng Đông đã cùng cho xuất bản cuốn sách
“Nghiên cứu mối”, ngoài phần giới thiệu chung, mỗi tác giả lại đi sâu vào từng chủ
đề như mối hại công trình thủy lợi, mối hại công trình kiến trúc, mối hại cây xanh.
Lin Shu - Qing (2004) cùng các nhà khoa học của Trung tâm Phòng trừ mối toàn
quốc cũng biên soạn cuốn “Sổ tay hướng dẫn phòng trừ mối ở Trung Quốc”. Nội

dung cuốn sách bao gồm tất cả các kiến thức chung về mối như hình thái giải phẫu,
đặc điểm sinh học, sinh thái học cũng như thành phần loài và các biện pháp phòng
trừ. Năm 1986, trong cuốn sách của mình Edwards và Mill đã đưa ra được các đặc
điểm sinh học, nhận dạng phân bố, vòng đời, cũng như khóa phân loại đến các họ
mối. Ngoài ra còn nêu lên được các tác động về kinh tế của mối đến các công trình
kiến trúc. Các phương pháp xử lý mối, trong đó tập trung vào phương pháp hóa học
(Edwards and Mill, 1986).
Việc sử dụng hóa chất khá được ưa chuộng. Các hóa chất được sử dụng để
diệt mối được chia thành 4 nhóm chính: nhóm gây độc dạ dày, nhóm ức chế sinh
trưởng, nhóm kích thích sinh trưởng sớm và nhóm thuốc trừ sâu tổng hợp. Các biện
pháp sử dụng hóa chất rất đa dạng tùy theo từng nhóm loài mối, điều kiện hiện
trường mà có thể lựa chọn biện pháp phù hợp. Ví dụ: đối với mối gỗ khô, có thể
phun hoặc quét lớp thuốc hóa học lên bề mặt gỗ để phòng mối (Scheffrahn R.H. et
al, 1998) tiêm thuốc trực tiếp vào trong các đường giao thông mà mối xây dựng
trong gỗ (Scheffrahn, R.H., N.-Y.Su and P. Busey, 1997) và xông hơi. Trong các
biện pháp này, biện pháp xông hơi được xem là biện pháp hiệu quả nhất và được
dùng phổ biến ở một số nước như: Mỹ, Úc và Canada ... nhưng chi phí cho biện
pháp này là khá tốn kém. Đối với mối gỗ ẩm và mối đất, biện pháp bả độc được
xem là biện pháp có nhiều ưu điểm. Biện pháp này đã được các nhà nghiên cứu về
mối ở Mỹ và Trung Quốc quan tâm từ những năm 1980-1990. Cho tới nay biện
pháp này vẫn đang tiếp tục nghiên cứu phát triển.
Bên cạnh biện pháp hoá chất, hàng rào vật lý ngăn mối tấn công trên công
trình được phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Trong trường hợp mối có
thể đi vào công trình qua lớp ngăn hoá chất hoặc khi lớp hoá chất bị nứt gẫy thì biện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9



