Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Đặc điểm và giá trị kiến trúc nhà ở làng cựu, phú xuyên, hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TRƯƠNG TIẾN SĨ

ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC NHÀ Ở LÀNG
CỰU, PHÙ XUYÊN, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TRƯƠNG TIẾN SĨ
KHÓA: 2014- 2016

ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC NHÀ Ở LÀNG CỰU,
PHÙ XUYÊN, HÀ NỘI

Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: 60.58.01.02


LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG ĐẠO CƯƠNG

HÀ NỘI, NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến TS.KTS Hoàng Đạo
Cương, người thầy đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Kiến trúc Hà Nội,
khoa Sau Đại học đã tạo điều kiện để tôi học tập, hoàn thành luận văn. Cám ơn các
thầy cô giáo trong tiểu ban đã hỗ trợ, góp ý cho tôi để luận văn được hoàn thành
đúng thời hạn và đạt chất lượng.
Cám ơn gia đình, đồng nghiệp đã khích lệ, động viên tôi trong quá trình theo
học, nghiên cứu tại trường và tạo những điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành
luận văn này.
Tuy đã có những cố gắng, nhưng do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm
thực tiễn của bản thân còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp nhằm giúp
tôi hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2016
Tác giả
Trương Tiến Sĩ


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của riêng tôi.
Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và được
trích dẫn từ những tài liệu cụ thể, không vi phạm các quy định về bảo mật tài liệu và
bản quyền tác giả theo quy định hiện hành của Nhà nước và Pháp luật.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trương Tiến Sĩ


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài........................................................................................................ 1
* Mục đích nghiên cứu................................................................................................. 2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 3
* Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................... 3
* Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 4
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ QUY HOẠCH VÀ KIẾN TRÚC
NHÀ Ở LÀNG CỰU.................................................................................................... 5
1.1. Giới thiệu chung về làng Cựu.............................................................................. 5
1.1.1. Vị trí địa lý, dân cư và diện tích ............................................................... 5

1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................... 8
1.1.3. Điều kiện kinh tế, xã hội .........................................................................10
1.2. Thực trạng về quy hoạch và cảnh quan làng Cựu.........................................15
1.2.1. Cấu trúc tổng thể làng .............................................................................15


1.2.2. Cấu trúc mạng lưới giao thông và hệ thống hạ tầng kỹ thuật ..............18
1.2.3. Cấu trúc các khu dân cư và khu ở ..........................................................20
1.2.4. Cấu trúc không gian cộng đồng .............................................................21
1.3. Thực trạng về các công trình kiến trúc tiêu biểu làng Cựu .........................21
1.3.1. Công trình công cộng..............................................................................21
1.3.2. Công trình tôn giáo tín ngưỡng ..............................................................29
1.4. Thực trạng kiến trúc nhà ở làng Cựu trong giai đoạn hiện nay .................37
1.4.1. Hiện trạng sử dụng ..................................................................................37
1.4.2. Tình trạng sở hữu ....................................................................................38
1.4.3. Sự xuất hiện của các công trình mới......................................................40
1.4.4. Sự xuống cấp của kiến trúc nhà ở trong làng ........................................41
1.5. Kết quả khảo sát kiến trúc nhà ở làng Cựu ....................................................42
1.5.1. Khảo sát kiến trúc nhà ở .........................................................................42
1.5.2. Hồ sơ, bản vẽ kiến trúc nhà ở tiêu biểu .................................................42
1.5. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................................49
CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI VÀ XÁC ĐỊNH ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC
NHÀ Ở LÀNG CỰU..................................................................................................51
2.1. Phân loại kiến trúc nhà ở làng Cựu .................................................................51
2.1.1. Phân loại theo niên đại xây dựng ...........................................................51
2.1.2. Phân loại theo quy mô khuôn viên.........................................................55
2.1.3. Phân loại theo chiều cao tầng nhà ..........................................................58
2.1.4. Phân loại theo phong cách kiến trúc ......................................................60



