Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Đầu tư phát triển khu kinh tế quốc phòng ở việt nam nghiên cứu trường hợp khu kinh tế quốc phòng khe sanh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.4 MB, 78 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ

PHẠM HÒNG SƠN

ĐÀU T ư PHÁT TRIẺN KHU KINH TÉ QUỐC PHÒNG
ở VIỆT NAM: NGHIÊN c ủ u TRƯỜNG HỢP
KHU KINH TÉ QUÓC PHÒNG KHE SANH

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TÉ
Mã số: 60 34 01

LUẬN VĂN THẠC

sĩ QUẢN LÝ KINH TÉ

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG T H ự C HÀNH

NGƯỜI HƯỚNG DẢN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Anh Tuấn

Hà N ộ i- 2 0 1 4


M ỤC LỤC

Danh mục chữ viết tắ t.......................................................................................................i
Danh mục b ản g ................................................................................................................ ii
LỜI MỞ ĐÀU....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. C ơ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHƯ KINH TẾ QUỐC PHÒNG VÀ ĐÂU
TU’ PHÁT TRIỂN VÀO KHU KINH TẾ QUỐC PHÒNG ở VIỆT N A M .........6
1.1. Một số vấn đề về khu kinh tế quốc phòng Việt N am ........................................ 6


/. 1.1. Khái niệm khu kinh tế quổc p h ò n g ................................................................. 6
1.1.2. Vai trò của Khu kinh tế - quốc p h ò n g .......................................................... 11
ỉ. ì. 3. Đặc điểm Khu kinh tế quốc p h ò n g ............................................................... 13
1.2. Đầu tư phát triển các khu kinh tế quốc phòng................................................... 16
1.2. ỉ. Sự cần thiết của việc đầu tư vào các khu kinh tế quốc p h ò n g ...............16
Ị.2.2. Đặc điểm hoạt động đầu tư phát triển các khu kỉnh tế quốc p h ò n g ....... 23
1.2.3. Các nội dung đầu tư vào khu kinh tế quốc phòng là đa dạng.................. 26
CHƯƠNG 2. HOẠT ĐỘNG ĐÀU T ư PHÁT TRIỂN VÀO KHU KINH TẾ
QUỐC PHÒNG KHE SA N H ...................................................................................... 29
2.1. Khái quát về Khu kinh tế Quốc phòng Khe S an h ............................................ 29
2.1. ỉ. Quá trình hình thành phát triển :.................................................................. 29
2. ỉ.2. Mục tiêu phát trỉên các Khu kinh tế quốc phòng Khe Sanh................... 30
2.2. Thực trạng đầu tư phát triển Khu KTQP Khe S an h ......................................... 31
2.2.1. Quy mỏ và các nội dung hoạt động đầu tư tại Khu KTQP Khe Sanh....31
2.2.2. Kết quả một sổ hoạt động đầu tư tại Khu KTQP Khe Sanh..................... 33
2.3. Đánh giá kết quả đầu tư phát triển khu kinh tế quốc phòng:.......................... 47


2.3.1. Những thành công của hoạt động đầu tư:.................................................. 47
2.3.2. Các tồn tạ i.......................................................................................................53
2.3.3 Các nguyên nhân dẫn đến tồn tạ i................................................................. 54
CHƯƠNG 3. MỘT SÓ GIẢI PHÁP NHẰM TẢNG CƯỜNG ĐÀU T ư PHÁT
TRIẺN VÀO KHƯ KINH TÉ QUỐC PHÒNG KHE SANH...............................57
3.1. Quan điểm chỉ đạo và mục tiêu phát triển Khu KTQP Khe Sanh:.................57
3. ỉ. ỉ. Quan điểm chỉ đ ạ o :......................................................................................57
3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Khu KTQP Khe Sanh:........................ 58
3.2. Một số giải pháp tăng cường đầu tư vào Khu KTQP Khe S anh....................60
3.2.1. Hoàn thiện quy hoạchđầu tư phát triển các lĩnh vực cho phù hợp với
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa bàn...................................................... 60
3.2.2. Hoàn thiện công tác xảy dựng kế hoạch đầu tư phát triển ..................... 64

3.2.3. Tăng cường huy động và đa dạng hóa các nguồn lực tài chỉnh cho đầu
tư phát trỉên................................................................................................................ 65
3.2.4. Tăng cường hoạt động quản lý đầu tư :......................................................67
3.2.5. Hoàn thiện công tác phân cấp đầu t ư ........................................................68
3.2.ó. Tăng cường tuyên truyền, quản triệt sâu sắc đường lối của Đảng và nhà
nước về đầu tư vào Khu K T Q P ............................................................................... 71
KẾT LUẬN................................................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM K H Ả O ..................................................................77


DANH M Ụ C TỪ V IẾ T T Ắ T

Nguyên nghĩa

STT

Viết tắ t

1

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

2

BQP

Bộ Quốc phòng


3

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

4

KTQP

Kinh tế quốc phòng

5

QP-AN

Quốc phòng - An ninh

6

ƯBND

ủ y ban nhân dân


DANH M Ụ C C Á C BẢNG

Tên hình

T ran g


STT

Số hiệu

i

Bảng 1.1

Các Khu kinh tế quốc phòng của Việt Nam

14

2

Bảng 2.1

Kêt quả bô trí, ôn định dân cư biên giới khu
KTQP Khe Sanh, tỉnh Quảng Trị, giai đoạn
2000-2011

32

3

Bảng 2.2.

Vốn đầu tư từ năm 2008-2012 vào Khu KTQP
Khe Sanh


33

4

Bảng 2.3.

Nội dung đầu tư xây dựng theo dự án Khu
KTQP Khe Sanh 2008-2012

34

5

Bảng 2.4.

Đầu tư phát triển hạ tầng

37

6

Bảng 2.5.

Đầu tư phát triển sản xuất

40

7

Bảng 2.6.


Tổng hợp kết quả thực hiện dự án 661 khu
KTỌP Khe Sanh

48

11


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Từ xa xưa, ông cha ta đã dạy ‘‘"dựng nước phải đi đôi với giữ nước”, đó là
kinh nghiệm quý báu đối với sự nghiệp phát triển kinh tể và gìn giữ non sông
nước nhà. Trong bất kỳ thời điểm nào, song song với đẩy mạnh phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước sánh kịp với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới,
không thể xem nhẹ việc gìn giữ bờ cõi nước nhà.Ket hợp kinh tế với quốc phòng
- an ninh là quy luật phổ biến trong xã hội có giai cấp, có sự quản lý của Nhà
nước cùng các thiết chế xã hội khác nhau. Việc phát triển kinh tế - xă hội và bảo
vệ tổ quốc, bảo đảm an ninh trật tự xã hội là những nhiệm vụ có vai trò quyết
định đến tương lai và sự tồn vong của một nước, lãnh thổ hay cả một dân tộc.
Hai vấn đề này cùng tồn tại, có quan hệ chặt chẽ trong mỗi quốc gia, nhưng ở
mỗi lĩnh vực lại tuân theo những quy luật hoạt động riêng. Kết hợp kinh tế với
quổc phòng - an ninh thúc đẩy nhau cùng phát triển là sự cần thiết tất yếu đối
với mỗi Nhà nước. Trong những điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau thì mục tiêu,
phương hướng, yêu càu biện pháp két hợp khác nhau. Giải quyót lốt việc két hợp

