Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

bài tập lớn luật an sinh xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.58 KB, 15 trang )

Đề bài số 05:
Câu 1: Tại sao đa dạng hóa, xã hội hóa hoạt động an sinh xã hội là nguyên
tắc cơ bản của luật an sinh xã hội? Nguyên tắc này được thể hiện như thế nào trong
chế định ưu đãi xã hội?
Câu 2: Anh A kí hợp đồng lao động làm công nhân khai thác đá với công ty
P từ tháng 2/1995. Tháng 8/2016 anh A bị phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp phải
vào viện điều trị 6 tháng. Sau khi ra viện, anh A được kết luận suy giảm khả năng
lao động 61%. Do đã 52 tuổi, sức khỏe yếu nên anh A làm đơn xin nghỉ hưởng chế
độ hưu trí.
Trong thời gian nghỉ chờ giải quyết chế độ anh A bị ốm phải vào viện điều
trị 30 ngày rồi chết.Được biết anh A còn một con nhỏ đang đi học cấp 2 và 1 con bị
dị tật suy giảm khả năng lao động 81%, mẹ vợ 70 tuổi không có thu nhập sống
cùng gia đình anh.
Hãy xác định các chế độ an sinh xã hội đối với gia đình anh A và gia đình
anh trong tình huống trên?

MỞ BÀI.
Trong cuộc đời mỗi con người không phải lúc nào cũng “ xuôi chiều mát
mái” không phải lúc nào mọi việc cũng như ý muốn của chủ quan của họ và trong
tất cả mọi việc dù cố gắng hoàn thiện để có được kết quả tối ưu nhất thì con người
cũng không tránh khỏi những vấp váp, trở ngại.Lao động tạo ra thu nhập, lao động
giúp có cơ sở để tồn tại, nhưng cũng chính trong quá trình đó có nhiều trường hợp
xảy ra gây cho con người bị giảm hoặc mất khả năng lao động như : ốm đau, tai
nạn, già yếu, thất nghiệp,nghèo đói,chết,…Những rủi ro này là khó có thể tránh
khỏi và dự báo trước được. Mỗi khi như vậy, con người phải tìm cách để khắc
phục.tập hợp các rủi ro, bất lợi của các cá nhân nêu trên chính là rủi ro có tính xã
hội thậm chí có tính toàn cầu đòi hỏi toàn nhân loại phải giải quyết. Để giải quyết
tốt những vấn đề xã hội, một trong những nhiệm vụ cơ bản của mỗi nhà nước là
phải xây dựng hệ thống chính sách xã hội mà an sinh xã hội là loại chính sách xã
hội phổ biến.


THÂN BÀI.
Ở Việt Nam, thuật ngữ an sinh xã hội được tiếp cận dưới nhiều tên gọi khác
nhau như : bảo trợ xã hội, bảo tồn xã hội,bảo đảm xã hội, trật tự an toàn xã hội.Có
quan điểm cho rằng an sinh xã hội trước hết là sự bảo vệ của xã hội đối với các


