BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
ĐẶNG THỊ CẨM THỦY
QUẢN LÝ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG, HUYỆN BA VÌ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
Hà Nội – 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
ĐẶNG THỊ CẨM THỦY
KHÓA 2014-2016
QUẢN LÝ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN HỒNG TIẾN
Hà Nội - 2016
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, với sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo, sự động viên
của bạn bè, đồng nghiệp, sự sẻ chia, ủng hộ của gia đình, hôm nay tôi đã hoàn thành
luận văn thạc sỹ.
Để đạt được kết quả này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã
tham giảng dạy, truyền thụ những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học
tập. Đặc biệt, cảm ơn PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, người đã dành nhiều tâm huyết, tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Những nhận xét, đóng góp sâu
sắc của Thầy là những gợi ý quý báu để tôi giải quyết các vấn đề tốt hơn cho đề tài của
mình.
Xin cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong công việc để có thời gian hoàn thành luận văn.
Và cuối cùng, cảm ơn gia đình và người thân đã luôn ủng hộ, chia sẻ cùng tôi
những khó khăn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Một lần nữa xin được cảm ơn tất cả!
Hà Nội, tháng 06 năm 2016
Học viên
Đặng Thị Cẩm Thủy
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ,
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................................... 6
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG HỆ THỐNG
HẠ TẦNG KỸ THUẬT NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG, HUYỆN BA VÌ, TP HÀ
NỘI. ................................................................................................................................. 6
1.1. Tổng quan về công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật các nghĩa trang trên
địa bàn TP Hà Nội......................................................................................................... 6
1.1.1. Giới thiệu chung về TP Hà Nội và một số khu nghĩa trang đô thị trên địa bàn TP
Hà Nội. ............................................................................................................................. 6
1.1.2. Đánh giá hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật các khu nghĩa trang trên địa bàn
TP Hà Nội. ..................................................................................................................... 23
1.2. Hiện trạng xây dựng hạ tầng kỹ thuật nghĩa trang Vĩnh Hằng, huyện Ba Vì,
TP Hà Nội......................................................................................................................26
1.2.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ............................................................................ 26
1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất, tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc và cảnh quan
nghĩa trang Vĩnh Hằng - huyện Ba Vì TP Hà Nội. ........................................................ 27
1.3. Thực trạng công tác quản lý xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật nghĩa trang
Vĩnh Hằng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội......................................................................... 34
1.3.1. Thực trạng công tác quản lý xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật nghĩa trang
Vĩnh Hằng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội. ........................................................................... 34
1.3.2. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật nghĩa trang
Vĩnh Hằng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội ............................................................................ 41
1.3.3. Đánh giá chung trong công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật nghĩa trang Vĩnh Hằng,
huyện Ba Vì, TP Hà Nội. ............................................................................................... 41
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ XÂY DỰNG HỆ
THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG, HUYỆN BA
VÌ, TP HÀ NỘI. ............................................................................................................ 45
2.1. Cơ sở lý luận quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật nghĩa trang Vĩnh Hằng –
huyện Ba Vì TP Hà Nội.............................................................................................. 45
2.1.1. Vai trò, đặc điểm và nội dung của hệ thống hạ tầng kỹ thuật .............................. 45
2.1.2. Các yêu cầu cơ bản về kỹ thuật đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật nghĩa trang đô
thị. ................................................................................................................................... 50
2.1.3. Các hình thức tổ chức quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật. ................................... 53
