Tải bản đầy đủ (.docx) (114 trang)

GIẢI PHÁP cải tạo, CHỈNH TRANG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN HAI bên TUYẾN ĐƯỜNG NGUYỄN văn LINH THÀNH PHỐ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.09 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
--------------------------------------

NGUYỄN HỮU TRUNG

GIẢI PHÁP CẢI TẠO, CHỈNH TRANG
KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
HAI BÊN TUYẾN ĐƯỜNG NGUYỄN VĂN LINH
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

HàNội, năm 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------------------1


NGUYỄN HỮU TRUNG
KHÓA: 2014 – 2016

GIẢI PHÁP CẢI TẠO, CHỈNH TRANG
KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN


HAI BÊN TUYẾN ĐƯỜNG NGUYỄN VĂN LINH
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị
Mã số: 60.58.01.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS.KTS. Lương Tú Quyên

Hà Nội - Năm 2016
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay Luận văn Thạc sỹ của
tơi đã được hồn thành. Để thực hiện được Luận văn này, tôi xin chân thành
cảm ơn:
2


PGS.TS.KTS. Lương Tú Qun đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt thời
gian nghiên cứu và tạo điều kiện để tơi hồn thành Luận văn.
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội,
UBND quận Long Biên, UBND huyện Gia Lâm đã hỗ trợ và tạo điều kiện
giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu cho tơi trong q trình học tập và
nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các chun
gia hiện đang cơng tác ngồi Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã cho tôi
nhiều ý kiến quý báu trong quá trình nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng ..... năm 2016
Học viên

Nguyễn Hữu Trung


3


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi.
Các số liệu, trích dẫn, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực, khách quan
và chưa công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, tháng ..... năm 2016
Học viên

Nguyễn Hữu Trung

4


Mục Lục:

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
BXD
CTCC
NQ-CP
NQ-TƯ
QCXDVN
QĐ-TTg
QĐ-UBND
QL
QH
QHXD

TCVN

Cụm từ viết tắt
Bộ xây dựng
Cơng trình cơng cộng
Nghị quyết - Chính phủ
Nghị quyết – Trung ương
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
Quyết định - Thủ tướng
Quyết định - Ủy ban nhân dân
Quốc lộ
Quy hoạch
Quy hoạch xây dựng
Tiêu chuẩn Việt Nam
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

Số hiệu
hình
Hình 1.1.
Hình 1.2.
Hình 1.3.
Hình 1.4.
Hình 1.5.
Hình 1.6.
Hình 1.7.
Hình 1.8.
Hình 1.9.
Hình 1.10.
Hình 1.11.
Hình 1.12.

Hình 1.13.
Hình 1.14.
Hình 1.15.
Hình 1.16.

Tên hình
Vị trí tuyến đường trong Quy hoạch chung Thủ đô
Định hướng phát triển theo Quy hoạch chung
Mối liên hệ với hệ thống giao thông của thành phố
Khu vực cây xanh và không gian mở trên tuyến
đường
Sơ đồ phân tích đặc rỗng
Thực trạng khu vực nút trung tâm quận Long Biên
Trung tâm thương mại Savico
Công ty cổ phần Cầu 12
Ngân hàng VietinBank
Tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng
Dân cư hiện trạng khu vực phường Phúc Đồng
Sơ đồ phân bố cơng trình theo chức năng sử dụng
Hình ảnh một số cơng trình tại khu vực nút trung
tâm
Sân Golf và dịch vụ Long Biên
Chùa Mai Phúc; Hồ Cửa Đình
Nút giao với đường Vành đai 2
5

Trang
6
8
9

10
10
11
11
12
12
13
14
15
17
18
18
19


Hình 1.17.
Hình 1.18.
Hình 1.19.
Hình 1.20.
Hình 1.21.
Hình 1.22.
Hình 1.23.
Hình 2.1.
Hình 2.2.
Hình 2.3.
Hình 2.4.
Hình 2.5.
Hình 2.6.
Hình 2.7.
Hình 2.8.

Hình 2.9.
Hình 2.10.
Hình 2.11.
Hình 2.12.
Hình 2.13.
Hình 2.14.
Hình 2.15.
Hình 2.16.
Hình 2.17.
Hình 2.18.
Hình 2.19.
Hình 2.20.
Hình 2.21.
Hình 2.22.
Hình 2.23.
Hình 2.24.