pháp vật lý được coi là lớp rào chắn phòng chống mối hiệu quả. Biện pháp vật lý từ
trước đến nay phát triển theo hai hướng (Verma et al, 2009). Hướng đầu tiên là ứng
dụng các giải pháp vật lý làm hàng rào chống mối cho nền móng và chân tường và
hướng thứ hai của biện pháp này là dùng biện pháp xây dựng để phòng mối cho các
công trình kiến trúc.
Woodrow ang Grace (1998) đã sử dụng biện pháp sốc nhiệt để xử lý một số
loài mối gỗ khô. Raloff el al (2003) cho biết camera hồng ngoại có thể phát hiện các
vị trí mối đang hoạt động ở trong tường, trong thân cây. Mankin et al. (2002) đã sử
dụng hệ thống máy dò âm tần số thấp để tìm dò tổ mối... Tuy nhiên các biện pháp
này đòi hỏi tiêu tốn năng lượng và đôi khi chỉ có tác dụng cục bộ tại vị trí xử lý, nên
khả năng áp dụng cho nhiều loại nhà ở (đặc biệt là nhà chung cư hay nhà khối) và
cho nhiều điều kiện thi công khác nhau ở các quốc gia khác nhau là không cao. Đây
có thể là nguyên nhân để biện pháp này chỉ được đề cập tại một số quốc gia như
Mỹ, Úc hay Canada thay vì rộng rãi toàn thế giới.
Khi biện pháp hoá chất tạo ra mối lo lắng lớn cho con người về độc tính của
chúng thì ứng dụng các giải pháp mang tính sinh học trong phòng trừ mối được
khuyến khích phát triển mạnh để bảo vệ môi trường. Cơ sở của biện pháp này chính
là ứng dụng những loài thiên địch nhằm ngăn chặn và khống chế các cá thể mối
trong quần thể, đảm bảo chúng không có khả năng gây hại hay đe doạ tới an toàn
của công trình. Riêng với giống Coptotermes chủ yếu làm tổ ngầm trong đất thì
chúng ít bị tiêu diệt bởi các kẻ thù tự nhiên như chim thú. Tuy nhiên, chúng vẫn có
thể bị ăn thịt bởi pangolin (tê tê) có rải rác tại nhiều vùng rừng nhiệt đới (Đài Loan,
Việt Nam, Mỹ…) hoặc bị tấn công bởi một số loài côn trùng xã hội, tiêu biểu có
kiến Pheidole Westwood…( Verma
et al, 2009). Trong số ấy, quan trọng nhất là nhóm nấm ký sinh gây bệnh côn trùng
và được ứng dụng sản xuất chế phẩm sinh học trừ mối, nổi bật có hai loài:
Beauveria bassiana và Metarhizium anisopliae (Verma et al., 2009). Ngoài ra, nấm
Streptomyces avermitilis cũng có thể tạo tinh thể ivermectin làm giảm các khả năng:
tiêu hoá thức ăn, đắp đường mui và tự vệ của cá thể mối thợ loài C. formosanus
(Verma et al., 2009). Tuy nhiên, một số tác giả hiện nay vẫn đang băn khoăn về

hiệu quả ổn định trong phòng chống mối của nấm kí sinh côn trùng khi ứng dụng
trên hiện trường. Do vì, một số loại mối tránh được sự lây nhiễm, gây bệnh của nấm
kí sinh thông qua hoạt động tự vệ và đặc tính sinh hoạt của chúng. Theo nghiên cứu
của Yanagawa and Shimizu (2007), mối C. formosanus có khả năng gạt bỏ lớp bào

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


tử nấm Metarhizium anisopliae trên cơ thể của chúng khi hoạt động chải chuốt, vệ
sinh giữa các cá thể ở trong cùng quần. Đây có thể là nguyên nhân khiến các sản
phẩm về chế phẩm sinh học từ nấm gây bệnh côn trùng chưa đươc thương mại hoá
rộng rãi. Mặc dầu vậy, một số các tác giả khác vẫn cổ vũ cho giải pháp này, đặc biệt
theo hướng phối- kết hợp với một số biện pháp vật lý cơ giới khác để đạt tính ứng
dụng cao. Minh chứng cho dòng ý kiến này là nghiên cứu kết hợp sử dụng bả
cellulose để tăng cường khả năng xâm nhiễm trên cá thể mối của bào tử
Metarhizium anisopliae và cho hiệu quả diệt mối cao hơn so với chỉ dùng riêng chế
phẩm (Wang and Powell, 2004).
Biện pháp phòng trừ mối bằng bả được coi là giải pháp tiến bộ nhất và được
sử dụng rộng khắp hiện nay trong phòng trừ mối ngầm tại các nước tiên tiến.
Cabrera et al. (2001) cho biết, phương pháp bả độc đã tạo ra sự thay thế cho việc
dùng thuốc nước. Nguyên liệu chính của bả gồm 2 thành phần chính: chất nền và
hoạt chất gây độc chậm. Phương pháp này sử dụng tập tính kiếm ăn và sự truyền
thức ăn trong tổ của mối để làm giảm số lượng quần thể mối hoặc loại trừ hoàn toàn
tổ mối (Su, N.Y et al.,1995). Các hệ thống trạm bả khác nhau với các thiết kế và
hoạt chất khác nhau đã được sử dụng ngày càng phổ biến, ví dụ như Sentricon TM
system (hoạt chất: hexaflumuron; Dow AgroSciences), FirstLine® (hoạt chất:
sulfuramid; FMC Corp.), hydramethylnon bait (hoạt chất: Chất ức chế trao đổi chất;
American Cyanamid Co.), Exterra® (hoạt chất: diflubenzuron; Ensystex) (Su, N.-Y

