Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Nghiên cứu áp dụng giải pháp tường chắn đất cho khu vực đồng tháp mười (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.88 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TRẦN NGỌC QUYẾT
KHÓA 2014-2016

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG GIẢI PHÁP TƯỜNG
CHẮN ĐẤT CHO KHU VỰC ĐỒNG THÁP MƯỜI

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình Dân dụng và Công nghiệp
Mã số: 60.58.02.08

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Vương Văn Thành

Hà Nội – 2016


LỜI CẢM ƠN
Tác giả trân trọng cảm ơn
PGS.TS. Vương Văn Thành người đã hướng dẫn trực tiếp và vạch ra những
định hướng khoa học cho luận văn.
Cảm ơn các thầy chấm phản biện, các nhà khoa học, các chuyên gia của Viện
khoa học thủy lợi Miền nam, Hội đồng chấm luận văn, Khoa Sau đại học - Trường
Đại học Kiến trúc Hà Nội, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Tiền Giang
(TICCO), đã có những ý kiến đóng góp quý báu giúp tác giả bổ sung, sửa chữa,


hoàn thiện nội dung của luận văn.
Tuy đã cố gắng hết mức, nhưng do thời gian và trình độ hạn chế chắc chắn
luận văn còn nhiều tồn tại, tác giả mong muốn được các quí thầy cô, các nhà khoa
học, các đồng nghiệp góp ý, trao đổi để tác giả tiếp thu nghiên cứu sâu hơn góp
phần đưa kiến thức khoa học mới vào ứng dụng trong thực tiễn xây dựng các công
trình tường chắn đất ở vùng Đồng Tháp Mười.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng.

Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Ngọc Quyết


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Cấu trúc luận văn
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ GIẢI PHÁP VÀ ÁP DỤNG TƯỜNG CHẮN ĐẤT . 3
1.1 Khái niệm .......................................................................................................... 3
1.2 Phân loại ............................................................................................................ 3
1.2.1 Theo độ cứng ........................................................................................... 3
1.2.2 Theo Đặc điểm làm việc ........................................................................... 3
1.2.3 Theo vật liệu ............................................................................................ 5
1.2.4 Theo chiều cao ......................................................................................... 5
1.2.5 Theo kết cấu ............................................................................................. 5
1.3 Đặc điểm tự nhiên, địa tầng và thủy văn của khu vực Đồng Tháp Mười ............ 6
1.3.1 Đặc điểm tự nhiên .................................................................................... 6
1.3.2 Đặc điểm địa tầng .................................................................................... 8
1.3.3 Đặc điểm thủy văn ................................................................................. 12
1.4 Thực trạng sử dụng và một số sự cố thường gặp về tường chắn đất ở ĐTM ..... 15
1.4.1 Thực trạng sử dụng tường chắn đất ........................................................ 15
1.4.2 Một số sự cố thường gặp ........................................................................ 23
1.5 Nhận xét .......................................................................................................... 28


Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN VÀ ĐỀ XUẤT TƯỜNG CHẮN
ĐẤT PHÙ HỢP VỚI KHU VỰC ĐỒNG THÁP MƯỜI ....................................... 30
2.1 Lý thuyết tính toán tường chắn đất.................................................................. 30
2.1.1 Khái niệm về các loại tải trọng ............................................................... 30
2.1.2 Các loại áp lực ngang lên tường chắn ..................................................... 30
2.1.3 Áp lực đất do tải trọng chất thêm ........................................................... 31
2.1.4 Các lý thuyết tính toán áp lực đất thường dùng....................................... 32
2.1.5 Ổn định tổng thể của tường chắn đất ...................................................... 37
2.1.6 Tính toán tường chắn đất sử dụng phần mềm Plaxis ............................... 41

