Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Bảo tồn và chỉnh trang không gian kiến trúc tuyến phố nguyễn quang bích, hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.15 MB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-------------------------

VŨ PHÚC HƯNG

BẢO TỒN VÀ CHỈNH TRANG KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC TUYẾN PHỐ NGUYỄN QUANG BÍCH, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------

VŨ PHÚC HƯNG
KHÓA 2014 - 2016

BẢO TỒN VÀ CHỈNH TRANG KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC TUYẾN PHỐ NGUYỄN QUANG BÍCH, HÀ NỘI

Chuyên ngành: Kiến trúc


Mã số: 60.58.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.KTS. HOÀNG MẠNH NGUYÊN

Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu văn hóa và nghiên cứu sự phát triển của một đô thị, không thể
không quan tâm đến sự tác động của văn hóa đối với sự phát triển của đô thị
và những biến đổi đời sống văn hóa trong đô thị hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề nêu trên, với nỗi niềm tâm
huyết làm một việc gì đó, trong việc bảo tồn tôn tạo Khu phố Cổ, với đề tài
"Bảo tồn và chỉnh trang không gian kiến trúc tuyến phố Nguyễn Quang
Bích, Hà Nội" là một nghiên cứu nhỏ bé để gìn giữ những giá trị di sản văn
hóa đã trải qua hơn mội nghìn năm lịch sử “Thăng Long - Đông Đô - Hà
Nội”.
Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hoàng Mạnh Nguyên,
người đã trực tiếp hướng dẫn nhiệt tình và cung cấp các thông tin khoa học
cần thiết cho luận văn này.


LỜI CAM ĐOAN
Đây là công trình nghiên cứu khoa học do chính bản thân tôi thực hiện.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính xác thực của các nội dung và kết quả đạt
được trong luận văn.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Phúc Hưng


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
Tên đề tài .................................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
Giới hạn nghiên cứu .................................................................................... 3
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................... 4
Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 4
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................... 6
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC PHỐ NGUYỄN
QUANG BÍCH............................................................................................ 6
1.1 Khái quát chung về sự hình thành và phát triển Khu phố Cổ Hà Nội ........ 6
1.1.1 Vị trí và giới hạn Khu phố Cổ trong đô thị Hà Nội .......................... 6
1.1.2 Sơ lược lịch sử phát triển của Khu phố Cổ Hà Nội .......................... 2
1.2 Vị trí và vai trò của phố Nguyễn Quang Bích trong phố Cổ...................... 7
1.2.1 Vị trí phố Nguyễn Quang Bích ........................................................ 7
1.2.2 Vai trò của phố Nguyễn Quang Bích trong Khu phố Cổ ................ 11
1.3 Thực trạng không gian kiến trúc phố Nguyễn Quang Bích ..................... 11
1.4 Các nghiên cứu liên quan và nội dung nghiên cứu đặt ra phố Nguyễn
Quang Bích .................................................................................................. 18
1.4.1 Các nghiên cứu bảo tồn Khu phố Cổ ............................................. 18
1.4.2 Các nghiên cứu , dự án bảo tồn chỉnh trang phố cổ........................ 20
1.5 Những vấn đề và nội dung cần nghiên cứu: ............................................ 23



CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ
KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC PHỐ NGUYỄN QUANG BÍCH ................ 25
2.1 Đặc điểm và giá trị không gian kiến trúc phố Nguyễn Quang Bích ........ 25
2.1.1 Loại hình, đặc điểm kiến trúc công trình ....................................... 25
2.1.2 Đặc điểm cấu trúc và không gian tuyến phố .................................. 53
2.1.3 Thành phần và chức năng sử dụng không gian tuyến phố .............. 53
2.2 Cơ sở pháp lý ......................................................................................... 54
2.1.1 Luật di sản, nghị định bảo tồn di sản sản văn hóa .......................... 54
2.2.2 Chính sách của Nhà nước về bảo tồn phố Cổ................................. 55
2.2.3 Các văn bản pháp lý về bảo tồn di sản đô thị ................................. 56
2.3 Cơ sở lý thuyết để bảo tồn tuyến phố...................................................... 57
2.3.1 Các hiến chương quốc tế ............................................................... 57
2.3.2 Các yếu tố liên quan đến việc bảo tồn và chỉnh trang .................... 60
2.4 Cơ sở lý thuyết để chỉnh trang phố Nguyễn Quang Bích ........................ 64
2.4.1 Cải tạo không gian kiến trúc và kiểm soát phát triển...................... 67
2.4.2 Tài nguyên du lịch văn hóa và tác động của nó đối với cộng đồng. 68
2.5 Bài học và kinh nghiệm thực tế trong, ngoài nước ................................. 72
2.5.1 Kinh nghiệm trong nước ................................................................ 72
2.5.2 Kinh nghiệm trên thế giới .............................................................. 76
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ CHỈNH TRANG
KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC PHỐ NGUYỄN QUANG BÍCH ................ 80
3.1 Quan điểm, nguyên tắc chung về bảo tồn và chỉnh trang không gian kiến
trúc phố Nguyễn Quang Bích ....................................................................... 80
3.1.1 Xác định tiềm năng bảo tồn phố Nguyễn Quang Bích ................... 80


3.1.2 Giữ gìn và phát huy đặc tính hình thái không gian kiến trúc .......... 81
3.1.3 Quan điểm, nguyên tắc bảo tồn và cải tạo thích ứng di sản ............ 83
3.2 Giải pháp bảo tồn và chỉnh trang không gian kiến trúc phố Nguyễn Quang
Bích.............................................................................................................. 85

3.2.1 Bảo tồn và cải tạo thích ứng kiến trúc công trình ........................... 85
3.2.2 cải tạo không gian và cơ sở hạ tầng ............................................... 87
3.2.3 Cải tạo và chỉnh trang đoạn phố điển hình ..................................... 88
3.2.4 Các hình thức bảo tồn và cải tạo nhà ở .......................................... 89
3.3 Quản lý bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc tuyến phố Nguyễn
Quang Bích .................................................................................................. 92
3.3.1 Đề xuất chính sách tổ chức quản lý ............................................... 92
3.3.2 Phát triển du lịch văn hóa bền vững ............................................... 93
3.3.3 Sự tham gia của cộng đồng trong bảo tồn và chỉnh trang không gian
kiến trúc tuyến phố Nguyễn Quang Bích ................................................ 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 95
Kết luận.................................................................................................. 95
Kiến nghị ............................................................................................... 96


DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA

Số hiệu hình
Hình

Tên hình

Trang

Phân vùng quản lý quy hoạch kiến trúc Khu phố Cổ

1

Khu phố Cổ Hà Nội thế kỷ XVIII


2

cầu Long Biên (1898-1902)

3

Nhà hát lớn (1901-1911)

5

Phố cổ Hà Nội ( Nguồn sưu tầm )

5

Hình

Các loại hình công trình kiến trúc có giá trị trong

9

1.1.2e

Khu phố Cổ

Hình

Vị trí giới hạn phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm

10


Vị trí phố Nguyễn Quang Bích

10

Hiện trạng vỉa hè trên phố Nguyễn Quang Bích

17

1.1
Hình
1.1.2a
Hình
1.1.2b
Hình
1.1.2c
Hình
1.1.2d

1.2.1a
Hình
1.2.1b
Hình


1.3
Hình 1.3

Hình ảnh 1 số công trình mới xây dựng trên phố

18


Nguyễn Quang Bích
Hình

Nhà số 1 và số 5 Nguyễn Quang Bích

30

Số 139 Phùng Hưng

31

Số 18 và số 20 Nguyễn Quang Bích

33

Số 23 Nguyễn Quang Bích

34

Phố Cổ Hội An

66

Một góc phố Cổ Hội An

68

Phố Hàng Đào


70

China Town – Singapore

72

2.1a
Hình
2.1.1b
Hình
2.1.1c
Hình
2.1.1d
Hình
2.5a
Hình
2.5b
Hình
2.5.1
Hình
2.5.2


