Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

An sinh xã hội với ổn định và phát triển bền vững ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.17 KB, 16 trang )

An sinh xã hội với ổn định và phát triển
bền vững ở Việt Nam
(Tài chính) Coi trọng các vấn đề xã hội, thực hiện an sinh xã hội đòi hỏi
phải có nhận thức đúng rằng, đầu tư các nguồn lực cho việc giải quyết
các vấn đề xã hội và an sinh xã hội là đầu tư cho phát triển. Phát triển
con người là mục tiêu đích thực của phát triển xã hội. Đó là cơ sở lý
luận cho việc giải quyết trong thực tiễn các vấn đề xã hội của đời sống
con người.

Đầu tư các nguồn lực cho việc giải quyết các vấn đề xã hội và an sinh xã hội
là đầu tư cho phát triển. Nguồn: internet
Đổi mới và những nhận thức lý luận mới về an sinh xã hội
Công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã trải qua gần 30 năm (1986 - 2014). Đổi mới
là một quá trình cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để và toàn diện, tạo ra
những biến đổi to lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Việt Nam.
Từ giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX, ở hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa theo
mô hình chủ nghĩa xã hội Xô viết, trong đó có Việt Nam đều tiến hành cải tổ,
cải cách và đổi mới. Có một thực tế là, để thích ứng với những biến đổi mau
lẹ và phức tạp của thế giới và thời cuộc, hầu hết các nước đều phải tiến hành
cải cách để phát triển. Đổi mới của Việt Nam vừa thuận theo xu hướng chung
của thế giới là cải cách mô hình, thể chế và chính sách nhằm thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường, cách mạng khoa học công nghệ, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế vừa nhằm giải quyết những vấn


đề bức xúc trong sự phát triển nội tại, khi đất nước lâm vào một cuộc khủng
hoảng trầm trọng về kinh tế và xã hội.
Trên cả hai bình diện lý luận và thực tiễn, đổi mới của Việt Nam tuy có bao
hàm những cải cách nhưng đổi mới rộng lớn, phức tạp và sâu sắc hơn rất
nhiều so với những cải cách, xét về quy mô, tính chất, đặc điểm và những
mục tiêu phát triển.
Đổi mới bắt đầu từ một tiền đề nhận thức lý luận nên trước hết phải đổi mới


tư duy. Đường lối và quyết sách đổi mới của Việt Nam nhấn mạnh đặc biệt
tới đổi mới tư duy kinh tế.Từ kinh tế kế hoạch, hiện vật chuyển sang kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần, áp dụng cơ chế thị trường rồi phát triển mạnh mẽ
kinh tế thị trường, đồng thời chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức... Đó là kết
quả của đổi mới tư duy trong gần 30 năm nay. Hàng loạt bước chuyển nêu
trên cho thấy, dựa trên tiền đề đổi mới tư duy, đổi mới nhận thức lý luận, xuất
phát từ thực tiễn mà đổi mới ở Việt Nam, nổi bật ở lĩnh vực đổi mới kinh tế.
Thành tựu nổi bật của đổi mới cũng chính là thành tựu đổi mới kinh tế, làm
biến đổi diện mạo kinh tế, dẫn tới tăng trưởng và phát triển, ra khỏi khủng
hoảng (1986 - 1996), ra khỏi tình trạng kém phát triển(sau 2006, khi Việt Nam
gia nhập WTO).
Đổi mới ở Việt Nam tạo ra bước ngoặt mới, thay đổi cả nhận thức về phát
triển lẫn mô hình phát triển, xác lập thể chế, chính sách và cơ chế quản lý
mới, nhất là quản lý kinh tế, tạo động lực mới cho phát triển bằng cách giải
phóng lực lượng sản xuất và giải phóng mọi tiềm năng của xã hội ra khỏi
những rào cản, những sự kìm hãm gây ách tắc, trì trệ để phát triển. Kinh tế
hàng hóa - thị trường và vận động dân chủ hóa xã hội, ngay từ đầu đã tỏ rõ
vai trò, tác động của những xung lực lớn đối với sự phát triển của đất nước.
Sự vận động của kinh tế thị trường và dân chủ hóa, nhất là dân chủ hóa kinh
tế và chính trị - hai lĩnh vực trọng yếu của xã hội đã dẫn tới mở cửa và hội
nhập để Việt Nam hợp tác song phương và đa phương với các nước trong
cộng đồng quốc tế. Đường lối đối ngoại và chính sách ngoại giao của Đảng
và Nhà nước Việt Nam nhất quán với nguyên tắc hòa bình - hữu nghị - hợp
tác - cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, theo
phương thức đa phương hóa, đa dạng hóa đã mở ra những khả năng và triển
vọng mới của phát triển. Những tác nhân kinh tế và chính trị đó trong đổi mới
đã dẫn tới những nhận thức mới và những biến đổi mới về xã hội và con
người, về chính sách xã hội và an sinh xã hội. Nhờ có đổi mới, mở cửa và hội
nhập, với kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và dân chủ hóa mà con

người và các vấn đề xã hội liên quan trực tiếp tới lợi ích, nhu cầu, quyền
sống, quyền phát triển của con người được chú trọng thực hiện. Lợi ích và


những nhu cầu thường nhật, chính đáng và hợp lý để cá nhân tồn tại và phát
triển cũng như giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng theo các
chuẩn mực: công bằng, bình đẳng, dân chủ được bảo đảm. Chỉ trong môi
trường và điều kiện ấy mà nội lực của từng người và của toàn xã hội mới
phát triển. Có nội lực mạnh mới khai thác và tận dụng được ngoại lực từ mở
cửa và hội nhập. Bởi thế, công bằng trong phân phối lợi ích không phải là
chia đều, bình quân mà là theo kết quả lao động, theo cống hiến, nó tất yếu
phải xóa bỏ bình quân, thừa nhận độ chênh lệch và sự vượt trội trong kinh tế
thị trường để có động lực phát triển chứ không triệt tiêu động lực. Hơn nữa,
nhận thức mới về bản chất công bằng chính là công bằng về cơ hội phát triển
trong đó có công bằng về hưởng thụ lợi ích, trước hết là lợi ích vật chất. Mục
tiêu xã hội này hướng vào thực hiện các giá trị nhân văn của phát triển con
người cho nên tăng trưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hội
cho con người, vì con người.
Coi trọng các vấn đề xã hội, thực hiện an sinh xã hội đòi hỏi phải bắt đầu từ
đâu? Từ chỗ, nhận thức rằng, đầu tư các nguồn lực cho việc giải quyết các
vấn đề xã hội và an sinh xã hội là đầu tư cho phát triển. Phát triển con người
là mục tiêu đích thực của phát triển xã hội. Kinh tế rất quan trọng, nhưng xét
ra nó không phải là cứu cánh, nó không có mục đích tự thân. Xã hội và chính
sách xã hội không thể thụ động, theo sau kinh tế, không thể là “phần phụ gia”,
“được tính thêm”, “được bớt ra” từ đầu tư kinh tế, coi đầu tư xã hội là đầu tư
không sinh lợi, trái lại, phải đặt vấn đề đầu tư cho xã hội và an sinh xã hội là
đầu tư trực tiếp để phát triển kinh tế. Không có sự phát triển con người, nhất
là lực lượng lao động trực tiếp thì không có bất cứ một dự án phát triển kinh
tế - xã hội nào được thực hiện.
Bởi vậy, phát triển kinh tế phải hướng tới mục đích phục vụ con người. Giải