2.1.4. Xã hội hóa đầu tư và quản lý dịch vụ hạ tầng kỹ thuật nghĩa trang..................... 55
2.1.5. Sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật. ........ 56
2.2. Cơ sở pháp lý quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật nghĩa trang Vĩnh Hằng –
huyện Ba Vì TP Hà Nội...............................................................................................59
2.2.1. Hệ thống các văn bản của Nhà nước về quản lý xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ
thuật nghĩa trang đô thị. ................................................................................................. 59
2.2.2. Hệ thống các văn bản của TP Hà Nội về quản lý xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ
thuật nghĩa trang đô thị. ................................................................................................. 59
2.2.3. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về quản lý xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật nghĩa
trang đô thị ..................................................................................................................... 60
2.3. Kinh nghiệm trong quản lý xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật một số nghĩa
trang trong và ngoài nước ..........................................................................................76
2.3.1. Quản lý xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật nghĩa trang ở một số nước trên thế
giới.................................................................................................................................. 76
2.3.2. Kinh nghiệm quản lý xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật một số nghĩa trang của
Việt Nam. ....................................................................................................................... 77
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG HỆ
THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG, HUYỆN BA
VÌ, TP HÀ NỘI. ............................................................................................................ 82
3.1. Đề xuất giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng hạ tầng kỹ
thuật tại nghĩa trang Vĩnh Hằng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội ....................................82
3.1.1. Đề xuất hoàn thiện hệ thống giao thông .............................................................. 82
3.1.2. Đề xuất hoàn thiện hệ thống thoát nước mưa ...................................................... 83
3.1.3. Đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường ... 84
3.2. Đề xuất mô hình quản lý xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật nghĩa trang
Vĩnh Hằng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội......................................................................... 89
3.2.1. Đề xuất giải pháp kiện toàn cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại
nghĩa trang Vĩnh Hằng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội ......................................................... 89
3.2.2. Đề xuất giải pháp đào tạo nâng cao năng lực quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
........................................................................................................................................ 95
3.2.3. Đề xuất các chính sách thưởng, phạt trong quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại
nghĩa trang Vĩnh Hằng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội. ........................................................ 96
3.3. Đề xuất giải pháp sự tham gia của cộng đồng trong quản lý xây dựng hệ thống
hạ tầng kỹ thuật nghĩa trang Vĩnh Hằng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội .......................97
3.3.1. Hình thứ ham gia của cộng đồng ......................................................................... 98
3.3.2. Những nội dung cần có sự tham gia của cộng đồng .......................................... 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 104
1. Kết luận ..................................................................................................................104
2. Kiến nghị ................................................................................................................105
PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tên đầy đủ
TP
Thành phố
UBND
Ủy ban nhân dân
HTKT
Hạ tầng kỹ thuật
NTĐT
Nghĩa trang đô thị
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
TCCP
Tiêu chuẩn cho phép
TCXDVN
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
XLNT
Xử lý nước thải
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng, biểu
Tên bảng, biểu
Bảng 1.1:
Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất CVNT Vĩnh Hằng
Bảng 2.1:
Các chỉ tiêu hệ thống hạ tầng kỹ thuật áp dụng chung
cho tất cả các loại hình nghĩa trang
Bảng 2.2:
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu sử dụng đất CVNT Vĩnh
Hằng
Bảng 2.3:
Bảng tổng hợp mạng lưới đường
Bảng 2.4:
Bảng tính toán nhu cầu dùng nước
Bảng 2.5:
Bảng tính toán phụ tải
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ,...