2.2 Đề xuất tường chắn đất phù hợp với khu vực Đồng Tháp Mười ....................... 47
2.2.1 Đặc điểm công trình ............................................................................... 47
2.2.2 Đặc điểm địa tầng .................................................................................. 47
2.2.3 Giải pháp tường chắn đất sử dụng cho khu vực Đồng Tháp Mười .......... 49
2.2.4 Đánh giá điều kiện kinh tế - kỹ thuật ...................................................... 66
2.3 Nhận xét .......................................................................................................... 71
Chương 3: ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP TƯỜNG CHẮN ĐẤT CHO KHU VỰC
ĐỒNG THÁP MƯỜI ............................................................................................ 72
3.1 Ứng dụng tường BTCT DUL ........................................................................... 72
3.1.1 Vị trí, địa hình, địa chất công trình, địa chất thủy văn............................. 72
3.1.2 Chọn loại kết cấu tường, chiều cao tường ............................................... 79
3.1.3 Tính ứng suất, biến dạng tường mềm bằng Plaxis .................................. 86
3.1.4 Kiểm tra ổn định tổng thể ....................................................................... 93
3.2 Ứng dụng tường BTCT bán trọng lực trên nền cừ tràm .................................... 95
3.2.1 Vị trí, địa hình, địa chất công trình, địa chất thủy văn............................. 95
3.2.2 Chọn loại kết cấu tường, chiều cao tường ............................................. 100
3.3 Nhận xét ........................................................................................................ 110
3.3.1 Phương pháp tính toán truyền thống ..................................................... 110
3.3.2 Phương pháp Phần tử hữu hạn .............................................................. 110
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Tiếng Anh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ


BTCT

Bê tông cốt thép

BTCT DUL

Bê tông cốt thép dự ứng lực

DD & CN

Dân dụng và công nghiệp

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐTM

Đồng Tháp Mười

NXB

Nhà xuất bản

PTHH

Phần tử hữu hạn

QCVN


Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TP

Thành phố

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số hiệu

Tên hình

hình

Trang

Hình 1. 1


Các loại tường chắn đất [7], [15]

3

Hình 1.2

Các kiểu tường chắn lắp ghép [7]

5

Hình 1. 3

Tường đất có cốt [28]

6

Hình 1. 4

Địa hình vùng Đồng Tháp Mười [30]

7

Hình 1.5

Mặt cắt địa chất khu vực Đồng Tháp Mười [4]

8

Hình 1.6


Bản đồ phân vùng đất yếu ở ĐBSCL [9]

10

Hình 1. 7

Lát cắt địa chất kênh Đồng Tiến tại Đồng Tháp [2]

11

Hình 1. 8

Đồng Tháp Mười mùa nước nổi [34]

13

Hình 1. 9

Bản đồ phân vùng ngập lũ ĐBSCL năm 2000 [18]

14

Hình 1. 10

Kè đá ao Lăng cụ Phó Bảng Nguyễn sinh Sắc, Đồng Tháp

15

Hình 1.11


Tường chắn đất rọ đá ven kênh, rạch tại Đồng Tháp

16

Hình 1. 12

Cấu tạo tường rọ đá

17

Hình 1.13

Tường chắn đất bằng cừ tràm [25]

17

Hình 1.14

Tường chắn đất bằng BTCT đúc tại chỗ

18

Hình 1. 15

Cấu tạo tường chắn đất bằng BTCT đúc tại chỗ [2]

19

Hình 1. 16


Tường chắn đất bằng đất có cốt [26]

20

Hình 1.17

Tường chắn BTCT DUL

22

Hình 1. 18

Tường chắn đất bằng cừ larsen [29]

22

Hình 1. 19

Lún Bờ kè đường Lê Duẩn tp.Cao Lãnh, Đồng Tháp [27]

24

Hình 1. 20

Sạt lở tại kênh An Phong- Mỹ Hòa tháng 10/2015

25

Hình 1. 21


Sạt lở tường đá hộc tại huyện Châu Thành, Đồng Tháp

26

Hình 1.22

Sạt tường chắn tại Tràm Chim, Tam Nông, Đồng Tháp [33]

27

Hình 1. 23

Sạt tường chắn chợ Rạch Chanh TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp

27

Hình 2. 1

Biểu đồ áp lực chủ động của đất khi các lớp đất khác nhau

31

Hình 2. 2

Áp lực đất chủ động, bị động của tường nhẵn

32


Số hiệu


Tên hình

Trang

Hình 2. 3

Giới hạn ứng suất chủ động, bị động theo phương ngang [3]

