Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Hoàn thiện mô hình quản lý dự án tại UBND quận thanh xuân, thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.03 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN HOÀNG ĐẠI
KHÓA: 2014 - 2016

HOÀN THIỆN MÔ HÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI
UBND QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý đô thị & công trình
Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM VĂN BỘ

Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian hai năm học tập và nghiên cứu, đến nay Luận văn Thạc
sỹ của tôi đã được hoàn thành tại Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội.
Tôi xin được cảm ơn TS. Phạm Văn Bộ đã tận tình hướng dẫn, tạo điều
kiện thuận lợi và động viên trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành
Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Kiến trúc
Hà Nội, Khoa Sau đại học và các thầy giáo, cô giáo là các nhà khoa học ở


trong Trường cũng như công tác ngoài Trường đã tạo điều kiện và định
hướng, góp ý nhiều cho tôi để tôi có thể hoàn thành Luận văn tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo quản lý dự án quận Thanh
Xuân cùng các đồng nghiệp trong Ban quản lý dự án đã tạo điều kiện tốt nhất
cho tôi trong công tác để có điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình học tập và
nghiên cứu thực hiện Luận văn tốt nghiệp này.
Dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện, song do thời gian và khả
năng thực hiện hạn chế nên luận văn có thể sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy cô và các bạn để Luận văn
của tôi đạt kết quả cao!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng Đại


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, tháng 6 năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Hoàng Đại



MỤC LỤC

Trang

Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các từ viết tắt
Danh mục các hình ảnh
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài……………………………………….........................

1

Mục tiêu nghiên cứu………………………………………....................

2

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………...........

2

Phương pháp nghiên cứu……………………………………….............

2

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..…………………….............


2

Cấu trúc của luận văn………………………………………..................

3

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG TẠI UBND QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ

4

NỘI
1.1. Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện
(quận) tại thành phố Hà Nội………………………………………………

4

1.1.1. Thực trạng quản lý dự án……………………………………………..

4

1.1.2. Các hình thức quản lý dự án đầu tư công theo quy định của nhà
nước ………………………………………………………………………...

5

1.1.3. Nội dung quản lý dự án đầu tư công ….……………………………..

9


1.1.4. Những đổi mới trong công tác quản lý dự án đầu tư công …………

9

1.1.5. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân ..……………………………

9

1.2. Giới thiệu chung về quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội ……….

12

1.2.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên………………………………………

12

1.3. Thực trạng mô hình quản lý dự án đầu tư công tại UBND quận

13

Thanh Xuân, thành phố Hà Nội ………………………………………….

16


1.3.1. Mô hình quản lý nhà nước các dự án đầu tư công tại UBND quận
Thanh Xuân ………………………………………………………………...

16


1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy BQLDA trong mô hình quản lý dự án tại
quận Thanh Xuân…………………………………………………………...

17

1.4. Đánh giá, phân tích thực trạng mô hình quản lý dự án đầu tư
công tại UBND quận UBND Thanh Xuân……………………………….

29

1.4.1. Một số kết quả đạt được……………………………………………...

29

1.4.2. Một số tồn tại và nguyên nhân……………………………………….

34

1.4.3. Những vấn đề cần rút ra……………………………………………...

37

CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ QUẢN LÝ

38

DỰ ÁN VÀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
TRONG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN
2.1. Khái niệm quản lý dự án và mô hình quản lý dự án đầu tư xây

dựng công trình……………………………………………………………

38

2.1.1. Quản lý dự án………………………………………………………..

38

2.1.2. Các mô hình quản lý dự án…………………………………………..

41

2.2. Các yếu tố quyết định đến việc lựa chọn mô hình quản lý dự án
đầu tư xây dựng trong giai đoạn thực hiện………………………………

45

2.2.1. Quy mô và độ phức tạp của dự án……………………………………

45

2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội……………………………………………...

46

2.2.3. Năng lực của các nhà quản lý dự án và năng lực của các thành viên
tham gia dự án………………………………………………………………

46


2.2.4. Rủi ro trong dự án……………………………………………………

47

2.2.5. Năng lực của các bên tham gia dự án……………………………….

49

2.3. Các yếu tố nền tảng đánh giá hiệu quả mô hình quản lý dự án đầu
tư xây dựng trong giai đoạn thực hiện…………………………………...