phù hợp với hoàn cảnh sẽ khiến kinh tế và quốc phòng phát triển đồng nhịp,
thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau; ngược lại sẽ cản trở và ảnh hưởng tiêu cực đến nhau,
thậm chí đối lập nhau.
Đối với nước ta, vấn đề kết hợp kinh tế với quổc phòng - an ninh đã được

nhiều thế hệ cha ông chúng ta vận dụng.Trong thời kỳ phong kiến, các vua của
Việt Nam luôn sử dụng chính sách “ngự binh ư nông”; thời bình thì gửi binh
lính đi làm ruộng đe giảm gánh nặng nuôi quân mà vẫn có được quân đội khi
cần. Trong hai cuộc kháng chiên chống Pháp và chổng Mỹ, Đảng và Nhà nước
ta đặc biệt coi trọng kết hợp kinh tế với quốc phòng. Tuy nhiên, nhiệm vụ xây
dựng kinh tế thời kỳ đó là để phục vụ cuộc kháng chiến giành độc lập của dân
tộc.Trong bối cảnh đất nước đang quá độ lên chủ nghĩa xă hội, và thực hiện
đường lối đổi mới như hiện nay, thì những quan điểm, chính sách trước đây đã
bộc lộ những hạn chế, những mâu thuẫn mới phát sinh, không còn phù hợp, nhất
1


là trong bối cảnh quốc tế với xu hướng hội nhập, không thể tách rời như hiện
nay. Qua hơn hai mươi năm đổi mới, đất nước ta đã có bước chuyển mình mạnh
mẽ trong thế kỷ XXI, bước đầu gặt hái được những thành tựu quan trọng. Đất
nước đã vượt qua được suy thoái về kinh tể, thoát ra khỏi những nước kém phát
triển. Bước đầu gia nhập vào nền kinh tế thế giới, trước yêu cầu khách quan của
thời cuộc chúng ta vừa đổi mới, vừa học tập các mô hình kinh tế trên thế giới.
Yêu cầu trong thời gian tới là chúng ta phải tiếp tục đà tăng trưởng đồng thời ổn
định được kinh tế vĩ mô, đời sống xã hội được bảo đảm, phát triển hài hoà giữa
các vùng miền, nâng cao chất lượng sống, giữ vững hoà bình, an ninh chính trị,
kinh tế và quốc phòng.
Tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định
kết quốc phòng với an ninh. Kết hợp chặt chẽ quốc phòng, an ninh với
phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn lãnh thổ, trong công tác quy hoạch,
kế hoạch và các chương trình, dự án. Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an
toàn xã hội, quan tâm đặc biệt đến các vùng, địa bàn trọng điểm. Mở rộng
phương thức huy động nguồn lực xây dựng công nghiệp quốc phòng và nâng
cao khả năng bảo đảm của công nghiệp quốc phòng. Lồng ghép các chương
trình đ ể xây dựng các khu kinh tể - quốc phòng ở vùng biên giới, hải đảo....

Theo đó, Đảng và nhà nước ta coi trọng việc quân đội tham gia xây dựng phát
triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa gắn với xây
dựng các khu quốc phòng an ninh trên địa bàn chiến lược, biên giới, ven biển.
Mục tiêu của các Khu kinh tế - Quốc phòng là nhằm phát triển kinh tể - xã hội
các vùng dự án, góp phần cải thiện và từng bước nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân, kết hợp bảo đảm quốc phòng an ninh ở địa bàn chiến
lược, biên giới, ven biển, trên cơ sở bố trí lại dân cư theo quy hoạch của sản xuất
và mục tiêu lâu dài của quốc phòng, an ninh, hình thành nên các cụm làng xã
biên giới, tạo nên vành đai biên giới trong thế trận quốc phòng toàn dân bảo vệ
Tổ quốc. Hiện nay, Chính phủ đã và đang xây dựng phát triển 22 khu kinh tế
quốc phòng trải dài trên tất cả các địa bàn trọng điểm của đất nước


Quân khu IV đứng chân trên địa bàn 6 tỉnh, diện tích tự nhiên 52.062 km2,
dân số 10.516.000 người gồm 26 dân tộc anh em. Biên giới phía tây giáp với 6 tỉnh
Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, chiều dài 1.228 km. Địa bàn Quân khu có vị trí
chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy,
trong địa bàn Quân khu IV, Đảng và Nhà nướcđã xây dựng có 4 khu kinh tế quốc
phòng: A Lưới, Khe Sanh, Kỳ Sơn và Mường Lát, trong đó Khu kinh tế quốc
phòng Khe Sanh là một trong những điểm sáng về phát triển khu kinh tế quốc
phòng. Khe Sanh là địa bàn chiến lược của Miền Trung và cả nước, là cửa ngõ yết
hầu chia cắt chiến lược Bắc-Nam và các tỉnh Nam Lào. Trong kháng chiến chống
Mỹ, Khe Sanh là chiến trường ác liệt giữa ta và Mỹ. Do đó, trong những năm vừa
qua, Đảng và Nhà nước đã UTi tiên đầu tư vào Khu kinh tế - Quốc phòng góp phần
nâng cao đáng kể đời sống nhân dân trên địa bàn, góp phần giữ vững an ninh, chủ
quyền của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được việc đầu tư phát
triển vào khu kinh tế quốc phòng Khe Sanh còn dàn trải, nguồn vốn đầu tư còn
thấp, một số dự án hiệu quả chưa cao. Trong khi đó, cơ sở khoa học của việc lựa
chọn hưóng đầu tư phát triển, kế hoạch đầu tư và lộ trình đầu tư cũng còn nhiều bất
cập. Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài "Đẩu tư phát triến Khu kinh tể quốc phòng