and Scheffrahn, 1988; Su, N.Y et al., 1995; Henderson G and BT Forschler, 1997;
Qian, X., Z.-Y. Huang et al., 2005). Các trạm nhử mối được đặt dưới đất ở xung
quanh nhà. Khi phát hiện có mối ở trạm bả, mồi trong trạm nhử được thay thế bằng
bả độc. Đây là biện pháp vừa cho hiệu quả cao lại giảm thiểu lượng hóa chất độc hại
ra môi trường. Tại Mỹ, Nan Yao Su và cs. đã áp dụng phương pháp kiểm soát các
loài mối ngầm bằng việc sử dụng hệ thống trạm bả trên nhiều công trình di tích nổi
tiếng như Tượng Nữ thần Tự do (Su, N. Y et al., 1998), phức hợp phố cổ kiểu Pháp
Cabildo (Su, N. Y etal, 2000b) và tại khu di tích quốc gia San Juan (Su Nan-Yao et
al., 2002). Công tác kiểm soát mối cũng được thực hiện tại một số công viên quốc
gia như Cane River Creole, và New Orleans Jazz (Freytag et al., 2000). Bả diệt mối
cũng được sử dụng trong công tác diệt mối tại Santa Maria della Sanità tại Naples
(Italia) (Gambetta et al., 2000).
Năm 2010, Indrayani đã bước đầu thí nghiệm bả diệt mối gỗ khô Incisitermes
minor trong phòng thí nghiệm. Hợp chất bả được dùng dưới dạng gel với thành

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


phần hoạt chất (2,15% hydramethylnon) và chất hấp dẫn được sử dụng để thử
nghiệm. Nghiên cứu đã cho thấy việc sử dụng bả dạng gel có thể được áp dụng cho
việc loại trừ mối gỗ khô, và khuyến cáo việc tiếp tục nghiên cứu xa hơn để áp dụng
phương thức này cũng như việc xây dựng hệ thống trạm bả để xử lý mối gỗ khô
(Indrayani, 2010).
Neoh Kok Boon và cs, năm 2011 đã có những nghiên cứu về việc sử dụng bả
có hoạt chất bistrifluron trong việc loại trừ các tổ mối Globitermes sulphureus
(Neoh, Jalaludin, and Lee, 2011). Năm 2005, Mo và cs đã nghiên cứu độc tính của
Acetamiprid đối với mối thợ của một số loài mối gây hại cho công trình kiến trúc
trong đó có loài Odontotermes formosanus (Mo et al., 2005). Sau 72h xử lý, LD50

