Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Đánh giá chuyển đổi sinh kế theo hướng tăng trưởng xanh ở xã vân hoà, huyện ba vì, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

NGUYỄN QUANG KHẢI

ĐÁNH GIÁ CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ THEO
HƢỚNG TĂNGTRƢỞNG XANH Ở XÃ
VÂN HÒA, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

NGUYỄN QUANG KHẢI

ĐÁNH GIÁ CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ THEO
HƢỚNG TĂNG TRƢỞNG XANH Ở XÃ
VÂN HÒA, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Cự

Hà Nội - 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, với các số liệu và kết
quả trong luận văn là trung thực. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực
hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và trích dẫn rõ ràng nguồn gốc.
HỌC VIÊN THỰC HIỆN

Nguyễn Quang Khải

i


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS
Phạm Văn Cự, ngƣời thầ y đã nhiệt tình hƣớng dẫn, chỉnh sửa cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn. Xin cảm ơn trung tâm ICARGC, Trung tâm nghiên
cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội đã hỗ trợ giúp đỡ tôi
trong quá trình thu thập và xử lý số liệu phục vụ việc thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ khoa Sau đại học, Đại học Quốc Gia
Hà Nội đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành chƣơng trình đào tạo thạc sĩ Biến đổi khí hậu.
Tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ UBND xã Vân Hòa, huyện Ba
Vì, thành phố Hà Nội, phòng Tài nguyên môi trƣờng huyện Ba Vì, thành phố Hà
Nô ̣i đã nhiệt tình cung cấp thông tin giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự động viên, khích lệ của gia đình và bạn bè và
đồng nghiệp trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Ba Vì, ngày tháng

năm


Học viên cao học

Nguyễn Quang Khải

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu ...................................................................... 1
2. Câu hỏi nghiên cứu, cách tiếp cận và mục tiêu nghiên cứu .............................. 2
3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 3
4. Cấu trúc luận văn............................................................................................... 3
Chƣơng 1 ............................................................................................................... 5
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN C ỨU VỀ TĂNG TRƢỞNG XANH, CÁC VẤN
ĐỀ PHÁT THẢI VÀ SINH KẾ .................................................................... 5
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài ............................................................... 5
1.1.1. Các nghiên cứu về tăng trưởng xanh .................................................. 5
1.1.2.Các nghiên cứu liên quan đế n tính toán phát thải khí nhà kính.......... 7
1.1.3.Tình hình nghiên cứu về sinh kế......................................................... 18
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc.............................................................. 19
1.2.1.Các nghiên cứu về tăng trưởng xanh. ................................................ 19
1.2.2.Các nghiên cứu trong nước liên quan đế n việc tính toán phát thải khí
nhà kính 20
1.2.3.Tình hình nghiên cứu sinh kế ở trong nước ....................................... 22
1.3. Đặc điểm khu vực nghiên cứu...................................................................... 24
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 24
1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................. 28
Chƣơng 2 ............................................................................................................. 34
CÁC PHƢƠNG PHÁP TÍNH TOÁN VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ............................ 34

2.1. Phƣơng pháp tính phát thải .......................................................................... 34
2.1.1. Phương pháp tính phát thải mê-tan từ trồng lúa .............................. 34
2.1.2. Phương pháp tính phát thải mê-tan từ chăn nuôi bò sữa ................. 36
2.2. Phƣơng pháp xác định và đánh giá sinh kế .................................................. 41
2.2.1.Phương pháp thu thập và tổ ng hợp số liê ̣u ........................................ 41
2.2.2.Phương pháp đánh giá sinh kế .......................................................... 43
2.3. Dữ liệu về hiện trạng hai loại hình sinh kế .................................................. 43
2.3.1. Hiện trạng trồng lúa và chăn nuôi bò sữa ở xã Vân Hòa ................ 43
2.3.2. Số liệu nhiệt độ trung bình các tháng giai đoạn 2001-2010 ............ 45
Chƣơng 3 ............................................................................................................. 48
iii


CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ THEO HƢỚNG TĂNG TRƢỞNG XANH Ở XÃ
VÂN HÒA, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI .............................. 48
3.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội ........ 48
3.2. Hiện trạng chuyển đổi sinh kế và vai trò của các nguồn vốn trong chuyển
đổ i sinh kế ở xã Vân Hòa .................................................................................... 49
3.2.1. Hiện trạng chuyển đổi sinh kế .......................................................... 49
3.2.2. Vai trò của các nguồn vốn trong chuyển đổ i sinh kế theo hướng tăng
trưởng xanh ................................................................................................. 51
3.3. Sƣ thay đổ i phát thải khi chuyể n đổ i sinh kế t ừ trồ ng lúa sang chăn nuôi bò
sữa.................... ................................................................................................... 53
3.3.1. Phát thải CH4 từ trồng lúa ở xã Vân Hòa......................................... 53
3.3.2. Phát thải CH4 của quá trình chăn nuôi bò sữa................................. 55
3.4. Sự thay đổ i thu nh ập khi chuyển đổi sinh kế từ trồ ng lúa sang chăn nuôi bò
sữa ...................................................................................................................59
3.4.1. Thu nhập từ lúa của người dân xã Vân Hòa .................................... 59
3.4.2. Thu nhập từ chăn nuôi bò sữa của người dân xã Vân Hòa .............. 62
3.4.3. Đánh giá thu nhập từ hai loại hình sinh kế trên lượng phát thải ..... 65