thành viên của mình nhờ một loạt các biện pháp công cộng nhằm giúp đỡ chống lại
sự thiếu hụt về kinh tế mà họ có thể gặp phải do mất đi hoặc giảm quá nhiều nguồn
thu nhập bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Câu 1: Tại sao đa dạng hóa, xã hội hóa hoạt động an sinh xã hội là nguyên tắc
cơ bản của luật an sinh xã hội? Nguyên tắc này được thể hiện như thế nào
trong chế định ưu đãi xã hội?
Đây được xem là nguyên tắc cơ bản của luật an sinh xã hội, bởi như chúng
ta đã biết, luật an sinh xã hội thực chất là để hướng tới cuộc sống của con người,
đảm bảo cuộc sống tốt hơn cho con người và vì con người. Chúng ta biết rằng,
trong cuộc sống, bên cạnh những điều xảy ra như con người mong muốn và định
hướng thì tất nhiên cũng không tránh khỏi những rủi ro, đó là điều tất yếu. Con
người là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự tồn vong của xã hội, vì vậy cho nên
để đảm bảo tốt cuộc sống cho họ, để giúp họ tránh được phần nào những rủi ro ấy,
việc đa dạng hóa, xã hội hóa các hoạt động an sinh là điều cần thiết.
Bản chất sâu xa của an sinh xã hội là góp phần đảm bảo thu nhập và đời
sống cho các công dân trong xã hội với phương thức hoạt động là thông qua các
biện pháp công cộng, nhằm tạo ra sự “ an sinh” cho mọi thành viên trong xã hội và
vì vậy mang tính xã hội và tính nhân văn sâu sắc.
Trong cuộc sống, có rất nhiều nguyên nhân gây rủi ro cho con người mà
chúng ta không thể lường trước được, nhu cầu bảo vệ của con người rất đa dạng
xuất phát từ các nguyên nhân rủi ro khác nhau. Sự đa dạng của các nguyên nhân
rủi ro dẫn đến sự đa dạng và phong phú trong các hình thức bảo vệ của hoạt động
an sinh xã hội.Căn cứ vào các nguyên nhân rủi ro khác nhau đã hình thành nên các
nhóm đối tượng với các hình thức bảo vệ phù hợp, có đối tượng cần bảo đảm thu

nhập, có đối tượng cần trợ giúp để vượt qua tình trạng nguy kịch của cuộc sống
nhưng cũng có đối tượng càn sự nâng đỡ, động viên tinh thần, tạo cơ hội vươn lên
hòa nhập cộng đồng.
Hiện nay, vấn đề lý luận luôn luôn phải song hành với thực tế, luôn phải gắn
liền với thực tiễn. Do đó, xã hội hóa các vấn đề xã hội là vấn đề cần được đặt lên
hàng đầu, làm như thế nào để tất cả các chính sách an sinh đi thẳng vào cuộc sống
của con người, để cho con người trong xã hội được hưởng tất cả cá sự trợ giúp đó,
tất cả mọi tầng lớp đều được thụ hưởng những điều tốt đẹp họ đáng được hưởng.
Luật an sinh ra đời, với mục tiêu hướng tới là con người, và nhiệm vụ cũng
vì con người, để nâng cao đời sống của con người, ngành luật này càng phải có


những cải tiến nhiều hơn nữa, đa dạng hóa hơn nữa, xã hội hóa hơn nữa để phục vụ
cho nhu cầu ngày càng cao của con người. Và phải xác định đây là nguyên tắc cơ
bản và cần phải hướng tới.
Việc thực hiện an sinh xã hội trước tiên thuộc về trách nhiệm của nhà nước
nhưng đồng thời đây cũng là mối quan tâm lo lắng chung của toàn thể xã hội. Do
vậy, bên cạnh vai trò của nhà nước trong thực hiện an sinh xã hội, sự tham gia thực
hiện của các tổ chức đoàn thể quần chúng nhân dân toàn xã hội cũng quyết định
đến sự thành công của sự nghiệp an sinh xã hội. Mặt khác, suy cho cùng các công
việc xã hội, các vấn đề xã hội phải do toàn xã hội đảm nhiệm, gánh vác trong đó
Nhà nước giữ vai trò vị trí như “ nhạc trưởng”. Nhà nước với vai trò trung tâm của
mình điều tiết các hoạt động an sinh xã hội đồng thời khuyến khích và tajod diều
kiện để bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng có thể tham gia thuwjc hiện an sinh xã
hội, miễn không có mưu đồ chính trị hoặc vụ lợi cá nhân. Chính vì vậy, xã hội hóa
các hoạt động an sinh trở thành nguyên tắc quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện
mục đích của an sinh xã hội.
Nguyên tắc này, được thể hiện rõ trong chế định ưu đãi xã hội.Xuất phát từ
hoàn cảnh lich sử nước ta đã trải qua một thời gian dài chiến tranh, một bộ phân
dân cư, nhiều thế hệ đã có những đóng góp, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng, xâu

dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Họ có thể đã hy sinh cả tính mạng, một phần thân thể và
cả những người thân yêu của mình cho đất nước.Ngày nay, khi đất nước đã bình
yên và phát triển, họ trở thành những người có công với nước, được Nhà nước và
dân tộc ghi nhận. Những người có công hoặc người thân của họ xứng đấng đang
được hưởng những chế độ ưu tiên, ưu đãi đó không chỉ dựa vào lòng biết ơn của
các thành viên trong xã hội mà phải được pháp luật ghi nhận, trở thành trách nhiệm
pháp lý của cơ quan nhà nước và quyền của người có công.
Việc thực hiện trách nhiệm ưu đãi xã hội đã hình thành nên quan hệ giữa
Nhà nước, người ưu đãi và những người có công được ưu đãi. Đó là một trong
những quan hệ xã hội quan trọng được pháp luật điều chỉnh, trở thành quan hệ
pháp luật ưu đãi xã hội.
Dưới góc độ kinh tế, ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ về mặt vật chất cũng như
tinh thần của Nhà nước đối với người có công. Dưới góc độ pháp luật, ưu đãi xã
hội là hệ thống các quy định của Nhà nước về các hình thức, nội dung, biện pháp
chăm sóc, đãi ngộ và đảm bảo điều kiện vật chất và tinh thần của những người hoạt
động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động


kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng, anh hùng lực lượng vũ trang, bà
mẹ Việt anh hùng, anh hùng lao động.

Như đối với việc ưu tiên cộng điểm cho những người thuộc diện là con cái
của những người trước đây đã có công với cách mạng : Cộng điểm ưu tiên cho thí
sinh diện 2, diện 3 từ 0,25 đến 0,5 điểm.Quy chế của Bộ cũng quy định những thí
sinh người dân tộc thiểu số, con thương binh, người được hưởng chính sách như
thương binh,... thuộc diện 2, diện 3 cũng sẽ được cộng từ 0,25 điểm đến 0.5 điểm.
Cụ thể:

Diện 2: cộng 0,25 điểm đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng
sau:

- Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh
binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81% (đối với GDTX);
- Con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương
binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%; Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân, Anh hùng lao động; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con của
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động.
Đây cũng là một điểm rất mới được ghi nhận trong hai năm gần đây, với
chính sách này, những người đã có công với cách mạng, với nhà nước, sẽ được
hưởng những quyền lợi ưu tiên hơn so với những cá nhân khác.
Câu 2: : Anh A kí hợp đồng lao động làm công nhân khai thác đá với
công ty P từ tháng 2/1995. Tháng 8/2016 anh A bị phát hiện mắc bệnh nghề
nghiệp phải vào viện điều trị 6 tháng. Sau khi ra viện, anh A được kết luận suy
giảm khả năng lao động 61%. Do đã 52 tuổi, sức khỏe yếu nên anh A làm đơn
xin nghỉ hưởng chế độ hưu trí.
Trong thời gian nghỉ chờ giải quyết chế độ anh A bị ốm phải vào viện điều
trị 30 ngày rồi chết.Được biết anh A còn một con nhỏ đang đi học cấp 2 và 1 con
bị dị tật suy giảm khả năng lao động 81%, mẹ vợ 70 tuổi không có thu nhập
sống cùng gia đình anh.


Hãy xác định các chế độ an sinh xã hội đối với gia đình anh A và gia đình
anh trong tình huống trên?
I .Để giải quyết tình huống đã nêu trên đây, trước tiên chúng ta đi vào tìm
hiểu các chế độ an sinh mà anh A đươc nhận.
Anh A đã kí hợp đồng lao động làm công nhân khai thác đa với công ty P.
Như vậy, quan hệ pháp luật lao động được hình thành giữa người sử dụng lao
động- công ty P và người lao động-Anh A được xác lập.Do đó, theo điều 3 luật bảo
hiểm xã hội, anh A đã tham gia bảo hiểm bắt buộc. Tại điều 3 có nêu: “ Bảo hiểm
xã hội bắt buộc là hoại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao
động và người sử dụng lao động phải tham gia”.