ở Việt Nam: nghiên cứu trường hợp Khu Kinh tế quốc phòng Khe Sanh ” vừa có ý
nghĩa thực tiễn và lý luận.
2. Tình hình nghiên cứu
Các đơn vị kinh tế của quân đội là lực lượng đi đầu trong kết hợp kinh tế
với quốc phòng. Các công ty, xí nghiệp trong đó có nhiều tổng công ty lớn, các
đoàn Kinh tế - Quốc phòng của quân đội đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đồng thời có mặt ở những khu vực khó
khăn nhất để phát triển kinh tế - xã hội địa phương, tạo thế trận quốc phòng
vững chắc tại các địa bàn trọng yếu của Tổ quốc. Mặc dù xây dựng Khu kinh tế
quổc phòng là một hình thức của kết hợp kinh tế với quốc phòng và là một trong
những ưu tiên của Đảng và Nhà nước ta trong chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ
quốc, nhưng các công trình nghiên cứu không nhiều vì đây là vấn đề mới, các


vẫn đề thực tiễn cũng đang mới triển khai. Các công trình nghiên cứu chủ yếu
dưới dạng các bài báo hay báo cáo về sự phát triển các khu kinh tế quốc phòng
trên cả nước, ví dụ:
Dự án “Tăng cường trí thức trẻ tĩnh nguyên đến công tác tại các khu kinh
tế quốc phòng giai đoạn 2010 - 2020"’’ của Thủ tướng chính phủ đề xuất năm
2010, trong đó đề xuất các chế độ ưu tiên cho thanh niên tham gia vào các hoạt
động phát triển kinh tế, xã hội tại các khu kinh tế quốc phòng.
Bài báo Định hưởng xây dựng các khu kinh tế quốc phòng đển năm 2020
của tác giả Lương Văn Mạnh đăng trên Báo điện tử quốc phòng (2014) đề xuất
04 định hướng phát triển các khu kinh tế quốc phòng ở Việt Nam đến năm 2020,
đó là: tổ chức, quản lý và thực hiện quy hoạch các khu KT-QP đă phê duyệt;
công tác thẩm định, phê duyệt các dự án xây dựng khu KT-QP theo phân cấp;
tập trung nguồn nhân lực và vốn đầu tư, nghiên cứu kỹ tình hình, tìm giải pháp
để phối hợp cùng địa phưomg tổ chức thực hiện; thực hiện tốt chính sách ổn định
dân cư và xây dựng cơ sở hạ tầng, giúp nhân dân ổn định cuộc sổng, bảo vệ môi
trường sinh thái trên địa bàn vùng dự án.

Có thế nói việc nghiên cứu đầu tư vào một khu kinh tế quốc phòng cụ thể
là một vấn đề mới, có tính lý luận và thực tiễn cần nghiên cứu. Do đó, đề tài mà
tác giả lựa chọn là không trùng lắp và phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
3. Mục
đích và nhiệm
vụ
cứu


• nghiên
o
3.1 M ục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng
cao hiệu quả đầu tư vào khu KTQP Khe Sanh
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: nghiên cứu tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau:
- Cơ sở khoa học của đầu tư vào các khu KTQP ở Việt Nam?
- Thực trạng đầu tư và hiệu quả hoạt động đầu tư vào Khu KTQP Khe Sanh
hiện nay như thế nào?
- Đe nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư thì cần các giải pháp nào?


4. Đối tượng và phạm vì nghiên cứu
4 .1. Đồi tượng nghiên cứu: Hoạt động tư vào Khu KTQP Khe Sanh.
4.2 Phạm vi nghiên cứu: thời gian nghiên cứu thực trạng trong giai đoạn 20002012 và đề xuất giải pháp từ nay cho đến năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đe luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn của đề tài, luận văn sử dụng
phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê có chọn lọc kết hợp với phương
pháp so sánh kết quả trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử. Trong quá trình phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn cũng
như đánh giá tính khả thi của các giải pháp, luận văn còn sử dụng các công thức
toán học, bảng biểu và đồ thị minh họa để làm tăng tính trực quan và sức thuyết

phục của đề tài.
Các số liệu được sử dụng trong luận văn được lấy từ các báo cáo của Khu
KTQP Khe Sanh và Quân khu IV
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, danh mục các từ viết tắt, mở đầu, kết luận và danh
mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương
Chương 1. Cơ sở lý luận về khu Kinh tế quốc phòng và đầu tư phát triển
vào khu kinh tế quốc phòng ở Việt Nam
Chương 2. Hoạt động đầu tư phát triển vào Khu Kinh tế quốc phòng Khe Sanh
Chương 3. Một sổ giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển vào Khu
Kinh lế quốc phòng Khe Sanh


CHƯƠNG 1
C ơ SỞ LÝ LUẬN VẺ KHƯ KINH TÉ QUỐC PHÒNG
VÀ ĐẦU TU PHÁT TRiÉN VÀO KHƯ KINH TÉ QƯÓC PHÒNG
ở VIỆT NAM
1.1. Một số vấn đề về khu kinh tế quốc phòng Việt Nam
I. I.ỉ. Khái niệm kh u kình té quốc phòng
Nhàm tập trung các nguồn lực của quốc gia vào phát triển kinh tế, xã hội
của một vùng hay một khu vực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tể cũng như
đảm bảo an ninh quốc phòng, Đảng và Nhà nước ta đã nghiên cứu và triển
khai xây dựng các mô hình khu kinh tế tại địa bàn cần phát triển. Tùy mức độ
của khu kinh tế mà Đảng và nhà nước sẽ có những chính sách ưu tiên đặc thù,
ưu tiên để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào. Tuy nhiên, loại hình
cũng như tên gọi các khu kinh tế rất đa dạng, ở Việt Nam hiện nay, chính phù đã
có những quy định về các khu kinh tế mở, đặc khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu,
khu kinh tế tự do...
Khu kinh tế đến nay đã có nhiều khái niệm khác nhau, nhưng nhìn chung
hiểu theo nghĩa rộng thì đặc khu kinh tế là một khu vực địa lý được áp dụng

những chính sách kinh tể đặc biệt. Xét theo nghĩa hẹp khu kinh tế là một khu
vực địa lý riêng biệt ở đó được áp dụng những chính sách kinh tế đặc biệt như
miễn giảm các loại thuế, nới lỏng các quy chế ngoại quan và quản lý ngoại hổi
nhàm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, công nghệ cao và kinh nghiệm quản lý để
phát triển kinh tế-xã hội. Theo Luật Đầu tư (Điều 3) và Nghị định
29/2008/NĐ-CPvề quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất vả khu kinh tế
(Điều \),Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi
trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh
giới địa lý xác địnhvầ được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy
định tại Nghị định 29. Đồng thời tại Nghị định 29 cũng quy định: căn cứ
chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất
của cả nước và của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Ke hoạch


và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và ủ y ban nhân dân tỉnh, thành
phố Irực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là ủ y ban nhân dân cấp tỉnh)
có liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển khu kinh tế.
Khu kinh tế cửa khẩu, theo Nghị định 29/2008/NĐ-CPvề quy định về khu
công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, là khu kinh tế hình thành ở khu vực
biên giới đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính và được thành lập
theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định 29. Tuy nhiên,
Nghị định 29 cũng quy định khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu được gọi chung
là khu kinh tế, trừ trường hợp quy định cụ thể. Sự khác nhau ở đây là Khu
kinh tế cửa khẩu có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính; có kết nối thuận lợi
với các trục giao thông huyết mạch của quốc gia; giao lun thuận tiện với các
nước láng giềng qua cửa khẩu biên giới đất liền của nước bạn; có điều kiện
thuận lợi và nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng kỳ thuật; và những vấn đề liên
quan đến việc xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú và quản lý ngoại hối. Có thể nói khu
kinh tế cửa khẩu: là một không gian kinh tế xác định, gắn với cửa khẩu có dân