33

Hình 2. 4

Điều kiện cân bằng Mohr – Coulomb [3]

35

Hình 2. 5

Điểm đặt đáy tường chắn [1,260]

37

Hình 2. 6

Phương pháp phân mảnh Fellenius [17,139]

39

Hình 2. 7


Mảnh đơn giản hóa của Bishop [17, 142]

40

Hình 2. 8

Cấu trúc chương trình của Plaxis

43

Hình 2. 9

Mối quan hệ tuyến tính ứng suất-biến dạng

43

hình

Hình 2.10
Hình 2. 11
Hình 2. 12

Mặt chảy dẻo Mohr-Coulomb trong không gian ứng suất
chính [24]
Quan hệ ứng suất-biến dạng đàn dẻo lý tưởng [24]
Quan hệ hyperbol giữa ứng suất và biến dạng trong thí
nghiệm 3 trục chuẩn có thoát nước [24]

44

46
46

Hình 2. 13

Mặt chảy dẻo của mô hình HS trong mặt phẳng p-q [24]

47

Hình 2. 14

Giải pháp kè BTCT trên cọc kết hợp mái nghiêng

50

Hình 2. 15

Tường chắn BTCT đổ tại chỗ trên cọc BTCT

51

Hình 2. 16

Đoạn song uốn cong bị nước xoáy

54

Hình 2. 17

Sạt lở do áp lực nước


54

Hình 2. 18

Hình ảnh cừ bản BTCT DUL

56

Hình 2. 19

Tường chắn đất tại thị trấn Tân Thạnh – Long An

56

Hình 2. 20

Tường chắn đất kênh Đồng Tiến thị trấn Tràm Chim, Đồng
Tháp

56

Hình 2. 21

Neo tường chắn đất tại sông Tiền Giang

58

Hình 2. 22


Thi công đóng cừ bản BTCT DUL bước 1

58

Hình 2. 23

Thi công đóng cừ bản BTCT DUL bước 2

59

Hình 2. 24

Công nghệ thi công đóng cừ Bản BTCT DUL [31]

59

Hình 2. 25

Lắp dựng ván khuôn đổ bệ xà mũ

59

Hình 2. 26

Các dạng neo tường cừ bản

60


Số hiệu


Tên hình

hình

Trang

Hình 2. 27

Tường chắn đường lên cầu [32]

61

Hình 2. 28

Cấu tạo tấm panel tường và cốt neo [28]

60

Hình 2. 29

Hướng lắp đặt tấm panel [5]

64

Hình 2. 30

sơ đồ lắp đặt tấm panel ở hàng dưới cùng [32]

64


Hình 2. 31

Sơ đồ lắp cốt hàng dưới cùng [32]

65

Hình 3. 1

Vị trí tường chắn đất khu dân cư chợ Trường Xuân [19]

72

Hình 3. 2

Hình trụ hố khoan trên kênh Đồng Tiến [19]

73

Hình 3. 3

Lát cắt địa chất kênh Đồng Tiến [19]

76

Hình 3. 4

Mặt cắt ngang một số Cừ bản BTCT DUL [20]

79


Hình 3. 5

Mặt cắt ngang cừ bản chữ C do hãng P.S. Misshubishi [20]

80

Hình 3. 6

Các trường hợp phá hoại của tường cọc bản [20]

82

Hình 3. 7

Sơ đồ tải xe tác dụng lên tường cừ bản [14]

83

Hình 3. 8

Mặt cắt ngang tường chắn đấtcừ bản BTCT DUL [19]

84

Hình 3. 9

Chuyển vị khi tường cừ bản không bố trí neo

86


Hình 3. 10

Áp lực đất, moment và biến dạng khi chiều dài cừ thay đổi

88

Hình 3. 11

Tải tác dụng lên tường cừ bản có 1 hàng neo

91

Hình 3. 12

Ứng suất, Chuyển vị ngang và Moment uốn cừ bản 1 hàng
neo

91

Hình 3. 13

Giá trị lực kéo trong thanh neo cừ bản

94

Hình 3. 14

Hệ số ổn định tổng thề cừ bản lúc thi công


93

Hình 3. 15

Hệ số ổn định tổng thề cừ bản lúc vận hành

93

Hình 3. 16

Vị trí tuyến kè+hố khoan khu dân cư P2 TP. Cao Lãnh [2]

