Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Bài tập lớn học kỳ môn Luật tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.78 KB, 16 trang )

Bài tập lớn học kỳ môn Luật tài chính
A, ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, trong tương
lai, nguồn thu nhập chịu thuế sẽ ngày càng phức tạp, số người nộp thuế TNCN
sẽ không ngừng gia tăng, việc miễn trừ thuế và vấn đề về khoản giảm trừ gia
cảnh cũng có nhiều điều đáng phải quan tâm. Đặc biệt, vấn đề giảm trừ gia cảnh
cũng đang là một vấn đề quan trọng cần xem xét, sửa đổi. trong phạm vi bài làm
chúng ta cùng tìm hiểu về giảm trừ gia cảnh theo quy định tại luật thuế thu nhập
cá nhân- cơ sở lý luận và thực tiễn.
B, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I,CƠ SỞ LÝ LUẬN
1, Khái niệm
Giảm trừ gia cảnh là khoản tiền được trừ trước khi tính thuế đối với thu
nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế.
2, Nội dung của giảm trừ gia cảnh theo quy định tại luật thuế thu nhập
cá nhân
Giảm trừ gia cảnh được quy đinh tại điều 19 của luật thuế thu nhập cá
nhân năm 2007. Điều 19 luật thuế thu nhập cá nhân quy định “1. Giảm trừ gia
cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu
nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân
cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:
a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu
đồng/năm);
b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng.
Vũ Thị Hương, Lớp N06-TL4-Nhóm 3Page 1
Bài tập lớn học kỳ môn Luật tài chính
2. Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện
theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một
đối tượng nộp thuế.
3. Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi
dưỡng, bao gồm:


a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
b) Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức
quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố,
mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác
không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.
Chính phủ quy định mức thu nhập, kê khai để xác định người phụ thuộc
được tính giảm trừ gia cảnh.”
2.1, Mức giảm trừ gia cảnh
Mức giảm trừ gia cảnh gồm 2 phần, phần đối với người nộp thuế và
phần đối với những người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi
dưỡng, như sau:
+ Phần đối với người nộp thuế (thực chất là ngưỡng thu nhập tính thuế) để
đảm bảo nguyên tắc chỉ điều tiết một phần thu nhập của những người có thu
nhập trên mức bình quân xã hội. Mức giảm trừ nộp thuế được xác định là 4
triệu đồng/người(48 triệu đồng/năm)
+ Phần đối với những người phụ thuộc là có tính đến gia cảnh của cá nhân
người nộp thuế. Mức giảm trừ đối với người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/
người.
Vũ Thị Hương, Lớp N06-TL4-Nhóm 3Page 2
Bài tập lớn học kỳ môn Luật tài chính
Việc xác định mức giảm trừ được các nhà làm làm luật xây dựng dựa trên
những số liệu thống kê được. Trước khi đưa ra con số 4 triệu đồng/ tháng đối
với người nộp thuế và mức 1,6 triệu đồng/tháng đối với người phụ thuộc, các
nhà làm luật đã đề suất ra 2 phương án:
* Phương án 4 triệu đồng/tháng: được xây dựng dựa trên số liệu thống kê của
Nhà nước và các kết quả điều tra xã hội học về thu nhập, chi tiêu của các tầng
lớp dân cư đã được công bố, dự báo theo chỉ số tăng trưởng đến năm 2009-
2010.
Với mức giảm trừ 4 triệu đồng/tháng, trường hợp người nộp thuế có

hai người phụ thuộc phải nuôi dưỡng dưới 18 tuổi sẽ được giảm trừ là 7,2
triệu đồng/tháng (4 triệu cho bản thân và 3,2 triệu cho 2 người phụ thuộc),
trường hợp có thêm người nuôi dưỡng thì mức trừ còn nhiều hơn. Ví dụ,
người có thu nhập 10 triệu đồng/tháng nếu nuôi 2 người phụ thuộc dưới 18
tuổi thì thu nhập tính thuế sẽ là 2,8 triệu đồng (10 triệu đồng trừ 7,2 triệu
đồng), với biểu thuế như dự kiến thì số tiền thuế phải nộp chỉ là 180.000
đồng/tháng (theo quy định hiện hành thì phải nộp 500.000 đồng/tháng). Như
vậy, phần để chi dùng của người nộp thuế bao gồm cả mức giảm trừ gia cảnh
và phần thu nhập còn lại sau khi nộp thuế là 9,820 triệu đồng/tháng.
Theo phương án này, ngưỡng chưa thu thuế cho người nộp thuế có 2
người phụ thuộc dưới 18 tuổi cao hơn so với hiện hành (7,2 triệu đồng so với 5
triệu đồng) nhưng đối với người độc thân thì thấp hơn song cũng là hợp lý vì
quy định như vậy sẽ đảm bảo tính công bằng của thuế thu nhập cá nhân, khắc
phục nhược điểm bình quân của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu
nhập cao hiện hành.
* Phương án 5 triệu đồng/tháng: Theo phương án này nếu người nộp thuế có
thu nhập 10 triệu đồng/tháng và có 2 người phụ thuộc dưới 18 tuổi chỉ nộp
thuế 50.000 đồng/tháng; thu nhập còn lại sau thuế là 9,950 triệu đồng.
Vũ Thị Hương, Lớp N06-TL4-Nhóm 3Page 3
Bài tập lớn học kỳ môn Luật tài chính
Phương án này sẽ dễ tạo sự đồng thuận nhưng số thu giảm nhiều và mức trừ
này cũng là cao hơn so với các nước trên thế giới. (Việt Nam 60 triệu
đồng/năm tương đương 3.750 USD, Trung Quốc 726 USD, Malaysia 2.105 USD,
Thái Lan: 2.268 USD).
*, Về người phụ thuộc: có ý kiến cho rằng nên khống chế tối đa số người phụ
thuộc được tính giảm trừ gia cảnh. Dự luật dự kiến mức trừ cho những người
phụ thuộc không quá 10 triệu đồng/tháng (tương đương với trường hợp
người nộp thuế nuôi từ 5 đến 7 người). Riêng đối với người phụ thuộc có mức
thu nhập thấp hơn mức được giảm trừ gia cảnh, ví dụ như người phụ thuộc có
lương hưu 700.000 đồng/tháng thì người nộp thuế được trừ thêm để đảm bảo