cư sinh sổng và được áp dụng những cơ chế, chính sách phát triển đặc thù, phù
hợp với đặc điểm từng địa phưomg, sở tại nhằm mang lại hiệu quả kinh tế - xã
hội cao nhất dựa trên việc qui hoạch, khai thác, sử dụng, phát triển bền vững các
nguồn lực.
Khu kinh tế mở: Là một mô hình kinh tế gồm hai khu vực: thuế quan (khu
chế xuất, khu công nghiệp, dịch vụ, du lịch, dân cư) và phi thuế quan (sản xuất
hàng hoá xuất khẩu, thương mại hàng hoá và dịch vụ khác), trong đó, các tổ
chức, cá nhân tham gia được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư cúa Chính phú
nhàm tạo động lực phát triển kinh tế trong vùng, trong cả nước và thu hút vốn
đầu tư nước ngoài. Bên cạnh khái niệm trên về các loại hình lchu kinh tế, hiện
nay tồn tại nhiều loại hình khu kinh tế, thậm chí các loại hình khu công
nghiệp, khu chế xuất ... cũng có những nét tương đồng nhau và nhiều khi
cũng được coi là một dạng của khu kinh tế.


Xuất phát từ các đặc điểm khu kinh tế, cùng với yêu cầu kết hợp phát triến
kinh tế - xã hội với tăng cường sức mạnh quốc phòng - an ninh, xây dirng thế
trận quổc phòng - an ninh toàn dân kết hợp chặt chẽ với xây dựng thế trận an
ninh nhân dân. Đảng và Nhà nước ta đã nghiên cứu và phát triển các khu
KTQP tại các địa bàn trọng điểm chiến lược và những khu vực nhạy cảm trên
biên giới đất liền, biển đảo. Sự hình thành và phát triển các khu kinh tế - quốc
phòng với tư cách là hình thức mới của việc kết hợp kinh tế với quốc phòng là
đòi hỏi bức xúc của việc kết họp kinh tế với quốc phòng trên các địa bàn chiến
lược nhằm đáp ứng những yêu cầu thực tiễn của công cuộc xây dựng và bảo vệ
tổ quốc trong tình hình mới.
Xuất phát từ đặc điểm tuyến biên giới nước ta với những yếu tố về địa hình,
đất đai, khí hậu, kinh tế, văn hóa, dân cư không giống nhau, nên việc xác định
quy mô, hình thức tổ chức xây dựng các ichu KT-QP cũng không đồng nhất. Tuy
nhiên, các khu KT-QP đều có chung mục tiêu: kết hợp phát triển KT-XH với
tăng cường QP-AN, lấy phát triển KT-XH giữ vai trò quyết định, tạo cơ sở vật

chất, tinh thần để xây dựng lực lượng, thế trận QP-AN bảo vệ địa bàn. Nhiệm vụ
của các đoàn KT-ỌP trên đất liền là tham gia sản xuất xây dựng kinh tế, làm
công tác dân vận; góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội; củng cố thế trận QPAN; giữ gìn bảo vệ môi trường và sẵn sàng chiến đấu khi có tình huống.
Theo Từ điển Bách khoa quân sự do nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất
bản năm 2004 đưa ra khái ĩ\\èm:Khu KTQP là vùng lãnh thổ và dân cư thuộc
các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn chiến lược, biên giới,
ven hiển, được đầu tư xây dựng phát triển kinh tế gắn với quốc phòng - an ninh
theo Quyết định số 277/2000/QĐ -TTg ngày 31.3.2000 của Thủ tưứniị Chính
phủ; do quân đội đảm nhiệm, lấy đơn vị KTQP làm nòng cốt. Khu KTQP có
nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; khai thác tối đa tiềm năng đất
đai để phát triển sản xuất, từng bước chuyển sang kinh tế hàng hoả với các loại
cây trồng vật nuôi có giả trị kinh tế cao; bố trí lại dán cư trên địa bàn theo quy
hoạch phát triển kỉnh tể - xã hội; bảo vệ môi trường sinh thái và sử dụng bền


vững, hợp lỷ các nguồn tài nguyên thiên nhiên; phục hồi, hảo tồn và phút triển
văn hoá truyền thống các dân tộc, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân, kết hợp bảo đảm quốc phòng - an ninh, hình thành các cụm
làng xã biên giới tạo nên vành đai biên giới trong thế trận quốc phòng toàn dân
bảo vệ tổ quốc.
Trong Quy chế hoạt động của đoàn KTQP ban hành theo Quyết định số
133/2004/QĐ-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có đưa ra khái niệm khu
KTQP là tên gọi tắt của dự án khu KTQP, do Bộ Quốc phòng làm chủ quản đầu
tư hoặc khu vực được Bộ Quốc phòng xác định, có các đoàn KTQP đứng chân,
nhàm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ờ các xã đặc biệt khó khăn,
vùng sâu, vùng xa, gắn với thế trận quốc phòng - an ninh trên các địa bàn chiến
lược biên giới.
Theo Quyết định 227/QĐ-TTg ngày 31/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt đề án tổng thể quân đội tham gia xây dựng phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa gắn với xây dựng các khu
quốc phòng an ninh trên địa bàn chiến lược, biên giới, ven biển, Chính phủ cũng

đã đạt mục tiêu quân đội tham gia xây dựng các khu kinh tế nhằm phát triển
kinh tế - xã hội các vùng dự án góp phần cải thiện và tùng bước nâng cao đời
sổng vật chất và tinh thần của nhân dán, kết hợp bảo đảm quốc phòng an ninh ở
địa bàn chiến lược, biên giới, ven biển, trên cơ sở bổ trí lại dán cư theo quy
hoạch của sản xuất và mục tiêu lâu dài của quốc phòng, an ninh, hình thành nên
các cụm làng xã biên giới, tạo nên vành đai biên giới trong thế trận quốc phòng
toàn dân bảo vệ Tổ quốc vớicác nhiệm vụ cụ thể sau:
- Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội vùng dự án được xác định;
- Khai thác tối đa tiềm năng đất đai được giao để phát triển sản xuất phục
vụ mục tiêu trước mắt và lâu dài, từng bước chuyển dần sang kinh tế hàng hóa
với những loại cây công nghiệp, cây đặc sản, cây ăn quả, chăn nuôi, trồng và
bảo vệ rừng, trong đó tập trung vào các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng
hóa cao.
9