3.5. Đánh giá chuyể n đổ i sinh kế theo hƣớng tăng trƣởng xanh ........................ 67
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 70
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................. 72

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Albedo

- Lƣợng bức xạ bề mặt trái đất

BĐKH

- Biến đổi khí hậu

CH4

- Mê-tan

CO2

- Cacbon đioxit

DFID

- Tổ chức phát triển Anh

EF


- Hệ số phát thải

Gg

- Một tỷ gam (tƣơng đƣơng 1.000 tấn)

IPCC

- Ban liên chính phủ về BĐKH

MDG

- Mục tiêu thiên niên kỷ

Mha

- Triệu ha

PH

- Độ chua của đất

UBND

- Ủy ban nhân dân

UNEP

- Tổ chức môi trƣờng Liên Hợp Quốc


VNĐ(Vnđ)

- Đồng Viê ̣t Nam

KHKT

- Khoa học kỹ thuật

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Hệ số phát thải của một số quốc gia theo IPCC…………………….8
Bảng 1.2. Hệ số phát thải theo nhiệt độ ở Thổ Nhĩ Kỳ........................................9
Bảng 1.3. Hệ số phát thải từ lên men tiêu hóa của bò sữa đang vắt sữa ở một số
khu vực ................................................................................................................ 13
Bảng 1.4. Hệ số phát thải từ lên men tiêu hóa của bò sữa chƣa vắt sữa ở một số
khu vực ................................................................................................................ 15
Bảng 1.5. Hệ số phát thải khí Mê-tan từ quản lý phân bón của bò sữa đang vắt
sữa ở một số khu vực........................................................................................... 16
Bảng 1.6. Hệ số phát thải khí Mê-tan từ quản lý phân bón của bò sữa chƣa vắt
sữa ở một số khu vực........................................................................................... 17
Bảng 1.7. Số lƣợng vật nuôi thay đổi qua các năm (2003 - 2013) ..................... 30
Bảng 2.1. Hê ̣ số phát thải của lúa ở Việt Nam .................................................... 35
Bảng 2.2. Tỷ số chuyển đổi CH4 áp dụng cho bò sữa......................................... 37
Bảng 2.3. Tính toán hệ số năng lƣợng thuần cho bò sữa .................................... 37
Bảng 2.4. Diện tích và năng suất lúa xã Vân Hòa .............................................. 44
Bảng 2.5. Số lƣợng bò sữa ở xã Vân Hòa ........................................................... 45
Bảng 2.6. Nhiệt độ trung bình tháng tại trạm Ba Vì và trạm Sơn Tây giai đoạn
2001-2010............................................................................................................ 46

Bảng 3.1. Phát thải CH4 từ lúa vu ̣ Đông Xuân ở xã Vân Hòa , huyện Ba Vì,
TP.Hà Nội............................................................................................................ 53
Bảng 3.2. Phát thải CH4 từ trồng lúa vụ Hè Thu ở xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, TP
Hà Nội.................................................................................................................. 54
Bảng 3.3. Phát thải CH4 tƣ̀ quá trình lên men tiêu hóa của bò sữa đang khai thác
sƣ̃a ở xã Vân Hòa ............................................................................................... 56
Bảng 3.4. Phát thải CH4 từ quản lý phân bón của bò sữa chƣa khai thác sữa .... 57
Bảng 3.5. Thu nhập từ lúa của ngƣời dân xã Vân Hòa, huyện Ba, thành phố Hà
Nội từ 2003-2013 ................................................................................................ 60
Bảng 3.6. Tính toán thu nhập từ bán bê con của các nông hộ chăn nuôi bò sữa .. 63
Bảng 3.7. Tính toán thu nhập từ sữa của các hộ chăn nuôi bò sữa xã Vân Hòa ..... 64
Bảng 3.8. So sánh thu nhập/ đơn vị phát thải của hai loại hình sinh kế ............. 65
Bảng 3.9. Bảng điều tra sinh kế nông hộ(chọn ngẫu nhiên) tại ba thôn Bơn, thôn
Bặn và thôn Đồng Chay. ..................................................................................... 66
vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ - HÌNH VẼ
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí địa lý xã Vân Hòa, huyện Ba vì, Thành phố Hà Nội ....... 25
Hình 1.2. Bản đồ độ cao của huyện Ba Vì,Thành phố Hà Nội ........................... 26
Hình 1.3. Diện tích đât trồng cây nông nghiệp của xã Vân Hòa, huyện Ba Vì,
Thành phố Hà Nội (2003 - 2013) ........................................................................ 29
Hình 1.4. Diện tích và năng suất lúa qua các năm từ 2003-2013 ....................... 30
Hình 1.5. Thu nhập bình quân của ngƣời dân xã Vân Hòa 2007-2013 .............. 32
Hình 1.6. Tỷ lệ lao động của xã Vân Hòa năm 2011 .......................................... 32
Hình 2.1. Khung sinh kế bền vững của DFID .................................................... 43
Hình 3.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Vân Hòa .................................................... 48
Hình 3.2. Thay đổ i diê ̣n tích trồ ng lúa và diê ̣n tích trồ ng cỏ ở xã Vân Hòa……50
Hình 3.3. Phát thải CH4 ở quá trình lên men tiêu hóa đối với bò sữa chƣa khai
thác sữa ở xã Vân Hòa…………………………………………………………55

Hình 3.4. Phát thải CH4 ở quá trình quản lý phân bón đối với bò đang khai thác
sƣ̃a ở xã Vân Hòa………………………………………………………………58