Khu vực qua phường Sài Đồng
Nút giao với đường Vành đai 3
Mặt đứng hiện trạng hướng Tây Nam
Sơ đồ phân tích mảng đặc rỗng
Hiện trạng cây xanh trên dải phân cách
Hiện trạng hệ thống dây điện thông tin
Hiện trạng hệ thống biển quảng cáo
Năm nhân tố hình ảnh đơ thị của Kenvin Lynch
Tuyến cảm nhận
Cảm nhận về khơng gian
Ví dụ về khu
Ví dụ về cột mốc
Minh họa khu trung tâm

Minh họa trục cây xanh
Tuyến đường trong Quy hoạch chung Thủ đô Hà
Nội
Tuyến đường Nguyễn Văn Linh trong Quy hoạch chi
tiết quận Long Biên
Tuyến đường Nguyễn Văn Linh trong Quy hoạch
phân khu đô thị N10, N11
Đại lộ Champs-Elysées thủ đô Paris
Khải Hồn Mơn - đại lộ Champs-Elysées
La Rambla con phố không bao giờ ngủ
Kiến trúc Gaudi hiện hữu khắp mọi nơi ở La
Rambla
Những họa sĩ đường phố
Những tượng người ở La Rambla
Đại lộ Orchard - Singapore
Đại lộ Orchard - Singapore
Tuyến đường Võ Nguyên Giáp
Tuyến đường Võ Nguyên Giáp
Tuyến đường Nguyễn Văn Linh - Đà Nẵng
Tuyến đường Nguyễn Văn Linh - Đà Nẵng
Hiện trạng cảnh quan tuyến đường Nguyễn Văn
Linh
Hiện trạng cảnh quan tuyến đường Nguyễn Văn
Linh
6

19
20
20
21

22
23
24
28
30
31
33
34
40
42
45
46
47
48
49
49
50
51
52
52
54
54
56
56
57
58
60


Hình 3.1.

Hình 3.2.
Hình 3.3.
Hình 3.4.
Hình 3.5.
Hình 3.6.
Hình 3.7.
Hình 3.8.
Hình 3.9.
Hình 3.10.
Hình 3.11
Hình 3.12.
Hình 3.13.
Hình 3.14.
Hình 3.15.
Hình 3.16.
Hình 3.17.
Hình 3.18.
Hình 3.19.
Hình 3.20.
Hình 3.21.
Hình 3.22
Hình 3.23

Sơ đồ phân khu vực
Cảnh quan khu vực Nút trung tâm quận Long Biên
Giải pháp cải tạo các cơng trình nhà dân trên tuyến
Cảnh quan khu vực nút giao với đường Vành đai 3
Tuyến mương và hành lang bảo vệ đường sắt đô thị
Tổ chức không gian tổng thể tuyến đường
Mặt đứng hướng Tây Nam

Mặt đứng hướng Tây Bắc
Minh họa hệ thống ghế ngồi nghỉ
Phương pháp bố cục cây xanh với các yếu tố khác
Hàng dào kết hợp nghế ngồi nghỉ
Ghế ngồi nghỉ, cột đèn chiếu sáng
Sơ đồ tổ chức cây xanh trên toàn tuyến
Minh họa một loại cây trồng trên tuyến đường
Minh họa tổ chức cây xanh trong các cơng trình
Tổ chức cây xanh cho giải phân cách và cầu vượt
Một số hình thức bố cục, phối kết cây xanh
Vỉa hè trên tuyến đường
Lối cho người tàng tật
Biển quảng cáo phù hợp với mỹ quan đô thị
Biển chỉ dẫn
Một số hình thức, kiểu dáng đèn tín hiệu giao thơng
Hình thức thùng rác và trạm điện thoại cơng cộng
Sơ đồ mạng lưới giao thơng đường Nguyễn Văn
Hình 3.24
Linh
Hình 3.25 Hình thức trang trí nút giao thơng và cầu vượt
Nhà ga đường sắt đô thị kết hợp với cầu vượt bộ
Hình 3.26
hành
Hình 3.27. Bến xe Bus
Hình 3.28. Chiếu sáng nghệ thuật trong khu vực cơng viên
Hình 3.29. Sự tham gia của cộng đồng

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

7


65
66
67
68
69
71
72
72
74
75
76
76
77
79
79
80
81
82
84
85
85
86
86
87
88
88
89
90
91



Số hiệu
bảng, biểu
Bảng 1.1.
Bảng 1.2.

