Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Chuyên đề thực hành nghề nghiệp: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.55 KB, 25 trang )

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG SACOMBANK CHI NHÁNH TIỀN
GIANG.
1









Giới thiệu chung về ngân hàng Sacombank.
Tên ngân hàng:
Tên tiếng Anh:

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
SAIGON THUONG TIN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK

Tên viết tắt:
SACOMBANK
Trụ sở chính:
266-268 Nam kì khởi nghĩa, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh
Số điện thoại:
(84-8) 39 320 420
Số fax:(84-8) 39 320 424
Website:www.sacombank.com.vn

• Logo :
• Vốn điều lệ:
• Giấy phép



18.852.650.660.000 đồng
thành lập: Số 05/GP-UB ngày

03/01/1992

của

UBND

TP.Hồ Chí Minh

• Giấy phép hoạt động: Số 0006/GP-NH ngày 05/12/1991 của NHNN


Việt Nam
Giấy chứng nhận:



TP. Hồ Chí Minh cấp
ĐKKD: (đăng kí lần đầu ngày 13/01/1992, đăng kí thay đổi lần thứ 36 ngày

Số

0301103908

do

Sở


Kế

Hoạch



Đầu

07/11/2014)
 Ngành nghề sản xuất kinh doanh theo giấy chứng nhận ĐKKD:
 Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kì hạn, không
kì hạn, chứng chỉ tiền gửi.

 Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ







chức tín dụng khác.
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn.
Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá.
Góp vốn liên doanh theo pháp luật.
Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế.
Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác.


- Trang 1 -




1.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín được thành lập ngày 21/12/1991
trên cơ sở hợp nhất 4 tổ chức tín dụng là: ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp, hợp tác xã
tín dụng Lữ Gia, Tân Bình và Thành Công với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Trụ sở
chính của ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín trong những ngày đầu
mới thành lập tọa lạc tại số 94-96-98 Nguyễn Oanh, Quận Gò Vấp. Đến ngày 19/6/1992
dời về 920 Nguyễn Chí Thanh, Quận 5. Ngày 3/5/2000 Sacombank khai trương hội sở tại
278 Nam Kì Khởi Nghĩa, Quận 3 và trong năm 2008, tòa nhà 266-268 Nam Kì Khởi
Nghĩa mới vừa xây xong được đưa vào làm hội sở chính của ngân hàng.
Trải qua hơn 22 năm xây dựng và hoạt động, đến nay Sacombank đã phát triển mạnh
theo mô hình Ngân Hàng bán lẻ với một mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước và mở
rộng sang các nước Đông Dương gồm 416 điểm giao dịch, trong đó có 72 chi nhánh/ Sở
giao dịch, 336 phòng giao dịch, 01 quỹ tiết kiệm trong nước, 01 phòng giao dịch tại Lào
và 01 ngân hàng con, 04 chi nhánh tại Campuchia.
Đến thời điểm 31/12/2012, với mức vốn điều lệ vào khoảng 10.740 tỷ đồng,
Sacombank được đánh giá là một trong những Ngân Hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam
về vốn điều lệ, về mạng lưới hoạt động cũng như về tốc độ ảnh hưởng trong hoạt động
kinh doanh.
Hơn 20 năm qua, Sacombank luôn kiên định với chiến lược phát triển của mình, tự tin
mở ra những lối đi riêng và trở thành ngân hàng tiên phong trong nhiều lĩnh vực.
1.1.2. Sứ mệnh và tầm nhìn.
Tầm nhìn: Sacombank tiếp tục kiên định với mục tiêu “ trở thành ngân hàng bán lẻ
hàng đầu khu vực” và theo định hướng hoạt động HIỆU QUẢ - AN TOÀN – BỀN
VỮNG.
Sứ mệnh: tối đa hóa giá trị cho khách hàng, nhà đầu tư và đội ngũ nhân viên, đồng

thời thể hiện cao nhất trách nhiệm với xã hội và cộng đồng.
1.1.3. Các thành tựu đạt đươc.

-

Ngân hàng điện tử yêu thích nhất năm 2014.
Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2013.
Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam năm 20013.
Đạt danh hiệu “Hàng Việt tốt- Dịch vụ hoàn hảo” năm 2014.
Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2015.

- Trang 2 -


1.2.

Giới thiệu về Sacombank chi nhánh Tiền Giang.

1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển chi nhánh.
Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang thì hệ thống Sacombank bao gồm 1 chi nhánh và 4
phòng giao dịch (PGD) bao gồm: PGD Cái Bè, PGD Vĩnh Kim, PGD Cai Lậy, PGD Gò
Công.
Chi nhánh Sacombank tại Tiền Giang được thành lập vào ngày 24/07/2006, địa chỉ
số 6, Đinh Bộ Lĩnh, phường 2, TP Mỹ Tho với vị trí nằm ngay trung tâm thành phố Mỹ
Tho. Đây là chi nhánh ngân hàng duy nhất trên địa bàn tỉnh thực hiện các giao dịch ngoài
giờ từ 11h30 đến 13h00 và từ 17h00 đến 19h00 với các giao dịch như: giao dịch gửi, rút
tiền gửi kể cả giao dịch liên chi nhánh, dịch vụ chuyển tiền, mua bán vàng và thu đổi
ngoại tệ, các dịch vụ liên quan đến thẻ.
Sau gần 8 năm hoạt động Sacombank Tiền Giang đã có những đóng góp tích cực
trong sự phát triển chung của toàn hệ thống và là động lực thúc đẩy sự phát triển của các

phòng giao dịch trên địa bàn tỉnh. Không những hoạt động vì mục tiêu kinh tế,
Sacombank Tiền Giang còn tích cực tham gia những hoạt động mang tính cộng đồng, góp
phần vào việc thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển. Năm 2013 UBND tỉnh đã tặng bằng
khen cho chi nhánh vì đã có những đóng góp tích cực trong công tác an sinh xã hội.
1.2.2. Nhiệm vụ của chi nhánh.
Nắm bắt được tiềm năng, thế mạnh và xu hướng phát triển kinh tế của tỉnh Tiền
Giang, ngay từ khi đi vào hoạt động Sacombank – Tiền Giang luôn đặt cho mình tâm thế
nỗ lực mang đến cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao nhất thông qua
công tác chủ động tìm kiếm khách hàng, tập trung chăm sóc khách hàng, thường xuyên
kiểm tra chấn chỉnh hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, không ngừng tìm hiểu nhu cầu của
các đối tượng khách hàng cũng như xu hướng phát triển của từng địa bàn để thay đổi và
bổ sung các sản phẩm có khả năng cạnh tranh và phù hợp. Song song đó là tính chuyên
nghiệp trong quá trình làm việc của đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, năng động luôn
sãn sàng đáp ứng nhanh nhất về nhu cầu dịch vụ ngân hàng. Đây là những tiền đề vững
chắc để Sacombank xây dựng thương hiệu và thể hiện sự gắn kết lâu dài với địa phương.
Với định hướng phát triển giai đoạn 2014- 2015, ngân hàng Sacombank chi nhánh
Tiền Giang nói riêng và tập đoàn Sacombank nói chung sẽ tiếp tục duy trì tốc độ phát
triển tài sản ở mức cao, luôn quan tâm đến sự an toàn, bền vững. Vậy nên Sacombank sẽ
không ngừng thực hiện các mục tiêu như là:

 Tăng nhanh năng lực tài chính.
- Trang 3 -









Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ.
Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.
Mở rộng mạng lưới phát triển thị phần.
Chuẩn hóa các quy trình thao tác nghiệp vụ.
Tiếp cận và từng bước áp dụng các chuẩn mực kế toán và quản trị ngân hàng
theo thông lệ quốc tế.