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Vân Hòa là một xã thuần nông thuộc vùng đệm của Vƣờn Quốc gia Ba Vì,
đại đa số ngƣời dân sinh sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Diện
tích đất nông nghiệp toàn xã năm 2000 là 1.081 ha, trong đó có 303 ha đất trồng
lúa, 5 ha đất trồng cỏ. Tuy nhiên, năm 2013 thì diện tích đất trồng lúa giảm đi
chỉ còn 200,2 ha trong khi dịên tích đất trồng cỏ nuôi bò sữa tăng lên 230 ha. Số
lƣợng bò sữa năm 2000 là 40 con, năm 2013 tăng lên là 2.431 con (UBND xã
Vân Hòa, 2013). Nhờ có sự chuyển đổi sinh kế từ trồng lúa và các loại hoa màu
cho năng suất thấp sang trồng cỏ để chăn nuôi bò sữa mà đời sống kinh tế xã hội
của địa phƣơng ngày một đi lên, nhiều bà con ở đây thoát nghèo. Tuy nhiên, hạn
chế của sự chuyển đổi sinh kế này là gì và sự chuyển đổi sinh kế này có thực sự
bền vững hay không? Để trả lời câu hỏi này học viên đã lựa chọn nghiên cứu sự
chuyển đổi sinh kế ở xã Vân Hòa.
Sau khi có chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc và sự mạnh dạn chuyển đổi
hƣớng sinh kế từ trồng lúa sang trồng cỏ nuôi bò sữa từ năm 2000 thì đời sống
ngƣời dân xã Vân Hòa không ngừng đƣợc cải thiện. Bản tính cần cù chịu khó và
biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tận dụng tốt các nguồn lực tự nhiên
và xã hội, các hộ nông dân đã từng bƣớc cải thiện đời sống kinh tế. Cơ sở hạ
tầng ngày một khang trang, bộ mặt nông thôn đã đổi mới. Sinh kế chăn nuôi bò
sữa theo hƣớng phát thải ít CO2 ngày một phát triển. Môi trƣờng tự nhiên ít bị
ảnh hƣởng, một diện tích rộng lớn đất đai đƣợc bao phủ bởi màu xanh của cỏ,
hạn chế albedo của mặt đất, chống xói mòn rửa trôi. Điều này là hết sức quan
trọng bởi Vân Hòa có địa hình dốc từ 42,57m - 268m (Hình 1.2) bao gồm rất

nhiều quả đồi lớn nhỏ. Vân Hòa còn là một trong 7 xã nằm trong vùng đệm của
Vƣờn Quốc gia Ba Vì, khu dự trữ sinh quyển, lá phổi xanh của thành phố Hà
Nội. Đất đai và khí hậu của xã Vân Hoà có nhiều tiềm năng để phát triển giống
cỏ voi (tên khoa học là Pennisetum purpurreum) (Nguyễn Thiện, 2009), là cơ sở
để phát triển sinh kế chăn nuôi bò sữa. Đây có thể là sinh kế xanh đang đƣợc
1


định hƣớng, khuyến khích theo chiến lƣợc tăng trƣởng xanh, kinh tế xanh (Bộ
Tài nguyên Môi trƣờng, 2000). Vân Hòa là địa phƣơng điển hình diễn ra sự
chuyển đổi sinh kế một cách hiệu quả, do đó học viên lựa chọn đây là khu vực
nghiên cứu.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, ngƣời dân với các sinh kế nông hộ quy mô
nhỏ là đối tƣợng chịu tác động và có tính dễ bị tổn thƣơng cao (R. Selvaraju and
et al, 2006), bởi vậy mà một sinh kế “xanh” có ý nghĩa quan trọng với ngƣời
dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội và nâng cao mức sống, đồng thời giảm
thiểu phát thải khí nhà kính. Với mục tiêu đánh giá mô hình sinh kế chuyển đổi
từ trồng lúa sang trồng cỏ nuôi bò sữa ở xã Vân Hòa có phải là mô hình kinh tế
xanh hay không, học viên lựa chọn đề tài “Đánh giá chuyển đổi sinh kế theo
hướng tăng trưởng xanh ở xã Vân Hoà, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”.
Thông qua việc điều tra nông hộ, phân tích sinh kế, tính toán lƣợng khí phát thải
và so sánh tính chất tăng trƣởng xanh của hai loại hình sinh kế, trên cơ sở đó hỗ
trợ ngƣời dân lựa chọn loại hình kinh tế có tính bền vững, phù hợp với điều kiện
kinh tế tại địa phƣơng. Đồng thời, luận văn cũng đề xuất một số khuyến nghị
nhằm bảo đảm việc chuyển đổi sinh kế ở đây phù hợp với hƣớng tăng trƣởng
xanh - một trong những mô hình kinh tế đang đƣợc khuyến khích phát triển.
2. Câu hỏi nghiên cƣ́u, cách tiếp cận và mục tiêu nghiên cứu

- Câu hỏi nghiên cƣ́u : Chuyể n đổ i sinh k ế ở Vân Hòa có phải là mô hình sinh
kế xanh hay không?