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

Số hiệu

Tên bảng, sơ đồ

bảng,


Trang

Sơ đồ
Bảng

Bảng phân tích đặc điểm giá trị không gian kiến trúc

2.1.1

phố Nguyễn Quang Bích

Bảng

Chức năng sử dụng các công trình phố Nguyễn Quang

2.1.1a

Bích

Bảng
2.1.1b
Bảng

Tình hình nhà ở hiện tại trên phố Nguyễn Quang Bích

Phân loại theo tình trạng công trình
33
Phân loại theo sự phù hợp kiến trúc mặt đứng
34


2.1.1e
Bảng

Phân loại theo chiều cao công trình
35

2.1.1f
Bảng
2.1.1e

31

32

2.1.1d
Bảng

30

Phân loại công trình theo công năng sử dụng

2.1.1c
Bảng

6

Phân loại công trình theo hình thức mái
36



Bảng

Bảng thống kê thành phần và chức năng sử dụng

2.13

không gian

Bảng

Bảng thống kê các công trình nhà ở có giá trị cần

2.2.2

được bảo tồn, tôn tạo

Bảng
2.4.2
Bảng
3.2.5

34

48

Bảng tác động của du lịch đối với môi trường đô thị

50


Bảng liệt kê các công trình bảo tồn nguyên trạng

83

Bảng
Bảng liệt kê các công trình đề xuất cải tạo chỉnh trang 84
3.2
Bảng
Bảng liệt kê các công trình đề xuất cải tạo hoàn toàn
3.c

85


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Tên đề tài
“ Bảo tồn và chỉnh trang không gian kiến trúc tuyến phố Nguyễn Quang Bích,
Hà Nội ”
Lý do chọn đề tài
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, Khu phố Cổ Hà Nội tuy không còn được
nguyên vẹn, nhưng vẫn còn mang trong mình nét cổ kính của một đô thị cổ.
Khu phố Cổ Hà Nội là một trong những đô thị cổ nhất Châu Á còn tồn tại đến
ngày nay.
Khu phố Cổ là di tích lịch sử cấp Quốc gia có giá trị về cấu trúc không
gian đô thị gắn với các phố nghề, phường nghề và lễ hội truyền thống, hệ
thống di sản, di tích kiến trúc có ý nghĩa văn hóa qua các giai đoạn lịch sử.
Đồng thời đây cũng là loại hình sản phẩm du lịch mang sắc thái độc đáo, đa
dạng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và có tính cạnh tranh cao.

Đối với những người đã từng đặt chân qua con phố thì không thể không
nhắc đến vẻ đẹp cổ kính và yên bình nơi đây, một con phố đặc biệt với không
gian đô thị rất đặc trưng. Cùng với sự hồi phục và phát triển kinh tế, Khu phố
Cổ hiện có nhiều thuận lợi phát triển kinh tế, văn hóa. Hằng năm, số lượng
khách du lịch đến phố cổ ngày càng tăng, thúc đẩy hệ thống dịch vụ, nhà
hàng, khách sạn ngày càng nhiều. Tuy nhiên, do dân cư tập trung đông, hạ
tầng cơ sở bị xuống cấp rất nhanh. Điều đó đặt ra nhiệm vụ phải bảo tồn, tôn
tạo Khu phố Cổ, vừa lưu giữ được giá trị văn hóa truyền thống, vừa bảo đảm
phát triển bền vững Khu phố Cổ trong tương lai. Thêm vào đó là thực trạng
một số hộ dân xây dựng mới có chiều cao vượt quá chiều cao cho phép làm
ảnh hưởng đến cảnh quan kiến trúc chung của tuyến phố.