Bên cạnh đó, tập đoàn Sacombank với phương châm “ AN TOÀN - HIỆU QUẢ BỀN VỮNG” đã đặt ra những chiến lược mới, xác định phải đạt được 5 nhóm Mục tiêu
cụ thể đó là:

 Phát triển mô hình tập đoàn.
 Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ và chất lượng phục
vụ.

 Mang lại sự thịnh vượng cho nhân viên.
 Góp phần vào sự phát triển phồn vinh và văn minh của xã hội, cộng đồng.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý.

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG
GIAO DỊCH

PHÓ GIÁM ĐỐC

P. DOANH
NGHIỆP


- Trang 4 BP. XỬ LÝ GD

BP. DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

P.CÁ
NHÂN

P. HỖ
P.HÀNH CHÍNH & KẾ TOÁN
TRỢ


- Trang 5 -


Với bộ máy tổ chức linh hoạt, chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban được phân
bố rõ ràng và có mối liên kết chặt chẽ đã làm cho hoạt động tại chi nhánh Tiền Giang trở
HÌNH
cấuchuyên
tổ chức
và bộhơn
máy
lý.nhu cầu đa dạng
nên nhanh chóng, hiệu
quả,1.1:Cơ
ngày càng
nghiệp
để quản
đáp ứng
của khách hàng trong và ngoài nước.

Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban Sacombank chi nhánh Tiền Giang.

 Giám đốc chi nhánh: là người phụ trách và chịu trách nhiệm với tổng giám đốc về
kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Giám đốc chi nhánh là chức danh thuộc
thẩm quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm của hội đồng quản trị ngân hàng. Giám đốc thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chức danh theo sựủy quyền của tổng giám đốc và được
phép ủy quyền lại một phần nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho cán bộ nhân viên
thuộc quyền nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện của người được ủy
quyền thực hiện.
 Phó giám đốc: có chức năng giúp giám đốc theo sự ủy quyền của giám đốc.
 Phòng doanh nghiệp: có chức năng quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản
phẩm cụ thể.
Phòng doanh nghiệp có hai chức năng gồm:

 Tiếp thị doanh nghiệp có chức năng quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản
phẩm dịch vụ, tiếp thị và quản lý khách hàng, chăm sóc khách hàng doanh nghiệp
như thu thập, tiếp nhận và quản lý khách hàng, xử lý và phản hồi thông tin về khiếu
nại, thắc mắc của khách hàng. đồng thời thực hiện thủ tục khi khách hàng sử dụng các
sản phẩm dịch vụ và hướng dẫn khách hàng đến quầy giao dịch liên quan.
 Thẩm định có chức năng thẩm định các hồ sơ tín dụng, thông báo quyết định cấp tín
dụng hoặc không cấp tín dụng cho bộ phận tiếp thị doanh nghiệp, chịu trách nhiệm
chính trong việc kiểm tra sử dụng vốn định kỳ và đột xuất sau khi vay.
 Phòng cá nhân cũng có hai chức năng:
 Tiếp thị cá nhân.
 Thẩm định cá nhân.
Phòng cá nhân có chức năng và nhiệm vụ tương tự phòng doanh nghiệp.

 Phòng hỗ trợ kinh doanh: có chức năng quản lý tín dụng như hỗ trợ tín dụng, kiểm
soát tín dụng, quản lý nợ, thanh toán quốc tế như xử lý các giao dịch thanh toán,
chuyển tiền quốc tế, xử lý giao dịch như thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi thanh toán

và các dịch vụ có liên quan đến tài khoản tiền gửi thanh toán theo yêu cầu của khách
hàng…

- Trang 6 -


 Phòng kế toán hành chánh: hướng dẫn và hậu kiểm việc thanh toán kế toán đối với
các bộ phận khác, đảm bảo công tác thanh toán của chi nhánh đối với các đơn vị nội
bộ và các ngân hàng khác, tổng hợp kế hoạch kinh doanh tài chính toàn chi nhánh,
đồng thời quản lý chi phí điều hành, quản lý công tác an toàn kho quỹ. Thu chi, xuất
phập, kiểm điểm, phân loại, bốc xếp, vận chuyển, bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy
tờ có giá.
 Phòng giao dịch: là nơi trực tiếp cung cấp cũng như luôn đáp ứng tối đa các nhu cầu
giao dịch tài chính đa dạng đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp khi đến ngân
hàng giao dịch. Ngoài ra, Sacombank còn đa dạng hóa về sản phẩm và dịch vụ nhằm
phục vụ nhu cầu của khách hàng khi đến giao dịch như là:
 Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VND, ngoại tệ, vàng.
 Nhận các loại tiền gửi ngắn, trung và dài hạn bằng VND, ngoại tệ, vàng.
 Chiết khấu chứng từ có giá, thực hiện chuyển tiền trong và ngoài nước.
 Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng hệ thống Switf an toàn,
nhanh chóng, đảm bảo hơn.
1.2.4. Mạng lưới trực thuộc Sacombank chi nhánh Tiền Giang.
Ngân hàng Sacombank chi nhánh Tiền Giang tại Số 6 Đinh Bộ Lĩnh, phường 2, TP.
Mỹ Tho, Tiền Giang. Chi nhánh hoạt động gồm 4 phòng giao dịch.

 Phòng giao dịch Cái Bè: Tỉnh lộ 875, ấp 5, xã Phú An, huyện Cái Bè,Tiền
Giang

 Phòng giao dịch Gò Công: Số 318 Võ Duy Linh, phường 1, TX Gò
Công,Tiền Giang

 Phòng giao dịch Cai Lậy: Số 2/336 Tỉnh lộ 868, thị trấn Cai Lậy, huyện Cai
Lậy, Tiền Giang.

 Phòng giao dịch Vĩnh Kim: Ấp Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Kim, huyện Châu
Thành, Tiền Giang.
1.2.5. Các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu.

 Sản phẩm tiền gửi.


Tiết kiệm truyền thống (có kỳ hạn)



Tiết kiệm kỳ hạn thả nổi.



Tiết kiệm linh hoạt.

- Trang 7 -




Tiền gửi tương lai.