của acetamiprid đối với mối thợ của 3 loài lần lượt là 4.41×10−5, 13.8×10−5 and
146×10−5 µg/mối. Hơn 90% cá thể mối chết trong 120 giờ sau khi tiếp xúc với đất
có chứa 4.8 ppm acetamiprid.
Mark Janowiecki (2012) trong luận văn thạc sĩ của mình đã nghiên cứu tác
động của các tác nhân sinh trưởng đến quần thế mối Reticulitermes flavipes sử dụng
các hóa chất tác động đến sinh trưởng của mối nhằm ngăn ngừa chúng sinh trưởng
và phát triển. Phát kiến Nan-Yao Su, James Edward King, Paul Allen Neese (2011)
đã nghiên cứu và đưa ra phương thức cho việc sử dụng hóa chất trong bả diệt mối
bằng cách kết hợp các hợp chất đẩy nhanh quá trình lột xác và các chất ức chế tổng
hợp kitin. Sự kết hợp này làm tăng hiệu lực diệt mối hơn hẳn so với từng hợp chất
riêng biệt.
Một vấn đề khi kiểm soát mối trong các khu đô thị tại các vùng nhiệt đới là có
nhiều nhóm mối cùng một lúc xâm hại các công trình ở đây, trong đó có cả nhóm
mối bậc cao (Termitidae). Nghiên cứu của Klangksew Chirasak và cs (2002 )về mối
gây hại trong các khu đô thị cho thấy mặc dù C. gestroi là loài gây hại phổ biến nhất
trong và xung quanh công trình kiến trúc nhưng trong môi trường đô thị thì họ mối
Termitidae vẫn là họ có số lượng loài đa dạng nhất. Nếu chỉ xử lý nhóm mối ngầm
thì sẽ gia tăng sự phát triển của nhóm mối bậc cao. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã
chỉ ra rằng việc loại trừ các tổ mối bậc cao bằng phương pháp sử dụng bả, đặc biệt
là đối với nhóm mối có xây dựng vườn nấm (Macrotermitinae) là khá khó khăn. Lee
Chow Yang chỉ ra rằng việc loại trừ các tổ mối Macrotermes gilvus sẽ khó khăn
hơn khi vùng bị nhiễm trước đó đã được xử lý bả đối với Coptotermes. M. gilvus
được tìm thấy trong nhà chỉ sau khoảng 2 tháng sau khi tổ mối Coptoteremes bị yếu
đi hoặc bị loại trừ. Phương pháp thường được áp dụng để xử lý vấn đề này là sử

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12



dụng các thuốc hóa học nhằm xử lý đất ngăn ngừa mối (C. Lee et al., 2007). Tuy
nhiên, cũng có một số các nghiên cứu về bả sử dụng cho nhóm mối bậc cao. Năm
2006, các nhà khoa học Qiu-ying Huanga, Chao-liang Leib và Dong Xue đã tiến
hành đánh giá hiệu quả của bả fipronil đối với mối Odontotermes formosanus, một
trong những loài mối có vườn cấy nấm gây hại nhiều cho các công trình kiến trúc.
Kết quả cho thấy ≈3–5 mg fipronil có thể ngăn chặn quần thể kiếm ăn của mối O.
formosanus bao gồm 0.4–0.7 triệu mối thợ kiếm ăn trong một tổ. Điều đấy đưa ra
một hướng sử dụng bả fipronil có thể sử dụng được như một phương pháp thay thế
để kiểm soát mối O. formosanus (Huang, Lei, and Xue, 2006).
Tuy nhiên, với xu hướng bảo tồn đa dạng sinh học cũng như bảo vệ môi trường,
biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) được quan tâm hơn cả ở những nước phát triển.
Biện pháp này dựa trên nguyên tắc duy trì mật độ của các loài gây hại ở dưới ngưỡng
cho phép và tùy theo loài gây hại cũng như đặc điểm kiến trúc công trình, kinh phí mà
có thể lựa chọn giải pháp kết hợp các phương pháp trên cho phù hợp.
2.2.2 Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ mối ở Việt Nam
Ở Việt Nam, song song với những nghiên cứu về sinh học, sinh thái và phân
loại mối thì các biện pháp phòng trừ mối cũng đã được các nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu trên toàn quốc. Nguyễn Văn Quang (1971) dùng phương pháp siêu âm
phát hiện tổ mối, Lâm Quang Thiệp (1973) dùng phương pháp điện trường để thăm
dò tổ mối. Năm 1985, Nguyễn Đức Khảm và Vũ Văn Tuyển đã hoàn thành cuốn
sách ”Mối và kỹ thuật phòng trừ mối”. Cuốn sách này đã mô tả các đặc điểm chung
về mối và các kỹ thuật cơ bản trong phòng trừ mối cho công trình xây dựng
(Nguyễn Đức Khảm và Vũ Văn Tuyển, 1985). Năm 1996, Nguyễn Chí Thanh đã
tổng kết và ghi nhận 25 loài mối gây hại cho công trình kiến trúc và kho tàng ở Việt
Nam. Tác giả cũng là người đầu tiên đưa ra được quy trình phòng trừ mối bằng
phương pháp lây nhiễm (Nguyễn Chí Thanh, 1996). Đây là phương pháp được áp
dụng khá phổ biến trong những năm 80 của thế kỷ trước. Phương pháp này có hạn
chế là việc tìm tổ tốn công sức, tiền bạc, nhất là đối với các công trình có kết cấu
phức tạp, giá thành khảo sát, xử lý cao. Đồng thời vẫn phải sử dụng hóa chất độc
hại để xử lý mối, gây ô nhiễm môi trường. Ngô Trí Côi và ccs. (2007) đã ứng dụng

