Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

TIEU LUAN lịch sử công tác tư tưởng đảng cộng sản việt nam tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.39 KB, 31 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam với một vị trí địa lý quan trọng trong mối quan hệ giữa các
quốc gia trên lục địa châu Á nói chung, vùng Đông Nam Á nói riêng, là địa
bàn chiến lược trọng yếu mà bọn xâm lược qua các thời đại đều muốn chiếm
lấy để thực hiện mưu đồ bành trướng, bá chủ của chúng. Do vậy, lịch sử dựng
nước và giữ nước của đất nước chúng ta là lịch sử phải liên tục đứng lên để
bảo vệ chủ quyền độc lập quốc gia và lãnh thổ. Trong tiến trình lịch sử ấy,
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - cuộc chiến tranh giải phóng, là một
trong những chiến công vĩ đại nhất của Đảng và dân tộc Việt Nam trong thế
kỷ XX nhưng cũng là thử thách nghiệt ngã nhất đối với dân tộc ta trong 30
năm tiến hành chiến tranh giải phóng.
Thời kỳ 1954 – 1975, là thời kỳ cách mạng đầy gian khổ, thử thách
nhưng cũng thể hiện tinh thần sáng tạo, độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam
với việc cách mạng Việt Nam cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ cách mạng
ở hai miền – Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc và cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân ở Miền Nam do một Đảng lãnh đạo. Đây là một hình thái
cách mạng đặc biệt chưa từng có trong lịch sử cách mạng thế giới. Do vậy,
thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và thắng lợi bước đầu
trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc là một trong những thành công vĩ
đại của cách mạng Việt Nam. Để góp phần lý giải những nguyên nhân trọng
yếu dẫn tới chiến công vĩ đại ấy, không thể không đề cập tới quá trình giáo dục,
tổ chức và tập hợp các lực lượng cách mạng của toàn dân tộc, tới vai trò quan
trọng của mặt trận công tác tư tưởng trong thời gian này.
Dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng và Bác Hồ kính yêu, toàn thể dân tộc
Việt Nam đã đứng dậy đấu tranh anh dũng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Công tác tư tưởng thời kỳ này đã đóng vai trò quan trọng trong tuyên truyền
đường lối chiến lược của cách mạng hai miền; kêu gọi, huy động sức người
1



sức của “vì Miền Nam ruột thịt”; phát động phong trào lao động sản xuất và
chiến đấu trong toàn dân... Vì thế nó đã tại nên sức mạnh to lớn của khối đại
đoàn kết toàn dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, làm nên thắng lợi vĩ đại, được ghi vào lịch sử
dân tộc như Chi Lăng, Bạch Đằng của thế kỷ XX.
Ngày nay, mặt trận công tác tư tưởng vẫn là một trong những mặt trận
trọng yếu mà Đảng ta luôn chú trọng quan tâm. Các thế lực thù địch vẫn dùng
những thủ đoạn tuyên truyền, rêu rao những luận điệu xuyên tạc, phản động
nhằm lật đổ chế độ mà nhân dân ta đã phải đổ biết bao xương máu mới có thể
giành và giữ được. Do vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải quan tâm hơn
nữa đến mặt trận này.
Công tác tư tưởng thời kỳ 1954 – 1975 đã song hành với cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc. Qua
quá trình hoạt động, công tác tư tưởng thời kỳ này đã để lại những kinh
nghiệm quý báu cho cách mạng Việt Nam trong thời gian sau này. Do vậy,
nghiên cứu kinh nghiệm công tác tư tưởng của Đảng thời kỳ 1954 – 1975 có ý
nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
Với những lý do như trên, em đã chọn đề tài: “Kinh nghiệm công tác
tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam (1954 – 1975)” làm tiểu luận kết
thúc học phần “Lịch sử công tác tư tưởng Đảng cộng sản Việt Nam”
2. Đối tượng, mục đích nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Với đề tài tiểu luận như trên, đối tượng nghiên cứu của tiểu luận sẽ là
những kinh nghiệm công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam (1954 –
1975).
- Mục đích nghiên cứu:
+ Làm rõ những kinh nghiệm chủ yếu của công tác tư tưởng của Đảng
Cộng sản Việt Nam (1954 – 1975).

2



3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đối tượng và mục đích nghiên cứu như trên, tiểu luận có nhiệm vụ là:
+ Làm rõ khái niệm về công tác tư tưởng, phân tích hoàn cảnh lịch sử
(1954 – 1975) có tác động đến công tác tư tưởng thời kỳ này.
+ Trình bày những nội dung chủ yếu của công tác tư tưởng của Đảng
Cộng sản Việt Nam (1954 – 1975).
+ Phân tích làm rõ những kinh nghiệm chủ yếu của công tác tư tưởng
của Đảng Cộng sản Việt Nam (1954 – 1975).
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành tiểu luận, em đã sử dụng những phương pháp chủ yếu sau:
Phương pháp chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử
Phương pháp sưu tầm tài liệu, thống kê, phân tích, tổng hợp; phương
pháp lịch sử, phương pháp lôgíc, phương pháp lịch đại và đồng đại….
5. Bố cục tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần danh mục tài liệu tham
khảo, phần nội dung của tiểu luận của em được kết cấu thành 2 chương:
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG
(1954 – 1975)
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ KINH NGHIỆM CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG
CỦA ĐẢNG (1954 – 1975) VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG CÔNG TÁC TƯ
TƯỞNG HIỆN NAY.

3


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG (1954 – 1975)
1.1. Khái niệm công tác tư tưởng
Trong lịch sử công tác tư tưởng xuất hiện từ khi xã hội loài người phân
chia thành giai cấp và theo đó xuất hiện hệ tư tưởng. Công tác tư tưởng ra đời
theo yêu cầu hình thành, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp thống
trị, biến hệ tư tưởng của giai cấp thống trị thành hệ tư tưởng thống trị trong
đời sống tinh thần xã hội.
Đối với giai cấp vô sản, công tác tư tưởng xuất hiện trước và đồng thời
với sự ra đời của Đảng cộng sản – sự kiện đánh dấu bước trưởng thành về
chính trị, tư tưởng và tổ chức của giai cấp vô sản.
Đồng chí Lê Duẩn viết: “Trong Đảng ta không có ngành nào già bằng
ngành tuyên huấn, vì từ khi có Đảng đã có rồi”(1). Điều đó có nghĩa là trước
khi thành lập Đảng một bộ phận tiên tiến trí thức yêu nước và cách mạng đại
diện cho giai cấp vô sản đã tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào
phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về mặt tư
tưởng cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vậy quan niệm công tác tư tưởng là gì?
- Hiểu theo nghĩa rộng:
Con người có nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Để thỏa mãn nhu
cầu vật chất con người tổ chức các quá trình sản xuất vật chất. Còn khi ở con
người xuất hiện nhu cầu tinh thần thì cũng bắt đầu quá trình sản xuất ra sản
phẩm tinh thần để thỏa mãn nhu cầu đó. Khi xã hội loài người phân chia
thành giaic ấp thì giữa các giai cấp đó đối kháng nhau về lợi ích căn bản cũng
náy sinh nhu cầu sản xuất ra hệ tư tưởng giai cấp tiêng, luận chứng cho địa vị
giai cấp mình và phản nahs, bảo vệ lợi ích giai cấp mình, chống lại giai cấp
(1)