Tiền gởi phù đổng,…


 Sản phẩm tiền vay.
 Cho vay sản xuất kinh doanh, đầu tư TS


Cho vay mua nhà, sửa chữa nhà



Cho vay mua xe ôtô.



Cho vay cán bộ nhân viên, tiểu thương.



Cho vay tiêu dùng thẻ Family Card

 Sản phẩm thẻ.
o

Thẻ Thanh toán quốc tế, nội địa

o

Thẻ Tín dụng quốc tế

o


Thẻ Trả trước.

o

Và nhiều sản phẩm dịch vụ khác.

 Dịch vụ


Chuyển tiền nhanh tận nhà nội địa.



Chuyển tiền nhanh quốc tế.



Dịch vụ hỗ trợ du học.



Nghiệp vụ bảo lãnh, bao thanh toán



Nghiệp vụ TTQT, chi lương qua thẻ

- Trang 8 -





Dịch vụ Internet banking SMS banking



- Trang 9 -


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN
HÀNG SACOMBANK CHI NHÁNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2013 - 2015.
1.3.

Những sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng Sacombank chi
nhánh Tiền Giang.

1.3.1.

Sản phẩm cho vay mua xe ô tô.

Là sản phẩm tạo điều kiện cho khách hàng mua ôtô trả góp với mức cho vay được xác
định phù hợp với nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng .
*Tài sản đảm bảo: Bằng chính chiếc xe dự định mua, bao gồm:
+ Xe mới 100% loại xe du lịch, xe vận tải hành khách, xe tải có tải trọng từ 550 kg
– 2,5 tấn.
+ Xe đã qua sử dụng phải có thời gian xuất xưởng dưới 03 năm tính đến thời điểm
vay vốn hoặc chất lượng còn lại tối thiểu 80%. Không nhận bảo đảm bằng các xe ô tô có
nguồn gốc Trung Quốc đã qua sử dụng.
-Bằng tài sản khác: theo quy định của ngân hàng về điều kiện, thủ tục nhận bảo
đảm tiền vay.

*Thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với nhu cầu và thu
nhập trả nợ của khách hàng nhưng tối đa không quá:48 tháng đối với xe mua có giá trị
dưới 500 triệu đồng, 60 tháng đối với xe mua có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.
1.3.2.

Sản phẩm cho vay trả góp mua nhà.
Cho vay đối với khách hàng cá nhân để mua căn hộ chung cư, biệt thự, nhà liền kề,

nền nhà tại các Khu đô thị mới.
*Thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với nhu cầu và thu nhập trả
nợ của khách hàng nhưng tối đa không quá: 12 năm đối với nhà, nền nhà mua có giá trị
dưới 800 triệu đồng, 15 năm đối với nhà, nền nhà mua có giá trị từ 800 triệu đồng trở lên.
*mức cho vay: - Theo nhu cầu và khả năng trả nợ của khách hàng.
- Tối đa 80% giá trị nhà, nền nhà theo hợp đồng mua bán được ký với Chủ đầu tư.
*Lãi suất cho vay: Theo quy định của ngân hàng tại từng thời kỳ.
*Phương thức giải ngân:

- Trang 10 -


- Chi nhánh giải ngân trực tiếp tiền mua nhà vào tài khoản của Chủ đầu tư theo tiến
độ thanh toán trong hợp đồng mua nhà nếu đáp ứng đủ hai điều kiện sau:
+ Chủ đầu tư có Thông báo nộp tiền;
+ Khách hàng vay vốn đã thanh toán đủ phần vốn tự có, khách hàng đã hoàn tất
các thủ tục vay vốn với ngân hàng và đã ký khế ước nhận nợ vay.
*Tài sản đảm bảo:Tài sản bảo đảm là chính căn nhà khách hàng vay vốn mua.
- Định giá tài sản: Căn cứ theo giá bán nhà ghi trên hợp đồng (giá đã có thuế VAT
không bao gồm thuế trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng và các chi phí khác) được ký
giữa Chủ đầu tư và khách hàng vay vốn.
1.3.3.


Sản phẩm cho vay tín chấp tiêu dùng.

Là sản phẩm cho vay đối với Công chức, cán bộ, nhân viên là công dân Việt Nam
đang công tác tại các Công ty quốc doanh, đơn vị hành chính sự nghiệp, công ty liên
doanh, công ty 100% vốn nước ngoài, các văn phòng đại diện, các tổ chức nước ngoài tại
Việt Nam, các Công ty Cổ phần (Vốn Điều lệ từ 30 tỷ đồng trở lên) có HKTT/KT3 tại địa
bàn hoạt động của chi nhánh.
* Điều kiện vay vốn:- Có HKTT/KT3 tại nơi chi nhánh.
- Tuổi từ 22 tuổi + thời gian vay không quá 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với
nam
- Thu nhập hàng tháng tối thiểu 2,5 triệu đồng
- Thời gian công tác tại đơn vị xác nhận thu nhập hoặc đơn vị ký hợp đồng hợp tác
sản phẩm tín chấp với chi nhánh từ 12 tháng trở lên và đã ký hợp đồng lao động dài hạn
hoặc biên chế chính thức (1)
- Có điện thoại cố định tại nơi cư trú
- Có cam kết trả nợ của người thân (2).
* Số tiền cho vay - Từ 20 triệu đồng – đến 300 triệu đồng (tối đa).
*Thời hạn cho vay: Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng nhưng tối thiểu là
12 tháng và tối đa không vượt quá 60 tháng.
* Giải ngân: Giải ngân vào tài khoản của KH mở tại ngân hàng ngay sau khi khách
hàng ký hợp đồng tín dụng.

- Trang 11 -


* Hình thức thanh toán nợ vay: Tự động trừ tài khoản khách hàng tại ngân hàng, tài
khoản thanh toán của khách hàng phải duy trì số dư tối thiểu là 200.000đ.
1.3.4.


Cho vay du học trọn gói.

Là sản phẩm cho vay đối với các cá nhân người Việt Nam đi du học tại chỗ hoặc thân
nhân du học sinh, bao gồm: Bố, mẹ, vợ, chồng, con; anh, chị, em ruột của người đi du
học, tạo điều kiện giúp khách hàng có được nguồn tài chính kịp thời đáp ứng nhu cầu học
tập cho con em mình với mức vay tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo hoặc tối đa 100%
chi phí hợp lý của khóa học. Đặc biệt ,lãi suất ưu đãi và thời gian vay tối đa 7 năm,các
thủ tục đơn giản thuận tiện, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình đồng thời khách
hàng sẽ được tư vấn miễn phí về thông tin du học thông qua cơ quan tư vấn do ngân hàng
giới thiệu cùng với các dịch vụ du học ngân hàng cung cấp.
.*Điều kiện cho vay:
- Đối tượng đi du học đang đi du học hoặc đã có Giấy chấp nhận vào học của cơ sở đào
tạo nước ngoài.
- Khách hàng vay vốn phải có các điều kiện sau:
- Là công dân Việt Nam có đủ năng lực hành vi dân sự và có hộ khẩu thường trú hoặc
tạm trú dài hạn (KT3) tại tỉnh, thành phố nơi có trụ sở của ngân hàng.
- Có nguồn thu nhập ổn định, bảo đảm khả năng trả nợ vay.
- Có tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng hoặc bằng tài sản của bên thứ ba.
- Việc bảo đảm tiền vay được thực hiện theo các quy định về bảo đảm tiền vay hiện hành
của ngân hàng. Trường hợp khoản vay có thời hạn từ một năm trở lên, thì ít nhất mỗi năm
phải định giá lại một lần.
- Đối với giải ngân, khách hàng bắt buộc phải chuyển tiền qua ngân hàng.
1.3.5.