2.2. Các tiêu chí xác định đặc điểm kiến trúc của ngôi nhà Việt
truyền thống vùng ĐBBB .........................................................................................64
2.2.1. Đặc điểm về mặt bằng tổng thể, tổ chức không gian và hướng nhà đặc
trưng...............................................................................................................................64
2.2.2. Đặc điểm về kết cấu và vật liệu xây dựng đặc trưng ............................68
2.2.3. Đặc điểm về trang trí, sắp đặt trong và ngoài nhà.................................71
2.3. Đặc điểm kiến trúc nhà ở làng Cựu ................................................................72
2.3.1. Đặc điểm về bố cục không gian và hướng nhà đặc trưng ....................72
2.3.2. Đặc điểm về tổ chức mặt bằng tổng thể và mặt bằng nhà chính .........75
2.3.3. Đặc điểm về kết cấu và vật liệu xây dựng .............................................78
2.3.4. Đặc điểm về phong cách kiến trúc .........................................................81
2.3.5. Đặc điểm về điêu khắc, trang trí trong và ngoài nhà ............................84
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC NHÀ Ở LÀNG CỰU VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC
NHÀ Ở LÀNG CỰU..................................................................................................87
3.1. Giá trị lịch sử, văn hoá .......................................................................................87
3.1.1. Giá trị lịch sử...........................................................................................87
3.1.2. Giá trị văn hoá ........................................................................................88
3.2. Giá trị về tổ chức sinh kế ....................................................................................90
3.2.1. Tổ chức cư trú .........................................................................................90
3.2.2. Tổ chức không gian lao động sản xuất ..................................................91
3.2.3. Tổ chức không gian tâm linh..................................................................92
3.2.4. Tổ chức không gian giao tiếp .................................................................92


3.3. Giá trị về kiến trúc ..............................................................................................93
3.4. Giá trị lưu giữ, tiếp tục sử dụng ........................................................................98
3.5. Đề xuất giải pháp định hướng bảo tồn và gìn giữ giá trị kiến trúc
nhà ở làng Cựu trong giai đoạn hiện đại hóa.......................................................100
3.5.1. Các thách thức đặt ra cho công tác bảo tồn và gìn giữ kiến trúc

nhà ở làng Cựu trong giai đoạn hiện nay ..................................................................100
3.5.2. Một số giải phát đề xuất định hướng bảo tồn kiến trúc nhà ở
làng Cựu ......................................................................................................................102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................103
Kết luận ...........................................................................................................103
Kiến nghị.........................................................................................................105
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

ĐBBB

Đồng bằng Bắc Bộ

UBND

Uỷ ban nhân dân

DSVH

Di sản văn hóa

NXB

Nhà xuất bản


BTCT

Bê tông cốt thép

XM

Xi măng

SD

Sử dụng

XC

Xuống cấp


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1.

Vị trí làng Cựu

Hình 1.2.

Cảnh quan đồng ruộng bao quanh làng Cựu


Hình 1.3.

Vị trí cổng làng Cựu trên trục đường chính của làng

Hình 1.4.

Hệ thống mặt nước trong làng Cựu

Hình 1.5.

Tổng mặt bằng làng Cựu

Hình 1.6.

Cấu trúc mạng lưới giao thông làng Cựu

Hình 1.7.

Mặt cắt đường giao thông trong làng

Hình 1.8.

Bản đồ phân bố nhà ở

Hình 1.9.

Trục không gian cộng đồng

Hình 1.10.


Cổng sau làng Cựu

Hình 1.11.

Mặt đứng cổng sau làng Cựu

Hình 1.12.

Giếng làng – điểm sinh hoạt thường nhật của dân cư làng Cựu

Hình 1.13.

Sơ đồ đường làng, ngõ xóm làng Cựu

Hình 1.14.

Sự đa dạng trong vật liệu lát ngõ làng Cựu

Hình 1.15.

Trục đường chính trong làng

Hình 1.16.

Trường Huỳnh Thúc Kháng nay đã trở thành nhà văn hoá thôn

Hình 1.17.

Tổng mặt bằng đình làng Cựu


Hình 1.18.

Kiến trúc đình làng Cựu

Hình 1.19.

Các công trình kiến trúc trong khuôn viên chùa Dồi

Hình 1.20.

Vị trí nhà thờ họ trên đường làng chính

Hình 1.21.

Kiến trúc nhà thờ họ Trần

Hình 1.22.

Bản đồ vị trí nhà bỏ hoang, ít sử dụng


Hình 1.23.