2

Nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề nêu trên trong việc bảo tồn
tôn tạo tuyến phố. Đề tài “Bảo tồn và chỉnh trang kiến trúc mặt đứng phố
Nguyễn Quang Bích” là một đóng góp cần thiết nhằm lưu giữ lại các giá trị và
phát huy bản sắc kiến trúc trên con phố đã hàng trăm năm tuổi này.
Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu sự hình thành và phát triển thực trạng không gian kiến trúc
phố Nguyễn Quang Bích trong sự chuyển hóa khu phố Cổ Hà Nội, nhằm mục
tiêu:
Giữ gìn giá trị không gian kiến trúc tuyến phố Nguyễn Quang Bích.
Phát triển không gian đó một cách hài hòa nhất trong sự phát triển không
ngừng của xã hội ngày nay.
Thực tế ở nước ta là một quốc gia đang phát triển, kiến trúc cũng đồng bộ
theo xu hướng vươn lên đáp ứng nhu cầu không ngừng đòi hỏi của xã hội mà
mặt trái của nó là việc chúng ta bỏ quên các giá trị xưa cũ để chạy theo các xu
hướng kiến trúc hiện đại. Đối với Việt Nam chúng ta, đã đi chậm lại khá

nhiều, do đó trên lĩnh vực học thuật và lý luận thực tiễn lại càng đòi hỏi có sự
quan tâm và hoàn chỉnh.
Hiện tượng kiến trúc bị nhìn nhận một cách đơn giản, sai lệch, hoặc thậm
chí ngộ nhận là điều đang diễn ra ở hầu khắp. Điều đó cho thấy việc đánh giá
đúng mức các giá trị kiến trúc còn tồn tại là điều rất quan trọng. Trong khuôn
khổ của đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, mục đích của đề tài này là :
“Góp phần xây dựng cái nhìn đúng mức vào giá trị kiến trúc của các con phố
Cổ còn tồn tại ở Hà Nội” để từ đó có thể lưu giữ và phát huy các giá trị đó.


3

Lưu giữ và phát huy giá trị kiến trúc các con phố luôn là cơ sở để xây
dựng một đô thị có truyền thống và đặc trưng riêng, góp phần nâng cao chất
lượng nhìn nhận vào giá trị kiến trúc. Đối với cá nhân làm đề tài này là giúp
nâng cao hiểu biết, tìm ra phương cách ứng xử phù hợp với các công trình có
nhiều giá trị lịch sử và văn hóa.
Giới hạn nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: không gian kiến trúc tuyến phố Nguyễn Quang
Bích
Phạm vi nghiên cứu: tuyến phố Nguyễn Quang Bích
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê: đây là phương pháp trên cơ sở điều tra thực tế,
khảo sát thu thập số liệu, ghi hình, chụp ảnh. Từ đó lập bảng biểu thống kê để
đánh giá tổng quan thực trạng một cách khoa học và đáng tin cậy.
Phương pháp phân tích: là phương pháp trên cơ sở phân tích, so sánh, suy
luận, đối chiếu với đối tượng nghiên cứu tương tự, để từ đó đưa ra những định
hướng, giải pháp tổ chức không gian kiến trúc đáp ứng nhu cầu phát triển của
khu phố Cổ Hà Nội.
Xác định những công trình cần cải tạo: đó là những nhà tập thể hiện đã

xuống cấp và bị phá vỡ hình thức, kết cấu dưới tác động của kinh tế thị
trường, những nhà dân xây bằng vật liệu tạm bợ chắp vá.
Xác định những công trình cần chỉnh trang: đó là những công trình có độ
cao tầng chênh lệch quá nhiều, mặt đứng, màu sắc, chi tiết kiến trúc…thiếu
mĩ quan.


4

Công việc cải tạo nên phân đợt tùy theo tình hình hiện trạng đường phố và
nhiệm vụ Thiết kế đô thị:
Cải tạo theo mảng từ nhỏ đến lớn: việc cải tạo sẽ tiến hành trước tiên ở
khu vực có nhiều công trình trong tình trạng không đảm bảo an toàn hoặc hư
hỏng nhiều và có điều kiện thuận lợi như tiện đường giao thông. Cải tạo xong
khu vực này một cách triệt để sẽ tiến hành tiếp tục ở các khu vực khác.
Cải tạo theo điểm: Nếu các công trình hư hỏng không tập trung vào một
khu vực mà nằm rải rác thì tiến hành cải tạo đồng thời ở các điểm đó rồi mở
rộng dần.
Cải tạo theo tuyến: Thường kết hợp đồng thời cải tạo công trình mặt phố
với hoàn chỉnh, mở rộng mặt cắt đường phố chính kéo dài theo hướng của
đường phố .
Cải tạo theo dải: Cải tạo các công trình mặt phố rồi tiến vào dần vào các
lớp nhà phía trong theo từng dải song song.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Góp phần ứng dụng vào hệ thống đào tạo kiến trúc sư trong đó đặc biệt là
chuyên ngành bảo tồn di sản.
Góp phần phục vụ công tác quản lý của Nhà nước về bảo tồn phố Cổ Hà
Nội.
Góp phần khai thác tiềm năng một cách đúng hướng để nâng cao hiệu quả
sử dụng, góp phần bảo vệ di sản quý báu này.