Lê Duẩn: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb ST, HN, 1976,tr.112

4



đối lập, do đó lịch sử cũng đã bắt đầu quá trình đấu tranh trên lĩnh vực ý thức
hệ. Từ đó, con người nảy sinh nhu cầu sản xuất và truyền bá hệ tư tưởng. Quá
trình sản xuất và truyền bá hệ tư tưởng làm xuất hiện các quan hệ tư tưởng,
tức là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất và
truyền bá hệ tư tưởng.
Hệ tư tưởng là sự phản ánh của lợi ích giai cấp đươi hình thức luận cho
nên nó mang bản chất giai cấp. Vì vậy, các quan hệ tư tưởng, quá trình tư
tưởng cũng bị chi phối bởi lợi ích giai cấp. Trong lịch sủ của loài người, các
giai cấp có hệ tư tưởng, thông qua đội ngũ các nhà tư tưởng, hệ thống các
thiết chế tư tưởng luôn tìm mọi cách biến hệ tư tưởng của giai cấp mình thành
hệ tư tưởng thống trị trong đời sống tinh thần xã hội.
Vậy, công tác tư tưởng là hoạt động có mục đích của một giai cấp, một
chính đảng nhằm hình thành, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng trong quần
chúng, thúc đẩy quần chúng hành động vì lợi ích của chủ thể hệ tư tưởng.
Công tác tư tưởng dưới chủ nghĩa xã hội là hoạt động có mục đích của
Đảng cộng sản và Nhà nước nhằm phát triển, truyền bá hệ tư tưởng xã hội
chủ nghĩa, biến hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa thành hệ tư tưởng chi phối,
thống trị trong đời sống tinh thần xã hội, động viên, cổ vũ tích cực, tự giác,
sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ
nghĩa.
- Hiểu theo nghĩa hẹp:
Có một số người hiểu công tác tư tưởng theo một nghĩa hẹp hơn. Với
nghĩa hẹp, người ta quan niệm công tác tư tưởng chỉ là hoạt động truyền bá hệ
tư tưởng và đường lối, chính sách của Đảng trong quần chúng; động viên; cổ
vũ quần chúng tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thực chất của quan niệm
này không coi công tác lý luận là một bộ phận hợp thành của công tác tư
tưởng, đồng nhất công tác tư tưởng với công tác tuyên truyền và công tác cổ
động. Đây là quan niệm phiến diện, thiếu cơ sở khoa học về công tác tư

tưởng.
5


Trong lịch sử, công tác tư tưởng xuất hiện và tồn tại khi có các điều kiện
sau:
Có hệ tư tưởng của các giai cấp và có truyền bad, đấu tranh tư tưởng.
Có các thiết chế tư tưởng, bao gồm thiết chế nghiên cứu, sáng tạo,
truyền bá, lưu giữ hệ tư tưởng và thiết chế đào tạo các nhà tư tưởng.
Có đội ngũ những nhà tư tưởng lấy hoạt động nghiên cứu, phát triển,
truyền bá hệ tư tưởng cho một giai cấp nhất định làm một nghề nghiệp của
mình.
Vì vậy, để tăng cường hoạt động tư tưởng, thúc đẩy quá trình hoàn
thiện, phổ biến rộng rãi hệ tư tưởng xã hội, các giai cấp thống trị, các đảng
chính trị và nhà nước rất quan tâm chăm lo tạo lập, củng cố các điều kiện trên.
Về khái niệm công tác tư tưởng – văn hóa: Gần đây trong các sách báo,
tạp chí và trong thực tiễn hoạt động tư tưởng cảu Đảng và nhà nước, chúng ta
bắt gặp cụm từ: “công tác tư tưởng – văn hóa”. Cụm từ này được dùng phổ
biến khi thành lập Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương trên sơ sở hợp nhất
Ban Tuyên huấn Trung ương và Ban Văn hóa Văn nghệ Trung ương.
Lĩnh vực văn hóa ở đây được hiểu chủ yếu ở khía cạnh, tư tưởng chính
trị cảu văn hóa. Bởi vì, hệ tư tưởng bao giời cũng là cốt lõi của một nền văn
hóa trong xã hội có giai cấp. Đại hội Đảng lần thứ VIII cuãng khẳng định:
Văn hóa là nền tảng tinh thần, là mục tiêu, động lực cảu phát triển xã hội. Cho
nên, khái niệm công tác tư tưởng và công tác tư tưởng – văn hóa là thống nhất
với nhau.
1.2. Hoàn cảnh lịch sử và những nhiệm vụ đặt ra cho công tác tư tưởng
(1954 – 1975).
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thức thắng lợi,
cách mạng nước ta bước vào một thời kỳ mới.

Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) tháng
7- 1954 phân tích những biến đổi của tình hình thế giới và trong nước, vạch ra

6


những chuyển hướng về chủ trương, nhiệm vụ, phương châm và sách lược
đấu tranh cho phù hợp với tình hình mới.
Sau 9 năm kháng chiến, quân và dân ta đã giành được những thắng lợi
lớn, so sánh lực lượng giữa ta và địch chuyển biển có lợi cho ta nhưng chưa
phải chuyển biến căn bản có tính chất chiến lược. Pháp càng đánh càng thua,
phải dựa vào Mỹ, biến thành kẻ đánh thuê cho Mỹ. Chính phủ Pháp buộc phải
thương lượng với ta để chấm dứt chiến tranh. Cuộc đấu tranh chính nghĩa của
nhân dân ta được Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em bè bạn, nhân dân
Pháp và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới nhiệt liệt ủng hộ.
Phong trào độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ phát triển mạnh. Chủ
nghĩa đế quốc phải đối phó với cuộc tiến công của ba dòng thác cách mạng
trên thế giới. Tuy vậy, trước sự đe doạ của Mỹ, ở nhiều nơi cũng xuất hiện
tâm lý sợ Mỹ, sợ vũ khí nguyên tử, sợ một đốm lửa nhỏ (chiến tranh giải
phóng ở một nước) có thể gây ra chiến tranh thế giới.
Mỹ là nước tham gia Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến
tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương nhưng ra sức phá hoại Hội nghị nhằm
thực hiện âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh. Mỹ không chịu ký vào bản
Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị. Tuy bị thất bại một bước nhưng Mỹ không
từ bỏ âm mưu xâm lược Đông Dương.
Hội nghị Trung ương nhận định Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân yêu
chuộng hòa bình trên thế giới và đang trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của
nhân dân ta, "mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ"1. Khẩu hiệu đấu
tranh của ta là: Hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ. Nhiệm vụ mới của
nhân dân ta là: Tranh thủ và củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn

thành độc lập, dân chủ trong cả nước. Đây là một cuộc đấu tranh lâu dài, gian
khổ, phức tạp, nhưng nhất định thắng lợi.
Hội nghị Bộ Chính trị (9 - 1954) cụ thể hóa và bổ sung nghị quyết Trung
ương, phân tích những đặc điểm của thời kỳ mới, trong đó đặc điểm quan trọng
1

Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr 319

7


nhất là đất nước ta tạm thời chia làm hai miền có hai chế độ chính trị khác
nhau. Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam phải chuyển từ đấu tranh vũ
trang sang đấu tranh chính trị. Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của miền Bắc là
hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế. Đế quốc Mỹ mưu tính phá
hoại việc thực hiện Hiệp định Giơnevơ nhằm gây khó khăn cho ta trong việc
củng cố miền Bắc và nhằm thực hiện âm mưu của chúng chia cắt lâu dài đất
nước ta.Trong một thời gian nhất định, nhiệm vụ chung của Đảng ta là: Đoàn
kết và lãnh đạo đấu tranh thực hiện hiệp định đình chiến, đề phòng và khắc
phục mọi âm mưu phá hoại hiệp định đình chiến để củng cố hòa bình; ra sức
hoàn thành cải cách ruộng dất, phục hồi và nâng cao sản xuất, tăng cường xây
dừng quân đội để củng cố miền Bắc; giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh
chính trị của nhân dân miền Nam, nhằm củng cố hòa bình, thực hiện thống
nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc.
Đảng nhắc nhở cán bộ, đảng viên trong tình hình mới phải giữ vững ý
chí chiến đấu, đề phòng và khắc phục các tư tưởng chủ quan, khinh địch, tự
mãn tự kiêu, hoặc cầu an, hưởng lạc, thủ tiêu đấu tranh...
Trong các công tác tư tưởng phải đặt vấn đề “thống nhất tư tưởng" lên
hàng đầu; phải nêu cao kết quả thắng lợi của ta và phải làm cho toàn đảng, toàn
quân, toàn dân nhận rõ tình hình mới và nhiệm vụ mới, nhận rõ tính chất và nội

dung thay đổi của nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Đây là công tác then chốt, là
một việc rất quan trọng, có tác dụng quyết định những thắng lợi của ta trong
giai đoạn tới.
Ngay sau khi hiệp định Giơnevơ được ký kết (20-7- 1954), Chủ tịch Hồ
Chí Minh và Ban Chấp hành Trung ương đảng ra Lời kêu gọi đồng bào và
chiến sĩ cả nước. Ban Bí thư ra Chỉ thị số 83 - CT/TƯ mở một đợt tuyên
truyền về Hiệp định Giơnevơ - tình hình mới và nhiệm vụ mới. Ban Bí thư
yêu cầu: Tất cả các cấp phải coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục, lãnh

8


đạo tư tưởng - như chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Trung ương:
Trong 10 công tác thì “công tác lãnh đạo tư tưởng là quan trọng nhất"2.
Để giúp Trung ương tăng cường lãnh đạo công tác tư tưởng trong tình
hình mới, ngày 22- 1- 1954 Ban Bí thư ra Nghị quyết số 51 - NQ/TƯ về việc
kỉện toàn nhân sự lãnh đạo Ban Tuyên huấn Trung ương. Ban Tuyên huấn các
cấp đã giúp cấp ủy phổ biến nội dung Nghị quyết Trung ương và nội dung Hiệp
định Giơnevơ cho hàng ngàn cán bộ các cơ quan ở Trung ương và các tỉnh,
thànnh phố, triển khai về các địa phương và cơ sở; lực lượng đảng viên, cán bộ
các ngành, các giới, các đội vũ trang tuyên truyền, tuyên truyền xung phong...
tiến hành công tác tuyên truyền, giải thích trong nhân dân ở vùng tự do và vùng
sau lưng địch. Báo, đài, các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, in ấn, xuất bản, phát
hành của Trung ương và địa phương hoạt động rất tích cực, phục vụ cho công
tác tuyên truyền. Vì vậy một số lượng lớn nội dung Lời kêu gọi của Chủ tịch
Hồ Chí Minh và của Trung ương Đảng, các báo của Trung ương và địa
phương, truyền đơn, sách nhỏ, tài liệu tuyên truyền... được tán phát rộng rã
trong nhân dân. Ở vùng tự do và các khu du kích, ở các địa điểm tập kết cán bộ
và bộ đội miền Nam để chuẩn bị chuyển ra Bắc, các cuộc mít tinh lớn, liên
hoan mừng thắng lợi, triển lãm, chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật... được tổ

chức rầm rộ, tạo không khí phấn khởi, náo nức trong nhân dân.
Kết quả bước đầu quán triệt Nghị quyết Trung ương sáu, Nghị quyết Bộ
Chính trị và đợt tuyên truyền theo Chỉ thị 83 của Ban Bí thư đã góp phần
thống nhất tư tưởng trong đảng và trong nhân dân về nhận định tình hình và
chủ trương của Đảng: Nhất trí đánh giá bước tiến lớn của cuộc đấu tranh ái
quốc của nhân dân ta trong 9 năm qua. Cuộc đấu tranh cách mạng của nhân
dân ta phải giành thắng lợi từng bước. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng là cơ
sở để tiếp tục đấu tranh hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc. Uốn nắn tư
tưởng chủ quan, nôn nóng chỉ muốn tiếp tục đánh.
2

Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr 319

9


Thắng lợi của quân và dân ta đã dẫn đến việc ký kết Hiệp định
Giơnevơ. Điều quan trọng nhất của nội dung Hiệp định là Pháp phải thừa
nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Khơ
me và Lào, tổng tuyển cử tự do để thống nhất mỗi nước; Pháp phải rút quân ra
khỏi Đông Dương, chấm dứt ách thống trị của Pháp ở cả ba nước. Ta tranh
thủ được hòa bình, Mỹ thất bại trong âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh.
Điều chỉnh vùng đóng quân là cần thiết để thực hiện đình chiến. Giới tuyến
quân sự chỉ là tạm thời, không phải là "chia cắt đất đai", là "phân trị" như
luận điệu xuyên tạc của địch. Từ nay, đế quốc Mỹ là kẻ thù chính và trực tiếp
của nhân dân ta. Để củng cố hòa bình, nhân dân ta phải đấu tranh thực hiện
Hiệp định, chống mọi hành động phá hoại của Mỹ và tay sai.
Cả nước phấn khởi, tự hào trước thắng lợi lớn của dân tộc, nhiệt liệt
hưởng ứng Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Trung ương Đảng,
phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ mới của mỗi miền. Đồng bào miền Nam rất

cảm động trước tình cảm đặc biệt của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí
Minh, thể hiện trong Lời kêu gọi của Người:
"Đồng bào miền Nam kháng chiến trước hết, giác ngộ rất cao. Tôi
chắc rằng đồng bào sẽ đặt lợi ích cả nước trên lợi ích địa phương, lợi ích lâu
dài trên lợi ích trước mắt, mà ra sức cùng đồng bào toàn quốc phấn đấu để
củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong
toàn quốc. Đảng, Chính phủ và tôi luôn luôn theo dõi sự cố gắng của đồng
bào và tin chắc đồng bào sẽ thắng lợi"3.
Nghị quyết Trung ương sáu và Nghị quyết Bộ Chính trị đề ra những
nhiệm vụ trước mắt của mỗi miền. Trong chặng đường đi tới, miền Bắc được
hoàn toàn giải phóng có chờ cách mạng miên Nam hoàn thành hay chuyển
ngay sang cách mạng xã hội chủ nghĩa? Miền Nam có trường kỳ mai phục,
chịu chia cắt lâu dài hay tiếp tục ngay cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên giải
phóng hoàn toàn? Cách mạng miền Nam, cách mạng Việt Nam tiến lên bằng
3

Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr 322.