Số hiệu hình
Tên hình
Hình 1.1
Bản đồ vị trí một số khu nghĩa trang trên địa bàn TP Hà Nội
Hình 1.2
Nghĩa trang Mai Dịch
Hình 1.3
Nghĩa trang Yên Kỳ
Hình 1.4
Nghĩa trang Văn Điển
Hình 1.5
Nghĩa trang Thanh Tước
Hình 1.6
Nghĩa trang Sài Đồng
Hình 1.7
Nghĩa trang Vĩnh Hằng
Hình 1.8
Nghĩa trang Xuân Đỉnh
Hình 1.9
Nghĩa trang nhân dân Hà Đông
Hình 1.10
Nghĩa trang nhân dân Thị xã Sơn Tây
Hình 1.11
Hiện trạng đường giao thông nội bộ trong nghĩa trang Vĩnh
Hằng
Hình 1.12
Hình 1.13
Hình 1.14
Hình 1.15
Hình 1.16
Cấp nước lên két nước mái khu nhà điều hành trong nghĩa
trang Vĩnh Hằng
Thoát nước thải sinh hoạt và thoát nước mưa trong nghĩa
trang Vĩnh Hằng
Bể mộ kín sử dụng bê tông chống ô nhiễm trong nghĩa trang
Vĩnh Hằng
Trạm hạ thế và hệ thống đèn chiếu sáng trong nghĩa trang
Vĩnh Hằng
Sơ đồ tổ chức quản lý xây dựng hệ thống HTKT nghĩa trang
đô thị của UBND TP Hà Nội
Hình 1.17
Sơ đồ cơ cấu Chi nhánh nghĩa trang Vĩnh Hằng
Hình 2.1
Mô hình quản lý theo cơ cấu chức năng
Hình 2.2
Mô hình quản lý theo cơ cấu trực tuyến - chức năng
Hình 2.3
Bản đồ quy hoạch mặt bằng sử dụng đất
Hình 2.4
Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
Hình 2.5
Bản đồ quy hoạch giao thông
Hình 2.6
Bản đồ quy hoạch cấp nước
Hình 2.7
Bản đồ quy hoạch hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi
trường
Hình 2.8
Bản đồ quy hoạch cấp điện, chiếu sáng và thông tin liên lạc
Hình 2.9
Nghĩa trang Père-Lachaise tại Paris Pháp
Hình 2.10
Nghĩa trang Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên Phú Thọ
Hình 2.11
Nghĩa trang Sơn trang Tiên Cảnh Tây Ninh
Hình 3.1
Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn có ngăn lọc
Hình 3.2
Phương pháp xử lý nước thải dùng các muối kim loại
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Phương pháp xử lý nước thải sử dụng vôi tôi hệ thống một
giai đoạn
Đề xuất mô hình tổ chức quản lý của Chi nhánh nghĩa trang
Vĩnh Hằng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội
Hình thức tham gia của cộng đồng trong quản lý HTKT
nghĩa trang Vĩnh Hằng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Hà Nội là thủ đô, đồng thời là thành phố (sau đây gọi tắt là TP) Việt Nam đứng
đầu có diện tích tự nhiên và đứng thứ hai về diện tích đô thị sau TP Hồ Chí Minh, Hà
Nội cũng đứng thứ hai về dân số với 7.500.000 người (năm 2015). Nằm giữa đồng
bằng trù phú nơi đây sớm trở thành một trung tâm hành chính ngay từ những buổi đầu
của lịch sử Việt Nam.
Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay có
diện tích 3328,9 km2, gồm 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã. Cùng với TP Hồ Chí Minh, Hà
Nội là một trong hai trung tâm kinh tế của quốc gia. Hà Nội cũng là một trung tâm văn
hóa giáo dục, với các nhà hát, bảo tang, các làng nghề truyền thống, những cơ quan
truyền thông cấp quốc gia và các trường đại học lớn.
Song việc tăng dân số quá nhanh cùng quá trình đô thị hóa đã khiến Hà Nội trở nên
chật chội, ô nhiễm. Theo đánh giá của Ủy ban nhân dân (sau đây gọi tắt là UBND)
thành phố Hà Nội, việc mở rộng địa giới hành chính đã làm dân số gia tăng, gây sức ép
lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật (sau đây gọi tắt là HTKT) trong đó có hệ thống đất nghĩa
trang đô thị (sau đây gọi tắt là NTĐT). Sự phát triển nhanh chóng của đô thị đã đẩy
nhiều khu nghĩa trang rơi vào tình trạng xuống cấp và quá tải trầm trọng. Hiện trạng
các khu nghĩa trang trên địa bàn TP, nhìn chung quy hoạch không rõ ràng, thiếu hợp lý.
Hầu hết các nghĩa trang ở xã, phường Hà Nội đường ra nghĩa trang là đường đất,
không có tường bao quanh bảo vệ, không có nhà quản trang, hệ thống thoát nước, ranh
giới phân định không rõ ràng có khi nằm sát khu dân cư hoặc nguồn nước sinh hoạt của
dân, khu hung táng lẫn lộn với khu cát táng, sau khi cải táng đồ dùng, vật dụng của
người quá cố không xử lý vứt bừa bãi khắp nghĩa trang.... gây ô nhiễm môi trường.