quyết các vấn đề xã hội, nhất là các vấn đề xã hội bức xúc, thực hiện an sinh
xã hội cũng đều nhằm phục vụ cuộc sống của người dân, từ cá nhân đến
cộng đồng. Như thế, các chính sách kinh tế và chính sách xã hội đều có cùng
mục đích và mục tiêu vì con người và xã hội của những người lao
động. Nếu trước đổi mới, do nhận thức không đúng về vai trò lợi ích cá nhân,
về đầu tư cho xã hội nên chính sách kinh tế tách rời chính sách xã hội,
thường xem nhẹ đầu tư cho xã hội và an sinh xã hội thì trong đổi mới, việc
nhận ra tính thống nhất và sự gắn liền chỉnh thể kinh tế với xã hội để chú
trọng định hướng xã hội cho phát triển kinh tế, chú trọng những bảo đảm kinh
tế cho phát triển xã hội thực sự là một bước tiến lớn về lý luận. Đó là cơ sở lý
luận cho việc giải quyết trong thực tiễn các vấn đề xã hội của đời sống con
người, từ những vấn đề của tồn tại ngườinhư một thực thể sinh học (những
nhu cầu, lợi ích thường nhật, tối thiểu) đến những vấn đề của phát triển
người như một cá nhân, một chủ thể nhân cách (từ dân sinh đến dân trí, dân


quyền và dân chủ), thực hiện hệ giá trị mục tiêu: công bằng và bình đẳng, độc
lập, tự do và hạnh phúc. Chất lượng nhân văn của phát triển con người và xã
hội được xác định bởi chất lượng giải quyết các vấn đề xã hội, chính sách xã
hội và an sinh xã hội trên cơ sở của những điều kiện, tiền đề kinh tế. Ở đây
có mối quan hệ tương tác giữa kinh tế - xã hội và xã hội - kinh tế, giữa chính
sách kinh tế với chính sách xã hội và chính sách an sinh xã hội.
An sinh xã hội, có thể coi là một hợp phần của hệ thống các vấn đề xã hội,
hơn nữa, là hợp phần nổi bật, nổi trội nhấttrong hệ thống ấy. Thực hiện được
an sinh xã hội là thực hiện được tiền đề của ổn định, thực hiện được điều
kiện của phát triển. An sinh xã hội là chỉ báo xác thực nhất bảo đảm ổn định
tích cực, lành mạnh và phát triển bền vững mà thước đo nhân văn của một xã
hội phát triển bền vững là phát triển bền vững con người. Cắt nghĩa an sinh
xã hội một cách trực tiếp và thực chất chính là sự an toàn, độ an toàncủa
cuộc sống con người. An ninh và an toàn vừa là nội dung lại vừa là điều kiện

bảo đảm của an sinh xã hội.
Việc làm, mức sống, môi trường sống (cả môi trường tự nhiên và xã hội), điều
kiện lao động đủ sức phòng ngừa tai nạn, rủi ro, được thụ hưởng lợi ích về
giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin, đời sống văn hóa, tinh thần... đó
là những bảo đảm an sinh xã hội cho sự sống, đời sống của con người.
An sinh xã hội cho cá nhân và cộng đồng trong một xã hội đã đi vào kinh tế thị
trường với những mặt trái và cả những hệ lụy của nó còn phải tính đến một
thực tế, đó là những bảo đảm xã hội cho các đối tượng thua thiệt trong phát
triển(những người khuyết tật, những trẻ em mồ côi, những người già cô đơn
không nơi nương tựa, những người mắc bệnh hiểm nghèo, những người dân
và hộ dân rơi vào cảnh nghèo đói do thiên tai ở những vùng đặc biệt khó
khăn hoặc do mức độ phân hóa giàu - nghèo gay gắt mà rơi vào cảnh bần
cùng...). Do đó, trong mạng lưới an sinh - xã hội còn phải tính đến những cứu
trợ xã hội, trợ giúp xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... An sinh xã
hội ở Việt Nam còn phải tính đến những nạn nhân của chiến tranh với những
hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại (bom mìn, nạn nhân chất độc da
cam…)
Chỉ cần suy nghĩ về một câu hỏi, con người sống như thế nào, đời sống của
con người với những lợi ích và nhu cầu thường nhật, tối thiểu để tồn tại và
những nhu cầu sẽ tăng lên ra sao để phát triển, để tìm thấy triển vọng trong
cuộc sống… thì ta có thể hình dung thấy các vấn đề xã hội và an sinh xã hội
là phức tạp đến như thế nào, nhà nước - xã hội và thị trường cùng với sự trợ
giúp quốc tế phải phối hợp nỗ lực, phải cộng đồng trách nhiệm, chia sẻ trách
nhiệm như thế nào trong việc giải quyết an sinh xã hội vì con người.


Rõ ràng, sự chậm trễ trong nhận thức và giải quyết an sinh xã hội sẽ chẳng
những ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển kinh tế mà còn có thể dẫn tới bất ổn
xã hội, thậm chí tiềm ẩn những mâu thuẫn và xung đột xã hội.
Giải quyết kịp thời, đúng đắn, hợp lý, công bằng các vấn đề xã hội và an sinh

xã hội là điều kiện tối cần thiết và quan trọng để giữ vững ổn định, đoàn kết
và đồng thuận xã hội, để bảo đảm và thúc đẩy phát triển bền vững. Những
nhận thức đó dần từng bước định hình trong lý luận đổi mới của Việt Nam và
cũng từng bước được thực hiện trong các chương trình, chính sách quốc gia
của Nhà nước và Chính phủ Việt Nam. Hệ mục tiêu của đổi mới thể hiện rất
rõ những định hướng phát triển an sinh xã hội: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội
dân chủ, công bằng, văn minh”.
Thực hiện an sinh xã hội trong điều kiện hiện nay - Những khó khăn,
thách thức phải vượt qua
Trong gần 30 năm qua, cùng với những thành tựu đổi mới kinh tế, phát triển
mạnh mẽ kinh tế thị trường, tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia, Việt Nam
đã có những nỗ lực to lớn, đầu tư nguồn lực và đổi mới cơ chế, chính sách
để thực hiện an sinh xã hội, chăm lo cải thiện không ngừng cuộc sống của
người dân.
Các chương trình xóa đói giảm nghèo của Việt Nam ở tầm quốc gia đã thu
được những kết quả rất tốt đẹp, đã được dư luận quốc tế thừa nhận và đánh
giá cao, nhất là xóa đói giảm nghèo cho nông dân, đặc biệt ở miền núi, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số. Về việc giải quyết các vấn đề xã hội và thực hiện
các chính sách an sinh xã hội cho các cộng đồng dân cư, Việt Nam là một
trong những quốc gia đã hoàn thành sớm các Mục tiêu thiên niên kỷ, nhận
được những đánh giá tích cực của cộng đồng quốc tế. Dù còn có những hạn
chế và bất cập so với yêu cầu phát triển nhanh và bền vững nhưng kết quả,
thành tích mà Việt Nam đạt được về phát triển giáo dục, chăm lo sức khỏe
cộng đồng, thực hiện bảo hiểm y tế cho người dân, khám chữa bệnh cho
người nghèo, chăm sóc các bà mẹ và trẻ em, cũng như những nỗ lực giải
quyết việc làm, cải thiện mức sống và điều kiện sống cho dân cư, cứu trợ xã
hội và thực hiện phúc lợi xã hội, quan tâm tới các đối tượng yếu thế… là
những minh chứng về những tiến bộ đáng kể thực hiện an sinh xã hội. Tuy
nhiên, để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách xã hội và an sinh xã hội
hiện nay trong thập kỷ tới, Việt Nam cũng đứng trước rất nhiều khó khăn, trở