Cho vay cầm cố giấy tờ có giá.

Là sản phẩm đối với những cá nhân người việt nam sở hữu hợp pháp tài sản cầm cố
sẽ được nhanh chóng giải quyết nhu cầu sử dụng vốn với chi phí thấp nhất. Bảo toàn
được các giấy tờ có giá mà bạn muốn giữ với thủ tục đơn giản, thuận tiện, thời hạn vay
linh hoạt, phụ thuộc vào thời hạn còn lại của giấy tờ có giá. Đặc biệt là khách hàng sẽ

được tiếp xúc với nhân viên tận tình, chu đáo và chuyên nghiệp.
Thủ tục vay vốn:
-Giấy đề nghị vay vốn: Theo mẫu của ngân hàng.

- Trang 12 -


-Hồ sơ pháp lý: CMND/Hộ chiếu, Giấy phép lái xe, hộ khẩu ... của người vay và bên bảo
lãnh (nếu có).
-Hồ sơ liên quan đến tài sản cầm cố (bản chính STK, GTCG, vàng hiện vật, ngoại tệ mặt,
…)
1.4.

Quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân tại Sacombannk chi nhánh Tiền
Giang.
HÌNH 2.2: sơ đồ quy trình cho vay tiêu dùng.

NGƯỜI THỰC

TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

HIỆN
CVKH

Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn

CV BAN TĐ &
QLRRTD
TRƯỞNG PHÒNG
KINH DOANH

GIÁM ĐỐC CHI

Kiểm tra hồ sơ, Thẩm định KH

Kiểm soát

không
Xét duỵệt

NHÁNH/NGƯỜI



ĐƯỢC UỶ QUYỀN
CVKH/

Soạn thảo Hợp đồng Tín dụng



CV BAN
PT&HTKD

Ký kết Hợp đồng

NGƯỜI ĐƯỢC ỦY
QUYỀN
CV BAN

Hạch toán khai báo trên T24,

giải ngân khoản vay

KS&HTKD/KẾ
TOÁN
CVBAN

Theo dõi việc sử dụng khoản vay

PT&HTKD/COLLE
CTION

Gia hạn và tất toán khoản vay

- Trang 13 -


CVKH

1.4.1.

Tiếp nhận hồ sơ đăng ký vay vốn.

CVKH tiếp nhận nhu cầu vay tín chấp của khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ
sơ. Hồ sơ gồm có:
-

Giấy đề nghị vay: giấy đề nghị vay phải có đầy đủ thông tin chính xác và có sự kiểm tra
xác nhận của Chuyên viên khách hàng;

-


Giấy Chứng minh thư/ hộ chiếu còn hiệu lực trong thời hạn khoản vay;

-

Sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy đăng ký tạm trú dài hạn (nếu nơi ở khác nơi đăng ký hộ
khẩu);

-

Tài liệu giải trình mục đích sử dụng vốn;

-

Tài liệu chứng minh thu nhập để trả nợ;

-

Các tài liệu liên quan tới tài sản đảm bảo.
Ngoài ra, tuỳ từng mục đích vay cụ thể mà ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng phải
có thêm một số giấy tờ cần thiết khác. Chẳng hạn, nếu hợp đồng tín dụng là cho vay mua
nhà, hồ sơ của khách hàng phải bao gồm cả hợp đồng hoặc thỏa thuận mua bán nhà; đối
với cho vay du học nước ngoài, người vay phải có giấy chứng minh chi phí du học: thông
báo học phí, sinh hoạt phí từ cơ sở giáo dục ở nước ngoài hoặc các chương trình tài liệu
có liên quan đến việc lập thủ tục đi học;...
1.4.2.

Kiểm tra hồ sơ vay vốn và thẩm định cho vay.

Chuyên viên khách hàng, chuyên viên thẩm định và quản lý rủi ro sẽ kiểm tra hồ sơ

vay vốn, tiến hành thẩm định các tiêu chí theo quy định của ngân hàng thời gian thực
hiện thẩm định khách hàng, tài sản đảm bảo, mục đích vay vốn, phương án trả nợ,…và
làm tờ trình trong thời gian không quá 2 – 5 ngày làm việc tuỳ vào khoản vay. Trong giai
đoạn này, bắt buộc phải xác định chính xác thông tin về địa chỉ của khách hàng khai trong
giấy đề nghị vay vốn, đặc biệt là chỗ ở hiện tại của khách hàng. Sau đó, chuyên viên
khách hàng thực hiện trình hồ sơ lên lãnh đạo Phòng Kinh doanh để xem xét phê duyệt
khoản vay theo quy định.
1.4.3.

Kiểm soát việc thẩm định hồ sơ khoản vay.

Trong vòng một ngày làm việc, lãnh đạo phòng Kinh doanh/Phòng Thẩm định thực
hiện kiểm soát nội dung hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng, yêu cầu bổ sung thêm hồ
sơ nếu thấy cần thiết để đảm bảo hồ sơ khách hàng đầy đủ và chính xác, đảm bảo tính
pháp lý. Sau đó, lãnh đạo phòng ghi ý kiến (nếu có), ký và chuyển cho Ban giám

- Trang 14 -


đốc/Người được Ủy quyền phê duyệt. Nếu lãnh đạo Phòng là người được Uỷ quyền phê
duyệt khoản vay thì sẽ trực tiếp phê duyệt khoản vay sau khi có ý kiến của chuyên viên
khách hàng và chuyên viên thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng.
1.4.4.

Xét duyệt.

Sau khi hồ sơ đề nghị vay vốn đã có ý kiến và chữ ký kiểm soát của Lãnh đạo phòng
kinh doanh, chuyên viên khách hàng hoặc chuyên viên phân tích, hỗ trợ kinh doanh sẽ
trình hồ sơ lên Ban giám đốc Trung tâm giao dịch, giám đốc chi nhánh hoặc người được
Tổng Giám đốc Uỷ quyền để phê duyệt. Thẩm quyền phê duyệt của các cấp sẽ được

Tổng Giám đốc quy định cụ thể cho từng mục đích vay cụ thể. Số tiền vay càng lớn, cấp
có thẩm quyền phê duyệt càng cao.
Thời gian phê duyệt của cán bộ được Ủy quyền phê duyệt không quá một ngày làm
việc kể từ khi nhận được hồ sơ do cán bộ cấp dưới chuyển lên.
Ngay khi được phê duyệt của lãnh đạo, chuyên viên khách hàng hoặc chuyên viên
phân tích, hỗ trợ kinh doanh thực hiện thông báo bằng điện thoại cho khách hàng về việc
khoản vay đã được duyệt và đề nghị họ hoàn thiện hồ sơ chuẩn bị giải ngân khoản vay.
1.4.5.