Việc mai táng, xây cất bia mộ rất lộn xộn, không tuân thủ quy định nào về quản lý kiến
trúc, quy hoạch và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Hướng giữa các lô mộ theo ý chủ
2
quan của người sống, lô nhô, gây mất mỹ quan, các công trình chức năng, dịch vụ công
cộng trong nghĩa trang còn thiếu hoặc không có,... chưa đáp ứng được nhu cầu thực
tiễn. Việc triển khai xây dựng thêm các nghĩa trang phục vụ nhu cầu mai táng cho
người dân là chủ trương rất đúng đắn và cấp thiết.
Được khởi công năm 2003, nghĩa trang Vĩnh Hằng là một trong bốn chi nhánh
thuộc Công ty cổ phần Ao Vua hoạt động trong lĩnh vực mai táng, trên diện tích 36,9
ha. Cách Hà Nội chừng 75km về phía tây tọa lạc trên một ngọn đồi ở xã Vật Lại, huyện
Ba Vì. Nghĩa trang Vĩnh Hằng nằm ở vị trí có địa lý phong thủy rất đẹp “lưng tựa núi
Ba Vì, mặt hướng phía sông Đà”, được quy hoạch thiết kế phù hợp với cảnh quan thiên
nhiên, các sắc thái văn hóa, tôn giáo và tuân thủ nghiêm ngặt các yếu tố về an toàn môi
trường. Với tiêu chuẩn một nghĩa trang hiện đại, nghĩa trang Vĩnh Hằng là nơi cung
cấp các dịch vụ hỗ trợ như địa táng, hỏa táng, xây dựng bia mộ, lưu cốt bia mộ, chăm
sóc và bảo trì vĩnh viễn cùng các dịch vụ khác.
Mặc dù vậy, nghĩa trang đã được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động. Xong việc
xây dựng các công trình HTKT chưa đồng bộ, thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu.
Chính vì những lý do trên, em đã chọn đề tài “Quản lý xây dựng hệ thống hạ tâng
kỹ thuật nghĩa trang Vĩnh Hằng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp của
mình.
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng công tác xây dựng và quản lý xây dựng hệ thống HTKT theo
quy hoạch nghĩa trang Vĩnh Hằng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp quản lý xây dựng hệ thống HTKT cho nghĩa trang Vĩnh Hằng
nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng xây dựng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hệ thống HTKT nghĩa trang Vĩnh Hằng.
- Phạm vi nghiên cứu: nghĩa trang Vĩnh Hằng - huyện Ba Vì - TP Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu
3
- Khảo sát hiện trạng, điều tra thu thập số liệu.
- Phương pháp so sánh đối chiếu, vận dụng có tính kế thừa.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp.
- Phương pháp thống kê.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học
Hệ thống hóa cơ sở khoa học có liên quan đến quản lý xây dựng HTKT theo quy
hoạch nghĩa trang Vĩnh Hằng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội
- Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở khoa học áp dụng cụ thể cho một nghĩa trang, góp phần giải quyết nhu
cầu an táng của người dân và bảo vệ môi trường phát triển bền vững.
Các khái niệm (thuật ngữ)
- Khái niệm nghĩa trang, nghĩa trang đô thị. [3] [9]
Nghĩa trang là nơi an tang người chết tập trung theo các hình thức táng khác nhau,
thuộc các đối tượng khác nhau và được quản lý, xây dựng theo quy hoạch.
Nghĩa trang là nơi an táng thi hài, hài cốt được sử dụng cho mọi đối tượng dân cư
sinh sống tại đô thị và khu vực lân cận khi có nhu cầu và được chính quyền địa phương
đồng ý.
Nghĩa trang đô thị là nơi an táng thi hài, hài cốt được sử dụng cho mọi đối tượng
dân cư sinh sống tại đô thị và khu vực lân cận khi có nhu cầu và được chính quyền địa
phương đồng ý.