50

2.3.1. Quản lý thời gian và tiến độ của dự án đầu tư………………………

50

2.3.2. Quản lý chi phí của dự án đầu tư…………………………………….

51

2.3.3. Quản lý chất lượng dự án đầu tư…………………………………….

53


2.4. Hệ thống các văn bản pháp lý hiện hành có liên quan đến hoạt
động của dự án đầu tư xây dựng…………………………........................

56


2.4.1. Các văn bản pháp lý liên quan………………………………………

56

2.4.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật…………………………………

57

2.4.3. Các văn bản mới được áp dụng……………………………………..

59

2.5. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm phục vụ công
tác quản lý dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn thực
hiện…………………………………………………………………………

60

2.5.1. Các yếu tố thành công của các dự án đầu tư xây dựng…………….

60

2.5.2. Các vấn đề vướng mắc của các dự án đầu tư xây dựng…………….

63

2.5.3. Những kinh nghiệm điều hành, quản lý dự án thực tiễn……………

70


2.5.4. Những mô hình quản lý dự án tiên tiến………….………………….

72

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ
HÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI UBND QUẬN THANH XUÂN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI………………………………………………..…

77

3.1. Quan điểm và mục tiêu quản lý dự án đầu tư công …………..…..

77

3.1.1. Quan điểm………….………….………….………….……..............

77

3.1.2. Mục tiêu………….………….………….………….………..............

78

3.2. Đề xuất mô hình quản lý dự án đầu tư xây dựng tại quận Thanh
Xuân, thành phố Hà Nội …………………………………………………

79

3.2.1. Đề xuất mô hình quản lý nhà nước các dự án đầu tư công .……….


79

3.2.2. Nội dung áp dụng mô hình………….………….…………………..

81

3.3. Một số giải pháp tiến hành thực hiện hoàn thiện mô hình đề xuất
tại UBND quận Thanh Xuân …………………………………………...

81

3.3.1. Đề xuất hoàn thiện tổ chức cơ cấu Ban quản lý dự án quận Thanh
Xuân khoa học và phù hợp với thực tiễn……………………………………

81

3.3.2. Các giải pháp hoàn thiện mô hình đề xuất Ban QLDA quận ……..

84

3.3.3. Bố trí nhân lực hợp lý theo mô hình đề xuất ….…………………..

98

3.3.4. Xây dựng chức năng và nhiệm vụ các tổ, bộ phận trong Ban QLDA


hợp lý ………………………………….. …………………………………

99


3.3.5. Phối hợp công việc giữa các bộ phận của ban quản lý dự án và ban
quản lý với các phòng của UBND quận Thanh Xuân …………………….

103

3.3.5. Trang bị kỹ thuật, công nghệ cho công tác thực hiện QLDA ……..

104

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận……………………………………………………………………
Kiến nghị………………………………………………………………….
TÀI LIỆU THAM KHẢO

107
108


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BQLDA
BTCT
BCKTKT
CĐT

Tên đầy đủ
Ban quản lý dự án
Bê tông cốt thép
Báo cáo kinh tế kỹ thuật

Chủ đầu tư

ĐVCĐT

Đơn vị chủ đầu tư

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HĐND

Hội đồng nhân dân

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

QLCL

Quản lý chất lượng


QLDA

Quản lý dự án

TVGS

Tư vấn giám sát

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1.

Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

Hình 1.2.

Mô hình Ban quản lý dự án

Hình 1.3.

Mô hình tổ chức của UBND quận Thanh Xuân


Hình 1.4.

Mô hình tổ chức bộ máy của BQLDA quận Thanh Xuân

Hình 1.5.

Một số dự án đang thi công xây dựng do Ban quản lý dự án
quận Thanh Xuân thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư

Hình 1.6.

Một số dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng do Ban
quản lý dự án quận Thanh Xuân thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư

Hình 2.1.

Mô hình chủ đầu tư tự thực hiện dự án

Hình 2.2.

Mô hình thuê tư vấn quản lý dự án

Hình 2.3.

Mô hình trọn gói thiết kế - thi công

Hình 2.4.

Mô hình ban quản lý dự án


Hình 2.5.

Sơ đồ quản lý nhà nước đối với dự án ĐTXD công trình

Hình 2.6.