Nhà trống tại làng Cựu

Hình 1.24.

Tỷ lệ sở hữu nhà


Hình 1.25.

Sự biến đổi sở hữu nhà tại làng Cựu

Hình 1.26.

Xây dựng nhà mới bên cạnh nhà cổ

Hình 1.27.

Xây thêm phía trước công trình cũ

Hình 1.28.

Sự xuống cấp của nhà cổ trong làng Cựu

Hình 1.29.

Tỷ lệ thành phần dân cư

Hình 1.30.

Vị trí và tổng mặt bằng nhà số 01

Hình 1.31.

Hình thức kiến trúc nhà số 01

Hình 1.32.


Mặt bằng tầng 1 nhà số 01

Hình 1.33.

Mặt bằng tầng 2 nhà số 01

Hình 1.34.

Vị trí và tổng mặt bằng nhà số 02

Hình 1.35.

Hình thức kiến trúc nhà số 02

Hình 1.36.

Mặt bằng nhà số 02

Hình 1.37.

Mặt cắt A-A nhà số 02

Hình 1.38.

Vị trí và tổng mặt bằng nhà số 03

Hình 1.39.

Kiến trúc nhà chính, nhà phụ nhà số 03


Hình 1.40.

Mặt bằng nhà số 03

Hình 1.41.

Mặt cắt A-A nhà số 03

Hình 2.1.

Bản đồ niên đại công trình

Hình 2.2.

Một ngôi nhà cổ xây dựng vào những năm 1929-1945

Hình 2.3.

Kiến trúc nhà ở thời kỳ đổi mới

Hình 2.4.

Bản đồ tổng hợp về quy mô khuôn viên nhà ở

Hình 2.5.

Chiều cao các công trình trong làng Cựu


Hình 2.6.


Một ngôi nhà cổ cao một tầng trong làng

Hình 2.7.

Sự khác nhau về cảnh quan giữa khu vực đầu làng và cuối làng

Hình 2.8.

Kiến trúc các ngôi nhà cao trên 2 tầng trong làng

Hình 2.9.

Khuôn viên nhà ở theo phong cách truyền thống

Hình 2.10.

Ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Việt - Pháp

Hình 2.11.

Mái ngói truyền thống kết hợp với kiến trúc Trung Hoa

Hình 2.12.

Các kiến trúc mới không hoà nhập với kiến trúc cổ làng Cựu

Hình 2.13.

Một số dạng tổ chức nhà ở truyền thống vùng ĐBBB


Hình 2.14.

Tổ chức không gian ngôi nhà Việt truyền thống

Hình 2.15.

Một số thức vì kèo nhà ở truyền thống

Hình 2.16.

Mặt bằng tổng thể một ngôi nhà điển hình trong làng

Hình 2.17.

Mặt bằng nhà chính điển hình trong làng

Hình 2.18.

Mặt cắt A-A

Hình 2.19.

Kết cấu gỗ điển hình trong kiến trúc nhà ở làng Cựu

Hình 2.20.

Vật liệu gỗ lim được dùng trong nhà ở của làng

Hình 2.21.


Phong cách kiến trúc hỗn hợp trong kiến trúc nhà ở làng Cựu

Hình 2.22.

Cổng chính vào nhà với các bức đại tự và câu đối hai bên

Hình 3.1.

Chi tiết trang trí kiến trúc kiểu Pháp trong nhà ở làng Cựu

Hình 3.2.

Ngôi nhà cổ xây từ năm 1929 của cụ Phó Du

Hình 3.3.

Nét kết hợp tinh tế kiến trúc Đông- Tây trong nhà ở làng Cựu

Hình 3.4.

Một ngôi nhà có giá trị kiến trúc nay đang bỏ hoang


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Số hiệu
bảng, biểu

Tên bảng, biểu


Bảng 1.1.

Cơ cấu sử dụng đất thôn Cựu

Bảng 1.2.

Tỷ lệ sở hữu nhà

Bảng 1.3.

Tổng hợp hồ sơ, bản vẽ kiến trúc nhà ở tiêu biểu

Bảng 2.1.

Bảng niên đại công trình nhà ở làng Cựu

Bảng 2.2.

