Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

DE THI THU TNTHPT QUOC GIA MON VAN MOI 2015CO DAP AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.9 KB, 5 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG

Tổ ngữ văn

TRƯỜNG THPT AN MỸ
GV : Văn Thị Bích Liên
THI THỬ QUỐC GIA THPT NĂM HỌC 2015
Môn thi: NGỮ VĂN
( Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề )
I / PHẦN I : ĐỌC – HIỂU ( 3 điểm )
Đọc đoạn văn sau và trả lời từ câu 1 đến câu 4 :
“Ai có thể đếm được đã bao năm tháng, bao đời người đã đi qua mà cái Tết về đại thể vẫn là
một?
Tết gia đình.
Tết dân tộc.
Tết đậm đà phong vị cộng đồng, quãng giải lao giữa hai chặng đường vất vả, gian nan.
Vẫn là ngày hăm ba cúng ông Táo, đêm ba mươi cúng tất niên, hái cành lộc. Vẫn là ngày
mồng một he hé cửa đón đợi người xông nhà, dặn dò nhau ý tứ giữ gìn kiêng cữ cho khỏi dông cả
năm dài. Ngày đầu xuân, cơm nguội không rang để cho đời khỏi khô kháo, nhà không quét cho tài
lộc khỏi thất tán. Vẫn là mùi hương hoa ngan ngát nơi bàn thờ ấy. Vẫn là làn không khí mới mẻ,
hơi bỡ ngỡ, trịnh trọng ấy. Vẫn những gương mặt cởi mở, chan hoà giữa khung cảnh trời đất tươi
đẹp vì được niềm phấn chấn của con người thâm nhập giao hoà.”
( Trích Mùa lá rụng trong vườn-Ma Văn Kháng)
Câu 1: Đoạn văn trên khẳng định điều gì?
Câu 2 : Biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên là gì? Nêu tác
dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
Câu 3 : Cụm từ hai chặng đường vất vả, gian nan là để chỉ điều gì?
Câu 4 : Đặt tiêu đề cho đoạn văn trên.
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm


Thương nhau tre không ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con
(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
Câu 5. Hãy xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên? (0,25 điểm)
Câu 6. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
Câu 7. Nêu 2 biện pháp tu từ tác giả sử dụng chủ yếu trong đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
Câu 8. Hai dòng thơ: “Lưng trần phơi nắng phơi sương/ Có manh áo cộc tre nhường cho con”
biểu đạt vấn đề gì? (0,25 điểm)
PHẦN II : LÀM VĂN ( 7,0 điểm )
1


Câu 1: ( 3,0 điểm )
Đọc văn bản sau : Giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn hoá cho thế hệ trẻ
Di sản văn hoá không chỉ được coi là tài sản có giá trị giáo dục truyền thống, giáo dục nhân
cách cho thế hệ trẻ, mà còn là một nguồn lực to lớn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Di sản văn hoá là một lĩnh vực được quan tâm đặc biệt, huy động được nhiều sự đóng góp
của nhân dân trong việc bảo tồn, phát huy giá trị. Nhà nước ta từ Trung ương đến địa phương đã
ban hành các văn bản về quản lí di sản. Nhiều đề tài khoa học, nhiều dự án quy hoạch được thực
hiện; nhiều loại hình văn hoá, văn nghệ, nghệ thuật truyền thống, diễn xướng dan gian được khôi
phục, bảo tồn, khai thác và phát huy; một số di sản văn hoá phi vật thể nằm ở tầng sâu của văn
hoá dân gian đã được nghiên cứu, khôi phục và trở thành di sản văn hoá thế giới như: Hát Xoan
Phú Thọ, Ca Trù Việt Nam, Tín ngưỡng thờ Cúng Hùng Vương;…
Hiện nay, công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá cũng còn nhiều bất cập. Nguy