Đây là chế độ được luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định một cách cụ thể và
rõ ràng, chi tiết, bên cạnh bảo hiểm tự nguyện mà người lao động tham gia để được
hưởng những quyền lợi của riêng họ thì bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng đóng một
vai trò không kém phần quan trọng. Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc giúp người
lao động tránh được những rủi ro trong lao động cũng như để hưởng những chế độ
khi nghỉ việc hay ốm đau, thai sản.
Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc được luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định
cụ thể trong điều 4 :
“1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí
đ) Tử tuất.”
Theo như đề bài đã nêu ra, Anh A sẽ được hưởng 4 chế độ trong bảo hiểm xã
hội bắt buộc bao gồm :
-Ốm đau
-Nghề nghiệp


-Hưu trí
-Tử tuất
Sau đây em xin đi vào phân tích cụ thể từng chế độ mà anh A được hưởng.

1.Chế độ ốm đau
Chế độ ốm đau là chế dộ mà người lao động phải được hưởng theo bảo
hieerm xã hội bắt buộc. Khi người lao động không đảm bảo được sức khỏe để tiếp
tục công việc mà lý do làm tổn hại đến sức khỏe lại chính là do công việc mà họ
đang làm gây nên. Chế độ ốm đau là chế độ mà đảm bảo cho người lao động trong
thời gian chữa bệnh vẫn dudowjc hưởng những trợ cấp mà họ đáng được hưởng,

những trợ cấp về tiền hay mọi chi phí viện phí đều được bảo hiểm xã hội quan tâm
đến.
Chiếu theo điều 24 luật bảo hiểm xã hội 2014 về đối tượng áp dụng chế độ
ốm đau: “ Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao động quy định tại các
điểm a,b,c,d, đ và h khoản 1 điều 2 của Luật này.Theo đó, anh A chính là đối tượng
thuộc khoản a) điều 2 luật bảo hiểm xã hội. “Người làm việc theo hợp đồng lao
động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xã định thời hạn, hợp đồng lao
động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng
đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được kí kết giữa người sử dụng lao
động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của
pháp luật về lao động.”
Theo như đề bài đã cho, khi làm việc cho công ty P, công việc của anh là
khai thác đá, nghề này được xác định là một trong những nghề nghiệp nặng nhọc,
độc hại thuộc danh mục do Bộ lao động –Thương binh và Xã hội.
Xét theo đó, Anh A theo khoản b) điều 26 luật bảo hiểm xã hội 2014 về thời
gian hưởng chế độ ốm đau thì Anh A được hưởng 50 ngày vì anh đã làm việc tại
công ty P được 22 năm, đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng với số năm làm
việc tại công ty.
Và mức hưởng chế độ ốm đau theo khoản 1 điều 28 luật bảo hiểm xã hội
2014 về mức hưởng chế độ ốm đau.Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm
việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị
gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong


tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo
hiểm xã hội của tháng đó. Anh A gián đoạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc do bệnh
nghề nghiệp, do đó, Anh được hưởng trợ cấp như đã nêu ở trên đây.
2.Chế độ bệnh nghề nghiệp.
Chiếu theo điều 42 luật bảo hiểm xã hội 2014 về đối tượng áp dụng chế độ
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: “ Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động,