Bảng đặc điểm quy mô khuôn viên nhà ở làng Cựu

Bảng 2.3.

Bảng tổng hợp hướng nhà chính

Biểu đồ 1.1.

Biểu đồ dân cư theo giới tính

Biểu đồ 1.2.


Biểu đồ dân cư theo nhóm tuổi

Biểu đồ 2.1.

Tỷ lệ về quy mô khuôn viên nhà ở


1

PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Nếu như làng cổ Đường Lâm nổi tiếng nhờ kiến trúc nhà kiểu nông
thôn “ba gian hai chái” bằng vật liệu đá ong của vùng cận Trung du thì làng
Cựu mang phong cách một làng ven đô, ven sông điển hình theo kiến trúc
Pháp pha trộn với kiểu nhà Việt cổ truyền thống. Thời vàng son, làng Cựu
từng có cả trăm ngôi nhà cổ, mang phong cách độc đáo trên. Ngoài hệ thống
“nhà Tây” như cách gọi ở đây, người Cựu dù thành danh, giàu có vẫn giữ
những ngôi nhà ba gian bằng gỗ lợp ngói ta, có sân lát gạch.“Điều lạ lùng là
phong cách Pháp cổ điển không hề đối lập với phong cách của những ngôi
nhà truyền thống của cư dân nông nghiệp. Trái lại, nó tạo ra một kiểu kiến
trúc không giống bất cứ ngôi làng nào trên đất nước Việt Nam” (cụ Nguyễn
Văn Thân - một người dân trong làng nhận xét). Đi dọc các con đường từ đình
làng tỏa về các thôn, xóm, người ta vẫn nhận ra được quy hoạch “xương cá”
phổ biến. Trong làng vẫn giữ được một số con đường lát gạch nghiêng, nhiều
con ngõ vẫn còn cổng. Hiếm có một làng vùng ĐBBB nào còn lưu giữ đầy đủ
di tích các thời suốt mấy trăm năm của người Việt như làng Cựu.
Theo các cụ cao niên ở đây kể lại, sự giàu có, hưng thịnh của làng Cựu
được bắt đầu từ thời Pháp thuộc. Người làng Cựu với nghề may âu phục nổi
tiếng trên khắp xứ Bắc kỳ, nhờ vậy, nhà nhà trong làng phất lên nhanh chóng,
và sự hưng vượng của làng thể hiện qua các kiến trúc nhà ở bắt đầu được xây

dựng từ những thập kỷ 20 - 50 của thế kỷ XX. Do vậy, nhiều người gọi làng
Cựu là “làng Tây”, bởi rằng kiến trúc của làng có lẽ quá khác biệt, đẹp nổi
trội so với những làng cổ quen thuộc của vùng ĐBBB. Nếu du khách đặt chân
tới đây chắc chắn sẽ không khỏi ngạc nhiên về nét kiến trúc đặc biệt của
những ngôi nhà cổ trong làng và bồi hồi như được trở về với một thời quá khứ


2

xa xưa... Với những nét cổ kính phương Đông pha lẫn kiến trúc phương Tây,
kiến trúc những ngôi nhà cổ nơi đây trải qua bao thăng trầm thời gian vẫn giữ
cho mình nét cổ kính, sang trọng ẩn hiện sau những mái ngói âm dương kết
hợp với những chạm trổ, cửa vòm tinh xảo.
Cả làng Cựu bây giờ chỉ còn khoảng 30 ngôi biệt thự cổ mang nét kiến trúc
độc đáo trên, số còn lại hoặc đã chỉnh trang thành nhà ở hiện đại hoặc bỏ không như
nhà hoang. Có những ngôi nhà cửa đóng then cài hàng năm trời, để mặc cho thời
gian, sương gió bào mòn, bờ tường vôi vữa rêu mốc, mái ngói xô lệch, rơi rụng…
Bên trong chỉ để củi khô hay cỏ dại mọc um tùm do chủ nhà bỏ làng đi nơi khác
hoặc vẫn còn ở trong làng nhưng không có tiền tu bổ lại ngôi nhà. Hơn nữa, vào
những năm 2000, có đến hàng chục ngôi biệt thự cổ còn đẹp, còn chắc chắn, bị đập
đi xây nhà hiện đại. Nhiều hộ dân có tiền đã chọn cách xây biệt thự ở bên cạnh thay
cho việc phá dỡ ngôi nhà cổ. Cách xây dựng như vậy khiến kiến trúc tổng thể của
làng bị phá vỡ. Bên cạnh đó, việc bảo tồn và phát huy các giá trị kiến trúc nhà ở
làng Cựu hiện nay còn nhiều hạn chế do các điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều bất
cập so với yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay.
Chính vì vậy, đề tài “Đặc điểm và giá trị kiến trúc nhà ở làng Cựu, Phú
Xuyên, Hà Nội” là cần thiết, nhằm góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy hệ thống
di sản kiến trúc quý giá này.
* Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu, tìm hiểu về cấu trúc và chức năng kiến trúc của nhà ở làng

