BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
------------------------------------
NGUYỄN THỊ NGỌC LAN
KHÓA: 2014 - 2016
BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN CÁC VƯỜN HOA CÔNG CỘNG
TRONG KHU PHỐ CŨ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: 60.58.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.KTS. LÊ QUÂN
Hà Nội - 2016
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn tới khoa sau đại học - Trường đại học kiến
trúc Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành xong luận văn của mình.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới PGS.TS.KTS. Lê Quân,
người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn, cùng toàn
thể các thầy cô trong tiểu ban hướng dẫn đã đóng góp những ý kiến quý báu,
đưa ra những phương pháp, tìm ra hướng đi, giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Sau cùng, tôi xin cám ơn nhà trường, cơ quan công tác và toàn thể bạn
bè đã giúp đỡ tôi tìm kiếm, thu thập tài liệu trong suốt quá trình thực hiện
luận văn.
Tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Lan
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Ngọc Lan
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
A. MỞ ĐẦU
* Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................. 01
* Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 02
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 03
* Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 03
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 03
* Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 04
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC
TRẠNG CÁC VƯỜN HOA CÔNG CỘNG TRONG KHU PHỐ CŨ
THÀNH PHỐ HÀ NỘI .............................................................................. 05
1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển khu phố cũ Hà Nội .......... 05
1.1.1. Thời kỳ Pháp thuộc ...................................................................... 05
1.1.2. Giai đoạn từ sau cách mạng tháng 8 đến nay ............................... 10
1.2. Thực trạng kiến trúc cảnh quan các vườn hoa công cộng trong khu phố cũ
thành phố thành phố Hà Nội ......................................................................... 15
1.2.1. Hiện trạng quy hoạch sử dụng đất ................................................ 15
1.2.2. Hiện trạng kiến trúc trong khu phố cũ Hà Nội ............................. 18
1.2.3. Hiện trạng kiến trúc cảnh quan .................................................... 18
1.2.4. Hiện trạng hạ tầng, kỹ thuật ......................................................... 22
1.2.5. Hiện trạng quản lý bảo tồn ........................................................... 26
1.3. Thực trạng về nghiên cứu các vườn hoa công cộng trong nước ............. 27
1.4. Những vườn hoa công cộng trong khu đô thị của các nước trên thế giới và
ở Việt Nam .................................................................................................. 27
1.4.1. Những vườn hoa công cộng trên thế giới ..................................... 27
1.4.2. Những vườn hoa công cộng ở Việt Nam ...................................... 31
CHƯƠNG 2. NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG VIỆC BẢO TỒN,
TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN CÁC
VƯỜN HOA CÔNG CỘNG TRONG KHU PHỐ CŨ THÀNH PHỐ HÀ
NỘI.............................................................................................................. 35
2.1. Cơ sở pháp lý về bảo tồn các di sản ....................................................... 35
2.1.1. Các văn bản pháp quy, tiêu chuẩn ................................................ 35
2.1.2. Luật di sản, các nguyên tắc và quy chế đối với di sản ................... 36
2.1.3. Các hiến chương, văn kiện quốc tế bảo tồn di sản ......................... 39
2.2. Định hướng phát triển thành phố Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến
năm 2050 với khu phố cũ Hà Nội ................................................................. 42
2.2.1. Mục tiêu ...................................................................................... 42
2.2.2. Phạm vi lập quy hoạch và định hướng phát triển không gian ....... 43
2.2.3. Quy mô dân số ............................................................................. 46