Tên bảng
Bảng tổng hợp hiện trạng sử dụng đất
Bảng thống kê các dự án đã được phê duyệt

8

Trang
17
25


PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Theo định hướng của đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuyến đường Nguyễn Văn Linh (QL5) được
xác định là đường trục chính đơ thị, nối từ nút cầu Chui đến tuyến đường
Vành đai 3, có vai trị rất quan trọng về đầu mối giao thông, giao thương và
phát triển kinh tế - xã hội của khu vực quận Long Biên cũng như Thủ đô Hà
Nội.
Kiến trúc cảnh quan hai bên tuyến đường Nguyễn Văn Linh được hình
thành theo các đồ án: Quy hoạch chi tiết huyện Gia Lâm, sau đó quận Long
Biên được thành lập năm 2003 và Quy hoạch chi tiết quận Long Biên đã được
UBND Thành phố phê duyệt năm 2005; Năm 2011 Thủ tướng Chính phủ đã

phê duyệt đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và
tầm nhìn đến năm 2050, năm 2014 UBND Thành phố đã phê duyệt Quy
hoạch phân khu đô thị N10 và năm 2015 là Phân khu đô thị N11. Các cơng
trình kiến trúc đều được xây dựng trong q trình "đơ thị hóa" diễn ra nên
hình thức, ngơn ngữ kiến trúc của các cơng trình trên tuyến chưa có sự thống
nhất, mật độ xây dựng không đồng đều, làm giảm giá trị thẩm mỹ, cảnh quan
của toàn tuyến đường cũng như khu vực xung quanh; ngồi ra phía Nam
đường Nguyễn Văn Linh cịn có tuyến đường sắt quốc gia Hà Nội - Hải
Phòng đi bên cạnh, với hành lang bảo vệ giao động từ 30 - 45m cũng chưa
được khai thác cảnh quan hiệu quả, đây là đặc thù của tuyến đường khi có
đường sắt đi bên cạnh.
Nhìn chung, tổng thể khơng gian kiến trúc tồn tuyến đường chưa phát
huy được hết thế mạnh về vị trí, vai trị theo định hướng Quy hoạch chung
xây dựng Thủ đô, các Quy hoạch phân khu đô thị đã được phê duyệt và chưa
đóng góp tốt vào diện mạo kiến trúc chung của khu vực.
Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu Giải pháp cải tạo, chỉnh trang không gian
kiến trúc cảnh quan hai bên tuyến đường Nguyễn Văn Linh, nhằm giải quyết
9


những bất cập đã nêu trên, đáp ứng nhu cầu về phát triển triển đô thị của
khu vực là rất có ý nghĩa và cần thiết.
Mục đích nghiên cứu:
- Đề xuất giải pháp cải tạo, chỉnh trang không gian kiến trúc cảnh quan hai
bên tuyến đường trục chính đơ thị với đặc thù có tuyến đường sắt đi bên cạnh,
nhằm tạo dựng hình ảnh đơ thị khang trang, hiện đại, văn minh, phù hợp với
các điều kiện tự nhiên, hiện trạng và tiến bộ của khoa học kỹ thuật, góp phần
hồn thiện khơng gian thủ đơ Hà Nội.
- Làm cơ sở để có thể áp dụng cho các tuyến đường khác có cùng tính
chất.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Không gian kiến trúc cảnh quan hai bên tuyến
đường Nguyễn Văn Linh - Thành phố Hà Nội, bao gồm các yếu tố tạo lập nên
không gian kiến trúc cảnh quan như các cơng trình kiến trúc, cây xanh, vườn
hoa, vỉa hè, lịng đường và tiện ích đô thị.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Tuyến đường Nguyễn Văn Linh với tổng chiều dài
khoảng 6,8km, phạm vi mở rộng 2 bên đường tối thiểu là 50m (trùng với ranh
giới các ô đất và chỉ giới các tuyến đường lớp sau). Khu vực nghiên cứu thuộc
địa giới hành chính quận Long Biên và huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
+ Phạm vi thời gian: Đến năm 2030.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, thu thập số liệu từ thực tế.
- Phương pháp lấy ý kiến và tư vấn chuyên gia.
- Phương pháp thu thập số liệu gián tiếp: Qua sách báo, tài liệu và các đề
tài có liên quan, trong và ngồi nước.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích các tài liệu và dữ liệu.
- Phương pháp so sánh các đề xuất và giải pháp .
10


- Dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Nội dung nghiên cứu:
- Q trình hình thành và phát triển của tuyến đường qua các thời kỳ phát
triển của Thủ đơ.
- Khảo sát các cơng trình trên tuyến đường (loại hình kiến trúc, vật liệu
cơng trình, khoảng lùi xây dựng...), các không gian trống.
- Đánh giá hiện trạng không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Nguyễn
Văn Linh.

- Thu thập thông tin về các Dự án đầu tư đã và đang triển khai trong khu
vực, tài liệu, kết quả công bố liên quan đến nội dung đề tài luận văn.
- Xây dựng cơ sở khoa học đề xuất giải pháp cải tạo chỉnh trang không
gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Nguyễn Văn Linh.
- Đề xuất giải pháp cải tạo, chỉnh trang không gian kiến trúc cảnh quan
tuyến đường.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
* Ý nghĩa khoa học:
- Góp phần hồn thiện lý thuyết thiết kế đô thị, cải tạo, chỉnh trang tuyến phố.
- Là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tương tự.
* Ý nghĩa thực tiễn:
- Đưa ra những giải pháp chỉnh trang khơng gian kiến trúc cảnh quan có
tính khả thi, có thể áp dụng cho tuyến đường Nguyễn Văn Linh.
- Làm cơ sở tham khảo để triển khai các tuyến đường khác có cùng tính chất.
Các thuật ngữ, khái niệm sử dụng trong Luận văn:
- Thiết kế đô thị: là thiết kế tổng thể mơi trường hình thể trên các tầng lớp
khác nhau đối với đơ thị, đó là một loại thiết kế có tính tổng hợp rất mạnh, là
xử lý tốt và hợp lý các loại không gian chủ yếu, không gian tượng trưng và
không gian mục đích, khiến cho chúng phát triển hài hịa và đạt được tính
nghệ thuật.
11


- Cảnh quan đơ thị: là hình cảnh con người thu nhận được qua khơng gian
cảnh quan của tồn đơ thị. Được xác lập bởi 3 yếu tố: Cảnh quan thiên nhiên,
cơng trình xây dựng và hoạt động của con người trong đô thị.
- Kiến trúc cảnh quan: là không gian vật thể bao gồm: nhà, cơng trình kỹ
thuật, nghệ thuật, không gian công cộng, cây xanh, biển báo và tiện nghi đơ
thị...
- Kiến trúc đơ thị: là hình ảnh con người cảm nhận được qua không gian

vật thể của các đơ thị: kiến trúc cơng trình, cây xanh, tổ chức giao thông, biển
báo và tiện nghi đô thị...
- Cải tạo, chỉnh trang: là khu vực phát triển đô thị được đầu tư xây dựng
nhằm nâng cao chất lượng đô thị hiện có nhưng khơng làm thay đổi cơ bản
cấu trúc đô thị.
- Tuyến (Path): Trong đô thị, thành phần được gọi là lưu tuyến bao gồm
đường liên hệ giao thông và hành lang liên hệ thị giác. Con người quan nhận
biết lưu tuyến qua hình ảnh con đường giao thơng hàng ngày. Những lưu
tuyến đó cấu thành mạng khơng gian đơ thị. Trong hình ảnh đơ thị, lưu tuyến
chiếm vai trò chủ đạo, các nhân tố khác đều phát triển men theo nó.
- Mảng (District): Trong đơ thị, mỗi mảng tương đương với một khu vực
có hình thái và công năng sử dụng đồng nhất, cách biệt và không lặp lại ở
những khu vực khác. Mỗi khu vực có những đặc trưng riêng về văn hóa – xã
hội hoặc chức năng như khu hạt nhân lịch sử, khu công nghiệp khu ở...
- Nút (node): Là một giao điểm hoặc tập hợp các giao điểm của các lưu
tuyến. Nút thường dùng để chỉ những tiêu điểm quan trọng để con người nhận
biết đô thị. Tầm quan trọng của nút thể hiện ở chỗ: nút là nơi tập trung một số
công năng hoặc đặc trưng nhất định. Nút được gọi là các hạt nhân của hình
ảnh khơng gian đơ thị.
- Cột mốc (Land mark): Là một điểm xác định, quy ước để nhận thức
khung cảnh xung quanh. Nó là hình ảnh đột xuất gây ấn tượng mạnh cho con
người trong đô thị.
12


13


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 - THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH

QUAN TUYẾN ĐƯỜNG NGUYỄN VĂN LINH
1.1.