ngại và thách thức trong điều kiện khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu
tác động vào, cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước suy giảm, lạm
phát và thất nghiệp gia tăng, đời sống, mức sống người dân giảm sút.
Điều hiển nhiên là muốn giải quyết an sinh xã hội cần không ít nguồn lực vật
chất, kinh tế, tài chính, trước hết từ ngân sách nhà nước. Điều kiện đó ở Việt


Nam hiện nay không dễ đáp ứng kịp thời, nhanh chóng bởi kinh tế giảm phát,
nợ công, nợ xấu đang ở giới hạn đáng lo ngại. Những nỗ lực đột phá vào
những điểm nghẽn của phát triển chưa tạo được kết quả cần thiết (1). Việt
Nam đang phải đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc kinh tế, khắc phục
những gia tăng của phân hóa giàu - nghèo cũng như đang phải đối mặt với
vấn nạn tham nhũng, lãng phí, gây tổn hại và thất thoát lớn nguồn vốn xã hội
mà lẽ ra có thể dùng những nguồn lực đó để đầu tư cho an sinh xã hội.
Hội nghị Trung ương lần thứ năm, khóa XI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra
Nghị quyết về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020”,
trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới an sinh xã hội.
Nghị quyết đã nêu ra những hạn chế yếu kém trong việc giải quyết các vấn đề
xã hội, thực hiện chính sách xã hội và an sinh xã hội mà nổi bật là (2):
- Tạo việc làm và giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ hộ cận nghèo và tái nghèo
còn cao. Mức trợ cấp ưu đãi người có công còn thấp.
- Chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe chưa đáp ứng được yêu
cầu của nhân dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa,
vùng dân tộc thiểu số, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao và giảm chậm. Vệ
sinh an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ. Tỷ lệ người tham gia
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế còn thấp. Đời sống của một bộ phận người có
công, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn rất khó khăn, chưa
bảo đảm được mức tối thiểu dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là về nhà ở và sử
dụng nước sạch.
- Chênh lệch các chỉ số về an sinh xã hội giữa miền núi, vùng đồng bào dân

tộc thiểu số với mức trung bình của cả nước còn lớn. Để khắc phục những
hạn chế, yếu kém nêu trên, Nghị quyết Trung ương 5, khóa XI đã xác định
những quan điểm rất cơ bản, có tác dụng và ý nghĩa chỉ đạo thực hiện lâu
dài, trong đó an sinh xã hội được nhấn mạnh: “…bảo đảm an sinh xã hội là
nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước và của cả hệ thống
chính trị và toàn xã hội”.
“Chính sách ưu đãi người có công và an sinh xã hội phải phù hợp với trình độ
phát triển kinh tế - xã hội và khả năng huy động, cân đối nguồn lực của đất
nước,… ưu tiên người có công, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người
nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số”. Đặc biệt là, Nghị quyết Trung ương 5,
khóa XI đã nhấn mạnh “Hệ thống an sinh xã hội phải đa dạng, toàn diện,
có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư
trong một thế hệ và giữa các thế hệ, bảo đảm bền vững, công bằng”. “Nhà
nước bảo đảm thực hiện chính sách ưu đãi người có công và an sinh xã hội,
đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và người dân


tham gia, đồng thời, tạo điều kiện để người dân nâng cao khả năng tự bảo
đảm an sinh. Tăng cường hợp tác quốc tế để có thêm nguồn lực và kinh
nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách an sinh xã hội”.(3)
Những quan điểm chỉ đạo nêu trên, Nhà nước sẽ thể chế hóa thành luật và
chính sách để thực hiện trong cuộc sống, tập trung vào các nhiệm vụ: việc
làm, thu nhập, giảm nghèo, phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp chung
dưới 3% (thành thị dưới 4%), bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ
nghèo tăng trên 3,5 lần so với 2010, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 1,5 2%/năm. Hoàn thiện chính sách, pháp luật và cơ chế quản lý Quỹ bảo hiểm
xã hội, khuyến khích nông dân, lao động trong khu vực phi chính thức tham
gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Quy định bắt buộc người sử dụng lao động
phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, đến năm 2020 sẽ có khoảng
50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, 35% lực lượng lao động
tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Bảo đảm đến 2020 sẽ có khoảng 2,5 triệu

người được hưởng trợ giúp xã hội, trong đó trên 30% là người cao tuổi. Bảo
đảm giáo dục tối thiểu, y tế tối thiểu, nhà ở tối thiểu, hướng trực tiếp vào
người nghèo, hộ nghèo. Phấn đấu đến năm 2020, 100% dân cư nông thôn
được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 70% sử dụng nước sạch
đạt chuẩn quốc gia. Cùng với những lĩnh vực đó, Nhà nước tăng cường
thông tin truyền thông đến người dân nghèo, vùng nghèo, vùng khó khăn.
Đến năm 2015, bảo đảm 100% số xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới,
hải đảo được phủ sóng phát thanh truyền hình, 100% số xã đặc biệt khó khăn
có đài truyền thanh xã để đáp ứng nhu cầu văn hóa thông tin của người dân
(4).
Trong cuộc chiến tranh giải phóng chống Mỹ xâm lược, Việt Nam đã phải chịu
dựng 15 triệu tấn bom, gấp 4 lần số lượng bom đạn đã sử dụng trong chiến
tranh thế giới thứ hai. Mỗi người Việt Nam phải hứng chịu số bom đạn gấp 10
lần trọng lượng cơ thể của họ, chưa kể 70 triệu lít chất độc hóa học da cam,
đi-ô-xin chết người. Dải đất miền Trung dày đặc bom mìn gây thương vong
cho con người hằng ngày, dù chiến tranh đã kết thúc gần 40 năm nay.
Đáng lưu ý là, để tăng cường trách nhiệm và đánh giá mức độ tiến triển của
việc thực hiện an sinh xã hội vì cuộc sống của người dân và cộng đồng, Nghị
quyết của Đảng đã nhấn mạnh, hằng năm phải có Báo cáo quốc gia về an
sinh xã hội trước Quốc hội. Đó là những chuyển biến tích cực về nhận thức
và nỗ lực đầy trách nhiệm của Đảng và nhân dân trong việc thực hiện an sinh
xã hội, nhằm phục vụ tốt hơn cuộc sống của nhân dân, tạo động lực phát
triển xã hội.
Cải cách thể chế, chính sách và nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà
nước để bảo đảm ngày một tốt hơn an sinh xã hội