2.2.4. Quy hoạch sử dụng đất đai ........................................................... 46
2.2.5. Quy hoạch về bảo tồn di sản ........................................................ 47
2.3. Cơ sở lý thuyết trong việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị kiến trúc
cảnh quan các vườn hoa công cộng trong khu phố cũ Hà Nội..... .................. 48
2.3.1. Cơ sở lý thuyết về bảo tồn, tôn tạo di tích kiến trúc ..................... 49
2.3.2. Cơ sở lý thuyết về thiết kế cảnh quan ........................................... 49
2.4. Cơ sở thực tiễn trong bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị kiến trúc cảnh
quan các vườn hoa công cộng....................................................................... 63
2.4.1 Các bài học kinh nghiệm trong nước ............................................ 63
2.4.2. Các bài học kinh nghiệm trên thế giới............................................ 64
2.5. Điều kiện tự nhiên của Hà Nội .............................................................. 66
2.6. Điều kiện kinh tế xã hội của Hà Nội ...................................................... 70
CHƯƠNG 3. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP TRONG VIỆC BẢO TỒN, TÔN
TẠO VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN CÁC
VƯỜN HOA CÔNG CỘNG TRONG KHU PHỐ CŨ THÀNH PHỐ HÀ
NỘI.............................................................................................................. 73
3.1. Định hướng trong bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị kiến trúc cảnh quan
các vườn hoa công cộng trong khu phố cũ thành phố Hà Nội ....................... 73
3.1.1. Những định hướng cơ bản trong việc bảo tồn, tôn tạo................... 73
3.1.2. Những định hướng cơ bản trong việc khai thác và sử dụng........... 74
3.2. Những nguyên tắc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị kiến trúc cảnh quan
các vườn hoa công cộng trong khu phố cũ thành phố Hà Nội ....................... 75
3.3. Phân loại các vườn hoa công cộng trong khu phố cũ thành phố Hà Nội. 77
3.3.1. Theo công năng. ........................................................................... 79
3.3.2. Theo vị trí qui hoạch trong thành phố. .......................................... 80
3.3.3. Theo qui mô. ................................................................................ 81
3.4. Hệ thống giải pháp quy hoạch – kiến trúc trong việc bảo tồn, tôn tạo và
phát huy giá trị kiến trúc cảnh quan các vườn hoa công cộng trong khu phố cũ
thành phố Hà Nội ......................................................................................... 82
3.5. Hệ thống giải pháp hạ tầng – kỹ thuật trong việc bảo tồn, tôn tạo và phát
huy giá trị kiến trúc cảnh quan các vườn hoa công cộng trong khu phố cũ
thành phố Hà Nội ......................................................................................... 84
3.6. Hệ thống giải pháp quản lý – khai thác sử dụng trong việc bảo tồn, tôn tạo
và phát huy giá trị kiến trúc cảnh quan các vườn hoa công cộng trong khu phố
cũ thành phố Hà Nội..................................................................................... 86
3.7. Hệ thống giải pháp bảo tồn các giá trị về kiến trúc cảnh quan các vườn
hoa công cộng trong qui hoạch của khu phố cũ thành phố Hà Nội................ 88
3.8. Đề xuất thực hiện thiết kế thực nghiệm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị
kiến trúc cảnh quan vườn hoa Vạn Xuân - Hà Nội ....................................... 90
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận...................................................................................................... 102
Kiến nghị.................................................................................................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tên đầy đủ
BTDS
Bảo tồn di sản
DV
Dịch vụ
PV
Phục vụ
UBND
Uỷ ban nhân dân
TP
Thành phố
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
VN
Việt Nam
KTS
Kiến trúc sư
CV
Công viên
VHCC
Vườn hoa công cộng
DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HOẠ
Số hiệu
Tên hình
Trang
hình
Hình 1.1
Ranh giới các khu vực xây dựng Thời pháp thuộc năm 1925
06
Hình 1.2
Ranh giới các khu vực xây dựng Thời pháp thuộc năm 1943
06
Hình 1.3
Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030