đủ mức giảm trừ cho người phụ thuộc.
Dựa trên những số liệu và phân tích tình hình thực tế ở Việt Nam, các
nhà làm luật đã quyết định mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu
đồng/tháng (48 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc
là 1,6 triệu đồng/tháng.
2.2 , Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh
Việc kê khai mức giảm trừ gia cảnh cho những người phụ thuộc (con, bố,
mẹ...), người nộp thuế căn cứ vào thu nhập của bản thân và những người nộp
thuế khác trong gia đình để lựa chọn hình thức kê khai mức giảm trừ cho
người phụ thuộc nhưng đảm bảo nguyên tắc những người nộp thuế trong một
gia đình không kê khai trùng người phụ thuộc của gia đình đó. Để kiểm soát
được vấn đề này thì không chỉ người nộp thuế mà cả những người phụ thuộc
cũng cần có mã số thuế riêng.
2.3, Đối với người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách
nhiệm nuôi dưỡng
Vũ Thị Hương, Lớp N06-TL4-Nhóm 3Page 4
Bài tập lớn học kỳ môn Luật tài chính
Theo quy định tại điều 19 luật thuế thu nhập cá nhân thì người phụ thuộc là
người mà đối tượng thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng bao gồm:
+, Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
+, Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy
định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã
hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không
nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.
Theo thông tư số 84/2008/TT- BTC ngày 30/9/2009, Bộ Tài chính
hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi
hành một số điều Nghị định số 100/2008/NĐ –CP ngày 8/9/2008 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và thông tư
số 62/2009/TT – BTC sửa đổi, bổ sung một số điều thông tư 84/2008/TTBTC

và Nghị định 100/2008/ NĐ – CP thì đối tượng được giảm trừ gia cảnh quy
định như sau: “Các cá nhân khác là người ngoài độ tuổi lao động hoặc trong
độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả
năng lao động, không nơi nương tựa , không có thu nhập hoặc có thu nhập
nhưng mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập
không vượt quá 500 nghìn đồng mà đối tượng nộp thuế đang trực tiếp nuôi
dưỡng, bao gồm:
Anh ruột , chị ruột , em ruột của đối tượng nộp thuế; Ông nội, bà nội, ông
ngoại, bà ngoại, cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của đối tượng
nộp thuế; Cháu ruột của đối tượng nộp thuế (bao gồm con của anh ruột, chị
ruột, em ruột); Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp
luật.”
II, CƠ SỞ THỰC TIỄN
Vũ Thị Hương, Lớp N06-TL4-Nhóm 3Page 5
Bài tập lớn học kỳ môn Luật tài chính
1, Sự cần thiết khi ban hành quy định giảm trừ gia cảnh tại luật thuế
thu nhập cá nhân
Khoản giảm trừ gia cảnh là một trong những nội dung quan trọng của
Luật Thuế thu nhập cá nhân, quy định cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền
công và thu nhập từ kinh doanh sẽ được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế
khoản giảm trừ gia cảnh cho bản thân và cho những người phụ thuộc phải
nuôi dưỡng. Với việc ban hành quy định về giảm trừ gia cảnh tại luật thuế thu
nhập cá nhân đã góp phần quan trọng trong việc áp dụng thống nhất và phù
hợp với từng đối tượng chịu thuế. Không những nhà nước ta dễ dàng trong
việc quản lý thuế mà người dân cũng được lợi hơn so với việc áp dụng những
quy định cũ. Thật vậy, thay vì nộp thuế theo quy định cũ thì hộ kinh doanh và
người có thu nhập cao sẽ có lợi hơn rất nhiều so với việc áp dụng luật thuế thu
nhập doanh nghiệp và pháp lệnh thuế thu nhập cao.
Giả sử một hộ kinh doanh có thu nhập từ kinh doanh là 20 triệu
đồng/tháng, đang nuôi 2 con nhỏ và 1 mẹ già, mức giảm trừ là 4,8 triệu đồng,

như vậy, thu nhập tính thuế là 15,2 triệu đồng, mức thuế phải đóng là 2,28
triệu đồng/tháng, thấp hơn mức thuế khoán đang áp dụng theo Luật Thuế thu
nhập doanh nghiệp.
Với hộ có đăng ký kinh doanh, mức thuế thu nhập áp dụng theo biểu
thuế thu nhập cá nhân mới sẽ thấp hơn nhiều so với mức thuế suất 28% đang
thực hiện, đặc biệt trong những trường hợp có nhiều người chịu giảm trừ gia
cảnh. Như vậy, với những hộ kinh doanh có thu nhập thấp và số người phụ
thuộc đối với người đăng ký kinh doanh càng nhiều thì mức thuế phải nộp sẽ
càng ít đi. Đây là một điểm rất có lợi cho các cá nhân kinh doanh trong so sánh
với mức thuế họ đang phải chịu.
Cá nhân đang phải đóng thuế thu nhập cao cũng sẽ được lợi hơn khi luật
thuế thu nhập cá nhân được thực thi do chính sách giảm trừ gia cảnh được áp
Vũ Thị Hương, Lớp N06-TL4-Nhóm 3Page 6

×