cơ thất truyền, mai một của nhiều loại hình di sản văn hoá phi vật thể và sự xuống cấp của các di
tích lịch sử vẫn còn ở mức báo động; việc phát huy giá trị các lễ hội truyền thống còn nhiều hạn
chế, hiện tượng thương mại hoá trong lễ hội chưa được ngăn chặn một cách có hiệu quả; sự hạn
hẹp về kinh phí để bổ sung hiện vật cho bảo tàng; nạn trộm cắp, buôn bán cổ vật diễn biến phức
tạp, tình trạng lấn chiếm di tích, danh lam, thắng cảnh; hiện tượng xây dựng trái phép, tu bổ di
tích sai nguyên tắc chưa có biện pháp ngăn chặn kịp thời …
Trong khi cuộc sống xã hội ngày càng sôi động, thì không gian dành cho các loại hình văn
hoá truyền thống ngày càng thu hẹp hoặc bị thay đổi. Giới trẻ hiện nay số đông không hiểu hết giá
trị của các di sản văn hoá, mà có xu hướng ưa chuộng những hình thức nghệ thuật mới, hiện đại, ít
quan tâm tìm hiểu cái hay, cái đẹp của nghệ thuật dân tộc.
(theo Nguyễn Bá Khiêm)
Dựa vào VB trên anh(chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về tránh nhiệm của tuổi trẻ đối
với việc bảo vệ các di sản văn hoá của dân tộc. Hãy viết bài văn ngắn ( 600từ )
Câu 2. (4,0 điểm)
Phân tích những nét khác nhau trong tư tưởng nhân đạo của Kim Lân và Tô Hoài được thể
hiện qua hai tác phẩm “ Vợ nhặt” và “ Vợ chồng A Phủ”.
………………………..Hết…………………………

TRƯỜNG THPT AN MỸ

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 2014-2015

GIÁO VIÊN : VĂN THỊ BÍCH LIÊN

GỢI Ý ĐÁP ÁN
2


Phần I : Đọc – hiểu :
Trả lời từ câu 1 đến câu 4.

Câu 1 : Đoạn văn trên khẳng định: Tết cổ truyền của dân tộc bao đời nay vẫn giữ được
những nét đẹp truyền thống và giàu bản sắc ( 0,25 )
Câu 2 : Biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên là điệp ( lặp)
cấu trúc câu ( Tết…; Vẫn là…)( 0,5 )
-Tác dụng: nhấn mạnh những nét đẹp truyền thống, những bản sắc của Tết cổ truyền dân
tộc qua bao đời nay vẫn không thay đổi
Câu 3 : Cụm từ hai chặng đường vất vả, gian nan là để chỉ một năm cũ vừa qua đi và một
năm mới đang sắp đến với bao gian nan,vất vả mà mỗi người đã và sẽ trải qua. ( 0,25 )
Câu 4 : Tiêu đề cho đoạn văn: có thể có cách đặt tiêu đề khác nhau nhưng phải thể hiện
được nội dung chính của đoạn văn ( Ví dụ: Tết cổ truyền của dân tộc; Tết cổ truyền và bản
sắc dân tộc; Tết cổ truyền - hồn Việt xưa và nay…)( 0,5 )
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Câu 5. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm/ biểu cảm. ( 0,25 )
Câu 6. Nội dung chính của đoạn thơ: Qua chuyện cây tre, tác giả ngợi ca phẩm chất của
con người Việt Nam: luôn vượt qua khó khăn, gian khổ bằng sức sống bền bỉ, bằng tình
yêu thương, tinh thần đoàn kết gắn bó lẫn nhau. ( 0,25 )
Câu 7. Trong đoạn thơ, tác giả sử dụng phép tu từ: ẩn dụ (cây tre ẩn dụ cho con người Việt
Nam); nhân hóa (trong các câu: Bão bùng thân bọc lấy thân/ Tay ôm tay níu tre gần nhau
thêm/ Thương nhau tre không ở riêng/ Lưng trần phơi nắng phơi sương/ Có manh áo cộc
tre nhường cho con). ( 0,5 )
Câu 8. Hai dòng thơ: Lưng trần phơi nắng phơi sương/ Có manh áo cộc tre nhường cho
con biểu đạt tinh thần chịu thương chịu khó, hi sinh bản thân vì con của cây tre, cũng tức là
của con người Việt Nam. ( 0,5 )

Phần II : Làm văn ( 7,0 điểm )
Câu 1: ( 3, 0 điểm )
- Nêu được vấn đề cần nghị luận: trách nhiệm của tuổi trẻ với việc bảo vệ các di sản văn
hoá của dân tộc.
- Giải thích và bình luận:
+ Di sản văn hoá (bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể) là sản phẩm

tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ
khác.
+ Di sản văn hoá được coi là tài sản có giá trị giáo dục truyền thống, giáo dục nhân cách
cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, giới trẻ hiện nay số đông có xu hướng ưa chuộng những hình thức nghệ
thuật mới, hiện đại, ít quan tâm tìm hiểu cái hay, cái đẹp của nghệ thuật dân tộc cũng như tìm hiểu
giá trị của các di sản văn hoá khác. Bởi vậy, nếu nhận thức về giá trị di sản cũng như ý thức bảo
vệ di sản của thế hệ trẻ không được nâng cao thì có thể trở thành một nguy cơ tiềm ẩn trong việc
giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
-