14
Hình 1.4
Sơ đồ quy hoạch vùng Khu phố cũ Hà Nội
17
Hình 1.5
Mảng cỏ chết chưa được thay thế
21
Hình 1.6
Cây xanh không được chăm sóc cẩn thận
21
Hình 1.7
Biển gắn tên công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long –
21
Hà Nội
Hình 1.8
Rác vất bừa bãi ngay trong vườn hoa
22
Hình 1.9
Nhiều hàng quán mở ngay trong vườn hoa
22
Hình 1.10 Xe máy đi lại tự do trong vườn hoa
24
Hình 1.11 Hàng quán chắn hết lối đi
24
Hình 1.12 Rác thải vứt bừa bãi trên các lối đi
25
Hình 1.13 Hố ga mất nắp, không, có cảnh báo cho người qua lại
25
Hình 1.14 Đường đi bị lún, gạch lát bị vỡ
25
Hình 1.15 Gạch ốp bồn hoa bị vỡ do va đập
25
Hình 1.16 Toàn cảnh vườn Hoxton
28
Hình 1.17 Phối cảnh góc vườn Hoxton
29
Hình 1.18 Bồn hoa trong vườn Hoxton
29
Hình 1.19 Vườn Hoxton vào mùa hè
30
Hình 1.20 Vườn Edwards Sydney, Úc
31
Hình 1.21 Vườn hoa Chi Lăng- thành phố Hồ Chí Minh
32
Hình 1.22 Vườn hoa Kim Đồng- thành phố Hải Phòng
33
Hình 1.23 Đài phun nước Con Cóc vườn hoa Kim Đồng
34
Hình 1.24 Khu vui chơi vườn hoa Kim Đồng
34
Hình 2.1
Vườn hoa Chí Linh (vườn hoa Lý Thái Tổ)
52
theo trục và đối xứng
Hình 2.2
Vườn hoa Bác Cổ
53
Hình 2.3
Hàng cau ở vườn hoa Pasteur
54
Hình 2.4
Đài phun nước ở vườn hoa Diên Hồng
58
Hình 2.5
Rồng và cóc theo phong cách dân gian
58
Hình 2.6
Đài phun nước vườn hoa Pasteur
59
Hình 2.7
Nhà kèn vườn hoa Chí Linh
60
Hình 2.8
Tượng Pasteur vườn hoa Pasteur
61
Hình 2.9
Tượng Hô xê Macti vườn hoa Tao Đàn
62
Hình 2.10 Vườn Soho – Anh
65
Hình 2.11 Vườn Villa d’este, tivoli, Ý
66
Hình 3.1
Vườn hoa Vạn Xuân trên vệ tinh
93
Hình 3.2
Vườn hoa với vị trí giao thông thuận lợi
94
Hình 3.3
Hệ thống trục giao thông xung quanh vườn hoa Vạn Xuân
94
Hình 3.4
Phân khu thiết kế trong thiết kế cải tạo vườn hoa Vạn Xuân
98
Hình 3.5
Mặt bằng thiết kế kiến trúc cảnh quan
99
Hình 3.6
Một số tiêu điểm chính
99
Hình 3.7
Một số tiêu điểm chính về đường đi dạo
100
Hình 3.8
Một số tiêu điểm chính về kiến trúc phụ trợ
101
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Số hiệu
bảng,
Tên bảng, sơ đồ
Trang
Sơ đồ
Bảng 1.1
Vườn hoa dưới thời Pháp thuộc
10
Bảng 1.2
Sự biến đổi ở các vườn hoa
19
Bảng 1.3
Cơ cấu quản lý cây xanh và công viên ở cấp thành phố
26
Bảng 2.1
Biểu đồ nhiệt độ các tháng trong năm
69
Bảng 2.1
Biểu đồ mưa các tháng trong năm
70
Bảng 3.1
Hệ thống các vườn hoa cũ phân bổ trên các quận ở
Hà Nội
78
Bảng 3.2
Đặc điểm một số cây thân gỗ thường hay trồng tại các
vườn hoa
83
Bảng 3.3
Đặc điểm một số cây trang trí thường trồng tại các
vườn hoa
85
1
A. MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trải qua quá trình đô thị hóa nhanh chóng cần đảm
bảo sự bền vững. Thành phố Hà Nội đã được mở rộng lãnh thổ hơn khoảng
ba lần so với trước kia đòi hỏi phải sử dụng đất hiệu quả nhằm nâng cao
chất lượng cuộc sống cho người dân, bao gồm cả những người sống trong
các khu phố cũ, nơi có mật độ dân số và mật độ xây dựng cao.
Vườn hoa công cộng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển sức
khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của người dân. Đó là một môi trường
vật thể, nơi mọi người có thể thư giãn, vui chơi, tận hưởng cây xanh và
không khí trong lành, điều này giúp trẻ em phát triển cường tráng và giúp
người lớn duy trì sức khỏe và sự hưng phấn. Vườn hoa công cộng cũng là
một không gian xã hội, nơi mọi người gặp gỡ để giao lưu, chia sẻ và tổ
chức các hoạt động tập thể. Vườn hoa công cộng có thể là điểm kết nối
những người có các quan điểm và thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau
nhằm tăng cường sự gắn kết xã hội và cơ hội hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau.
Những vườn hoa có diện tích nhỏ trong các khu dân cư, do nằm ở khoảng
cách ngắn có thể đi bộ tới đó từ mọi ngôi nhà, có lợi thế trong việc thu hút
mọi người đến với chúng một cách thường xuyên hơn so với các công viên
lớn hơn ở cách xa hơn. Chúng đặc biệt quan trọng đổi với trẻ em và người
già, là những đối tượng có nhu cầu và có thời gian sử dụng không gian
công cộng nhiều nhất, nhưng lại gặp khó khăn khi phải đi xa nơi họ ở mà
không có sự hỗ trợ và giám sát của người khác. Vườn hoa công cộng cùng
với các hoạt động cụ thể của người dân, có thể trở thành nơi rất đỗi thân
thương với những người sống xung quanh nó, cũng như có thể tạo ra một
bản sắc riêng cho mỗi khu dân cư.