Soạn thảo Hợp đồng tín dụng và Khế ước nhận nợ.

Sau khi được duyệt, chuyên viên khách hàng hoặc chuyên viên phân tích, hỗ trợ kinh
doanh hướng dẫn người vay lập hồ sơ chuẩn bị giải ngân, bao gồm: Hợp đồng tín dụng,
giấy đề nghị phát tiền vay, và khế ước nhận nợ.
Sau đó, ngân hàng đưa hồ sơ cho khách hàng và giám sát chứng kiến việc khách hàng
ký vào Hợp đồng tín dụng và Khế ước nhận nợ theo mẫu.
1.4.6.

Ký kết hợp đồng tín dụng.

Chuyên viên khách hàng chuyển Hợp đồng sau khi đã được Lãnh đạo phòng kinh
doanh ký nháy cho Ban giám đốc Trung tâm giao dịch/Trung tâm thẻ/Giám đốc chi nhánh
hoặc người được uỷ quyền ký hợp đồng tín dụng và Khế ước nhận nợ để giải ngân cho
khách hàng.
Sau đó, chuyên viên khách hàng, hoặc chuyên viên Ban kiểm soát hỗ trợ kinh doanh
chuyển hồ sơ cho Ban Kiểm soát và Hỗ trợ kinh doanh hoặc phòng Kế toán để hạch toán
khai báo khoản vay trên hệ thống T24 của ngân hàng, đồng thời thu phí thu xếp tài chính
và lưu hồ sơ.
1.4.7.


Hạch toán và giải ngân tiền vay.

Sau khi ký hợp đồng tín dụng và Khế ước nhận nợ, chuyên viên phân tích hỗ trợ kinh
doanh và chuyên viên khách hàng đưa hồ sơ lên kế toán để tiến hành hạch toán thu phí,
giải ngân tiền vay. Sau đó, họ hướng dẫn khách hàng viết giấy lĩnh tiền để giải ngân

- Trang 15 -


khoản vay hoặc chuyển khoản để chi trả theo mục đích vay vốn tương tự các khoản vay
bán lẻ khác.
1.4.8.

Theo dõi khoản vay, thu hồi nợ.

Chuyên viên khách hàng/chuyên viên phân tích hỗ trợ kinh doanh sẽ lưu giữ và kiểm
soát hồ sơ sau khi giải ngân. Bên cạnh đó, họ có trách nhiệm kiểm tra quá trình trả nợ của
người vay theo lịch trả nợ đã thoả thuận. Trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn, khách
hàng phải thông báo trước bằng văn bản và sẽ chịu mức phí trả trước theo thoả thuận.
1.4.9.

Gia hạn khoản vay và tất toán khoản vay.

Việc gia hạn khoản vay áp dụng theo quy định của ngân hàng về điều kiện gia hạn
khoản vay. Khách hàng chỉ được gia hạn thời hạn tối đa không quá 12 tháng.
Khi khoản vay đến hạn tất toán hoặc khách hàng tất toán khoản vay trước hạn,
chuyên viên kế toán hoặc chuyên viên phân tích hỗ trợ kinh doanh thực hiện việc tất toán
cho khách hàng khi đã hoàn thành hết các nghĩa vụ tài chính với ngân hàng.
1.4.10.


Đánh giá chung.

Quy trình cho vay chặt chẽ, làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các
bộ phận trong hoạt động tín dụng, giúp ngân hàng nâng cao chất lượn tín dụng và giảm
thiểu rủi ro. Ngân hàng đã cải tiến dần dịch vụ cho vay đối với khách hàng, thực hiện tốt
các dịch vụ hỗ trợ khách hàng như hỗ trợ công chứng, đăng kí giao dịch…Quy trình, thủ
tục không còn những khâu rườm rà, gây tâm lý e ngại và mất thời gian cho khách hàng
mà tạo ra không khí thoải mái, đem đến tận tay khách hàng những sản phẩm, dịch vụ của
ngân hàng.
1.5.

Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Scombank chi nhánh Tiền
Giang.

Trước xu thế phát triển mạnh mẽ của hoạt động tiêu dùng, hoạt động CVTD tại chi
nhánh ngày càng được chú trọng hơn. Trong giai đoạn 2013-2015 ngân hàng Sacombank
chi nhánh Tiền Giang đã đạt được những kết quả khả quan. Điều này được thể hiện qua
một số khía cạnh sau:
1.5.1.1.

Doanh số cho vay tiêu dùng trên tổng doanh số cho vay tại chi

nhánh.
Hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh phát triển rất mạnh qua các năm. Doanh
số từ hoạt động cho vay tiêu dùng không ngừng tăng trong những năm gần đây.

- Trang 16 -


BẢNG 2.1: Doanh số cho vay tiêu dùng từ 2013-2015 của Sacombank chi nhánh

Tiền Giang.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ
tiêu

Doanh
số
CVTD
Tổng
doanh
số

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Chênh lệch
2013-2014
Số
Tỷ
tiền trọng

Chênh lệch
2014-2015
Số
Tỷ
tiền trọng


Số
tiền

Tỷ
trọng

Số
tiền

Tỷ
trọng

Số
tiền

Tỷ
trọng

81,23
4

10.15
%

97,98
7

9,24%

120,4

15

8.86%

16,7
53

20.6
%

22,
428

22.9
%

800,3
35

100%

1,060
,465

100%

1,359
,085

100%


260,
13

32.5
%

298
,62

28.16
%

( Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của phòng khách hàng cá nhân)

Doanh số cho vay năm 2013 đạt 800,335 triệu đồng, năm 2014 đạt 1,060465 tăng
HÌNH 2.3: Biểu đồ doanh số cho vay tiêu dùng năm 2013-2015
32,5% (260,130 triệu đồng) so với năm 2013. Năm 2015 tăng 28,16% so với năm 2014.
Doanh số cho vay tiêu dùng cũng tăng dần qua các năm. Doanh số cho vay tiêu năm 2014
là 97,987 triệu đồng tăng so với năm 2013 là 16,735 triệu đồng tương ứng với 20.6%, đến
năm 2015 đạt 120,415 triệu đồng tăng 22,428 triệu đồng tương ứng với 22,9% so với năm
2014.
Do tốc độ tăng doanh số cho vay chung lớn hơn tốc độ gia tăng doanh số cho vay tiêu
dùng nên tỷ trọng doanh số cho vay tiêu dùng/tổng doanh số cho vay vẫn còn thấp, năm
2013 là 10,15%, năm 2014 là 9,24% và năm 2015 là 8,86%. Doanh số cho vay tăng là do

- Trang 17 -


Ngân hàng đã nắm bắt kịp thời nhu cầu của các khách hàng trên địa bàn. Tỷ trọng cho

vay tiêu dùng năm 2014 giảm so với năm 20130,91% và năm 2015 cũng giảm so với năm
2014 0,38%. Tỷ trọng doanh số cho vay tiêu dùng giảm là do tình hình kinh tế đang gặp
khủng hoảng, dẫn đến người dân thắt chặt chi tiêu, tiết kiệm nhiều hơn do đó tỷ trọng
doanh số cho vay tiêu dùng giảm nhưng doanh số cho vay vẫn tăng, điều đó cho thấy nổ
lực của toàn thể cán bộ và nhân viên chi nhánh không ngừng nâng cao chất lượng hoạt
động cho vay tiêu dùng.
1.5.1.2.

Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo mục đích vay vốn tại chi nhánh.

BẢNG 2.2:Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo mục đích vay vốn tại chi nhánh
Đơn vị: triêu đồng.
2013
STT

Mục đíchVay

1

2014

2015

Số tiền

Tỷ lệ
(%)

Số tiền


Tỷ lệ
(%)

Số tiền

Tỷ lệ
(%)

Mua, sửa chữa nhà

59,3

72.99

68,59

69.99

79,474

66.00

2

Mua xe ô tô

8,42

10.36


6,86

7.00

9,633

7.99

3

Du học
Cho vay đối với cán
bộ nhân viên
Cho vay khác

2,487

3.06

4,9

5.00

7,827

6,5

6,698

8.24


10,779

11.00

13,85

11,5

4,346

5.35

6,859

6.99

9,633

8.00

4
6

Tổng

81,234
100
97,987
100

120,415
( nguồn: báo cáo cho vay tiêu dùng – phòng khách hàng cá nhân)

100

HÌNH 2.4: Cơ cấu cho năm vay tiêu dùng theo mục đích vay vốn tại chi nhánh
năm 2013-2015

BẢNG 2.3: Chênh lệch doanh số cho vay cá nhân phân theo sản phẩm giai đoạn
Chỉ tiêu
Mua, sửa chữa
nhà
Mua xe ô tô
Du học
Cho vay đối với

Chênh lệch 2013-2014
Số tiền
%
9,29
15.66
-1,56
2,413
4,081

-22.7
97
60.92

- Trang 18 -


2013-2015

Chênh lệch 2014-2015
Số tiền
%
10,884
15.86
2,773
2,927
3,071

40.42
59.73
28.5


cán bộ công nhân
viên
Cho vay khác
2,513
57.82
2,774
40.44
Tổng
16,753
20.62
22,428
22.88
Nhìn chung, cơ cấu các loại hình cho vay tiêu dùng đều tăng qua các năm. Tỷ trọng của các loại hình

cho vay đã có sự thay đổi.
Qua bảng số liệu trên ta thấy cho vay mua, sủa chữa nhà luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng
doanh số cho vay cá nhân, điều này cũng là bình thường khi mà đời sống của người dân ngày càng
được cải thiện thì nhu cầu về nhà ở tiện nghi hơn đẹp hơn, rộng hơn cũng tăng theo.
Năm 2013, sản phẩm cho vay mua, sửa chữa nhà là 59,3 chiếm tỷ trọng 72.99%, sang năm 2014 tỷ
trọng này giảm xuống còn 69.99% với số tiền là 68,59 triệu đồng tăng 15.6% so với năm 2013. Đến
năm 2015 doanh số cho vay mua nhà là 79,474 triệu đồng chiếm 66.00% trong tổng số cho vay tiêu
dùng và tăng 15.58% so với năm 2014. Mặc dù xét về số tuyệt đối doanh số cho vay mua nhà tăng
nhưng xét về tỷ trọng lại có xu hướng giảm, cho thấy ngân hàng đã có sự thay đổi trong kết cấu cho
vay cá nhân. Nguyên nhan là do trong năm 2015 thị trường bất động sản lâm vào khủng hoảng, tồn
kho nhà ở ở mức cao nên ngân hàng thắt chặt cho vay ở phân khúc này.
Tuy nhiên, đây là loại hình cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ CVTD, cho
thấy loại hình cho vay mua nhà ở luôn đóng vai trò chủ lực trong hoạt động cho vay tiêu
dùng của chi nhánh.
Cho vay mua ô tô giảm tỷ trọng từ 10.36% năm 2013 xuống còn 7.00% năm 2014 và
tăng lên 7.99% năm 2015.
Do năm 2014 bắt đầu cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho thuế xe ô tô nhập khẩu
tăng dẫn đến nhu cầu mua vay mua ô tô giảm dần.
Cho vay du học, cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay khác đều tăng qua các năm.
Trong đó, cho vay du học chiếm tỷ lệ thấp nhất trong tổng dư nợ CVTD, cho thấy loại
hình này không phổ biến trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh.
1.6.

Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh.

1.6.1.1.

Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay tại

ngân hàng.


BẢNG 2.4: Dư nợ cho vay tiêu dùng từ 2013-2015 của sacombank chi nhánh Tiền
Giang.
Đơn vị: triệu đồng

- Trang 19 -


2013

Chỉ
tiêu

2014

2015

Chênh lệch
2013-2014

Chênh lệch
2014-2015

Số
tiền

Tỷ
trọng

Số

tiền

Tỷ
trọng

Số
tiền

Tỷ
trọng

Số
tiền

Tỷ lệ

Số
tiền

Tỷ
lệ

Dự
nợ
CVT
D

64,87
5


14.7
%

80,1
24

11.9%

100,
438

8.6%

15,2
49

23.5
%

20.3
14

25.3
5%

Tổng
dư nợ

441,1
100%

53

673,
276

100%

1,16
3,16
7

100%

232,
123

52.6
1%

489,
891

72.7
6%

( Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của phòng khách hàng cá nhân)
Qua biểu đồ ta có thể thấy dư nợ cho vay năm 2014 tăng 23,5%% so với năm 2013 tương
ứng với 15,249 triệu đồng, năm 2015 tăng so với năm 2014 là 25,35% tương ứng với
20,314 triệu đồng. Mức dư nợ tăng trong điều kiện có nhiều ngân hàng cạnh tranh trong
địa bàn thể hiện sự cố gắng trong công tác cho vay với nhiều thành phần kinh tế của CN.