Cựu. Làm cơ sở xác định các đặc điểm của kiến trúc nhà ở làng Cựu, Phú Xuyên,
Hà Nội.
- Đánh giá các giá trị kiến trúc nhà ở làng Cựu. Từ đó, đề xuất các biện pháp
bảo tồn, gìn giữ và phát huy các kiến trúc nhà ở có giá trị trên địa bàn làng Cựu,
trong điều kiện hiện nay.


3

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Kiến trúc nhà ở làng Cựu.
- Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn viên làng Cựu, huyện Phú Xuyên, thành
phố Hà Nội từ khi thành lập làng đến nay.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện bằng các phương pháp nghiên cứu khác nhau trong
từng giai đoạn:
- Phương pháp điền dã, nghiên cứu thực địa: Đây là phương pháp quan trọng
để tiếp cận trực tiếp với những người dân, đi vào khảo sát thực tế để thấy được hiện
trạng, cấu trúc và chức năng của từng ngôi nhà. Tiến hành chụp ảnh, vẽ ghi, sưu
tầm tài liệu về các ngôi nhà ở làng.
- Phương pháp nghiên cứu có chọn lọc các tài liệu và kế thừa kết quả nghiên
cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án khác có liên quan (Bảo tàng,
sách, báo, luận văn, tài liệu tham khảo, tạp chí...).
- Phương pháp hệ thống hoá, phân tích, so sánh, tổng hợp để đưa ra các giải
pháp quản lý và bảo tồn nhà ở trong làng Cựu.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa thực tiễn: Là tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, đào tạo
trong các lĩnh vực kiên quan.
- Ý nghĩa khoa học:
+ Xây dựng một quỹ tư liệu đầy đủ, phong phú và sát thực nhất về hiện

trạng kiến trúc nhà ở làng Cựu trong giai đoạn hiện nay.
+ Góp phần đưa ra các giải pháp trên cơ sở khoa họ để quản lý, bảo tồn
kiến trúc nhà ở làng Cựu.


4

* Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn gồm có 3
chương:
- Chương 1: Tổng quan chung về quy hoạch và kiến trúc nhà ở làng
Cựu
- Chương 2: Phân loại và xác định đặc điểm kiến trúc nhà ở làng Cựu
- Chương 3: Đánh giá giá trị kiến trúc nhà ở làng Cựu và đề xuất giải pháp
định hướng bảo tồn kiến trúc nhà ở làng Cựu