Giới thiệu khái quát về tuyến đường

1.1.1. Vai trị và vị trí tuyến đường:
Cách khu vực trung tâm thành phố khoảng 3,5km, thuộc địa bàn quận
Long Biên và Huyện Gia Lâm, là tuyến đường trục chính đơ thị kết nối với
tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài và các tỉnh phía Đơng của Thành phố (Hưng
Yên, Hải Dương, Hải Phòng), là đầu mối giao thông quan trọng, là trục kinh
tế thương mại của khu vực cũng như thủ đơ Hà Nội.

Hình 1.1. Vị trí tuyến đường trong Quy hoạch chung Thủ đô [11]

14


Dọc theo tuyến đường có nhiều dự án lớn, cũng như các cơng trình đặc thù
làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, văn hóa cũng như cảnh quan hai bên
tuyến đường:
+ Sân bay Gia Lâm.
+ Tuyến đường sắt Quốc gia dọc đường nguyễn Văn Linh (sau này sẽ
chuyển thành tuyến đường sắt đô thị số 1).
+ Các khu vực đất an ninh quốc phịng, cơng trình đầu mối hạ tầng kỹ
thuật...
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển:
Đường Nguyễn Văn Linh (QL5) có chiều dài 6,8km, điểm đầu từ nút giao
thông trung tâm quận Long Biên, điểm cuối là nút giao với tuyến đường Vành
đai 3, đi qua các phường: Thượng Thanh; Đức Giang; Gia Thụy; Việt Hưng;
Phúc Lợi; Phúc Đồng; Sài Đồng (thị trấn cũ của huyện Gia Lâm); Long Biên;

Thạch bàn - quận Long Biên và các xã: Cổ Bi; thị trấn Trâu Quỳ - huyện Gia
Lâm - Hà Nội.
Là trục giao thông huyết mạch, trục xương sống cho khu vực phía Đơng
của Thủ đơ Hà Nội. Vốn là con đường Thiên lý từ các trấn phía Đông và
Đông Bắc chạy về Kinh đô Thăng Long xưa, nên rất thuận tiện cho giao lưu
buôn bán. Tuyến đường Nguyễn Văn Linh có q trình phát triển mang nhiều
nét đặc sắc với sự hòa trộn giữa quá khứ và hiện tại, giữa các tuyến giao
thơng chính cắt qua tuyến và các cơng trình xây mới, đan xen các khu ở dân
cư cũ, những mảng không gian đặc, rỗng lẫn lộn, những dịng xe đơng đúc,
hàng cây cũ, mới, những cửa hàng, cửa hiệu, những dòng biển quảng cáo, tất
cả tạo nên sự liên tục trong đô thị, sự hấp dẫn đặc biệt, gắn kết với nhau tạo
thành một thể thống nhất mang nét đặc trưng riêng cho tuyến đường.

1.2.

Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường:
15


1.2.1. Mối quan hệ với không gian kiến trúc cảnh quan tồn đơ thị và
khu vực xung quanh.
- Khu vực nghiên cứu thuộc quận Long Biên và một phần của huyện Gia
Lâm, thuộc khu vực nội đô mở rộng C3, nằm về phía Đơng khu vực nội đơ
lịch sử, kết nối với tuyến đường Nguyễn Đức Thuận đi Hưng Yên, Hải
Dương, hải Phịng về phía Đơng và tuyến đường Nhật Tân Nội Bài về phía
Tây Bắc...

Hình 1.2. Định hướng phát triển theo QH chung xây dựng Thủ đô [11]
- Đây là tuyến đường quan trọng, có tốc độ đơ thị hóa cao, có nhiều dự án
đã và đang triển khai.