Mô hình tổ chức quản lý hàng dọc

Hình 2.7.

Mô hình tổ chức quản lý hàng ngang

Hình 2.8.

Mô hình tổ chức quản lý tổng hợp

Hình 3.1.

Mô hình quản lý dự án trong giai đoạn thực hiện

Hình 3.2.

Đề xuất mô hình quản lý nhà nước các dự án đầu tư công do
UBND quận Thanh Xuân làm chủ đầu tư

Hình 3.3.

Đề xuất cơ cấu tổ chức Ban QLDA quận Thanh Xuân

Hình 3.4.


Đề xuất quy trình tổ chức và xây dựng cơ chế quản lý

Hình 3.5.

Quy trình quản lý dự án 4 giai đoạn

Hình 3.6.

Đề xuất sơ đồ quản lý quá trình thực thi tiến độ trong giai đoạn
thực hiện


Hình 3.7.

Giải pháp quản lý tiến độ thi công

Hình 3.8.

Cấu trúc mô hình kế hoạch tiến độ theo sơ đồ mạng.

Hình 3.9.

Quá trình quản lý chi phí trong giai đoạn thực hiện

Hình 3.10.

Giải pháp quy trình quản lý chi phí thi công công trình



DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng,
biểu

Tên bảng, biểu

Bảng 2.1.

Các yếu tố ảnh hưởng đến vượt chi phí và chậm tiến độ

Bảng 2.2.

Các nhóm thành tố bằng phương pháp quay trực giao Varimax


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Quản lý dự án quận Thanh Xuân (2016), Báo cáo Kết quả thực
hiện nhiệm vụ năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016.
2. Ban Quản lý dự án quận Thanh Xuân (2015), Báo cáo công tác quản lý
các dự án tháng 12 năm 2015.
3. Bộ Xây dựng (2013), Hướng dẫn xác định và công bố chỉ số giá xây
dựng 2013 quy định mới nhất về quyết toán dự án , quản lý chi phí dự án, chi
phí đầu tư, quy đổi chi phí đầu tư xây dựng, NXB Lao động, Hà Nội.
4. Bộ Xây dựng (2013), Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013,
quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
5. Chính phủ (2015), Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về
quản lý chất lượng công trình xây dựng.
6. Chính phủ (2015), Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về
quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
7. Chính phủ (2005), Quyết định số 80/2005/NĐ-CP ngày 18/4/2005 về

ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng.
8. Chính phủ (2015), Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về Quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình.
9. Trần Chủng (2013), “Tổng quan về quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình”, Chuyên đề 1, lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dự án, Viện
KHCNXD Hà Nội 2013.
10. Lê Anh Dũng (2013), Giáo trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình đô thị.
11. Lê Anh Dũng - Đinh Tuấn Hải (2014), phân tích các mô hình quản lý
trong xây dựng.
12. Bùi Mạnh Hùng (2006), Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình,
NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.


13. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2002), Luật
Ngân sách Nhà nước.
14. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2014), Luật Xây
dựng.
15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2014), Luật Đấu
thầu.
16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2014), Luật Đầu
tư công.
17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2015), Luật tổ
chức chính quyền địa phương.
18. Trịnh Quốc Thắng (2007), Quản lý dự án xây dựng, NXB Khoa học
Kỹ thuật, Hà Nội.
19. UBND Quận Thanh Xuân (2015), Kế hoạch trung hạn phát triển kinh
tế - xã hội quận Thanh Xuân giai đoạn 2015-2020.
20. UBND Thành phố Hà Nội (2011), Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm

2030.
21. Website cổng thông tin điện tử một số cơ quan, đơn vị:
UBND thành phố Hà Nội

: www.hanoi.gov.vn

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội

: www.hapi.gov.vn

Sở Xây dựng Hà Nội

: www.soxaydung.hanoi.gov.vn

Cổng thông tin điện tử quận Thanh Xuân:
Công ty TNHH Công nghệ điện tử - phần mềm và viễn thông Life Tek:

Website: www.vi.wikipedia.org và một số website khác.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Tên đề tài Luận văn: Hoàn thiện mô hình quản lý dự án tại UBND quận
Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
* Lý do chọn đề tài:
Thanh Xuân là một Quận trung tâm phía tây nam thủ đô Hà Nội có diện
tích 9,08km2 với dân số 255.800 nhân khẩu; gồm 11 phường. Trên địa bàn
Quận có nhiều khu đô thị, các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, viện
nghiên cứu và nhiều trụ sở cơ quan đơn vị Trung ương và Thành phố, tổ chức

chính trị xã hội, nhiều khu công nghiệp, nhà máy đã và đang được chuyển đổi
xây dựng đô thị mới như: Khu Trung Hòa Nhân Chính, khu Thượng Đình,
khu liên danh Ô tô Hòa Bình, khu Chiếu sáng, khu Dệt kim…
Quận Thanh Xuân có tốc độ đô thị hóa nhanh, mạnh, các dự án xây
dựng ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn quy mô. Được sự phân công nhiệm
vụ của Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân, Ban quản lý dự án quận Thanh
Xuân thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư các dự án: Trường học công lập, nhà hội
họp và một số tuyến đường chủ yếu là các dự án nhóm C, nhóm B.
Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn quận Thanh Xuân
hiện nay vẫn còn bộc lộ một số yếu điểm cần chấn chỉnh, khắc phục, cải thiện
trong thời gian tới, trong đó có liên quan đến mô hình quản lý dự án tại
UBND quận Thanh Xuân chưa phù hợp. Do sự không phù hợp mô hình, dẫn
đến một số vấn đề như: công tác giải phóng mặt bằng chậm, thời gian hoàn
thành giai đoạn chuẩn bị đầu tư các dự án kéo dài làm chậm tiến độ dự án,
tăng tổng mức đầu tư, chất lượng công trình chưa đảm bảo, công tác quản lý
sau đầu tư chưa được chú trọng đúng mức làm một số công trình xuống cấp
nhanh sau khi đưa vào sử dụng…
Do vậy, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài "Hoàn thiện mô hình quản lý
dự án tại UBND quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội" là rất cần thiết, nhằm


2

góp phần nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng (đầu tư công) tại quận
Thanh Xuân.
* Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng mô hình quản lý dự án tại UBND quận Thanh
Xuân, thành phố Hà Nội;
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý dự án tại UBND
quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Mô hình quản lý dự án tại cấp huyện (quận).
- Phạm vi nghiên cứu: UBND quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu các tài liệu khoa học
và pháp lý liên quan đến công tác quản lý dự án, mô hình quản lý dự án làm
luận cứ lý thuyết cho luận điểm nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát các dự án đã và
đang triển khai do Ban quản lý dự án quận Thanh Xuân làm đơn vị đại diện
chủ đầu tư để đưa ra quan điểm và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện mô
hình quản lý dự án.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học: Đề xuất mô hình quản lý dự án phù hợp với các
công trình đầu tư xây dựng cấp huyện (quận).
- Ý nghĩa thực tiễn: Áp dụng mô hình quản lý dự án phù hợp tại UBND
quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội nhằm góp phần xây dựng Thanh Xuân
trở thành một quận có cơ sở hạ tầng hiện đại, văn minh theo định hướng
chung về phát triển của Thủ đô Hà Nội.


3

* Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn có ba
chương:
- Chương 1. Thực trạng mô hình quản lý dự án đầu tư xây dựng tại
UBND quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Chương 2. Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý về quản lý dự án và mô
hình quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Chương 3. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện Mô hình quản lý dự

án tại UBND quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


107

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Trong những năm qua, nguồn vốn ngân sách nhà nước huy động cho
đầu tư ở quận Thanh Xuân đã góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng
kinh tế, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa trên địa bàn không ngừng
được cải thiện. Tuy nhiên, trong công tác quản lý các dự án đầu tư bằng
nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn vẫn còn nhiều bất cập.
Trong phạm vi cho phép, đề tài luận văn “Hoàn thiện mô hình quản lý
dự án tại UBND quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội” đã đạt được một số
kết quả sau:
1. Đánh giá được thực trạng, những ưu điểm và hạn chế của mô hình
quản lý dự án đầu tư xây dựng (đầu tư công) tại UBND quận Thanh Xuân,
thành phố Hà Hội: Công tác quản lý các DAĐTXD trên địa bàn quận Thanh