Cấu trúc luận văn
Cấu trúc luận văn gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận, kiến nghị.


5

Phần mở đầu nêu lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
của đề tài.
Phần nội dung của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan không gian kiến trúc phố Nguyễn Quang Bích.
Chương 2: Cơ sở khoa học xác định đặc điểm và giá trị không gian kiến
trúc phố Nguyễn Quang Bích.
Chương 3: Các giải pháp bảo tồn và chỉnh trang không gian kiến trúc phố
Nguyễn Quang Bích
Phần kết luận và kiến nghị;


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


95


tưởng lẫn thực hiện các ý tưởng đó, tuy nhiên dưới sự thống nhất của cơ quan
quản lý nhà nước.
+ Cộng đồng biết rõ những gì họ cần trong cuộc sống hiện tại và nhu cầu
cho cuộc sống tương lai, xác định những vấn đề thiết thực cho tuyến phố họ
đang ở và sinh hoạt, đồng thời ý kiến của những người tham quan du lịch
cũng cần được quan tâm bởi những ý kiến, quan điểm của họ chính là những
vấn đề cần được xem xét giải quyết, thúc đầy phát triển du lịch đi lên, tránh
sự trì trệ lâu nay.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Quá trình hình thành phát triển phố cổ Hà Nội, gắn với lịch sử hình thành
phát triển ngành nghề thủ công từ chỗ dân dã như lều quán, bến chợ, bến
sông, cửa ô…tiến tới ngôi nhà, hàng phố. Bảo tồn ngôi nhà, hàng phố, cụ thể
là phố Nguyễn Quang Bích chính là bảo tồn di sản văn hóa vật thể, cũng từ đó
mới bảo toàn được di sản văn hóa phi vật thể.
Đề xuất của luận văn mới chỉ ở mức phân tích những giá trị lịch sử khu
phố Nguyễn Quang Bích trên tổng thể lịch sử phố Cổ Hà Nội, lịch sử hình
thành Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, từ đó đưa ra các giải pháp tổ chức
quy hoạch, tổ chức không gian kiến trúc, bao gồm cả cơ sở pháp lý để bảo tồn
tu tạo, các giá trị di sản kiến trúc, di sản tôn giáo tín ngưỡng…của người dân
phố Nguyễn Quang Bích. Mặt khác, đề xuất của luận văn còn đề cập đến bảo
tồn và phát triển môi trường sống, phù hợp với môi trường sống thời văn
minh hiện đại, thời hội nhập quốc tế.
Trong đề xuất của luận văn còn quan tâm đến lợi ích của người dân, người
dân khi phải đi sống ở nơi ở mới, có chính sách tái định cư phù hợp, người