- Mối liên hệ:
+ Liên hệ với khu vực nội đô qua tuyến đường Nguyễn Văn Cừ, đường
Vành đai 2, đường hầm Trần Hưng Đạo.
+ Liên hệ với các khu đô thị phía Bắc sơng Hồng bằng tuyến đường 5 kéo
dài.
16


17


Hình 1.3. Mối liên hệ với hệ thống giao thơng của Thành phố [11]
+ Tiếp giáp với các khu đô thị mới như: Vincom; Sài Đồng. Với các khu
công nghiệp: Công viên công nghệ thông tin Hà Nội; Khu công nghiệp Sài
Đồng B; Khu Công nghiệp Đài Tư.
+ Không gian mở trên tuyến đường chủ yếu là các khu vực công viên khu
vực phường Phúc Đồng, Thạch Bàn và dự án sân Golf (đang đầu tư xây
dựng), đặc biệt là dải cây xanh của hành lang bảo vệ tuyến đường sắt Quốc
gia kết hợp với tuyến mương Gia Thụy - Cầu Bây.

Hình 1.4. Khu vực cây xanh, khơng gian mở trên tuyến đường
18


1.2.2. Hình ảnh khơng gian đặc trưng của tuyến đường:
Cảnh quan hai bên tuyến đường Nguyễn Văn Linh phần lớn tập trung tại
khu vực nút trung tâm quận Long Biên và khu vực phường Sài Đồng, với các
cơng trình có kiến trúc hiện đại, mới được đầu tư xây dựng.

Hình 1.5. Sơ đồ phân tích mảng đặc rỗng


Hình 1.6. Thực trạng khu vực nút trung tâm quận Long Biên [33]

19


Khu vực nút trung tâm quận Long Biên với hệ thống tổ hợp các cơng trình
cơng cộng, thương mại, dịch vụ rất lớn như: Trung tâm thương mại Việt
Long; Kia Long Biên; Trung tâm dịch vụ ô tô Long Biên; Trung tâm thương
mại Savico; Siêu thị Media... đã và đang đóng góp tích cực cho cảnh quan của
tuyến đường.

Hình 1.7. Trung tâm thương mại Savico
- Cảnh quan khu vực qua phường Sài Đồng phần lớn là các cơng trình
thuộc khối các cơ quan, công ty, tuy nhiên đường nét kiến trúc chưa có nét
đặc trưng riêng, do các cơng trình phần lớn đều được triển khai xây dựng cục
bộ trong từng ơ đất, chưa có thiết kế đơ thị của toàn tuyến.

20


Hình 1.8. Cơng ty cổ phần Cầu 12

Hình 1.9. Ngân hàng VietinBank
- Ngồi ra phía Nam đường Nguyễn Văn Linh cịn có tuyến đường sắt
Quốc gia Hà Nội - Hải Phòng đi bên cạnh, với hành lang bảo vệ (bao gồm cả
tuyến mương Gia Thụy - Cầu Bây) giao động từ 30 - 45m chạy dài theo tuyến
cũng chưa được đầu tư, khai thác cảnh quan, đây là đặc thù của tuyến đường
khi có tuyến đường sắt đi bên cạnh, cần có giải pháp để khai thác tạo cảnh
quan chung cho khu vực.


21


Hình 1.10. Tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phịng
- Các khu vực còn lại phần lớn là khu vực dân cư hiện có, thường kết hợp
cửa hàng bn bán nhỏ, mật độ xây dựng tương đối cao khoảng 60-70%, tầng
cao trung bình khoảng 3-5 tầng trên các đường phố lớn, 2-3 tầng trên các
đường nhỏ, đường nhánh.

22


Hình 1.11. Dân cư hiện trạng khu vực phường Phúc Đồng
- Đối với hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế, chưa được đầu
tư xây dựng đồng bộ, phần lớn đã xuống cấp, hệ thống thoát nước chưa hồn
thiện. Các tiện ích đơ thị cịn nghèo nàn, chưa đủ, cần phải bổ sung trong thời
gian tới như: ghế ngồi, tiểu cảnh, bồn hoa...
Kết luận: Cảnh quan của các cơng trình trên tuyến đa dạng về chức năng
sử dụng, từ nhà ở dân tự xây đến các công trình văn phịng, cơng sở, trung
tâm thương mại, trường học... hình thức kiến trúc chưa có nét đặc trưng
riêng, do các cơng trình phần lớn đều được triển khai xây dựng cục bộ trong
từng ơ đất, chưa có thiết kế, định hướng của tồn tuyến.
Thực trạng khu vực có thể nhận thấy được qua các nhân tố cấu thành hình
ảnh đô thị:
- Bản sắc: Chủ yếu là đặc trưng và đặc điểm của ngoại hình vật thể, là
tuyến đường trục chính đơ thị, có mặt cắt lớn, có tuyến đường sắt đi bên cạnh.
Kiến trúc hai bên tuyến đường đan xen cả những cơng trình xây dựng mới
theo phong cách hiện đại đến các cơng trình nhà ở do người dân tự xây.
Điểm nhấn hiện trạng của tuyến là tổ hợp các cơng trình thương mại khu vực