Cách tiếp cận : Hệ thống dựa trên khung sinh kế kết hợp các tiêu trí của tăng
trƣởng xanh
- Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu tổng quát : Đánh giá tính chất tăng trƣởng xanh của việc chuyển đổi
sinh kế trồng lúa sang trồng cỏ nuôi bò sữa.
Mục tiêu cụ thể: Đánh giá tác đô ̣ng của mỗi loa ̣i hiǹ h sinh kế tới tƣ̣ nhiên và xã
hô ̣i dƣ̣a trên các tiêu trí của tăng trƣởng xanh
- Đối tƣợng nghiên cứu: Tác động của sự chuyển đổi sinh kế từ trồng lúa
sang trồng cỏ nuôi bò sữa đến tăng trƣởng xanh.
2


- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện tại xã Vân Hoà,
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Số liệu nghiên cứu thực hiện từ năm 2000 đến
năm 2014.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp tính toán phát thải khí nhà kính
Phƣơng pháp tính phát thải khí nhà kính áp dụng cho luận văn dựa vào phƣơng
trình của IPCC, với hệ số phát thải mặc định cho Việt Nam để tính toán.
- Phƣơng pháp xác định và đánh giá sinh kế
Phƣơng pháp xác định và đánh giá sinh kế đƣợc sử dụng trong luận văn là
phƣơng pháp thu thập và tổng hợp số liệu kết hợp với sử dụng khung sinh kế
bền vững của DFID.
4. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tƣợng, phạm vi nghiên
cứu và phần kết luận thì luận văn gồm có ba chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan các nghiên cứu về tăng trƣởng xanh, các vấn đề phát
thải và sinh kế
Trong chƣơng này , chúng tôi tìm hiểu các tài liệu , các nghiên cứu đã có về
tăng trƣởng xanh, các vấn đề phát thải và sinh kế.

Chƣơng 2: Các phƣơng pháp tính toán và xử lý số liệu
Trong chƣơng này chúng tôi g iới thiê ̣u các phƣơng pháp tiń h toán ,cách thu
thâ ̣p số liê ̣u trong pha ̣m vi nghiên cƣ́u và cách xƣ̉ lý số liê ̣u đã thu thâ ̣p.
Chƣơng 3: Tác động của chuyển đổi sinh kế tới tăng trƣởng xanh ở xã Vân
Hòa, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Đây là chƣ ơng giới thiê ̣u các kế t quả chiń h của luâ ̣n văn , trong chƣơng này
chúng tôi trình bày các kết quả về phát thải khí nhà kính

, đồ ng thời đánh giá

chuyể n đổ i sinh kế chăn nuôi bò sƣ̃a theo hƣớng tăng trƣởng xanh ở điạ bàn
nghiên cƣ́u.
Mô ̣t phầ n kế t quả của bài báo đã đƣơ ̣c đăng trong kỷ yế u hô ̣i nghi ̣

: “Tăng

trưởng xanh”do Trung Tâm Nghiên Cƣ́u Tài Nguyên và Môi trƣờng , ĐHQGHN
3


ngày 22/11/2013 tổ chƣ́c dƣới tiêu đề Tìm hiể u vai trò của sinh kế nuôi bò sƣ̃a
với giảm thiể u biế n đổ i khí hâ ̣u ta ̣i xã Vân Hoà, huyê ̣n Ba Vi,̀ Hà Nội.

4


Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TĂNG TRƢỞNG XANH, CÁC
VẤN ĐỀ PHÁT THẢI VÀ SINH KẾ
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài

1.1.1. Các nghiên cứu về tăng trưởng xanh
Có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề tăng trƣởng xanh và kinh tế
xanh, các nghiên cứu này đã nêu nên những thách thức của nhân loại trong việc
đƣơng đầu với các cuộc khủng khoảng đã và đang xảy ra nhƣ cuộc khủng
khoảng biến đổi khí hậu. Việc cần thiết thực hiện một chính sách kinh tế phù
hợp với thực tế các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày một khan hiếm.
Trong một phần tƣ thế kỷ qua, các nền kinh tế trên thế giới đã tăng gấp bốn lần
và đem lại lợi ích to lớn cho hàng trăm triệu ngƣời. Tuy nhiên, 60% hàng hóa và
dịch vụ hệ sinh thái phục vụ cho phát triển sinh kế hiện nay đang bị suy thoái
hoặc sử dụng thiếu bền vững (UNEP, 2011). Điều này cho thấy sự tăng trƣởng
kinh tế của thế giới trong những năm qua chủ yếu dựa vào việc khai thác các
nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách thiếu kiểm soát, chƣa chú trọng tới việc
phục hồi các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc xây dựng các mô hình tăng
trƣởng thân thiện với môi trƣờng đang ngày càng trở nên cần thiết. Thuật ngữ
“tăng trưởng xanh” dùng để mô tả con đƣờng tăng trƣởng kinh tế bằng cách sử
dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên theo phƣơng thức bền vững. Nó đƣợc sử
dụng trên toàn cầu nhằm cung cấp một khái niệm cho tăng trƣởng kinh tế phù
hợp với chuẩn mực. Kinh tế xanh là con đƣờng để phát triển bền vững trong bối
cảnh biến đổi khí hậu. Tăng trƣởng xanh có thể cung cấp những giải pháp cho
bồi dƣỡng và phát triển bền vững, bao gồm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi
khí hậu. Không kết hợp giảm nhẹ biến đổi khí hậu và vấn đề thích ứng vào
chính sách phát triển có khả năng làm suy yếu tăng trƣởng kinh tế trong tƣơng
lai, sự cải thiện liên tục của các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) sau
năm 2015 và cơ bản đời sống của ngƣời nghèo (ADB, 2009). Tăng trƣởng xanh
có xu thế hợp nhất các trụ cột kinh tế và môi trƣờng trong phát triển bền vững
5


vào quá trình hoạch định chính sách, với mô hình phát triển kinh tế tăng trƣởng
mạnh mẽ và bền vững.