- Hệ thống HTKT, HTKT nghĩa trang. [1] [2] [16]
+ Theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD về quy hoạch xây
dựng. Hệ thống HTKT bao gồm: hệ thống giao thông; hệ thống cung cấp năng lượng;
hệ thống cấp nước; hệ thống thoát nước; hệ thống quản lý các chất thải, vệ sinh môi
trường; hệ thống nghĩa trang; các công trình HTKT khác.
4
+ Theo Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014: Hệ thống HTKT gồm
công trình giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng,
cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và công trình khác.
+ Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07-10:2016/BXD về công trình nghĩa
trang. HTKT nghĩa trang bao gồm: cổng, hàng rào, sân, đường, bãi đỗ xe, cấp nước,
thu gom chất thải rắn, thu gom và xử lý nước thải, nước thấm từ các mộ hung táng,
chiếu sáng, cây xanh, mặt nước, tiểu cảnh.
Các công trình giao thông nghĩa trang chủ yếu gồm: mạng lưới đường trong các
khu chức năng, đường phân khu, đường giữa các lô mộ.
Các công trình cấp nước gồm: Hệ thống phân phối nước phục vụ nhu cầu cấp nước
tưới rửa cũng như sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm việc trong nghĩa trang Vĩnh
Hằng (đường ống, tăng áp, điều hòa).
Các công trình thoát nước chủ yếu gồm: Hệ thống cống, mương thoát nước; các
trạm xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải từ các khu địa táng.
Các công trình cấp điện và chiếu sáng gồm: Hệ thống đường dây dẫn điện; cột và
đèn chiếu sáng phục vụ nhu cầu chiếu sáng, sử dụng điện trong nghĩa trang.
Các công trình quản lý và xử lý các chất thải rắn chủ yếu gồm: trạm trung chuyển
chất thải rắn; khu xử lý chất thải rắn.
Các công trình thông tin liên lạc chủ yếu gồm: Mạng lưới cấp điện thoại, internet
- Một số khái niệm về cộng đồng, sự tham gia của cộng đồng. [12]
+ Cộng đồng: là một nhóm người đặc trưng, sống ở một khu vực địa lý được chỉ
rõ, có văn hoá và lối sống chung, có sự thống nhất hành động chung để cùng theo đuổi
một mục đích.
+ Cộng đồng có thể là nhóm dân cư nhỏ (như cộng đồng dân cư phường, xã, tổ
chức dân phố, thôn, xóm) hoặc có thể là cộng đồng người địa phương, là những người
có quan hệ gần gũi với nhau, thường xuyên gặp mặt ở địa bàn sinh sống và đều có
chung nguyện vọng được tham gia vào các hoạt động ở địa phương.
5
+ Tổ chức cộng đồng: là một khối liên kết của các thành viên trong cộng đồng, vì
cùng một mối quan tâm chung và hướng tới một quyền lợi chung, cùng nhau hợp sức
để tận dụng tiềm năng, trí tuệ cùng tham gia vào các hoạt động ở địa phương.
+ Sự tham gia của cộng đồng: là một quá trình mà cả chính quyền và cộng đồng có
trách nhiệm cụ thể và thực hiện các hoạt động để tạo ra dịch vụ cho tất cả mọi người.
Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị. Luận văn có 3 chương:
- Chương I: Thực trạng công tác quản lý xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật nghĩa
trang Vĩnh Hằng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội.
- Chương II: Cơ sở khoa học và thực tiễn quản lý xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ
thuật nghĩa trang Vĩnh Hằng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội.
- Chương III: Đề xuất giải pháp quản lý xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật nghĩa
trang Vĩnh Hằng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội.
THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
104
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Được khởi công năm 2003, nghĩa trang Vĩnh Hằng là một trong bốn chi nhánh
thuộc Công ty cổ phần Ao Vua hoạt động trong lĩnh vực mai táng, trên diện tích 36,9
ha. Công viên Vĩnh Hằng nằm ở vị trí có địa lý phong thủy rất đẹp “lưng tựa núi Ba Vì,
mặt hướng phía sông Đà”. Nghĩa trang được thiết kế cho mọi đối tượng xã hội nên hệ
thống các công trình tương đối phong phú và đa dạng. Mặc dù, nghĩa trang đã được
đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động. Xong việc xây dựng các công trình HTKT chưa
đồng bộ, thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu. Quản lý xây dựng HTKT còn chồng
chéo, gây ra tình trạng ngập úng vào mùa mưa, nguy cơ ô nhiễm môi trường do thiếu
hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và khu địa táng. Vì vậy, nếu ngay từ bây giờ Chi
nhánh nghĩa trang Vĩnh Hằng không có giải pháp quản lý xây dựng hệ thống HTKT
một cách hợp lý thì sẽ rơi vào tình trạng ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng tiêu cực
tới cuộc sống của người dân xung quanh khu vực nghĩa trang.
Luận văn đã đánh giá được cơ bản tình hình hiện trạng hệ thống HTKT nghĩa
trang Vĩnh Hằng. Từ những đánh giá đó, có thể thấy rằng hiện tại nghĩa trang đang
đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường do nước thải. Công tác quản lý xây dựng
HTKT luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các sở ban ngành TP. Chi
nhánh nghĩa trang Vĩnh Hằng đã phát huy được vi trò nòng cốt trong công tác quản lý
hệ thống HTKT . Tuy nhiên Chi nhánh nghĩa trang Vĩnh Hằng chưa có đủ cán bộ
chuyên ngành về HTKT làm công tác quản lý và theo dõi. Cán bộ quản lý đất đai, kiến
trúc cảnh quan kiêm nhiệm luôn nhiệm vụ quản lý HTKT.
Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý xây dựng hệ thống HTKT nghĩa trang Vĩnh
Hằng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội được nêu ra trong luận văn là các căn cứ lý luận vững
chắc, phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành, phù hợp với các phương pháp tiếp
cận vấn đề quản lý xây dựng HTKT nghĩa trang ở các nước tiên tiến. Đồng thời, các cơ
105
sở lý luận đó còn dựa trên các kinh nghiệm thực tiễn có giá trị của các nghĩa trang
trong và ngoài nước trong quản lý xây dựng HTKT.
Các đề xuất được đưa ra trong luận văn dựa trên các đánh giá thực trạng công tác
quản lý HTKT tại các khu NTĐT tại TP Hà Nội và nghĩa trang Vĩnh Hằng, huyện Ba
Vì, TP Hà Nội; những quy định quản lý Nhà nước và kinh nghiệm thực tế của các
nghĩa trang tại Việt Nam và thế giới. Các nhóm giải pháp được đề xuất trong luận văn
là:
- Giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng HTKT tại nghĩa trang
Vĩnh Hằng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội
- Giải pháp đề xuất mô hình quản lý xây dựng hệ thống HTKT tại nghĩa trang Vĩnh
Hằng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội.
- Giải pháp sự tham gia của cộng đồng trong quản lý xây dựng hệ thống HTKT
nghĩa trang Vĩnh Hằng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội
Các đề xuất trên là phương hướng để thực hiện quản lý xây dựng hệ thống HTKT
nghĩa trang Vĩnh Hằng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội một cách có hiệu quả và mang tính
bền vững.
2. Kiến nghị
- Đối với các cơ quan Nhà nước
+ Quản lý xây dựng nghĩa trang nói chung, hệ thống HTKT nói riêng cần được các
cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo một cách đồng bộ và yêu các các chủ đầu tư nghiêm
túc thực hiện. Tăng cường hiệu lực chỉ đạo của Chính phủ, các bộ ngành đặc biệt là của
UBND TP Hà Nội. Đưa ra việc thanh tra và giám sát liên ngành, có sự phối hợp quản
lý giữa các cơ quan chức năng và Chi nhánh nghĩa trang Vĩnh Hằng.
+ Các cơ quan chuyên ngành hoàn thiện bổ sung các văn bản về quy định cho công
tác quản lý HTKT nghĩa trang. Các văn bản này ghi rõ quyền và trách nhiệm các đối
tượng liên quan và hướng dẫn cụ thể tránh tình trạng chồng chéo như hiện nay.