95

Hình 3. 17

Hố khoan (HK4) khu dân cư P2 TP. Cao Lãnh [2]

98

Hình 3. 18

Mặt cắt ngang tường chắn đất bản góc [2]

99

Hình 3. 19

Sơ đồ tải xe tác dụng lên tường bản góc [14]


100

Hình 3. 20

Sơ đồ tải tác dụng lên tường bản góc

103

Hình 3. 21

Moment uốn M22 (quanh trục x) bản đáy tường chắn

104


Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

Hình 3. 22

Moment uốn M22 (quanh trục x) tường đứng tường chắn

104

Hình 3. 23


Tính ổn định tường bằng GEO-SLOPE (không cừ tràm)

106

Hình 3. 24

Tính ổn định tường bằng GEO-SLOPE (có cừ tràm)

106

Hình 3. 25

Hệ số ổn định tổng thề tường bản góc lúc thi công

107

Hình 3. 26

Hệ số ổn định tổng thề tường bản góc lúc vận hành

107

Hình 3. 27

Biểu đồ Moment, Lực cắt, Lực dọc tường bản góc

108

Hình 3. 28


Qui trình thiết kế tường mềm

110


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu
Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1. 1

Đặc trưng cơ lý của đất ở vùng Đồng Tháp Mười [9]

9

Bảng 2. 1

Bảng Hệ số áp lực hông K0 của một số loại đất [3, 247]

36

Bảng 2. 2

Nhóm chỉ tiêu về kỹ thuật

67


Bảng 2. 3

Nhóm chỉ tiêu công nghệ thi công và điều kiện thi công

68

Bảng 2. 4

Nhóm chỉ tiêu về kinh tế các kiểu tường chắn đất

69

Bảng 3. 1

Các chỉ tiêu cơ lí của đất nền kênh Đồng Tiến [19]

74

Bảng 3. 2

Kết quả thí nghiệm cắt cánh kênh Đồng Tiến [19]

75

Bảng 3. 3

Kết quả thí nghiệm nén cố kết [19]

75


Bảng 3. 4

Chỉ tiêu kỹ thuật cừ bản BTCT DUL chữ C [20]

80

Bảng 3. 5

Chỉ tiêu cơ lý đất nền tính toán ứng suất và biến dạng

85

Bảng 3. 6

Thông số cừ bản BTCT DUL

85

Bảng 3. 7

Nội lực ứng với các chiều dài cừ BTCT DUL không neo

87

Bảng 3. 8

Nội lực ứng với các chiều dài cừ BTCT DUL có neo

90


Bảng 3. 9

Hệ số ổn định tổng thể tường cừ bản

94

Bảng 3. 10

Hệ số áp lực chủ động (a) – bị động (p) tường bản góc

101

Bảng 3. 11

So sánh kết quả nội lực Plaxis và SAP2000 tường bản góc

108


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển chung về công nghệ xây dựng của đất nước. Khu vực
Đồng Tháp Mười có sự phát triển vượt bậc về xây dựng các công trình dân dụng,
công trình cơ sở hạ tầng giao thông, cầu, cảng, các tuyến đê bao, kè… những sự
phát triển này đòi hỏi yêu cầu xây dựng các tường chắn đất mố cầu, nền đắp, mái
dốc.
Mặt khác Đồng Tháp Mười có địa hình trũng lầy ở đồng bằng sông Cửu