công nghệ rađa để xác định tổ mối và đã xác định chính xác các khoang tổ mối,
thậm chí cả những khoang có kích thước 20 cm.
Vấn đề an toàn đối với con người và không gây ô nhiễm môi trường luôn đặt
lên hàng đầu. Vì vậy, nghiên cứu về phòng trừ mối bằng biện pháp sinh học là

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


hướng nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn cao, đã thu hút được nhiều các nhà khoa học
quan tâm trong những năm gần đây. Biện pháp này vận dụng những quy luật tự
nhiên của hệ sinh thái, trên cơ sở đặc điểm của mối, hướng nghiên cứu này tập trung
vào việc sử dụng vật săn mồi, vật ký sinh và sinh vật gây bệnh. Các nghiên cứu theo
hướng này không chỉ thành công ở trong điều kiện phòng thí nghiệm mà đã có một
số nghiên cứu được ứng dụng vào hiện trường thực tế, trong đó việc sử dụng nấm
Metarhizium anisopliae để diệt mối là một trong những biện pháp sinh học được áp
dụng thực tế nhiều nhất. Tạ Kim Chỉnh và Nguyễn Đức Khảm (1996) đã bước đầu
thử nghiệm độc tính của một số chủng vi nấm diệt mối hại kiến trúc và cây vải
thiều. Tạ Kim Chỉnh và cộng sự (2001) đã công bố các dẫn liệu về đặc điểm sinh
học của hai chủng vi nấm Metarhizium Ma6 và Baeuveria Bb phân lập từ các mẫu
khác nhau cùng với hiệu lực diệt mối (Coptotermes) của chúng. Chế phẩm
Metarhizium để diệt mối Odontotermes hainannensis trên đê đã được Trịnh Văn
Hạnh và cộng sự (2005) nghiên cứu và thử nghiệm khá thành công đã và đang dần
thay thế cho các hóa chất trong quá trình xử lý mối hại đê (Trịnh Văn Hạnh, Đinh
Xuân Tuấn, Nguyễn Thị My, Nguyễn Văn Quảng, 2005) . Kết quả nghiên cứu cho
thấy có thể tiêu diệt tổ mối bằng cách bơm dung dịch chế phẩm qua lỗ bay phân đàn
của mối mà không cần đào bới tổ. Đáng chú ý là công trình “Nghiên cứu đặc điểm
sinh học, sinh thái học của Coptotermes formosanus Shiraki; Odontotermes
hainanensis Light và sử dụng chế phẩm từ Metarhizium anisopliae (Metsch) Sorok