Cùng với những đầu tư về nguồn lực cho an sinh xã hội, chú trọng kết hợp nỗ
lực của Nhà nước với xã hội và người dân, tìm kiếm và tận dụng các khả
năng hỗ trợ của quốc tế để có thêm nhiều điều kiện thực hiện an sinh xã hội,

cần phải đặc biệt đẩy mạnh cải cách thể chế, chính sách cũng như cơ chế
quản lý, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực rất quan
trọng này. Có mấy điểm nhấn quan trọng cần thực hiện thường xuyên, chú
trọng phát hiện và điều chỉnh kịp thời, linh hoạt trước những biến đổi và phát
triển an sinh xã hội nhìn từ nhu cầu của dân và khả năng thực tế cung ứng
của Nhà nước và xã hội.
- Bổ sung, sửa đổi luật cũ, ban hành luật mới về những lĩnh vực an sinh xã
hội cho phù hợp, như luật lao động và việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, chính
sách tiền lương, trợ cấp xã hội, ưu đãi xã hội.
- Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, coi đó là quốc sách, kiểm soát và xử lý lãng
phí, thu hồi triệt để cho công quỹ những khoản tiền rất lớn từ tham nhũng để
đầu tư và trang trải cho nhu cầu an sinh xã hội. Phải có những chế tài đặc
biệt nghiêm ngặt để thực hiện.
- Đề cao minh bạch và trách nhiệm giải trình vừa để ngăn chặn tham nhũng,
lãng phí, vừa để kiểm soát được hiệu quả đầu tư cho an sinh xã hội và người
nghèo.
- Quan tâm thường xuyên và thực hiện đầu tư ưu tiên cho an sinh xã hội đối
với trẻ em, phụ nữ và người già, nhất là ở nông thôn và vùng đặc biệt khó
khăn.
____________________________
(1) Ba điểm nghẽn của phát triển: thể chế, hạ tầng kỹ thuật công nghệ và chất
lượng nguồn nhân lực
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà
Nội, 2012, tr. 104 - 105
(3) Đảng Cộng sản Việt Nam: Sđd, tr. 108
(4) Đảng Cộng sản Việt Nam: Sđd, tr. 113 - 115.
Môt sô vân đê tư goc đô khoa hoc chinh sach xa h ôi
Từ góc độ khoa học chính sách xã hội có thể thấy an sinh xã hội ở Việt Nam bao gồm nhiều thành phần
với những mối quan hệ phức tạp đặc trưng cho giai đoạn chuyển đổi. Vấn đề đặt ra ở đây là để bảo đảm

nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách an sinh xã hội trong xây dựng nông thôn mới cần nghiên cứu làm
rõ cơ sở lý luận khoa học để trên cơ sở đó nghiên cứu xây dựng và ban hành các tiêu chí, chỉ tiêu về an
sinh xã hội.


Một số vấn đề khác đã được nêu ra trong báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015. Trong đó nổi bật vấn đề thứ nhất liên quan trực tiếp đến
chính sách an sinh xã hội. Đó là một số địa phương chỉ tập trung vào đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông,
xây dựng công trình, trụ sở, nhà văn hóa, trường học... mà chưa chưa chú trọng đầu tư phát triển sản
xuất, chưa chú trọng nâng cao thu nhập, mức sống của người dân và chưa chú trọng xây dựng đời sống
văn hóa, bảo vệ môi trường. Điều này thể hiện trong các báo cáo tổng kết: trong các tiêu chí xây dựng
nông thôn mới có tiêu chí giảm nghèo, nhưng hầu như không nói rõ về kết quả thực hiện chương trình,
chính sách an sinh xã hội, mặc dù nội dung số 4 của Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2009 đã ghi rõ
là “Giảm nghèo và an sinh xã hội”. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 2015 xác định rõ mục tiêu cụ thể là thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo để cải
thiện điều kiện sống của người nghèo, trước hết là về y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở;
người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản.
Vấn đề nữa là tình trạng nợ đọng của các xã xây dựng nông thôn mới: trên phạm vi cả nước có 53/63
tỉnh, thành phố có nợ đọng với số tiền hơn 15.200 tỷ đồng trong đó có 3.637 xã có nợ đọng (chiếm
40,7% số xã xây dựng nông thôn mới cả nước) với mức nợ bình quân khoảng 4,2 tỷ đồng/xã). Tổng số nợ
đọng của 15 địa phương có số nợ cao nhất chiếm tới 80,7% tổng số nợ đọng của cả nước. Khu vực phía
Bắc có số nợ đọng lớn nhất chiếm tới 75,3% tổng số vốn nợ đọng trong xây dựng nông thôn mới của cả
nước. Rất có thể những địa phương nợ đọng là do quá tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn
mà chưa chú trọng thực hiện các chương trình an sinh xã hội.
Từ thực trạng chính sách và kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010 - 2016 có thể thấy chính sách an sinh xã hội nói riêng và hệ thống an sinh xã hội nói chung
được chú trọng chưa đúng mức trong xây dựng và triển khai thực hiện. Nghị quyết của Đảng và Chính
phủ đã đặt nhiệm vụ xây dựng hệ thống an sinh xã hội ở nông thôn, Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đều có nội dung “giảm nghèo và an
sinh xã hội”. Nhưng có lẽ vẫn còn thiếu chính sách cụ thể về tiêu chí, chỉ tiêu và thiếu hướng dẫn thực
hiện các nội dung tiêu chí, chỉ tiêu an sinh xã hội trong xây dựng nông thôn mới.

Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01-6-2012 “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020” và
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã đánh giá cao những thành tựu của chính sách xã hội
đồng thời chỉ ra một loạt yếu kém của của chính sách an sinh xã hội cần khắc phục trong thời gian tới.
Tuy nhiên, kết quả thực hiện chính sách an sinh xã hội được đánh giá là chưa đồng đều và thiếu bền
vững, ví dụ, còn tình trạng tái nghèo, tái mù chữ, tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế còn
thấp, chênh lệch các chỉ số an sinh xã hội còn cao giữa các vùng miền, đời sống của đồng bào dân tộc
thiểu số còn khó khăn. Từ Nghị quyết số 15-NQ/TW có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để từ đó có
thể đổi mới, hoàn thiện chính sách và tìm ra các biện pháp hiệu quả thực hiện tốt các chính sách an sinh
xã hội trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Đó là: (i) chính sách an sinh xã hội là mục
tiêu, là đông lực để xây dựng nông thôn mới nhanh và bền vững, do vậy các chính sách kinh tế cần phải
gắn với chính sách an sinh xã hội ở nông thôn; (ii) chính sách an xã hội phải được thực hi ên đồng b ô, có
trọng tâm, trọng điểm; (iii) tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong xây
dựng và tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội, đồng thời huy đ ông sự tham gia sâu rộng của