Long là vùng đất giao thoa của ba tỉnh Đồng Tháp, Long An và Tiền Giang theo
hướng Tây – Đông có diện tích 7.195 km2 [4]. Do sự bao bọc bởi các dải địa hình
cao nên thoát lũ diễn ra chậm, Đặc điểm của khu vực này là có nhiều sông, rạch.
Các đô thị chủ yếu xây dựng tập trung ven sông.
Từ trước đến nay các công trình tường chắn đất ở Đồng Tháp Mười phần lớn
sử dụng các loại cừ tràm, rọ đá và cừ bê tông cốt thép theo công nghệ truyền thống
có độ bền và chiều dài cừ giới hạn, do vậy kết quả không cao, nhiều tường chắn bị
lún, sụt, nghiêng, thậm chí gây sụp đổ... điều này xuất phát từ nguyên nhân lựa chọn
kiểu tường chắn chưa phù hợp.
Những năm gần đây với việc ra đời của các loại tường chắn khác nhau cho
chúng ta thêm việc lựa chọn tường chắn phù hợp, đặc biệt là tường chắn đất với
mục đích chung là chịu tải trọng ngang gây ra bởi mặt đất tự nhiên, đất đắp, tải
trọng bên trên.
Để áp dụng giải pháp hợp lý cần có các nghiên cứu đầy đủ từ điều kiện áp
dụng đến phương pháp tính toán và đặc điểm thi công, trong đó điều kiện địa chất
công trình khu vực Đồng Tháp Mười rất đáng quan tâm nghiên cứu vì vậy
Đề tài “Nghiên cứu áp dụng giải pháp tường chắn đất cho khu vực Đồng
Tháp Mười” là thực sự cần thiết để tìm ra giải pháp tường chắn hợp lý nhằm đảm
bảo an toàn bền vững cho các công trình xây dựng tại khu vực này.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp tường chắn hợp lý cho vùng Đồng Tháp Mười


2
3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu: Các loại tường chắn đất phù hợp với điều kiện tự nhiên và
điều kiện địa tầng của vùng Đồng Tháp Mười.
b. Phạm vi nghiên cứu: Các công trình sử dụng tường chắn đất ở vùng Đồng Tháp
Mười và điều kiện địa kỹ thuật của khu vực này.
4. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu lý thuyết, chọn lọc các tài liệu và kế thừa kết quả nghiên cứu của
các đề tài nghiên cứu khoa học và các dự án khác có liên quan;
Thu thập tài liệu liên quan bao gồm tài liệu về địa tầng, tài liệu về tường
chắn đất ở vùng Đồng Tháp Mười;
Sử dụng các phần mềm đã có để để tính toán tường chắn đất.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học:
-

Nghiên cứu điều kiện địa kỹ thuật ở khu vực Đồng Tháp Mười

-

Phân tích làm rõ phạm vi áp dụng và phương pháp tính toán các loại tường

-

Đề xuất được một số giải pháp tường chắn hợp lý cho khu vực nghiên cứu.

b. Tính thực tiễn của đề tài
Là tài liệu tham khảo cho các kỹ sư khi thiết kế tường chắn đất tại vùng
Đồng Tháp Mười.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn có ba chương:
Chương 1: Tổng quan về giải pháp và áp dụng tường chắn đất.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết tính toán và đề xuất tường chắn đất phù hợp với
khu vực Đồng Tháp Mười.
Chương 3: áp dụng các giải pháp tường chắn đất cho khu vực Đồng Tháp
Mười.



THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


112
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Tác giả đã nghiên cứu tổng quát các giải pháp tường chắn đất trên cơ sở đặc
điểm địa hình, địa chất, thủy văn ở khu vực Đồng Tháp Mười. Luận văn đã phân
tích, luận chứng, lựa chọn và giới thiệu một số giải pháp xây dựng tường chắn đất
để bảo vệ khu đô thị, khu dân cư, cho các công trình xây dựng.
Từ nghiên cứu tài liệu địa hình, địa chất và thủy văn của khu vực Đồng Tháp
Mười, tác giả thấy được đặc điểm chủ yếu là địa hình đồng bằng với các vùng
trũng ngập nước, điều kiện địa tầng gồm nhiều lớp đất yếu là đất hữu cơ, các loại
đất dính ở trạng thái chảy, dẻo chảy bão hòa nước. Đặc điểm này đặt ra yêu cầu lựa
chọn giải pháp tường chắn đất phù hợp với các điều kiện trên và thực tiễn thi công
các loại tường chắn trên nền đất tự nhiên cũng như trên nền đất xử lý, cần có
phương pháp tính toán hợp lý. Tác giả đã nghiên cứu các phương pháp tính toán
tường chắn cũng như xem xét áp dụng các phần mềm để tính toán, các đặc điểm
địa tầng, chỉ tiêu tính toán của nền đất đã được lựa chọn từ các cơ sở khoa học, việc
lựa chọn loại tường chắn phù hợp với khu vực vùng Đồng Tháp Mười đảm bảo yêu
cầu về kinh tế, kỹ thuật, cụ thể như sau:

a) Tường chắn đất nằm trong vùng có (hoặc không) bị ngập nước chua,
phèn, điều kiện thi công thuận lợi, địa tầng đất yếu ≤ 5m không bị áp lực về tiến độ
xây dựng thì sử dụng tường BTCT dạng bản góc đổ tại chỗ trên nền có xử lý đất
yếu bằng cừ tràm.
b) Tường chắn đất bị tác động mạnh của xói lở, nằm trong vùng ngập nước
chua, phèn, bị áp lực về tiến độ xây dựng, có yêu cầu ràng buộc vì hạn chế giải
phóng mặt bằng, địa tầng đất yếu > 5m thì sử dụng tường cừ bản BTCT DUL ngàm
vào trong đất với chiều sâu ngàm Lngàm = (2÷3)Hb và vị trí đặt neo ở độ sâu Hneo=
(1/4÷1/3)Hb (Hb là chiều cao của phần công xon tường chắn). Tuy giá thành cao hơn
loại trên nhưng việc sử dụng loại tường chắn này là thuận lợi do có ưu điểm về thời
gian thi công, ít chiếm mặt bằng và giá thành thấp nếu được sử dụng trong điều
kiện địa chất thích hợp.


113
Kiến nghị
Cừ bản BTCT DUL được nghiên cứu áp dụng nhiều năm ở Nhật Bản, nhưng
ở Việt Nam mới trong giai đoạn thử nghiệm (theo thiết bị và công nghệ của Nhật
bản). Hiện nay Việt Nam đã bắt đầu chế tạo thi công thành công một số dự án,
nhưng để khai thác và tận dụng triệt để những tính năng ưu việt của cừ bản BTCT
DUL Nhà nước cần ban hành các tiêu chuẩn thiết kế và thi công loại cừ này.
Phải có các thí nghiệm quan trắc chuyển vị (đứng, ngang) tại hiện trường để
đánh giá kết quả của phương pháp tính toán và có những điều chỉnh lý thuyết (nếu
cần).
Trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu về phương pháp tính toán, nâng
cao công nghệ áp dụng để thi công cừ bản BTCT DUL có chiều dài lớn hơn 21 mét
cho phù hợp với vùng đất yếu rất dày ở vùng ĐTM.
Đề tài “Nghiên cứu, áp dụng giải pháp tường chắn đất cho khu vực Đồng
Tháp Mười” mới dừng lại ở mức độ áp lực đất, tải trọng bên trên ở dạng phân bố đều,
mặt đất nằm ngang, lưng tường thẳng đứng là dạng tường mềm có một hàng neo chịu