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


103


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Làng Cựu cũng như nhiều làng Việt cổ truyền khác, ban đầu là đơn vị tụ cư
của người Việt. Từ xa xưa, do nằm trên một vị trí chiến lược, gần cửa ngõ thủ đô,
nơi có hệ thống giao thông thuỷ bộ thuận tiện, người dân ở đây biết được ưu thế của
làng mình nên họ đã tận dụng những điểm mạnh đó để phát triển kinh tế thông qua
việc giao thương, buôn bán phát đạt ở nơi đây. Hơn nữa, nhờ sự thành công của
nghề may phục vụ cho người Pháp và tầng lớp khá giả vào những năm 1920, không
gian kiến trúc cảnh quan làng Cựu đã được tái sinh với cấu trúc làng truyền thống
vùng ĐBBB và các ngôi biệt thự mang phong cách kiến trúc Pháp có sự giao thoa,
thay đổi để phù hợp lối sống địa phương.
Xưa kia, do những thuận lợi về tài chính, làng Cựu có khá nhiều công trình
kiến trúc dân gian cũng như công trình tôn giáo tín ngưỡng mà đặc biệt nhất là
những ngôi nhà cổ mang phong cách kiến trúc Việt - Pháp và trong làng còn lại khá
nhiều ngôi nhà gỗ mang đậm phong cách cổ truyền người Việt, đánh dấu sự phát
triển một thời của ngôi “làng may Tây” này. Nhưng hiện nay, những ngôi nhà đó
đang đứng trước thử thách của thời gian cũng như các tác động của con người và
đang có nguy cơ dần mất đi nếu không có biện pháp bảo tồn và gìn giữ một cách có
hệ thống. Do tình trạng di dân, sức ép về dân số, nhu cầu cần có một không gian lớn
cho việc sản xuất đã làm mất đi và hư hỏng khá nhiều ngôi nhà cổ ở làng. Việc gìn
giữ các ngôi nhà cổ ở làng chính là bảo lưu những giá trị văn hoá dân tộc mà cha
ông ta gửi gắm trong những ngôi nhà đó, vì vậy, việc trùng tu và bảo tồn nhà cổ ở
làng hiện nay được coi là vấn đề cấp thiết.
Đặc điểm nhà cổ ở làng Cựu có nhiều nét tương đồng với nhà ở cổ truyền
của người Việt. Vật liệu xây dựng nhà cổ ở làng Cựu vật liệu đều được làm bằng gỗ
và chủ yếu nhất là làm bằng gỗ lim; Bố cục không gian mặt bằng của ngôi nhà ở


104


Cựu thường không có ao, vườn rất ít gia đình có vườn, nếu có chỉ là một khoảng
vườn nhỏ, đa phần nhà ở làng có nhà chính và các công trình phụ trợ; Hướng nhà
chính trong làng thường quay theo hướng tốt là hướng Đông Nam, hoặc hướng
Nam…Đặc điểm nổi bật và khác biệt của nhà ở làng Cựu là phong cách kiến trúc
đa dạng, kết hợp tinh tế giữa truyền thống và hiện đại, giữa Âu với Á, rất nhiều ngôi
nhà với các đường nét trang trí cầu kỳ, quy mô và phức tạp.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển có nhiều bước ngoặt quan trọng,
nhà ở làng Cựu mang nhiều giá trị hết sức đặc biệt. Mỗi căn nhà là một đại diện cho
sở thích và cá tính rất riêng của mỗi gia chủ từ đường nét trang trí, cách thức tổ
chức, sắp đặt không gian trong và ngoài nhà. Bước qua cánh cổng làng, qua các ngõ
nhỏ, đến từng cổng nhà đều thấy hiện hữu nhiều chi tiết kiến trúc đáng giá, vừa
khoáng đạt,hoà hợp, bay bổng, lại vừa ý nhị, mang nhiều tâm tư, tình cảm của các
bậc tiền bối làng Cựu. Tựu chung lại, kiến trúc nhà ở làng Cựu kết hợp nhiều phong
cách, mang nhiều nét cổ kính, sang trọng, đại diện cho một thời kỳ lịch sử vàng son,
một nét văn hoá nho nhã, hiếu đễ đã ăn sâu vào tiềm thức người dân làng Cựu. Đến
tận ngày nay, nhiều giá trị quý báu mà quỹ di sản này mang lại vẫn còn nguyên giá
trị, có thể khai thác sử dụng và giữ gìn phát huy cho thế hệ mai sau.
Tuy nhiên, do tác động của đời sống kinh tế, sự chuyển đổi cơ cấu ngành
nghề, gia đình hạt nhân chiếm ưu thế, lối sống nông thôn chuyển sang lối sống
thành thị. Vì thế không gian ở truyền thống dần biến mất thay vào đó là việc chia
nhỏ không gian cho từng hộ gia đình, nhà cao tầng được xây dựng, hệ thống vườn
cũng được chuyển sang thành nơi xây dựng nhà cửa. Bên cạnh đó, khá nhiều ngôi
nhà truyền thống đã bị phá bỏ, chia cắt cho nhiều chủ sử dụng làm cho không gian
ngôi nhà bị phá huỷ. Nhiều thành phần trong ngôi nhà đã bị thay thế, các ngôi nhà
mang phong cách thuộc địa bị chia nhỏ cho nhiều chủ sử dụng, cải tạo làm biến
dạng, mất đi nhiều giá trị quý báu. Đây là những thử thách thật sự cam go cho công
tác quản lý, quy hoạch của các nhà bảo tồn, kiến trúc trong giai đoạn hiện nay.