- Đối với những vùng xung yếu đặc biệt khó khăn quân đội trực tiếp tổ
chức sản xuất, gắn phát triển sản xuất với quốc phòng, an ninh.
- Đối với địa bàn khó khăn, dân chưa có điều kiện tổ chức sản xuất được,
quân đội tổ chức sản xuất, trên cơ sở đó tiếp nhận dân đến, từng bước ổn định và
chuyển dần cho chính quyền địa phương quản lý.
- Tiếp nhận dân ở các vùng lchác đến và tổ chức bổ trí lại dân tại chỗ để
phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn của dự án.
- Bảo vệ môi ừiròmg, giữ gìn cân bằng sinh thái thông qua trồng mới, lchoanh
nuôi tái sinh và bảo vệ rừng, sử dụng bền vững, họp lý các nguồn tài nguyên.
- Cải thiện, nâng cao đời sống, phục hồi, bảo tồn và phát triển văn hóa
truyền thống của các dân tộc thiểu sổ.
Có thể nói, ichu KTQP cũng nhằm phát triển kinh tế như các loại hình khu
kinh tế đã có ở Việt Nam, nhưng điểm khác biệt cơ bản là để xây dựng và phát
triển nó không những cần có chính sách ưu tiên của nhà nước mà quan trọng hơn

là có sự tham gia trực tiếp của nhà nước vào các quá trình kinh tế - xã hội thông
qua hoạt động của các lực lượng quân đội nhàm tạo lập những cơ sở ban đầu cho
phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, kinh tế thị trường, hội nhập.
Nấu so sánh Khu kinh tế - quốc phòng với các hình thức kết hợp kinh tế với
quốc phòng khác như: Mô hình bộ đội thường trực tham gia sản xuất, xây dựng
kinh tể; Mô hình các doanh nghiệp quân đội thì có thể thấy những điểm chung là
cùng do các đơn vị quân đội trực tiếp tham gia, tuy nhiên điểm khác biệt là:
- Mô hình bộ đội thường trực tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế (bao gồm
Bộ đội thường trực sẵn sàng chiến đấu, các trạm xưởng, xí nghiệp, các cơ quan
khoa học kỹ thuật, học viện nhà trường quân đội), thì mục tiêu kinh tế chủ yếu là
tận dụng triệt để các điều kiện sản xuất hiện có để tăng gia sản xuất cải thiện đời
sồng cho cán bộ, chiến sĩ.
- Mô hình các doanh nghiệp quân đội với các loại hình như: Doanh nghiệp
quốc phòng bao gồm các doanh nghiệp sản xuất hoặc sửa chữa vũ khí trang bị đồ
10


dùng quân sự, có tham gia sản xuất các mặt hàng kinh tế; Doanh nghiệp kinh tế quốc
phòng bao gồm các doanh nghiệp trong quân đội sản xuất kinh doanh các sản phẩm
dân dụng hoặc làm dịch vụ phục vụ dân sinh khi có nhu cầu sẽ chuyển thành đơn vị
chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu. Mặc dù các doanh nghiệp đó có thể hoạt động
theo cơ chế hạch toán kinh doanh, nhưng kết quả kinh tế thu được chủ yếu nhằm bổ
sung nguồn tài chính để giữ gìn và từng bước phát triển năng lực sản xuất quốc
phòng, bổ xung cho nhu cầu thiết yếu, góp phần nâng cao mức sổng và giải quyết
chính sách cho bộ đội; góp phần nâng cao sức chiến đấu của quân đội tạo nên thế bố
trí lực lượng sản xuất ửieo lãnh ửiổ phù hợp với chiến lược kinh tế - quốc phòng và
đóng góp vào mục tiêu ổn định kinh tế - xã hội.
-

Ngược lại với các hình thức kết hợp kinh tế với quốc phòng kể trên.


Mục tiêu kinh tế của Khu kinh tế - quốc phòng là xoá đói giảm nghèo, từng
bước phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó,
việc phân bổ các doanh nghiệp quân đội và các Khu kinh tế - quốc phòng cũng
dựa vào những căn cứ khác nhau: nếu như việc phân bố các doanh nghiệp quân
đội căn cứ vào yêu cầu bí mật, an toàn đối với bản thân chúng là chủ yểu thì
phân bố các Khu kinh tế - quốc phòng lại tập trung vào các địa bàn quốc phòng an ninh chiến lược, những nơi đang rất cần tới sự gắn bó của những người dân.
Từ những trình bày ở trên có khái quát là Khu KTQP là một hình thức
đặc thù của sự kết hợp kinh tế với quốc phòng ở nước ta hiện nay, thể hiện vai
trò tích cực của nhà nước về kinh tế và quốc phòng trên những địa bàn chiến
lược về an ninh quốc phòng, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa biên giới, hải
đảo.Vậy ta có thể đưa ra một khái niệm ngắn gọn và dễ nhớ, dễ hiểu: Khu kinh
té quốc phòng là sự két hợp kinh tế với quắc phòng, trong các vùng địa bàn
chiến lược biên giới, vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Nhằm mục đích xoá đói giảm
ngèo, củng cổ quổc phòng an ninh; xây dựng thế trận quổc phòng an ninh ở
nước ta hiện nay.
1.1.2. Vai trò của Khu kinh tế - quốc phòng
Khu kinh tế - quốc phòng đóng vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế xã
11


hội, quốc phòng an ninh của các địa bàn chiến lược, trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ tổ quốc. Nó được thể hiện trên những vấn đề sau:
Thứ nhất, về phát triển kinh tế; Khu kinh tế - quốc phòng là hình thức thúc
đẩy phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo có hiệu quả đối với các địa bàn chiến
lược tại các vùng sâu, vùng xa biên giới, hải đảo.
Trong liền kinh lế thị trường muốn phát triển kinh tế tại các địa bàn khó
khăn, cần tạo ra hệ thống hạ tầng kinh tế kỹ thuật và kinh tế xã hội cần thiết,
đồng thời cần thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh của dân cư từ tự cung
tự cấp, du canh du cư sang kinh tế hàng hoá. Đây là nhiệm vụ không dễ dàng

thực hiện do những bất cập về vốn đầu tư, về nguồn nhân lực.... Đầu tư vào
những vùng này phải chịu những chi phí rất cao cho nên rất khó thu hút vốn đầu
tư trực tiếp từ các chủ thể kinh doanh. Vì vậy, sự hình thành các khu kinh tế quốc phòng với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và của Bộ Quốc
phòng sẽ tạo ra cơ sở ban đầu rất quan trọng cho sự hình thành hệ thống kết cấu
hạ tầng nơi đây. Trong những năm qua, khi được giao trách nhiệm là nòng cốt
trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng, các đoàn kinh
tế - quốc phòng đều nhanh chóng ổn định về mọi mặt ngay sau khi đứng chân
trên địa bàn và bắt tay ngay vào công tác dân vận, xây dựng cơ sở hạ tầng như
đường giao thông, điện, công trình thuỷ lợi, trường học, trạm xá, phát thanh,
truyền hình, trại cây, con giống....
Thứ hai, về quốc phòng - an ninh: Việc xây dựng và phát triển các khu
kinh tế - quốc phòng không chỉ góp phần củng cố an ninh, chính trị, xã hội nơi
vùng sâu, vùng xa, biên giới của Tổ quốc. Mà còn trực tiếp đánh bại kẻ thù xâm
lược từ biên giới vào, bảo vệ toàn vẹn lãnh thố, bảo vệ chế độ XI ỈCN, đảm bảo
an ninh chính trị - xã hội, chống lại kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của kẻ
thù trong điều kiện hiện nay.
Thực hiện quan điểm của Đảng, kết hợp phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH)
với tăng cường sức mạnh quốc phòng-an ninh (QP-AN), các bộ, ngành Trung
ương và địa phưong đã có nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển KT-XH gắn với
12