toàn xã hôi và đẩy mạnh hợp tác quốc tế; (iv) xây dựng chiến lược, chương trình hành động về an sinh xã
hội dựa trên bằng chứng khoa học với các mục tiêu, nội dung, tiêu chí, chỉ tiêu, giải pháp cụ thể, khả thi
và tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng thời làm tốt công tác truyền thông, tạo sự đồng thu ân cao và tham
gia sâu rộng trong xã hội.
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015 xác định 3 mục tiêu cụ thể trong đó
mục tiêu 1 là tăng thu nhập bình quân của hộ nghèo và giảm tỷ lệ hộ nghèo; mục tiêu 2 là thực hiện
đồng bộ các chính sách an sinh xã hội trong giảm nghèo (y tế, giáo dục, nước sạch, nhà ở...) và mục tiêu
3 là kết cấu hạ tầng. Tuy nhiên, trong mục các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2015 chỉ xác định
được một chỉ tiêu giảm huyện nghèo, xã nghèo, một chỉ tiêu tăng thu nhập của hộ nghèo và còn lại sáu
chỉ tiêu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.
Việt Nam hiện đang đồng thời thực hiện chính sách an sinh xã hội theo hai nghĩa của khái niệm. Nghĩa
rộng gồm các chương trình giảm nghèo, các chương trình điều tiết thị trường lao động và các chương
trình khác. Nghĩa hẹp chỉ bao gồm các khoản trợ cấp bằng tiền, lương hưu, trợ cấp và khoản khác.
Nhưng ngay cả nghĩa hẹp về an sinh xã hội cũng có xu hướng mở rộng và phức tạp về cả nội dung chi trả
và nguồn chi trả cho các chính sách an sinh xã hội.


An sinh xã hôi ở Việt Nam: Thực trạng, định
hướng và giải pháp
02:23 PM 05/12/2016 In bài viếtA+A-

Ở Việt Nam, an sinh xã hội được chú trọng như một sự ưu việt của chế độ
xã hội chủ nghĩa, như được thể hiện ngay trong Hiến pháp đầu tiên 1946
của nước ta. Hiến pháp đã ghi nhận các quyền được hưởng bảo hiểm xã hội
của công nhân viên chức nhà nước, việc chăm sóc những người có công,
người già, tàn tật, trẻ em mồ côi.
1. Đặt vấn đề
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng C ộng sản Vi ệt Nam đã xác định: “Qu ản lý
tốt sự phát triển xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc l ợi xã h ội; th ực hi ện t ốt chính sách
với người có công; nâng cao chất lượng chăm sóc s ức kh ỏe nhân dân, ch ất l ượng dân s ố, ch ất
lượng cuộc sống của nhân dân; thực hiện tốt chính sách lao động, vi ệc làm, thu nhập; xây d ựng môi
trường sống lành mạnh, văn minh, an toàn” là một trong những nhiệm vụ tổng quát trong giai đoạn
phát triển đất nước 5 năm 2016 - 2020. Theo tinh thần đó, bài vi ết này t ập trung bàn v ề th ực tr ạng,
định hướng và giải pháp thực hiện an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay.
[1]


Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Mặc dù an sinh xã hội có thể được xem xét từ những chiều cạnh khác nhau và được v ận d ụng
không giống nhau giữa các quốc gia có trình độ phát triển khác nhau, song dù tiếp c ận ở góc độ nào
thì an sinh xã hội đều tập trung vào ba cấu thành chính là (1) Bảo hiểm xã h ội (2) Các d ịch v ụ xã h ội
cơ bản cho người dân (3) Bảo trợ giúp xã h ội. Ở Việt Nam, bên c ạnh ba c ấu thành c ơ b ản trên còn
có ưu đãi xã hội với người có công, được coi là nét đặc thù trong h ệ th ống an sinh xã h ội c ủa n ước
ta nhằm ghi nhận và tôn vinh công trạng cho nh ững ng ười đã c ống hi ến, hy sinh cho đất n ước, cho
nhân dân.
2. Thực trạng an sinh xã hội ở Việt Nam

Ở Việt Nam, an sinh xã hội được chú trọng như m ột sự ưu vi ệt của ch ế độ xã h ội ch ủ ngh ĩa, nh ư
được thể hiện ngay trong Hiến pháp đầu tiên 1946 của nước ta. Hiến pháp đã ghi nh ận các quy ền
được hưởng bảo hiểm xã hội của công nhân viên ch ức nhà n ước, vi ệc ch ăm sóc nh ững ng ười có
công, người già, tàn tật, trẻ em mồ côi. Truyền th ống nhân ái, sẵn sàng chia s ẻ, “lá lành đùm lá
rách” được nhấn mạnh trong các hoạt động cộng đồng. Việc đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm
ngay từ trong giai đoạn kinh tế kế hoạch hóa tập trung, an sinh xã h ội tr ở thành m ột trong nh ững tr ụ
cột cơ bản trong hệ thống chính sách xã h ội được Đảng và Nhà n ước ta quan tâm xây d ựng. M ột
mô hình an sinh xã hội cần thực hiện được mục tiêu tái phân phối của c ải xã h ội, gi ải phóng các
nguồn lực trong dân cư. Trên cơ sở đó, đảm bảo ASXH còn cho phép l ựa ch ọn và theo đu ổi m ục
tiêu tăng trưởng bền vững.
Việc xây dựng và thực hiện các chính sách an sinh xã h ội đã đạt nh ững k ết qu ả quan tr ọng trong
giai đoạn Đổi mới, đó là tạo thêm việc làm, đảm bảo thu nh ập tối thi ểu cho ng ười dân, thành tích
xóa đói giảm nghèo được thế giới công nhận, làm tốt công tác h ỗ tr ợ th ường xuyên đối v ới nh ững
người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và hỗ trợ đột xuất giúp kh ắc ph ục khó kh ăn
cho người dân khi gặp rủi ro trong cuộc sống, tạo điều ki ện cho ng ười dân ti ếp c ận v ới các d ịch v ụ
xã hội cơ bản. Nhờ vậy, tỷ lệ nghèo giảm nhanh, đối tượng tham gia và thụ h ưởng các chính sách
an sinh xã hội ngày càng mở rộng; năng lực của ng ười dân về phòng ng ừa, gi ảm thi ểu và kh ắc
phục những rủi ro để ổn định cuộc sống, hoà nhập cộng đồng được nâng lên.
Tuy nhiên, hệ thống an sinh xã hội của nước ta hiện còn có nh ững b ất c ập: M ức độ bao ph ủ, m ức
trợ cấp còn thấp và chưa được điều chỉnh kịp thời, nh ất là khi giá c ả bi ến động, l ạm phát t ăng cao;
nỗ lực tạo việc làm và đảm bảo việc làm đầy đủ, việc làm bền v ững cho các nhóm lao động đặc thù


nhất là thanh niên và lao động nông thôn v ẫn là thách th ức l ớn; t ỷ l ệ tham gia b ảo hi ểm xã h ội th ấp,
chủ yếu khu vực chính thức; đa số người già đang s ống dựa vào ngu ồn t ự tích l ũy, vào các thành
viên khác trong gia đình và trợ cấp xã hội hàng tháng c ủa Nhà n ước; m ục tiêu b ảo hi ểm y t ế toàn
dân là một thách thức lớn khi chất lượng khám chữa bệnh còn y ếu kém; đối t ượng h ưởng tr ợ giúp
xã hội thường xuyên chỉ chiếm khoảng 2% dân s ố, th ấp h ơn so v ới nhi ều n ước trong khu v ực. M ức
trợ giúp xã hội đột xuất mới chỉ bù đắp được khoảng 10% thiệt hại của hộ gia đình; hệ th ống dịch vụ
xã hội còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, và có xu h ướng loại tr ừ đối v ới m ột s ố nhóm y ếu