10


con đường thi đua hòa bình hay con đường cách mạng bạo lực? Con đường
giải phóng miền Nam như thế nào để giữ được hòa bình ở miền Bắc, để
không lan thành chiến tranh khu vực hoặc chiến tranh thế giới. Đây là những
vấn đề về xác định nhiệm vụ chiến lược, về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ
chức đặt ra cho Đảng và nhân dân ta.
Từ những đánh giá, phân tích trên cho thấy, trong những bước ngoặt
của cách mạng hoặc khi nảy sinh những sự kiện phức tạp, công tác tư tưởng
phải chủ động phát huy mặt tích cực, bảo vệ mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ
nghĩa và đường lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ thành quả cách mạng, kịp

thời phát hiện và tổ chức quần chúng đấu tranh chống
Căn cứ vào đặc điểm tình hình cách mạng nước ta thời kỳ này với nhều
diễn biến phức tạp, do vậy đặt ra cho công tác tư tưởng những nhiệm vụ quan
trọng. Đặc biệt, công tác tư tưởng phải góp phần vào việc hoạch định đường
lối của cách mạng nước ta ở mỗi miền trong tình hình mới.
1.3. Những kết quả đạt được của công tác tư tưởng của Đảng (1954 – 1975)
Trong 21 năm chống Mỹ cứu nước và đưa miền Bắc quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, công tác tư tưởng đã góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại
của dân tộc.
Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ này là đất nước tạm chia làm hai miền với
hai chế độ khác nhau. Đảng lãnh đạo tiến hành đồng thời hai chiến lược cách
mạng: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân ở miền Nam. Trong bất kỳ tình huống nào, Đảng và nhân dân ta cũng
kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Chiến tranh là một thử
thách lớn nhất đối với dân tộc và sự lãnh đạo của Đảng. Đảng và nhân dân ta
phải đấu trí và đấu sức chống tên đế quốc giàu mạnh và hung bạo nhất trong
phe đế quốc. Để giành được thắng lợi, phải động viên được ý chí và sức mạnh
đoàn kết chiến đấu, năng lực sáng tạo và nỗ lực phi thường của toàn dân dưới
ngọn cờ của Đảng.

11


Để góp phần thực hiện nhiệm vụ đó, qua mỗi bước chuyển của cuộc chiến
tranh, công tác tư tưởng đã tiến hành động viên chính trị sâu rộng mạnh mẽ, liên
tục trong Đảng và trong nhân dân làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhất
trí sâu sắc với đường lối cách mạng của Đảng và quyết tâm với chiến lược của
Trung ương, đánh giá đúng địch, ta nhận rõ tình hình và nhiệm vụ, nâng cao tính
tự giác, sáng tạo trong hành động, biến đường lối và quết tâm của Đảng thành
hiện thực.

Bằng nhiều hoạt động phong phú, công tác tư tưởng đã góp phần phát
huy đến đỉnh cao chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt
Nam. "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", "yêu nước và yêu chủ nghĩa xã
hội là một" là những chủ đề xuyên suốt trong các hoạt động tư tưởng. Những
tấm gương anh hùng, dũng sĩ, những "người tốt, việc tốt" những cái hay, cái
đẹp nảy sinh trong sản xuất, chiến đấu và công tác được nêu cao, góp phần
xây dựng đạo đức mới, chuẩn mực sống mới của con người Việt Nam, đấu
tranh bảo vệ văn hoá dân tộc, chống văn hoá nô dịch và đồi truỵ của Mỹ ngụy.
Công tác tư tưởng đã kết hợp giáo dục chủ nghĩa yêu nước với tinh
thần quốc tế vô sản, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "giúp bạn là tự giúp
mình", động viên quân và dân ta thực hiện liên minh chiến đấu giữa ba nước
Đông Dương chống Mỹ, xác định rõ đánh thắng Mỹ là thiết thực làm nghĩa vụ
quốc tế của nhân dân ta đối với cách mạng thế giới.
Trong cuộc chiến đấu trường kỳ, quyết liệt và phức tạp chưa từng thấy,
công tác tư tưởng đã thường xuyên góp phần xây dựng, vun đắp và phát huy
niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và tự tin vào sức mạnh của dân tộc, dám
đánh Mỹ, sáng tạo nhiều cách đánh Mỹ, kiên quyết đánh Mỹ đến thắng lợi
hoàn toàn và lập trường hiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa đã lựa
chọn. Trong suốt 21 năm trường kỷ kháng chiến, Đảng ta đã huy động các cơ
quan tuyên truyền và văn hoá của Đảng và Nhà nước, các ngành, các giới, các
lực lượng vũ trang phối hợp tiến hành trường kỳ động viên chính trị, giáo dục
12


tư tưởng, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên, những người có trách nhiệm đi
đầu, vận động và tổ chức phong trào quần chúng. Tuy có những lúc lãnh đạo tư
tưởng thiếu chặt chẽ, không kịp thời, những vấn đề bức xúc đặt ra chậm được
giải đáp, song nhìn chung khi diễn ra những bước ngoặt của cuộc chiến tranh,
khi tình hình trong nước và quốc tế có những biến động phức tạp, khi địch
dùng những thủ đoạn mới để chống phá, khi cách mạng thắng lợi cũng như khi

gặp khó khăn, tổn thất, công tác tư tưởng đã căn cứ các nghị quyết của Đảng
tạo sự thống nhất về nhận thức, uốn nắn những lệch lạc, định hướng đúng cho
hành động của toàn Đảng, toàn dân.
Công tác tư tưởng đã chú trọng làm thấu suốt tư tưởng chiến lược tiến
công và quán triệt tư tưởng tiến công trên mặt trận tư tưởng, xây dựng sự nhất
trí về chính trị và tinh thần trong xã hội, phát hiện và uốn nắn những tư tưởng
lệch lạc, ngại chiến đấu lâu dài, sợ gian khổ, hy sinh, hữu khuynh, cố thủ, bi
quan, dao động, khuynh hướng giản đơn, nóng vội, muốn thắng nhanh hoặc
ảo tưởng hòa bình, chủ quan, mất cảnh giác. Trên cơ sở xây dựng sự vững
vàng về tư tưởng chính trị trong nội bộ, giáo dục cảnh giác, chống chiến tranh
tâm lý của địch.
Công tác tư tưởng đã kết hợp tốt với công tác tổ chức, tập hơp rộng rãi
tất cả mọi người Việt Nam yêu nước, chống Mỹ - ngụy, làm dấy lên một cao
trào chống Mỹ, cứu nước của toàn dân với khí thế sôi nổi, hào hùng, thu hút
mọi tầng lớp mọi lứa tuổi, miền xuôi, miền ngược, tiền tuyến, hậu phương,
trên mọi lĩnh vực sản xuất, chiến đấu và công tác; phát huy mạnh mẽ trí thông
minh, tài sáng tạo của quần chúng, từ người nông dân, công nhân bình thường
đến anh bộ đội, chị du kích, nhà khoa học... hành động thiết thực, tạo nên hiệu
quả lớn "Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Mỗi phong trào cụ thể của
các ngành, các giới đều mang đậm khí phách của dân tộc, đem lại kết quả
"được việc, được tổ chức, được người" là một thành công lớn và kinh nghiệm
quý báu trong công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức quần chúng của
Đảng ta.
13