áp lực thủy tĩnh. Khi bị tác động mạnh bởi áp lực thủy động và xói ngầm hoặc mặt đất
nằm nghiêng, tải trọng trên mặt đất là (dạng tải tập trung hay tam giác hoặc hình thang)
sẽ không áp dụng được kết quả nghiên cứu của luận văn này mà cần phải tiếp tục đi sâu,
phát triển để áp dụng được đa dạng với thực tế.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Lê Quý An – Nguyễn Công Mẫn – Nguyễn Văn Qùi (1995), Cơ học đất, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
2. Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng NN (2015), Dự án nâng cấp đô thị
thành phố Cao lãnh -Báo cáo khảo sát địa chất công trình kè kênh chợ,
3. Nguyễn Đình Dũng (2007), Cơ học đất, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
4. Nguyễn Huy Dũng (2015), Phần địa chất (bản thảo) trong Điều tra, đánh giá địa
động lực hiện đại để hoàn thành kịch bản biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp
thích ứng ở đồng bằng Sông Cửu Long, Lưu trữ Liên đoàn bản đồ Địa chất miền
Nam, Tp. HCM.
5. Dương Ngọc Hải (2012), Thiết kế và thi công tường chắn đất có cốt, Nxb Xây
dựng, Hà Nội.
6. Lê Xuân Khâm (2013), Nghiên cứu ứng dụng màn cừ BTCT DUL bảo vệ bờ sông
trong các khu đô thị, tạp chí khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường số 43,
Trường đại học Thủy lợi, Hà Nội
7. Phan Trường Phiệt (2001), Áp lực đất và tường chắn đất, Nxb Xây dựng, Hà
Nội.
8. Qui chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04-05:2012/BNNPTNT (2012), Công trình
thủy lợi – các qui định chủ yếu về thiết kế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Hà Nội
9. Nguyễn Thanh - Phạm Xuân (1984), Nghiên cứu thống kê đặc trưng cơ lý các
loại đất bùn ở khu vực một số tỉnh ĐBSCL, Liên đoàn bản đồ Địa chất miền
Nam, Tp. HCM

10. Vương Văn Thành - Nguyễn Đức Nguôn - Phạm Ngọc Thắng (2012), Tính
toán thực hành nền móng công trình dân dụng và công nghiệp, Nxb Xây dựng
(tái bản), Hà Nội.
11. Vũ Minh Tuấn (2013), Thiết kế và thi công tường cừ, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
12. Đào Văn Tuấn (2011), Công trình đê chắn sông và Bảo vệ bờ biển, Nxb Xây
dựng, Hà Nội.
13. Tiêu chuẩn 22TCN 219-94 (1994), Công trình công trình cảng sông – tiêu
chuẩn thiết kế, Bộ Giao thông vận tải, Hà nội.


14. Tiêu chuẩn 22 TCN 262-2000 (2000), Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ô
tô đắp trên đất yếu – tiêu chuẩn thiết kế, Bộ Giao thông vận tải, Hà nội.
15. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9152:2012 (2012), Công trình thủy lợi - Quy trình
thiết kế tường chắn công trình thủy lợi, Hà nội.
16. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4116:1985 (1985), Tiêu chuẩn thiết kế Công trình
thủy lợi, Hà nội.
17. Nguyễn Uyên, Trịnh Văn Cương (1999), Cơ học đất tập 1, tập 2 (bản dịch R.
Whitlow), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
18. Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2010), tác động của biến
đổi khí hậu lên tài nguyên nước và các biện pháp thích ứng, Hà Nội.
19. Viện khoa học thủy lợi Miền Nam (2014), Dự án đầu tư nạo vét kênh Đồng
Tiến – Lagrange tỉnh Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Tp.HCM.
20. Viện khoa học thủy lợi Miền Nam (2004), Hoàn thiện công nghệ thiết kế, chế
tạo và thi công cừ bản BTCT DUL cho các công trình giao thông, thủy lợi và
xây dựng, Tp.HCM.
21. Trần Văn Việt (2010), Cẩm nang dùng cho kỹ sư Địa kỹ thuật, Nxb XD, Hà Nội
Tiếng Anh
22. GEO-SLOPE International LTD-User’s guide geostudio (2007);
23. Japanese Industrial Standards (JIS) JIS A5373:2004 Precast Prestressed
concrete products;

24. Plaxis-Reference Manual –Version 8.6
Website cổng thông tin điện tử một số cơ quan, đơn vị
25. Báo điện tử Vnexpress: />26. Báo Tiền Phong: />27. Báo Tuổi trẻ online />28. Cầu đường Bách khoa Đà Nẵng: />29. Công ty TNHH công nghiệp King Tai: />30. Địa môi trường đại học KHTN TP.HCM: />31. Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng: www.sgtvt.danang.gov.vn/
32. Tài liệu xây dựng: />33. Việt báo />34. Việt Nam Plus />


×