Mức gia tăng dư nợ CVTD cũng góp phần vào việc gia tăng dư nợ cho vay 2014 so với
năm 2013 là 52,62% (232,141 triệu đồng), năm 2015 so với năm 2014 tăng 72,7%
(489,891 triệu đồng). Năm 2015, trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế vĩ mô mức
tăng trưởng tín dụng nói chung và CVTD nói riêng nhưng nhờ những chính sách tích cực
của Sacombank và sự linh hoạt, nhạy bén của CBNV đã đạt được những kết quả tích cực.
Kết quả này có được là do Ngân hàng đã tích cực tìm kiếm khách hàng mới cũng như
nâng cao chất lượng dịch vụ CVTD. Đồng thời do nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân nên Ngân hàng cũng đẩy mạnh việc cho vay để mua sắm các trang
thiết bị phục vụ đời sống gia đình, phương tiện đi lại cho những khách hàng có thu nhập
ổn định.
1.6.1.2.

Tỷ trọng thu lãi từ hoạt động cho vay tiêu dùng trong tổng thu lãi

từ hoạt động cho vay tại ngân hàng.
BẢNG 2.5: Lợi nhuận từ hoạt động CVTD tại chi nhánh.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ
tiêu

Năm
2013
Số tiền

Năm
2014
Số tiền

Năm
2015

Số tiền

Chênh lệch
2013-2014
Số tiền
Tỷ lệ
%

- Trang 20 -

Chênh lệch 20142015
Số tiền
Tỷ lệ
%


lãi từ
hoạt
động
cho
vay
lãi từ
hoạt
động
CVTD
Tỷ
trọng

23,615


40,135

48,855

16,52

69.96

8,72

21.7
2

1,299

2,007

2,931

0,708

54.5

0,924

46.0
4

5.5


5.0

6.0
(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân)

Doanh thu từ hoạt động CVTD chủ yếu là từ lãi của các khoản CVTD. Do lãi suất
của các khoản CVTD thường cao hơn lãi suất của các khoản cho vay khác, bên cạnh đó
nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao. Qua bảng số liệu “Lợi nhuận từ hoạt động CVTD” ta
thấy rằng: Lợi nhuận từ hoạt động CVTD với tốc độ tăng nhanh qua các năm. Năm
2013, lợi nhuận từ hoạt động CVTD của chi nhánh đạt 1.299 triệu đồng, chiếm 5,5%
trong tổng lợi nhuận từ hoạt động cho vay. Sang năm 2014, lợi nhuận từ hoạt động
CVTD đã đạt 2.007 triệu đồng, tăng thêm 708 triệu đồng so với năm 2008, chiếm 5%
trong tổng lợi nhuận từ hoạt động cho vay. Đến năm 2015, mức lợi nhuận này tăng thêm
924 triệu đồng, đưa mức lợi nhuận này đạt mức 2.007 triệu đồng, chiếm 6% tổng lợi
nhuận từ hoạt động cho vay.
Ta thấy rằng, với tỷ trọng của Doanh số CVTD trong tổng doanh số cho vay và tỷ
trọng của doanh số thu nợ CVTD trong tổng doanh số thu nợ từ hoạt động cho vay là
nhỏ nhưng đóng góp của lợi nhuận từ hoạt động CVTD vào tổng lợi nhuận từ hoạt động
cho vay lại rất đáng kể, điều đó cho thấy mức sinh lợi lớn của các khoản CVTD. Vì vậy,
CVTD là một mảng tín dụng đầy tiềm năng và sức hấp dấn đối với Sacombank chi
nhánh Tiền Giang nói riêng và các ngân hàng khác nói chung, để có thể cạnh tranh được
với các ngân hàng khác thì Sacombank chi nhánh Tiền Giang cần chú trọng hơn nữa đến
công tác đầu tư phát triển hoạt động CVTD tại đơn vị.
1.6.1.3.

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ cho vay quá

hạn tại ngân hàng.
BẢNG 2.6: Tình hình dư nợ quá hạn từ hoạt động cho vay và CVTD tại
Sacombank chi nhánh Tiền Giang.

ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm

Năm

Năm

Chênh lệch 2013-

- Trang 21 -

Chênh lệch 2014-


Dư nợ
quá hạn
từ cho
vay
Dư nợ
quá hạn
từ
CVTD
Tỷ
trọng

2013
Số tiền


2014
Số tiền

2015
Số tiền

2014
Số tiền
Tỷ lệ%

2015
Số tiền
Tỷ lệ%

7,200

1,500

200

-5,700

-79.17

-1300

-86.67

50


20

10

-30

-60

-10

-50

0.69

1.33

0.5
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp).

Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng: Cả dư nợ quá hạn từ hoạt động cho vay nói chung và
hoạt động CVTD nói riêng đều có sự giảm mạnh qua các năm. Đặc biệt, trong năm 2015,
Tổng dư nợ quá hạn từ hoạt động cho vay bằng “0”. Đây là một chỉ số đáng mơ ước của
tất cả các ngân hàng. Để làm được điều này, chi nhánh đã làm tốt trong các khâu phân
tích và chọn lọc khách hàng để cho vay, hơn nữa công tác thu nợ từ khách hàng cũng
được ngân hàng thực hiện rất tốt, điều đó cho thấy chất lượng Cán bộ tín dụng tại đơn vị
ngày càng được nâng cao. Từ khi tiến hành nghiệp vụ CVTD đến nay, tại chi nhánh chưa
từng xảy ra tình trạng các món vay tiêu dùng bị thất thoát, khách hàng lừa đảo hay Cán
bộ tín dụng cấu kết với khách hàng để lừa đảo ngân hàng. Với việc ưu đãi theo hướng gia
tăng các khoản CVTD ngắn hạn, các khoản CVTD có tài sản bảo đảm đã tạo ra sự an
toàn hơn cho các khoản CVTD tại Sacombank chi nhánh Tiền Giang.

1.7.

Kết quả đạt được

- Ngân hàng Sacombank chi nhánh Tiền Giang là một chi nhánh ngân hàng
lớn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Chi nhánh có quan hệ tín dụng với mọi đối tượng
khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế. Nhưng khách hàng chủ yếu, truyền thống của
Ngân hàng là các doanh nghiệp, còn khách hàng cá nhân vay với mục đích tiêu dùng chỉ
chiếm một tỷ lệ nhỏ.
- Trong những năm gần đây, chi nhánh đã có những bước tiến lớn trong việc
cung cấp các loại hình dịch vụ và nâng cao chất lượng sản phẩm, trong đó có cho vay
tiêu dùng. Nhờ đó, trong thời gian qua tuy có sự cạnh tranh gay gắt quyết liệt của các
ngân hàng khác nhưng hoạt động cho vay nói chung và hoạt động CVTD nói riêng đã có
sự tăng trưởng rõ rệt. cụ thể là:

- Trang 22 -


BẢNG 2.7: Quy mô cho vay và CVTD tại Sacombank chi nhánh Tiền Giang.
ĐVT: triệu đồng
So sánh
Chỉ tiêu

2013

2014

2015

2014/2013


2015/2014

(+)/(-)

%

(+)/(-)