thế.
Bảo hiểm xã hội, một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã h ội, tuy g ần đây được m ở r ộng v ề đối
tượng tham gia song mức độ che phủ còn quá nh ỏ trong toàn xã h ội. Các lo ại hình b ảo hi ểm xã h ội
còn hạn chế, chưa đa dạng hóa, thủ tục thanh toán còn nhiều tr ở ng ại, và quy định tham gia ch ưa
đủ hấp dẫn người dân nông thôn và mức b ảo hiểm chưa góp ph ần gi ảm thi ểu và bù đắp các thi ệt
hại khi xảy ra rủi ro. Tỷ lệ tham gia không cao do nh ững hạn chế v ề ch ất l ượng d ịch v ụ, và đồng
lương thực tế của người lao động quá thấp. Trong khi đó, tình tr ạng các doanh nghi ệp và ch ủ s ử
dụng lao động trốn tránh, nợ đọng và chây ỳ đóng bảo hiểm xã hội còn l ớn, kéo dài trong nhi ều n ăm
đã hạn chế phần lớn hiệu quả của chính sách bảo hi ểm xã hội. Ho ạt động của Qu ỹ b ảo hi ểm xã h ội
chưa bền vững, thiếu minh bạch, với tình trạng báo động vỡ quỹ trong tương lai gần.
Tỷ lệ bao phủ về bảo hiểm y tế ở nước ta còn ch ưa cao, m ức độ sử d ụng b ảo hi ểm trong khám
chữa bệnh không cao do những hạn chế trong chất l ượng dịch vụ. Ng ười dân ch ưa m ặn mà v ới
bảo hiểm y tế do chất lượng khám chữa bệnh bằng b ảo hi ểm còn nhi ều h ạn ch ế, ch ưa đáp ứng
được nhu cầu của đối tượng tham gia. Khi đau ốm, người bệnh phải đi l ại, ch ờ đợi, n ếm tr ải tiêu
cực, phiền hà hoặc chữa nhưng không kh ỏi b ệnh do ch ất l ượng th ấp c ủa các lo ại thu ốc trong danh
mục được bảo hiểm. Chất lượng y tế cơ sở yếu kém đã dẫn đến nh ững khó khăn trong vi ệc c ứu
chữa kịp thời. Gánh nặng bệnh tật và những khó khăn về tài chính ngày càng gia t ăng đang là m ột
thách thức lớn về an sinh xã hội hiện nay.
Lưới an sinh xã hội nước ta chưa bao phủ được khu vực kinh tế phi chính thức, trong khi đây là khu
vực thu hút rất nhiều lao động phổ thông và là ngu ồn sinh k ế cho nh ững nhóm thu nh ập th ấp, d ễ b ị
tổn thương. Tình trạng làm việc không có b ảo hi ểm, không h ợp đồng di ễn ra ph ổ bi ến t ại khu v ực
này. Người lao động phải làm việc trong điều kiện yếu kém, môi tr ường độc h ại, l ương th ấp, không
ổn định,...Trong khi đó, các doanh nghiệp và giới chủ ít chú trọng đến quyền l ợi và b ảo hi ểm cho
người lao động và điều này càng khiến cho việc bảo đảm ASXH trở nên gay gắt.
Có thể nhận thấy, Việt Nam vẫn tụt hậu khá xa so v ới nhi ều qu ốc gia trong khu v ực và trên th ế gi ới
về an sinh xã hội. Điều này đã trở thành một thách th ức đối v ới phát tri ển b ền v ững và h ội nh ập. So
với đổi mới tư duy về mô hình kinh tế, việc đổi mới tư duy về mô hình an sinh xã h ội và gi ải quy ết
các vấn đề xã hội còn chậm, vẫn nặng tư tưởng coi an sinh xã h ội là trách nhi ệm c ủa Nhà n ước,
chưa thu hút được các thành phần kinh t ế, các ngu ồn l ực cho ho ạt động quan tr ọng này. Trong khi
đó, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước nhằm thực hiện an sinh xã h ội còn h ạn ch ế, ch ủ y ếu d ựa vào

ngân sách công, với diện che phủ thấp và mức hỗ trợ có hạn.
Đặc thù của mô hình an sinh xã hội ở Việt Nam sau 30 n ăm đổi m ới là các ho ạt động do Nhà n ước
bao cấp và thực hiện. Nhà nước đảm nhiệm hai chức năng: Vừa là người ban hành chính sách, vừa
là người thực hiện chính sách thông qua bộ máy của mình. T ại nhi ều địa ph ương còn có tình tr ạng
thiếu sự phân tách giữa quản lý nhà nước và cung c ấp dịch vụ (cán b ộ chính quy ền v ừa xét duy ệt
đối tượng trợ giúp xã hội, vừa thực hiện việc chi trả tr ợ cấp). H ệ thống chính sách an sinh xã h ội
hiện còn phân tán, chưa có sự gắn kết, tính thống nhất chưa cao và độ bao ph ủ th ấp. Ngu ồn tài


chính để thực hiện an sinh xã hội chủ yếu là từ ngân sách nhà n ước. Ng ười dân v ẫn ch ưa ý th ức
được nguyên tắc có đóng có hưởng trong hoạt động bảo hiểm.
Hệ thống an sinh xã hội nói chung và tr ợ giúp xã h ội nói riêng ở Vi ệt Nam còn nhi ều h ạn ch ế, b ất
cập, chưa đáp ứng được nhu cầu bảo đảm an sinh xã hội ngày càng m ở r ộng. Các hình th ức b ảo
hiểm chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân và ch ưa theo k ịp v ới s ự phát tri ển c ủa
kinh tế thị trường; cán bộ làm công tác xã hội còn ít về s ố lượng, y ếu v ề n ăng l ực; ch ất l ượng các
dịch vụ xã hội nhìn chung còn thấp, vẫn còn không ít tiêu c ực, phi ền hà và rào c ản đối v ới ng ười
dân trong khả năng tiếp cận các dịch vụ công.
Diện bao phủ của nhiều chính sách an sinh xã hội còn h ẹp, m ột b ộ ph ận ng ười dân, nh ất là đồng
bào dân tộc thiểu số còn khó khăn trong ti ếp c ận các d ịch v ụ xã h ội c ơ b ản, đặc bi ệt v ề giáo d ục,
chăm sóc y tế, sức khỏe dinh dưỡng; mức hỗ tr ợ từ ngân sách nhà n ước nhìn chung còn th ấp, k ết
quả đạt được chưa bền vững; tỷ lệ tái nghèo cao do người cận nghèo, người g ặp rủi ro d ễ r ơi vào
đói nghèo. Ngoài nhóm nghèo, đối tượng chính sách, ng ười có công, nhiều nhóm xã h ội khác ch ưa
được thụ hưởng, tham gia và chưa thụ hưởng an sinh xã hội.
Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an sinh xã hội vẫn mang tính ch ất phong trào, hi ệu qu ả h ạn
chế. Nguồn lực cho an sinh xã hội và phúc lợi xã h ội c ủa t ỉnh còn h ạn ch ế, ch ủ y ếu d ựa vào ngân
sách nhà nước; chưa huy động được mạnh mẽ sự tham gia của toàn xã h ội vào công tác b ảo đảm
an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, ch ưa tạo ra s ự đồng thuận cao trong nhân dân khi tri ển khai các
chính sách xã hội.
3. Định hướng và giải pháp
Bảo đảm an sinh xã hội là một vấn đề lớn, phức tạp, luôn biến động, tác động đến h ầu h ết các