Rất nhiều không gian công cộng tại Hà Nội, bao gồm cả các vườn
hoa dân cư, đã bị thu hẹp lại hoặc biến mất, nhường chỗ cho nhà ở và các
2
công trình xây dựng. Gần đây, nhận thức về giá trị của không gian công
cộng của các bên liên quan đã tăng lên. Chính quyền thành phố Hà Nội
cũng đã chủ động hơn trong việc đưa ra các chính sách phát triển cây xanh
công cộng. Tuy nhiên, vườn hoa công cộng chưa được chú trọng đầy đủ.
Khu phố cũ thời Pháp là một trong các di sản kiến trúc quý giá của
Hà Nội. Việc nghiên cứu mảng kiến trúc này đã lôi cuốn nhiều tác giả. Rất
nhiều công trình đã ra đời, đề cập đến các khía cạnh của vấn đề.
Khi quy hoạch xây dựng một khu phố theo kiểu phương Tây, người
Pháp đã rất chú trọng đến các yếu tố: giao thông (các trục đường), kiến trúc
các công trình, các mảng cây xanh, vườn hoa và mặt nước. Các yếu tố này
đã làm nên những nét đặc trưng của phong cách kiến trúc ở Hà Nội mà
không thành phố nào có được.
Hiện nay hệ thống vườn hoa cũ còn khoảng hơn chục vườn hoa,
nhưng hầu hết đều bị biến đổi so với thiết kế ban đầu. Một số vườn hoa bị
xuống cấp nặng nề. Có vườn hoa đã hoàn toàn biến mất trên bản đồ thành
phố. Những giá trị về kiến trúc, cảnh quan của hệ thống vườn hoa cũ đã
không được bộc lộ trọn vẹn. Qua đó, ta thấy tìm hiểu về kiến trúc cảnh
vườn hoa là một việc cần thiết nhằm tạo một cái nhìn đầy đủ về di sản mà
người Pháp đã để lại.
Chính vì thế, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các vườn hoa công
cộng trong khu phố cũ Hà Nội là thực sự cần thiết nhằm góp phần hoàn thiện
đời sống người dân.
* Mục tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu quá trình hình thành phát triển và tổng kết thực trạng các vườn
hoa công cộng trên địa bàn khu phố cũ Hà Nội.
- Xác định các yếu tố cấu thành và có ảnh hưởng tác động tới cảnh quan,
không gian kiến trúc các vườn hoa công cộng. Tạo cơ sở lập các tiêu chí để
3
bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các vườn hoa công cộng hiện có trên địa
bàn khu phố cũ Hà Nội.
- Hệ thống các giải pháp bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các vườn hoa
công cộng trong địa bàn khu phố cũ thành phố Hà Nội.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Bảo tồn – tôn tạo kiến trúc cảnh quan các vườn hoa
công cộng.
- Phạm vi nghiên cứu: Các vườn hoa được xây dựng trong thời Pháp thuộc
(từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX) ở Hà Nội.
* Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, thu thập thêm thông tin về các công viên, vườn hoa công cộng.
- Phân tích đánh giá thực trạng các vườn hoa công cộng trong khu phố cũ
Hà Nội
- So sánh đối chiếu và nghiên cứu khu vực khác nhau làm nổi nên tính đặc
trưng vườn hoa công cộng trong khu phố cũ Hà Nội
- Tiếp cận thực tiễn, điều tra khảo sát để rút ra được các yếu tố bảo tồn, tôn
tạo và phát huy giá trị các vườn hoa công cộng trong khu phố cũ Hà Nội
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
-Ý nghĩa khoa học: Hoàn thiện các tiêu chí đánh giá, phương pháp luận bảo
tồn, tôn tạo và phát huy giá trị kiến trúc cảnh quan các vườn hoa công cộng
trong khu phố cũ thành phố Hà Nội.