phòng trừ chúng” của Trịnh Văn Hạnh (2008) (Trinh Văn Hạnh, 2008). Tác giả
không chỉ đã thử nghiệm thành công dùng vi nấm Metarhizium để diệt mối trong
phạm vi phòng thí nghiệm mà đã thành công trong bước đầu áp dụng thực tế ngoài
hiện trường với quy mô nhỏ. Những kết quả thử nghiệm của tác giả được đánh giá
là có triển vọng trong phòng trừ không chỉ đối với mối thuộc giống Coptotermes
(mối không có vườn cấy nấm) mà còn cả với các loài mối thuộc nhóm mối có vườn
cấy nấm (Macrotermitinae), đặc biệt là mối Odontotermes.
Ngoài ra, Nguyễn Quốc Huy, Nguyễn Thị My và nnk (2011) đã tiến hàng
thử nghiệm loại bả chống mối ức chế quá trình tổng hợp kitin của mối. Bên cạnh
những thành tựu đạt được về việc phòng trừ mối bằng chế phẩm sinh học, các
nghiên cứu phòng trừ mối bằng bả cũng đã có nhiều thành công, phải kể đến như
công trình “Khả năng diệt mối Macrotermes annandalei (Silvestri), 1914 (Isoptera,
Macrotermitinae) bằng bả độc của Nguyễn Tân Vương và cộng sự., (2010) (Nguyễn
Tân Vương và cộng sự, 2010) và “Nghiên cứu chế tạo bả BDM10 để diệt mối

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


Coptotermes (Isoptera: Rhinotermitinae)” của Trần Thu Huyền và cộng sự (2011)
(Trần Thu Huyền và cộng sự, 2011). Hệ thống bả đang được coi là một công nghệ
xanh và là niềm hy vọng của các nhà nghiên cứu trong việc bảo vệ các công trình
công trình kiến trúc nói chung.
Tóm lại, các nghiên cứu về mối ở nước ta đã được quan tâm nghiên cứu khá
sớm và phát triển mạnh mẽ và đủ cả ba lĩnh vực: khu hệ mối, sinh học, sinh thái học
của mối và phòng trừ mối. Tuy nhiên, các nghiên cứu về khu hệ mối mới chỉ tập
chung ở một số vùng cụ thể, các nghiên cứu về sinh học, sinh thái học cũng như
biện pháp phòng trừ mối mới chỉ tập trung vào một số loài gây hại chính. Trong khi
đó, mối khá đa dạng và thường khác nhau ở các vùng miền, đối tượng mà mối gây

hại. Mỗi loài gây hại thường có những đặc điểm sinh học, sinh thái học riêng và
biện pháp phòng trừ với mỗi nhóm loài thường không giống nhau. Mặt khác, nghiên
cứu phòng trừ mối ở Việt Nam còn chậm hơn so với trên thế giới. Công tác phòng
trừ các nhóm côn trùng này phổ biến hiện nay vẫn là sử dụng thuốc hóa học và mới
chỉ được thực hiện đơn lẻ, cục bộ ở một số công trình đang bị chúng xâm hại. Việc
xử lý như vậy sẽ tốn kém chi phí, không mang lại hiệu quả lâu dài đồng thời lượng
hóa chất lớn sẽ làm tăng ngánh nặng về ô nhiễm môi trường. Như vậy, việc thực
hiện các nghiên cứu về khu hệ mối, sinh học, sinh thái học của mối và phòng trừ
mối vẫn luôn rất cần thiết đối với các vùng miền ở Việt Nam.
2.3. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU VỀ MỐI Ở HÀ NỘI
2.3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội khu vực nghiên cứu
Hà Nội nằm chếch về phía Tây Bắc của trung tâm đồng bằng châu thổ Sông
Hồng. Thành phố có diện tích 3.324,92 km2, nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng. Hà
Nội nằm ở 20053’ đến 21023’ độ vĩ Bắc và 105053’ đến 106002’ độ kinh đông, giáp
với 4 tỉnh: Thái Nguyên ở phía Bắc, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía Đông, Hà Nam
ở phía Nam và Vĩnh Phúc ở phía Tây Bắc.
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông
với độ cao trung bình từ 5 đến 20m so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba
phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông đà, hai
bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc
các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như Ba Vì
(1.281 m), Gia Dê (707 m), Chân Chim (462 m), Thanh Lanh (427 m), Thiên Trù
(378 m)... Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15



×