bệnh nghề nghiệp là người lao động quy định tại các điểm a,b,c,d,đ,e và h khoản 1
điều 2 của Luật này”.Theo đó, anh A là đối tượng thuộc khoản a) của điều 2 luật
bảo hiểm xã hội: “ Người làm việc theo hợp đồng lao độngkhông xã định thời hạn,
hợp đồng lao động xác định thời hạn,hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo
công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng,kể cả hợp
đồnglao động được kí kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo
pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
Thêm vào đó, chiếu theo điều 44 về điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề
nghiệp: Người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều
kiện sau đây:
“1.Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ lao độngThương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu
tố độc hại;
2.Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên bị bệnh quy định tại khoản 1
điều này.”
Xét theo đề bài, Anh A khi được đưa vào viện sau 6 tháng thì được kết luận
là suy giảm khả năng lao động 61%, mà bệnh anh A mắc phải lại thuộc trong danh
mục bệnh nghề nghiệp loại VI do Bộ Y tế và Bộ lao động-Thương binh và Xã hội
ban hành cho nên anh A hoàn toàn có điều kiện để hưởng chế độ bẹnh nghề nghiệp.
Sau 6 tháng nằm viện, Anh được kết luận là suy giảm 61%, mà theo quy
định tại điều 47 của luật bảo hiểm xã hội 2014 về trợ cấp hằng tháng thì Anh A
được hưởng trợ cấp hằng tháng vì suy giảm khả năng lao động trên 31%. Suy giảm
31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ
giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.
Ngoài mức trợ cấp như trên, hằng tháng Anh A còn được hưởng thêm một
khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống
được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính


thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ
việc để điều trị.

Trong môi trường độc hại người lao động đã phải chịu những tổn hại về sức
khỏe để có thể có thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình của họ.
Mức hưởng trợ cấp này là xứng đáng với người lao động, bởi xét như theo
trường hợp của Anh A, anh đã làm việc trong môi trường độc hại, để có được
những đồng tiền lương chính đáng, họ đã không nghĩ đến sức khỏe bản thân, kiếm
được tiền nuôi sống bản thân và gia đình họ. Chế độ bảo hiểm như vậy là phù hợp
với những đóng góp của chính họ.
3.Chế độ hưu trí.
Tuy không được hưởng lương hưu như theo quy định tại điều 54 luật bảo
hiểm xã hội 2014 nhưng chiếu theo điểm a) khoản 1 điều 55 về điều kiện hưởng
lương hưu khi suy giảm khả năng lao động của luật này thì:
“ 1.Người lao động quy định tại các điểm a,b,c,d g,h và i khoản 1 điều 2 của
luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng
lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định
tại điểm a) và điểm b khoản 1 điều 54 của luật này nếu thuộc một trong các trường
hợp sau đây:
a.Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam từ đủ 51 tuổi, nữ 46 tuổi và bị suy
giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy
giảm khả năng lao động
c.Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm
nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc,độc hại,nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ
Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ y tế ban hành”. Xét theo hai khoản này, Anh
A hoàn toàn có đủ khả năng để hưởng chế độ hưu trí.
Anh A sẽ được hưởng mức lương hằng tháng của người lao động đủ điều
kiện quy định tại điều 55 của luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền
lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy dđịnh tại điều 62 của Luật này tương ứng
với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội,sau đó cứ mỗi năm thì tính thêm 2% đối với
nam.
II . CÁC CHẾ ĐỘ AN SINH XÃ HỘI MÀ GIA ĐÌNH ANH A ĐƯỢC
HƯỞNG.