-Ý nghĩa thực tiễn: nghiên cứu chung nhất mối quan hệ giữa các yếu tố hình
thành và tác động tới loại hình vườn hoa công cộng đô thị để phân loại, đánh
giá và bước đầu đưa ra các đề xuất phương hướng cho công tác bảo tồn, tôn
tạo và phát huy giá trị các vườn hoa công cộng trong khu phố cũ Thành phố
Hà Nội. Tạo tiền đề chuẩn bị đầu tư và nâng cao chất lượng bảo tồn, phát huy
giá trị kiến trúc cảnh quan các vườn hoa công cộng trên địa bàn Thành phố Hà
Nội.
THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đã được trình bày ở 3 chương của
luận văn, tôi xin đưa ra những kết luận sau đây:
1. Các vườn hoa ở trung tâm cũ của Hà Nội, được xây dựng từ thời Pháp
thuộc có giá trị về nhiều mặt: lịch sử, xây dựng đô thị, tạo dựng diện mạo kiến
trúc cảnh quan đô thị đồng thời mang lại giá trị sử dụng trong đời sống cộng
đồng đô thị. Các vườn hoa này là những nhân tố lần đầu tiên xuất hiện ở các
đô thị Việt Nam. Tuy chúng có vị trí qui mô với những giải pháp kiến trúc khá
khiêm nhường song đã góp một phần quan trọng trong việc tạo dnwgj cơ thể
lẫn diện mạo của khu đô thị xây dựng dưới thời Pháp thuộc bên cạnh các
mảng kiến trúc công cộng, các công trình nhà ở, đặc biệt là các biệt thự. Các
vườn hoa này cần được duy trì, khôi phục và nâng cấp cùng với việc cải tạo và
nâng cấp khu trung tâm cũ của Hà Nội.
2. Nhằm khắc phục tình trạng biến dạng và xuống cấp của các vườn hoa
cũ trong khu trung tâm Hà Nội cần thực hiện một loạt các giải pháp qui hoạch
và quản lý như sau:
- Khẳng định và khôi phục vị trí từng có của các vườn hoa trong đó trước
tiên là khôi phục công năng, chức năng như ban đầu, khắc phục tình trạng
vườn hoa trở thành các đầu mối giao thông. Những vườn hoa lớn như Bách
Thảo, Pasteur cần được trả lại vị trí là trung tâm của Hà Nội.
- Trong các giải pháp qui hoạch có thể để dành những khu đất để mở
rộng và phát triển hệ thống vườn hoa cũ. Những vườn hoa này được thiết kế
dựa trên những đặc điểm truyền thống của những vườn hoa cũ.
3. Nhằm khôi phục và nâng cao sự thích ứng của những vườn hoa cũ vào
điều kiện cuộc sống đương đại cần thực hiện các giải pháp sau:
- Cải tạo và chỉnh trang lại các vườn hoa: Thay thế các loại vật liệu
không phù hợp, phá dỡ hoặc xây lại các thành phần kiến trúc không đúng theo
103
phong cách ban đầu. Loại bỏ những cây trồng lộn xộn, bổ sung lại các loại cây
đúng chủng loại.
- Nâng cấp các thành phần cấu thành như: Nâng cấp các lối đi, các loại
cột đèn, ghế ngồi, hàng rào … Nâng cấp hệ thống hạ tầng như cấp thoát nước,
chiếu sáng.
- Có thể bổ sung thêm một số thành phần như đài phun nước, tượng điêu
khắc nhỏ trong vườn hoa, trồng thêm một số cây lâu năm phù hợp.
Kiến nghị
Hiện nay, xu thế đô thị hóa nhanh với sự xuất hiện những chức năng dịch
vụ thương mại mới đang làm biến dạng các giá trị di sản vốn có của Hà Nội.
Hà Nội đang đứng trước những nguy cơ làm mất dần những giá trị đặc trưng
về kiến trúc cảnh quan. Do đó trong qui hoạch, các vườn hoa phải là những
đối tượng được quan tâm. Cần phải xác định vườn hoa là những nhân tố chính
có giá trị về mặt cảnh quan, lịch sử, văn hóa để làm cơ sở cho việc lập nên
những cơ cấu của đường phố, các khu dân cư. Trong việc cải tạo nâng cấp các
vườn hoa phải tôn trọng những giá trị ban đầu của chúng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Hoàng Kim Đáng (2000), Hồ Gươm, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
2. Đặng Thái Hoàng (1999), Kiến trúc Hà Nội thế kỷ XIX – XX, Nxb Hà
Nội.