Công tác tuyên truyền đối ngoại ngày càng được mở rộng đã góp phần
nêu cao chính nghĩa Việt Nam, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam,
tranh thủ được sự giúp đỡ to lớn và có hiệu quả của nhân dân Liên Xô, Trung
Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em, sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của

bè bạn và các lực lượng hòa bình, tiến bộ trên thế giới, góp phần hình thành
hậu phương quốc tế của cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta. Nhân
dân ta vô cùng xúc động trước lời tuyên bố của Chủ tịch Phiđen Cátxtrô: Vì
Việt Nam, nhân dân Cuba sẵn sàng dâng cả máu của mình.
Trong hoàn cảnh địch đánh phá ác liệt, vượt qua bom đạn, các lớp chính
trị vẫn mở, báo, đài càng phát triển, tiếng hát át tiếng bom… Trải qua 21 năm
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, các binh
chủng trên mặt trận tư tưởng: giáo dục lý luận chính trị, báo chí xuất bản, tuyên
truyền cổ động, văn hoá văn nghệ… Ở mỗi miền, đều được rèn luyện và phát
triển, xứng đáng là lực lượng xung kích góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ
đại của dân tộc.
Cùng với quân dân cả nước và các cán bộ trên mọi ngành hoạt động,
đội ngũ cán bộ công tác tư tưởng dù hoạt động ở hậu phương lớn hay tiền
tuyến lớn, ở vùng địch tạm chiếm hay vùng tự do dù phải đấu tranh trong
hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù của Mỹ - ngụy,... đều tỏ rõ lòng trung
thành với Đảng, với Tổ quốc, vượt qua mọi gian khổ hy sinh, nỗ lực phấn đấu
để hoàn thành nhiệm vụ. Hàng ngàn cán bộ tuyên huấn từ Trung ương đến địa
phương và cơ sở, cán bộ các trường đảng, các cơ quan báo chí, đài phát thanh,
thông tấn xã, các ngành văn hoá, nghệ thuật, từ cán bộ lãnh đạo đến công
nhân kỹ thuật và nhân viên phục vụ, các phóng viên, biên tập viên, giảng viên
chính trị, nhà văn, nhà nhiếp ảnh, nhà quay phim, nhạc sĩ, đội viên văn công,
chiếu bóng, v.v.. đã hy sinh vì nhiệm vụ, đến nay vẫn chưa thể tập hợp hết số
lượng và danh sách.
Tổ chức của toàn ngành, và các binh chủng đều được củng cố và phát
triển. Đội ngũ cán bộ có bước trưởng thành mới được bổ sung một lớp cán bộ
14


trẻ, đã qua đào tạo tương đối có hệ thống, được rèn luyện trong thực tiễn
phong trào quần chúng. Sau thắng lợi, Ban Tuyên huấn Trung ương đã bước

đầu sơ kết công tác tư tưởng thời kỳ chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Song cần tổng kết sâu sắc hơn để góp phần vào phát huy kinh
nghiệm và truyền thống của ngành trong thời kỳ mới.

15


CHƯƠNG 2:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM (1954 – 1975) VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG
XÂY DỰNG CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG HIỆN NAY
2.1. Một số kinh nghiệm công tác tư tưởng của Đảng (1954 – 1975)
2.1.1. Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và
bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng ở từng thời kỳ để hoạt động đạt hiệu
quả cao nhất
Mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu chiến lược
xuyên suốt của cách mạng Việt Nam. Có thể nói, nó như một sợi chỉ đỏ xuyên
suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Với sự giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã tập hợp, quy tụ được sức mạnh của khối đại
đoàn kết dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở Miền Nam và
thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc thời kỳ 1954 – 1975 nói
riêng và cách mạng trên toàn quốc nói chung. Trong từng chiến sách, chủ
trương thời kỳ này, Đảng đều thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố dân tộc
và yếu tố giai cấp; giữ vững, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thành công là một
minh chứng rõ nhất cho việc Đảng ta luôn giương cao và kiên định mục tiêu
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là cuộc đấu
tranh cách mạng lâu dài, gian khổ. Mỗi bước tiến lên của cách mạng đều có
sự đấu tranh giữa tiến bộ và phản động, giữa tiên tiến và lạc hậu. Trên mặt

trận tư tưởng, hàng ngày phải hướng dẫn tư tưởng, hành động của nhân dân,
đấu tranh chống lại các thủ đoạn xảo quyệt và các luận điệu thù địch, những
tư tưởng, quan điểm sai trái. Do đó công tác tư tưởng phải giữ vững và phát
huy thế chủ động, không thể thụ động, né tránh, bỏ trống trận địa tư tưởng.
Muốn vậy phải bám sát thực tiễn, có sự phân tích lý luận, chính trị đúng, dự
16


kiến được sự phát triển của tình hình chính trị, tư tưởng từng thời gian, đề ra
phương hướng công tác tư tưởng đúng đắn, chủ động đấu tranh không khoan
nhượng với những luận điệu thù địch. Nâng cao tính thuyết phục, mở rộng đối
thoại trong đấu tranh tư tưởng đối với những người có quan điểm sai trái. Đó
cũng là tính khoa học và tính chiến đấu của công tác tư tưởng.
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Đảng ta đã nhận định đúng
và kịp thời các âm mưu, kế hoạch, thủ đoạn chiến tranh của địch nên đã chủ
động tiến công trên tất cả các mặt tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao,
phát huy nghị lực chiến đấu phi thường và trí tuệ sáng tạo của nhân dân ta để
giành toàn thắng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Miền Bắc 21 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng thực sự chỉ có 8
năm được hoà bình, ba lần khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh.
Miền Bắc đã phát huy sức mạnh của hậu phương lớn, vừa xây dựng vừa chiến
đấu, động viên ngày càng nhiều sức người và của để chi viện cho chiến
trường Miền Nam. Công tác tư tưởng đòi hỏi phải vận dụng sáng tạo lý luận
Mác – Lênin, hướng vào nhiệm vụ quan trọng đó.
Trên thực tế, công tác tư tưởng thời kỳ này đã bám sát nhiệm vụ, yêu
cầu cách mạng đó, đã động viên nhân dân Miền Bắc hăng hái tham gia lao
động sản xuất, chiến đấu, làm hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn, với khẩu
hiệu “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, tất cả vì Miền
Nam ruột thịt”. Công tác tư tưởng đã hoàn thành vai trò của mình một cách
xuất sắc.