thành phần dân cư. Một xã hội đa dạng h ơn của Việt Nam vào n ăm 2030 s ẽ đi kèm t ới s ự đa d ạng
về lợi ích của các tầng lớp dân cư ở các vùng miền khác nhau. Đặc bi ệt, trong nh ững th ập niên t ới,
Việt Nam sẽ còn phải đối mặt với nhiều rủi ro mới về kinh tế, xã hội và môi trường với quy mô và tần
suất ngày càng lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và phúc l ợi c ủa ng ười dân, đặc bi ệt là các
rủi ro về thiên tai, lũ lụt, biến đổi khí hậu, môi trường, s ự già hóa dân s ố ... Nhiều rủi ro rình dập,
như đau ốm, tai nạn, thiên tai, mất mùa, dịch bệnh,... luôn là những cú sốc đối v ới ng ười nghèo, các
nhóm yếu thế, đe dọa tính mạng và an sinh xã hội.
[2]

Cơ cấu xã hội nước ta sẽ biến đổi theo xu h ướng đa dạng hơn, phân t ầng xã h ội di ễn ra sâu s ắc
theo hướng trung lưu hóa, đồng thời chênh l ệch phát tri ển ti ếp t ục giãn cách gi ữa các giai t ầng xã
hội, vùng miền và khu vực. Các dịch vụ công không còn được bao c ấp trong đi ều ki ện kinh t ế th ị
trường và hội nhập quốc tế. Nhiều nhóm cư dân không có kh ả n ăng ứng phó tr ước nh ững b ất l ợi,
rủi ro do thiên tai và biến động kinh tế-xã hội, ch ưa được h ỗ trợ trong các ch ương trình an sinh xã
hội.
Bên cạnh đó, các rủi ro chính sách trong quá trình chuy ển đổi c ơ c ấu kinh t ế, h ội nh ập s ẽ ti ếp t ục
tăng lên . Do đó, việc quản lý rủi ro trong một xã hội phát tri ển là m ột đòi h ỏi quan tr ọng, c ần đảm
bảo an sinh xã hội cơ bản cho tất cả người dân, đặc biệt là các nhóm d ễ b ị t ổn th ương, trong đi ều
kiện thị trường. Yêu cầu phát triển một hệ thống an sinh xã h ội toàn dân, toàn di ện, h ỗ tr ợ ng ười
dân đối phó hiệu quả với các rủi ro, đảm b ảo phúc lợi cho ng ười lao động, gia đình h ọ và toàn b ộ
cộng đồng dân cư là một đòi hỏi tất yếu để thực hiện mục tiêu phát triển, gi ữ v ững ổn định chính tr ị,
trật tự và an toàn xã hội theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công b ằng, v ăn minh.
[3]


Cần làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội và hướng t ới m ột xã h ội an toàn (sinh s ống an bình),
trong đó mọi thành viên có thể phát huy cao nhất năng l ực cá nhân của mình. Đó c ũng là m ột xã h ội
có nhiều sự lựa chọn cho người dân. Một xã hội trung lưu thịnh vượng và đa d ạng h ơn sẽ có nh ững
đòi hỏi mới đối với nhà nước trong việc điều hành, cung c ấp dịch v ụ công, c ũng nh ư ph ản ứng linh
hoạt trước nhu cầu ngày càng đa dạng của người dân. Trong b ối c ảnh đó, an sinh xã h ội c ũng ph ải

có sự thay đổi tương xứng để thích ứng, hệ thống an sinh xã h ội c ần được xây d ựng hi ện đại, đủ
năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển xã h ội v ới các chức n ăng quan tr ọng, c ần tránh tình tr ạng sau
khi vụ việc xảy ra rồi mới lo đối phó, khắc phục.
Điều này đòi hỏi phải có các thể chế phù h ợp để giải quy ết nh ững v ấn đề ph ức t ạp, ch ưa có ti ền l ệ
nhằm giải phóng tiềm năng phát triển, đồng thời duy trì được sự ổn định và gắn k ết xã h ội. V ấn đề
lớn đặt ra là phải giải quyết tốt mối quan hệ tương tác giữa nhà nước pháp quyền, kinh t ế th ị tr ường
và xã hội công dân với tư cách ba trụ cột của phát triển bền vững.
Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội
+ Chính sách hỗ trợ người dân tham gia thị trường lao động, có việc làm, đảm b ảo thu nh ập:
Quan điểm xuyên suốt là thông qua hệ thống b ảo hiểm xã hội, cung c ấp d ịch v ụ c ơ b ản, và tr ợ giúp
xã hội, để hỗ trợ và nâng cao năng lực của cá nhân, hộ gia đình và c ộng đồng trong qu ản lý r ủi ro,
giảm bớt tình trạng nghèo đói và dễ bị tổn thương do suy gi ảm thu nh ập và sinh k ế. Đảm b ảo vi ệc
làm và thu nhập là giải pháp ASXH tốt nh ất, do đó Chính ph ủ c ần xây d ựng và th ực thi các chính
sách thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh nh ằm t ạo ra vi ệc làm và vi ệc làm b ền v ững, có
kỹ năng, thu nhập cho người lao động.
Do người lao động có thể tự tạo việc làm khi họ được hỗ trợ vốn, Nhà nước cần ban hành các chính
sách hỗ trợ tín dụng để người dân có thể tiếp c ận ngu ồn vốn và t ạo vi ệc làm cho mình. H ỗ tr ợ tín
dụng còn để người dân học nghề và đa dạng hóa sinh k ế, chuy ển đổi c ơ c ấu kinh t ế. T ạo đi ều ki ện
thu hút doanh nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh nh ằm t ạo ra nhi ều vi ệc làm phi nông là m ột
hướng đi đúng.
+ Chính sách hỗ trợ người dân tham gia các loại hình bảo hiểm
- Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế ho ặc bù đắp một ph ần thu nh ập c ủa ng ười lao động khi
họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh ngh ề nghi ệp, th ất nghi ệp,
hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ b ảo hi ểm xã h ội (Lu ật B ảo hi ểm Xã h ội Vi ệt
Nam). Bảo hiểm xã hội là sự đóng góp liên thế hệ (thế h ệ trẻ đóng và chi tr ả cho th ế h ệ già), đồng
thời nhằm chia sẻ rủi ro theo nguyên tắc “số đông bù số ít”, ổn định cuộc sống của ng ười tham gia.
Bảo hiểm xã hội là cấu thành chính của an sinh xã h ội. B ảo hi ểm xã h ội ho ạt động theo nguyên t ắc
tự nguyện, mọi người đều có quyền tham gia và quyền hưởng bảo hiểm xã h ội khi có các nhu c ầu
về bảo hiểm. Vận hành cấu thành này cần dựa trên các chính sách và biện pháp can thi ệp ch ủ động
trước khi xảy ra các rủi ro, giảm thiểu nguy c ơ làm suy gi ảm ho ặc m ất đi ngu ồn sinh k ế. Y ếu t ố b ảo