3. Fujimori Terunobu, Đặng Thái Hoàng, Phạm Đình Việt, Muramatsu
Shin (1997), Bảo tồn di sản kiến trúc Hà Nội, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
4. Hoàng Đạo Kính (2002), Di sản văn hóa bảo tồn và trùng tu, Nxb Văn
hóa thông tin, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Thanh Thủy (1980), Bố cục vườn công viên, Nxb Xây dựng,
Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Thủy, Trịnh Thị Liên (1985), Kiến trúc phong cảnh thành
phố, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Uẩn (2000), Hà Nội nửa đầu thế kỷ 20, Nxb Hà Nội, Hà
Nội.
8. Bộ Xây dựng, Trường Đại học kiến trúc Hà Nội, Tổ chức phát triển
Quốc tế Canada, Trường Đại học tổng hợp Montreal (2004), Dự án quản
lý đô thị ở Việt Nam, Thông tin khoa học, số đặc biệt nghiên cứu về đô
thị Hà Nội, Hà Nội.
9. Viện nghiên cứu kiến trúc (1998), Bảo tồn di sản kiến trúc cảnh quan Hà
Nội, Hà Nội.
10. Hàn Tất Ngạn (1992), Khai thác và tổ chức cảnh quan trong sự hình
thành và phát triển đô thị Việt Nam, Luận án tiến sĩ kiến trúc,Trường Đại
học kiến trúc Hà Nội, Hà Nội.
11. Nguyễn Quốc Thông (1997), Mô hình và phương pháp qui hoạch cải tạo
phát triển khu phố trung tâm cũ thành phố Hà Nội, Luận án tiến sĩ kiến
trúc, Trường Đại học kiến trúc Hà Nội, Hà Nội.
12. Nguyễn Đình Toàn (1998), Những nhân tố tự nhiên và truyền thống văn
hóa bản địa trong kiến trúc thời Pháp thuộc ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ
kiến trúc, Trường Đại học kiến trúc Hà Nội, Hà Nội.
13. Cao Xuân Hưởng, Góp phần nghiên cứu xây dựng định hướng bảo tồn
và cải tạo các dãy phố bao quanh hồ Hoàn Kiếm, Luận văn thạc sĩ kiến
trúc, Trường Đại học kiến trúc Hà Nội, Hà Nội.
14. Văn Lục (2001), “Vườn Bách thảo, nét đẹp của Thủ đô”, Hà Nội mới,
15/5/2001.
15. Nguyễn Hồng Vân (1998), “Bách Thảo xưa – nay – ngày mai”, Hà Nội
mới, 1/3/1998 – trang 3.
16. Nguyễn Vinh Phúc (1988), “Về vườn hoa Bình Than”, Hà Nội mới,
27/8/1988.
17. Băng Sơn (1998), “Vườn Pasteur và phố Yersin”, Thể thao văn hóa (44),
3/8/1998.
18. Đỗ Văn Nghĩa (2009), Đặc điểm và giá trị kiến trúc cảnh quan dải vườn
hoa trung tâm thành phố Hải Phòng, luận văn thạc sĩ kiến trúc, Trường
Đại học kiến trúc Hà Nội, Hà Nội.
19. Nguyễn Văn Thái (2008), Đặc điểm kiến trúc nhà vườn truyền thống
Huế dưới góc độ phong thủy, Luận văn thạc sĩ kiến trúc, Trường Đại học
kiến trúc Hà Nội, Huế.
20. Vũ Hà Ngân (2004), Đặc điểm, giá trị và vấn đề nâng cấp các vườn hoa
cũ trong cảnh quan kiến trúc Hà Nội, luận văn thạc sĩ kiến trúc, Trường
Đại học kiến trúc Hà Nội, Hà Nội.
21. Nguyễn Thị Hiền, Quản lý đô thị trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/ sân
chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội.
Tiếng nước ngoài
22. 1888 “ Le future jardin d’essai à Hanoi” , Avenir du Tonkin, 25 Aout,
No 115, p.1.
23. Pineu (1942), “Le plus grand Hanoi”, Indochine, 1942, 24 September,
no 108, p.5-8.
24. Bull. Du comité d’ estudes agricoles, industriells et commerciales de
L’Annam et du Tonkin (1886), “Report de la 6e commission pour I’
etude du jardin d’ essai”, 1 ere année, 2e partie, p.31.
Tài liệu internet
25. www.kienviet.net
26. www.kientrucvietnam.org.vn
27. www.vi.wikipedia.com