106
+ Đào tạo nâng cao chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý HTKT tại địa phương
để cùng tham gia kiểm tra giám sát việc thực hiện xây dựng HTKT trong khu nghĩa
trang Vĩnh Hằng.
+ Phải tuyên truyền giáo dục nâng cao trình độ dân trí, tổ chức cộng đồng tham gia
vào thực hiện thiết kế quy hoạch nghĩa trang. Quy trình tham gia cộng đồng vào quản
lý xây dựng hệ thống HTKT nghĩa trang cần được cụ thể hoá bằng văn bản để khuyến
khích sự tham gia cua cộng đồng trong quản lý nghĩa trang.
- Đối với Chi nhánh nghĩa trang Vĩnh Hằng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội:
+ Nâng cao năng lực cho lực lượng cán bộ chuyên trách về quản lý hệ thống
HTKT khu nghĩa trang Vĩnh Hằng.
+ Cho triển khai xây dựng ngay các hạng mục HTKT còn chưa hoàn chỉnh như: hệ
thống thoát nước mưa, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, hệ thống xử lý nước thải từ
khu địa táng.
PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ xây dựng (2016), Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về công trình nghĩa trang
QCVN 07-10:2016/BXD;
2. Bộ xây dựng (2008), Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng
QCXDVN 01:2008/BXD;
3. Bộ Xây dựng (2008), Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7956: 2008 Nghĩa trang đô
thị - Tiêu chuẩn thiết kế;
4. Bộ xây dựng (2016), Thông tư số 01/2016/TT-BXD ngày 01/02/2016 ban hành
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật;
5. Lê Trọng Bình (2009), Bài giảng Quản lý tham vấn cộng đồng trong công tác
quy hoạch chi tiết độ thị, Hà nội.
6. Chính phủ (2012), Nghị định số 72/2012/NĐ-CP Về quản lý và sử dụng chung
công trình hạ tầng kỹ thuật;
7. Chính phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 về quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình;
8. Chính phủ (2009), Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 về Về đầu tư
theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao, Hợp đồng Xây
dựng - Chuyển giao - Kinh doanh, Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao;
9. Chính phủ (2016), Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/04/2016 về Xây dựng,
quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng;
10. Chính phủ (2014), Quyết định số 496/QĐ-TTg ngày 08/04/2014 về việc phê
duyệt Quy hoạch nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2050;
11. Công ty Cổ phần Ao Vua (2015), Quy chế quản lý và sử dụng nghĩa trang Vĩnh
Hằng;
12. Nguyễn Thị Ngọc Dung (2014), Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, Trường Đại
học Kiến Trúc Hà Nội;
13. Nguyễn Tố Lăng (2010), Quản lý phát triển đô thị bền vững – Một số bài học
kinh nghiệm, Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam – Ashui.com.
14. Phạm Trọng Mạnh (2010), Quản lý hạ tầng kỹ thuật, NXB xây dựng, Hà nội.
15. Phạm Trọng Mạnh (2013), Bài giảng khoa học quản lý, Trường Đại học Kiến
trúc Hà Nội;
16. Quốc hội (2014), Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014;
17. Quốc hội (2014), Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014;
18. Quốc hội (2009), Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/06/2009;
19. Quốc hội (2013), Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
20. Nguyễn Hồng Tiến (2011), Quy hoạch và hạ tầng kỹ thuật đô thị, NXB Khoa
học và kỹ thuật, Hà Nội.
21. Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội (2013), Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch
nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Hà Nội.
22. Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội (2014), Thuyết minh tổng hợp quy hoạch chi
tiết xây dựng mở rộng công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng tỷ lệ 1/500
23. UBND thành phố Hà Nội (2014), Quyết định số 28/2014/QĐ-UBND Ban hành
Quy chế quản lý, sử dụng nghĩa trang nhân dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội;
Website cổng thông tin điện tử một số cơ quan, đơn vị:
24. nghiatranghanoi.vn
25. www.sontrangtiencanh.com
26. www.vinhhangvien.com
27. www.dulich.tuoitre.vn