xây dựng K.VPT tỉnh, huyện ngày càng vững chắc. Í3ỌP phối hợp với Bộ Ke
hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành, địa phương đã tham mưu cho Chính phủ xây
dựng nhiều dự án phát triển KT-XH chiến lược như: Đường Trường Sơn Đông,
đường tuần tra biên giới và tham gia nhiều dự án phát triển KT-XH ở các địa
phương, góp phần xây dựng địa bàn, xây dựng KVPT vững mạnh. BQP đã chỉ
đạo, triển khai xây dựng 24 khu kinh tế quốc phòng thuộc địa bàn 176 xã, 49
huyện, 20 tỉnh trên khu vực biên giới ở vùng sâu, vùng xa. Sau nhiều năm hoạt
động, các khu kinh tế quốc phòng đã góp phần xây dựng cơ sở chính trị-xã hội

vững mạnh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh
nhân dân tạo nên sức mạnh tổng hợp của KVPT trên các địa bàn trọng yếu, các
hướng chiến lược, vùng biên giới Tổ quốc. Hiệu quả hoạt động của các khu
kinh tế quốc phòng trở thành điểm sáng về kinh tế, văn hóa và QP-AN, là nhân
tố quan trọng, góp phần thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng
tiềm lực kinh tế trong KVPT.
L I. 3. Đặc điểm K hu kình tế quốc phòng
ì 1.3. ỉ. Địa hờn Khu Kinh tế quốc phòng:
Theo Quyết định của Chính phủ, là khu vực có dân hay không có dân
nhưng phải là khu vực có vị trí chiến lược về an ninh - quốc phòng. Dự án tổng
thể quân đội tham gia xây dựng khu kinh tế - quốc phòng được Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định 277/QĐ -TTg ngày 31/3/2000 và Quyết định 43/2002/QĐ
-TTg ngày 21/3/2002, được giao cho Bộ Quốc phòng làm chủ quản đầu tư.Từng
Khu kinh tế - quốc phòng đều có vị trí cụ thể xác định (nằm trên địa bàn mấy
xã, mấy huyện, mấy tỉnh, diện tích được quy hoạch bao nhiêu héc ta, mặc dù có
thể mở rộng tuỳ theo vị trí, tính chất của từng khu). Đó là những căn cứ để đầu
tư vốn và tổ chức lực lượng cho phù hợp. Ngay từ QĐ 277/QĐ -TTg ngày
31/3/2000 do phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn ký đã dự kiến xây dựng 11 khu
KTQP và đến nay, Chính phủ đã xây dựng 22 khu KTQP (Xem Bảng 1.1).
Trong chiến lược bảo vệ biển đảo của Việt Nam trong tình hình hiện nay, nhiều
đường đề xuất xây dựng khu KTQP tại quần đảo Trường Sa của chúng ta.
13


(T

r

Bảng ỉ. ỉ. Các Khu kinh tê quôc phòng của Việt Nam
TT


Khu Kinh tế - Quốc phòng

Địa điểm

1

Khu Kinh tế - Quốc phòng Mầu Sơn

Lạng Sơn

2

Khu Kinh tế - Quốc phòng Bảo Lạc-Bảo Lâm

Cao Bằng

3

Khu Kinh tể - Quổc phòng Mường Chà

Điện Biên

4

Khu Kinh tế - Quốc phòng Vị Xuyên

Hà Giang

5


Khu Kinh tế - Quốc phòng Xín Mần

Hà Giang

6

Khu Kinh tế - Quốc phòng Bát Sát

Lào Cai

7

Khu Kinh tể - Quốc phòng Sông Mã

Sơn La

8

Khu Kinh tế - Quốc phòng Phong Thổ

9

Khu Kinh tể - Quốc phòng Bắc Hải Sơn

Quảng Ninh

10

Khu Kinh tế - Quốc phòng Bình Liêu - Quảng Hà Móng Cái


Quảng Ninh

11

Khu Kinh tế - Quốc phòng Khe Sanh

12

Khu Kinh lé - Quốc phòng Aso - Alưứi

13

Khu Kinh tể - Quốc phòng Kỳ Son

14

Khu Kinh tế - Quốc phòng Mường Lát

15

Khu Kinh tể - Quốc phòng Cưmga

16

Khu Kinh tể - Quốc phòng Tây Giang

Quảng Nam

17


Khu Kinh tế - Quốc phòng Bù Gia Phúc - Bù Gia Mập

Bình Phước

18

Khu Kinh tế - Quốc phòng Bắc Lâm Đồng

Lâm Đồng

19

Khu Kinh tế - Quốc phòng Tân nồng

Đồng 'ĩháp

20

Khu Kinh tể - Quốc phòng Quảng Sơn

Đắc Lắc

21

Khu Kinh tế - Quốc phòng Binh đoàn 15

Gia Lai, Kon Tum,
Đắc Lắc


22

Khu Kinh tế - Quốc phòng Binh đoàn 16

Đắc Lắc, Bình Phước

Lai Châu

Quảng Trị
Thừu Thicn-1 luc
Nghệ An
Thanh Hóa
Đắc Lấc

(Nguồn: Cổng thông tin Cục kinh tế - Bộ Quốc phòng)
14


Các Khu kinh tể - quốc phòng không đồng nhất với một tổ chức hay một
đơn vị hành chính. Hệ thống tổ chức các đơn vị hành chính ở nước ta gồm 4
cấp: Trung ương, tỉnh, (thành phố) trực thuộc Trung ương, quận, huyện, thị xã.
Thành phố trực thuộc tỉnh, và xã, phường, thị trấn. Các khu kinh tế - quốc
phòng mặc dù gắn với lãnh thổ của một sổ xã, một số huyện nhất định nhưng
không phải là một tổ chức hành chính cấp xã hay cấp huyện, cũng không phải là
tổ chức trung gian giữa xã và huyện.
Các Khu kinh tế - quốc phòng không phải là các đom vị thuộc hệ thống
hành chính, đồng thời nó cũng không thuộc hệ thống các đơn vị kinh tể được tổ
chức mang tính lãnh thổ, không phải là sự kết hợp kinh tế với quốc phòng của
một ngành, một địa phương trên một địa bàn.
Khu kinh tế - quốc phòng không phải là các vùng kinh tế mới trong quy