Xác định trách nhiệm của thế hệ trẻ:
3


+ Dành nhiều thời gian tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao hiểu biết về các tri thức văn hoá nói
chung và di sản văn hoá dân tộc nói riêng.
+ Sẵn sàng là những tình nguyện viên, tuyên truyền, phổ biến những kiến thức về di sản văn hoá
cho thanh niên, từ đó khơi dậy và nhân lên niềm đam mê, ý thức bảo vệ di sản trong thế hệ trẻ.
+ Hăng hái đi đầu tham gia các phong trào quảng bá những nét đẹp văn hoá của địa phương,
đóng góp sức lực để gìn giữ, bảo tồn, xây dựng và phát triển các di sản văn hoá của quê hương
mình, đất nước mình.
+ Tuyên truyền để người dân có những hiểu biết đúng đắn về giá trị của các di sản văn hoá,
chống những hiện tượng xâm hại các di tích lịch sử văn hoá, các hiện tượng thương mại hoá trong
các lễ hội, nạn trộm cắp, buôn bán cổ vật…
Bài học nhận thức và hành động: Cần tích cực tìm hiểu để trang bị cho mình những nhận
thức đúng đắn, xác định rõ trách nhiệm để sẵn sàng góp sức mình vào việc bảo vệ các di sản văn
hoá.
Câu 2 : ( 4,0điểm )
a. Mở bài (0.5đ) : Kim Lân và Tô Hoài là những cây bút truyện ngắn nổi tiếng trong nền văn xuôi
Việt Nam hiện đại. Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ là hai truyện ngắn có giá trị nhân đạo sâu sắc

nhưng tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn trong từng tác phẩm vẫn có những nét riêng.
b. Thân bài: (3.0đ)
* Giống nhau: đều thể hiện sự cảm thông sâu sắc trước số phận của người nông dân trong xã hội
cũ , đều tố cáo, lên án các thế lực tàn bạo đã gây ra bi kịch cho con người và sự trân trọng vẻ đẹp
phẩm chất của người lao động.
* Khác nhau:
- Ở truyện ngắn “ Vợ nhặt”:
+ Đặt nhân vật vào một tình huống đặc biệt , tác giả bày tỏ sự cảm thương trước số phận bi thảm
của người nông dân bị nạn đói dồn đẩy đến bước đường cùng , giá trị con người trở nên rẻ mạt
(HS phân tích quang cảnh xóm ngụ cư ngày đói, hình ảnh người đàn bà vợ nhặt…)
+ Tố cáo tội ác của bọn thực dân , phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp.
+ Phát hiện và ngợi ca khát vọng sống , khát vọng hạnh phúc , tình cảm cưu mang đùm bọc lẫn
nhau giữa những người cùng chung cảnh ngộ và niềm tin hướng về tương lai của họ ( hành động
táo tợn, liều lĩnh của thị; hành động và tâm trạng của Tràng khi gặp thị, mời thị ăn và đưa thị về ,
suy nghĩ của bà cụ Tứ, của dân xóm ngụ cư trước hạnh phúc của Tràng…)
- Ở truyện “ Vợ chồng A Phủ”:
+ Nhà văn cảm thông trước số phận bi thảm của người lao động vùng cao Tây Bắc , đặc biệt là
thân phận người phụ nữ dưới ách áp bức bóc lột của bọn chúa đất phong kiến.( thân phận và cảnh
ngộ của Mị khi về làm dâu nhà thống lý Pa Tra, số phận của A Phủ…)

4


+ Tố cáo , lên án tội ác của giai cấp phong kiến thống trị ( điển hình là cha con thống lý Pá Tra:
bắt trả lãi cắt cổ, bắt người gạt nợ, trói người dã man, xử kiện không cho thanh minh).
+ Trân trọng khát vọng tự do , tinh thần đấu tranh phản kháng của quần chúng bị áp bức (tâm
trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân , khi cắt dây trói cứu A Phủ…)
c- Kết bài: (0.5đ)Đánh giá vấn đề: đóng góp riêng của mỗi nhà văn đã góp phần làm phong phú ,
mới mẻ cho truyền thống nhân đạo của văn học dân tộc ( đặc biệt là ở cái nhìn đầy lạc quan tin
tưởng vào tương lai), tạo nên diện mạo mới cho văn xuôi giai đoạn 1945 – 1975 .


5



×