vệ và phòng ngừa cần được nhấn mạnh, và quản lý rủi ro theo phương châm b ảo vệ cho con ng ười
trong từng giai đoạn phát triển.
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, không vì m ục
đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhi ệm tham gia theo quy
định (Luật Bảo hiểm y tế Việt Nam). Mục tiêu thực hiện b ảo hi ểm y t ế toàn dân c ần g ắn v ới nâng


cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh bằng bảo hi ểm, phương thức đóng và m ệnh giá, chi tr ả
bảo hiểm phải thuận tiện, đảm bảo quyền lợi của người được bảo hiểm. Trong quá trình đó, cần chú
ý đến những rủi ro sức khỏe do những loại hình bệnh tật mới, của dân số già, chú tr ọng vai trò cung
cấp dịch vụ chăm sóc của khu vực tư nhân.
Bảo hiểm thất nghiệp là một bộ phận của bảo hi ểm xã hội nh ằm h ỗ tr ợ thu nh ập, đảm b ảo cu ộc
sống bình thường cho người lao động bị mất vi ệc làm (hoặc chưa tìm được vi ệc làm), c ũng nh ư h ỗ
trợ cho họ để có cơ hội tham gia vào thị trường lao động. Hình th ức b ảo hi ểm này c ần được phát
triển trong 15-20 năm tới để đảm bảo sinh kế cho người lao động khi bị mất vi ệc làm.
Như vậy, bảo hiểm xã hội, bao gồm cả bảo hiểm y tế và b ảo hiểm thất nghi ệp là h ợp ph ần quan
trọng của hệ thống an sinh xã hội, vận hành theo nguyên t ắc đóng - h ưởng. Hi ện nay, b ảo hi ểm xã
hội ở nước ta chưa đạt được mức độ che phủ toàn dân, ngay cả khi chính sách b ảo hi ểm xã h ội t ự
nguyện được triển khai từ năm 2008. Cần tính toán các mức đóng - h ưởng để đảm b ảo s ự b ền
vững tài chính của an sinh xã hội, đồng thời đảm bảo quy ền l ợi của ng ười tham gia. C ần m ở r ộng
đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội đối với tất cả mọi ng ười lao động. Đồng th ời, nâng cao ch ất
lượng bảo hiểm nhằm khuyến khích người dân tham gia b ảo hi ểm, và đảm b ảo an sinh xã h ội lúc
tuổi già.
+ Chính sách trợ giúp xã hội
Trợ giúp xã hội là sự đảm bảo và giúp đỡ của Nhà nước, sự h ỗ tr ợ của nhân dân và c ộng đồng
quốc tế về thu nhập và các điều kiện sinh sống đối v ới các đối tượng b ị lâm vào c ảnh r ủi ro, b ất
hạnh, nghèo đói, thiệt thòi, yếu thế khi họ không đủ khả năng tự lo được cuộc sống tối thi ểu của b ản
thân và gia đình. Sự trợ giúp có thể bằng tiền mặt hoặc hi ện v ật, mang tính kh ẩn thi ết. Tùy m ức độ
và tính chất mà chia thành trợ giúp xã hội thường xuyên và trợ giúp xã h ội không th ường xuyên ( đột
xuất). Kinh phí trợ giúp do ngân sách nhà n ước và s ự đóng góp c ủa các t ổ ch ức xã h ội, c ộng đồng

dân cư.
Trợ cấp xã hội là hoạt động chính của trợ giúp xã hội, được điều chỉnh và b ổ sung phù h ợp v ới đi ều
kiện kinh tế - xã hội, khả năng huy động ngân sách. Hình thức cấp chủ yếu là c ứu tr ợ thiên tai, th ảm
họa và trợ giúp nhân đạo đối với các nhóm yếu thế và đối tượng chính sách xã h ội. Định h ướng cần
thực hiện là đảm bảo kiện sống tối thiểu vừa thực hiện quy ền an sinh xã h ội. Người dân cần được
đảm bảo một mức sống tối thiểu, và thu nhập đủ để vươn lên thoát kh ỏi tình tr ạng r ủi ro, b ất l ợi
trong cuộc sống. Bảo đảm sự bình đẳng của mọi người dân trong việc tiếp cận các cơ h ội phát tri ển,
xóa bỏ những hình thức phân biệt đối xử bất hợp lý (ví dụ như ch ế độ qu ản lý theo h ộ kh ẩu và
những dịch vụ xã hội đi kèm).
[4]

Để hiện thực hóa định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nền kinh t ế th ị tr ường ở
Việt Nam, cần chú trọng tăng thu nhập dân cư và ngu ồn thu của ngân sách nhà n ước để có đi ều
kiện thực hiện mục tiêu an sinh xã hội. Sử dụng hợp lý công cụ thuế để khuy ến khích phát tri ển kinh
tế và điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Những thành qu ả tăng tr ưởng c ần được các
tầng lớp dân cư chia sẻ. Thuế tài sản, thuế giao dịch bất động sản, thuế th ừa k ế,... c ần được xem
xét áp dụng và thực thi nghiêm túc, minh bạch để tạo nguồn thu ngân sách và gi ảm thiểu chênh l ệch
giàu nghèo.


Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, V ăn phòng Trung ương
Đảng, Hà Nội, 2016, tr.78.
[1]

Xu huớng già hóa dân số đang và sẽ ảnh hưởng đến tính bền vững của hệ thống an sinh xã hội do
số người già cần bảo trợ tăng, chi phí cho h ệ th ống an sinh vì th ế c ũng t ăng lên. S ố l ượng ng ười
cao tuổi tăng nhanh, ước tính đạt quy mô 18 tri ệu ng ười vào 2030; Nhi ều ng ười cao tu ổi s ống ở
mức nghèo và cận nghèo; Hầu hết người cao tuổi có s ức kho ẻ kém, có xu h ướng s ống đơn thân
bởi sự hỗ trợ từ gia đình và người thân đang dần thu hẹp lại. Trước thách thức của già hóa dân s ố,
việc tái phân bổ nguồn lực tài chính giữa các th ế h ệ, gi ữa các nhóm dân c ư, đảm b ảo thu nh ập,

phúc lợi và an sinh xã hội cho dân số già cần được tính đến trong chi ến l ược an sinh xã h ội đến
năm 2030.
[2]

Rủi ro chính sách bao gồm sự thay đổi môi trường chính sách, luật l ệ quá nhanh, vòng đời chính
sách quá ngắn, khó dự đoán; xung đột lợi ích (ví dụ như chính sách thu hồi đất nông nghiệp), v.v...
[3]

Đương nhiên, để xây dựng được một mô hình an sinh xã hội hi ệu qu ả thì c ần có quá trình và gi ải
pháp lâu dài. Những quốc gia phát triển ở Tây Âu (Anh, Đức, Pháp, Th ụy Đi ển...) ph ải m ất hàng
trăm năm mới có được hệ thống an sinh xã h ội như ngày hôm nay. H ệ th ống l ương h ưu, b ảo hi ểm
xã hội, bảo hiểm thất nghiệp là những cấu thành chính của an sinh xã h ội. Đây là h ệ th ống được
dựa trên sự đóng góp tích cực của người sử dụng theo phương châm lấy số đông bù cho s ố ít, và
được quản lý chặt chẽ, chi trả hợp lý với nhu cầu.
[4]



×