Ngân hàng Thế giới năm 2012 lại nêu khái niệm tăng trƣởng xanh là sự tăng
trƣởng hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, là sự tăng trƣởng
sạch không gây ô nhiễm và là sự tăng trƣởng có sức chống chịu, đặc biệt trong
bối cảnh biến đổi khí hậu (World Bank, 2012). Nhƣ vậy trong quan hệ với phát
triển bền vững, tăng trƣởng xanh giữ hai trụ cột là kinh tế và môi trƣờng. Trong
nghiên cứu: “Từ tăng trƣởng tới tăng trƣởng xanh: Một khuôn khổ” (World
Bank, 2011) của Ngân hàng thế giới đã xác định tăng trƣởng xanh là quá trình
tăng trƣởng sử dụng hiệu quả về tài nguyên, sạch hơn và có sức chống chịu tốt
hơn. Trong nghiên cứu của World bank năm 2012 nêu vai trò của đổi mới công
nghệ để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn thiên nhiên và con ngƣời. Một nền
kinh tế xanh đƣợc đặc trƣng bởi sự tăng trƣởng kinh tế bền vững, có thể duy trì
và làm gia tăng các nguồn vốn tự nhiên, “Một nền kinh tế vừa mang lại hạnh
phúc cho con ngƣời và công bằng xã hội vừa giảm thiểu đáng kể những rủi ro về
môi trƣờng và khủng hoảng sinh thái” (UNEP, 2011).
Nhìn chung các nghiên cứu trên thế giới đều thống nhất rằng: tăng trƣởng
xanh, là một mô hình tăng trƣởng tập trung vào hai trụ cột chính là kinh tế và
môi trƣờng. Biến những hạn chế về mặt con ngƣời và những thảm họa thiên
nhiên do các hoạt động của con ngƣời tạo ra thành cơ hội kinh tế, giúp nâng cao
tăng trƣởng kinh tế và giảm tác động xấu tới môi trƣờng. Việc sử dụng thông
minh nguồn vốn tự nhiên là con đƣờng để hƣớng tới phát triển bền vững.
Tăng trƣởng xanh và phát thải cacbon thấp có liên quan chặt chẽ với nhau, là
xu hƣớng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay, trong đó có Việt
Nam. Tăng trƣởng xanh vừa là thách thức, song cũng là cơ hội mở ra cho các
quốc gia trong tƣơng lai. Nhiều sản phẩm mới có có hàm lƣợng chất xám cao,
cacbon thấp, thân thiện với môi trƣờng, đƣợc sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày
càng đa dạng của con ngƣời, cũng vì thế mà hàng triệu việc làm mới đƣợc tạo ra
trên thế giới. Có thể nói rằng tăng trƣởng xanh với lƣợng cacbon thấp đang làm
thay đổi phƣơng thức sinh hoạt và tiêu dùng, kéo theo đó là sự thay đổi công
6



nghệ sản xuất và cả trong lĩnh vực nhận thức về văn hóa, xã hội. Chính bởi vậy
mà vấn đề phát thải khí nhà kính đƣợc xã hội hết sức quan tâm, lấy làm cơ sở để
xác định chiến lƣợc tăng trƣởng cho các quốc gia.
1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đế n tính toán phát thải khí nhà kính
a. Tính toán phát thải khí nhà kính từ trồng lúa
Sự phát thải khí nhà kính mà cụ thể là khí CH4 từ trồng lúa đƣợc tính toán
theo rất nhiều các phƣơng pháp khác nhau ở các quốc gia trên thế giới.
Việc sử dụng phƣơng trình để tính toán phát thải khí mê-tan (CH4) đƣợc sử
dụng tƣơng đối phổ biến, trong đó phải kể đến IPCC năm 1996 và 2006. IPCC
năm 1996 đã tính phát thải mê-tan dựa vào phƣơng trình tính toán nhƣ sau:
CH4 – Rice = A x EF x 10-12
(Với A là diện tích trồng lúa, EF là hệ số phát thải)
Trong khi đó, IPCC năm 2006 lại sử dụng công thức:
CH4 – Rice = ∑i, j, k (EFi, j, k x ti, j, k x Ai, j, k x 10-6)
Trong đó : EF là hệ số phát thải, t là thời gian gieo trồng, A là diện tích gieo
trồng. Điều này xuất phát từ việc gieo trồng lúa chỉ xảy ra vào một khoảng thời
gian nhất định trong năm. Còn các giá trị i, j, k là điều kiện các hệ sinh thái của
các khu vực gieo trồng khác nhau nên việc áp dụng công thức cũng khác nhau
cho từng khu vực.
Có thể nói cho đến nay việc sử dụng phƣơng trình của IPCC (1996) để tính
toán phát thải khí nhà kính vẫn là phƣơng pháp cơ bản đƣợc nhiều quốc gia áp
dụng. Theo thố ng kê của IPCC năm 2000 thì đã có ít nhất 108 quố c gia đã sƣ̉
dụng công thức trên để tính toán phát thải CH

4

tƣ̀ lúa (IPCC, 2000), ví dụ ở

Trung Quốc, hệ số phát thải EF đƣợc áp dụng cho phƣơng trình này là EF = 22

(kg/mẫu anh) (Wang Xiaoqin and, 2010.).
Một số quốc gia khác cũng sử dụng phƣơng trình của IPCC để tính toán phát
thải CH4, tuy nhiên mỗi quốc gia lại áp dụng với hệ số khác nhau.