2.1.2. Thấm nhuần tư tưởng “không có gì quý hơn độc lập tự do”, quán triệt
toàn diện chiến lược cách mạng tiến công của Đảng, quyết tâm đánh Mỹ và
thắng Mỹ
Các năm 1966, 1967, 1968 Mỹ ngày càng leo thang đánh phá miền
Bắc, hòng "gây áp lực không thương xót”4 đối với quân dân ta. Chỉ riêng năm
1967 khối lượng bom đạn chúng dội xuống miền Bắc đã gấp 7 lần năm 1965.
4

Quyết định của chính quyền Mỹ - ngụy trong cuộc họp tại Honolulu ngày 24-l-1967.

17


Máy bay Mỹ đánh phá dã man cả vào các chợ, bệnh viện, trường học... tàn sát
hàng ngàn phụ nữ, người già, người bệnh và trẻ em. Từ cuối tháng 4-1967
chúng mở rộng đánh phá liên tục vào Hà Nội, Hải Phòng; tàu chiến Mỹ tăng
cường bắn phá, phong tỏa đường biển. Khi giặc Mỹ đẩy mạnh chiến tranh phá
hoại miền Bắc, thực hiện khủng bố cách mạng Miền Nam, nhiều nước anh em
trong hệ thống xã hội chủ nghĩa lo sợ, băn khoăn cho vận mệnh dân tộc của
Việt Nam. Công tác tư tưởng đã quán triệt nhận định của Chủ tịch Hồ Chí
Minh khẳng định: hành động dã man của đế quốc Mỹ là hành động tuyệt
vọng, “khác nào như con thú giữ bị thương nặng, giãy giụa một cách hung tợn
trước hơi thở cuối cùng”.
Các hoạt động tư tưởng, trong không khí sôi sục chiến đấu, đã nêu cao
ý chí Việt Nam thể hiện trong Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày
17-7-1966 gửi đồng bào và chiến sĩ cả nước: "Hà Nội, Hải Phòng và một số
thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không
sợ" Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ
xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" 5. Bao năm rên xiết dưới
ách thống trị của nước ngoài, nhân dân Việt Nam hiểu rõ nỗi nhục mất nước

và giá trị cao quý của độc lập, tự do. Nền độc lập, tự do mà nhân dân ta giành
được là thành quả mồ hôi xương máu của các thế hệ người Việt Nam trong
mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm
lược, bảo vệ độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc là ý chí sắt đá của toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân ta, không gì có thể là chuyển được.
Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh khơi dậy mạnh tinh thần yêu
nước của toàn dân vượt qua mọi gian khổ sinh quyết đánh Mỹ đến thắng lợi
hoàn toàn. Mọi mặt sản xuất, xây dựng, chiến đấu được đẩy mạnh. Trên mặt
trận bắn máy bay, tàu chiến Mỹ ngày càng xuất hiện nhiều điển hình cá nhân và
đơn vị đánh giỏi bắn trúng, diệt nhiều máy bay Mỹ, bắn cháy tàu chiến Mỹ.

5

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, t. 12, tr. 108.

18


Các hoạt động tư tưởng đã nêu cao thắng lợi của ta, sự thất bại không
sao cưỡng lại được của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Vỉệt
Nam và tuyên truyền phổ biến rộng rãi Lời kêu gọi ngày 3-11-1968 của Chủ
tịch Hồ Chí Minh: "Chúng ta đã đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mỹ ở miền Bắc. Song đó mới chỉ là thắng lợi bước đầu. Đế quốc Mỹ rất
ngoan cố và xảo quyệt... Vì vậy, nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc này
là phải nâng cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền
Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hòa bình thống nhất tổ quốc… Hễ còn một tên
xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải chiến đấu quét sạch nó đi"6.
Ngày 1-1-1969, nhân dịp năm mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư chúc
chiến sĩ và đồng bào ta "năm mới đoàn kết, chiến đấu, thắng lợi". Người khẳng
định: "Chắc chắn giặc Mỹ sẽ hoàn toàn thất bại. Quân và dân ta trong cả nước

thừa thắng xông lên, nhất định sẽ thắng lợi hoàn toàn" 7. Người kêu gọi quân và
dân ta:
"Vì độc lập, vì tự do,
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào.
Tiến lên! chiến sĩ, đồng bào,
Bắc - Nam sum họp, Xuân nào vui hơn!"8.
Các hoạt động tư tưởng liên tục tuyên truyền rộng rãi thư chúc Tết của
Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng nhiều hình thức sinh động, soạn thành bài hát phổ
cập rộng rãi trong nhân dân, thanh niên và lực lượng vũ trang... "Đánh cho
Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào" là tiếng kèn xung trận, động viên quân và dân
cả nước quyết tâm chiến đấu vì mục tiêu giải phóng miền Nam. Giao thông
vận tải là mặt trận ngày đêm nóng bỏng. Địch quyết phá để chặn chi viện của
miền bắc cho miền Nam, ta quyết giữ và không ngừng mở rộng để chi viện
ngày càng cao cho tiền tuyến lớn.
6

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, 2000, t. 12
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 t. 12, tr.425-426
8
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 t. 12, tr.425-426
7

19


Công tác tư tưởng thời kỳ này đã góp phần khơi dậy lòng căm thù giặc,
cổ vũ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần yêu nước, thôi thúc nhiều
phong trào đấu tranh với khẩu hiệu: “nhằm thẳng quân thù mà bắn”; “quyết
tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” vì mục tiêu độc lập cho dân tộc.
2.1.3. Công tác tổ chức thích hợp, tiến hành thường xuyên, cổ vũ nhân tố mới,

mở rộng và nhân điển hình tiên tiến là chủ yếu, đồng thời khắc phục tư tưởng
chủ quan, những biểu hiện tiêu cực
Một vấn đề rất quan trọng trong việc gắn liền công tác tư tưởng với
công tác tổ chức, với phong trào quần chúng là thái độ gương mẫu của cán bộ
đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo từ Trung ương tới cơ sở. Cán bộ, đảng viên
phải thông suốt chủ trương, có lòng tin mạnh mẽ, gương mẫu trong hành
động, dẫn đầu phong trào quần chúng. Nhân dân ta đã khái quát việc này là
"đảng viên đi trước, làng nước theo sau". Đảng viên đi trước không phải là
đơn độc một mình mà phải lôi cuốn được quần chúng.
Một đơn vị vũ trang muốn có phong trào thi đua chiến đấu cao thì các
đảng viên phải là các chiến sĩ sẵn sàng xả thân vì nước, dũng cảm, mưu trí, có
kỹ thuật chiến đấu giỏi. Muốn có phong trào tòng quân thì các đảng viên trẻ,
con em cán bộ đảng viên phải xung phong trước. Muốn có phong trào đấu
tranh của nhân dân vùng sau lưng địch thì cán bộ, đảng viên phải chịu đựng
hy sinh gian khổ, bám đất, bám dân, biết chỉ đạo đấu tranh, không nằm im,
chạy dài. Muốn có phong trào sản xuất thì cán bộ đảng viên phải là những
người lao động gương mẫu, có năng suất, chất lượng cao.
Khi đã tổ chức thích hợp, cần tiến hành thường xuyên cổ vũ nhân tố
mới, mở rộng và nhân điển hình tiên tiến là chủ yếu. Nêu lên những gương
người tốt, việc tốt để làm tấm gương cho mọi người noi theo, từ đó tạo nên
phong trào sâu rộng trong quần chúng.
Cuộc tấn công địch về chính trị: Tháng 7- 1962 Mặt trận dân tộc giải
phóng miền Nam Việt Nam đề ra "bốn chủ trương khẩn cấp”, đòi Mỹ phải
đình chỉ chính sách và hành vi xâm lược vũ trang vào miền Nam Việt Nam;
20