1.Trợ cấp một lần khi chết do tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Chiếu theo điều 51 của Luật bảo hiểm xã hội thì:
“ Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở”.
Như vậy, xét theo hoàn cảnh đặc biệt của Anh A như đề bài đã nêu là có một
con nhỏ đang đi học cấp 2 và 1 con bị dị tật suy giảm khả năng lao động 81%, mẹ
vợ 70 tuổi không có thu nhập sống cùng gia đình. Ta có thể thấy gia đình Anh A
thuộc vào diện rất khó khăn, việc được hưởng chế độ bảo hiểm như trên là hoàn
toàn hợp lý.
2.Chế độ tử tuất.
a. Trợ cấp mai táng.
Theo điểm b) khoản 1 điều 66 của luật bảo hiểm xã hội 2014, thì :
1.Những người sau đây khi chết thì người lo mai tang được nhận một lần trợ
cấp mai táng:
b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết
trong thời gian điều trị do tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp”
Trợ cấp mai tang thuộc về gia đình thân nhân người lao động sau khi người
lao động chết. Đây được xem như một phân trợ cấp làm giảm bớt ghánh nặng về
kinh tế cho thân nhân người lao động.
Với trường hợp như anh A, gia đình anh chỉ có anh là lao động chính và là
thu nhập chính trong gia đình, sau khi anh chết, đồng nghĩa với việc thu nhập chính
trong gia đình cũng mất đi, gia đình anh rơi vào hoàn cảnh khó khan, được nhận
trợ cấp mai tang là điều tất yếu mà pháp luật quy định.
b.Trợ cấp hằng tháng.
Anh A còn một con nhỏ đang học cấp 2 nên chưa đủ 18 tuổi, một con lại bị
dị tật. Chiếu theo điểm b) khoản 2 điều 67 Luật bảo hiểm xã hội:



2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng
trợ cấp tuất hằng tháng , bao gồm:
a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng
lao động từ 81% trở lên;con được sinh ra khi người bố chết mà mẹ đang mang
thai”.
Và mức trợ cấp tuất hằng tháng sẽ được tính theo khoản 1 điều 68 của Luật
bảo hiểm xã hội:
“1.Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức
lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức
trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở”.
Khi Anh A chết, những thân nhân còn lại của anh trong gia đình đều là
những người không có khả năng tạo ra thu nhập để nuôi sống bản thân. Cũng dựa
trên điều này mà các nhà làm luật đã có những chính sách giúp cho thân nhân
những người này, dựa trên thực tế cũng như dựa trên hoàn cảnh của nhiều người
lao động.
Đặc biệt, xét về khía cạnh con anh A mới chưa tròn 18 tuổi nên chưa có khả
năng tạo ra thu nhập cho gia đình cũng như việc học hành của con anh cũng tốn
nhiều chi phí như học phí, ăn uống và đi lại. Một đứa con nữa thì bị đị tật đến 80%
và mẹ già 70 tuổi khoong có lương hưu. Mọi người trong gia đình anh đều không
có khả năng để tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân và những người con lại. Việc
uuợc hưởng trợ cấp là điều tất yêu.
Mức trợ cấp tuất được nhà làm luật đưa ra một phần để giảm ghánh nặng
cho thân nhân về mặt kinh tế, những diện thuộc vào hàng khó khăn, cũng như một
phần nào đó giảm đi nỗi đau mà gia đình họ phải chịu khi người lao động chết đi.



KẾT BÀI.
An sinh xã hội là một trong những nhu cầu tất yếu trong cuộc sống của con

người.Cùng với an ninh chính trị, an ninh kinh tế,an ninh sinh thái,… an sinh xã
hội đang đóng một vai trò rất quan trọng trong việc làm ổn định đời sống của mọi
người trong xã hội.Mục đích của an sinh xã hội là cung cấp sự bảo vệ cần thiết cho
mọi người, đặc biệt là người lao động và gia đình họ trước mối đe dọa giảm hoặc
mất nguồn thu nhập từ các nguy cơ thất nghiệp, tai nạn lao động, đau ốm, tuổi già
và những nguy cơ khác.



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1.Pháp luật an sinh xã hội- kinh nghiệm của một số nước đối với Việt
Nam-NXB chính trị quốc gia.

2.Pháp luật an sinh xã hội- Nhưng vấn đề lý luận và thực tiễn- NXB tư
pháp.

3. Luật bảo hiểm xã hội –NXB chính trị quốc gia 2014.

4. Các link tham khảo:
* />
* />
* />



×