7


Bảng 1.1. Hệ số phát thải của một số quốc gia theo IPCC
Quố c gia

EF và Khoảng EF theo

Nguồ n

mùa (kg / ha / ngày)
Úc

22.5

NGGIC, 1996

Trung Quố c

13 (10 – 22)

Wassmann và cộng sự, 1993

Ấn Độ

10 (5 – 15)


Mitra và cộng sự, 1996 ;
Parashar và cộng sự, 1997

Inđô

18 (5 – 44)

Nugroho và cộng sự, 1994

Ý

36 (17 – 54)

Schutz và cộng sự, 1989

Nhâ ̣t Bản

15

Minami, 1995

Nam Triề u Tiên

15

Shin và cộng sự, 1995

Philipin


(25 – 30)

Neue và cộng sự, 1994;
Wassmann và cộng sự, 1994

Thái Lan

16 (4 – 40)

Towpryaoon và cộng sự, 1994

Mỹ (Bang Texas)

25 (15 – 35)

Sass và Fisher, 1995

(Nguồ n: Good Practice Guidance and Uncertainty Management in National
Greenhouse Gas Inventories, 2000)
Theo nhóm tác giả S.-S. Yang 7 H.-L. Chang, của Đài Loan (S S Yang and
H L Chang, 2001) trong nghiên cứu: “Phát thải khí CH4 từ lúa ở Đài Loan” cho
rằng phát thải CH4 cao trong giai đoạn đẻ nhánh và thấp dần trong các giai đoạn
sau, ở mùa thu hoạch thứ hai phát thải CH4 cao trong giai đoạn mới cấy và thấp
dần trong giai đoạn canh tác lúa tiếp theo. Lƣợng phát thải CH4 hàng năm dao
động trong khoảng từ 12,3-49,3 g/m2 với giả định là hệ thống thủy lợi hoạt động
liên tục: 61,5 g/m2. Bên cạnh phƣơng trình tính toán phát thải khí nhà kính của
IPCC, thì một phƣơng trình khác cũng đƣợc sử dụng cho tính toán phát thải
trong nông nghiệp. Một nghiên cứu về phát thải khí nhà kính từ sản xuất nông

8



nghiệp và chăn nuôi ở Trung quốc, tác giả Wang Xiaoqin đã sử dụng phƣơng
trình sau:
Ep = (Ecp + Empx GWPm+ Enpx GWPn)
Trong đó Ep, Ecp, Emp, Enp, lần lƣợt là lƣợng phát thải của khí nhà kính:
cacbonic, mê-tan và nitơ-đioxit. GWPm, GWPn là tiềm năng giữ ấm toàn cầu của
mê tan và nitơ-đioxit. Phƣơng trình này đƣợc tính toán trên mỗi đơn vị sản xuất
nông nghiệp và chăn nuôi. Kết quả cho thấy rằng phát thải khí nhà kính từ mỗi
đơn vị sản xuất nông nghiệp là 0,1-0,4 kg C2O-eq/Kg, ngoại trừ lúa là 1,42
kgC2O-eq/Kg, và phát thải khí nhà kính trên mỗi đơn vị chăn nuôi là từ 0,7 13,47 kgC2O-eq/Kg gấp 1,8 -13 lần sản xuất nông nghiệp (Wang Xiaoqin,
2001).
Trong khi đó ở Thổ Nhĩ Kỳ (Filiz Onder and Kismet Akcasoy, 2002) việc
tính toán phát thải khí mê-tan đƣợc áp dụng dựa vào phƣơng trình sau:
Emission (Gg)= CRF(ha) x EF CH4 (kg/ha/ngày) x GS (Gg x 10-6 kg-1 )
Với CRF là diện tích canh tác, EF là hệ số phát thải, GS là thời gian gieo trồng.
Hệ số phát thải CH4 đƣợc quốc gia này áp dụng phụ thuộc vào từng mức nhiệt
độ khác nhau.
Bảng 1.2. Hệ số phát thải theo nhiệt độ ở Thổ Nhĩ Kỳ
Nhiêṭ đô ̣ trung bin
̀ h trong mùa

EF (kg / ha / ngày)

gieo trồ ng (oC)
15

2.91

16


3.09

17

3.28

18

3.48

19

3.68

20

3.91

21

4.14
9


22

4.39

23


4.66

24

4.94

25

5.04

26

5.56

27

5.90

28

6.25

29

6.63

30

7.03


31

7.46

32

7.91

33

8.39

34

8.90

35

9.44

(Nguồ n: Methodology on GHG Emission Used by Turkey, 2002)
Một phƣơng pháp khác để tính toán sự phát thải khí CH4 từ lúa là đo thực
nghiệm trên cây lúa trong các giai đoạn sinh trƣởng khác nhau. Theo tác giả K.
R. Manjunath và nhóm cộng sự, trong báo cáo: “Mẫu khí thải mê tan trong các
hệ sinh thái lúa của Ấn Độ” đã chỉ ra rằng phát thải CH4 rất đa dạng và diễn ra
trong suốt quá trình sinh trƣởng của cây lúa. Một phép đo liên tục đã đƣợc thực
hiện trên một khu vực rộng, việc ba lần lấy mẫu trong suốt giai đoạn sinh
trƣởng. Thực hiện đo trong ngày thứ 20 của giai đoạn thứ nhất và giai đoạn thứ
hai trong khoảng từ ngày thứ 50 -> 60 và giai đoạn thứ ba khoảng ngày thứ 80 >85 kể từ khi gieo trồng (K R Manjunath and et al, 2011). Diện tích lúa ở vùng