đình chỉ chiến tranh, lập lại hòa bình; tổng tuyển cử tự do để bầu Quốc hội;
thi hành một chính sách hòa bình trung lập. Các hoạt động tuyên truyền, đặc
biệt ở các đô thị đã nêu cao "bốn chủ trương khẩn cấp" của Mặt trận nhằm

chĩa mũi nhọn đấu tranh vào đế quốc Mỹ và chính quền bù nhìn tay sai Mỹ,
đoàn kết với tất cả những ai tán thành chống Mỹ, cứu nước. Đồng thời với
việc đẩy mạnh đấu tranh chính trị, tháng 11-1962 Trung ương cục mở Hội
nghị du kích chiến tranh để tổng kết điển hình, trao đổi kinh nghiệm, thúc đẩy
phong trào chống địch càn quét và phong trào phá ấp chiến lược, hỗ trợ cho
quần chúng nổi dậy giành và giữ quyền làm chủ ở nông thôn. Phát huy kết
quả của Hội nghị, các hoạt động tư tưởng đã phổ biến kinh nghiệm giành và
giữ quyền làm chủ ở nông thôn lúc đó là: "địch kìm kẹp ta phá kìm kẹp, địch
lại kìm kẹp ta lại phá kìm kẹp, địch càn quét, lập ấp chiến lược, ta phá ấp
chiến lược, địch lại lập, ta lại phá. Trong cuộc đấu tranh giằng co quyết liệt
đó, mỗi ngày ta tiến thêm một bước, đẩy lùi địch một bước, ta lớn mạnh thêm
một bước, địch suy yếu đi một bước, tiến tới ta mạnh hơn địch và giành thắng
lợi hoàn toàn". Biểu dương và phổ biến những kinh nghiệm cụ thể của 13 xã
có phong trào du kích mạnh và các chiến sĩ du kích tiêu biểu, đặc biệt là kinh
nghiệm xây dựng làng, xã chiến đấu, thực hiện khẩu hiệu: "Dân bám đất, cán
bộ đảng viên bám dân, du ích, bộ đội bám giặc". Lực lượng vũ trang tổ chức
rút kinh nghiệm chống càn, hạ máy bay lên thẳng và xe bọc thép của địch,
trong đó có kinh nghiệm trận Phường Lụa của tỉnh Phú Yên. Từ thực tế chiến
đấu, Hội nghị quân sự tỉnh Mỹ Tho kết luận: Lực lượng vũ trang ta có khả
năng đánh càn quét thắng lợi, dựa vào làng, xã chiến đấu, kết hợp ba mũi giáp
công. Phải đứng lại chống càn, không né tránh, đánh cả với trực thăng và xe
bọc thép.
Tháng 1- 1963, trong chiến đấu chống địch càn quét xuất hiện một tấm
gương xuất sắc: Chiến thắng ấp Bắc (Cai Lậy, Mỹ Tho). Một thôn nhỏ với so
sánh lực lượng địch 10 ta địch áp dụng các chiến thuật mới "trực thăng vận",
"thiết xa vận", có cố vấn Mỹ chỉ huy, nhưng quân dân ta chiến đấu dũng cảm
21


và mưu trí đánh cho chúng bị thất bại nặng nề: chết và bị thương 450 tên (có 9

cố vấn Mỹ), 16 máy bay lên thẳng bị bắn rơi, 3 xe bọc thép M-113 bị phá hỏng,
1 tàu chiến bị bắn chìm. Tấm gương và bài học của ấp Bắc được nêu cao và
phổ biến rộng rãi, phong trào "thi đua ấp Bắc, giết giặc lập công" do Trung
ương cục phát động được hưởng ứng sôi nổi. Những tấm gương dùng súng bộ
binh bắn rơi máy bay địch và nhiều tấm gương dũng cảm khác được cổ vũ
mạnh mẽ, khắc phục tâm lý sợ trực thăng và thiết xa của địch. Phong trào săn
máy bay lên thẳng, diệt M-113 trở thành hoạt động thi đua sôi nổi, hào hùng
của bộ đội, du kích khắp các vùng nông thôn, đồng bằng và miền núi, nhiều
chiến sĩ giao liên, cả phóng viên thông tấn (phân xã Nam Tây nguyên) cũng
tham gia lập công diệt máy bay lên thẳng.
Công tác tư tưởng cũng tập trung nêu khẩu hiệu: “thi đua ấp bắc giết
giặc lập công”. Các phong trào được phát động liên tục nhằm động viên đến
mức ca nhất sức mạnh của toàn dân tộc. Ví dụ: phong trào “thanh niên ba sẵn
sàng”, phụ nữ “ba đảm đang”, thiếu niên có phong trào “nghìn việc tốt”….
Bên cạnh việc nêu gương người tốt việc tốt, những điển hình tiên tiến,
những anh hùng đánh giặc giỏi, công tác tư tưởng thời kỳ này còn đấu tranh
mạnh mẽ với những tư tưởng chủ quan, những biểu hiện tiêu cực. Trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đã có những lúc ở một bộ phận nhân dân đã
xuất hiện những tư tưởng nghi ngại về thắng lợi của cuộc kháng chiến, tư
tưởng ỷ lại, hữu khuynh hay những tư tưởng chủ quan nóng vội… đa xphần
nào ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của đại bộ phận nhân dân ta. Chính
trong lúc tư tưởng có sự dao động đó, công tác tư tưởng đã tổ chức tuyên
truyền, giáo dục và có những biện pháp tích cực để khắc phục những tư tưởng
chủ quan, những biểu hiện tiêu cực đó, góp phần làm cho nhân dân hiểu rõ, tin
tưởng, có hành động đúng.
Nhân dân gắn bó với Đảng, trung thành với Đảng. Đảng lãnh đạo các tổ
chức trong hệ thống chính trị làm tốt công tác tư tưởng, phát huy đại đoàn lết
dân tộc, hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng. Sức mạnh tổng hợp của các
22