96


dân được ở lại, thì phải có một không gian sống phù hợp, có dịch vụ phù hợp
tồn tại và phát triển ngay trong ngôi nhà, hàng phố của mình. Trong đó có nêu
rõ về ngành nghề thủ công mỹ nghệ gò đồng, trạm đồng có sức thu hút du
lịch, để từ đó phát triển bền vững công tác bảo tồn các di sản văn hóa vật thể
cũng như phi vật thể còn lại.
Kiến nghị
Quá trình bảo tồn, tu tạo và phát triển các di sản kiến trúc trên tuyến phố
Nguyễn Quang Bích rất khó và phức tạp vì vậy Nhà nước cần có các định chế
cụ thể như sau:
+ Áp đặt quy định hình thức mặt đứng kiến trúc của từng ngôi nhà dãy
phố, khi cấp phép cải tạo xây dựng theo hình thức kiến trúc trong quy hoạch
chi tiết được duyệt.
+ Không cấp phép xây dựng mới các ngôi nhà, khi không đủ các tiêu chí
về mật độ xây dựng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật…
+ Không cấp giấy phép kinh doanh các ngành nghề không phù hợp với
định hướng bảo tồn giá trị di sản văn hóa kiến trúc và giá trị văn hóa phi vật
thể, và không phù hợp với các dịch vụ du lịch và phát triển du lịch.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lịch sử Hà Nội - Philippe Papin
2. Theo tư liệu của Ban quản lý phố Cổ Hà Nội (phocohanoi.gov.vn/)
3. Nguyễn Thế Bá, (2000), Đô thị Việt Nam với vấn đề giữ gìn bản sắc dân
tộc, Tài liệu hội thảo bản sắc dân tộc trong QH và KT, Hà Nội.
4. Đặng Văn Bài (2001), Bảo tồn văn hóa di sản đô thị trong xu hướng phát
triển bền vững Hà Nội và hội nhập, Bộ Văn Hóa.
5. Bộ môn lý luận và bảo tồn di sản kiến trúc (2002), Cơ sở lý luận về bảo
tồn di sản kiến trúc, đề tài cấp nhà trường
6. Đặng Thái Hoàng (1995), Quy hoạch đô thị cổ đại và trung đại thế giới.

7. Hoàng Đạo Kính (2002), Di sản văn hóa trùng tu và bảo tồn, NXB Thông
tin, Hà Nội, tr5-25.
8. Nguyễn Tố Lăng (2000), Di sản văn hóa trùng tu và bảo tồn, NXB Thông
tin, Hà Nội, tr5-25
9. Nguyễn Tố Lăng (2000), Vấn đề quy hoạch cải tạo không gian khu ở tại
Hà Nội theo khuynh hướng phát triển bền vững, Luận án TS.
10.Nguyễn Khởi (2002), Bảo tồn và trùng tu các di tích Kiến trúc, NXB Xây
dựng, Hà Nội.
11.Hoàng Mạnh Nguyên (2001), Giải pháp thích ứng nhà ở đô thị truyển
thống với cuộc sống hiện đại tại Việt Nam, Luận án TS.
12.Nguyễn Vũ Phương (2000), Bảo tồn các thành phố lịch sử ở Italia.
13.Nguyễn Vũ Phương, Bền vững về kỹ thuật và văn hóa – xu hướng phát
triển kiến trúc hiện đại có bản sắc trong tương lai.
14.SIDA – Thụy Điển (1996), Nghiên cứu cải tạo ô phố thí điểm – phố Cổ


HN
15.Nguyễn Đức Thiềm (2000), Quan điểm và giải pháp bảo tồn các phố cổ,
phố cũ.
16.Nguyễn Hồng Thục (1999), Nguồn gốc văn hóa của kiến trúc, bàn về dân
tộc và hiện đại trong kiến trúc Việt Nam.
17.Chu Quang Trứ (1999), Kiến trúc dân gian truyền thống VN, NXB Mỹ
Thuật.
18.Viện Nghiên cứu Kiến trúc (2002), Báo cáo nghiên cứu Bảo tồn tôn tạo và
phát triển Khu phố Cổ Hà Nội.


PHỤ LỤC
Hình ảnh hiện trạng các ngôi nhà trên phố Nguyễn Quang Bích
Nhà số 2


Nhà số 4

Nhà số 6

Nhà số 8

Nhà số 10

Nhà số 12

Nhà số 14

Nhà số 16


Nhà số 18

Nhà số 20

Nhà số22

Nhà số 24

Nhà số1

Nhà số 1B

Nhà số 3


Nhà số 5

Nhà số 7

Nhà số 9

Nhà số 11

Nhà số 13


Nhà số 15

Nhà số 17

Nhà số 23

Nhà số 19

Nhà số 21

Nhà số 28 Nguyễn Văn Tố



×