hoạch kinh tế lãnh thổ của nhà nước. Một mặt quy mô các vùng kinh tế mới có
thể lớn (nhỏ) hơn so với các Khu kinh tế - quốc phòng mặt khác mục đích xây
dựng các vùng kinh tế mới và các Khu kinh tế - quốc phòng là khác nhau mặc
dù có cùng một nội dung nhàm phát triển kinh tế. ở các Khu kinh tế - quốc
phòng phải gắn xây dựng kinh tế với củng cổ quốc phòng - an ninh nghĩa là
đồng thời với các hoạt động xây dựng về kinh tế tại các khu kinh tế này sẽ diễn
ra các hoạt động xây dựng về mặt quốc phòng - an ninh, từng bước củng cổ,
phát triển hệ thống các cụm làng, xã biên giới tạo nên sự vững mạnh về thế trận
quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân cũng như lực lượng vũ trang địa
phương. Chính hai mặt hoạt động này là điều kiện hỗ trợ cho nhau cùng phát
triển do vậy mà ở các khu kinh tế này sẽ càng vững về kinh tế và mạnh về quốc
phòng - an ninh.
Ị. 1.3.2. Đơn vị triển khai.
Tại các khu kinh tế quốc - phòng, các đoàn kinh tế - quốc phòng đã cùng
lúc tổ chức nơi ăn, chốn ở cho bộ đội, đồng thời kết họp với các đơn vị quân đội
khác tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng như điện, đường, trường, trạm từng
bước góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế trên địa bàn, nâng cao đời sống vật
15


chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc, thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo
giữa đồng bằng và miền núi, giữa các vùng miền trong cả nước.
Khu kinh tế quốc phòng là hình thức kết hợp kinh tế với quốc phòng đặc
biệt, bao hàm tổng thể những quan hệ về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, là
hình thức tổ chức kinh tế - xã hội - quốc phòng - an ninh mang tính lãnh thổ quy
mô nhỏ do Bộ Quốc phòng xây dimg được Chính phủ phê duyệt, giao cho Bộ
Quốc phòng làm chủ đầu tư, với lực lượng nòng cốt là các đoàn kinh tế quốc
phòng, tổ chức xây dựng trên các địa bàn khó khăn về kinh tế xã hội nơi vùng
sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo nhưng có vị trí chiến lược về quốc phòng - an
ninh trong giai đoạn hiện nay; Nhằm mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, gắn phát

triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh trên địa bàn đó, góp phần xây
dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, xây dựng
tuyến hành lang biên giới vững chắc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá.
1.2. Đầu tư phát triển các khu kinh tế quốc phòng.
1.2.1. S ụ cần thiết của việc đầu íu vùo cúc khu kinh té quốc phùng

ỉ .2.1. ỉ .Đảm bảo phát triển kinh tế, xỏa đói giảm nghèo ở những cùng trọng
điểm về an ninh - quốc phòng.
Trong thời kỳ đổi mới, việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN và từng bước hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta đã mang lại
những thành tựu vô cùng to lớn, tạo ra thế và lực mới cho phát triển kinh tế bền
vững với tốc độ cao trên cơ sờ đó tăng cường tiềm lực quân sự, quốc phòng.
Tuy nhiên, trên thực tiễn sự phát triển kinh tế không diễn ra một cách đồng đều
giữa các, vùng, địa phương, địa bàn trên cả nước.
Trên nhiều địa bàn chiến lược vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, kinh
tế phát triển rất thấp, đời sống nhân dân đặc biệt khó khăn, gây nhiều cản trở
cho củng cố QP - AN. Phần lớn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới đều là những
địa bàn có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị QP - AN; trước đây là những
16


căn cứ cách mạng, vùng kháng chiến; ngày nay là nơi sinh sống của đại đa số
đồng bào dân tộc, phân bố ở những vùng núi cao hiểm trở, những vùng sâu,
vùng xa. Hiện tại đây là những vùng nghèo nàn và lạc hậu nhất so với các vùng
lãnh thổ trong cả nước. Muốn củng cố an ninh quốc phòng nơi đây theo hướng
xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân phải thực hiện phát
triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống và dân trí cho nhân dân.
Xét về mặt lịch sử, vùng sâu, vùng xa, biên giới, nước ta trong quá trình
đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) có điểm xuất phát về kinh tế - xã hội thấp là do

hậu quả lịch sử để lại. Nen kinh tế nặng về tự nhiên, tự cung, tự cấp, phương
thức canh tác lạc hậu phát rừng làm nương. Đời sống phụ thuộc vào thiên nhiên,
đói nghèo, mù chữ, bệnh tật và các hủ tục lạc hậu là điều không thể tránh khỏi.
Tình trạng đời sống thấp kém của đồng bào các dân tộc ở miền núi, vùng sâu,
vùng xa, biên giới đã kéo dài hàng trăm năm nay và sẽ không bao giờ có cơ hội
vươn lên hoà nhập với cộng đồng nếu Đảng, Nhà nước, Chính phủ không có
những giải pháp thiết thực tạo điều kiện giúp đỡ đồng bào các vùng nói trên.
Trong quá trình đổi mới đà hình thành nhận thức mái về phát triển kinh
tế và xoá đói giảm nghèo trên các địa bàn miền núi. Sự phát triển kinh tế - xã
hội, xoá đói giảm nghèo cho các vùng nói trên phải do chính đồng bào các dân
tộc quyết định là chủ yếu, không ai có thể làm thay đồng bào được, còn sự giúp
đỡ của Nhà nước chỉ là yếu tố hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự vận động tự
thân của chính các vùng đó.
Từ sự thay đổi về nhận thức đó đã làm thay đổi nếp nghĩ của đồng bào
các dân tộc, phần nào cũng phù hợp với nguyện vọng của đồng bào, vì vậy đã
tạo ra động lực, niềm tin, động viên đồng bào, động viên mọi vùng, mọi lực
lượng, cả nước cùng vươn lên chính vì vậy mà những thành tựu giảm nghèo của
Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất trong phát triển kinh
tế. Đó là đánh giá trong Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004 của Ngân hàng
thế giới. Và thực tiễn đất nước trong 20 năm đổi mới đã chứng minh vùng sâu,
vùng xa, biên giới đã có sự chuyển biến đáng kể về ki iữf téọía'^h^pđèf sốĩỉg ^.ủa
Ĩ RUNG TAM

17

thòng

hn

:



đồng bào nơi đây từng bước được cải thiện cả về văn hoá và tinh thần.
Tuy nhiên, do điểm xuất phát thấp, cùng với nhiều nguyên nhân, cả
khách quan, chủ quan nên vùng sâu, vùng xa, biên giới vẫn là nơi có trình độ
phát triển kinh tế - xã hội và đời sống đồng bào còn thấp. Nhìn chung, kinh tế ở
miền núi và các vùng dân tộc còn chậm phát triển, nhiều nơi còn lúng túng
troníĩ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập quán canh tác còn lạc hậu. Chất
lượng sản phẩm thấp, tiêu thụ rất khó khăn. Tình trạng du canh, du cư, di dân tự
do còn diễn biến phức tạp, một sổ hộ còn thiếu đất sản xuất. Kết cấu hạ tầng ở
một số vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng còn thấp kémở
nhiều vùng dân tộc và miền núi tỷ lệ đói nghèo còn cao so với bình quân chung
của cả nước; khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa các dân
tộc ngày càng tăng; chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp, việc đào tạo nghề
chưa được quan tâm, công tác chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào vùng sâu, vùng
xa còn nhiều khó khăn. Một số tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan có xu hướng
phát triển. Một số bản sắc tốt đẹp trong văn hoá của các dân tộc thiểu số đang bị
mai một. Mức hưỏrng thụ văn hoá của đồng bào còn thấp.
Bên cạnh đó sự đói nghèo của các dân tộc thiểu số vùng cao, vùng sâu,
biên giới và sự sơ hở, yếu kém của các cấp các ngành trong việc thực hiện chính
sách dân tộc, thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo của Đảng. Kẻ thù tìm
mọi cách chống phá, chia rẽ các dân tộc nhằm thực hiện chiến lược diễn biến
hoà bình và như vậy việc củng cố được sức mạnh quốc phòng an ninh cho sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc gặp nhiều khó khăn.
Mặt khác, có đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa,
biên giới, địa bàn chiến lược thì mới tạo ra sức mạnh tại chỗ góp phần củng cố
quốc phòng - an ninh trên các địa bàn này nói riêng và cả nước nói chung. Bởi
vì trong mối quan hệ giữa kinh tế với QP - AN thì kinh tế bao giờ cũng là gốc,
nền tảng, là nhân tố hàng đầu để củng cố tăng cường sức mạnh QP - AN, đặc
biệt trong điều kiện hiện nay, chỉ có kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã

hội với tăng cường sức mạnh QP - AN mới đảm bảo cho đất nước luôn chủ
18


động và sẵn sàng đập tan mọi âm mưu diễn biến hoà bình của chủ nghĩa đế
quốc và các thể lực thù địch. Vì vậy trong Đại hội Đảng IX, Đảng ta xác định:
quan tâm phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường QP - AN ở các vùng
miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu sổ, biên giới, hải đảo; chú trọng các vùng
Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ.
Vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo từ xưa đến nay luôn tồn tại mâu
thuẫn và sự chênh lệch giữa nhân tố kinh tế - xã hội với nhân tố QP - AN.
Trong khi công tác QP - AN ở các vùng này luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng
đổi với sự tồn tại của đất nước, củng cố, tăng cường sức mạnh QP - AN ở các
vùng này là nhiệm vụ trọng yếu của của sự nghiệp QP - AN của đất nước. Thì
sự phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng này lại rất hạn chế, và chưa được quan
tâm đúng mức, nền kinh tế ở đây luôn trong trạng thái lạc hậu so với đòi hỏi của
QP - AN đây là một mâu thuẫn cần sớm được khắc phục.
Hiện nay trước yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc nói chung và bảo
vệ các vùng chiến lược nơi vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo nói riêng, đồng
thời trước yêu cầu của việc xây di.mg khu vực phòng thủ vừng mạnh, xây dvrng
thế trận quốc phòng toàn dân nhàm sẵn sàng đập tan âm mưu thủ đoạn của các
thế lực thù địch ngay trong từng địa phương, từng vùng đã đặt ra yêu cầu cấp
bách của quá trình kết hợp phát triển kinh tế - xã hội trong mối tác động với
tăng cường sức mạnh QP - AN trên từng địa phương, từng vùng.
Vì vậy, việc đầu tư xây dựng và phát triển các khu kinh tể - quốc phòng
trên các địa bàn chiến lược ở nước ta hiện nay sẽ đáp ứng được yêu cầu cả về
kinh tế - xã hội và ọ p - AN mà thực tiễn đang đặt ra. Nghĩa là thông qua việc
xây dựng, phát triển các khu kinh tế - quốc phòng trên các địa bàn chiến lược
vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, xây dựng nên các vùng kinh tế - dân cư xã hội, từ đó làm nên cầu nổi giữa Đảng với đồng bào các dân tộc, giữa quân
đội và nhân dân, củng cố lòng tin của đồng bào vùng sâu, vùng xa vào đường

lối, chính sách của Đảng đồng thời tạo nên sự phát triển toàn diện kinh tế - xã
hội trên các địa bàn này trên cơ sở đó sẽ tạo ra tiềm lực kinh tế, tiềm lực chính
19


trị tinh thần góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân
vững mạnh sẵn sàng đập tan mọi âm mưu của kẻ thù trong mọi điều kiện. Đây
là giải pháp có ý nghĩa toàn diện cả về kinh tế - chính trị - xã hội và quốc phòng
- an ninh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình
hlnh mới.
Như vậy công cuộc xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế được coi lả
mục tiêu trước mắt cho sự ổn định chính trị, là cơ sở cho việc củng cố quốc
phòng. Quốc phòng được củng cố vững mạnh có tác động trở lại đối với sự
nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế; nó tạo ra môi trường hoà bình, ổn định để
phát triển kinh tế, bảo vệ công cuộc xây dựng đất nước.
1.2.1.2. Hạn chế và kiểm soát sự phá hoại của các thế lực thù địch
Ngày nay, các lực lượng thù địch hoạt động chống phá cách mạng nước ta
được thực hiện chủ yếu thông qua chiến lược diễn biến hoà bình với nội dung là
tác động vào bên trong làm sụp đổ CNXH từ trong lòng. Đối với Việt Nam diễn
biến hoà bình được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, tư tưởng, văn
hoá, kinh tế, xã hội.

Những năm gần đây lợi dụng những khó khăn về kinh tể - xã hội ở các
vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo các lực lượng thù địch đã sử dụng
các chiêu bài tôn giáo, dân tộc để lôi kéo, kích động hình thành xu hướng ly
khai đối trọng với Đảng cộng sản, gây mất ổn định tình hình kinh tế, chính trị,
văn hoá, xã hội, từ đó tạo cớ để can thiệp gây sức ép về chính trị. Chúng đã
dùng nhiều biện pháp thủ đoạn cả công khai, bí mật, trực tiếp, gián tiếp song
lựu trung lại nổi lên một số thủ đoạn chính là:
Thứ nhất, lợi dụng vấn đề dân tộc.Xuất phát từ những yếu tố lịch sử, lợi

dụng những khó khăn thiếu thốn trong đời sống hiện tại của đồng bào dân tộc
thiểu, sổ kẻ thù đã xuyên tạc, gây hoài nghi làm mất lòng tin của đồng bào với
chính quyền, khơi dậy mâu thuẫn từ đó kích động tư tưởng đòi ly khai, tự trị
dưới các chiêu bài phục quốc, ví dụ thành lập Nhà nước Đê ga tự trị cho 16
châu thái với ý đồ thành lập Vương quốc Mông ở Tây Bắc, Nhà nước Đề ga
20


×