lực lượng tiến hành công tác tư tưởng của toàn Đảng, toàn dân, quốc tế, trong
nước, văn hoá, con người…. tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
2.1.4. Phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi phương tiện, công cụ với nhiều
hình thức phong phú trong những điều kiện cụ thể
Thắng lợi của cách mạng nước ta là kết quả tổng hợp của một loạt nhân
tố, nhưng nhân tố quyết định nhất là sự lãnh đạo của Đảng. Sự lãnh đạo ấy là
tất yếu để hiện nay chúng ta bảo đảm được độc lập thật sự của đất nước,
quyền làm chủ của nhân dân và sự phát triển của đất nước theo con đường xã
hội chủ nghĩa.
Công tác tư tưởng là tiến hành việc nghiên cứu lý luận, tuyên truyền
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, giáo dục phẩm chất cách mạng cho cán bộ và
quần chúng, làm cho họ có nhận thức đúng, biến nó thành niềm tin và thành
tư tưởng chỉ đạo hành động. Vì vậy, công tác tư tưởng nâng cao tính tự giác,
chỉ đạo hành động của họ trong đấu tranh cách mạng. Nhưng nếu chỉ có công
tác tư tưởng thì tư tưởng chưa thể biến thành hành động. Phải có công tác tổ
chức thích hợp với những hình thức tổ chức, kế hoạch, biện pháp đúng, lôi
cuốn được đông đảo quần chúng hành động.
Công tác tổ chức phải phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi phương
tiện, công cụ với nhiều hình thức phong phú trong những điều kiện cụ thể, đặc
biệt là thực hiện thông tin sâu rộng đến quần chúng nhân dân và cán bộ đảng
viên.
Thực hiện mở rộng thông tin, bảo đảm quyền được thông tin của cán
bộ, đảng viên và nhân dân. Thông tin kịp thời có định hướng là rất quan trọng
để nâng cao dân trí, hướng dẫn dư luận, giáo dục chính trị tư tưởng, chủ động
ngăn chặn và đấu tranh với những luồng thông tin sai lệnh, các luận điệu
xuyên tạc, phản động. Thông tin cần đa dạng để đáp ứng nhu cầu nhiều mặt
của nhân dân nhưng phải chống khuynh hướng thương mại hoá, chạy theo
những thị hiếu không lành mạnh.

23


Thông tin ngày càng phong phú, dân trí ngày càng cao, trên nhiều vấn
đề thường có ý kiến mới, ý kiến khác nhau, phản ánh những nhận thức khác
nhau, những kinh nghiệm sống và những lợi ích cụ thể khác nhau. Cần mở
rộng những hình thức đối thoại, thảo luận dân chủ cởi mở với các tầng lớp
nhân dân, qua đó mà hiểu được nhận thức và tâm trạng của họ, trả lời đúng
các vấn đề mà họ quan tâm, giải đáp được những băn khoăn thắc mắc của họ.
Cũng qua đó mà thu thập ý kiến phê bình, nguyện vọng, đề nghị và sáng kiến
của họ phản ánh kịp thời với cơ quan lãnh đạo. Không học hỏi dân thì không
lãnh đạo được dân. Có biết làm học trò dân mới làm thầy học được dân. Cán
bộ làm công tác tư tưởng và cán bộ lãnh đạo các ngành, các cấp cần gần gũi
nhân dân, thực sự lắng nghe ý kiến họ, học hỏi họ, vừa tạo được sự nhất trí có
căn cứ của họ đối với chủ trương chính sách, vừa thu thập ý kiến họ để bổ
sung và hoàn thiện nó. Thực hiện dân chủ trong công tác tư tưởng cũng là một
biện pháp quan trọng để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường
mối liên hệ giữa Đảng và quần chúng, chống quan liêu, xa thực tế, ngăn ngừa
và hạn chế sai lầm.
Chúng ta đã thực hiện nhiều hình thức như: mở lớp học, tuyên truyền
cổ động, sử dụng các hình thức báo chí, đài, các phương tiện thông tin đại
chúng nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong tuyên truyền cổ vũ nhân dân cả
nước quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ.
2.2. Những vấn đề cơ bản trong xây dựng và phát triển công tác tư tưởng
hiện nay
Hiện nay chúng ta đang đứng trước những nhiệm vụ nặng nề, mới mẻ
của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ
quốc. Các thế lực thù địch đang mưu toan thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng, đưa
nước ta đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Sự diễn biến phức tạp của tình
hình thế giới, nhất là sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và

Đông Âu vẫn tác động vào tâm tư, tình cảm, làm suy giảm lòng tin của nhiều
người. Cuộc đấu tranh tư tưởng vẫn đang diễn ra gay gắt. Vì vậy tăng cường

24


sự lãnh đạo của Đảng về tư tưởng có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây
dựng Đảng và toàn bộ sự nghiệp cách mạng.
Từ những kinh nghiệm lịch sử đã trình bày trên, chúng ta thấy cần tăng
cường vai trò lãnh đạo của Đảng trên các mặt sau đây:
- Tăng cường chỉ đạo việc nghiên cứu lý luận, nghiên cứu các môn
khoa học xã hội và nhân văn, tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo các lĩnh vực công
tác để khắc phục sự chậm trễ về lý luận, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, làm căn cứ cho việc xây dựng và hoàn thiện
đường lối chính sách, nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác tư tưởng.
Trong tình hình mới, cần đặc biệt coi trọng tổng kết thực tiễn, trên cơ sở đó
mà phát triển lý luận cách mạng phù hợp với tình hình đất nước. Phải phát
huy vai trò và tiềm lực của đội ngũ cán bộ lý luận, cán bộ khoa học xã hội,
cán bộ có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn vào việc này để thực hiện các
chương trình nghiên cứu thiết thực phục vụ cho các nhu cầu của cách mạng.
- Định hướng chính trị tư tưởng đúng và kịp thời thông qua việc xác
định phương hướng nhiệm vụ công tác tư tưởng từng thời gian, trên các lĩnh
vực công tác quan trọng và đối với những diễn biến phức tạp trong nước và
quốc tế, đặc biệt là khi có những bước ngoặt của cách mạng. Lắng nghe các ý
kiến khác nhau, tiếp thu những điều hợp lý, trao đổi ý kiến thẳng thắn đối với
những người có quan điểm không đúng.
Nắm bắt kịp thời những diễn biến tư tưởng, bảo đảm tính khoa học và
độ tin cậy trong việc điều tra dư luận xã hội, nâng cao năng lực dự báo các
chiều hướng phát triển. Đấu tranh sắc bén với các thủ đoạn chiến tranh tâm lý
của các thế lực thù địch.
- Chỉ đạo chặt chẽ việc tuyên truyền đường lối, chính sách, Nghị quyết,

quan điểm của Đảng và luật pháp Nhà nước trên các lĩnh vực, trước hết trong
đội ngũ cán bộ phụ trách các cấp, các ngành, chống các khuynh hướng, quan
điểm sai lầm.
- Tăng cường việc giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức cách mạng
cho cán bộ, đang viên. Đồng thời giáo dục những tiêu chuẩn về đạo đức và lối
25


×