cao chiếm 15% của 150 Mha diện tích lúa toàn cầu nên lƣợng phát thải khí CH4
từ khu vực này hạn chế hơn nhiều. Diện tích đất lúa có hệ thống tƣới tiêu, phụ
10


thuộc nƣớc mƣa và bị ngập nƣớc trên toàn thế giới là 127 Mha, trong đó khu
vực Châu Á chiếm gần 90% (K R Manjunath and et al, 2011).
Nhìn chung các nghiên cứu tính toán phát thải khí nhà kính từ các nƣớc trên
thế giới đã tập trung vào hai phƣơng pháp là tính toán dựa vào cách làm thí
nghiệm và tính toán dựa vào phƣơng trình. Mỗi cách làm đều có ƣu và nhƣợc
điểm khác nhau, tùy theo điều kiện thực tế để áp dụng.
b. Về tính toán phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi
Theo báo cáo IPCC, quá trình phát thải khí mê-tan ở gia súc xảy ra trong hai
quá trình: lên men tiêu hóa và quản lý phân bón. Khoảng hai phần ba tổng số khí
mê-tan sản xuất thông qua quá trình lên men tiêu hóa đƣợc sản xuất bởi bò sữa
(W Smink and et al, 2005). Ở quá trình lên men tiêu hóa, phƣơng pháp sử dụng
để tính dựa vào việc xác định, lƣợng năng lƣợng thô thu nhận theo yêu cầu của
động vật để bảo trì hoạt động, phát triển, mang thai và cho con bú. Sau đó lƣợng
năng lƣợng thô và khí mê-tan đƣợc tính toán dựa vào tổng năng lƣợng thu nhận.
Bằng cách này thì tỷ lệ thức ăn có vai trò quan trọng trong việc tính toán khí mêtan (W Smink and et al, 2005). Đến nay các phƣơng pháp xác định lƣợng khí
mê-tan thải ra từ bò sữa bao gồm: kỹ thuật đo thông qua các mô hình thực
nghiệm và ƣớc lƣợng phát thải thông qua các phƣơng trình. Đây là một trong
những phƣơng pháp phổ biến để tính phát thải khí mê-tan từ gia súc.
Trong nghiên cứu về tính toán phát thải khí nhà kính của nhóm tác giả Filiz
Onder Kismet Akasoy đã cho rằng khí CH4 đƣợc hình thành trong quá trình
phân hủy cacbonhydrat bởi vi sinh vật, bên cạnh đó khí mê-tan này còn đƣợc
sản xuất từ quá trình phân hủy phân gia súc trong môi trƣờng yếm khí. Phát thải
CH4 sinh ra từ quá trình lên men tiêu hóa đƣợc tính bằng cách sử dụng hệ số
phát thải của các loại động vật (Filiz Onder and Kismet Akcasoy, 2002). Trong
đó hệ số phát thải áp dụng cho các khu vực cũng nhƣ mỗi loại động vật.

Công thức tính toán lƣợng phát thải khí mê-tan từ chăn nuôi nhƣ sau:
Emission (Gg)= LP x EF CH4 (kg Gg) x 10-6 kg -1
Với LP (Livestock population) số lƣợng gia súc. EF là (Emission Factor) hệ
số phát thải.
11


Hệ số phát thải (EF) có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tính toán
lƣợng phát thải. Hệ số phát thải phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết, khí hậu, chế
độ chăn nuôi…, phƣơng pháp tính toán này đã đƣợc sử dụng ở nhiều quốc gia
trên toàn thế giới, bởi thời gian thực hiện tính toán ngắn với độ chính xác cao.
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Châu Á, nên các hệ số tính toán phát
thải khí nhà kính của Việt Nam mà cụ thể là khu vực Ba Vì nằm trong khoảng
số phát thải của khu vực Châu Á. Các hệ số phát thải CH4 (EF) lần lƣợt trong
bốn bảng 1.3, bảng 1.4, bảng 1.5 và bảng 1.6 đƣợc IPCC áp dụng trong quá trình
lên men tiêu hóa và quản lý phân bón đối với từng loại bò sữa, đang khai thác
sữa và chƣa khai thác sữa. Từ các bảng này cho thấy ở quá trình lên men tiêu
hóa đối với bò sữa đang khai thác sữa hệ số đƣợc áp dụng là EF=
56(kg/con/năm), còn đối với bò sữa chƣa khai thác sữa hệ số đƣợc áp dụng là
EF= 44(kg/con/năm). Cũng theo nội dung của bảng này ở quá trình quản lý phân
bón hệ số áp dụng cho bò sữa đang khai thác sữa là EF = 16(kg/con/năm), đối
với bò chƣa khai thác sữa hệ số đƣợc áp dụng là EF=1(kg/con/năm).