105


Kiến nghị
Trong giai đoạn hiện nay, dưới ảnh hưởng của đô thị hóa, nếu không có sự
can thiệp kịp thời, quỹ di sản nhà ở của làng Cựu nói riêng và các làng tại vùng
ngoài thành nói chung, đang đứng trước nguy cơ bị bỏ hoang, phá huỷ và xuống
cấp nhanh chóng. Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc nhà ở làng Cựu,
tác giả đưa ra một số kiến nghị sau:
- Một là, cần có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan chức năng,
cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong việc điều tra, khảo sát, thống kê và
phân loại chính xác các cơ sở dự liệu vê: Số lượng, hiện trạng, quy mô, phong
cách…nhà ở trong Làng. Cụ thể, cần tổ chức các cuộc khảo sát về nhà cổ, lập hồ sơ
về nhà cổ, đánh giá giá trị và phân loại nhà cổ. Từ đó, xác định các công trình kiến
trúc nhà ở có giá trị, cần được gìn giữ, bảo tồn và tôn tạo.
- Hai là, các cơ quan quản lý Nhà nước cần sớm ban hành các quy định chặt
chẽ trong công tác trùng tu, tôn tạo nhà ở làng Cựu - một trong bốn làng cổ của Hà
Nội. Đảm bảo trên nguyên tắc thực hiện tốt về pháp lệnh bảo vệ di tích lịch sử, văn
hoá. Song song đó, cụ thể hơn, cần có biện pháp quản lý đối với việc phát triển
không gian và xây dựng trong làng, theo đúng qua hoạch chung, khống chế mật độ
xây dựng trong làng, khuyến khích sử dụng các hình thức kiến trúc truyền thống
phù hợp điều kiện khí hậu, môi trường, đảm bảo giá trị thẩm mỹ không gian cảnh
quan kiến trúc truyền thống.
- Ba là, đối với các ngôi nhà cổ, cần phải ban hành các cơ chế, chính sách
quản lý và hỗ trợ kịp thời để bảo tồn được cấu trúc không gian và các giá trị lịch sử,
văn hoá truyền thống của những ngôi nhà đó. Cần có sự đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho
các gia đình đang sống trong nhà cổ để họ có thể tôn tạo kịp thời, chống xuống câp
các công trình nhà ở có giá trị, góp phần bảo tồn các di tích, nâng cấp hệ thống hạ
tầng, gìn giữ không gian cảnh quan tổng thể của làng Cựu.


106


Đối với các chương trình mềm, tác giả kiến nghị cần có những nghiên cứu
chuyên sâu về du lịch bảo tồn, quy hoạch bảo tồn với sự tham gia cộng đồng, sử
dụng quỹ nhà ở có giá trị đang bỏ hoang tại làng Cựu, nhằm “đánh thức” và “cứu
vớt” quỹ di sản đang bị xuống cấp một cách lãng phí này. Nâng cao hiểu biết về giá
trị nhà cổ của người dân và năng lực của chính quyền địa phương là một nhân tố
quan trọng trong việc giữ gìn di sản. Trong việc nâng cao nhận thức, bên cạnh vai
trò của truyền thông, trường đại học nên đóng vai trò tích cực trong việc chuyển
giao thông tin, là nhân tố kết nối giữa các nhà chuyên môn, các cơ quan quản lý, với
tổ chức và người dân địa phương.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (1951), Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Bốn phương.
2. Toan Ánh (1968), Làng Việt nam, Nhà NXB Trẻ.
3. Trần Lâm Biền (2001), Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt,
NXB Văn hóa dân tộc & Tạp chí Văn hóa nghệ thuật.
4. Lê Quỳnh Chi, Dương Quỳnh Nga, Nguyễn Văn Tuyên (2012), Đặc điểm và
giá trị không gian kiến trúc cảnh quan truyền thống làng Cựu, Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Viện, Viện Bảo tồn di tích.
5. Phạm Hùng Cường (2001), Chuyển đổi cấu trúc làng xã vùng ven đô thị
lớn Đồng bằng sông Hồng thành các đơn vị ở trong quá trình đô thị hoá,
Luận văn Tiến sỹ, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
6. Tôn Đại, Giá trị của di sản làng truyền thống Bắc Bộ, bài tham luận hội thảo
khoa học do Viện Nghiên cứu Kiến trúc tổ chức tháng 11 năm 2006.
7. Mạc Đường (1995), Làng xã ở châu Á và ở Việt Nam, NXB Thành phố Hồ
Chí Minh.
8. Dương Hồng Hiệp (2015), Phát huy giá trị kiến trúc cảnh quan làng
Cựu, Vân Từ, Phú Xuyên theo hướng du lịch di sản văn hoá, Luận văn
thạc sỹ kiến trúc, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