Xuân đã thu được một số kết quả đáng khích lệ, góp phần không nhỏ vào
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thủ đô và của quận Thanh Xuân
thể hiện qua sự thay đổi nhanh chóng của bộ mặt đô thị và cơ sở hạ tầng ngày
càng hiện đại, đồng bộ. Tuy nhiên, do công tác quy hoạch đầu tư chưa được
thực hiện tốt do yếu tố lịch sử, hệ thống văn bản pháp quy chuyên ngành chưa
đồng bộ, đôi khi còn chồng chéo, mâu thuẫn hoặc thiếu, năng lực cán bộ chưa
đáp ứng tốt yêu cầu công việc cũng như nhiều địa phương khác, công tác
quản lý các DAĐTXD trên địa bàn quận Thanh Xuân vẫn còn một số bất cập
cần giải quyết, tháo gỡ hoặc đổi mới.
2. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp đồng bộ để Hoàn thiện mô
hình đề xuất quản lý dự án tại UBND quận Thanh Xuân,bao gồm: Hoàn thiện
tổ chức cơ cấu Ban quản lý dự án quận Thanh Xuân khoa học và phù hợp với
thực tiễn; Các giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy đề xuất của Ban
quản lý dự án quận như: giải pháp cơ chế quản lý, giải pháp nâng cao hiệu


108

quả đầu tư, giải pháp quản lý chất lượng, giải pháp quản lý tiến độ dự án, giải
pháp quản lý tiến độ thi công, giải pháp quản lý chi phí dự án; Bố trí nhân lực
hợp lý theo mô hình đề xuất; Xây dựng chức năng và nhiệm vụ của các tổ, bộ
phận trong ban quản lý dự án hợp lý; Phối hợp công việc giữa các bộ phận
của ban quản lý dự án và ban quản lý với các phòng của UBND quận Thanh
Xuân; Trang bị kỹ thuật, công nghệ cho công tác thực hiện quản lý dự án.
Kiến nghị
1. Đối với UBND quận Thanh Xuân: UBND quận Thanh Xuân cần
nhanh chóng ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể về quản lý các
DAĐTXD phù hợp với pháp luật hiện hành và thực tế và định hướng phát
triển của quận và của Thành phố Hà Nội, trong đó cần tăng cường tính chủ
động của BQLDA quận Thanh Xuân; Giao cho BQLDA quận Thanh Xuân là

đại diện Chủ đầu tư các dự án trên địa bàn của Quận. Theo đó, BQLDA được
tự quyết định các vấn đề phát sinh tăng, giảm khối lượng của dự án đầu tư
nhưng không vượt quá tổng mức đầu tư đã được UBND quận phê duyệt.
Theo Luật Xây dựng 2014, Ban quản lý dự án quận Thanh Xuân mang
đầy đủ tính chất của một ban quản lý dự án khu vực. Vì vậy, ngoài việc cần
phải tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của Ban Quản lý dự án, UBND
quận Thanh Xuân cũng cần có quy chế và cơ chế kiểm soát của chính quyền
và người quyết định thành lập để không có hiện tượng lạm dụng chức vụ,
quyền hạn của một Ban QLDA khu vực.
2. Ban QLDA là cơ quan tham mưu quan trọng nhất cho UBND quận
Thanh Xuân về lĩnh vực quản lý các DAĐTXD trên địa bàn quận. Với tình
hình thực tế như hiện nay, để làm tốt công tác tham mưu và công tác chuyên
môn được giao, Ban QLDA cần có sự đổi mới về cơ cấu tổ chức, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt chú ý chất lượng tuyển dụng đầu vào
phải công khai, minh bạch qua thi tuyển nghiêm túc, đầu tư trang thiết bị và
phần mềm quản lý hiện đại. Bên cạnh đó, để đáp ứng được khối lượng công


109

việc ngày càng lớn, tính chất ngày càng phức tạp, Ban QLDA cần phải đa
dạng các hình thức quản lý như: chủ đầu tư trực tiếp QLDA; Ban QLDA
chuyên ngành; thuê tổ chức tư vấn QLDA đầu tư xây dựng công trình… để
tận dụng tối đa chất xám của cộng đồng nghề nghiệp, giảm tải cho chính Ban
QLDA Quận mà không làm giảm chất lượng quản lý. Ban phải tăng cường
quản lý sau đầu tư, làm rõ trách nhiệm của các chủ thể khi xây dựng và sau
khi đưa công trình vào sử dụng.




×