12


Bảng 1.3. Hệ số phát thải từ lên men tiêu hóa của bò sữa đang vắt sữa ở một số khu vực

EF ID


43104

IPCC 1996

IPCC 2006

Nguồn/chỉ mục

Nguồn/chỉ mục

4A1a – Sữa

3.A.1.a.i



Loại khí

43114

4A1a – Sữa

4A1a - Sữa

3.A.1.a.i

Bò Mê tan

Hệ số lên men tiêu hóa
của bò sữa




Khu vực/ điều

Giá trị

Đơn vị

118

kg/đầu gia

kiện khu vực

sữa
43108

Mô tả

Bò Mê tan

Hệ số lên men tiêu hóa

Khu vực Bắc
mỹ
Khu vực Đông

sữa


của bò sữa

3.A.1.a.i - Bò sữa Mê tan

Hệ số lên men tiêu hóa Khu vực châu Á

súc /năm
81

Âu

súc /năm
56

đƣờng ruột của bò sữa
43116

4A1a - Sữa

3.A.1.a.i sữa

Bò Mê tan

Khu vực châu

đƣờng ruột của bò sữa

Phi và Trung
Đông


14

kg/đầu gia
súc /năm

Hệ số lên men tiêu hóa

(Nguồn: IPCC 1996, 2006)

kg/đầu gia

36

kg/đầu gia
súc /năm


Bảng 1.4. Hệ số phát thải từ lên men tiêu hóa của bò sữa chưa vắt sữa ở một số khu vực
EF ID

43113

43115

43117

43285

Nguồn IPCC


Nguồn IPCC

1996

2006

4A1b – Không

3.A.1.a.ii –

sữa

Gia súc khác

4A1b - Không

3.A.1.a.ii -

sữa

Gia súc khác

4A1b - Không

3.A.1.a.ii - –

sữa

Gia súc khác


4A1b - Không

3.A.1.a.ii - –

sữa

Gia súc khác

Loại khí

Mô tả

Khu vực/ điều

Giá trị

Đơn vị

49

kg/đầu gia

kiện khu vực
Mê tan

Mê tan

Hệ số lên men tiêu

Khu vực


hóa của bò sữa

Mĩ La tinh

Hệ số lên men tiêu

Khu vực châu Á

súc /năm
44

hóa của bò sữa
Mê tan

Mê tan

súc /năm

Hệ số lên men tiêu

Khu vực châu Phi

hóa của bò sữa

và Trung Đông

Hệ số lên men tiêu

Khu vực Bắc Mỹ


hóa của bò sữa(chƣa
có sữa)
(Nguồn: IPCC 1996, 2006)

15

kg/đầu gia

32

kg/đầu gia
súc /năm

69

kg/đầu gia
súc /năm


Bảng 1.5. Hệ số phát thải khí Mê tan từ quản lý phân bón của bò sữa đang vắt sữa ở một số khu vực
EF ID

Nguồn

Nguồn

IPCC 1996

IPCC 2006


43156 4B1a – Sữa

3.A.2.a.i –

Loại khí

3.A.2.a.i -

Điều kiện

Khu vực/ điều

Giá trị

Đơn vị

36

kg/đầu

kiện khu vực
Mêtan

Bò sữa

43231 4B1a - Sữa

Mô tả


Mê tan

Bò sữa

Hệ sô phát thải từ

Nhiệt độ

Khu vực Bắc

quản lý phân bón

trung bình hàng

Mỹ có khí hậu

gia súc

năm dƣới 15o c

lạnh

/năm

Hệ sô phát thải từ

Nhiệt độ trung

Khu vực châu Á


quản lý phân bón

bình hàng năm

có khí hậu lạnh

7

gia súc

dƣới 15o c
43232 4B1a - Sữa

3.A.2.a.i -

Mê tan

Bò sữa

/năm

Hệ sô phát thải từ

Nhiệt độ trung

Khu vực châu Á

quản lý phân bón

bình hàng năm


có khí hậu ấm

16

3.A.2.a.i Bò sữa

Mê tan

/năm

Hệ sô phát thải từ

Nhiệt độ trung

Khu vực châu Á

quản lý phân bón

bình hàng năm

có khí hậu nóng

lớn hơn 25oc
(Nguồn: IPCC 1996, 2006)

16

kg/đầu
gia súc


từ 15 đến 25 oc
43233 4B1a - Sữa

kg/đầu

27

kg/đầu
gia súc
/năm


Bảng 1.6. Hệ số phát thải khí Mê- tan từ quản lý phân bón của bò sữa chưa vắt sữa ở một số khu vực
EFID

Nguồn

Nguồn

Loại

IPCC 1996

IPCC

khí

Mô tả


Điều kiện

Khu vực/ điều

Giá

kiện khu vực

trị

1

Đơn vị

2006
43224

43234

4B1b – không

3.A.2.a.ii -

sữa

Gia súc khác

4B1b – không

3.A.2.a.ii -


sữa

Gia súc khác

Mê- tan

Mê- tan

Hệ số phát thải từ

Nhiệt độ trung

Khu vực Trung

quản lý phân bón

bình hàng năm lớn

Đông có khí hậu

gia súc

hơn 25oc

nóng

/năm

Hệ sô phát thải từ


Nhiệt độ

Khu vực châu Á

quản lý phân bón

trung bình hàng

có khí hậu lạnh

1

4B1b - không

3.A.2.a.ii -

sữa

Gia súc khác

Mê -tan

/năm

Hệ sô phát thải từ

Nhiệt độ trung

Khu vực châu Á


quản lý phân bón

bình hàng năm từ

có khí hậu ấm

1

4B1b - không

3.A.2.a.ii -

sữa

Gia súc khác

Mê -tan

/năm

Hệ sô phát thải từ

Nhiệt độ trung

Khu vực châu Á

quản lý phân bón

bình hàng năm lớn


có khí hậu nóng

hơn 25oc
(Nguồn: IPCC 1996, 2006)

17

kg/đầu
gia súc

15 đến 25 oc
43236

kg/đầu
gia súc

năm dƣới 15o c
43235

kg/đầu

2

kg/đầu
gia súc
/năm



×