9. Diệp Đình Hoa (1990), Tìm hiểu làng Việt, NXB Khoa học xã hội.
10.Đặng Thái Hoàng (2002), Các bài nghiên cứu, lý luận, phê bình, dịch
thuật Kiến trúc, Các xu hướng trong việc hình thành và phát triển kiến
trúc nhà biệt thự kiểu Pháp ở Hà nội, NXB Xây dựng.
11. Nguyễn Quốc Hùng, Một vài biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản làng
truyền thống đồng bằng Bắc Bộ, bài tham luận hội thảo khoa học do Viện
Nghiên cứu Kiến trúc tổ chức tháng 11 năm 2006.


12. Ngô Quốc Huy (1996), Kiến trúc không gian ở làng truyền thống ven đô Hà
Nội, luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Kiến trúc Hà nội.
13. Nguyễn Hải Kế (1996), Một làng Việt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ, NXB
Khoa học xã hội.
14. Vũ Tam Lang (1998), Kiến trúc cổ Việt Nam, NXB Xây dựng, Hà Nội.
15. Quốc sử quán triều Nguyễn (1997), Đại Nam nhất thống chí, bản dịch tập 3,
NXB Thuận Hoá, Huế.
16. Đào Ngọc Nghiêm (2006), “Kiến trúc nông thôn - cội nguồn truyền thống”,
Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, (số 6).
17. Nguyễn Quang Ngọc (1993), Về một số làng buôn ở đồng bằng Bắc Bộ,
Xưởng in Nhạc viện Hà Nội.
18. Nguyễn Hải Ninh (2005), “Vài nét về ban thờ tổ tiên của người Việt”, Tạp chí
Di sản Văn hoá, (số 1).
19. Nguyễn Hồng Phong (1959), Xã thôn Việt Nam, NXB Văn sử địa Hà Nội.
20. Ngô Huy Quỳnh (1986), Kiến trúc Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
21. Hà Văn Tấn (1989), Làng, liên làng và siêu làng - Mấy suy nghĩ về phương
pháp, NXB Khoa học xã hội.
22. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
23. Nguyễn Đức Thiềm (2000), Góp phần tìm hiểu bản sắc kiến trúc truyền thống
Việt Nam, NXB Xây dựng, Hà Nội.
24. Nguyễn Đức Thiềm (2005), “Truyền thống Việt Nam so sánh đối chiếu với

kiến trúc truyền thống Trung Quốc”, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, (số 1).
25. Nguyễn Đức Thiềm, Nguyễn Huy Khanh (2005), “Truyền thống Việt Nam
qua so sánh đối chiếu với kiến trúc truyền thống Trung Quốc và Nhật Bản”,
Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, (số 3).


26.Nguyễn Đình Thi (2011), Kiến trúc nhà ở nông thôn, NXB Khoa học và
Kỹ thuật Hà Nội.
27.Thủ tướng Chính phủ (2011), Về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây
dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Quyết
định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011.
28. Bùi Thị Trang (2014), Văn hóa làng Cựu, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, thành
phố Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
29. Nguyễn Khắc Tụng (1994), Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam, Tập 1, Hội
Khoa học lịch sử Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu kiến trúc, Đại học Kiến
trúc Hà Nội.
30. UBND xã Vân Từ (2015), Báo cáo hàng năm của xã.


×