%

1. Tổng doanh
số cho vay

800,33
5

1,060,46
5

1,359,08
5

260,130

32.5

298,62
0


28.1
6

2. Doanh số
CVTD

81,234

97,987

120,415

16,753

20.6
2

22,428

22,8
9

3. Tỷ trọng (%)

10.15

9.24

8.86


0.91

4. Tổng doanh
số thu nợ

504.73
7

586.188

675.255

81.451

16,1
4

89.067

15,1
9

5. Doanh số thu
nợ CVTD

21.704

29.309

48.686


7.605

35,0
4

19.377

66,1
1

6. Tỷ trọng (%)

4,30

5,00

7,21

0,7

7. Tổng dư nợ

441,15
3

673,276

1,163,16
7


232.123

52.6
1

489.89
1

72.7
6

64,875

80,124

100,438

15.249

23.5

20.314

25,3
5

14.7

11.9


8.6

8. Dư nợ CVTD

9. Tỷ trọng (%)

2.8

0.38

2,21

3.2

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp)
Nhìn vào bảng số liệu 3: “Quy mô hoạt động cho vay và CVTD tại
Sacombank chi nhánh Tiền Giang” ta có thể rút ra một số kết luận như sau:
* Nhìn chung trong giai đoạn 2013-2015, hoạt động cho vay và CVTD của chi
nhánh luôn có sự tăng trưởng cao cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, tốc độ tăng
trưởng của CVTD luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của hoạt động cho vay nói chung. Cụ
thể là:
- Về doanh số cho vay:

- Trang 23 -


+ Như đã phân tích ở trên, doanh số cho vay qua 3 năm đều tăng. Cụ thể năm
2013 doanh số cho vay là 800.335 triệu đồng, năm 2014 là 1,060.465 triệu đồng tăng
260.130 triệu đồng tương đương với 32.5% so với năm 2013. năm 2015 là 1359.085

triệu đồng, tăng 298.620 triệu đồng tương đương với 28.16% so với năm 2014.Đặc biệt
tỷ trọng cho vay trong ngành nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng cơ bản
tăng mạnh, tỷ trọng ngành dịch vụ chưa cao, thậm chí trong năm 2015 còn giảm xuống.
Nguyên nhân là do trong năm 2015, ảnh hưởng của việc gia nhập Tổ chức Thương mại
Thế giới WTO, từ đó được gia nhập công nghệ và kỹ thuật tiên tiến song dịch vụ chưa
được đầu tư và phát triển mạnh nên chưa bắt kịp với thị trường. Đó là xu thế phát triển
của nền kinh tế, công nghiệp đang phát triển mạnh thì nhu cầu càng cao. Do vậy, cho
vay càng lớn làm cho doanh số cho vay ngày càng tăng.
+ Doanh số CVTD năm 2013 đạt 81.234 triệu đồng, sang năm 2014 đã đạt
97.987 triệu đồng (tăng 16.753 triệu đồng hay 20.62%) và đến năm 2015 thì đạt đến con
số 120.415 triệu đồng (tăng 22.428 triệu đồng hay 22.89%).
- Về doanh số thu nợ:
+ Ta thấy rằng tổng doanh số thu nợ cũng tăng từ năm 2013 đến 2015. Năm
2013 doanh số thu nợ là 504.737 triệu đồng, năm 2014 là 586.188 triệu đồng tăng
81.451 triệu đồng hay tăng 16,14% so với năm 2013, đến năm 2015 là 675.255 triệu
đồng tăng 89.067 triệu đồng hay tăng 15,19% so với năm 2014. Bởi các khoản vay của
khách hàng thường là trung và dài hạn nên Ngân hàng khôngthể nâng cao tốc độ thu nợ
từ hoạt động cho vay trong năm 2015 như năm 2014 được.
+ Ngược lại, do các khoản CVTD lại thường là các khoản cho vay ngắn hạn
nên hoạt động thu nợ từ hoạt động CVTD của Chi nhánh đã đạt được sự tăng trưởng cao
qua các năm.
Năm 2013, doanh số thu nợ từ hoạt động CVTD là 21.704 triệu đồng, sang
năm 2014 đã tăng lên 29.309 triệu đồng, tăng 7.605 triệu đồng hay 35,04% so với năm
2013 và đếnnăm 2015 đã đạt 48.686 triệu đồng, tăng 19.377 triệu đồng hay 66,11% so
với năm 2014.
- Về Dư nợ:
+ Ta thấy dư nợ luôn lớn hơn doanh số cho vay. Cụ thể, tổng dư nợ của chi
nhánh trong năm 2013 đạt 847.516 triệu đồng trong khi doanh số cho vay chỉ là 725.041
triệu đồng, năm 2014 dư nợ là 1.145.200 triệu đồng tăng 297.684 triệu đồng so với năm
2013, trong khi doanh số cho vay năm 2014 là 883.872 triệu đồng. Và đến năm 2015 dư

nợ là 1.547.443 triệu đồng tăng 402.243 triệu đồng so với năm 2014, trong khi doanh số
cho vay năm 2015 là 1.007.498 triệu đồng. Điều này cho thấy tuy hoạt động thu nợ trong

- Trang 24 -


giai đoạn năm 2013-2015 tăng trưởng qua các năm nhưng do nợ tồn đọng của các năm
trước cao làm cho dư nợ tăng cao hơn so với doanh số cho vay.
+ Năm 2013, dư nợ CVTD tại chi nhánh đạt 64.875 triệu đồng, sang năm
2014 dư nợ CVTD đã đạt 80.124 triệu đồng, tăng 15.249 triệu đồng hay 23.5% so với
năm 2013 và đến năm 2015, dư nợ CVTD tăng lên 100.438 triệu đồng tăng 20.134 triệu
đồng hay 25.35% so với năm 2014. Dư nợ CVTD trong năm 2015 tăng cao là do
Sacombank chi nhánh Tiền Giang đã gia tăng hoạt động CVTD trong năm và đồng thời
hoạt động thu nợ CVTD trong năm 2015 lại giảm hơn so với năm 2014.
* Tuy hoạt động CVTD của Chi nhánh trong những năm qua luôn tăng trưởng
với tốc độ cao nhưng tỷ trọng CVTD trong Tổng cho vay lại rất nhỏ và mức tăng của tỷ
trọng này qua các năm là không cao.
Thực tế, việc tỷ trọng CVTD chiếm tỷ trọng nhỏ trong Tổng cho vay là điều
rất dễ hiểu bởi khách hàng tín dụng chủ yếu, thường xuyên, truyền thống của Chi nhánh
là các doanh nghiệp còn khách hàng cá nhân vay với mục đích tiêu dùng là không lớn.
Tuy nhiên, nếu quan sát vào tốc độ tăng trưởng của Doanh số CVTD; Doanh số thu nợ
CVTD và dư nợ CVTD ta thấy Sacombank cũng đã bắt đầu chú trọng vào mảng tín dụng
mới này. Điều đó cho thấy, mảng hoạt động CVTD của Chi nhánh còn rất nhiều tiềm
năng phát triển trong tương lai.

- Trang 25 -


×