trung tâm dịch vụ ô tô Long Biên.

23


- Cấu trúc: Chủ yếu chỉ quan hệ không gian nơi đặt vật thể và điều kiện thị
giác. Cấu trúc của tuyến đường là tổng thể các mối quan hệ giữa các khơng
gian đặt vật thể là các cơng trình, các điểm mốc, các nút giao thơng hay các
điểm nhìn thì quan hệ với điều kiện thị giác được thể hiện rất rõ, nhất là đối
với các tuyến đường, gắn với các tổ hợp cơng trình cao tầng hoặc có quy mơ
lớn.

Hình 1.12. Sơ đồ phân bố cơng trình theo hiện trạng chức năng sử dụng
Ý nghĩa: Chủ yếu là mặt sử dụng và công năng liên quan. Công năng của
các thành phần thuộc tuyến, nhất là bản thân các cơng trình kiến trúc, các
khơng gian cơng cộng có tính tập trung cao trên tuyến, vì chúng đều có vai trò
quan trọng trong việc sử dụng đối với người dân đô thị, người quan sát. Công
năng của các không gian trên tuyến rất đa dạng và có nhiều ý nghĩa như các
không gian công cộng, cho đến sử dụng đất, tính dẫn hướng...
1.2.3. Hình thái các cơng trình kiến trúc.

24


- Các cơng trình kiến trúc hai bên tuyến đường rất đa dạng, chất lượng các
cơng trình cịn tương đối tốt, cũng đã tạo được bộ mặt kiến trúc cho tuyến, tuy
nhiên nhưng chưa xứng tầm với tính chất của tuyến đường, chiều cao các
cơng trình chưa tạo được nhịp, phân vị ngay chung chưa có.
Bảng tổng hợp hiện trạng s dng t
tt


phạm vi nghiên cứu

chức năng sử dụng đất

a
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
13,1
13,2
b
1
2
3
4
5
6

đất đà khai thác xây dựng

đất công trình công cộng
đất công VIÊN, CÂY XANH THàNH PHố
đất cơ quan, viện nghiên cứu
Đất quân sự
Đất DI TíCH
đất công nghiệp, kho tàng
đất trờng học
đất ở tập thể
đất dân c , làng xóm
đất d N
đất hạ tầng kỹ thuật
đất đờng hiện có
đất GIAO THÔNG Đối ngoại
đờng sắt quốc gia
bÃI đỗ xe
đất cha khai thác xây dựng
đất sông, hồ, ao, mơng
đất nghĩa địa
đất trồng lúa
đất trồng rau, hoa màu
đất trống
Đất khác ( hoang hoá, đờng bờ, ta lu)
tỉng céng

diƯn tÝch
(m2)
2310547
83410
60647
111608

191357
14551
438498
39276
146784
440638
103183
7679
510342
162574
57751
104823
2012413
510893
20414
576059
277815
611848
15384
4322960

tû lƯ
(%)
53,46
1,93
1,40
2,58
4,43
0,34
10,14

0,91
3,40
10,19
2,39
0,18
11,81
3,76
1,34
2,42
46,54
11,82
0,47
13,33
6,43
14,15
0,34
100,00

Bảng 1.1. Nguồn Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội
- Về hình thức một số cơng trình tiêu biểu trên tuyến đường:
+ Tổ hợp cơng trình thương mại, dịch vụ khu vực nút trung tâm quận Long
Biên (phía Bắc tuyến đường) là các cơng trình mới được đầu tư xây dựng, có
thiết kế đẹp, hiện đại, mang tính tiện dụng cao và có khơng gian mở lớn

25


×